Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Bài thảo luận luật kinh tế lần 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 21 trang )

Bài thảo luận lần 2
Môn: Luật Kinh Tế
GV Hướng Dẫn :Trần Văn Tài
NHÓM 2_TỔ 1
Sinh viên thực hiện
10/02/2 012
2
STT HỌ VÀ TÊN
1
TẠ THỊ HỒNG HOA(NT)
2
PHẠM CÔNG HIỆU
3
NGUYỄN THỊ HOA(06/06/91)
4
ĐÀO THỊ BÍCH
5
NGÔ VĂN HÙNG
6
ĐỖ QUANG HUY
7
NGUYỄN VĂN ĐÔ
Câu 1: Công ty chế biến thủy sản Thanh Hóa gửi dự thảo hợp đồng có
chữ ký của giám đốc đến công ty xuất nhập khẩu thủy sản Đại Dương
chào bán mực khô với giá 100.000 VNĐ/kg yêu cầu công ty Đại
Dương trả lời trước ngày 1/10/2006. Ngày 25/9/2006 công ty Thanh
Hóa nhận được công văn trả lời của công ty Đại Dương là chỉ chấp
nhận mua với giá 90.000VNĐ/kg. Một ngày khi gửi trả lời công ty Đại
Dương lại gửi công văn thứ 2 đồng ý mua với giá 100.000 VNĐ/kg
( nhận được công văn này lúc 12h ngày 30/9/2006). Ngày 1/10/2006
đại diện công ty Đại Dương đến nhận hàng nhưng không được vì công


ty Thanh Hóa đã bán số hàng trên cho công ty Hải Châu với giá là
95.000VNĐ/kg. Công ty Đại Dương yêu cầu công ty Thanh Hóa nộp
phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Anh chị hãy giải thích vụ việc
trên?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 394 Bộ luật dân sự năm 2005, lời đề nghị giao kết
hợp đồng của công ty chế biến thủy sản Thanh Hóa hết hiệu lực khi công
ty chế biến thủy sản Thanh Hóa nhận được lời từ chối giao kết hợp đồng
của công ty Đại Dương ngay 25/09/2006. Công ty Đại Dương gửi công
văn với nội dung là chỉ chấp nhận mua với giá 90.000 VNĐ/kg.
Vì vậy công ty chế biến thực thẩm Thanh Hóa không còn bị ràng buộc bởi
lời chào hàng của mình. Hay nói cách khác công ty chế biến thủy sản
Thanh Hóa được giao kết hợp đồng với chủ thể khác. Lời chấp nhận mua
với giá 100.000VNĐ/kg của công ty Đại Dương mà công ty chế biến thủy
sản Thanh Hóa nhận vào ngay 30/9/2006 là một lời chào hàng mới từ
công ty Đại Dương. Công ty chế biến thủy sản Thanh Hóa có quyền đưa
ra lời từ chối hoặc chấp nhận, trong trường hợp này công ty chế biến thủy
sản Thanh Hóa chưa có câu trả lời mà công ty Đại Dương cũng không ấn
định thời điểm công ty chế biến thủy sản Thanh Hóa phải trả lời. Vậy hợp
đồng chưa giao kết công ty chế biến thủy sản Thanh Hóa chưa chịu ràng
buộc trách nhiệm với công ty Đại Dương.
Do đó công ty Đại Dương khởi kiện không có căn cứ.
Câu 2: Ngày 1/01/2006 công ty TNHH thương mại A ký hợp đồng thuê
công ty cung ứng vật liệu xây dựng B xây trụ sở cho mình trị giá 500 triệu
đồng. Khi ký kết hợp đồng công ty B chưa được bổ sung ngành nghề xây
dựng dân dụng mà chỉ được cấp giấy phép bổ sung ngàng nghề này. Trong
quá trình xây dựng trụ sở cho công ty A ngày 20/6/2006 B bàn giao nhà
cho A nhưng do hai bên không thống nhất được giá vật tư và khối lượng
phát sinh nên chưa thanh lý được hợp đồng. Bên B không được trả tiền
nên khởi kiện tại tòa án đòi tiền. Anh chị hãy cho biết hợp đồng này có

