Ministry of Agriculture & Rural Development
Báo cáo tiến độ dự án
029/05VIE
Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên
cây điều ở VN với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính
MS5: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ BA
Renkang Peng, Keith Christian và Lã Phạm Lân
Ngày 7 tháng 9 năm 2007
1
1. Thông tin cơ quan tham gia
Tên dự án
Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại
trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là
nhân tố chính
Cơ quan Việt Nam
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Chủ nhiệm phía Việt Nam
Ông Lã Phạm Lân
Cơ quan Úc
Trường Đại học Charles Darwin
Chủ nhiệm phía Úc
Dr Keith Christian and Dr Renkang Peng
Thời gian bắt đầu
Tháng 2, 2006
Thời gian hoàn thành (dự kiến)
Tháng 1, 2009
Thời gian hoàn thành (thực tế)
Giai đoạn báo cáo
Tháng 9, 2006 – Tháng 2, 2007
Đầu mối liên hệ
Úc: Chủ nhiệm
Họ và tên
Keith Christian
Điện thoại:
61 8 89466706
Chứ́c vụ
Phó Giáo sư
Fax:
61 8 89466847
Cơ quan
Đại học Charles Darwin
Email:
Úc: Quản lý
Họ và tên
Jenny Carter
Điện thoại:
61 08 89466708
Chứ́c vụ
TP, Phòng Quản lý nghiên cứu
Fax:
61 8 89467199
Cơ quan
Đại học Charles Darwin
Email:
Việt Nam
Họ và tên
Lã Phạm Lân
Điện thoại:
84 0913829560
Chứ́c vụ
TP, Phòng Nghiên cứu Bảo vệ
Th
ực vật
Fax:
84 8 8297650
Cơ quan
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam
Email:
2
2. Tóm tắt dự án
Cây điều là một cây trồng quan trọng ở Việt Nam, và sự phát triển cây điều được Nhà nước
xem là một chương trình trọng điểm quốc gia. Từ năm 2002 sản lượng điều có gia tăng nhưng
việc sử dụng quá nhiều thuốc hóa học cũng đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nông
dân, gia súc, môi trường. Chương trình IPM trên cây điều có sử dụng kiế
n vàng là thành phần
chính do trường Đại học Charles Darwin (CDU) triển khai không sử dụng thuốc hóa học độc
hại sẽ cho kết quả tốt về năng suất. Dự án này đã ứng dụng và triển khai chương trình IPM
trong điều kiện của Việt Nam. Những hoạt động dự kiến cho giai đoạn 6 tháng lần thứ hai đã
hoàn thành. Lớp huấn luyện giảng viên (TOT) năm thứ nhất tại hai trung tâm đã hoàn thành
tốt. Lớp huấn luyện giảng viên năm thứ hai đã bắt đầu từ tháng 8-2007, và có tổng số 56 học
viên từ 9 tỉnh trồng điều đã tham gia lớp trong năm thứ hai. Hai điểm trình diễn đã có kết quả
tốt. Chương trình tập huấn lớp nông dân (FFS) đã soạn thảo xong, và được tiến hành trong
tháng 9-2007. Bản thảo quy trình IPM sẽ hoàn thành trong tháng 12-2007. Công việc chọn lọc
hình ảnh, biểu đồ cho áp-phích IPM
đang tiến hành.
3. Tóm tắt việc đã thực hiện
Những hoạt động đề xuất trong 6 tháng lần thứ ba đã hoàn thành.
Lớp TOT năm thứ nhất đã hoàn thành tốt trong tháng 5-2007. Đợt tập huấn cuối tổ chức vào
tháng 5-2007 tại cả hai trung tâm Đồng Nai và Bình Phước. Chúng tôi đã tổ chức kiểm tra
cuối khóa với 15 câu hỏi bao gồm nhiều lãnh vực, và ghi nhận sự góp ý của học viên về lớp
tập huấn. Hầu hết các học viên đã trả lời
đúng 15 câu hỏi. Về sự góp ý của học viên, nhìn
chung, học viên hài lòng với các phần bài giảng và thực hành, đặc biệt 5 bài giảng được xếp
hạng cao. Đối với sự tự tin về ứng dụng quy trình IPM cây điều, 54% học viên chọn “tự tin”
và 46% học viên chọn “tốt”. Đối với sự tự tin về tổ chức lớp FFS, 8% học viên chọn “rất tự
tin”, 54% chọn “tự tin”, và 38% chọn “tốt”.
L
ớp tập huấn năm thứ hai bắt đầu vào tháng 8-2007 với 56 học viên từ 9 tỉnh trồng điều tham
dự. Dựa vào kinh nghiệm tổ chức của lớp tập huấn năm thứ nhất, các góp ý và đề nghị của
học viên, chúng tôi đã chỉnh sửa lại các bài giảng và thời gian học của các bài giảng cho lớp
tập huấn năm thứ hai. Đợt tập huấn đầu tiên được t
ổ chức vào ngày 20-26/8/2007 tại trung
tâm Đồng Nai, và vào ngày 23-29/8/2007 tại trung tâm Bình Phước. Dưới sự hướng dẫn của
các giảng viên, học viên đã hoàn toàn được thuyết phục bởi những quan sát đồng ruộng và
những dữ liệu do họ thu thập trong vườn trình diễn hoặc trong chuyến dã ngoại về hiệu quả
kiểm soát sâu hại điều của kiến vàng. Điều này đã làm tăng cường sự thích thú của học viên
trong l
ớp tập huấn IPM cây điều, và học cũng hài lòng với phương pháp huấn luyện.
Nhìn chung, hai vườn trình diễn trong tình trạng tiến triển tốt. Trong mùa trước, kết quả của
vườn trình diễn ở Bình Phước cho thấy số lá và phác hoa trong lô IPM nhiều hơn trong lô do
nông dân quản lý. Số chồi non bị hại do 4 loại sâu hại chính tương đương nhau giữa 2 lô. Hạt
điều trong lô IPM sạch và có màu sắc sáng hơn hạt trong lô nông dân quản lý. Kết quả
đã chỉ
rằng sử dụng kiến vàng có hiệu quả tốt hơn cho đến tương đương với sử dụng thuốc trừ sâu.
Dữ liệu của điểm Đồng Nai đang được phân tích. Mặc dù điểm Đồng Nai gặp sự trục trặc
trong tháng 7/2007, chúng tôi đã chọn một vườn điều khác của cùng một chủ vườn để tiếp
tục thực hiệ
n vườn trình diễn cho lớp tập huấn. Thiết kế của vườn mới chọn tương tự vườn
cũ, và se được thẻ kiến vào tháng 10/2007.
