Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIẾN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.59 KB, 4 trang )

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ
PHỔ BIẾN

1. Khái niệm về mối liên hệ:
- Trong lịch sử triết học trước Mác tồn tại những quan điểm đối lập
nhau về mối liên hệ như là sự đối lập giữa quan điểm siêu hình và biện
chứng, giữa quan điểm duy tâm tâm và duy vật. Quan điểm siêu hình coi
thế giới là một tập hợp tình cờ của những sự vật riêng rẽ, biệt lập và tách
rời. Do đó quan điểm này hoặc là không thừa nhận sự liên hệ giữa các sự
vật hiện tượng với nhau hoặc là có thừa nhận sự liên hệ, nhưng lại xem
xét chúng một cách giản đơn, hời hợt bề ngoài, cho nên không thấy được
sự chuyển hóa bên trong giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
- Quan điểm biện chứng cho rằng thế giới là một chỉnh thể thống nhất,
trong đó mọi sự vật hiện tượng đều có sự liên hệ và chuyển hóa lẫn
nhau. Do đó theo quan điểm này thì không có một sự vật hiện tượng nào
lại hoàn toàn cô lập, tách rời mà mọi sự vật hiện tượng đều có sự liên hệ
với nhau. Quan điểm này được đánh giá là sâu sắc, toàn diện khi giải
giải quyết vấn đề nguồn gốc của sự liên hệ thì có sự đối lập giữa quan
điểm duy vật và và duy tâm. Các nhà biện chứng duy tâm coi nguồn gốc
của các mlh là ý niệm, ý niệm tuyệt đối hay là cảm giác chủ quan của
con người
Ngược lại các nhà biện chứng duy vật (Chủ nghĩa Mác) chỉ ra rằng
nguồn gốc của các mlh trong hiện thực là do tính thống nhất vật chất của
thế giới, theo đó thì mọi sự vật hiện tượng đều kà những dạng tồn tại cụ
thể của vật chất, có tính vật chất hay có nguồn gốc vật chất.Vì vậy chúng
đều phải chịu sự chi phối bởi các quy luật phổ biến của vật chất.
Tóm lại theo quan điểm biện chứng duy vật thì khái niệm về mlh được
dùng để chỉ sự tương tác qua lại, tính quy định ràng buộc lẫn nhau và sự
chuyển hoá vào nhau giữa những mặt trong cùng một hiện tượng hay
giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
2. Các tính chất của mlh


Theo quan điểm biện chứng duy vật thì các mối liên hệ trong hiện thực
có 3 tính chất cơ bản:
Một là: Tính khách quan: Điều này nói lên rằng các mối liên hệ của
hiện thực có nguồn gốc kq từ vật chất, chúng tồn tại một cách khách
quan ở bên ngoài đầu óc con người và không phụ thuộc vào ý thức con
người.
Hai là: Tính phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng đều có mlh của mình
chứ ko có 1 sự vật hiện tượng nào lại hoàn toàn cô lập, những mlh này
có mặt cả trong tự nhiên.
Ba là: Tính đa dạng nhiều vẻ: Điều đó nói lên rằng có vô số các kiểu
loại liên hệ khác nhau đang tồn tại trong hiện thực và mỗi sự vật đều
phải đồng thời tham gia và vô số các mlh ấy. Có liên hệ bên trong, có
liên hệ bên ngoài trong đó những mối liên hệ bên trong đóng vai trò
quyết định. Có liên hệ trực tiếp, có liên hệ gián tiếp, và chúng có thể
chuyển hoá lẫn nhau, có lien hệ riêng, có liên hệ chung. Trong đó những
mối liên hệ chung nhất có tác động đồng thời lên mọi sự vật hiện tượng
cả trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy thì được gọi là mlh phổ
biến. Những mlh riêng và liên hệ đặc thù là đối tượng nghiên cứu của
các khoa học cụ thể, còn các mlh phổ biến là đối tượng nghiên cứu của
triết học. Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên cứu về các mlh chúng
bao gồm 6 mlh, còn được gọi là 6 cặp phạm trù của phép biện chứng duy
vật
3. Ý nghĩa pp luận
- Phải quán triệt nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và trong hoạt
động thực tiễn.
Trong nhận thức phải quán triệt nguyên tắc xem xét toàn diện, tức là
khi xem xét 1 sự vật anò đó thì chúng ta cấn phải xem xét tất cả các mặt,
các mlh khác nhau của nó, ko được bỏ sót mặt nào dù nó là ngẫu nhiên
nhất. Theo Lênin chúng ta sẽ ko thể làm việc đó 1 cách hoàn toàn đầy đủ
nhưng quán triệt nguyên tắc này sẽ tránh cho chúng ta khỏi sai lầm là sự

