Ministry of Agriculture & Rural Development
002/05/VIE
Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp
dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi
trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam
MS 7: Báo cáo 6 tháng lần thứ ba
Tháng 3/ 2008
1
1. Thông tin về các bên thực hiện
Tên dự án
Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp
dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng
thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam
Cơ quan phía Viẹt Nam
Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1
Trưởng nhóm phía Việt Nam
Tiến sĩ Lê Xân
Cơ quan phía Úc
Trường Đại học Tây Úc
Trưởng nhóm phía Úc
Tiễn sĩ Steven Schilizzi
Ngày bắt đầu (nguyên bản)
Tháng 1 năm 2006
Ngày kết thúc (nguyên bản)
Tháng 12 năm 2007
Ngày bắt đầu (Sau sửa đổi)
Tháng 8 năm 2006
Ngày kết thúc (Sau sửa đổi)
Tháng 12 năm 2008
Báo báo giai đoạn
6 tháng lần thứ 3
Địa chỉ liên lạc
Phía Úc: Trưởng Nhóm
Tên:
Dr. Steven Schilizzi
Điện thoại:
+61 8 6488 2105
Vị trí:
Giảng viên chính
Fax:
+61 8 6488 1098
Cơ quan
Đại học Tây Úc
Email:
or
Phía Úc: Liên hệ hành chính
Tên:
Điện thoại:
Vị trí:
Fax:
Cơ quan
Email:
Phía Việt Nam
Tên:
Dr. Lê Xân
Telephone:
030.827124 or 04.8271368
Vị trí:
Phó Viện trưởng
Fax:
04.8273070
Cơ quan
Viện Nghiên cứu Thuỷ sản 1
Email:
or
2
2. Tóm tắt dự án
Nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ với diện tích dao động từ 0,5 ha đến 3 ha chiếm
khoảng 90% sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam, đem lại giá trị xuất khẩu gần 1 tỉ đô la trong
năm 2004. Khả năng phát triển về kinh tế và sự bền vững về môi trường của loại hình sản
xuất này đang bị đe doạ bởi các thực hành quản lý chưa tốt, dẫn đế
n sự bùng phát dịch
bệnh, suy thoái môi trường. Môi trường bị ô nhiễm và sản phẩm không hợp vệ sinh thực
phẩm bởi hóa chất và tồn dư kháng sinh đồng thời làm suy giảm năng suất nuôi. Thực
Hành Quản Lý Tốt đã được áp dụng trong thương mại nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam với
một số kết quả tích cực như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, t
ăng tính bền vững
về môi trường và giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh. Tuy nhiên, áp dụng Quản Lý Thực Hành
Tốt cho các nông hộ nuôi trồng thuỷ sản quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn do các hạn chế
về vốn đầu tư, kiến thức kỹ thuật và các khuyến khích hoặc các sáng kiến áp dụng Quản
Lý Thực Hành Tốt. Mục tiêu của dự án này nhằm nghiên cứu tính khả thi của áp dụng
Qu
ản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ và đề xuất các biện
pháp đẩy mạnh áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho ngành sản xuất này. Dự án sử dụng
các phương pháp tư vấn, đánh giá có sự tham gia của cộng đồng, trình diễn, tập huấn, hội
thảo để nghiên cứu và phổ biến áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho nuôi trồng thuỷ sản
quy mô nhỏ phù hợp với nhu cầ
u và khả năng của nông hộ.