3
Lớp tập huấn nông dân (FFS) sẽ được tiến hành trong tháng 9/2007. Sau khi hoàn thành lớp
TOT năm thứ nhất, với sự trợ giúp của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh, các học viên đã bận rộn
lo chọn nông dân từ các nhóm đối tác ở địa phương để tham gia lớp FFS, và chuẩn bị các
dụng cụ trợ giảng. Chương trình huấn luyện FFS đã được soạn thảo căn cứ vào kinh nghiệ
m
khuyến nông và sự thảo luận giữa các giảng viên và các học viên TOT đã tốt nghiệp.
Việc soạn thảo quy trình IPM cây điều, và các áp-phích đang tiến triển thuận lợi. Trong giai
đoạn báo cáo, việc soạn thảo quy trình tập trung vào dữ liệu thu thập định kỳ từ các vườn
trình diễn. Tổng số 33 hình ảnh đã được chuẩn bị cho các áp-phích IPM. Bản thảo quy trình
và các áp-phích sẽ sẵn sàng vào tháng 12/2007 để nhận các góp ý và đề ngh
ị.
Báo cáo về đợt tập huấn đầu tiên của lớp TOT trình bày trong phụ lục 2.
4. Mở đầu và Cơ sở
Mục đích của dự án là gia tăng năng suất cây điều và cải thiện chất lượng của hạt điều.
Mục tiêu cụ thể bao gồm (1) Thực hiện lớp huấn luyện TOT IPM trên cây điều cho các
giảng viên sẽ thực hiện lớp FFS tại địa phương, (2) Xây dựng quy trình IPM trên cây điều và
một bộ áp-phích trong điều kiện của Việt Nam, và (3) Đánh giá hiệu quả
của mô hình FFS về
gia tăng kiến thức nông dân và giảm sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất điều.
Dự án kỳ vọng đạt được 120 giảng viên TOT từ 8 tỉnh trồng điều và 3750 nông dân được học
tập qua lớp FFS, hoàn thành một tài liệu hướng dẫn kỹ thuật IPM cây điều, và bộ áp-phích,
và đánh giá hiệu quả của lớp FFS về tăng cường kiến thức ng
ười nông dân trong canh tác
điều.
Dự án sẽ tập trung về (1) Ứng dụng phương pháp nông dân cùng tham gia thí nghiệm, có liên
quan đến lớp TOT và FFS, và (2) Xây dựng quy trình IPM cây điều, bộ áp-phích thông qua
những kết quả đồng ruộng, thí nghiệm thực hiện bởi thí nghiệm viên, học viên TOT, và tham
dự viên của lớp FFS.
Phương pháp triển khai bao gồm thiết lập vườn trình diễn cho lớp TOT, lớp huấn luyện TOT
và FFS, xây dựng quy trình và áp-phích IPM, điều tra cơ bản. 6 tỉ
nh trồng điều chính, có diện
tích cây điều 300.700 ha, chiếm khoảng 86% diện tích điều cả nước, là trong vùng dự án.
5. Tiến độ thực hiện
Theo khung dự án, bản báo cáo trình bày các hoạt động I (Tổ chức lớp TOT về IPM cây
điều), II (Học viên TOT tổ chức lớp FFS tại địa phương), III (Xây dựng quy trình IPM cây
điều) and IV (Xây dựng các áp-phích IPM cây điều) của bản dự án đề nghị. Phần sau là tiến
độ của mỗi hoạt động.
5.1 Các nét chính của hoạt động (Hoạt động 1)
Hoạt động I bao gồm 3 khía cạnh: I (i) Xác định khu vực dự án thuộc 6 tỉnh có tham gia d
ự
án, I (ii) Lựa chọn giảng viên IPM ở mỗi vùng dự án để thực hiện lớp tập huấn TOT về IPM
cây điều, và I (iii) Thực hiện lớp tập huấn TOT về IPM cây điều.
I (i) Xác định khu vực dự án thuộc 6 tỉnh có tham gia dự án
Đã xác định được 30 điểm, mỗi điểm gồm vài xã thuộc 8 tỉnh có trồng điều (thêm 2 tỉnh so
với dự kiến ban
đầu) để mở lớp tập huấn nông dân (FFS). Thông tin chi tiết được báo cáo 6
tháng lần thứ nhất.
4
I (ii) Chọn lựa giảng viên IPM từ các tỉnh dự án tham gia lớp TOT IPM cây điều
Lớp tập huấn TOT năm thứ nhất chúng tôi đã chọn được 56 giảng viên IPM từ 8 chi cục bảo
vệ thực vật (chi tiết trong báo cáo 6 tháng lần thứ nhất). Lớp tập huấn TOT năm thứ hai,
chúng tôi cũng đã chọn 56 giảng viên IPM từ 9 tỉnh có trồng điều để tham gia lớp TOT (bảng
1). Theo yêu cầ
u của Chi cục Bảo vệ Thực vật hai tỉnh Trà Vinh và Tây Ninh, chúng tôi đã
chọn được một số giảng viên tham dự lớp tập huấn.
I (iii) Tổ chức lớp TOT về IPM cây điều
Trong khoảng thời gian báo cáo từ tháng 2-2007 đến tháng 8-2007, chúng tôi đã tổ chức đợt
tập huấn cuối của lớp TOT năm thứ nhất và đợt tập huấn đầu của lớp TOT thứ hai theo kế
hoạ
ch.
