1
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hợp tác về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(CARD)
027/05VIE
Ảnh hưởng của mật độ nuôi thả đến sinh trưởng, tỷ lệ
sống và năng suất của 2 cỡ ngao giống Meretrix lyrata
nuôi ở các vùng bãi triều và các lưu ý trong việc sản
xuất giống ngao spat
Như Văn Cẩn
(*)(1)
, Chu Chí Thiết
(1)
and Martin S Kumar
(2)
(1) Phân Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC)
(2) Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Úc (SARDI), Australia
Báo cáo tham gia hội thảo “Better Aquaculture Practices”
Nha Trang, 7/2009
2
Tóm tắt
Bài báo này chủ yếu tập trung vào việc xác định mức độ ảnh hưởng của mật độ nuôi
thả ngao trong nuôi thương phẩm. Nó cũng cung cấp thong tin một cách tóm tắt về việc
sản xuất giống ngao cỡ spat, một trong những kết quả đạt được góp phần hướng tới thực
hành nuôi trồng thuỷ sản tốt.
Thí nghiệm với 3 lần lặp lại, được bố trí trong các ô thí nghiệm có thể tích 50 m
2
,
ngẫu nhiên ở các vùng bãi triều để đánh giá ảnh hưởng của mật độ thả đến sự sinh
trưởng, tỷ lệ sống và năng suất ngao Meretrix lyrata (Sowerby, 1851). Hai cỡ ngao giống
kích thước (chiều cao vỏ) là 1.0±0.2 và 1.7±0.1 cm được thả lần lượt với mật độ 0,05;
0,1; 0,2; 0,3 kg.m
-2
và 0,34; 0,68; 1,36; 2,03 kg.m
-2
, được đặt tên theo thứ tự các công
thức: T1, T2, T3, T4 và T5, T6, T7, T8. Kết quả chỉ ra rằng mật độ nuôi không ảnh
hưởng tới tỷ lệ thịt ngao. Ngao giàu thành phần các axít béo không no, đặc biệt là axít
docosahexaenoic, nhưng ở các tỷ lệ khác nhau. Ngược lại, mật độ ảnh lưởng lớn tới sự
sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao, trong đó với mật độ nuôi thấp cho tốc độ tăng trưởng
(SGR) và tỷ lệ sống cao hơn. Do đó, mặc dù sản lượng cuối cùng tăng rõ rệt thì tăng mật
độ thả vẫn làm giảm sinh khối thu được. Tuy nhiên, SGR và tỷ lệ sống của ngao trong
các công thức T1, T2 và T3 khác nhau không có ý nghĩa, điều này giải thích cho việc thu
được lợi nhuận cao nhất và qua mức đầu tư ở công thức 3. Do đó, để tối đa hóa lợi nhuận
trong nuôi ngao thì mật độ thả được khuyến cáo là 0,2 kg.m
2
.
Việc xây dựng các trại sản xuất giống thong qua sự phát triển công nghệ sản xuất
giống là mục tiêu quan trọng của dự án VIE 027/05. Nuôi ngao thương phẩm trong ao
cũng là một mục tiêu của dự án. Sản xuất nhân tạo ngao giống spat sẽ góp phần vào việc
giảm áp lực khai thác con giống từ tự nhiên. Điều này đóng một vai trò quan trọng của
dự án nhằm hướng tới thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt.
3
Ảnh hưởng của mật độ nuôi thả đến sinh trưởng, tỷ lệ
sống và năng suất của 2 cỡ ngao giống Meretrix lyrata
nuôi ở các vùng bãi triều.
Giới thiệu
Trong 2 thập kỷ vừa qua, sản lượng động vật thân mềm đã tăng một cách đáng kể
(Gibbs, 2004) và đạt tổng sản lượng là 13.25 triệu tấn, chiếm khoảng 23.3% tổng sản
lượng thủy sản thế giới năm 2004 (Tacon và Halwart, 2006). Trong số các loại động vật
thân mềm, thì loài 2 mảnh vỏ không chỉ là sản phẩm hải sản được ưu thích, mà còn mang
lại hiệu quả kinh tế đối với loại hình nuôi sinh thái này. Bên cạnh đó, các loài 2 mảnh vỏ
là một loài ăn lọc nước, vì thế có thể được sử dụng chúng như là một hệ thống lọc sinh
học để cải thiện chất lượng nước (Mazzola and Sara, 2001; Shpigel and Blaylock, 1991;
Shpigel et al., 1997; Shpigel et al., 1993), do đó chúng đóng góp vào phát triển nuôi trồng
thủy sản bền vững.
Ngao thuộc loài 2 mảnh vỏ, nhưng chúng khác những loại khác bởi vì chúng sống ở
đáy. Các nghiên cứu nuôi thương phẩm các loài ngao khác nhau đã được tiến hành
(Cigarrıa và Fernandez, 2000; Shpigel và Spencer, 1996; Zhang và Yan, 2006) và đã sử
dụng ngao là sinh vật cải thiện chất lượng nước (Jara-Jara et al., 1997; Shpigel và
Fridman, 1990). Ở Việt Nam, ngao nước lợ địa phương Meretrix lyrata là một loài nuôi
phổ biến cho nuôi trồng thủy sản ven biển, do chúng là loại hải sản ưa thích ở cả thị
trường trong và ngoài nước. M. lyrata phân bố tự nhiên ở các vùng bãi triều thuộc các bờ
biển phía Nam, được biết đến như “Ngao Bến Tre” bởi vì sản lượng đánh bắt hầu như có
nguồn gốc từ Bến Tre, phía Nam của Việt nam. Gần đây, vì nhu cầu tiêu thụ ngao tăng
cao, M. lyrata đã đang được nuôi và mở rộng đến các tỉnh phía Bắc như Nam định,
Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, sản lượng ngao vẫn chưa ổn định và khó dự
đoán do thiếu năng lực quản lý, các thông tin kỹ thuật về nuôi ngao vẫn còn hạn chế. Do
đó, nghiên cứu để thiết lập các quy trình nuôi chuẩn để nâng cao sản lượng và lợi nhuận
trong nuôi ngao là cần thiết.