3. Tóm tắt nội dung đã thực hiện
Dự án CARD 002/05/VIE trong sáu tháng vừa qua (từ tháng 9/2007 đến tháng 2/2008) đã
triển khai thực hiện và hoàn thành tốt các nội dung trong bản kế hoạch 6 tháng thứ ba của dự
án. Dự án đã tổ chức thành công đợt thăm quan và làm việc của nhóm 3 cán bộ dự án tại
trường Đại học Tây Úc. Trong đợt công tác này, nhóm cán bộ phía Việt Nam đã cùng nhóm
chuyên gia phía Úc trao đổi về nội dung tiến độ và kế hoạch tiếp theo của dự án. Ngoài ra,
hai bên đã thống nhất phươ
ng pháp xử lý số liệu và hoàn thành đề chương cho báo cáo đánh
giá các mô hình dự án. Dự án đã tổ chức thành công hội thảo tổng kết 1 năm thực hiện dự án
và bàn kế hoạch triển khai năm tiếp theo. Hội thảo là diễn đàn để các bên có liên quan gồm
cấp tỉnh, cấp xã, hợp tác xã và các nông hộ trình diễn thảo luận các kết quả đã đạt được và
định hướng hoạt động trong năm tiế
p theo. Các tài liệu tập huấn BMP đã được nâng cấp về
nội dung cho phù hợp hơn với vùng dự án thông qua các ý kiến đóng góp của các chuyên gia,
cán bộ quản lý địa phương các cấp và đặc biệt là ý kiến của các nông hộ tham gia thực hiện
dự án. Dự án cũng đã tổ chức thành công đợt công tác cho chuyên gia phía Úc đến làm việc
với dự án tại Viện nghiên cứu Thuỷ sản 1. Mục tiêu của đợt công tác này là kiểm tra tiến
độ
và nội dung các hoạt động của dự án. Trong tháng 2 dự án đã tổ chức lớp tập huấn tổng hợp
BMP cho nông dân ở Thừa Thiên Huế chuẩn bị cho vụ nuôi năm 2008. Ngoài ra, dự án cũng
đã cung cấp các thiết bị kiểm tra môi trường nước cho Trung tâm khuyến ngư, các tổ cộng
đồng và các nông hộ trình diễn ở các địa phương. Dự án đã hỗ trợ 1 phần kinh phí mua tôm
giống và kinh phí kiểm tra chất l
ượng tôm giống đầu vào.
3
4. Giới thiệu về dự án
Mục tiêu dự án
Mục tiêu chính của dự án là nghiên cứu tính khả thi của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành
Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ thông qua hạn chế ảnh hưởng tiêu cực lên môi
trường, tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn sản phẩm –
qua đó, đóng góp có ý nghĩa vào việc xoá đói giảm nghèo lâu dài và nâng cao thu nhập cho
các nông hộ trực tiếp tham gia vào chuỗi sản xuất nuôi trồ
ng thuỷ sản.
Mục tiêu trước mắt của dự án: a) Thực hiện phân tích hiện trạng nuôi trồng thủy sản các
nông hộ và nhận biết những thuận lợi và hạn chế khi áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt; b)
Phát triển nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt phù hợp với nuôi trồng thủy sản quy mô nông
hộ ở miền Bắc Việt Nam; c) Nâng cao năng lực áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho các
thành viên tham gia vào chuỗ
i thị trường sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là những
người sản xuất nhỏ.
Kết quả mong đợi
Kết quả mong đợi của dự án là phát triển phương pháp sử dụng và phổ biến nguyên tắc Quản
Lý Thực Hành Tốt đến các hộ nông dân nhằm thực hành tốt các hoạt động sản xuất, giảm
thiểu rủi ro do dịch bệnh, hạn ch
ế ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường, tăng năng suất mùa vụ
và nâng cao hiệu quả kinh tế lâu dài. Kết quả dự án cũng sẽ đóng góp vào Chiến lược Giảm
nghèo và Phát triển của Chính phủ Việt Nam, đây cũng là điều mà Chương trình Hợp tác
Phát triển Nông nghiệp Nông thôn giữa Úc và Việt Nam đang hướng tới
Cách tiếp cận và chiến lược thực thi
Dự án có 3 giai đoạn: a) Phân tích hiện trạng nuôi th
ủy sản quy mô nông hộ và nhận biết
những thuận lợi và hạn chế của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt; b) Phát triển hướng
dẫn thực hiện Quản Lý Thực Hành Tốt phù hợp cho các nông hộ nuôi thủy sản thông qua các
mô hình thí điểm cộng đồng; c) Nâng cao năng lực thực thi Quản Lý Thực Hành Tốt và diễn
đàn đối thoại với các nhà xuất khẩu, các thương gia, người chế biến và m
ở rộng khuyến
khích thị trường sản phẩm Quản Lý Thực Hành Tốt.
Giai đoạn 1: Dự án bắt đầu bằng việc nghiên cứu tổng quan các tài liệu và kinh nghiệm về
Quản Lý Thực Hành Tốt trong khu vực, sau đó tiến hành đánh giá hiện trạng nuôi trồng thuỷ
sản quy mô nông hộ, đánh giá về năng suất, sản lượng, tiềm năng và khả năng sử dụng nguồn
l
ực của các cơ sở nuôi. Tiến hành điều tra cơ bản nhằm nâng cao kinh nghiệm về phương
pháp thu thập và sử dụng thông tin cũng như trang bị cho cán bộ nghiên cứu và cán bộ ngành
thủy sản một bức tranh tổng thể về hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở quy mô nông hộ tại 3
4
tỉnh của dự án. Kết thúc giai đoạn 1, một kế hoạch hành động được lập và lựa chọn địa điểm
thực hiện nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt.