Đợt tập huấn cuối của lớp TOT thứ nhất được tổ chức vào tháng 5-2007 tại Đồng Nai và
Bình Phước. Đợt tập huấn này diễn ra vào giai đoạn cuối thu hoạch, và vì vậy, việc huấn
luyện tập trung vào sự thu hoạch điều, sử dụng kiến vàng, tổng kết các biện pháp IPM cần
được áp dụng ở các thời kỳ sinh trưởng cây điều, kỹ năng giao tiếp, truy
ền đạt thông tin và
phương pháp làm sinh động lớp học. Danh sách bài giảng trình bày trong bảng 2. Các học
viên thích thú với bài giảng và phần thực hành. Vào cuối đợt tập huấn, để khảo sát kiến thức
của học viên về IPM cây điều và ghi nhận những phản hồi về những bài giảng và thực hành
đã chuyển giao, chúng tôi tổ chức kiểm tra với 15 câu hỏi bao gồm tất cả những bài đã giảng
và khảo sát nhữ
ng phản hồi về 15 chủ đề, và sự tự tin của học viên về IPM cây điều và mở
lớp FFS. Hầu hết học viên trả lời đúng cáo câu hỏi. Về khảo sát phản hồi đối với các bài
giảng, chúng tôi xây dựng 5 thang điểm (1 = rất hài lòng, 2 = hài lòng, 3 = tốt, 4 = không hài
lòng, và 5 = rất không hài lòng) cho mỗi đề mục của từng bài giảng (Phụ lục 1). Kết quả cho
thấy các học viên đã bày tỏ “hài lòng” và “t
ốt” với tất cả các bài giảng, đặc biệt 5 bài giảng
được xếp hạng cao hơn. Đó là những bài giảng về “Thiên địch và bảo vệ thiên địch”, “Ảnh
hưởng của kiến vàng đến sâu hại chính trên cây điều”, “Sinh học kiến vàng”, “Nguyên tắc
IPM”, và “Kỹ năng truyền đạt, giao tiếp, sinh động lớp học” (Phụ lục 1). Không có bài giảng
nào được xếp hạng 4 ‘không hài lòng’ hoặc 5 ‘kém’. Về sự tự tin v
ới biện pháp IPM cây
điều, 54% học viên chọn mức 2 ‘tự tin’ và 46% học viên chọn mức 3 ‘được’. Về sự tự tin mở
lớp tập huấn nông dân FFS, 8% học viên chọn mức 1 ‘rất tự tin’, 54% chọn mức 2 ‘tự tin’ và
38% chọn mức 3 ‘tốt’. Ngoài ra, chúng tôi đã ghi nhận những góp ý và đề nghị quan trọng từ
phía học viên, như
(1) Cần nhiều thực hành hơn cho mỗi chủ đề bài giảng,
(2)
Một số chủ đề có nội dung trùng nhau,
(3) Cần nhiều thời gian hơn cho bài giảng có chủ đề kỹ năng truyền đạt, giao tiếp, và
(4) Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến sức khỏe con người và môi trường cần được thêm
vào bài giảng có chủ đề “Sử dụng thuốc trừ dịch hại”.
Về kết luận, mặc dù có hai thời gian lớp tập huấn bị
chậm trễ do ảnh hưởng của dịch rầy nâu
hại lúa (xem báo cáo 6 tháng lần thứ hai về nguyên nhân), lớp tập huấn TOT lần thứ nhất đã
thành công.
Căn cứ vào kinh nghiệm lớp tập huấn TOT năm thứ nhất, các góp ý và đề nghị của học viên
năm thứ nhất, chúng tôi đã chỉnh sửa lại các chủ đề bài giảng và thời lượng cho lớp TOT năm
thứ hai (Bảng 3).
Đợt tập huấn đầu của lớp TOT năm thứ hai tổ chức từ 20-26/8/2007 tại
Đồng Nai, và từ 23-29/8/2007 tại Bình Phước. Lớp tập huấn tập trung vào 3 lãnh vực: sâu
bệnh hại chính và thiên địch trong đó nhấn mạnh vai trò của kiến vàng trong vườn điều,
nguyên tắc IPM, và kỹ thuật canh tác trong đó bao gồm việc sử dụng phân bón và thuốc trừ
sâu (Bảng 4, Phụ lục 2). Học viên đã hoàn toàn thuyết phục b
ởi những quan sát đồng ruộng
5
và những dữ kiện họ tự thu thập trong vườn trình diễn, và thấy rằng kiến vàng đã kiểm soát
rất hữu hiệu bọ đục nõn và bọ xít họ Coreidae, là hai loài sâu hại chính vào thời điểm này
trong năm. Giảng viên đã trình bày những kết quả theo dõi định kỳ của mùa rồi trong vườn
trình diễn của điểm Bình Phước, theo đó lô có kiến vàng đã tốt hơn hoặc tương đươ
ng với lô
có xử lý thuốc trừ sâu (lô nông dân) về số lá, số đọt non, phát hoa, và số đọt non bị hại bởi bọ
xít muỗi, bọ đục nõn, sâu đục trái và rầy mềm. Những kết quả này cùng với những quan sát
tự thực hiện đã làm tăng lên sự thích thú của học viên đối với khóa huấn luyện. Các học viên
cũng rất thích thú với bài giảng về nguyên tắc IPM, và kỹ thuật canh tác. Họ cũng hài lòng
với phương pháp huấn luyện.
Quản lý vườn trình diễn
Nhìn chung, hai vườn trình diễn tiến triển thuận lợi. Sau khi các tổ kiến vàng được thả vào
vườn ở điểm Bình Phước vào cuối tháng 11/2006, những theo dõi định kỳ sự phong phú của
kiến và sâu hại chính đã được triển khai thuận lợi. Kết quả vụ điều vừa qua rất tốt đẹp (Bảng
5), cho thấy số
lá và phát hoa của lô IPM đã nhiều hơn so với lô nông dân. Tỷ lệ (%) phát hoa
non bị gây hại do 4 loài sâu hại chính (bọ đục nõn, bọ xít muỗi, rầy mềm, và sâu đục lòn lá)
đã thấp hơn trong lô IPM, nhưng sự khác biệt giữa hai lô IPM có thả kiến và lô nông dân
không có ý nghĩa thống kê (Bảng 5). Ngoài ra, người nông dân cũng cho biết hạt điều trong
lô IPM có màu sắc sạch hơn và sáng hơn so với hạt điều trong lô của ông ta. Điều này cho
thấy sử d
ụng kiến vàng có hiệu quả tương đương cho đến tốt hơn việc sử dụng thuốc trừ sâu
về nội dung sự phát triển của cây điều và sự thiệt hại gây ra do sâu hại chính.
Tại vườn trình diễn Đồng Nai, các đàn kiến được thả trong lô IPM vào đầu tháng 12/2006.
Quan sát định kỳ về sâu hại chính, sự phong phú của đàn kiến trong vườn IPM và nông dân
được tiến hành thuận lợi trong mùa điều v
ừa qua (từ tháng 10/2006 đến tháng 7/2007), dữ
liệu đang được phân tích. Tuy nhiên, sau năm hợp đồng thứ nhất vào giữa tháng 7/2007,
nông dân chủ vườn cắt một phần vườn thuộc lô IPM để làm lò nấu xương bò mà không báo
cho chúng tôi biết. Vì lý do này mà những theo dõi định kỳ phải ngưng lại. Sau nhiều cuộc
thương thuyết, chủ vườn đã đồng ý chúng tôi sử dụng một vườn điều khác của ông ta (1,5 ha)
để làm điểm trình diễ
n. Chúng tôi đã làm hợp đồng 2 năm với chủ vườn từ thời điểm này.