Trong số các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và sản lượng thì thức ăn và phương
thức ăn là một trong các yếu tố quan trọng. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ
ăn sạch thức ăn có ảnh hưởng tỷ lệ thuận tới kích thước cơ thể và trong một phạm vi tập
trung thức ăn thì nền đáy (Zhuang và Wang, 2004), độ mặn và nhịp điệu có ảnh hưởng
tới phương thức ăn của ngao (Zhuang, 2006). Để tối đa hóa sản lượng và lợi nhuận,
Zhang và Yan (2006) đã mô tả một phương pháp nuôi 3 giai đoạn cho trang trại nuôi
ngao Manila ở Trung quốc. Trong phương pháp này, giống được sản xuất nhân tạo trong
trại sản xuất và nuôi qua mùa đông. Giai đoạn nuôi lớn được bố trí ở vùng bãi triều với
mật độ, kich cỡ giống và nền đáy phù hợp. Ở các vùng bãi triều phụ thuộc vào thức ăn tự
4
nhiên, khó kiểm soát và hay thay đổi, thì mật độ nuôi trở thành yếu tố quan trọng để tăng
sự sinh trưởng và sản lượng của ngao. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá ảnh
hưởng của mật độ thả giống của 2 cỡ ngao M. lyrata khác nhau đến sự sinh trưởng và tỷ
lệ sống để nâng cao sản lượng và lợi nhuận trong nuôi ngao. Các yếu tố khác trong hệ
thông nuôi không bị thay đổi vì h
ệ thống nuôi là một hệ sinh thái tự nhiên giống như điều
kiện đánh bắt ở ngoài tự nhiên.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố ở các vùng bãi triều thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Thí nghiệm bao gồm 8 công thức với 3 lần lặp lại và được bố trí ở 24 ô, diện tích mỗi
ô 50 m
2
. Ngao giống nhỏ với kích cỡ 1.0±0.2 cm được rải ở 4 mật độ khác: 0.05, 0.10,
0.20 và 0.30 kg.m
-2
và theo thứ tự là các công thức T1, T2, T3 và T4. Ngao giống với
kích cỡ lớn hơn 1.7±0.1 cm được nuôi ở 4 mật độ khác nhau 0.34, 0.68, 1.36 và 2.03
kg.m
2
, theo thứ tự là các công thức T5, T6, T7 và T8. Thí nghiệm được thực hiện trong
thời gian165 ngày.
Các yếu tố như nhiệt độ (nhiệt kế), DO, pH và độ đục (đĩa sechi), độ muối (khúc xạ
kế) của nước trong các ô thí nghiệm được đo hàng ngày ở 3 điểm thí nghiệm khác nhau
trong cùng một khu vực thí nghiệm.
Sự tăng trưởng của ngao, được thể hiện bằng trung bình cao của vỏ (cm) và trọng
lượng tươi trung bình (g), được đo 2 tuần một lần bằng cách lấy ngẫu nhiên 30 con ngao.
Tỷ lệ tăng trưởng (SGR) được tính toán dựa theo công thức của Jara-Jara et al., (1997).
SGR(%.ngày
-1
) = 100*(LnW
f
-LnW
i
)/t
Trong đó: W
i
and W
f
theo thứ tự là trọng lượng ban đầu và trong lượng cuối cùng, t là
số lượng ngày thí nghiệm.
Sự thay đổi kích cỡ của ngao được đánh giá theo Wang et al. (1998) trong đó hệ số
tương quan trung bình (CV) của 3 lần lặp lại được sử dụng để kiểm tra sự khác nhau giữa
các cá thể ngao ở mỗi công thức: CV(%)=100*SD/M, trong đó M là trọng lượng tươi
trung bình, SD là độ lệch chuẩn của ngao ở mỗi công thức
Tỷ l
ệ thịt (% trọng lượng thịt trên tổng trọng lượng tươi) của ngao được tính bằng
cách tách riêng ngẫu nhiên trọng lượng thịt của 20 con ngao. Sử dụng khăn giấy để loại
bỏ nước.
Kết thúc thí nghiệm, lấy mẫu ngao ngẫu nhiên và được bảo quản trong dung dịch nitơ
(YDS-3, -196%) để phân tích axít béo. Hàm lượng axít béo (mg.g
-1
trọng lượng khô)
được triết xuất bằng cách đặt mẫu ngao trong ống thí nghiêm 35 mL có nút Teflon, sau
đó thêm 5 mL hỗn hợp methanol/toluene (3:2 v/v) và thêm chính xác 0.1 mL dung dịch
tiêu chuẩn có chứa 4.78 mg.mL
-1
20:2(n-6) axít béo hòa tan trong iso-octane. Sau đó
thêm hỗn hợp acetylchloride/methanol (1:20 v/v) đã chuẩn bị cho mỗi lần phân tích như
5
là hóa chất este. Ống thí nghiệm chứa đầy khí nitơ và được đậy chặt trước khi khuấy đều
và đun cách thủy ở nhiệt độ 100
o
C. Sau 1 giờ, để cho ống thí nghiệm nguội, thêm vào 5
mL nước cất và 5 mL hexane và sau đó tiến hành ly tâm mẫu. Hỗn hợp hexane được làm
khô bằng cách lọc qua natri sulphate khan rất nhanh và các FAME được hòa tan trong 0.5
mL iso octane và chuyển sang lọ thủy tinh nhỏ để đưa vào Finnigan Trace GC untra bằng
ống dẫn BP-70 (50m x 0.32mm x 0.25µm)
Số liệu của các công thức được kiểm tra về sự khác nhau bằng Turky test trong phân
tích một nhân tố ANOVA để so sánh các trung bình ở mức ý nghĩa p < 0.05. Các số liệu
được thể hiện bằng TB ± SD (độ lệch chuẩn) và phân tích thống kê được tính toán bằng
cách sử dụng phần mềm GraphPad Prism 4.0 và Microsoft Office EXCEL cho Window
Kết quả và thảo luận
Điều kiện môi trường của thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ở các vùng bãi triều gần cửa sông nơi mà ngao được nuôi
nhiều trong những năm gần đây. Các yếu tố môi trường như DO, nhiệt độ, pH và độ măn
(Bảng 1) nằm trong điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của ngao. Sự biến đổi nồng độ
muối cao là đặc trưng cho các vùng sinh thái cửa sông. Nhiệt độ trung bình là từ
23.59±2.40
o
C, nhiệt độ này thấp hơn so với nhiệt độ nước bình thường ở miền Nam, Việt
nam, nơi mà M. lyrata phân bố tự nhiên. Điều này có nghĩa là ngao không bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố đó, vẫn tăng trưởng tốt và tỷ lê sống bình thường. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp
có thể ảnh hưởng tới sinh trưởng, và sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của M. lyrata có thể
không cao như là M. lyrata nuôi ở miền Nam. Soudanta et al. (2004) đã mô tả, ngao
Manila được thí nghiệm ở 4 địa điểm nuôi với các đặc điểm sinh thái khác nhau, nhận
thấy các điều kiện môi trường đã ảnh hưởng tới các yếu tố sinh lý và miễn dịch học.