Giai đoạn 2: Dự án tập trung trình diễn nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt ở 2 hình thức
nuôi tôm chính là nuôi bán thâm canh và nuôi quảng canh cải tiến. Các hình thức này hiện
đang phổ biến ở miền Bắc Việ
t Nam. Các hộ nuôi quy mô nhỏ liên quan đến 2 hình thức
nuôi trên sẽ được lựa chọn và khuyến khích tham gia các câu lạc bộ nuôi tôm hoặc chi hội
nghề cá để tham gia vào trình diễn áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt. Viện Thuỷ Sản 1, Đại
học Tây Úc và Trung tâm Khuyến ngư các tỉnh cùng phối hợp lựa chọn các hộ mô hình áp
dụng Quản Lý Thực Hành Tốt. Các số liệu trong quá trình thực hiện được ghi lại thông qua
sổ nhật ký nuôi tôm. Qua sự tham gia của các đố
i tác như các cộng đồng nuôi, cán bộ khuyến
ngư, cán bộ kỹ thuật nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt sẽ được chọn lọc và phát triển. Các
số liệu trong quá trình thực hành được thu thập bởi chính các hộ mô hình và cán bộ dự án ở
địa phương và cán bộ Viện Thuỷ Sản 1. Các số liệu này sẽ được sử dụng trong kết quả của
dự án.
Giai đoạn 3: Kết quả c
ủa dự án sẽ được sử dụng để phát triển và hoàn thiện nguyên tắc Quản
Lý Thực Hành Tốt, các tài liệu tập huấn cho nông dân và khuyến ngư viên. Các hộ mô hình
trình diễn, cán bộ khuyến ngư và hội nông dân sẽ là những đối tượng tham gia chính phổ
biến kết quả từ mô hình trình diễn ra cộng đồng. Các hộ trình diễn được tập huấn về sử dụng
dụng cụ đo chất lượ
ng nước, kỹ năng chọn giống và thức ăn có chất lượng tốt sẽ phổ biến
kinh nghiệm ra cộng đồng. Khuyến khích thị trường sản phẩm BMP và các yêu cầu về chất
lượng sản phẩm được thăm dò thông qua đối thoại mở với các thương gia địa phương, người
thu mua, nhà chế biến và nhà nhập khẩu. Các đối tác tham gia sẽ được mời tham gia vào các
hoạt động của d
ự án như tập huấn và hội thảo để chia sẻ những vấn đề quan tâm và các yêu
cầu về chất lượng sản phẩm đối với người sản xuất quy mô nhỏ.
Phương pháp thực thi
Điều tra cơ bản nhằm đánh giá hiện trạng Quản Lý Thực Hành Tốt.
Phương pháp điều tra và đánh giá có sự tham gia của các đối tác sẽ được phát triển bởi Viện
Th
ủy sản 1 và Đại học Tây Úc và được sử dụng để đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản ,
những thuận lợi và khó khăn của các nông hộ. Bộ câu hỏi điều tra được thiết kế để thu thập
các thông tin về hiện trạng sản xuất, điều kiện kinh tế của các nông hộ, hiện trạng môi
trường, những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng Quản Lý Th
ực Hành Tốt. Các số liệu thu
được sẽ được các cán bộ Viện Thủy sản 1 và Đại học Tây Úc phân tích đánh giá nhằm phục
vụ cho việc trình diễn, số liệu này cũng được sử dụng như số liệu gốc để so sánh giữa các hộ
trình diễn và các hộ khác trong suốt và sau khi dự án thực hiện.
Mô hình trình diễn Quản Lý Thực Hành Tốt.