hiệu lực hay không?
Trả lời
Hợp đồng giữa công ty TNHH thương mại A và công ty cung ứng vật liệu
xây dựng B vô hiệu. Vì công ty cung ứng vật liệu xây dựng B không đảm
bảo ngành nghê đăng ký kinh doanh và đảm bảo nội dung hợp đồng kinh
doanh thương mại.
Công ty cung ứng vật liệu xây dựng B là công ty cung cấp vật liệu xây
dựng, không đảm bảo ngành nghê đăng ký kinh doanh và công ty này
chưa được bổ sung ngàng nghê xây dựng mà chỉ được cấp giấy phép bổ
sung ngàng nghề trong quá trình xây dựng trụ sở.
Khi công ty TNHH thương mại A và công ty cung ứng vật liệu xây dựng
B xác lập hợp đồng, 2 công ty này đã không thỏa thuận thống nhất được
giá cả vật tư, phương thức thanh toán cũng như khối lượng phát sinh nên
khi bàn giao nhà cho bên A thì B không được trả tiền.
Như vậy các điều khoản chủ yếu không được thỏa thuận thống nhất và
không được ghi vào hợp đồng nên hợp đồng coi như chưa giao kết. Vì vậy
hợp đồng giữa hai công ty này vô hiệu.
Câu 3. Công ty chế biến thuỷ sản Phúc An, trụ sở tại TP HCM, ký
hợp đồng với chi nhánh mở tại TP HCM của công ty vận chuyển
Hải Bình có trụ sở tại Hà Nội. Hợp đồng bằng văn bản thuê vận
chuyển 500 tấn cá đông lạnh từ cảng Xa Đét của Đòng Tháp ra cảng
Hải Phòng. Khi giao nhận hàng ở cảng Hải Phòng đâị diện công ty
Phúc An phát hiện thấy một số lượng hàng bị hỏng. Công ty Phúc
An kiện ra toà yêu cầu công ty Hải Bình bồi thường thiệt hại 500trđ.
Anh chị hãy cho biết:
1. Toà án nhân dân nào có thẩm quyền giải quyết? Và trách nhiệm
của hai bên là gì?
2. Nếu công ty Hải Bình bị phạt thì mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời
.

Toà án nhân dân nào có thẩm quyền giải quyết?

Theo điều 35: Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ, của Bộ luật tố
tụng dân sự có ghi:

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ
được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc
nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại
các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu
cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là
cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ
quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25,
27, 29 và 31 của Bộ luật này.

Và điều 36: Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn,
người yêu cầu có ghi:

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các
trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn
có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng

hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì
nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ
chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ
án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án
nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên
đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi
xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

Từ điều 35, 36 của bộ luật tố tụng dân sự ta có thể kết luận là
TAND TP. HCM hoặc TAND TP. Hà Nội có thẩm quyền giải
quyết vụ việc này. Vì Trong trường hợp này trụ sở của công ty
Chế biến thuỷ sản Phúc An( bên Nguyên đơn) đóng tại TPHCM
và công ty Vận chuyển Hải Bình( bên bị đơn) có chi nhánh tại
TP.HCM nhưng trụ sở tại TP. Hà Nội. Hợp đồng của công ty chế
biến Phúc An và công ty Hải Bình được ký tại TP HCM.

Trách nhiệm của 2 bên?

Công ty chế biến thuỷ sản Phúc An(Bên nguyên đơn).

Cần xác định thiệt hại bao gồm những hàng hoá tài sản bị mất
mát, những hư hỏng, hao hụt về giá trị của tài sản, những chi phí
để ngăn chặn, hạn chế để khắc phục hậu quả.


Công ty chế biến thuỷ sản Phúc An phải chứng minh được tổn
thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và những khoản
lợi nhuận mà Cty bị mất.

Công ty chế biến thuỷ sản Phúc An có trách nhiệm cung cấp đầy
đủ, chính xác, kịp thời các bằng chứng, chứng minh về vụ việc
cho cơ quan có thẩm quyền.

Công ty vận chuyển Hải Bình (Bên bị đơn).

Xác định mức độ thiệt hại tài sản, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại
do chất lượng hàng hoá công ty Phúc An hay do quá trình vận
chuyển của Cty mình.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài
liệu kèm theo do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn
trọng tài viên có tên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm
trọng tài và báo cho trung tâm trọng tài biết hoặc yêu cầu Chủ
tịch Trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên cho mình.

Thông báo cho nguyên đơn là Công ty chế biến thuỷ sản Phúc An
biết trọng tài viên mà mình chọn, nếu Công ty vận chuyển Hải
Bình không thông báo cho Công ty chế biến thuỷ sản Phúc An
biết tên trọng tài thì Công ty chế biến thuỷ sản Phúc An yêu cầu
toà án chỉ định trọng tài viên cho Công ty vận chuyển Hải Bình .

Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham
dự phiên họp giải quyết tranh chấp các bên có quyền mời nhân
chứng, luật sư bảo vệ quyền lợi lợi ích cho mình.


Mức độ sử phạt cho Cty Hải Bình.

Cty Phúc An và Cty Hải Bình có thể thỏa thuận mức phạt đối
với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm (theo Luật Thương mại
2005). Tức là Cty Hải Bình phải đền bù thiệt hại không vượt
quá 8% giá trị số hàng mà mình đã làm hỏng.
Câu 4: A và B là doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài do ông C quốc tịch
Đài Loan tại Việt Nam năm 2007 có trụ sở tại huyện Gia Lâm. Tháng
2/2009, ông C có ký hợp đồng mua hàng gốm sứ trị giá 45 triệu đồng
với công ty TNHH thương mại D chuyên sản xuất hàng gốm sứ có trụ
sở tại huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tranh chấp giữa các bên trong quá trình
thực hiên hợp đồng sẽ được giải quyết tại:
1. Trọng tài thương mai
2. Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm
3. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
4. Tòa án nhân dân tối cao
Hãy cho biết ý kiến của mình về các trường hợp trên?
Trả lời:
a)Trọng tài thương mại:
Khi 2 bên tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng trọng tài thương mại sẽ giúp
cả 2 bên :
1. Giữ vững kỷ luật hợp đồng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, đề cao trách nhiệm của hai
bên.
2. Kiểm tra, kết luận và xử lý nếu hợp đồng kinh tế giữa hai doanh nghiệp vi phạm hợp đồng.
.
Ưu điểm của phương pháp giải quyết này là:
.
Thủ tục đơn giản gọn nhẹ tiết kiệm thời gian cho hai bên .
.