Sự tăng trưởng
Sự tăng trưởng của cả 2 cỡ giống ngao M. lyrata ở các mật độ nuôi khác nhau được
th
ể hiện bằng tỷ lệ tăng trưởng SGR, trong lượng vỏ cuối cùng và trọng lượng tươi cuối
cùng cũng như sự khác nhau về kích cỡ được tổng hợp trong Bảng 2 và 3.
Đối với nhóm cỡ giống nhỏ, không có sự khác nhau về tỷ lệ tằng trưởng SGR và
trong lượng cuối cùng giữa các công thức T1, T2 và T3 (Bảng 2), điều này chỉ ra rằng
mật độ nuôi dưới 0.2 kg.m
-2
không ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của ngao. Kích cỡ cuối
cùng của ngao M. lyrata khác nhau nhiều ở công thức có mật độ thấp (T1) và mật độ cao
(T4) so với các công thức có mật độ trung bình (T3 và T4). Sản lượng thịt được thể hiện
bằng tỷ lệ phần trăm lượng thịt trên tổng trong lượng ngao, yếu tố này được xem như là
phần quan trọng nhất của ngao và không khác nhau có ý nghĩa (p > 0.05) giữa các công
thức.
Sự tăng trưởng của ngao M. lyrata ở cỡ giống 1.7 cm giảm khi mật độ nuôi tăng
(Bảng 3). Ở mật độ nuôi cao (T7 và T8), tỷ lệ tăng trưởng SGR là thấp và khác nhau
6
không có ý nghĩa. Kích thước và trọng lượng cuối cùng của ngao ở công thức T8 thấp
hơn có ý nghĩa so với các công thức khác. Tuy nhiên, mật độ nuôi khác nhau không ảnh
hưởng đến sự biện đổi về kích cỡ của ngao.
Nhìn chung, ở giai đoạn nhỏ, các loài động vật có tỷ lệ tăng trưởng tốt hơn. Trong
trường hợp của ngao, với cùng một mật độ, ngao giống cỡ nhỏ (1.0 cm) sinh trưởng tốt
hơn ngao giống cỡ lớn (1.7 cm). Ở các vùng bãi triều, điều kiện môi trường và thức ăn tự
nhiên không được kiểm soát và hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Sự thay đổi thủy triều,
sóng tạo ra nguồn tảo sẵn có và các vật chất hữu cơ làm thức ăn cho ngao. Tuy nhiên, vì
ngao là loài ăn lọc và sống thụ động ở đáy, nên khi trọng lượng của ngao tăng đến một
mức độ nhất định, nguồn thức ăn tự nhiên sẽ không đủ cung cấp cho sự tăng trưởng. Hơn
thế nữa, ở các công thức có cùng một cỡ giống, việc tăng về trọng lượng dẫn tới tăng sự
canh tranh của các yếu tố môi trường khác như môi trường sống, DO và tăng quá trình
thải các chất thải tích tụ như phân, những yếu tố này cản trở sự sinh trưởng của ngao
(Yan et al., 2006). Đồng thời thí nghiệm ở cùng một điều kiện nhiệt độ, thì tỷ lệ làm sạch
thức ăn và tỷ lệ tiêu hóa tăng theo cấp số mũ so với việc tăng kích cỡ (Zhuang and Wang,
2004). Kết quả tăng trưởng (Bảng 3) chỉ ra rằng ở mật độ nuôi cao (hơn 0.3 kg.m
-2
), thì
sự tăng trưởng của ngao có thể bị cản trở và tỷ lệ tăng trưởng giảm theo sự tăng của trọng
lượng. Cần chú ý rằng mùa đông, nhiệt độ thường thấp, không thích hợp cho sự tăng
trưởng của M. lyrata, một loài ngao nhiệt đới.