Hai hình thức nuôi được áp dụng là bán thâm canh quảng canh cải tiến. Đố
i với bán thâm
canh, ở mỗi tỉnh chọn 20 đến 30 hộ tổ chức thành 1 câu lạc bộ hoạc hội nuôi tôm. Quản Lý
5
Thực Hành Tốt sẽ được nâng cao và được trao đổi giữa các hội viên trong câu lạc bộ trong
thời gian thực hiện dự án. Chọn 1 hộ trong câu lạc bộ làm mô hình trình diễn, hộ này phải đạt
1 số yêu cầu như có cơ sở hạ tầng và hệ thống nuôi phù hợp, diện tích ao nuôi khoảng 0,5 ha,
sẵn sàng thực hành áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt và phải có khả năng tài chính để đầu tư
cho mô hình trình di
ễn. Các hộ trình diễn được chọn bởi Viện Thủy sản 1, Đại học Tây Úc
và Trung tâm Khuyến ngư các tỉnh đảm bảo phù hợp cho việc trình diễn Quản Lý Thực Hành
Tốt. Các tác động gồm: chuẩn bị ao, chọn giống và thả giống, thức ăn và chăm sóc ao, quản
lí môi trường nước, quản lí dịch bệnh, quản lí sản phẩm và bảo quản sau thu hoạch. Tôm
giống dùng cho các hộ trình diễn sẽ
được kiểm tra chất lượng đảm bảo sạch bệnh đặc biệt
bệnh đốm trắng và MBV trước khi thả. Cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh và các hộ trình diễn
được trang bị các dụng cụ đo môi trường nước trong ao nuôi tôm, chuyên gia dự án hướng
dẫn cách kiểm tra môi trường và ghi chép số liệu. Các hộ trình diễn được cung cấp sổ ghi
chép để ghi tất cả những hoạt động, số liệ
u như thức ăn, giống, lượng nước vào /ra , số liệu
môi trường (Độ mặn, pH, DO, BOD, NH
3
, NO
2
) sẽ được phân tích hàng tháng bởi nhân viên
của dự án. Tôm sẽ được kiểm tra dư lượng hóa chất và thuốc kháng sinh một tháng trước khi
thu hoạch (đặc biệt chú ý các hóa chất bị cấm sử dụng). Số liệu về trình diễn Quản Lý Thực
Hành Tốt sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê để đánh giá tác động của việc thực
hành Quản Lý Thực Hành Tốt. Trong năm thứ 2 thực hành Quản Lý Thực Hành T
ốt sẽ được
xác minh ở tất cả các thành viên trong nhóm và sẽ được chỉnh sửa trước khi khuyến cáo kết
quả ra cộng đồng.
Đối với hình thức quảng canh cải tiến, ở mỗi tỉnh chọn 2 nhóm hộ khoảng 20 đến 30 hộ lập
thành câu lạc bộ hoặc hội nuôi tôm. Mỗi nhóm chọn 1 hộ làm mô hình trình diễn. Các
phương thức áp dụng sẽ tương tự như hệ thống bán thâm canh. Thự
c hiện Quản Lý Thực
Hành Tốt cho các hộ trình diễn tác động các khâu như chuẩn bị ao, chọn lọc giống, thả giống
và một vài các hoạt động khác.
Mỗi tỉnh cử 1 cán bộ khuyến ngư chịu trách nhiệm theo dõi và trợ giúp các nhóm hộ trình
diễn trong vùng dự án. Hàng tháng cán bộ này có vai trò tích cực giúp đỡ các câu lạc bộ/hội
tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm nâng cao thực thi Quản Lý Thực Hành Tốt. Hàng tháng các
cán b
ộ Viện Thủy sản 1 sẽ tới thăm các vùng dự án đưa ra các khuyến cáo về kỹ thuật và thu
các mẫu bệnh và các chỉ tiêu về môi trường để phân tích và gửi kết quả phản hồi cho các
hộ.
Nâng cao năng lực thực thi Quản Lý Thực Hành Tốt.
Trong suốt quá trình thực hiện dự án, năng lực của các thành viên tham gia được nâng cao
thông qua tham gia các cuộc họp, hội thảo, tập huấn, hội nghị đầ
u bờ và thăm quan chéo.
Tổ chức 54 cuộc hội nghị đầu bờ ở các câu lạc bộ/hội mỗi năm để trao đổi kinh nghiệm thực
hành và phát triển Quản Lý Thực Hành Tốt trong suốt và sau vụ nuôi.
6
Tổ chức 11 lớp tập huấn ngắn hạn với các chủ đề khác nhau cho các thành viên tham gia
trong suốt thời gian của dự án gồm: một lớp tập huấn cho 48 hộ nông dân trình diễn và
khuyến ngư viên của địa phương trước khi trình diễn Quản Lý Thực Hành Tốt, một lớp tập
huấn về quản lí chất lượng sản phẩm cho 40 học viên đại diện người sản xuấ
t nhỏ, khuyến
ngư viên, người thu gom, thương gia và người chế biến; 3 lớp tập huấn về áp dụng Quản Lý
Thực Hành Tốt cho hệ thống bán thâm canh và 6 lớp tập huấn áp dụng Quản Lý Thực Hành
Tốt cho hệ thống quảng canh cải tiến với 90 và 180 học viên tương ứng tham gia sẽ được tiến
hành.