Các cây trong vườn đã được xén tỉa và bón phân hợp lý. Các đàn kiến sẽ được thả trong lô
IPM vào tháng 10, và sau đó những theo dõi định kỳ sẽ tiếp tục trở lại.
5.1 Các nét chính của hoạt động (Hoạt động II)
Hoạt động II lớp TOT năm thứ nhất đã hoàn thành để học viên về mở lớp FFS t
ại địa
phương. Trong thời gian tập trung của đợt cuối lớp TOT năm thứ nhất, chương trình tập
huấn FFS đã được soạn thảo với những kinh nghiệm, thảo luận giữa các giảng viên và học
viên. Chương trình gồm 4 phần (Phụ lục 3). Phần 1 là chọn lựa và quản lý vườn trình diễn,
Phần 2 là thời biểu tập huấn lớp FFS, phần 3 là các chủ đề cho mỗi gian đ
oạn phát triển của
cây điều, và phần 4 là cung cấp các thông tin chi tiết của các chủ đề (Phụ lục 3). Sau khi lớp
tập huấn TOT năm thứ nhất hoàn thành, với sự giúp đỡ của chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh, các
học viên tốt nghiệp đã bận rộn chọn nông dân từ các nhóm đối tác ở địa phương tham gia lớp
FFS, và chuẩn bị các trợ huấn cụ. Theo thông tin từ các chi c
ục Bảo vệ Thực vật tỉnh, các lớp
FFS sẽ bắt đầu trong tháng 9/ 2007. Tiến độ thực hiện các lớp FFS sẽ được báo cáo trong kỳ
báo cáo 6 tháng tới.
6
5.1 Các nét chính của hoạt động (Hoạt động III)
Hoạt động III là tiến độ của việc soạn thảo quy trình IPM. Việc soạn thảo quy trình IPM cây
điều tiến triển thuận lợi. Công việc tập trung vào thu thập dữ liệu từ quan sát định kỳ lô IPM
và lô nông dân trong thời kỳ cây ra đọt non (III (i)), trước ra hoa và tạo trái (III (ii)) và thu
hoạch (III (iii)). Kết quả của vườn trình diễn Bình Phước vào giai đoạn ra hoa, và tạo trái
mùa điề
u vừa qua trình bày ở Bảng 5. Kết quả này sẽ được đưa vào quy trình IPM cây điều.
Dữ liệu của vườn trình diễn Đồng Nai đang được phân tích.
Ngoài ra, chúng tôi cũng thu thập dữ liệu từ những quan sát đồng ruộng, nuôi sâu trong
phòng cho những phần của quy trình IPM vào giai đoạn trước ra hoa, và ra hoa, như: các sâu
và bệnh hại chính trên cây điều, và những loài thiên địch thường gặp.
5.1 Các nét chính của hoạt động (Hoạt động IV)
Ho
ạt động IV là xây dựng các áp-phích IPM cây điều. Những hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ từ các
chuyến thực địa, kiểm tra định kỳ, các thí nghiệm tiến hành trong vườn trình diễn đã được
báo cáo cho giai đoạn điều ra đọt non (IV(i)) (báo cáo 6 tháng lần thứ nhất) và giai đoạn
trước ra hoa và nở hoa (IV (ii)) (báo cáo 6 tháng lần thứ hai).
Trong giai đoạn của báo cáo (tháng 2–8/2007) là thời kỳ thu hoạch điều và ra lá non sau thu
hoạch (IV (iii)), đã thu th
ập 33 hình ảnh cho các áp-phích; 19 hình ảnh về sâu hại và triệu
chứng gây hại, 9 ảnh về thiên địch, 3 ảnh về quan hệ hỗ tương giữa kiến vàng và rày mềm, và
2 ảnh kiến vàng bắt mồi. Việc chọn lựa ảnh cho áp-phích đang thực hiện.
5.2 Đối tượng hưởng lợi
Căn cứ vào điều tra cơ bản, những lợi ích cho hộ sản xuất nhỏ kỳ vọng đạ
t được đã trình bày
trong báo cáo 6 tháng lần thứ nhất. So sánh lô IPM với lô tự quản lý, chủ vườn điều ở Bình
Phước rất vui mừng với kết quả của lô IPM bởi vì chất lượng hạt tốt hơn, và không sử dụng
thuốc trừ sâu. Chúng tôi tin tưởng rằng khi lớp tập huấn FFS bắt đầu trong tháng 9/2007,
nhiều lợi ích cho hộ sản xuất nhỏ sẽ từng bước gia tăng.
5.3 Tă
ng cường năng lực
TS Peng đã đến Việt Nam trong tháng 8/2007 để khai giảng lớp tập huấn TOT năm thứ hai,
để giảng bài về “Sâu hại chính trên cây điều và thiên địch của chúng” và “Hiệu quả của kiến
vàng đối với sâu hại chính trên cây điều” cho học viên TOT, và kiểm tra việc quản lý đàn
kiến đã được thả trong vườn trong trình diễn. Kết quả thấy rằng bài giảng của TS Peng đã
h
ấp dẫn học viên về sử dụng kiến vàng để kiểm soát sâu hại điều. Để giữ cho đàn kiến ổn
định, TS Peng đã trình bày biện pháp kiểm tra ranh giới giữa các đàn kiến, và cho kiến ăn
vào giai đoạn cây điều ngủ nghỉ. Đến nay, các thành viên IAS đã thu nhận toàn bộ kiến thức
về kỹ thuật kiến vàng, bao gồm chuẩn bị vườn cây thả kiến, kiể
m soát sự canh tranh giữa các
loài kiến, xác định phạm vi các đàn kiến, thả kiến, quản lý và duy trì các đàn kiến. Dưới sự
hướng dẫn của TS Peng, các thành viên IAS đã tiếp thu hoàn toàn kinh nghiệm về đánh giá
sự phong phú của đàn kiến. Trong hai lần trước đến Việt Nam với sự góp phần của Ông
Chiến, nông dân trồng điều, TS Peng đã trình bày một kế hoạch kiểm soát sâu đục cành (sử
dụng kiến vàng, xén tỉ
a, và bẫy đèn) mà loài sâu hại này là mối quan tâm hiện nay của người
trồng điều ờ Việt Nam. TS Peng cũng đã chuyển giao phần kiến thức này cho thành viên
IAS.
7
5.4 Công khai
Hoạt động của dự án bao gồm lớp tập huấn TOT đã được công bố trên đài phát thanh, và báo
Nông nghiệp. Biểu tượng của Bộ NN&PTNT AusAID luôn được trình bày trong các hoạt
động.
