Tiểu luận Triết học Lê Quang Minh
A - Đặt vấn đề
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội là lịch sử phát triển của
những phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp đến cao. Mà lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất la hai mặt của phương thức sản xuất , chúng
tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng,
tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất - quy luật cơ bản nhất của sự vận động phát
triển của xã hội.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là quy luật phổ biến, tác động trong toàn tiến trình lịch sử của
nhân loại.
Sự vận động, phát triển cùa lực lượng sản xuất quyết định và làm thay
đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Ngược lại, quan hệ sản xuất cũng
có tính độc lập tương và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, nó là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại,
khi quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc tiên tiến hơn một cách giả tạo so
với trình độ phát triển củ lực lượng sản xuất sẽ lại kìm hãm sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Do đó, việc giải quyết mâu thẫu giữa quan hệ sản
xuất và lực lượng sản xuất không phải là đơn giản.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây chúng ta đã không
có được sự nhận thức đúng đắn về quy luật của sự phù hợp giữa quan hệ
sản xuất và lực lượng sản xuất. Cơ chế quan liêu, bao cấp đã bóp méo các
yếu tố của quan hệ sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất, kết quả của sự
1
Tiểu luận Triết học Lê Quang Minh
không phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đã làm cho
mâu thẫu giữa chúng trở nên gay gắt. Điều đó khiến cho nền kinh tế Việt
Nam phải ở trong tình trạng khủng hoảng, trì trệ một thời gian dài.
Chính vì vậy, việc đưa nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ, tác
động qua lại lẫn nhau giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có ý
nghĩa vô cùng to lớn, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay.
B - Giải quyết vấn đề
I/Cơ sở lý luận:
1 - Các khái niệm:
a) Lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của một xã hội
nhất định, ở một thời kỳ nhất định. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan
hệ tác động giữa con người với tự nhiên, biểu hiện trình độ sản xuất của
con người và năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra
của cải vật chất.
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động với tri
thức, phương pháp sản xuất, kỹ năng, kỹ xảo và thói quen lao động của họ.
Trong các yếu tố hợp thành lực lượng sản xuất, người lao động là chủ thể
và bao giờ cũng là lực lượng sản xuất cơ bản, quyết định nhất của xã hội.
Ngày nay, khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thì nội
dung khái niệm lực lượng sản xuất được bổ sung, hoàn thiện hơn. Các
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm xuất hiện những khu vực
2
Tiểu luận Triết học Lê Quang Minh
sản xuất mới và làm cho năng suất lao động tăng lên gấp bội. Năng suất
lao động được xem như là tiêu chí quan trọng trọng nhất để đánh giá trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và suy cho cùng cũng là yếu tố quyết
định sự chiến thắng của một trật tự xã hội này đối với một trật tự xã hội
khác.
b) Quan hệ sản xuất:
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá
trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã hội (sản xuất
và tái sản xuất xã hội).
Trong quá trình sản xuất, con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên,
tác động vào giới tự nhiên, mà còn có quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau.
Hơn nữa, chỉ có trong quan hệ tác động lẫn nhau thì con người mới có sự
tác động vào tự nhiên và mới có sản xuất.
Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, biểu hiện mối quan
hệ giữa con người với con người trên ba mặt chủ yếu sau:
- Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ giữa con người
với con người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
- Quan hệ trong tổ chức và quản lý là quan hệ giữa con người với con
người trong việc tổ chức quản lý sản xuất xã hội và trong trao đổi hoạt
động cho nhau.
- Quan hệ phân phối lưu thông là quan hệ giữa con người với con
người trong phân phối và lưu thông sản phẩm xã hội.
Các mặt nói trên của quan hệ sản xuất có mối quan hệ mật thiết, tác
động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất giữ
vai trò quyết định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào chiếm hữu tư liệu
sản xuất thì giai cấp đó là giai cấp thống trị; giai cấp ấy đứng ra tổ chức,
3
Tiểu luận Triết học Lê Quang Minh
quản lý sản xuất và sẽ quyết định tính chất, hình thức phân phối, cũng như
quy mô thu nhập. Ngược lại, giai cấp, tầng lớp nào không có tư liệu sản
xuất thì sẽ là giai cấp, tầng lớp bị thống trị, bị bóc lột vì buộc phải làm thuê
và bị bóc lột dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tuy vậy, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối lưu thông cũng
có tác động trở lại quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất trong tính hiện thực của nó không phải là những quan
hệ ý chí, pháp lý mà là quan hệ kinh tế được biểu diễn thành các phạm trù,
quy luật kinh tế.
