Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " 7 Lĩnh vực Cơ hội Nghiên cứu và Phát triển (EPRO) đối với KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 109 trang )

XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP


H ỘI THẢO
TIỂU NGÀNH KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH NN


BẢN THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

7 Lĩnh vực Cơ hội Nghiên cứu và Phát triển (EPRO) đối với
KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

EPRO 1: Nghiên cứu ngành hàng, phân tích tích thị trường, phân tích và
dự báo chính sách
EPRO 2: Tài nguyên thiên nhiên và quản lý môi trường nông thôn
EPRO 3: Phát triển nghiên cứu, công nghệ và các hệ thống thực hiện
chuyển giao đối với NN và PTNT
EPRO 4: An sinh xã hội đối với người dân nông thôn và xoá đói giảm
nghèo bền vững
EPRO 5: Biến đổi khí hậu
EPRO 6: Phát triển nông thôn
EPRO 7: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp cận thị trường
đối
với thương mại nông nghiệp Việt Nam



Tháng 07/2010



1
EPRO 1: NGHIÊN CỨU NGÀNH HÀNG, PHÂN TÍCH THỊ
TRƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CHÍNH SÁCH

1. XÁC ĐỊNH EPRO1
1.1 Mục tiêu quốc gia
Để nâng cao khả năng phân tích và dự báo thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh của các
mặt hàng chính của Việt Nam ở thị trường trong và ngoài nước đồng thời sử dụng khả năng phân
tích dự báo đó làm cơ sở trong việc tư vấn chính sách ngành hàng cho Chính Phủ, bao gồm an
ninh lương thực.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1. Để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và hệ thống đánh giá giám sát hiệu quả cho : thông tin
thị trường, an ninh lương thực và chiến lược các ngành hành nông sản
2. Để thiết lập 1 nhóm chuyên gia về ngành hàng nông sản tiến hành phân tích và dự báo
thị trường ngành hàng, phân tích chính sách của BNN và tư vấn chính quyền và các tổ
chức kinh doanh ở địa phương.
3. Tiến hành phân tích sâu và thực hiện mô hình thay đổi thị trường ở tầm vĩ mô cả về
ngắn hạn và dài hạ
n, giúp cho công tác dự báo và lập kế hoạch của Bộ NN&PTNT,
các nhà chức trách địa phương và các tổ chức kinh doanh nông nghiệp.
4. Cung cấp thông tin và nhận định về kết quả phân tích ngành hàng kịp thời thông qua
các diễn đàn thảo luận chính sách, hội thảo triển vọng ngành hàng, các ấn phẩm để hỗ
trợ khu vực công và tư phát triển thị phần ổn định và có lợi nhuận.
1.3 Nội dung
Các ưu tiên dành cho các sản phẩm trong nước và xuất khẩu như: gạo, cà phê, cao su, và thủy sản
(cá ba sa, tôm). Ở quy mô nhỏ hơn và chủ yếu tập trung cho thị trường sản xuất lợn trong nước
có thể đặt ở mức độ ưu tiên thấp hơn.
2. GIỚI THIỆU
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 73% dân số sống ở khu vực nông thôn. Những năm
gần đây, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà Nước, cùng với công cuộc đổi mới, mức

sống của người dân nông thôn dần được cải thiện và tỉ lệ nghèo giảm. Hiện nay Việt Nam là nước
xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Gạo là lương thực chính được sản xuất tại Việt nam và
mức sản xuất gạo tương ứng với thu nhập trang trại và phát triển nông thôn. Sản xuất gạo đóng
vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh lương thực của Việt Nam.
Trong quá trình đổi mới, khu vực nông nghiệp đã tăng trên 4,5% hàng năm trong nhiều năm.
Nông nghiệp Việt Nam đã chuyển sang sản xuất hàng hóa bằng cách khai thác triệt để các lợi thế
các tài nguyên đa dạng sinh học. Lương thực, thủy sản, chăn nuôi, rau, quả và sản xuất cây công
nghiệp đã tăng đáng kể. Sản xuất lương thực (bao gồm: thóc, ngô, sắn, và khoai lang) tăng hàng
năm. Giai đoạn 1996- 2001, tổng sản lượng lương thực đã tăng từ 31,48 triệu tấn lên 39,43 triệu
tấn (tương ứng với 5,05% / năm). Từ 2002-2006 sản lượng tăng mạnh hơn, từ 43,1 triệu tấn lên

