Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG XUẤT KHẨU VÀ BỀN VỮNG Ở VÙNG ĐẦM PHÁ VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.98 KB, 12 trang )



5

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG XUẤT
KHẨU
VÀ BỀN VỮNG Ở VÙNG ĐẦM PHÁ VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ
Hoàng Hữu Hòa
Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Huế

Vùng đầm phá ven biển (VĐPVB) Thừa Thiên Huế tiếp giáp với biển
Đông về phía Đông Bắc, dọc theo bờ biển dài 126 km từ Điền Hương (Phong
Điền) đến thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc). Theo địa giới hành chính, VĐPVB TTH
bao gồm 42 xã, thị trấn thuộc lãnh thổ 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương
Trà, Phú Vang, Phú Lộc) với tổng diện tích tự nhiên 93.490 ha (chiếm 18,5%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh) và dân số là 320.141 người (chiếm 30,01% dân số
TT Huế).
Đây là vùng có nhiều tiềm năng về rừng, biển, đầm phá; về du lịch, dịch vụ
và cảng biển cho phép phát triển thành một vùng kinh tế trọng điểm với nhiều
ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng xuất khẩu và bền vững của Thừa Thiên Huế.
Tuy vậy, vùng này vẫn còn khó khăn; cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, năng
suất lao động thấp; sản xuất hàng hóa và xuất khẩu chưa đáng kể; chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, hiệu quả thấp; vấn đề phát triển bền vững và
bảo vệ môi trường sinh thái vẫn còn nhiều bất cập. Vì thế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành theo hướng xuất khẩu và bền vững ở vùng đầm phá ven biển Thừa
Thiên Huế là yêu cầu bức thiết hiện nay.


6


TTH - 1996
NLN
22%
CN-
TTCN
39%
DV
39%
TTH - 2001
NLN
17%
CN-
TTCN
48%
DV
35%
V§PVB -1996
NLN
70%
CN-
TTCN
15%
DV
15%
v®pvb -2001
NLN
74%
CN-
TTCN
13%

DV
13%
I. THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VĐPVB THỜI KỲ 1996 -
2001
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
a. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất (GO)
Từ số liệu trình bày ở biểu đồ 1 có thể nhận thấy:
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế VĐPVB tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
1996 - 2001 theo hướng tăng tỷ trọng NLN từ 70,39% lên 74,45%. Trong khi đó,
CN - TTCN và dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm. Rõ ràng, cơ
cấu VĐPVB chưa cân đối, NLN vẫn giữ vị trí tuyệt đối.
Ngược lại, xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế của tỉnh, trong thời kỳ
này cơ cấu GO đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng NLN và
tăng dần tỷ trọng của CN-XD và dịch vụ. Nhờ thế, đến năm 2001 cơ cấu kinh tế
Thừa Thiên Huế thay đổi cơ bản so với thời kỳ trước năm 1990: cơ cấu kinh tế
CN-DV-NN đã thay cho NN-CN-DV.
Biểu đồ 1: Cơ cấu GO TTH và VĐPVB giai đoạn 1996 - 2002






7











Về mối quan hệ trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của VĐPVB và toàn
tỉnh kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong thời kỳ 1996-2001 VĐPVB chỉ đóng
góp 8,8% cho GO của tỉnh và có xu hướng giảm xuống (10% năm 1996 và 8,3%
năm 2001). Đặc biệt tỷ trọng GO CN-TTCN và GO DV của vùng chiếm tỷ trọng
thấp so với toàn tỉnh (5,8% và 3,3%) lại có xu hướng giảm xuống. Trong khi đó
GO NLN chiếm hơn một phần ba toàn tỉnh và có xu hướng tăng dần từ 31,7%
năm 1996 lên 36,4% năm 2001. Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của VĐPVB
và của tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ trọng GO thủy sản của vùng chiếm bình quân
95,7% GO thủy sản toàn tỉnh.
Tóm lại, nhìn ở góc độ tổng quát, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân theo
ngành VĐPVB còn chậm và chưa rõ nét, chưa tạo được sự cân đối giữa các
nhóm ngành trong chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng, đảm bảo cho sự phát triển