5.5 Quản lý dự án
Chủ nhiệm dự án, ông Lã Phạm Lân, chịu trách nhiệm quản lý nhân sự và kinh phí dự án
phía Việt Nam. Ông ta cũng quản lý hai trung tâm huấn luyện và điểm trình diễn, với sự trợ
giúp của hai thí nghiệm viên. GS Keith Christian và TS Renkang Peng có nhiệm vụ
điều phối
chung dự án và sẽ tổng hợp lại những nhu cầu đòi hỏi được báo cáo với sự đóng góp từ phía
Việt Nam khi cần thiết. TS Peng hiện đang theo dõi các hoạt động, và ông ta cũng có nhiệm
vụ về kiểm tra tiến độ triển khai của dự án, một phần lớp huấn luyện TOT, và phân tích dữ
liệu.
6. Báo cáo về những vấn đề giao thoa
6.1 Môi trường
Theo kết quả điều tra cơ bản, thuốc trừ sâu đã có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người nông
dân, gia súc và môi trường, như đã báo cáo trong báo cáo 6-tháng lần thứ nhất. Môi trường
và sức khỏe người nông dân sẽ được cải thiện thành công với sự thực hiện chương trình IPM
trên cây điều. Thí dụ, sau khi đã thả các đàn kiến vào các vườn trình diễn trong tháng
11/2006, chúng tôi không sử dụng bấ
t kỳ loại thuốc trừ sâu nào trong giai đoạn điều ra hoa và
kết trái. Người chủ vườn nói rằng hạt điều từ lô IPM rất sáng và sạch hơn hạt trong lô do ông
ta quản lý. Họ tin tưởng rằng chương trình IPM trên cây điều chắc chắn sẽ cải thiện được sứ
khỏe của họ và môi trường canh tác.
6.2 Vấn đề giới tính và xã hội
Theo kết quả điều tra cơ
bản, phụ nữ đã giữ một vai trò quan trọng trong ngành trồng điều.
Vào khoảng 40% lao động là phụ nữ đã tham gia các khâu quản lý vườn điều, như làm cỏ,
xén tỉa, bón phân, thu hoạch, v.v. Vì kỹ thuật ứng dụng kiến vàng không đòi hỏi nhiều về sức
lực, và không độc hại như phun thuốc trừ sâu, sự chấp nhận của nó sẽ thúc đẩy sự tham gia
của phụ n
ữ trong ngành trồng điều sản xuất nhỏ.
7. Vấn đề triển khai và sự bền vững
7.1 Vấn đề và những giới hạn
Từ khi ông Lân là chủ nhiệm dự án, sự thông tin giữa các thành viên phía CDU và Việt nam
đã được cải thiện.
7.2 Những Lựa chọn
Không có trong báo cáo này.
8
7.3 Sự bền vững
Sự bền vững của ngành sản xuất điều ở Việt Nam là trọng tâm của dự án. Tất cả các mục
tiêu, giải pháp, phương pháp thực thi và chương trình huấn luyện đều liên kết với vấn đề này.
Trong lớp tập huấn TOT năm thứ nhất và đợt tập trung đầu của lớp TOT năm thứ hai, cùng
với những kết quả do h
ọc viên thực hiện và từ kết quả của vườn thực tập, chúng tôi đã tạo
được sự hài lòng cho các học viên về sử dụng kiến vàng là thành phần chính để quản lý vườn
điều là có hiệu quả. Đây là một bước đi có ý nghĩa cho sự bền vững của ngành trồng điều
trong tương lai
8. Các bước quan trọng kế tiếp
Sau đây là các hoạt động quan trọng kế tiếp trong 6 tháng tới:
1. Quản lý vườn điều trình diễn,
2. Tiếp tục lớp huấn luyện TOT năm thứ hai,
3. Thực hiện lớp FFS tại 8 tỉnh do các học viên đã tốt nghiệp lớp TOT năm thứ nhất,
4. Hoàn thành bản thảo quy trình IPM cây điều, và
5. Hoàn thành bản thảo áp-phích IPM cây điều.
9. Kết luận
Những hoạt động dự kiến của dự án cho giai đoạn 6-tháng lần thứ ba đã hoàn thành.
Lớp tập huấn TOT năm thứ nhất đã hoàn thành trong tháng 5/2007. Đợt tập huấn lần cuối
thực hiện trong tháng 5/2007 tại Đồng Nai và Bình Phước. Cuối đợt tập huấn, chúng tôi tổ
chức kiểm tra với 15 câu hỏi bao gồm những chủ đề đã giảng, và ghi nhận ý kiến phản hồi
v
ới phiếu câu hỏi. Hầu hết học viên trả lời đúng các câu hỏi. Về kết quả phản hồi, nhìn
chung, các học viên đã hài lòng với các bài giảng, đặc biệt 5 bài giảng được xếp hạng coa
hơn. Tất cả các học viên đã có khả năng ứng dụng các biện pháp IPM thích hợp và tự tin tổ
chức lớp FFS.
Lớp tập huấn TOT năm thứ hai được tổ chức từ
tháng 8/2007. Chúng tôi đã chọn 56 giảng
viên IPM từ 9 tỉnh có trồng điều. Căn cứ vào kinh nghiệm lớp tập huấn TOT năm thứ nhất,
các góp ý và đề nghị của học viên năm thứ nhất, chúng tôi đã chỉnh sửa lại các chủ đề bài
giảng và thời lượng cho lớp TOT năm thứ hai (Bảng 3). Đợt tập huấn đầu của lớp TOT năm
thứ hai tổ chức từ 20-26/8/2007 t
ại Đồng Nai, và từ 23-29/8/2007 tại Bình Phước. Dưới sự
hướng dẫn của các giảng viên TOT, các học viên đã hoàn toàn thuyết phục bởi những quan
sát đồng ruộng và những dữ liệu họ tự thu thập trong vườn trình diễn, và thấy rằng kiến vàng
đã kiểm soát rất hữu hiệu các loài sâu hại chính. Những kết quả này đã làm tăng lên sự thích
thú của học viên đối với khóa huấn luyện, và họ c
ũng hài lòng với phương pháp huấn luyện.
Nhìn chung, hai vườn trình diễn tiến triển tốt. Trong mùa trước, kết quả của vườn trình diễn
ở Bình Phước cho thấy kiến vàng có hiệu quả tốt hơn cho đến tương đương với sử dụng
thuốc trừ sâu. Dữ liệu của vườn trình diễn Đồng Nai đang được phân tích.
