Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BIỆN CHỨNG GIỮA LLSX VÀ QHSX doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.88 KB, 4 trang )

BIỆN CHỨNG GIỮA LLSX VÀ QHSX

1. Các khái niệm: PTSX, LLSX, QHSX
- PTSX là cách thức mà XH tiến hành để làm ra của cải vật chất ở một
giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi PTSX gồm 2 mặt: LLSX và QHSX
thống nhất với nhau.
- LLSX: biểu thị mỗi quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong
quá trình sản xuất vật chất nó nói lên trình độ chinh phục tự nhiên của
con người. LLSX gồm 2 mặt: người lao động và tư liệu SX
- Người LĐ là những người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo
nhất định, có tham gia vào quá trình sản xuất vật chất. Người LĐ là
LLSX hàng đầu, đóng vai trò quyết định đối với quá trình SX vật chất.
- Tư liệu SX: là những tư liệu do XH tạo ra và sử dụng để tiến hành
SX vật chất. Nó gồm 2 yếu tố: đối tượng lao động và tư liệu lao động.
+ Đối tượng LĐ là bộ phận của tự nhiên hoặc nhân tạo mà người lao
động tác động lên để tạo ra của cải vật chất.
+ Tư liệu LĐ là những vật dụng được sử dụng tác động lên đối tượng
LĐ, trong đó công cụ LĐ là quan trọng nhất, đó là vật dẫn truyền trực
tiếp tác động của người LĐ lên đối tượng LĐ (công cụ LĐ thô sơ: cày,
cuốc, búa; công cụ là máy móc ).
Công cụ LD được coi là LLSX có tính động nhất, cách mạng nhất
(luôn luôn được cải tiến) và quyết định nhất, vì nó quy định năng suất
lao động XH. Ngoài ra còn có những tư liệu LĐ hỗ trợ khác (nhà kho,
sân phơi, bến, bãi ).
Trong thời đại ngày nay do sự phát triển của cuộc cách mạng KHCN
cho nên chính khoa học cũng đang trở thành một LLSX trực tiếp (không
phải là nhân tố thứ 3): tri thức khoa học đã thâm nhập và trở thành bộ
phận không thể thiếu của từng yếu tố trong LLSX (ngày càng người ta
càng sử dụng đối tượng LĐ nhân tạo, khoa học xã hội cũng tham gia vào
sản xuất: quản lý sản xuất => xuất hiện kinh tế tri thức: sản phẩm làm
ra có giá trị tri thức khoa học từ 70% trở lên. Ví dụ điện thoại di động).


* Quan hệ sản xuất: Là mối quan hệ giữa con người với con người
trong quá trình sản xuất vật chất, đây là một quan hệ kinh tế cơ bản của
XH được hình thành một cách khách quan, độc lập với ý thức của con
người. QHSX gồm 3 mặt:
- QH sở hữu đối với TLSX: QH này nói lên ai là người nắm giữ những
TLSX chủ yếu trong XH (SX nông nghiệp: ai nắm giữ ruộng đất; SX
công nghiệp: công xưởng, nhà máy ai nắm giữ). Trong lịch sử có hai
hình thức sở hữu cơ bản đối với TLSX: sở hữu tư nhân và sở hữu XH
(sở hữu công cộng);
- QH về mặt tổ chức quản lý SX: nói lên vai trò của con người trong
quá trình SX vật chất: vai trò tổ chức quản lý hay là bị tổ chức, bị quản
lý;
- QH về mặt phân phối sản phẩm: nói lên hình thức và quy mô thu
nhận sản phẩm do XH tạo ra. Tùy thuộc chế độ XH thì có hình thức và
quy mô thu nhận sản phẩm khác nhau.
Trong ba mặt trên của QHSX thì QH sở hữu là quyết định nhất, nó quy
định những mặt còn lại.
VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LLSX VÀ QHSX
(Diễn biến của quy luật về sự phù hợp của QHSX đối với trình độ phát
triển của LLSX)
1. Tính chất và trình độ của LLSX: Tính chất của LLSX là tính chất
của LĐ và của quá trình SX. LLSX có thể mang hai tính chất: tính cá
nhân hoặc tính XH: khi LLSX có trình độ thấp kém thì tính chất của nó
là cá nhân bởi vì nó mang tính phân tán, tản mạn. Còn khi LLSX có
trình độ cao đòi hỏi phải có sự hợp tác LĐ của nhiều người thì LLSX
mang tính XH. Xu hướng phát triển của LLSX là có tính XH ngày càng
cao (Xã hội hóa LLSX. Ví dụ để SX một chiếc ô tô thì phải do hàng
nghìn người tham gia sản xuất – mang tính xã hội cao. Tính xã hội đó
mang tính hợp tác lao động)
Trình độ của LLSX là trình độ phát triển của công cụ LĐ, của người