Quan hệ sản xuất mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của con người. Sự thay đổi của các kiểu quan hệ sản xuất phụ
thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
c) Phương thức sản xuất:
Phương thức sản xuất là cách thức con người khai thác những của cải
vật chất (tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt) cần thiết cho hoạt động tồn
tại và phát triển của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định của xã
hội loài người.
Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định.
Phương thức sản xuất đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của
đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Sự thay thế kế tiếp nhau
của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã
hội loài người từ thấp đến cao.
Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất và tác động qua lại giữa
lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
4
Tiểu luận Triết học Lê Quang Minh
2 - Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất:
a) Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay
đổi quan hệ sản xuất:
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản
xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách
biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (quy luật cơ bản nhất của sự vận
động, phát triển xã hội).
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay
đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất
mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là
“hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái đó, tất cả
các mặt của quan hệ sản xuất đều “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản
xuất phát triển. Điều đó có nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp
một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất và do đó lực
lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm
cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành “xiềng
xích” của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu
cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay
thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ
phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp
5
Tiểu luận Triết học Lê Quang Minh
tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới
cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất
mới ra đời thay thế.
b) Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát
triển của lực lượng sản xuất:
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản
xuất không hoàn toàn thụ động mà tác động trở lại sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất có thể tác động đến lực lượng sản xuất vì
nó quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người
trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát
triển và ứng dụng khoa học và công nghệ... và do đó tác động đến sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển. Ngược lại quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn một
cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất, thì theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ
sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân
loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên
thuỷ, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ
nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các
quy luật xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất.
6
Tiểu luận Triết học Lê Quang Minh
II/Vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất
và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào quá trình phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta là nền kinh tế đang thực
hiện những cuộc cải biến cách mạng toàn diện và sâu sắc trên mọi lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế đó là việc cải tạo
quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa gắn
liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển mạnh mẽ lực
lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa, từng bước chuyển nền kinh tế nhiều thành
phần, sản xuất nhỏ là chủ yếu lên nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế quá độ, kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo và
cùng với kinh tế hợp tác làm nền tảng cho sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện vai trò
ấy, theo Nghị quyết Đại hội VIII, kinh tế nhà nước phải được tiếp tục đổi
mới và phát triển có hiệu quả, nắm vững những vị trí then chốt, những lĩnh
vực trọng yếu trong nền kinh tế như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ
thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và thương mại,
dịch vụ quan trọng. Các doanh nghiệp nhà nước phải có quy mô vừa và
lớn, phát huy được ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ,
tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
7
Tiểu luận Triết học Lê Quang Minh
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước thể hiện ở chỗ “làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải
quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn , hỗ trợ các thành phần
kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện
chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”.
1 - Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Từ khi hoà bình được lập lại năm 1954, miền Bắc nước ta đã bước vào
thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội với đặc điểm như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói: “Đặc điểm to nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống
nhất, cách mạng dân tộc - dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả
nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta nói rõ hơn thực trạng kinh tế và chính trị
của đất nước: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản,
từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp.
Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề,
những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường
xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc
của nhân dân ta”.
Thời kỳ quá độ là thời kỳ lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên chủ
nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua, ngay cả đối với những nước đã có nền
kinh tế rất phát triển, bởi lẽ, ở các nước này, tuy lực lượng sản xuất đã phát
8
Tiểu luận Triết học Lê Quang Minh
triển cao nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất
mới, xây dựng nền văn hoá mới. Dĩ nhiên, đối với những nước thuộc loại
này, về khách quan có nhiều thuận lợi hơn, thời kỳ quá độ có thể diễn ra
ngắn hơn. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thì lại càng phải trải qua một thời
kỳ quá độ lâu dài.
Theo Củ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta là một thời lỳ lịch sử mà: “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là
phải xây dựng nền tảng vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,…tiến dần
lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá,
khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta
phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà trong đó xây
dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”.
Tuy vậy, sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bằng
sự nỗ lực sáng tạo của quần chúng, các ngành, các cấp, chúng ta đã vượt
qua được khủng hoảng, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng
trong hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế
tăng trưởng nhanh, chính trị ổn định, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng nguồn vốn và công nghệ, phát
huy nội lực đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bộ mặt
kinh tế - xã hội thay da đổi thịt hàng ngày, đời sống nhân dân được cải
thiện rõ rệt.
Trong quá trình đổi mới, một trong những vấn đề tư duy lý luận cốt lõi
thuộc về đường lối là sự chuyển đổi từ nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
9
Tiểu luận Triết học Lê Quang Minh
Đảng và nhà nước ta đã chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài
chính sách: phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ
chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý điều tiết của nhà
nước.
Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, gắn liền với xây dựng quan hệ
sản xuất mới cho phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối.
2 - Những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được:
Trong những năm qua, Đảng và toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu và đạt
được những thành tựu quan trọng:
Một là, kinh tế tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng
bình quân 7 - 8%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Trong
GDP hiện nay, tỷ trọng nông nghiệp là 24,3%, công nghiệp và xây dựng là
36,6%, dịch vụ là 39,1%.
- Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực. Năm
1995, bình quân lương thực là 360 kg/người, năm 2000 đã tăng lên 444kg/
người. Nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản phát triển khá. Giá trị sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,7% (mục tiêu đề ra
là tăng 4,5 - 5%). Đã tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo
(đứng thứ 2 - 3 thế giới), cà phê (đứng thứ 3 thế giới), ngoài ra còn có hồ
tiêu, cao su, và hàng thuỷ sản… .
- Công nghiệp và xây dựng vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt
được nhiều tiến bộ. Nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân
hàng năm là 13,5%. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá: năm
2000 so với năm 1995, công suất điện gấp 1,5 lần, xi măng gấp 2,1 lần,
phân bón gấp trên 3 lần, thép gấp 1,7 lần, mía đường gấp hơn 5 lần … .
10
Tiểu luận Triết học Lê Quang Minh
Một số sản phẩm quan trọng tăng nhanh như dầu thô, điện, than sạch, thép
cán, xi măng, vải các loại, giấy các loại … . Ngành xây dựng có thể đảm
đương việc thi công những công trình quy mô lớn, hiện đại về công nghệ.
Một số vật liệu xây dựng chất lượng cao sản xuất trong nước đạt tiêu
chuẩn châu Âu và khu vực (gạch lát nền, gạch ốp lát …).
- Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển trong điều kiện khó khăn hơn
trước, góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống. Giá
trị các ngành dịch vụ tăng 6,8%/năm. Giá trị doanh thu bưu điện tăng bình
quân hàng năm 11,3%.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng có bước phát triển khá, đáp ứng yêu cầu
trước mắt và tạo được những năng lực gối đầu cho thời kỳ sau. Các công
trình và các trục tuyến giao thông quan trọng được tập trung đầu tư nâng
cấp, bảo đảm giao thông thông suốt trong cả nước. Hệ thống bưu chính
viễn thông được hiện đại hoá về cơ bản. Hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp
và phát triển trên các vùng. Cơ sở vật chất của các ngành giáo dục và đạo
tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, du lịch, thể dục thể thao … đều
được tăng cường đáng kể.
- Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển. Nước ta đã xây dựng quan hệ
thương mại với trên 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng
lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tổng kim
ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm trên 21%, gấp 3 lần mức tăng
GDP. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục gia tăng, đóng góp tích cực vào
phát triển kinh tế - xã hội. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tiếp tục
tăng, góp phần quan trọng phát triển kết cấu hạ tầng.
Hai là văn hoá, xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục
được cải thiện.
11
Tiểu luận Triết học Lê Quang Minh
- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô,
chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất. Năm học 1999 - 2000 so
với 1994 -1995 số học sinh các cấp học, bậc học đều tăng đáng kể, mẫu
giáo tăng 1,2 lần, trung học cơ sở 1,6 lần, trung học phổ thông 2,3 lần, đại
học 3 lần, học nghề 1,8 lần. Đến hết năm 2000, cả 61 (nay là 64) tỉnh,
thành phố đều đã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ;
một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu phổ cập trung học cơ sở. Phong trào học
tập phát triển nhanh, chất lượng giáo dục - đào tạo đã có chuyển biến bước
đầu. Việc xã hội hoá giáo dục - đào tạo đã bước đầu được triển khai và
phát triển.
- Việc làm và đời sống của nhân dân được giải quyết có nhiều kết quả.
Công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai mạnh mẽ, rộng khắp, nhất là
ở các vùng nghèo, xã nghèo, đạt kết quả tốt, được đánh giá là một trong
những nước giảm tỷ lệ đói nghèo tốt nhất. Đời sống dân cư nhiều vùng
được cải thiện rõ rệt.
- Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình; bảo vệ chăm sóc trẻ em,
chăm sóc sức khoẻ nhân dân; chăm sóc người có công, đền ơn đáp nghĩa,
uống nước nhớ nguồn; thể dục thể thao … đã đạt nhiều kết quả tốt.
Những thành tựu đạt đạt được trong những năm qua đã tăng cường sức
mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân
dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng
cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
3 - Những vấn đề còn tồn tại:
Cùng với những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam còn có những nhược điểm:
12