2
48,9 triệu tấn (tương đương 2,69%/năm). Cùng thời gian này gia tăng sự cạnh tranh về sử dụng
đất và nước giữa sản xuất lúa và cây công nghiệp hoặc các sử dụng khác do quá trình công
nghiệp hóa tiếp tục diễn ra đối với nền kinh tế Việt Nam. Giai đoạn 2001-2007, hơn 500.000ha
(1,2 triệu mẫu Anh) đất trang trại đã bị chuyển đổi thành các khu công nghiệp. Đến năm 2008,
125.000ha đất trồng lúa đã bị mất.
Theo Bộ NN&PTNT tổng doanh thu xuất khẩu của khu vực nông nghiệp ước tính đạt 13,6 tỉ
USD tính đến 10/2008, cao hơn 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó các sản phẩm nông
nghiệp đạt tới 7,4 tỉ USD, tăng 42,5%; thủy sản đạt 3,8 tỉ USD, tăng 24,2%; sản phẩm lâm nghiệp
đạt 2,46 tỉ USD, tăng 16,7%. Cũng trong thời gian đó, khu vực nông nghiệp có 5 sản phẩm trong
11 sản phẩm của cả nước có doanh thu hơn 1 tỉ USD ( như: thủy sản, gạo, sản phẩm nông nghiệp,
cà phê và cao su).
Tuy nhiên, các thị trường nông nghiệp đã phải đối mặt với nhiều thay đổi khôn lường trong năm
2008. Trong suốt quý II và III, giá lương thực thế giới tăng mạnh và chỉ dừng lại khi ở giá đỉnh-
tăng 300% so với giá lương thực cùng kỳ năm 2007 và sau đó giảm xuống. Ví dụ như, cuối tháng
4 năm 2008, giá gạo xuất khẩu đạt mức cao ở ngưỡng 800đôla/tấn kéo theo giá gạo trong nước
tăng mạnh, xấp xỉ mức 20.000VND/kg (tương đương 1,3đôla/kg). Trong năm 2009, giá gạo lại
giảm. Các sản phẩm thịt và các sản phẩm công nghiệp như cao su cũng chịu hoàn cảnh tương tự :
đầu năm 2009, giá cao su (1.500USD/tấn) đã giảm gần như ½ so với giá đỉnh điểm trong năm

2008 (2.900USD/tấn). Việc bình ổn giá lương thực là rất quan trọng do việc giá lương thực tăng
nhanh sẽ làm giảm sức mua. Năm 2007, giá lương thực tăng 14,6%. Đầu năm 2008, giá lương
thực tăng chóng mặt, dẫn đến việc chi dùng cho lương thực chiếm 43% tổng chi tiêu của hộ gia
đình.
Trong các nông sản của Việt Nam, gạo chiếm 15%, thủy sản chiếm 30%, cà phê và cao su chiếm
tới 80% tổng doanh thu xuất khẩu hàng năm. Song song với việc đáp ứng nhu cầu trong nước,
xuất khẩu nông nghiệp cũng tăng nhanh cả về chất lượng và giá trị. Trong suốt 2 thập kỷ qua,
Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất trên thế giới
bao gồm: gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, cao su, trà, thủy sản, Các sản phẩm xuất khẩu nông –lâm
nghiệp chiếm từ 30-35% tổng sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ xuất khẩu theo từng ngành cụ thể:
khoảng 20% cho gạo, 95% cho cà phê, cao su 85%, hạt điều 90%, trà 80% và hạt tiêu 95%. Một
số các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường thế giới
(như: gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, và thủy sản). Các thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của
Việt Nam đã được mở rộng, bên cạnh các thị trường truyền thố
ng như: Trung Quốc, ASEAN,
Nga, các quốc gia Đông Âu, Việt Nam đã bước đầu tiến vào một số thị trường tiềm năng như:
Trung Đông, EU, Hoa Kỳ và Châu Phi.
Việt Nam đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế toàn cầu. Cung-
cầu đối với nông sản phụ thuộc hầu hết vào sức mạnh thị trường chứ không phụ thuộc vào quyết
định áp đặt từ trên xuống như thời kỳ kinh tế nhà nước tập trung. Sự chuyển đổi từ lập kế hoạch
theo mục tiêu sản xuất tập trung sang theo nhu cầu của các nhà sản xuất, các nhà máy chế biến và
các nhà xuất khẩu dựa trên các cơ hội thị trường sẽ mất nhiều thời gian, nhưng nếu không có
những dự báo đáng tin cậy thì quá trình chuyển đổi này khó có thể diễn ra. Do đó, việc tiến hành
các nghiên cứu về phân tích và dự báo thị trường là hết sức cần thiết đồng thời tạo ra các lợi thế
so sánh, sau đó cung cấp hướng dẫn và tạo động lực cho năng lực thị trường nhằm tái cơ cấu sản
xuất và hệ thống thị trường dựa trên lợi thế so sánh.
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất
nhiều thách thức, đặc biệt là việc xuất hiện dư cung trong nhiều mặt hàng nông nghiệp như: cà