LĐ, của quy mô SX, của trình độ sử dụng khoa học và LLSX có trình
độ ngày càng cao (năng suất LĐ ngày càng cao ).
2. Sự quyết định của LLSX đối với QHSX: LLSX là nội dung,
QHSX là hình thức. Nội dung quyết định hình thức nên LLSX đóng vai
trò quyết định đối với QHSX. Điều đó được thể hiện cụ thể là:
- LLSX nào thì sinh ra QHSX ấy, nên tương ứng với mỗi LLSX ở trình
độ nhất định thì bao giỡ cũng phải có một QHSX phù hợp nhất đối với
nó được hình thành. VD: thời nguyên thủy chỉ là QHSX tập thể, vì công
cụ lao động thô sơ, LLSX chưa phát triển.
- LLSX có xu hướng phát triển liên tục, trong khi QHSX có xu hướng
ổn định ít thay đổi (sự phát triển LLSX là sự cải tiến công cụ LĐ =>
người lao động phải có trình độ nâng lên, ngày cao, quy mô SX ngày
càng mở rộng; QHSX mang tính bền vững). Nên đến một giai đoạn nhất
định nào đó thì LLSX đã phát triển sẽ mâu thuẫn với QHSX cũ lỗi thời
(vì QHSX phát triển không kịp sự phát triển của LLSX). Khi đó đòi hỏi
QHSX cũ phải bị xóa bỏ, QHSX mới sẽ ra đời thay thế để phù hợp với
LLSX đã phát triển. Như vậy sự phát triển của LLSX quyết định sự phát
triển, thay thế nhau của QHSX từ thấp đến cao làm cho lịch sử XH loài
người lần lượt trải qua 5 kiểu QHSX và tương ứng là 5 phương thức SX:
Cộng sản nguyên thủy – nô lệ - phong kiến – TBCN – CSCN.
3. Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX: đây là biểu hiện tác
động trở lại của hình thức lên nội dung với 2 xu hướng chính:
- Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì nó sẽ thúc
đẩy sự phát triển của LLSX.
- Nếu QHSX không phù hợp: tức là nó đã trở nên cũ và lỗi thời hoặc là
nó phát triển không đồng bộ dẫn đến có yếu tố của nó vượt trước so với
LLSX thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX (làm nền SX XH
không phát triển được, dẫn đến khủng hoảng, suy thoái).
Sở dĩ có sự tác động trở lại này là bởi vì QHSX quy định mục đích của
nền SX (SX cho ai, SX làm gì), mục đích này quy định lợi ích của con

người, lợi ích sẽ tác động lên thái độ của người LĐ từ đó tác động lên
toàn bộ LLSX (người LĐ là LLSX chủ yếu).
Ở nước ta hiện nay do tồn tại nhiều khu vực kinh tế khác nhau với
những trình độ của LLSX không đồng đều, điều đó đòi hỏi phải sử dụng
nhiều chế độ sở hữu, nhiều chế độ tổ chức quản lý và nhiều hình thức
phân phối khác nhau, đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.

×