Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 190 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HUYỀN CHÂM

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HUYỀN CHÂM

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngà nh

: Kinh tế phát triển

Mã số

: 9 31 01 05

Người hướng dã n khoa hộ c

: GS.TS. Phạm Bảô Dương
TS. Nguyễn Tất Thắng



HÀ NỘI – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Huyền Châm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới GS.TS. Phạm Bảo Dương và TS. Nguyễn Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
nơi tôi đang công tác và sinh hoạt chuyên môn, đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
học tập và hồn thành luận án.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Hiệp hội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, Cán bộ quản lý và người lao động tại các
Doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận án./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Huyền Châm

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ, sơ đồ ................................................................................................. ix
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Danh mục hộp .................................................................................................................. xi
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii
Thesis abstract................................................................................................................ xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận án........................................................................ 4


1.4.1.

Về lý luận nghiên cứu .......................................................................................... 4

1.4.2.

Về thực tiễn nghiên cứu ....................................................................................... 4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .......................................................... 5

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 5

1.5.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 5

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 6
2.1.

Tổng quan cơng trình nghiên cứu có liên quan ................................................... 6

2.1.1.

Nghiên cứu về đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................... 6

2.1.2.


Nghiên cứu về vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................... 7

iii


2.1.3.

Nghiên cứu về khái niệm, nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ........... 8

2.1.4.

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa ................................................................................................................ 10

2.1.5.

Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ................... 11

2.1.6.

Nghiên cứu về giải pháp thu hút đầu tư doanh nghiệp vào phát triển nông
nghiệp ................................................................................................................ 12

2.1.7.

Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ...... 13

2.1.8.


Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ........................................ 15

2.2.

Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp ......... 15

2.2.1.

Một số khái niệm ............................................................................................... 15

2.2.2.

Đặc trưng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nơng nghiệp .................. 24

2.2.3.

Vai trị, ý nghĩa của phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp ...... 28

2.2.4.

Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp ............... 30

2.2.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất
nông nghiệp ....................................................................................................... 36

2.3.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 43


2.3.1.

Kinh nghiệm thế giới về phát triển doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp .......... 43

2.3.2.

Kinh nghiệm trong nước về phát triển doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp ......... 47

2.3.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hà Nội trong phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nơng nghiệp .......................................................... 50

Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 52
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 53
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 53

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 53

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................... 56

3.1.3.


Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................ 61

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 62

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ..................................................................... 62

3.2.2.

Khung phân tích nghiên cứu .............................................................................. 63

3.2.3.

Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu ........................................................... 65

iv


3.2.4.

Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu ................................................................ 67

3.2.5.

Phương pháp phân tích thơng tin, dữ liệu.......................................................... 68


3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 70

Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 72
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 73
4.1.

Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................................. 73

4.1.1.

Phát triển về số lượng, quy mô .......................................................................... 73

4.1.2.

Nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông
nghiệp Hà Nội.................................................................................................... 79

4.2.3.

Kết quả cạnh tranh ............................................................................................. 91

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................... 96

4.2.1.


Cơ chế chính sách .............................................................................................. 96

4.2.2.

Mơi trường Kinh tế xã hội và thị trường ......................................................... 102

4.2.3.

Đầu tư công và xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương ................................. 104

4.2.4.

Nguồn lực ........................................................................................................ 109

4.2.5.

Tiếp cận công nghệ .......................................................................................... 120

4.2.6.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 125

4.3.

Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................ 127

4.3.1.


Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................. 127

4.3.2.

Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................ 136

Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 149
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 149

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 150

Danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án .................................... 151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152
Phụ lục ......................................................................................................................... 160

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BHXH


Bảo hiểm xã hội

CTCP

Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

FDI

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn (Tỉnh/ TP)

GTGT

Giá trị gia tăng

KTXH

Kinh tế xã hội


NLCT

Năng lực cạnh tranh

NSNN

Ngân sách nhà nước

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TMĐT

Thương mại điện tử

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

R&D

Nghiên cứu và triển khai

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1.


Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các lĩnh vực theo
NĐ 56/2009/ND-CP.................................................................................... 19

2.2.

Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các lĩnh vực theo
NĐ 80/2021/ND-CP.................................................................................... 20

3.1.

Tình hình dân số và lao động thành phố Hà Nội ........................................ 60

3.2.

Thu thập số liệu thứ cấp .............................................................................. 65

3.3.