cứng nhắc. Trong thực tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải đưa ra
được những giải pháp đồng bộ để tác động làm thay đổi sự vật.
- Phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận thức và trong
thực tiễn. Trongn nhận thức phải xem xét một cách lịch sử cụ thể đối với
sự vật, tức là phải đặt sự vật trong những điều kiện, những hoàn cảnh cụ
thể của nó để xem xét nó một cách đúng đắn tránh thái độ trừu tượng,
chung chung. Trong thực tiễn quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi phải luôn
luôn tính đến những điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng nơi, từng lúc
mà đưa ra những giải pháp phù hợp.
4. Nguyên lý về sự phát triển:
4.1. Khái niệm về sự phát triển: Trong lịch sử triết học trước Mác tồn
tại những quan điểm đối lập nhau về sự phát triển, như là sự đối lập giữa
qđ biện chứng và siêu hình, sự đối lập giữ qđ duy vật và duy tâm.
- Quan điểm siêu hình về sự pt: Q điểm này hoịăc là ko thừa nhận sự
vận động và phát triển vì nó coi thế giới là cái cho sẵn, cố định, bất biến.
Hoặc là có thừa nhấnmự vận động phát triển nhưng lại xem xét chúng
một cách giản đơn, hời hợt, bề ngoài, coi phát triển chỉ là sự tăng hay
giảm thuần tuý về lượng mà ko thấy sự biến đổi về chất. Lê nin đánh giá
q điểm này là phiến diện 1 chiều cứng nhắc.
- Quan điểm biện chứng: Q điểm này coi phát triển là sự thống nhất
giữa các mặt đối lập như là thống nhất giữa lượng và chất, thống nhất
giữa liên tục và gián đoạn. Thống nhất giữa dần dần và nhảy vọt. Q
điểm này đã thể hiện được tính toàn diện, tính sâu sắc. Khi giải quyết
vấn đề nguồn gốc của sự phát triển thì có sự đối lập giữa quan điểm duy
vật và duy tâm. Các nhà duy tâm và tôn giáo thường lý giải nguồn gốc
phát triển từ các lực lượng siêu nhiên (chúa, thượng đế ), hay từ các lực
lượng tinh thần (như ý niệm, ý niệm tuyệt đối). Ngược lại các nhà biện
chứng duy vật côi nguồn gốc phát triển là nguồn gốc bên trong, nguồn
gốc đó chính là mâu thuẫn.
* Tóm lại: Theo quan điểm biện chứng duy vật thì khái niệm phát triển

thường dùng để chỉ khuynh hướng đi lên của sự vận đọng, làm cho các
sự vật hiện tượng biến đổi từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
4.2. Các tính chất của sự phát triển:
Theo quan điểm biện chứng duy vật sự phát triển gồm 2 tính chất cơ
bản sau:
Một là: tính khách quan: điều này nói lên rằng sự phát triển không phải
do con người gán ghép cho sự vật, hay được áp đặt từ bên ngoài vào sự
vật, mà nó có nguồn gốc khách quan từ các mâu thuẫn bên trong. Nên sự
phát triển diễn ra một cách khách quan ở bên ngoài đầu óc của con
người, không phụ thuộc ý thức của con người và đó l à một hiện tượng
tự thân (bản thân từ sự vật hiện tượng).

×