Lớp tập huấn FFS sẽ thực hiện trong tháng 9/2007. Sau khi các học viên TOT năm thứ nh
ất
tốt nghiệp, với sự trợ giúp của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh, họ đang bận rộn chọn nông dân
từ các nhóm đối tác ở địa phương đề tham gia lớp FFS, và chuẩn bị các dụng cụ trợ giảng.
Chương trình FFS đã được soạn thảo dựa vào kinh nghiệm khuyến nông và sự thảo luận giữa
các giảng viên và các học viên.
Việc soạn thảo quy trình IPM cây
điều và các áp-phích tiến triển thuận lợi. Trong giai đoạn
báo cáo, việc soạn thảo quy trình tập trung vào thu thập dữ liệu định kỳ từ các vườn trình
9
diễn. Tổng số 33 hình ảnh đã được chuẩn bị cho các áp-phích. Bản thảo quy trình và các áp-
phích sẽ sẵn sàng để nhận các góp ý, đề nghị vào tháng 12/2007.
Báo cáo về đợt tập huấn đầu tiên của lớp TOT năm thứ hai trình bày trong phụ lục 2.
10
11
Phụ lục 1
Kết quả góp ý của học viên lớp TOT năm thứ nhất (50 / 56 học viên) vào cuối đợt tập
huấn, tháng 5/2007
A. Đánh giá bài giảng và thực hành
1. Chủ đề: Giới thiệu ngành sản xuất điều, đặc tính thực vật và tuyển chọn giống điều
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
2.1
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.4
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.3
Thực hành
2.9
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.9
Thời lượng thực hành
3.1
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.9
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
2. Chủ đề: Kỹ thuật canh tác cây điều
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
2.0
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.4
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.5
Thực hành
2.9
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.8
Thời lượng thực hành
3.0
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.8
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
3. Chủ đề: Phân bón cho cây điều và phân vi lượng
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
2.1
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.4
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.4
Thực hành
3.0
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.6
Thời lượng thực hành
3.1
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.9
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
12
4. Chủ đề: Bệnh hại trên cây điều và biện pháp phòng trị
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
2.0
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.7
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.4
Thực hành
2.9
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.9
Thời lượng thực hành
3.0
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.8
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
5. Chủ đề: Sâu hại trên cây điều và biện pháp phòng trị
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
1.8
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.2
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.3
Thực hành
2.7
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.6
Thời lượng thực hành
2.8
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.6
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
6. Chủ đề: Thiên địch và bảo vệ thiên địch
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
1.8
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.1
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.0
Thực hành
2.5
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.5
Thời lượng thực hành
2.6
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.4
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
7. Chủ đề: Hiệu quả của kiến vàng đến sâu hại chính trên cây điều
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
1.5
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
1.9
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.1
Thực hành
2.3
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.3
Thời lượng thực hành
2.6
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.4
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
13
8. Chủ đề: Kỹ thuật sử dụng kiến vàng
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
1.7
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.2
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.1
Thực hành
2.5
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.5
Thời lượng thực hành
2.7
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.5
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
9. Chủ đề: Những hạn chế của việc sử dụng kiến vàng, biện pháp khắc phục
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
1.8
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.3
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.3
Thực hành
2.7
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.5
Thời lượng thực hành
2.8
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.6
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
10. Chủ đề: Đặc tính sinh học của kiến vàng
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
1.7
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.1
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.2
Thực hành
2.5
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.3
Thời lượng thực hành
2.5
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.4
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
11. Chủ đề: Nguyên tắc của IPM
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
1.5
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.0
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.1
Thực hành
2.6
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.3
Thời lượng thực hành
2.6
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.4
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
14
12. Chủ đề: Kinh nghiệm của nông dân về sử dụng kiến vàng
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
2.2
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.6
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.6
Thực hành
3.1
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.9
Thời lượng thực hành
3.2
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.8
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
13. Chủ đề: Sử dụng nông dược trong chương trình IPM
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
2.0
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.3
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.3
Thực hành
2.9
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.5
Thời lượng thực hành
2.9
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.5
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
14. Chủ đề: Kỹ thuật sử dụng dầu khoáng
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
1.9
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.3
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.3
Thực hành
3.0
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.6
Thời lượng thực hành
3.1
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.7
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
15. Chủ đề: Kỹ năng truyền đạt, giao tiếp, và tạo sự sinh động lớp học
Đề mục * TB xếp hạng
Nội dung
1.7
Phương pháp giảng dạy và thảo luận
2.1
Lợi ích đối với việc quản lý vườn điều
2.2
Thực hành
2.4
Thời lượng về giảng và thảo luận
2.4
Thời lượng thực hành
2.5
Cân đối giữa lý thuyết và áp dụng
2.3
*: 1 = Rất hài lòng; 2 = Hài lòng; 3 = Tốt; 4 = Không hài lòng; 5 = Kém.
15
B. Sự tự tin về áp dụng chương trình IPM cây điều
1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%)
0.0 54.0 46.0 0.0 0.0
1 = rất tự tin; 2 = tự tin; 3 = tốt; 4 = kém tự tin; 5 = không tự tin
C. Sự tự tin về tổ chức lớp FFS sau khóa TOT
1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%)
8.0 54.0 38.0 0.0 0.0
1 = rất tự tin; 2 = tự tin; 3 = tốt; 4 = kém tự tin; 5 = không tự tin
16
Phụ lục 2
Báo cáo về đợt tập trung đầu tiên lớp tập huấn TOT năm thứ hai
(tháng 8 năm 2007)
Đợt tập huấn đầu tiên của lớp tập huấn TOT năm thứ hai được thực hiện từ 20-26/8/2007 tại
Đồng Nai, và từ 23-29/8/2007 tại Bình Phước. Các học viên rất thích thú với bài giảng và
thực hành. Họ cũng hài lòng với phương pháp giảng dạy.
Đợt tập huấn tập trung vào 4 bài: sâu hại chính trên cây điều và thiên địch của chúng, hi
ệu
quả của kiến vàng đến các sâu hại chính trên cây điều, đại cương kỹ thuật canh tác điều bao
gồm việc sử dụng phân bón, sử dụng thuốc trừ sâu, và nguyên tác quản lý dịch hại tổng hợp
(Bảng 4).
Bài 1 Sâu hại chính trên cây điều và thiên địch của chúng
Bài 2 Hiệu quả của kiến vàng đến các sâu hại chính trên cây điều
Đây là hai bài giảng cùng với thực hành do TS Peng thực hiện, và thông d
ịch bởi ông Lân và
ông Bình. Mục tiêu của bài giảng là
(1) Thúc đẩy học viên nhận biết về vai trò của côn trùng trên cây điều,
(2) Để cho học viên biết về sự hiện diện và vai trò của thiên địch (nhất là kiến vàng)
trên cây điều, và
(3) Cung cấp cho học viên kiến thức về những thuận lợi và bất lợi của việc sử dụng
kiến vàng trong phòng trừ sâu hại điều.