Tỷ lệ sống
Tổng trọng lượng giống thả ảnh hưởng tới tỷ lệ sống ở cả hai cỡ ngao giống. Tỷ lệ
sống đạt cao ở công thức có trọng lượng thả giống nuôi thấp (T1) và gần như giống nhau
ở các công thức T2 và T3. Tỷ lệ sống ở công thức T1 khác nhau có ý nghĩa (p < 0.05) so
với công thức 4 (Đồ thị 1). Ở nhóm với cỡ giống lớn, tỷ lệ sống của ngao ở công thức T5
là cao nhất, tiếp theo là công thức T6. Tỷ lệ sống ở công thức T7 và T8 là rất thấp và
khác nhau không có ý nghĩa (Đồ thị 2). Mặt khác, kết quả trong đồ thị 1 và 2 chỉ ra rằng
tỷ lệ sống của ngao không chi bị ảnh hưởng khối lượng thả giống mà còn bị ảnh hưởng
bởi mật độ thả giống. Điều kiện môi trường và nguồi thức ăn sẵn có được xem như là
những lý do chính cho sự ảnh hưởng của khối lượng th
ả giống lên tỷ lệ sống.
Kích cỡ giống thả được nhận thấy là có ảnh hưởng tới sự sống sót của ngao Manila,
trong đó, cỡ giống nhỏ thì tỷ lệ chết cao, không chỉ bởi vì do nền đáy hoặc địch hại
(Cigarrıa and Fernandez, 2000), mà bởi vì kích cỡ giống của các loài này khi nuôi ở bãi
triều là nhỏ 1.0 cm (Zhang and Yan, 2006). Trong thí nghiệm của chúng tôi, ở cùng một
mật độ thả giống (0.30 and 0.34 kg.m
-2
), tỷ lệ sống của công thức T4 (1.0 cm) là rất thấp
(55%) so với công thức T5 (1.7 cm) có tỷ lệ sống 90%. Trong cùng một kích cỡ giống 1.7
cm, công thức T7 và T8 có tỷ lệ sống thấp hơn so với công thức T5 và T6, điều này có
nghĩa là các mật độ thả giống là quá cao để ngao phát triển.
7
Sản lượng và chất lượng
Sản lượng của ngao xuất phát từ cả sự tăng trưởng và tỷ lệ sống. Sản lượng ngao tỷ lệ
thuận với mật độ thả giống, mặc dù sự tăng trưởng và tỷ lệ sống bị ảnh hưởng không tốt.
Trong nhóm ngao giống cỡ nhỏ, sản lượng tăng theo sự tăng sinh khối và khác nhau
không có ý nghĩa (p > 0.05) giữa các công thức T1 và T2 hoặc T3 và T4 (Bảng 4). Ngược
lại, tỷ lệ phần trăm tăng sinh khối có xu hướng giảm khi tăng mật độ thả giống. Không có
sự khác nhau giữa các công thức T1 và T4. Thực tế thì việc tăng sinh khối có ảnh hưởng
tiêu cực tới sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ngao.
Ở nhóm ngao giống cỡ lớn (1.7 cm), sản lượng cuối cùng của ngao tăng có ý nghĩa (p
< 0.05) khi tăng trọng lượng thả giống. Ngược lại, tỷ lệ phần trăm tăng sinh khối giảm
khi tăng mật độ thả giống ở các công thức T5, T6 và T7 (Bảng 5). Tuy nhiên, sự khác
nhau không có ý nghĩa (p > 0.05) về tăng sinh khối ở công thức T5 và T6 hay ở các công
thức T7 va T8. Trong cả 2 cỡ ngao giống, việc tăng mật độ thả giống đã ảnh hưởng
không tốt đến sản lượng ngao.
Tỷ lệ sinh khối thu được cao đã khăng định rằng mật độ thả giống là một yếu tố cản
trở đến sự phát triển của ngao. Tuy nhiên, sự tăng về sinh khối cũng nhu sản lượng chỉ ra
rằng lợi nhuận có thể đạt được nếu xác định được mật độ thả giống hợp lý. Do đó hiệu
quả kinh tế là yếu tố cơ bản để tối đa hóa lợi nhuận đầu tư.
Thành phần axít béo
Thành phần axít béo khác nhau ở các công thức có mật độ thả giống khác nhau.
FAME tổng số biến đổi từ 134.4 đến 193.7 mg.g-1 trọng lượng khô (Bảng 6). Tuy nhiên,
hoàm lượng HUFA cao, đặc biệt là DHA (29.00 - 62.77 mg.g-1 trọng lượng khô) chỉ ra
giá trị của ngao là một sản phẩm thủy sản. Tỷ lệ axít béo khác nhau của ngao có thể liên
quan đến sự phát triển buồng trứng và/hoặc giai đoạn sinh trưởng tích lũy axít béo. Kết
quả của chúng tôi đã xác định sự khác nhau về hàm lượng axít béo của ngao Ruditapes
decussates ương trong nước biển và nước thải từ trang trại nuôi cá ở Galicia (Jara-Jara et
al., 1997). Sự khác nhau về thành phần axít béo và các yếu tố ảnh hưởng đến nó cần được
nghiên cứu hơn nữa.
Đánh giá hiệu quả kinh tế
Ước tính lợi nhuận kinh tế trong nuôi ngao ở bãi triều được chỉ ra ở Bảng 7. Lợi
nhuận thực được tính toán dựa trên tổng chi phí và tổng thu nhập và giá của ngao.
Chi phí chính cho nuôi ngao M. lyrata là mua giống. Chi phí cho giống chiếm khoảng
46-81% đối với ngao cỡ nhỏ (1.0 cm) ở 4 công thức (T1, T2, T3 & T4). Các chi phí khác
không đổi. Mạc dù tổng sản lượng tăng khi tăng mật độ thả giống, phân tích kinh tế rõ
rang chỉ ra rằng lợi nhuận thực tế giảm hơn ở mật độ thả giống 2 tấn.ha
-1
(T3). Công thức
T4 với mật độ thả 3 tấn.ha
-1
có sản lượng ít hơn lợi nhuận thực tế so với công thức T3.
Điều này có thể được giải thích là do tỷ lệ chí phí cho viêc mua giống cao trong khi sinh
8
khối đạt được thấp hơn bởi vì sự tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp. Do đó, mật độ nuôi 2
tấn.ha
-1
được khuyến cáo cho nuôi ngao M. lyrata ở cỡ giống 1.0 cm.