Thông tin doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội ............ 66

3.4.

Phân bổ mẫu phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách chuyên môn ....................... 67

3.5.

Thang đo và ý nghĩa các thang đo............................................................... 69

4.1.


Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội đổi mới
công nghệ .................................................................................................... 80

4.2.

Hệ số nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp
thành phố Hà Nội ........................................................................................ 80

4.3.

Hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản
xuất nông nghiệp thành phố Hà Nội ........................................................... 81

4.4.

Hiệu suất sinh lời trên tài sản (ROA) .......................................................... 82

4.5.

Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ............................................ 82

4.6.

So sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
sản xuất nông nghiệp Hà Nội với các doanh nghiệp nông nghiệp quy
mô lớn năm 2021 ........................................................................................ 84

4.7.


Quy mô vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nơng nghiệp Hà Nội
theo loại hình doanh nghiệp ........................................................................ 84

4.8.

Chất lượng nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất
nông nghiệp thành phố Hà Nội ................................................................... 85

4.9.

Tình hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin của các doanh nghiệp điều tra ........ 86

4.10.

Tình hình đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất
nông nghiệp Hà Nội .................................................................................... 87

4.11.

Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của các loại hình doanh nghiệp ......................... 88

vii


4.12.

Tỷ lệ đổi mới sản phẩm trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất
nông nghiệp Hà Nội .................................................................................... 89

4.13.


Đánh giá về chính sách giá của doanh nghiệp ............................................ 90

4.14.

Hoạt động xúc tiến quảng cáo của doanh nghiệp........................................ 91

4.15.

Lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp ................. 91

4.16.

Ý kiến đánh giá của chủ doanh nghiệp về ảnh hưởng của cơ chế
chính sách .................................................................................................. 102

4.17.

Ý kiến đánh giá của chủ doanh nghiệp về ảnh hưởng của yếu tố kinh
tế xã hội ..................................................................................................... 104

4.18.

Ý kiến đánh giá của chủ doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng của địa phương ..... 105

4.19.

Đánh giá về chi phí chính thức khi thành lập doanh nghiệp ..................... 108

4.20.


Đánh giá về chi phí phi chính thức khi thành lập doanh nghiệp ............... 108

4.21.

Ý kiến đánh giá của chủ doanh nghiệp đối với vấn đề thuê đất................ 109

4.22.

Thông tin cơ bản về chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông
nghiệp Hà Nội ........................................................................................... 111

4.23.

Đánh giá của chủ doanh nghiệp về chất lượng lao động .......................... 112

4.24.

Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nơng nghiệp có website ............ 113

4.25.

Mức độ tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản
xuất nông nghiệp Hà Nội .......................................................................... 114

4.26.

Cách thức chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp
Hà Nội cập nhật văn bản về chính sách pháp luật .................................... 118


4.27.

Tỷ lệ Doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội đổi
mới công nghệ ........................................................................................... 120

4.28.

Đánh giá của chủ doanh nghiệp về ảnh hưởng của công nghệ ................. 125

4.29.

Phân tích ma trận SWOT .......................................................................... 134

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TT

Tên biểu đồ, sơ đồ

Trang

4.1.

Biến động số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp
Hà Nội ......................................................................................................... 75

4.2.


Chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nơng nghiệp
Hà Nội theo hình thức sở hữu ..................................................................... 76

4.3.

Chuyển dịch cơ cấu theo loại hình doanh nghiệp của doanh nghiệp
nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội ................................................... 78

4.4.

Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội tham
gia xuất khẩu ............................................................................................... 79

4.5.

Tình hình nộp ngân sách doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông
nghiệp Hà Nội ............................................................................................. 92

4.6.

Biến động số lượng việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản
xuất nơng nghiệp Hà Nội ............................................................................ 93

4.7.

Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành ..................................... 94

4.8.

Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội

tham gia vào các Hiệp hội ......................................................................... 117

4.9.

Khó khăn các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội
trong đổi mới công nghệ ........................................................................... 121

4.10.

Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp Hà Nội thực
hiện chuyển đổi số .................................................................................... 123

4.11.

Tỷ lệ ý kiến về các tác động của biến đổi khí hậu mà doanh nghiệp
quan tâm .................................................................................................... 126

3.1.

Khung phân tích .......................................................................................... 64

ix


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang


3.1.