8

bền vững lâu dài của toàn vùng, chưa bắt kịp xu thế chung của tỉnh Thừa Thiên
Huế.
b. Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng sản xuất NLN
Chuyển dịch cơ cấu chung
Biểu đồ 2 cho thấy: Cơ cấu GO NLN trong thời kỳ 1996-2001 ở VĐPVB
và toàn tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản, giảm dần
tỷ trọng ngành NL. Riêng đối với VĐPVB, trong thời kỳ 1996-1998 tỷ trọng GO
NL vẫn cao hơn tỷ trọng GO TS (54-56% so với 44-46%), nhưng đến thời kỳ
2000-2001, ngành thủy sản đã vươn lên giữ vị trí hàng đầu với tỷ trọng từ 53%
đến 60%, trong khi ngành NL giảm xuống với tỷ trọng từ 40% đến 47%. Như

vậy, cơ cấu nội bộ nhóm ngành NLN đã có bước chuyển dịch đúng hướng nhằm
khai thác lợi thế tiềm năng vùng đầm phá và ven biển của tỉnh. Tuy nhiên, sự
phát triển chậm của ngành NL so với ngành thủy sản có thể sẽ ảnh hưởng đến
tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu.
Biểu đồ 2: Cơ cấu GO NLN của TTH và VĐPVB thời kỳ 1996 - 2001





VDPVB - 1996
NL
56%
TS
44%
VDPVB - 2001
NL
40%
TS
60%
TTH - 1996
NL
86%
TS
14%
TTH - 2001
NL
77%
TS
23%



9













* Cơ cấu và tăng trưởng sản xuất ngành thủy sản
Đối với ngành thủy sản, ngành có nhiều lợi thế phát triển nhất và giữ vị trí
then chốt ở VĐPVB, trong thời gian vừa qua đã có những sự thay đổi sâu sắc
trong cơ cấu sản xuất. Từ số liệu ở biểu đồ 3, có thể rút ra nhận xét:
Tỷ trọng GO nuôi trồng thủy sản VĐPVB có xu hướng gia tăng từ 16,12%
vào năm 1996 đã tăng lên 44,31% năm 2001. Đây là xu hướng tích cực tạo nên
sự cân đối mới hợp lý hơn so với thời kỳ trước đây giữa 2 ngành nuôi trồng và


10
đánh bắt.
Trong nuôi trồng thủy sản, cơ cấu chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng
diện tích và sản lượng nuôi tôm xuất khẩu và giảm tỷ trọng các loại thủy sản
khác. Diện tích và sản lượng tôm toàn tỉnh năm 1998 chỉ chiếm 46,81% và

24,52% thì đến năm 2001 đã tăng lên tương ứng 84,58% và 66,52%. Từ năm
1998 đến năm 2001 diện tích nuôi tôm tăng gấp 3 lần và sản lượng tăng 6,6 lần,
bình quân hàng năm diện tích và sản lượng tăng 47,97% và 87,85%; trong khi đó
diện tích nuôi các loại thủy sản còn lại giảm xuống.
Biểu đồ 3: Cơ cấu go thủy sản VĐPVB giai đoạn 1996 - 2001







Sau 5 năm (1996 - 2001) đầu tư mở rộng diện tích nuôi và áp dụng kỹ
thuật thâm canh tăng năng suất, sản lượng tôm nuôi tăng lên rõ rệt. Nhiều mô
hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh trên vùng cao triều đã đạt năng suất
từ 1,6 đến 4 tấn/ha. Sản lượng tôm nuôi trong thời kỳ này tăng bình quân hàng
năm 53,06% (tương ứng tăng hàng năm 299 tấn). Như vậy nuôi tôm VĐPVB
1996
Đánh b?t
84%
Nuôi tr?
ng
16%
2001
Đánh b?t
56%
Nuôi tr?ng
44%



11
Thừa Thiên Huế tăng cả lượng và chất, vừa mở rộng diện tích vừa nâng cao trình
độ thâm canh.
Mặt khác, xét theo hình thức nuôi, cơ cấu diện tích trong thời kỳ này biến
đổi theo hướng giảm dần diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến và
tăng dần tỷ trọng diện tích nuôi thâm canh (công nghiệp) và cao triều bán thâm
canh. Đây là động thái tích cực nhằm sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn
lực và góp phần đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu.