Đối với các công thức T5, T6, T7 và T8, chi phí cho giống tăng từ 73.8% đến 92.9%.
Bởi vì giá mua giống cao hơn giá bán ngao sản phẩm, trong khi sinh khối thu được giảm
khi tăng mật độ nuôi, lợi nhuận thực tế bị giảm và thấp hơn so với các công thức ương
ngao với cỡ giống 1 cm. Chúng tôi khuyến cáo rằng ngao giống cỡ 1.7 cm không nên
ương ở mật độ hơn 6.8 tấn.ha
-1
Kết luận
Kết quả của thí nghiệm này chỉ ra rằng M. lyrata tăng trưởng rất tốt ở các vùng bãi
triều ở bờ biển miền Bắc của Việt nam trong mùa đông với nhiệt độ 23.59±2.40
o
C. Mật
độ nuôi ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao. Đối với ngao giống với
chiều dài vỏ 1.7 cm, trong số 4 mật độ nuôi khác nhau 0.34, 0.68, 1.36 and 2,04 kg.m
-2
,
thí mật độ cao hơn thì tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn cũng như tỷ lệ sống thấp hơn, kết quả là
làm giảm lợi nhuận thực, thậm trí cho dù sinh khối cuối cùng tăng lên. Đối với ngao
giống cỡ nhỏ với chiều dài vỏ là 1.0 cm, trong các mật độ nuôi 0.05, 0.1, 0.2 and 0.3
kg.m
-2
, tỷ lệ tăng trưởng tốt hơn ở mật độ nuôi thấp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ sống ở mật độ
nuôi 0.3 kg.m
-2
thấp hơn có ý nghĩa so với các công thức khác. Do đó lợi nhuận thực tế
cao nhất cũng như sự hoàn vốn đạt được ở mật độ nuôi 0.2 kg.m
-2
. Vì thế chúng tôi
khuyến cáo sử dụng mật độ nuôi 0.2 kg.m
-2
để tối đa hóa lợi nhuận trong nuôi ngao.
Chất lượng ngao được thể hiện qua tỷ lệ thịt ngao và giống nhau ở các kích thước và
mật độ nuôi khác nhau. Thêm vào đó, thành phần axít béo của ngao giàu HUFA, đặc biệt
là DHA và EPA và đồng thời khác nhau ở những công thức thí nghiệm khác nhau. Điều
này có lẽ liên quan tới nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có hoặc ở những giai đoạn phát triển
khác nhau của giai đoạn thành thục và nghiên cứu trên các vấn đề này cần được giải
quyết.
9
Các lưu ý trong việc sản xuất giống ngao spat.
Phát triển công nghệ sản xuất giống
Trước khi triển khai dự án ngao (năm 2005), ngao Bến Tre Meretrix lyrata chỉ giới hạn
được nuôi trên các vùng bãi triều miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Thực tế việc nuôi
bãi triều chủ yếu dựa vào con giống tự nhiên; bởi vì không có trại sản xuất giống ngao
nào ở Việt Nam trong thời điểm này. Công nghệ sản xuất giống ngao (sản xuất giống
thương mại) ch
ưa được phát triển Việt Nam. Việc thiếu con giống là một trở ngại chính
trong việc phát triển nghề nuôi ngao ở Việt Nam. Chi phí chính của nghề nuôi ngao là
con giống. Một trong những mục tiêu chính của dự án này là phát triển công nghệ sản
xuất giống ngao và xây dựng tài liệu về quy trình sản xuất giống ngao thương mại.
Nghiên cứu thành công đã được tiến hành tại trại sản xuất giống hải sản của ARSINC
ở Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, xác định được điều kiện thích hợp, đặc biệt là nhiệt độ và chất
lượng nước (ngưỡng độ mặn), nhu cầu thức ăn, mật độ phù hợp của ấu trùng trong ương
nuôi giai đoạn bơi tự do và chuyển giai đoạn sống đáy. Các thiết bị, cơ sở vật chất cho
việc thanh công trong sản xuất và ương con giống cũng đã được xác định.
Dựa vào các nhân tố đã thử nghiệm thì độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng
ảnh hưởng tới tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ngao. Kết quả chỉ ra rằng ấu trùng
ngao có thể chịu đựng được độ mặn trong khoảng từ 10ppt đến 30ppt. Ở độ mặn 35ppt,
tất cả ấu trùng bị chết trong ngày thứ 6 sau khi nở. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của
ấu trùng ương ở thí nghiệm độ mặn 20ppt và 25ppt cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
và chúng đạt đến giai đoạn biến thái (chuyển sang sống đáy) nhanh hơn (ngày thứ 8 sau
khi nở) so với chúng ở các thí nghiệm độ mặn khác. Ở các độ mặn khác như 10ppt, 15ppt
và 30ppt, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống sai khác không có ý nghĩa thống kê. Nghiên
cứu của chúng tôi chỉ ra rằng độ mặn 20ppt và 25ppt là phù hợp cho sự phát triển của ấu
trùng ngao.
Việc xây mới trại ngao giống đã được tiến hành, tập trung vào 6 tháng cuối của dự án.
Trong khuôn khổ mục tiêu dự án, ngoài trại sản xuất giống thuộc ARSINC có thêm ít
nhất 2 trại giống khác đã được hình thành và sản xuất hơn 6,5 triệu ngao spat như đã
được nêu trong kết quả của dự án trong năm 2007. Dự án VIE 027/05 đã phát triển theo
các định hướ
ng chính về công nghệ dưới đây.