Tổ chức 3 hội thảo gồm: hội thảo triển khai dự án, hội thảo k
ết thúc năm thứ nhất và hội
thảo tổng kết dự án.
Tổ chức 3 chuyến thăm quan chéo giữa các tỉnh cho 24 thành viên gồm các mô hình trình
diễn cán bộ khuyến ngư, cán bộ cơ sở của 3 tỉnh tham gia.
Tổ chức tập huấn 10 ngày tại Đại học Tây Úc cho 2 cán bộ nghiên cứu của Viện Thủy sản
1về phương pháp phân tích số liệu và viết báo cáo.
Tổ chức cho 2 đại diện nhà nhậ
p khẩu của EU hoặc Nhật Bản thăm quan vùng dự án và tham
gia hội thảo nhằm giới thiệu về chất lượng sản phẩm trên thị trường EU/Nhật. Điều này sẽ có
hiệu quả cho việc trao đổi thông tin giữa người sản xuất, chế biến, lưu thông và người tiêu
dùng.
Xất bản 2000 tài liệu khuyến ngư về quy trình Quản Lý Thực Hành Tốt cho 2 hình thức nuôi
bán thâm canh và quảng canh cải ti
ến khi kết thúc dự án.
5. Tiến độ thực hiện
5.1 Các kết quả nổi bật
1) Tổ chức thành công cho 3 cán bộ dự án thăm trường Đại học Tây Úc và cùng nhóm
chuyên gia Úc thảo luận về phương pháp thu thập, phân tích thông tin số liệu và xử lý
viết báo cáo phục vụ dự án. Đợt công tác đã phân tích số liệu và hoàn thành đề cương
báo cáo đánh giá các mô hình.
2) Tổ chức thành công hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện dự án. Hội nghị đã thả
o luận,
đánh giá những thành công, những hạn chế trong quá trình thực hiện dự án năm vừa
qua và bàn biện pháp thực hiện dự án năm tiếp theo đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
3) Các tài liệu khuyến ngư và các tài liệu liên quan của dự án đã được hoàn thiện với sự
tham gia góp ý của các thành phần liên quan và sẽ được sử dụng làm tài liệu tập huấn
và cung cấp cho các địa phương và nông dân năm 2008.
7
4) Đã tổ chức tập huấn cho cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý địa phương và nông hộ
về quy trình BMP cho tỉnh Thừa thiên - Huế vào tháng 2 năm 2007 để chuẩn bị cho
vụ nuôi năm 2008 tại tỉnh này.
5) Tổ chức thành công đợt thăm và làm việc của chuyên gia Úc với cán bộ dự án tại Việt
Nam để kiểm tra và hỗ trợ phía Việt Nam thực hiện các hoạt độ
ng của dự án một cách
hiệu quả hơn.
6) Đã cung cấp dụng cụ đo môi trường cho các Trung tâm Khuyến ngư, các cộng đồng
nuôi và các nông hộ trình diễn, hỗ trợ một phần chi phí tôm giống và kiểm tra tôm
giống đảm bảo sạch bệnh cho các nông hộ trình diễn.
5.2 Lợi ích của các bên liên quan
- Trang bị kiến thức về BMP cho cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý và người dân nuôi
tôm thông qua các lớ
p tập huấn tại Thừa thiên-Huế.
- Các hộ trình diễn được hỗ trợ một phần kinh phí mua tôm giống và kiểm tra tôm
giống trước khi thả đảm bảo giống tôm sạch bệnh.
- Dự án đã cung cấp dụng cụ kiểm tra môi trường cho các tỉnh, các cộng đồng nuôi và
các hộ trình diễn
- Các cán bộ khuyến ngư được nâng cao năng lực chuyên môn thông qua việc tham gia
trực tiếp dự án v
ề quản lý môi trường, quản lý vùng nuôi và quản lý cộng đồng.
- Cán bộ và chuyên gia dự án phía Việt Nam được nâng cao năng lực quản lý và
chuyên môn thông qua học hỏi kinh nghiệm từ đối tác Úc cũng như tự tìm hiểu nhằm
đáp ứng đòi hỏi của dự án
5.3 Nâng cao năng lực
- Năng lực quản lý và chuyên môn của các cán bộ khuyến ngư và quản lý địa phương
đã được nâng cao thông qua các lớp tậ
p huấn. Đặc biệt là năng lực tổ chức và quản lý
cộng đồng nuôi trồng thuỷ sản địa phương, dự án đã hỗ trợ tài chính và hướng dẫn
thành lập và điều hành các cộng đồng nuôi tôm cho chính quyền cấp xã.