Về khai thác thủy sản, trong thời kỳ 1996-2001, tỷ trọng sản lượng khai
thác hải sản biển từ 77,19% đã tăng lên 86,02%, sản lượng khai thác năm 2001
lớn gấp 1,6 lần so với năm 1996, bình quân hàng năm sản lượng khai thác biển
tăng trên 10%. Ngược lại, tỷ trọng khai thác sông đầm giảm xuống rõ rệt (từ
22,81% năm 1996 xuống 13,98% năm 2001), sản lượng năm 2001 chỉ bằng
88,83% so với năm 1996, bình quân hàng năm khai thác sông và đầm phá giảm
2,34%. Đây là sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng CNH, HĐH vừa đẩy mạnh
sản xuất hàng hóa xuất khẩu vừa đảm bảo phát triển bền vững vùng đầm phá giàu
tiềm năng của tỉnh Thừa Thiên Huế.
II. KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ VĐPVB TTH GIAI ĐOẠN 1996 - 2001
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành góp phần đẩy mạnh xuất khẩu:
Trong thời kỳ 1995-2001, bình quân hàng năm VĐPVB đóng góp 57%
tổng kim ngạch xuất khẩu và 62% phần xuất khẩu địa phương. Đồng thời tỷ
trọng xuất khẩu thủy sản tăng nhanh từ 50,76% (năm 1995) lên 71,73 % tổng
kim ngạch xuất khẩu (năm 2001), riêng phần xuất khẩu của địa phương tương
ứng tăng từ 50,84% lên 75,43%. Bình quân hàng năm kim ngạch xuất khẩu thuỷ


12
sản tăng 24,25% và năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản VĐPVB đạt

25,2 triệu USD. Như vậy, cơ cấu kinh tế của vùng đã thực sự chuyển dịch theo
hướng xuất khẩu. Đây là sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế, xã hội và môi trường VĐPVB:
a. Về hiệu quả kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên đất có mặt nước, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn và
góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Năng
suất tôm nuôi: 0,592 ta/ha; doanh thu 39 triệu đồng/ha; Lợi nhuận 17 tr.đồng/ha;
Doanh thu/lao độn: 12 tr.đồng; Lợi nhuận/lao động 5,3 tr.đ; Doanh thu/hộ: 27
tr.đ; Lợi nhuận/hộ: 18 tr.đ (đối với hộ có lãi); Như vậy so với trồng lúa lớn gấp 5
đến 10 lần
b. Về hiệu quả xã hội
Nuôi trồng thủy sản phát triển đã tạo ra một ngành nghề mới thu hút hơn
4200 hộ tham gia, tạo việc làm và tăng thu nhập cho gần 9100 lao động. Quan hệ
sản xuất có bước phát triển mới phù hợp, từ kinh tế hộ gia đình đã phát triển 2
mô hình mới là kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác.
Trong thời kỳ 4 năm (1998-2001) đã thu hút tổng vốn đầu tư trên địa bàn
trên 759 tỷ đồng, trong đó thủy sản gần 230 tỷ đồng (chiếm 30,3%).
Đời sống vật chất văn hóa xã hội của nhân dân được cải thiện một bước: đã
định cư cho nhiều hộ thủy diện; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 13%
(giảm 5% so với năm 1998).


13
c. Về tác động môi trường
Nhờ áp dụng nhiều giải pháp tích cực, tác động tiêu cực của nuôi trồng
thủy sản đối với môi trường đầm phá được hạn chế; về cơ bản chuyển dịch cơ
cấu kinh tế vẫn giữ được môi trường sinh thái vốn có của hệ đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai. Đó chính là biểu hiện cụ thể của việc hướng tới sự phát triển

bền vững về khía cạnh môi trường sinh thái.
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
VĐPVB THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ XUẤT KHẨU
Để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế VĐPVB TTH theo hướng xuất
khẩu và bền vững cần dựa vào các quan điểm định hướng và hệ thống các giải
pháp sau:
1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế VĐPVB:
Quan điểm hiệu quả; Quan điểm phát triển bền vững; Quan điểm phát
triển thống nhất đa ngành, đa mục tiêu
2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế VĐPVB: Xây dựng một cơ cấu
kinh tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu; Xây dựng cơ cấu sản xuất ngành thủy
sản theo hướng cân đối bền vững; Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh
tế xã hội theo hướng CNH, HĐH; Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư
phát triển sản xuất trên địa bàn.
3. Các giải pháp chủ yếu:


14
a. Nhóm giải pháp về chính sách: Kéo dài thời gian vay vốn đối với các
dự án đánh bắt xa bờ; hoàn thiện hơn về chính sách đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng
và phát triển sản xuất ở các xã đặc biệt khó khăn trong một thời gian nhất định.
b. Nhóm các giải pháp về quy hoạch: Từ quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội chung của vùng đến quy hoạch cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực, từng
khu vực và từng vùng; từ quy hoạch sản xuất đến quy hoạch cơ sở hạ tầng
c. Nhóm giải pháp về thị trường: Xây dựng hệ thống thông tin thị trường;
Xác định hướng phát triển thị trường của các mặt hàng chủ lực của vùng; Có
bước đi thích hợp trong việc mở rộng thị trường; Tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển nhanh các loại hình du lịch, dịch vụ có lợi thế.
d. Nhóm giải pháp về liên doanh, liên kết: Liên kết chặt chẽ giữa các
nông hộ, trang trại với các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản, các công ty kinh

doanh xuất nhập khẩu, các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách.
e. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học, công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân
lực: Triển khai các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ; Tăng cường hoạt động của hệ thống khuyến ngư; Mở các trung tâm dạy
nghề để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.
f. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và tăng cường đầu tư có
trọng điểm các cơ sở hạ tầng thiết yếu
Trên đây là một hệ thống các giải pháp đồng bộ có mối quan hệ mật thiết
với nhau; mỗi giải pháp có một vai trò nhất định đối với quá trình chuyển dịch cơ
cấu VĐPVB theo hướng xuất khẩu và bền vững gắn với quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn. Vì thế, trong quá trình chỉ đạo thực hiện không nên xem
nhẹ giải pháp nào. Đồng thời tùy vào điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ, từng


15
tiểu vùng, từng địa phương, từng lĩnh vực mà vận dụng linh hoạt để phát huy tác
động tổng hợp của cả hệ thống.
Tóm lại, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành VĐPVB trong thời kỳ 1996
- 2001 phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khai thác được các lợi thế
so sánh tuyệt đối và tương đối của vùng và phù hợp với xu thế chung của tỉnh
TTH. Các nguồn lực chủ yếu về đất đai, lao động, vốn đã được huy động, khai
thác, sử dụng có hiệu quả và đầu tư đúng hướng góp phần tích cực cho việc hình
thành một cơ cấu kinh tế theo hướng đa ngành lấy thủy sản làm trọng tâm, hướng
mạnh đến xuất khẩu, hiệu quả và bền vững.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế VĐPVB còn
chậm so với yêu cầu, thiếu sự cân đối giữa các ngành, một số mặt chưa bắt kịp xu
thế chung của tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước. Hiệu quả sản xuất vẫn còn thấp
chủ yếu là khai thác tự nhiên, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn
chế. Để khắc phục những hạn chế này cần nắm vững các quan điểm, định hướng
và thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được đề cập.



STRUCTURAL TRANSFORMATION
OF ACTIVITIES ORIENTED EXPORT AND UNSHAKEBLE
IN LAGOON AND COASTAL AREA, THUA THIEN HUE
PROVINCE
Hoang Huu Hoa


16
College of Economics, Hue University

SUMMARY
In last five years (1996 – 2001), there was an increasing in proportion of
Agriculture - forestry – fishery, which was the orientation of structural
transformation of activities in lagoon and coastal area; proportion of fishery
increased dramatically, and became main economic activity in this area. It also
played an important role in Agriculture-forestry-fishery production; proportion
of aquaculture increased and balanced with fish catch and being seen as new
activity in Thua Thien-Hue. The export, special is aquatic product export has
contributed structure transformation (Turn over of export got 25.2 million USD
in 2002), socio-economic effectiveness, environmental protection, and
maintained sustainable development in the region. However, the result of
structure transformation was not deserved with potential resources of region,
and caught up general development trend of the province and country.
Based on that, this paper explored systematic viewpoints, orientations and
solutions in order to accelerate structurally oriental export transformation
process and sustain economic development in lagoon and coastal area, Thua
Thien Hue province



×