• Cấu trúc và thiết kế trại sản xuất giống
• Lựa chọn và nuôi vỗ ngao bố mẹ
• Các nhu cầu thức ăn bao gồm sản xuất thức ăn sống
• Các công nghệ sinh sản và kích thích sinh sản
• Quản lý ương nuôi ấu trùng bơi tự do và sống đáy
• Quản lý trại sản xuất
Sự xây dựng trại sản xuất giống thương mại
Sau 2 năm triển khai, sự thành công trong các thí nghiệm nghiên cứu về sản xuất giống
ngao đã mở ra triển vọng việc sản xuất đại trà ngao giống spat. Tiêu chuẩn chủ yếu được
xem xét để lựa chọn và xây dựng một trại sản xuất ngao giống là: sự phù hợp nề vị trí trại
10
giống và các nhu cầu về nguồn lực trong việc vận hành trại giống. Các yếu tố quan trọng
dưới đây được xem xét để lựa chọn vị trí và xây dựng trại sản xuất giống.
• Nguồn nước và việc kiểm soát chất lượng nguồn nước
• Cơ sở hạ tầng thiết bị để sản xuất đại trà ít nhất cho 3 loài tảo biển đơn bào
• Thiết bị và diện tích đủ cho việc nuôi vỗ và kích thích sinh sản ngao bố mẹ
• Trang thiết bị cho ương ấu trùng bơi tự do và ấu trùng sống đáy
• Thiết bị và diện tích phù hợn cho ương nuôi con giống spat
Một hội thảo đã được tổ chức tại Nghệ An ngày 23 và 24 tháng 9 năm 2007 nhằm
giới thiệu kết quả của việc nuôi ngao. Các thanh viên tham gia từ 6 tỉnh vùng Bắc Trung
Bộ đã bày tỏ quan tâm của họ về công nghệ sản xuất ngao giống nhân tạo, là một nhu cầu
cao về con giống cho nuôi trồng.
Một mô hình trại sản xuất giống ngao (M. lyrata) spat đã được xây dựng tại Phân viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ (ARSINC) với đầy đủ trang thiết bị và
cơ cở hạ tầng đầy đủ. Một vài mẻ sản xuất ngao giống spat đã thanh công bằng việc sử
dụng các thiết bị này. Trại giống này được sử dụng cho cả hai mục địch là sản xuất đại trà
và nghiên cứu phát triển.
Một trại giống ở Thanh Hoá (một trong tỉnh được lựa chọn cho dự án) đã được xây
dựng dựa trên việc nâng cấp các trang thiết bị phù hợp đề sản xuất giống đại trà ngao M.
lyrata spat. Việc sản xuất ngao giống ở trại này cũng đang được bắt đầu triển khai.
Nằm trong một phần hoạt động của dự án, ARSINC đã liên kết với một vài trại sản
xuất giống tư nhân ở Thanh Hoá, Hồ Chí Minh và Ninh Bình để trình diễn sản xuất ngao
giống. Việc liên kết không những chỉ sản xuất mà còn được ARSINC/SARDI chuyển
giao công nghệ sản xuất ngao giống tới các địa phương này. Các trại giống này và trại
giống của ARSINC sẽ cung cấp ngao giống cho các mô hình trình diễn. Việc việc gia
tăng về công suất thì nhu cầu về ngao giống sẽ được đáp ứng một phần.
Thêm nữa, theo yêu cầu của một số địa phương đối với công nghệ sản xuất giống
ngao do nhu cầu cao từ cộng đồng nuôi, trung tâm Khuyến Nông Khuyến Ngư Quốc Gia
đã cam kết hỗ trợ sản xuấ
t giống ngao tại Thanh Hoá và Huế.
Kết luận
Sự phát triển công nghệ sản xuất giống ngao nhân tạo và xây dựng các trại sản xuất
giống đại trà là các mục tiêu quan trọng đối với kết quả mà dự án VIE 027/05 đạt được.
Việc sản xuất ngao giống trong ao là một mục tiêu quan trọng khác cần phải đạt. Sản xuất
nhân tạo ngao giống spat sẽ góp phần giảm áp lực lên việc khai thác nguồn giống từ tự
nhiên. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của dự án đối với việc thực hành
nuôi trồng thuỷ sản tốt hơn.
11
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này là một phần của dự án hợp tác VIE 027/05 “Phát triển nghề nuôi
ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền
Trung Việt Nam” giữa Phân Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ
(ARSINC) và Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Úc (SARDI), Australia. Dự án được
AusAIDs tài trợ thông qua chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Tài liệu tham khảo
Cigarrıa, J., Fernandez, J.M., 2000. Management of Manila clam beds I. Influence of seed
size, type of substratum and protection on initial mortality. Aquaculture 182, 173-
182.
Gibbs, M.T., 2004. Interactions between bivalve shellfish farms and fishery resources.
Aquaculture 240, 267-296.
Jara-Jara, R., Pazos, A.J., Abad, M., Garcia-Martin, L.O., Sanchez, J.L., 1997. Growth of
clam seed (Ruditapes decussatus) reared in the wastewater effluent from a fish
farm in Galicia (N. W. Spain). Aquaculture 158, 247-262.
Mazzola, A., Sara, G., 2001. The effect of fish farming organic waste on food availability
for bivalve molluscs (Gaeta Gulf, Central Tyrrhenian, MED): stable carbon
isotopic analysis. Aquaculture 192, 361-379.
Shpigel, M., Fridman, R., 1990. Propagation of the Manila clam (Tapes semidecussatus)
in the effluent of fish aquaculture ponds in Eilat, Israel. Aquaculture 90, 113-122.
Shpigel, M., Blaylock, R.A., 1991. The Pacific oyster Crassostrea gigas as a biological
filter for a marine fish aquaculture pond. Aquaculture 92, 187-197.
Shpigel, M., Spencer, B., 1996. Performance of diploid and triploid Manila clams (Tapes
philippinarum, Adams and Reeve) at various levels of tidal exposure in the UK
and in water from fish ponds at Eilat, Israel. Aquaculture 141, 159-171.
Shpigel, M., Gasith, A., Kimmel, E., 1997. A biomechanical filter for treating fish-pond
effluents. Aquaculture 152, 103-117.