- Các hộ nông dân đã được tiếp cận với phương thức quản lý nuôi tôm theo phương
pháp quản lý thực hành tốt. Được trang bị các kiến thức về quản lý trang tr
ại, quản lý
môi trường dịch bệnh và hạch toán sản xuất. Các nông hộ đã làm quen với việc kiểm
tra các thông số môi trường cơ bản, ghi chép lưu trữ các số liệu kỹ thuật cũng như
kinh tế trong vụ nuôi
- Các cán bộ quản lý và chuyên gia dự án được nâng cao năng lực về quản lý dự án
cũng như năng lực chuyên môn qua trao đổi kinh nghiệm giữa các đối tác trong quá
trình thực hiện dự
án.
5.4 Xuất bản phẩm
- Kết quả các mô hình trình diễn đang được phân tích đánh giá và sẽ trình bày trong
báo báo MS-8.
8
- Kết quả thực hiện dự án đã được đăng tải trong bản tin và trang web của Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1
5.5 Quản lý dự án
Dự án đang được quản lý một cách có hiệu quả.
6. Báo cáo các vấn đề liên quan
6.1 Vấn đề môi trường
- Các số liệu về cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm đã được thu thập,
phân tích và cảnh báo đến các cộng đồng nuôi định kỳ hành tháng.
- Các kết quả theo dõi môi trường nước trong quá trình nuôi đang được phân tích đánh
giá và sẽ được trình bày trong báo cáo MS-8
6.2 Các vấn đề về xã hội và giới tính
- Dự án đã tạo cơ hội cho đối tượng nữ giới ti
ếp cận với các kỹ thuật mới, các lớp tập
huấn và các hội nghị đầu bờ tại các cộng đồng.
7. Thực hiện và duy trì
7.1 Các vấn đề phát sinh.
Không có các vấn đề phát sinh.
7.2 Các lựa chọn
Không có sự lựa chọn khác.
7.3 Tính bền vững
Không có vấn đề cơ bản nào.
8. Các hoạt động tiếp theo
1) Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về BMP trong nuôi tôm quy mô nông hộ tại 2 tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh cho các đối tượng bao gồm cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh, cán bộ
quản lý cấp huyện, xã và các hộ mô hình trình diễn tham gia.
2) Hàng tháng tổ chức hội nghị đầu bờ tại các cộng đồng nuôi để người dân tham gia
trao đổi kinh nghiệm và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình nuôi.
9
3) Định kỳ hàng tháng thu mẫu phân tích chất lượng nước và thu mẫu kiểm tra dịch
bệnh tôm cho các nông hộ. Các hộ trình diễn thực hiện ghi chép đầy đủ các thông số
kỹ thuật và kinh tế trong suốt quá trình nuôi
4) Thu mẫu tôm thương phẩm từ các hộ trình diễn trước khi thu hoạch để kiểm tra chất
lượng sản phẩm tôm nuôi. Các chỉ số kiểm tra bao gồm E.Coli, TPC, Samonella,
Vibrio cholera; CAP, AOZ, AMOZ, SEM và AHD
5) Tổ chức cho chuyên gia kỹ
thuật phía Úc thăm và làm việc tại Việt Nam. Chuyên gia
Úc sẽ cùng đối tác Việt nam thăm quan vùng dự án giúp đỡ các địa phương giải quyết
các vấn đề về kỹ thuật trong quá trình nuôi.
6) Hỗ trợ cho 2 sinh viên (1 sinh viên đại học và 1 sinh viên cao học) thực hiện đề tài tốt
nghiệp trong khuôn khổ dự án. Các kết quả thực tập của các sinh viên này sẽ được dự
án sử dụng làm số liệu tham chiếu.
9. Kết luận
Trong thời gian 6 tháng vừa qua dự án đã hoàn thành tốt các nội dung của kế hoạch 6 tháng
lần thứ 3. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, số 5 và dịch bệnh đã ảnh đến kết quả
sản xuất của các người dân trong vùng dự án. Các kết quả sản xuất của các hộ mô hình sẽ
được đánh giá thông qua báo cáo tiếp theo (MS-8).
10