Bản đồ địa giới hành chính thành phố Hà Nội ............................................ 53

4.1.

Hiệu suất sinh lợi năm 2020 theo lĩnh vực hoạt động và quy mô
doanh nghiệp phạm vi cả nước ................................................................... 83

4.2.

Kết quả kiểm định sự khác biệt về giữa 3 loại hình doanh nghiệp về
ứng dụng công nghệ thông tin..................................................................... 86

4.3.

Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa 3 loại hình doanh nghiệp về đổi
mới sản phẩm .............................................................................................. 89

4.4.

Chỉ số thành phần của PCI Hà Nội năm 2021 và 2022............................. 106

4.5.

Xếp hạng của PCI Hà Nội so với các tỉnh thành trong cả nước theo
thời gian .................................................................................................... 106

4.6.


So sánh PCI Hà Nội với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng ................ 107

x


DANH MỤC HỘP
TT

Tên hình hộp

Trang

4.1.

Khó khăn trong tiếp cận Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ............ 97

4.2.

Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn nhiều vướng mắc ..... 101

4.3.

Tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn ............................................................ 115

4.4.

Khó khăn của Ngân hàng khi cho vay ...................................................... 115

4.5.


Cơ chế bảo lãnh tín dụng cịn kém hiệu quả ............................................. 116

4.6.

Tham gia Hiệp hội chủ yếu vì phong trào ................................................. 118

4.7.

Khơng truy cập website thường xun ..................................................... 119

4.8.

Khó khăn trong tiếp cận thị trường xuất khẩu .......................................... 119

4.9.

Chưa nhìn thấy tác động rõ rệt của chuyển đổi số .................................... 124

xi


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền Châm
Tên luận án: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 9 31 01 05


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất giải pháp nhằm phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: Đề tài sử dụng 3 phương pháp tiếp cận là (i) Tiếp cận hệ
thống; (ii) Tiếp cận thể chế; (iii) Tiếp cận theo khu vực kinh tế.
- Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin
+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, sách và tạp chí chuyên ngành về
phát triển DNNVV cũng như DN đầu tư lĩnh vực nơng nghiệp. Từ đó nghiên cứu hệ
thống hóa tổng quan lý luận và thực tiễn về phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp.
+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra trực tiếp 100 chủ DNNVV sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, phỏng vấn sâu các cán bộ phụ trách chuyên
môn từ cơ quan quản lý nhà nước.
- Phương pháp phân tích
Các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mơ tả, thống kê so sánh,
phương pháp cho điểm theo thang đo Likert và phân tích SWOT.
Kết quả chính và kết luận
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
chăn DNNVV sản xuất nơng nghiệp, từ đó xây dựng khung phân tích để làm cơ sở
nghiên cứu đề tài.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
thành phố Hà Nội thời gian qua có sự gia tăng về số lượng DN, theo loại hình DN và
theo lĩnh vực hoạt động; Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, gia tăng tỷ trọng của
DN thuộc khu vực tư nhân. Giai đoạn điều tra khảo sát từ 2019-2021 cho thấy các DN
gặp cú sốc Covid-19 nên năng lực sản xuất kinh doanh biến động theo hướng tiêu cực,
tuy nhiên hệ số nợ ghi nhận được trong thời gian này đều nhỏ hơn 1, ở mức an toàn cho