Shpigel, M., Neori, A., Popper, D.M., Gordin, H., 1993. A proposed model for
"environmentally clean" land-based culture of fish, bivalves and seaweeds.
Aquaculture 17, 115-128.
Soudanta, P., Paillarda, C., Choqueta, G., Lamberta, C., H.I. Reidb, Marhica, A.,
Donaghya, L., Birkbeck, T.H., 2004. Impact of season and rearing site on the
12
physiological and immunological parameters of the Manila clam Venerupis
(=Tapes, =Ruditapes) philippinarum. Aquaculture 229, 401-418.
Tacon, A.G.J., Halwart, M., 2006. Cage culture: a global overview, Second International
Symposium on Cage Aquaculture in Asia, Hangzhau, P. R. China.
Wang, N., Hayward, R.S., Noltie, D.B., 1998. Effect of feeding frequency on food
consumption, growth, size variation, and feeding pattern of age-0 hybrid sunfish.
Aquaculture 165, 261-267.
Yan, X., Zhang, G., Yang, F., 2006. Effects of diet, stocking density, and environmental
factors on growth, survival, and metamorphosis of Manila clam Ruditapes
philippinarum larvae. Aquaculture 253, 350-358.
Zhang, G., Yan, X., 2006. A new three-phase culture method for Manila clam, Ruditapes
philippinarum, farming in northern China. Aquaculture 258, 452-461.
Zhuang, S., 2006. The influence of salinity, diurnal rhythm and daylength on feeding
behavior in Meretrix meretrix Linnaeus. Aquaculture 252, 584-590.
Zhuang, S.H., Wang, Z.Q., 2004. Influence of size, habitat and food concentration on the
feeding ecology of the bivalve, Meretrix meretrix Linnaeus. Aquaculture 241,
689-699.
13
Phụ lục
- Các bảng biểu
Bảng 1. Điều kiện môi trường ở các địa điểm thí nghiệm
Yếu tố DO (ppm) Nhiệt độ (
o
C) pH Độ muối
(ppt)
Độ đục
(cm)
TB±SD 6.25±0.42 23.59±2.40 25.65±2.84 9.05±3.13
Lớn nhất 7.66 31.00 8.99 31.00 20.00
Nhỏ nhất 5.50 19.50 7.21 20.00 5.00
Bảng 2. Sự tăng trưởng của ngao ở cỡ giống nuôi là 1.0 cm
Công thức T1 T2 T3 T4
Tỷ lệ tăng trưởng (SGR) 1.25±0.05
a
1.13±0.05
a
1.08±0.10
ab
0.94±0.37
b
Chiều dài cuối cùng (cm) 2.04±0.13
a
2.01±0.09
ab
1.95±0.10
b
1.95±0.11
b
Trọng lượng cuối cùng (g) 5.92±1.08
a
5.76±0.81
ab
5.46±0.76
ab
5.30±0.85
b
% of thịt.tổng trọng lượng 15.87±1.00
a
15.48±2.72
a
15.53±1.02
a
15.15±5.47
a
CV% (trọng lượng) 28.72±2.55
a
23.07±0.24
b
23.73±1.55
b
27.78±2.11
ab
Giá trị (TB±SD) được kèm theo với các chữ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (p <
0.05). T1, T2, T3, T4 là các công thức nuôi ngao ở mật độ 0.05, 0.1, 0.2 và 0.3 kg.m
-2
.
SGR = tỷ lệ tăng trưởng hàng ngày; CV = Hệ số tương quan
14
Bảng 3. Sự tăng trưởng của ngao ở cỡ giống nuôi là 1.7 cm
Công thức T1 T2 T3 T4
Tỷ lệ tăng trưởng (SGR) 0.62±0.04
a
0.46±0.03
b
0.33±0.02
c
0.32±0.02
cd
Chiều dài cuối cùng (cm) 2.36±0.17
ab
2.40±0.10 2.32±0.11
bc
2.27±0.10
c
Trọng lượng cuối cùng (g) 9.24±1.20
a
9.33±0.95
a
8.90±1.12
a
8.21±1.01
b
% of thịt.tổng trọng lượng 14.53±1.89
a
15.78±2.35
a
16.53±0.62
a
15.48±1.31
a
CV% (trọng lượng) 22.3±0.45
a
19.05±5.16
a
18.69±3.36
a
22.73±4.16
a
Giá trị (TB±SD) được kèm theo với các chữ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (p <
0.05). T5, T6, T7 and T8 là các công thức nuôi ngao ở mật độ 0.34, 0.68, 1.36 and 2.06
kg.m
-2
. SGR = tỷ lệ tăng trưởng hàng ngày; CV = Hệ số tương quan
Bảng 4. Sản lượng ngao khi nuôi ở cỡ giống 1.0cm
Công thức T1 T2 T3 T4
Sản lượng cuối cùng (tấn.ha
-1
) 4.14±0.57
a
6.82±0.56
a
12.62±2.16
b
14.84±0.91
b
Sinh khối đạt được (tấn.ha
-1
) 3.62±0.57
a
5.78±0.56
a
10.54±2.16
b
11.72±0.91
b
% sinh khối đạt được 697.1±109.4
a
555.8±53.6
ab
506.9±104.0
ab
375.8±29.3
b
Giá trị (TB±SD) được kèm theo với các chữ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (p <
0.05). T1, T2, T3, T4 là các công thức nuôi ngao ở mật độ 0.05, 0.1, 0.2 và 0.3 kg.m
-2
.
