Tải bản đầy đủ (.ppt) (148 trang)

Bài giảng luật kinh tế phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 148 trang )


PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI
1. Khái quát về Tranh chấp thương mại
a.Khái niệm
Luật trọng tài thương mại ngày 2010 không đưa ra khái
niệm tranh chấp thương mại

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
1. Khái quát về Tranh chấp thương mại
a.Khái niệm
Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm hoạt động thương mại
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về tranh chấp kinh doanh thương mại

tranh chấp thương mại được hiểu là những bất đồng, mâu thuẫn,
xung đột lợi ích về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia
vào quá trình hoạt động thương mại.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
b.Đặc điểm

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể.

Những bất đồng mâu thuẫn đó phải phát sinh từ hoạt
động thương mại


Những mâu thuẫn đó chủ yếu giữa thương nhân

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
2 .Phương thức giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp thương mại theo nghĩa chung nhất có thể được
hiểu là cách thức, phương pháp hay các hoạt động để điều chỉnh các
bất đồng, các xung đột nhằm khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã
phát sinh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thương
nhân, các chủ thể kinh doanh khác, bảo vệ trật tự kỷ cương của xã hội.
Có bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản sau:
- Thương lượng
- Hòa giải
- Trọng tài thương mại
- Tòa án

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
a. Thương lượng:
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua các bên tranh
chấp cùng nhau bàn bạc, tháo gỡ những bất đồng với nhau mà không
cần đến sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba.
Ưu điểm :
- Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt
- Ít tốn kém về thời gian, về tiền bạc.
- Đảm bảo bí mật.
- Ít gây phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên. Không gây tác
động xấu trong kinh doanh, quan hệ hai bên vẫn cũng có khi thương
lượng xong.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
Nhược điểm

- Hình thức thương lượng chỉ thích hợp đối với hai bên có thiện chí
muốn tìm giải pháp đối với tranh chấp. Nếu có bên muốn dùng
hình thức thương lượng để kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thì
thương lượng chỉ làm tốn kém và kéo dài thời gian hơn.
-
Hình thức giải quyết khép kín, không công khai có khi lại nảy sinh
những tiêu cực, trái pháp luật.
-
Chưa có chế tài khi một bên không chấp hành thỏa thuận

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
b. Hòa giải
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua
sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò trung gian
để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm
kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc
bất hòa...

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
Đặc điểm:
- phương thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa
chọn
- Hòa giải có sự tham gia của bên thứ 3
- Bên trung gian hòa giải là cá nhân, tổ chức, cơ quan
- Bên trung gian không có quyền quyết định trong quá
trình hòa giải


Pháp luật về giải quyết tranh chấp
c. Trọng tài thương mại

Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp, theo đó
các bên thỏa thuận đưa những tranh chấp ra trước
một trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài để giải
quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra
một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
Ưu điểm
- Các bên được bảo đảm tối đa quyền tự do định đoạt
trên nhiều phương diện (lựa chọn trọng tài viên, lựa
chọn địa điểm, thủ tục, phương thức giải quyết tranh
chấp...)
- Thủ tục đơn giản, ngắn gọn
- đảm bảo bí mật
- quyết định của trọng tài là chung thẩm

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
d. Tòa án
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải
quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực
hiện. Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa
ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể
cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
II. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
thương mại
Theo Luật TTTM 2010:



Pháp luật về giải quyết tranh chấp
Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của
Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động
thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất
một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định
được giải quyết bằng Trọng tài.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
- các bên có thoả thuận trọng tài.
Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc
giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát
sinh hoặc đã phát sinh
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi
xảy ra tranh chấp.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
Hình thức thoả thuận trọng tài
- Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình
thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới
hình thức thỏa thuận riêng.
- Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn
bản

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo LTTTM 2010
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm

quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi
dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy
định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá
trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố
thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật
Mối quan hệ giữa điều khoản thỏa thuận trọng tài và hợp
đồng:
Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay
đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc
không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả
thuận trọng tài

Pháp luật về giải quyết tranh chấp

Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá
nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài
vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện
theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả
thuận khác. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng
tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể,
hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ
chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức

tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp
các bên có thoả thuận khác (điều 16 Luật TTTM)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
2. Trung tâm trọng tài
-
Có ít nhất 5 sáng lập viên có đủ tiêu chuẩn làm trọng
tài viên
-
Được Bộ tư pháp cấp giấy phép thành lập
-
Đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp Tỉnh, Thành phố
trực thuộc Trung ương
-
Đăng báo thông báo sự thành lập của Trung tâm

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
Địa vị pháp lý và cơ cấu của Trung tâm trọng tài
-
Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản
riêng
-
Được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
-
Trung tâm trọng tài có Ban điều hành, Ban thư ký và
các trọng tài viên

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
2. Trọng tài viên
Điều kiện trở thành trọng tài viên (điều 20 LTTTM)

a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật
dân sự;
b. Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã
học từ 5 năm trở lên;
c. Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên
môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp
ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể
được chọn làm Trọng tài viên

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
Những người thuộc một trong các trường hợp sau đây
không được làm Trọng tài viên:
- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra
viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ
quan thi hành án;
- Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án
hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa
được xóa án tích

Pháp luật về giải quyết tranh chấp
b. Thay đổi trọng tài viên
Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp,
các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài
viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp
sau đây:
- Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người
đại diện của một bên;

Pháp luật về giải quyết tranh chấp

- Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh
chấp;
- Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư,
khách quan;
- Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ
bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết
tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận
bằng văn bản

×