xii



biết trong giai đoạn khó khăn đó các DN quản lý nợ khá tốt. Các chỉ tiêu ROA, ROE
của các DN này đều thấp hơn DN khối nông lâm thủy sản cả nước ở cùng thời điểm
mốc so sánh năm 2020. Tình hình thu hút lao động trong các DN này cho thấy xu hướng
giảm ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cho thấy khu vực nông nghiệp đang ngày
càng trở nên kém hấp dẫn lao động hơn các lĩnh vực khác. Đây cũng chính là thách thức
cho các DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố trong tương lai.
Luận án phân tích năng lực cạnh tranh của các DNNVV sản xuất nơng nghiệp trên
ba khía cạnh. Tài sản cạnh tranh của DN bao gồm là các nguồn lực nội tại của DN đều ở
mức hạn chế. Ở tiến trình cạnh tranh, khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm của các
DN thấp. Các DN này khơng có lợi thế cạnh tranh về giá sản phẩm. Kết quả cạnh tranh
thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận của các DN cho biết đều ở mức thấp. Theo lĩnh
vực hoạt động, lợi nhuận của DN trồng trọt cao nhất. Theo hai loại hình DN, Cơng ty
CP có biểu hiện năng lực cạnh tranh tốt hơn so với nhóm cơng ty TNHH.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển DNNVV sản xuất
nơng nghiệp trên địa bàn thành phố. Các chủ trương chính sách đang trong q trình
hồn thiện. Thành phố Hà Nội chưa có chính sách đặc thù khuyến khích các DN này.
Đầu tư công và cơ sở hạ tầng ở những khu vực xa trung tâm thành phố còn bộc lộ nhiều
hạn chế. Do chủ yếu các DN này thuộc quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế dẫn đến khả
năng tiếp cận cơng nghệ trong sản xuất kinh doanh cịn gặp rất nhiều khó khăn.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát
triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: i) Hồn thiện
chính sách hỗ trợ DN; ii) Nâng cao chất lượng đầu tư công và dịch vụ công; iii) Tăng
cường khả năng tiếp cận nguồn lực; iv) Tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ; v)
Tăng cường liên kết giữa DN và đối tác.

xiii



THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Huyen Cham
Thesis topic: The development of agricultural production small and medium-sized
enterprises in Hanoi city
Major: Development Economics
Code: 9 31 01 05
Training institution: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
Based on research, the thesis assesses of the current status of the development of
agricultural production small and medium-sized enterprises (SMEs) in Hanoi and
proposes solutions to develop agricultural production SMEs in the research area in the
coming time.
Research Methods
- Approach: The research uses 3 approaches: (i) Systems approach; (ii)
Institutional approach; (iii) Approach by economic sector.
- Methods of collecting data and information
+ Secondary data is collected from reports, books, and specialized magazines on
SME development as well as businesses investing in the agricultural sector.
Accordingly, the study systematizes the theoretical and practical overview of
agricultural production SME development.
+ Primary data was collected by direct interview of 100 agricultural production
SMEs owners in Hanoi, in-depth interviews with professional officials from state
management agencies.
- Analytical methods
Data analysis methods include descriptive statistics, comparative statistics,
qualitative analysis methods, and SWOT analysis.
Main results and conclusions
The thesis has systematized and clarified the theoretical and practical basis for the
development of agricultural production SMEs, thereby building an analytical
framework to serve as a basis for the research.

Research results show that agricultural production SMEs in Hanoi have recently
increased in the number of enterprises, by type of enterprise, and by field of operation.
There has also been structural transformation towards progress, increasing the
proportion of private sector enterprises. The survey period from 2019 to 2021
demonstrates that businesses encountered the Covid-19 shock, so their production and
business capacity was negatively affected, but the debt ratios recorded during this
period were all less than 1 which were at a safe level, indicating that during that difficult

xiv


period, businesses managed their debt quite well. The ROA and ROE indicators of these
enterprises were all lower than agricultural, forestry and fishery enterprises nationwide
at the same comparison point in 2020. The labor attraction situation in these enterprises
faced a decreasing trend even before the Covid-19 pandemic occurred, showing that the
agricultural sector is becoming less attractive to labor than other sectors. This is also a
challenge for agricultural production SMEs in Hanoi in the future.
The thesis analyzes the competitiveness of agricultural production SMEs in three
aspects. Competitive assets of an enterprise include the internal resources of the
enterprise which are all limited. In the competitive process, the ability of businesses to
research and develop products is low. These businesses do not have a competitive
advantage in product prices. Competitive results expressed through the profit targets of
surveyed businesses are all at a low level. According to the field of operation, the profits
of farming enterprises are the highest. According to the two types of businesses, jointstock companies show better competitiveness than limited liability companies.
The study also points out factors that affect the development of agricultural
production SMEs in Hanoi. Policy guidelines are in the process of being finalized.
Hanoi does not have a specific policy to encourage these businesses. Public investment
and infrastructure in areas far from the city center still reveal many limitations. Because
these enterprises are mainly small-scale and have limited resources, access to
technology in production and business is still facing many difficulties.

