Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu ôn tập địa chất lịch sử pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.53 KB, 3 trang )

Tài liệu ôn tập địa chất lịch sử

Câu 1: Cấu trúc của Lục địa được cấu tạo từ mấy phần và
đặc điểm của từng phần?
Bài làm
- Lục địa chiếm 1/3 diện tích của TĐ
- Về TPHH của vỏ lục địa gồm: AL,Si, K,Na. Về đá cấu
gồm có đá magma, axit, đá trầm tích, đá biến chất. Dày tb
khoảng 45km, tuổi khoảng 3,8 tỷ năm.
Lục địa được cấu tạo từ 3 phần sau:
a/khiên:
+ Về địa hình tương đối bằng phẳng, thường cao hơn xung
quanh vài chục mét( 20- 30m), bề mặt thể hiện sự xói mòn
mạnh mẽ.
+ Về đá cấu tạo: chủ yếu từ các đá xâm nhập Granit, đá
biến chất cao, hầu như có tuổi tiền cambri, đa phần bị cuốn
hút mạnh mẽ.
+ Khiên là một phần của các lục địa hiện nay, đã từng nằm
trong một đới có hoạt động mạnh mẽ chịu quá trình xâm
thực, xói mòn trong thời gian dài (điều đó chứng tỏ đá cấu
tạo có sự kháng sức và độ bền cao)
+ Trên thế giới có các khiên sau:
 Nam Mỹ có khiên Braxin
 Bắc Mỹ có khiên Canada và Greenland
 Châu âu có khiên Baltic
 Châu á có khiên Siberi, Trung hoa, An độ
b/ tầng phủ hay nền(platlorm)
+ Địa hình khá bằng phẳng, phổ biến cấu tạo địa hào, địa
lũy
+ Cấu tạo: các đá trầm tích (phần trên),bên dưới là một bộ
phận của khiên. Tp của đá trầm tích chủ yếu là cát kết, sét


kết, đá vôi. Tầng phủ là khâu nối giữa hai khiên, có tuổi
trên 1 tỷ năm nhỏ hơn khiên(0,7- 2,5 tỷ năm)
Tầng phủ kết hợp với khiên tạo thành nền (craton)
Nền là một bộ phận của lục địa được cấu tạo bằng đá có
tuổi cổ, có địa hình tương đối bằng phẳng. Về mặt kiến tạo
tương đối ổn định, nếu có hoạt động kiến tạo chủ yếu là hđ
nâng lên, hạ xuống một cách từ từ gọi là hđ tạo núi
c/ Đai núi:
+ Là các dãy núi hẹp, thường phân bố ven lục địa
+ Đá cấu tạo: từ đá trầm tích và magam có tính chất từ
trung tính tới axit, biến chất thể hiện qua sự va chạm giữa
các lục địa và các mảng với nhau
+ Đá cấu tạo bị nén ép hình thành nên các uốn nếp, đứt gãy
gọi là đai núi uốn nếp
+ Hiện nay trên thế giới có hai đai núi vẫn đang hoạt động:
o Đai núi Coocdi e thuộc dãy Andes hình thành trong
đại trung sinh và tân sinh
o Đai núi Hymalaya thuộc dãy Anpơ
Các đai núi cổ hầu như đều kết thúc đột ngột ven rìa các
lục địa Appalachian ở đông nam của Bắc Mỹ, dãy Atlas
của Bắc Mỹ, thiên sơn (TQ), Uran
Câu 2:Sự tiến hóa của khí quyển trong giai đoạn tiền Cambri?
Bài làm
Trong thời kỳ khởi nguyên:
- khí quyển nguyên thủy được tạo thành do các hợp chất khí tạo
nên lớp khí quyển
- thành phần của khí quyển nguyên thủy là khí hydro chiếm
khoảng 90% , hơi nước, khí metan, CO2 và một số các chất khí
khác, hầu như không chưa có oxy và khí nito
Trong archian:

- Trong giai đoạn AR thì thành phần của khí quyển vẫn bao
gồm khí metan, NH3, H2S, HCL, CO2. ngoài ra còn có khí
Nito. Khí CO2 và được hình thành từ quán trình oxy hóa:
H2S
as
H2 +O2
CH
4
+ O2 = CO
2
+H
2
O
NH3 + O2 = N2 + H2O
- Do vậy, trong thành phần khí quyển thì hàm lượng CO2
giảm xuống, còn nito lại tăng lên (cần lưu ý là không có
oxy trong gđ này vì O2 vừa sinh ra trong phản ứng phân
giải nó chỉ tham gia toàn bộ vào các pứ oxy hóa ).
Trong Proteozoi
- Hàm lượng N gần như ổn định trong Proteozoi và gần
giống như ngày nay. Hàm lượng khí CO2 tiếp tục giảm.
- Vào cuối Proteozoi thì hầu hết các khí CO2, NH3, CH4,
HCL đều giảm và gần bằng 0.
Trong giai đoạn này có sự xuất hiện của O2, Cách đây khoảng 2
tỉ năm với bằng chứng là các oxit sắt màu đỏ có tuổi cổ nhất có
tuổi khoảng 2 tỉ năm.

×