Trọng tài thương mại được xét sử kín không gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của
doanh nghiệp.
.
Cách phán quyết có hiệu lực như tòa án nên đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp về
việc giải quyết tranh chấp nhanh gọn.
.
Nhược điểm:
.
Chỉ có thẩm quyền giải quyết khi hai bên thỏa thuận lựa chọn trọng tài ngay trong hợp
đồng.
.
Nhiều quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại còn khiếm khuyết cần được chỉnh
sửa.
b) Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm
Tòa án của huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh,
thương mại sau:

Mua bán hàng hóa

Cung ứng dịch vụ

Phân phối

Đại diện, đại lý

Thuê, cho thuê, mua

Xây dựng

Tư vấn kỹ thuật


Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ và đường thủy
nội địa.
c)Toàn án nhân dân thành phố HN

Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ
tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh
doanh, thương mại của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết
định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi
hành tại Việt Nam.

Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh,
thương mại của Trọng tài nước ngoài.

Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
d) Tòa án nhân dân tối cao

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên
của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp
nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc
Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp được thực hiện theo
quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

Câu 5: Được sự ủy của công ty sữa Việt Nam, bà Hương giám đốc nhà
máy sữa tỉnh H (đơn vị trực thuộc công ty sữa Việt Nam) ký kết hợp đồng
bán sản phẩm sữa do nhà máy sản xuất cho bà Mai – một cá nhân kinh
doanh tại chợ đồng xuân với tổng giá trị hợp đồng là 300 triệu đồng. Hạn
thanh toán cuối cùng là 16/4/2007. Đến 30/6/2007 bà Mai mới chỉ thanh
toán được 200 triệu đồng. Đêm 14/7/2007 chợ Đồng Xuân bị cháy. Thiệt
hại tại cửa hàng bà Mai gồm 100 triệu đồng tiền mặt và 150 triệu đồng giá
trị hàng hóa bị tổn thất.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định chủ thể của hợp đồng trên.
2. Bà Hương có thể ủy quyền cho phó giám đốc của mình ký hợp đồng
trên hay không.
3. Ngày 14/9/2007 công ty sữa Việt Nam khởi kiện tại tòa án đòi bà Mai
thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Bà Mai đề nghị miễn toàn bộ trách
nhiệm thanh toán do cháy chợ. Hãy cho biết ý kiến của mình.
Trả lời
1.Chủ thể của hợp đồng trên là công ty sữa Việt Nam (đại diện là bà
Hương) và bà Mai (một cá nhân kinh doanh tại chợ đồng xuân)
2.Bà Hương có thể ủy quyền cho phó giám đốc của mình ký hợp đồng trên
vì người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác ký hợp đồng
nếu như được người ủy quyền chấp nhận.
3.

Xét về phương diện pháp luật công ty sữa Việt Nam khởi kiện tại tòa án
đòi bà Mai thực hiện nghĩa vụ thanh toán là đúng vì:

Hạn cuối cùng bà Mai phải thanh toán cho công ty sữa là ngay
16/4/2007. Nhưng đến ngày 30/6/2007, bà Mai mới chỉ thanh toán được
200 triệu đồng. Do đó bà Mai đã có hành vi vi phạm hợp đồng: “thanh
toán chậm tiền theo thỏa thuận hợp đồng”.


Ngày sảy ra sự kiện cháy chợp Đồng Xuân là ngay 14/7/2007, do vậy
lý do cháy chợ mà bà Mai đưa ra để xin miễn toàn bộ tách nhiệm thanh
toán cho công ty sữa là không hợp lý.
=> Bà Mai phải bồi thường một khoan tiền tương ứng theo quy định
của pháp luật cho công ty sữa vì đã không thực hiện đúng như đã ký
kết và thanh toán đầy đủ số tiền còn thiếu.

Xét về phương diện tình cảm:
Ngày 14/7/2007 chợ Đồng Xuân bị cháy, cửa hàng của bà Mai bị
thiệt hại tổng trị giá là 250 triệu đồng. Như vậy bà Mai đã bị thiệt
hại một số tiền không nhỏ theo phương diện này hai bên có thể thỏa
thuận với nhau và giải quyết ổn thỏa. Bà Mai có thể không phải
chịu bồi thường vì đã vi phạm hợp đồng và đề nghị công ty sữa Việt
Nam gia hạn thanh toán số tiền còn thiếu.

×