Based on the research results, the thesis has proposed groups of solutions to
develop agricultural production SMEs in Hanoi, including: i) Completing business
support policies; ii) Improving the quality of public investment and public services; iii)
Enhancing access to resources; iv) Increasing access to technology; v) Strengthening
links between businesses and partners.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một loại hình tổ chức kinh tế với số
lượng đơng đảo, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế. Đối
với các nền kinh tế đang phát triển, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác
định là thành tố cơ bản, có tính quyết định đối với sự thành cơng của cơng cuộc
phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa
với sự phân bổ rộng khắp, đông đảo tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho
người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tiềm
năng, lợi thế so sánh của ngành, vùng, quốc gia (Nguyễn Thị Hoàng Lý, 2019).
Ở Việt Nam, trong những năm qua, nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng,
chính sách thơng thống của Nhà nước nên số lượng các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam đã hình thành và phát triển rất nhanh. Theo báo cáo của Hiệp hội
doanh nghiệp nhỏ và vừa, tính đến cuối 2021 cả nước có khoảng 800 nghìn
doanh nghiệ̣p, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 98%. Các doanh
nghiệp này đã và đang có đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước.
Kết quả hàng năm tạo đóng góp khoảng 40% GDP, 30% thu nộp ngân sách nhà
nước và thu hút gần 60% lao động (Vũ Long, 2022).
Ở nước ta nông nghiệp vẫn là một trong những ngành kinh tế then chốt.
Nông nghiệp tạo ra 85% việc làm cho cư dân nông thôn và là nguồn sinh kế của
hơn 65% dân số cả nước (Tổng cục Thống kê, 2020). Do đó, chủ trương phát

triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn được coi là
động lực cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn (Nghị định
57/2018/NĐ-CP). Các doanh nghiệp sẽ tạo ra động lực thúc đẩy áp dụng ngày
càng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, làm tăng năng suất, chất
lượng và hiệu quả, vật nuôi, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao
động. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nông nghiệp được xem là giải
pháp giải quyết hài hịa mục tiêu hiện đại hóa nơng nghiệp với loại hình doanh
nghiệp năng động, dễ thích ứng trong nền kinh tế thị trường.
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng sơng Hồng, có hạ tầng phát triển,
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Trong trung hạn và dài
1


hạn, phát triển nông nghiệp vẫn là ưu tiên của thành phố, là trụ đỡ cho phát triển
kinh tế thủ đô. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay hoạt động của các DNNVV sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố còn chưa tương xứng với tiềm năng. Đến
2021, số lượng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 0,32% số
lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Cục Thống kê Hà Nội,
2022). Các doanh nghiệp thường có quy mơ nhỏ, vốn ít, sử dụng cơng nghệ đơn
giản, thu hút khơng nhiều lao động nơng thơn và đóng góp cịn khiêm tốn. Bản
thân các doanh nghiệp hiện phải đối mặt với các yếu tố bất lợi như sức cạnh
tranh kém, môi trường hoạt động chưa thực sự thuận lợi, trình độ nhân lực, vật
lực, tài lực cịn hạn chế. Thực trạng trên cho thấy sự cần thiết nghiên cứu phân
tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DNNVV sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy có nhiều nghiên cứu về
DNNVV và nghiên cứu liên quan doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông
nghiệp và khu vực nông thôn, tuy nhiên gần như chưa có nghiên cứu nào về phát
triển DNNVV sản xuất nơng nghiệp nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội
nói riêng. Nghiên cứu nước ngồi thường tập trung vào vai trò hay tác động của

DNNVV như Aceleanu & cs. (2014), Christian (2012), Karadag (2016), Manzoor
& cs. (2021). Một số khác tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
DNNVV như Chittithaworn & cs. (2011) hay đi sâu một khía cạnh cụ thể như
các rào cản trong đổi mới công nghệ ở các DNNVV (Indrawati, 2020). Các
nghiên cứu kể trên thường thực hiện trên phạm vi một quốc gia, sử dụng phương
pháp nghiên cứu định định tính hoặc định lượng, hoặc kết hợp. Các nghiên cứu
trong nước xoay quanh trọng tâm nội hàm của phát triển nhưng theo nhiều quan
điểm đa dạng khác nhau. Lê Thế Phiệt (2016) nghiên cứu phát triển DNNVV
tỉnh Đắk Lắk tiếp cận dưới góc nhìn của Quản trị kinh doanh. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Hoàng Lý (2019) về phát triển DNNVV tỉnh Hịa Bình tiếp cận dưới
góc độ Kinh tế phát triển, song chưa có đánh giá về năng lực cạnh tranh về DN.
Nghiên cứu có liên quan đến doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, Trần Tuấn
Sơn (2022) lại tập trung về các giải pháp thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp,
mà không đi sâu đánh giá về thực trạng phát triển và phân tích kết quả của các
DNNVV khi đi vào giai đoạn hoạt động. Trên địa bàn Hà Nội, có nghiên cứu của

