Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.81 KB, 7 trang )

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ
Mục đích :
- Nắm được đặc trưng thể truyền thuyết : lịch sử gắn với tưởng tượng , thể hiện
quan điểm của nhân dân .
- Nắm được bài học lịch sử từ bi kịch mất nước , bi kịch tình yêu .

I.Tìm hiểu chung

- Thể truyền thuyết : là loại truyện dân gian , kể về các sự kiện , nhân vật lịch sử ,
thể hiện nhận thức , quan điểm của nhân dân về lịch sử . đặc điểm nổi bật của thể
truyền thuyết : có sự hoà quyện giữa tưởng tượng và lịch sử , không chú trọng đến
tính chân thực , xây dựng những hình tượng độc đáo .

- Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ :

+ Xuất xứ : Trích trong truyện “ Rùa vàng” , in trong quyển “ Lĩnh Nam chích
quái” ( thế kỉ 15 )

+ Bố cục : 2 phần : An Dương Vương là vua Âu Lạc xây thành , chế nỏ , giữ nước
thành công và Bi kịch tình yêu của Mị Châu gắn liền bi kịch mất nước của An
Dương Vương .

- Tóm tắt :

An Dương Vương xây thành Cổ Loa , xây mãi vẫn đổ , nhờ có Rùa Vàng giúp mới
xây xong . Rùa cho nhà vua lẫy nỏ , nhờ đó mà đánh bại quân xâm lược Triệu Đà .
Triệu Đà cầu hoà , cho con trai Trọng Thuỷ sang kết thân với Mị Châu , con gái
An Dương Vương và ở rể trong thành Cổ Loa . Trọng Thuỷ ăn cắp lẫy nỏ , Triệu
Đà liền cử quân sang tái xâm lược Âu Lạc . An Dương Vương thua trận , đem theo
Mị Châu chạy trốn . Đến bờ biển , Rùa Vàng hiện lên kết tội Mị Châu , vua chém
đầu con gái rồi đi xuống biển . Trọng Thuỷ tiếc Mị Châu , tự vẫn ở giếng trong


thành . Mị Châu chết , máu thành ngọc trai , xác thành ngọc thạch , ngọc đem rửa
nước giếng trong thành thì sáng hơn .

- Chủ đề : Truyện đưa ra bài học giữ nước và bài học mất nước của An Dương
Vương đồng thời bộc lộ thái độ với các nhân vật liên quan .

II. Tìm hiểu chi tiết .
1. Nhân vật An Dương Vương
a. Trong quá trình giữ nước .

- An Dương Vương trong những năm đầu đã làm được những việc trọng đại , thu
được những thành công to lớn : chuyển đô từ miền núi về đồng bằng , xây được
thành cao hào sâu , chế được nỏ tốt , chiến thắng Triệu Đà , bảo vệ độc lập chủ
quyền đất nước .

- Nguyên nhân thành công :

+ do An Dương Vương kiên trì , quyết tâm , không nản chí trước khó khăn , thất
bại tạm thời .

+ do An Dương Vương thành tâm cầu tài : lập đàn cầu .


sự ủng hộ của nhân dân .+ do ADV được sự trợ giúp của cả người và thần linh
( cụ già và Rùa vàng )

+ vua có tinh thần cảnh giác cao , có sự lo tính , chuẩn bị sẵn sàng đối phó với
nguy cơ xâm lược của kẻ thù ( xây thành , chế nỏ ) .

=> Nhận xét : ADV là vị vua anh hùng , thủ lĩnh sáng suốt của người Âu Lạc , có

trách nhiệm , tinh thần cảnh giác cao độ .

- Thái độ của nhân dân : tôn vinh, ngưỡng mộ ADV . Hình ảnh Rùa Vàng và nỏ
thần mà nhân dân sáng tạo ra chính là sự kỳ ảo hoá , thần thánh hoá , bất tử hoá sự
nghiệp dựng , giữ nước chính nghĩa , hợp lòng dân của ADV . Nỏ thần là sự kỳ ảo
hoá vũ khí tinh xảo của người Việt xưa .

b. Trong quá trình mất nước .

- Nguyên nhân mất nước :

+ do ADV lơ là cảnh giác , không nhận ra dã tâm nham hiểm của Triệu Đà .

+ Vua liên tiếp mắc sai lầm : nhận lời cầu thân của Triệu Đà , cho phép Trọng
Thuỷ ở rể trong thành mà không chút đề phòng , dạy dỗ con gái không nghiêm , lơ
là trong việc phòng thủ bảo vệ nước , chủ quan khinh địch , sớm có mong muốn
hưởng nhàn .

=> Nhận xét : ADV đã tự đánh mất mình , tự mãn , thiếu sáng suốt , cảnh giác ,
không hiểu bản chất nham hiểm của kẻ thù nên chuốc thất bại thảm hại . Ông thua
là thua ở mưu kế hiểm độc , do bị phá ngầm bên trong chứ không phải thua do
kém binh kém tướng .

- Kết cục của ADV : Nhà vua rơi vào bi kịch nước mất nhà tan . Ông chỉ tỉnh ngộ
khi thành đã mất , lâm vào bước đường cùng , phía sau lưng là giặc , phía trước
mặt là biển khơi mênh mông , không lối thoát ; tự tay ông phải chém đầu con gái
yêu và kết thúc cuộc đời mình . Đó là hành động trừng phạt nghiêm khắc , đích
đáng , đau đớn , đầy bi kịch .