Bài giả
ng gồm một loạt những hoạt động, bao gồm thu thập côn trùng trên cây điều, xác định
loài dịch hại và thiên địch, quan sát hành vi thu thập thức ăn của kiến vàng, và điều tra ngoài
hiện trường hiệu quả phòng trừ của kiến vàng trên sâu hại điều. Học viên đã hoàn toàn thuyết
phục bởi những dữ kiện họ tự thu thập trong vườn trình diễn, và quan sát thực địa, và thấy
rằng ki
ến vàng đã rất hiệu quả để kiểm soát sâu hại quan trọng là bọ cánh cứng đục nõn, và
bọ xít họ coreidae (sâu hại quan trọng nhất vào thời điểm này trong năm). Vì vậy, đợt tập
huấn đầu tiên này đã làm tăng sự tin tưởng của học viên về sử dụng kiến vàng là thành phần
chính trong kiểm soát sâu hại cây điều. Đối với phần lớn học viên, đây là lần đầu l
ớp huấn
luyện đã cung cấp cho họ cơ hội nhìn thấy tận mắt phức hệ dịch hại trên cây điều. Rất đáng
giá rằng vào cuối lớp, những học viên có trồng điều ở nhà cho rằng sử dụng kiến vàng trong
vườn của họ càng sớm càng tốt. Đối với các học viên không có vườn điều, họ tin rằng nông
dân chắc chắn sẽ thu đượ
c nhiều lợi nhuận nếu sử dụng kiến vàng trong vườn điều của họ.
Bài 3. Đại cương kỹ thuật canh tác điều
Bài giảng và thực tập được chuyển giao do Nguyễn Thanh Bình, Đặng Văn Tự, và TS Trần
Văn Hai. Mục tiêu của bài là để cho học viên
(1) Hiểu biết về ngành sản xuất điều và những giới hạn trong ngành sản xuất đi
ều ở Việt
Nam,
(2) Quen thuộc với cấu trúc của hệ sinh thái cây điều,
(3) Hiểu biết về đặc tính thực vật cây điều, và
(4) Học về kỹ năng canh tác điều.
Bài giảng tiến triển thuận lợi với những hoạt động: nhu cầu về vật lý của cây điều, ảnh hưởng
của mật độ trồ
ng đến sự phát triển của cây điều, thiết lập vườn điều, kỹ năng cơ bản để quản
lý vườn điều, chọn giống điều để trồng, nguyên tắc bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu thích
17
hợp. Đối với thuốc trừ sâu, giảng viên đã cung cấp kiến thức về các nhóm thuốc khác nhau
và chỉ ra những thuận lợi và bất lợi của các nhóm thuốc có quan hệ đến hiệu quả trên dịch hại
và ảnh hưởng đến môi trường. Chúng tôi đặc biệt giới thiệu nhóm thuốc mềm tương thích với
chương trình IPM cây điều, và chỉ cho học viên biết khi nào, sử dụng ra sao những loạ
i thuốc
này để phòng trừ các đối tượng chuyên biệt mà không gây tổn hại cho kiến vàng, và môi
trường. Qua khóa tập huấn, học viên TOT đã thu nhận kiến thức rộng về ảnh hưởng của các
yếu tố vật lý trong hệ sinh thái nông nghiệp cây điều, quan hệ hỗ tương giữa cây điều, súc vật
nuôi, và con người trong vườn điều, và kỹ thuật canh tác điều cập nhật, nhất là chọn l
ựa
giống trồng, và kỹ thuật xén tỉa. Học viên đã thích thú với chủ đề, và họ đã bày tỏ ý muốn tự
thực hiện những phương pháp này.
Bài 4. Nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
Trên quan điểm sinh thái, bài giảng làm cho học viên có khả năng hiểu làm sao sử dụng
thành công các phương pháp liên quan đến sinh thái để giảm thiểu sự thiệt hại do dịch hại
gây ra trên cây điề
u và gia tăng năng suất. Bài giảng bao gồm 3 chủ đề chính: IPM là gì, vì
sao áp dụng IPM cho cây trồng nông nghiệp, và ứng dụng IPM ra sao trên cây điều. Căn cứ
vào thông tin hiện tại về tình hình sản xuất điều ở Việt Nam, là những thông tin ghi nhận
được từ điều tra cơ bản từ 8 tỉnh trồng điều (báo cáo điều tra cơ bản), việc sử dụng không
thích hợp hóa chất nông nghiệp đ
ã gây nên vấn đề về sức khỏe cho con người nông dân, và
gia súc, và cho cả môi trường. Để giải quyết vấn đề nêu trên, chúng tôi đã nhấn mạnh sự
quan trọng của tính bền vững, sự cân bằng của hệ sinh thái nông nghiệp, giới thiệu định
nghĩa và chiến lược IPM, và những mô hình hiện hữu như là những thí dụ cho thấy làm thế
nào những phương pháp kết hợp được trong mô hình có thể hoạt động
được trong mối liên hệ
với hệ sinh thái nông nghiệp. Đối với chủ đề cuối, chúng tôi đã trình bày mô hình của vườn
điều. Chúng tôi chia một năm làm vài thời kỳ theo sự sinh trưởng của cây điều ở Việt Nam,
và những dữ liệu thu thập được tương ứng với các thời kỳ này. Trong mỗi thời kỳ, chúng tôi
giới thiệu nhiều biện pháp quản lý khác nhau, và trình bày sử dụng ra sao những biện pháp
kết hợp trong vườn điều. Chủ đề này được học viên thảo luận nhiều trên cơ sở kiến thức họ
thu nhận được trong lớp, và những dữ liệu họ tự thu thập trong vườn trình diễn và thực địa.
18
Phụ lục 3
Chương trình lớp huấn luyện nông dân (FFS)
Phần 1 Chọn lựa vườn trình diễn
a. Chọn điểm
Trong vườn điều của nông dân, chọn một nhóm cây (8-10 cây) có kiến vàng, và một
nhóm cây khác không có kiến vàng là đối chứng so sánh.
b. Những cây có kiến vàng sẽ được quản lý với quy trình IPM, những cây không có kiến
sẽ do nông dân quản lý thực hiện theo những gì xưa nay họ vẫn làm.
c. Người nông dân có nhiệm vụ bảo quản các cây này trong thời gian l
ớp FFS tiến hành.