2


Phạm Thu Hương (2017) phân tích sâu về năng lực cạnh tranh nhưng của các
DNNVV nói chung theo các ngành nghề lĩnh vực khác nhau.
Xuất phát từ những lý do trên, rất cần nghiên cứu làm rõ thực trạng phát
triển các DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời
gian qua, chỉ ra các khó khăn, thách thác là căn cứ đề xuất giải pháp trong phát
triển các DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối
cảnh tồn cầu hóa và đơ thị hóa ở thủ đơ diễn ra ngày càng nhanh như hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất giải pháp nhằm phát triển

DNNVV sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
DNNVV sản xuất nông nghiệp;
- Đánh giá thực trạng phát triển DNNVV sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn
thành phố Hà Nội;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Đề xuất các giải pháp phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đối tượng tiếp cận, khảo sát là cán bộ thực hiện chính sách ở các cấp địa
phương từ cấp Thành phố và các đối tượng DNNVV sản xuất nông nghiệp ở địa
bàn nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu giới hạn ở các DNNVV sản xuất nơng nghiệp;
phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DNNVV sản xuất
3


nơng nghiệp trên địa bàn nghiên cứu; phân tích năng lực cạnh tranh; đánh giá
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Theo loại hình DN, luận án
tập trung nghiên cứu Công ty TNHH và Công ty CP. Về lĩnh vực hoạt động, luận
án tập trung nghiên cứu DN trồng trọt, DN chăn nuôi và DN kết hợp.
Về khơng gian: Tập trung nghiên cứu tồn bộ các DNNVV sản xuất nông
nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển

DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội. Số liệu thứ cấp được thu
thập trong giai đoạn 2017 - 2021. Số liệu điều tra tiến hành từ 2019 - 2022.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.4.1. Về lý luận nghiên cứu
Luận án đã luận giải lý luận về phát triển DNNVV, từ đó, đóng góp vào lý
luận phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp. Luận án cũng làm rõ các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp. Các yếu tố thuộc về cơ
chế chính sách, mơi trường KTXH và thị trường, đầu tư công và CSHT, nguồn
lực, khả năng tiếp cận công nghệ của DN, điều kiện tự nhiên được phân tích, diễn
giải cụ thể trong mối quan hệ ảnh hưởng tới sự phát triển DNNVV sản xuất nơng
nghiệp. Trong đó, yếu tố khả năng tiếp cận cơng nghệ của DN được phân tích
trong bối cảnh chuyển đổi số đang dần trở thành xu hướng tất yếu như hiện nay.
Điều mà các nghiên cứu trước đây chưa có nhiều quan tâm, đặc biệt trong khu
vực DNNVV lĩnh vực nơng nghiệp nói chung.
1.4.2. Về thực tiễn nghiên cứu
Luận án đã mô tả bức tranh về thực trạng phát triển DNNVV sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Hầu hết các DN đều
bị ảnh hưởng khó khăn bởi đại dịch Covid-19. Ngồi ra, bối cảnh đơ thị hóa ở
thủ đơ Hà Nội đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và xu thế tồn cầu hóa đang
tạo ra áp lực rất lớn đối với sự phát triển của các DN này. Từ đó, luận án đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển DNNVV sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
thành phố. Các giải pháp hướng đến sự phục hồi của DN này sau đại dịch
Covid và khả năng thích ứng trong tình hình mới của thủ đơ Hà Nội, chưa có
trong các nghiên cứu trước đây.