- Thái độ của nhân dân với ADV :


+ một mặt nêu ra bài học đắt giá cho người thủ lĩnh mất cảnh giác , để mất nước
một cách bi thảm . Đó là sự trừng phạt nghiêm khắc của lịch sử .

+ mặt khác nhân dân vẫn kính trọng những việc ông đã làm cho đất nước nên đã
giảm nhẹ tội cho ông bằng cách sáng tạo ra lỗi lầm của Mị Châu và để ông cầm
sừng tê đi xuống lòng biển về với Lạc Long Quân bất tử .

+ cách hoá thân của An Dương Vương có ý nghĩa răn dạy vô cùng sâu sắc nếu so
sánh với cách hoá thân của Thánh Gióng . Thánh Gióng có công cứu nước , khi
hoá thì bay lên trời khiến người đời sau nhớ đến thì ngước nhìn lên ngưỡng vọng .
ADV mang tội đánh mất nước , có cách hoá đi xuống lòng biển khiến người đời
sau khi nhớ đến ông phải cúi nhìn sâu vào mà luôn cảnh giác với chính bản thân
mình .

2. Mối tình Mị Châu-Trọng Thuỷ .
a. Mị Châu .

- Có vị trí cao trong đất nước lẽ ra phải ý thức sâu sắc được trách nhiệm cá nhân
của mình với đất nước nhưng lại chỉ biết đắm chìm trong hạnh phúc lứa đôi cá
nhân .

- Nàng ngây thơ cả tin đến mức sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng , để bảo vật
giữ nước bị đánh tráo mà không hay biết .

- Khi nước đã mất vào tay Triệu Đà , trên đường chạy trốn , vẫn ngây thơ đánh
dấu đường cho chồng , để nên nỗi hai cha con bị dồn vào đường cùng không lói
thoát .

- Hậu quả của sự ngây thơ , thiếu ý thức trách nhiệm : Mị Châu bị kết tội là giặc ,

tình yêu , niềm tin tan vỡ , bị vua đây là sự trừng phạt nghiêm khắc của lịch sử .
Mị Châucha chặt đầu phải trả giá đắt cho tội lỗi của mình .

- Thái độ của nhân dân với Mị Châu :

+ một mặt đưa ra bản án nghiêm khắc , đích đáng trừng trị tội lỗi của nàng . Từ bi
kịch của Mị Châu , nhân dân muốn nhắc nhở con cháu , đặc biệt là thế hệ trẻ cần
có thái độ đúng đắn trong việc giả quyết mối quan hệ giữa nước và nhà , chung và
riêng .

+ một mặt thương cho nàng , bao dung cho nàng vì nàng có tâm hồn trong sáng ,
phạm tội do vô tình chứ khong phải cố ý . Vì vậy , nhân dân đã sáng tạo ra lời
khấn linh nghiệm của Mị Châu : máu biến thành ngọc trai , xác biến thành ngọc
thạch .


b. Nhân vật Trọng Thuỷ .

- Là nhân vật truyền thuyết khá phức tạp , có nhiều mâu thuẫn .

+ trong thời kỳ đầu , Trọng Thuỷ đóng vai trò gián điệp , theo lệnh vua cha sang
dò la bí mật quốc gia của Âu Lạc , đánh cắp lãy nỏ .

+ trong quá trình sống chung với Mị Châu , có thể Trọng Thuỷ đã yêu nàng thực
sự . Câu nói trước lúc chia tay MC về nước phàn nào thể hiện chân tình , sự lo
lắng của Trọng Thuỷ về sự tan vỡ của hạnh phúc . Khi Mị Châu chết , Trọng Thuỷ
ôm xác vợ khóc lóc , sau đó thì tự tử .

- cái chết của Trọng Thuỷ : cho thấy sự bế tắc , sự ân hận muộn màng của y .
Trọng Thuỷ vừa là kẻ thù của nhân dân Âu Lạc vừa là nạn nhân trong tham vọng

bá quyền của Triệu Đà . Trọng Thuỷ bị kẹt giữa 2 tham vọng quyền lực và hạnh
phúc lứa đôi . Hai tham vọng đó không dung hoà được với nhau , tạo nên mâu
thuẫn không thể giải quyết trong chính con người Trọng Thuỷ , do đó ,y chỉ còn
mỗi cách kết liễu cuộc đời vì bế tắc .

- Thái độ nhân dân với Trọng Thuỷ :

+ một mặt nhân dân ta vẫn kết tội cướp nước của Trọng Thuỷ , cái chết vì mâu
thuẫn giằng xé là cái giá hắn phải trả .

+ mặt khác , nhân dân ta vẫn bao dung vì dù sao Trọng Thuỷ đã hối lỗi và phải trả
giá , nên đã sáng tạo ra chi tiết ngọc trai biển Đông nơi Mị Châu chết sẽ sáng hơn
nếu đem vào rửa nước giếng nơi Trọng Thuỷ tự vẫn thể hiện , đó coi như sự tha
thứ của Mị Châu cho hắn .

III. Tổng kết .

- Truyện nêu ra bài học sâu sắc , thấm thía về ý thức cảnh giác trong dựng , giữ
nước , bài học về cách xử lý mối quan hệ giữa nước và nhà .

- Truyện có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố thần kỳ và cốt lõi lịch sử , sáng tạo
nhân vật giàu tính tư tưởng , sử dụng nhiều hình ảnh ấn tượng .

×