Phần 2 Tần suất tập huấn lớp FFS
Giai đoạn phát triển cây điều Tháng Tần suất Số lần huấn
luyện
Ngủ nghỉ Tháng 9 2 lần/tháng 2
Trước ra hoa Tháng 10 – giữa
tháng 11
2 lần/tháng 2
Ra hoa, kết trái Giữa tháng 11 –
tháng 1 năm sau
Mỗi tháng một
lần
3
Kết trái, thu hoạch Tháng 2 – tháng
4
Mỗi tháng một
lần
2
Phần 3. Nội dung huấn luyện vào mỗi giai đoạn phát triển cây điều
Giai đoạn phát
triển cây điều
Tháng Biện pháp quản lý IPM
Ngủ nghỉ hoặc ra lá
non (trong mùa mưa)
Tháng 6 –
tháng 9
1. Kiểm tra định kỳ và quản lý đàn kiến vàng
trong vườn cho hoạt động tốt;
2. Kiểm tra định kỳ sâu và bệnh hại;
3. Kiểm soát sâu đục thân và sâu đục cành;
4. Xén tỉa;
5. Bón phân;
6. Làm cỏ;
7. Nhân giống;
8. Trồng cây con;
9. Che phủ đất hoặc trồng cây xen canh;
10. Làm phân xanh;
Trước ra hoa (đầu
mùa khô)
Tháng 9 –
giữa tháng
10
1. Quản lý đàn kiến vàng cho hoạt động tốt;
2. Kiểm tra định kỳ sâu bệnh hại trong vườn;
3. Bón phân, hoặc bón thêm phân vi lượng;
4. Làm cỏ;
Ra hoa, tạo hạt, tạo
trái (trong mùa khô)
Tháng 11 –
tháng 1 năm
sau
1. Quản lý đàn kiến vàng cho hoạt động tốt;
2. Kiểm tra định kỳ sâu bệnh hại trong vườn;
3. Phun thuốc ít độc hại để trừ rầy mềm, rệp
19
sáp nếu cần, chỉ phun nơi bị hại;
4. Phun thuốc trừ bệnh nếu cần;
5. Tưới nước nếu có thể được;
6. Bón phân vi lượng.
Thu hoạch và sau
thu hoạch (cuối mùa
khô, đầu mùa mưa)
Tháng 2 –
tháng 4
1. Quản lý đàn kiến vàng cho hoạt động tốt;
2. Làm cỏ, dọn dẹp sạch sẽ phía gốc cây để
chuẩn bị thu hoạch;
3. Hái trái;
4. Phơi khô và tồn trữ;
Phần 4 Thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề huấn luyện
1. Kiểm tra định kỳ và quản lý đàn kiến vàng
a. Hiệu quả phòng trừ của kiến đối với sâu hại chính
b. Thả đàn kiến thu thập vào vườn điều (một đàn lớn)
i. Bẫy diệt các loài kiến cạnh tranh với kiến vàng
ii. Tuyển chọn, xác định 1 đàn kiến vàng
iii. Thu thập tất cả các tổ kiến, cho vào bao nilong
iv. Thả kiến lên cây (đàn kiến được thả vào một góc vườn)
v. Nối các cây có kiến với nhau b
ằng dây nilong, hay loại dây nào khác
vi. Cung cấp thức ăn cho kiến sau khi thả nếu cây chưa ra đọt non, lá non
c. Vẽ sơ đồ cây trong vườn (các cây có kiến vàng)
d. Kiểm tra thường xuyên (hàng tháng khi cây giai đoạn ngủ nghỉ; 2 tuần một lần khi
cây ra lá non hoặc ra hoa); theo dõi và kiểm soát hướng phát triển của mỗi đàn.
e. Cung cấp thức ăn cho kiến nếu cây không ở giai đoạn ra lá non (trong mùa mưa).
2. Kiểm tra định kỳ và quản lý sâu bệnh hại trong vườn
a. Xác định sâu và bệnh hại chính
b. Xác định triệu chứng thiệt hại
c. Đánh giá mức độ thiệt hại của sâu hại chính bằng các triệu chứng biểu hiện
d. Quyết định xử lý bằng các biện pháp thích hợp
i. Phun thuốc trừ sâu (ví dụ như 6 – 10% chồi bị hại)
ii. Sử dụng loại thuốc trừ sâu thích hợp ít gây hại cho thiên địch (như
là Applaud,
dầu D.C. Tron, dầu nim, v.v.)
iii. Phương pháp phun (thời điểm phun, phun toàn bộ, phun từng điểm)
e. Cẩn thận về sự ngộ độc của cây từ dầu khoáng.
3.
Kiểm soát sâu đục cành và sâu đục thân
a. Dùng bẫy đèn diệt trưởng thành sâu đục cành trong khoảng tháng 4 – tháng 6
b. Phát hiện sớm triệu chứng gây hại của sâu đục cành và sâu đục thân (cây non và cây
già)
c. Xử lý sớm các cành bị hại
i. Đối với sâu đục thân, cạo bỏ phần bị hại kể cả sâu, nhộng; pha thuốc trừ sâu
quét vào nơi bị hại
ii. Đối với sâu đục cành, xén bỏ các cành già có dấu vết bị hại trong kho
ảng thời
gian tháng 7-8, đem tiêu hủy. Đối với vết đục cũ trên cành, theo dấu đường đi
20
của lỗ đục từ trên xuống dưới và định vị lỗ cuối cùng dọc theo cành, bơm thuốc
trừ sâu dạng tiếp xúc vào lỗ đục và bịt kín miệng lỗ.
4. Xén tỉa
a. Nguyên tắc xén tỉa (những loại cành nhánh nào cần được xén tỉa)
b. Thời điểm xén tỉa
c. Dụng cụ xén tỉa (dùng cưa tốt hơn là mác chặt cành)
d. Các cành nhánh đã tỉa được để tại chỗ gần gốc cây trong vài ngày để kiến vàng leo trở
lại cây
5. Bón phân và phân vi lượng
a. Thời điểm bón phân và lượng phân bón tùy theo tuổi cây và tình trạng sinh trưởng
của cây
b. Thời điểm và lượng phân vi lượng cần bón tùy theo tuổi cây và thời điểm ra hoa
c. Chon lựa loại phân bón thích hợp, kể cả loại phân vi lượng
d. Phương pháp bón phân (có thể đào rãnh quanh cây tương ứng với tán lá và rải phân
và lấp đất)
6. Thu hoạch
a. Dọn sạch cỏ, lá mục quanh gốc cây trước khi thu hoạch
b. Nhặt trái
c. phơi khô và tồn trữ
21