4


1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học

Luận án có giá trị tham khảo về lý luận, cách tiếp cận và khung phân tích
cho những nghiên cứu về phát triển DNNVV nói chung và phát triển DNNVV
sản xuất nơng nghiệp nói riêng. Đặc biệt sự tham khảo này phù hợp cho nghiên
cứu trong phạm vi khu vực Tỉnh/ thành.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những giải pháp được đề xuất từ luận án có thể là tư liệu tham khảo đối
với cơ quan quản lý nhà nước, các Hiệp hội DN, cán bộ quản lý các DNNVV
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hoặc những tỉnh thành có điều
kiện tương đồng với Hà Nội.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
2.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Có nhiều nghiên cứu về đặc điểm của DNNVV. Một số nghiên cứu xếp loại
đặc điểm của DNNVV theo điểm mạnh và điểm yếu. Một số khác phân tích đặc
điểm của DNNVV theo lợi thế và bất lợi. Một vài nghiên cứu khác đi sâu, luận
giải các đặc điểm của DNNVV trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Theo Lê Xuân Bá & cs. (2006) đã chỉ ra bảy đặc điểm cơ bản của DNNVV
của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Các DNNVV đa dạng thành
phần kinh tế và hình thức tổ chức DN; có quy mơ nguồn lực nhỏ; khả năng trong
ứng dụng công nghệ hạn chế; thiếu kỹ năng quản lý chuyên nghiệp; tay nghề của
người lao động thấp; thường sử dụng chính những diện tích đất riêng của mình
làm mặt bằng sản xuất; khả năng tiếp cận thị trường kém.
Phạm Văn Hồng (2007) xếp loại các đặc điểm của DNNVV theo điểm
mạnh và điểm yếu. Các điểm mạnh được nhận diện gồm: Dễ khởi sự, có tính linh
hoạt cao, có lợi thế về sử dụng lao động, có lợi thế trong việc duy trì và phát triển
các ngành nghề truyền thống. Các điểm yếu còn tồn tại là: Khơng có lợi thế kinh

tế theo quy mơ, thiếu các nguồn lực để thực hiện các ý tưởng kinh doanh lớn và
thường bị yếu thế, chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh, gây ra khơng ít những tiêu
cực ngoại lai cho nền kinh tế.
Nguyễn Văn Lê (2014) chỉ ra các DNNVV có những đặc điểm riêng biệt
xuất phát từ tính chất hoạt động. Quy mô hoạt động SXKD và tiềm lực tài chính
nhỏ. Các DN đa dạng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Bộ máy quản lý gọn nhẹ
nhưng năng lực quản trị không cao. Do vậy, các DNNVV phụ thuộc nhiều vào
biến động từ MTKD.
Đoàn Tranh (2016) nêu ra những đặc điểm của DNNVV dựa trên phân tích
lợi thế và bất lợi của những DN này. Điều hành theo tính chất gia đình dẫn đến
nguy cơ xung đột về vấn đề sở hữu; thiếu vốn và bất lợi trong tiếp cận các nguồn
vốn chính thức; dễ khởi sự nhưng chịu rất nhiều rủi ro trong vận hành; không tận
dụng được lợi thế theo quy mô; xuất phát công nghệ thấp nên khó tiếp cận và đổi

6


mới công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ sản xuất xanh, sạch; thiếu thông tin
thị trường nên hạn chế trong tham gia chuỗi thị trường của các ngành hàng; linh
hoạt trong chuyển đổi hoạt động kinh doanh; lựa chọn các ngành nghề kinh
doanh có lợi nhuận cao; khả năng sáng tạo cao và là thành viên chính của cơng
nghiệp phụ trợ.
Lê Thế Phiệt (2016) khẳng định những đặc điểm của DNNVV gồm: dễ
khởi nghiệp, đa số thuộc khu vực kinh tế tư nhân, có quy mơ vốn nhỏ; bất lợi
trong hoạt động và tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; chưa chú trọng về văn hóa
DN; cơng nghệ lạc hậu; kỹ năng quản lý của chủ DN và mức độ lành nghề của
người lao động thấp; tiếp cận thị trường gặp nhiều khó khăn
2.1.2. Nghiên cứu về vai trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bên cạnh những nghiên cứu về đặc điểm, cũng có rất nhiều các nghiên cứu
về vai trò của DNNVV. Vai trò của DNNVV được tiếp cận dưới nhiều góc độ