15
Bảng 5. Sản lượng ngao khi nuôi ở cỡ giống 1.7cm
Công thức T1 T2 T3
T4
Sản lượng cuối cùng (tấn.ha
-1
) 9.49±0.68
a
14.46±0.69
b
23.58±0.68
c
34.80±1.00
d
Sinh khối đạt được (tấn.ha
-1
) 6.10±0.68
a
7.68±0.69
a
10.02±0.69
b
14.46±0.99
c
% sinh khối đạt được 180.0±20.0
a
113.3±10.1
b
73.9±5.1
c
71.1±4.8
c
Giá trị (TB±SD) được kèm theo với các chữ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (p <
0.05). T5, T6, T7 và T8 là các công thức nuôi ngao ở mật độ 0.34, 0.68, 1.36 và 2.06
kg.m
-2
.
16
Bảng 6. Thành phần axít béo của ngao nuôi ở các kích cỡ ngao giống khác nhau và mật
độ nuôi khác nhau
Axít béo T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8
14:00 0.58 - - 1.07 - 0.59 2.52 6.35
16:00 44.26 42.67 78.27 21.63 47.07 84.63 33.54 33.94
16:1(n-7) 9.85 - 3.53 7.88 - 0.75 10.94 11.71
17:00 0.19 - - 0.89 - - 1.94 1.22
17:1(n-7) - - - - - - 3.39 7.71
18:00 4.63 15.63 22 23.98 16.82 7.84 10.08 10.72
18:1(n-9) 63.02 39.79 26.83 29.68 49.38 33.41 27.18 31.94
18:1(n-7) - - - 5.31 6.33 - - -
18:2(n-6)t 0.41 8.19 - 1.06 - - 2.35 13.74
18:3(n-3) - - - 0.54 - - 1.1 5.16
20:1(n-9) - 7.83 - 0.52 8.18 - - -
20:4(n-6) 1.11 - 7.72 2.98 5.06 2.72 3.54 8.9
20:4(n-3) - - - 0.31 - - - -
20:5(n-3) 4.45 3.11 - 5.95 6.2 0.97 7.96 3.29
24:00:00 - - - 1.17 - - - -
22:5(n-6) - - - - - - 1.56 -
22:5(n-3) - 3 4.96 1.85 - - 2.46 -
22:6(n-3) 45.78 29 33.62 29.65 27.58 62.77 30.4 30.0
Sum (n-3) 50.23 35.11 38.58 37.76 33.78 63.74 40.82 30.29
Sum (n-6) 0.11 0 7.72 2.98 5.06 2.72 5.1 8.9
Sum HUFA 50.34 35.11 46.3 40.74 38.84 66.46 45.92 42.19
Total FAME 174.3 149.2 176.9 134.4 166.6 193.7 139 166.1
Giá trị = mg.g
-1
trọng lượng khô; T1, T2, T3 và T4 là các công thức nuôi ngao với cỡ
giống 1.0 cm ở các mật độ 0.05, 0.1, 0.2 and 0.3 kg.m
-2
; T5, T6, T7 và T8 là các công
thức nuôi ngao ở cỡ giống 1.7cm với các mật độ 0.34, 0.68, 1.36 và 2.06 kg.m
-2
.
17
Bảng 7. Giá trị kinh tế của 2 cỡ giống ngao khác nhau ở các mật độ nuôi khác nhau
Kích cỡ giống Chiều dài vỏ 1.0 cm Chiều dài vỏ 1.7 cm
Công thức T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8
Mật độ nuôi (tấn.ha
-1
) 0.50 1.00 2.00 3.00 3.40 6.80 13.60 20.40
Sản lượng (tấn.ha
-1
) 4.14 6.82 12.62 14.84 9.49 14.46 23.58 34.80
Đầu tư (* triệu VND.ha
-1
)
Chi phí mua giống (1) 17.50 35.00 70.00 105.00 61.20 122.40 244.80 367.20
Lưới và hàng rào 3.30 3.30 3.30 3.30 3.30 3.30 3.30 3.30
Chi phí lao động 7.20 7.20 7.20 7.20 7.20 7.20 7.20 7.20
Lều để canh 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00 5.00
Thêu đất 4.00 4.00 4.00 4.00 4.00 4.00 4.00 4.00
Chi phí cho thu hoạch
(B*2%)
0.99 1.64 3.03 3.56 2.28 3.47 5.66 8.35
Tổng chi phí (A) 37.99 56.14 92.53 128.06 82.98 145.37 269.96 395.05
Tổng thu (* triệu VND.ha
-1
với giá trung là 12 triệu VND.tấn
-1
cho tất cả ngao thu hoạch)
Tổng thu (B) 49.72 81.82 151.44 178.08 113.90 173.52 282.96 417.60
Lợi nhuận thực (A - B) 11.72 25.68 58.91 50.02 30.93 28.15 13.00 22.55
Tỷ lệ hoàn vốn (%) 30.85 45.75 63.67 39.06 37.27 19.36 4.82 5.71
(1) Giá giống là 0.035 triệu VND.kg
-1
với cỡ 1.0 cm và 0.018 triệu VND.kg
-1
cỡ 1.7 cm
18
- Đồ thị
T1 T2 T3 T4
50
60
70
80
90
100
110
a
ab
ab
b
Clam at stocking size of 1.0 cm
Survival (%)
Đồ thị 1. Tỷ lệ sống của ngao cỡ 1.0 cm nuôi ở các mật độ nuôi khác nhau.
Giá trị (TB±SD) được kèm theo với các chữ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (p <
0.05). T1, T2, T3 và T4 là các công thức nuôi ngao ở mật độ 0,05; 0,1; 0,2 and 0;3kg.m
-2
.
T5 T6 T7 T8
50
60
70
80
90
100
110
a
b
c
c
Clam at stocking size of 1.7 cm
Survival (%)
Đồ thị 2. Tỷ lệ sống của ngao cỡ 1.0 cm nuôi ở các mật độ nuôi khác nhau.
Giá trị (TB±SD) được kèm theo với các chữ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (p <
0.05). T5, T6, T7 và T8 là các công thức nuôi ngao ở mật độ 0.34, 0.68, 1.36 and 2.06
kg.m
-2
.