khác nhau. Dù ở góc độ kinh tế hay xã hội, ở tầm vi mô hay vĩ mơ, các nghiên
cứu đều cho thấy vai trị quan trọng không thể thay thế của các DNNVV trong
nền kinh tế.
Hoàng Hải (2005) khẳng định: DNNVV là một giải pháp hiệu quả để giải
quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và góp phần ổn định xã hội. Ngồi ra,
DNNVV góp phần quan trọng thiết lập sự cân bằng trong phát triển và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) theo vùng lãnh thổ. DNNVV cũng là khu vực tích
cực nhất trong thu hút và sử dụng tối ưu các nguồn lực của xã hội cho tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
Mouayed (2008) cho rằng, so với các công ty lớn, DNNVV là hiện thân
trước đây của họ và là đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Đối với các cá nhân,
DNNVV thường đại diện cho công việc đầu tiên, bước đầu lập nghiệp. Nó cũng
là bước đi đầu tiên ra thế giới của các doanh nhân. Đối với toàn bộ nền kinh tế,
DNNVV chính là những người đặt ươm mầm và nuôi dưỡng những ý tưởng mới
phát triển, đồng thời là nơi thúc đẩy các quy trình mới dựa trên nguyên tắc sử
dụng hiệu quả các nguồn lực.
Savlovshi & Robu (2011) đã dựa vào thực tiễn các quốc gia thế giới như
OECD, Mỹ Latinh, Châu Á để làm rõ vai trò đặc biệt và tầm quan trọng của các
DNNVV trong nền kinh tế quốc dân. Các quôc gia đều nhận thấy rằng các
7


DNNVV có vai trị sống cịn trong phát triển kinh tế. DNNVV được kỳ vọng sẽ
trở thành nhân tố định hướng phát triển cho nền kinh tế ở thời kỳ tiếp theo,
khơng phân biệt quốc gia đó ở trình độ phát triển nào. Các nhà hoạch định
chiến lược còn dự đốn rằng các DNNVV có thể trở thành “hạt mầm” của sự
phục hồi kinh tế.
Karadag (2016) khẳng định DNNVV có vai trò quan trọng trong tăng
trưởng kinh tế ở quốc gia, giải quyết việc làm và khởi nghiệp kinh doanh. Do đó,
DNNVV được cọi là địn bẩy thúc đẩy sự phát triển.

2.1.3. Nghiên cứu về khái niệm, nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phát triển DNNVV là một khái niệm đa chiều. Tùy thuộc góc nhìn khác
nhau sẽ đưa ra khái niệm phát triển DNNVV khác nhau. Từ khái niệm sẽ định
hình được nội dung hay nội hàm của phát triển DNNVV. Tổng quan khái niệm
phát triển DNNVV từ các luận án tiến sĩ thuộc các chuyên ngành khác nhau giúp
nghiên cứu có góc nhìn tồn diện nhất, khách quan nhất.
Từ góc nhìn của chun ngành Kinh tế và Tổ chức lao động, Trần Văn Hòa
(2006) cho rằng: “Phát triển DNNVV ở nơng thơn là q trình tăng trưởng về số
lượng, về quy mơ, về trình độ cơng nghệ và quản lý của bản thân từng doanh
nghiệp và nói chung cho các doanh nghiệp ở nơng thơn; là q trình thích ứng
nhanh với nhu cầu thường xun biến đổi của thị trường và sức ép cạnh tranh
trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; là quá trình đảm bảo hài hịa các lợi ích và
phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn”. Nội dung về
phát triển DNNVV bao gồm sự biến động về số lượng DN, thay đổi cơ cấu DN,
năng lực sản xuất của DN, kết quả và hiệu quả SXKD, đặc điểm của người quản
lý DN và môi trường kinh doanh. Từ sáu nội dung trên, tác giả đã đưa ra sáu
nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển DNNVV. Cụ thể: (1) sự biến động số lượng
DN, gồm có: Số lượng DN trước và sau khi có luật DN, số lượng DN theo thành
phần kinh tế, số lượng DN theo ngành kinh tế và số lượng DN theo huyện; (2) về
cơ cấu, nghiên cứu đưa ra chỉ tiêu, gồm: So sánh tỷ trọng các DN theo ngành
kinh tế, so sánh tỷ trọng các DN theo thành phần kinh tế và so sánh tỷ trọng các
DN theo loại hình DN; (3) về năng lực sản xuất: được phản ánh bởi quy mơ về
lao động, vốn, tỷ lệ hao mịn hữu hình, hệ số đổi mới thiết bị, tỷ lệ thiết bị trực
tiếp tham gia sản xuất, tỷ lệ thiết bị hiện đại, mức độ trang bị vốn cho sản xuất, tỷ
8


×