3

phê, các sản phẩm từ sữa, rau, mía,…Người nông dân rất dễ bị tổn thương do sự biến đổi khôn
lường của giá cả gây ra bởi dư cung hoặc chất lượng kém. Bên cạnh đó, thiếu vắng những dự báo
thị trường chính xác khiến họ không thể điều chỉnh hệ thống sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa
nguy cơ hàng hóa kém chất lượng bị trả
lại và tận dụng nguồn vốn việc nâng cao cơ hội tiếp cận
thị trường. Nhiều mặt hàng (như: các sản phẩm thủy sản: tôm, cá ba sa, gạo, cà phê, tiêu, và hạt
điều,…) không thể dự báo thị trường cầu, do vậy có thể phải đối mặt với tình trạng dư thừa hoặc
thiếu sản phẩm. Nông dân thường dựa trên các tín hiệu thị trường ngắn hạn, tự chuyển đổi các
loại hàng hóa nên đã gây ra những tổn thất không chỉ cho chính họ mà còn đối với cả nền kinh tế.
Kết quả là, các nhà đầu tư gặp khó khăn và bất trắc trong việc đầu tư vào các nhà máy chế biến,
cụ thể như trường hợp nhà máy chế biến chè, mía, sắn và các sản phẩm sữa.
Kinh nghiệm từ các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Úc và Nhật Bản đ
ã
cung cấp cho chúng ta những bài học quý báu. Hoa Kỳ có Cục nghiên cứu kinh tế (ERS) thuộc
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Úc có Ban Kinh tế và nông nghiệp (ABARE) chịu sự quản lý trực tiếp
của Chính Phủ với hàng ngàn nhân viên. Đặc biệt ABARE có tới 300 chuyên gia làm việc trong
lĩnh vực quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Các nước như Hoa Kỳ, EU và Australia tập
trung vào vấn đề kiểm soát chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản hơn
là thúc đẩy cung.
Việc dự báo cũng bao gồm dự đoán tổng sản lượng mùa vụ, dựa trên các số liệu đáng tin cậy từ
thực tế sản xuất. Các số liệu thu thập từ trang trại có thể cung cấp thông tin của ngành nông
nghiệp như: chi phí đầu vào, đầu ra; lợi nhuận, mức đầu tư;…). Kết quả phân tích các dữ liệu và
thông tin trên có thể cung cấp thông tin đầu vào nhằm tư vấn chính sách cho lĩnh vực nông
nghiệp bao gồm các chính sách liên quan đến an ninh lương thực ở cấp tỉnh và cấp trung ương.
Kế hoạch 5 năm phát triển ngành nông nghiệp nông thôn (2006-2010) đã xác định kế hoạch hành
động với sự tập trung phát triển cây trồng hàng hóa , sản phẩm chăn nuôi , cây lâm nghiệp có giá
trị cao theo hướng cải thiện năng suất và sản lượng…. Để thúc đẩy phát triển các ngành hàng đó ,
kế hoạch cũng chỉ rõ định hướng mức tăng trưởng, sản lượng, giá trị gia tăng, thị phần của các
ngành hàng nông nghiệp…Đây được coi là nhiệm vụ then chốt trong kế hoạch hành động của
lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, có thể nói rằng phát triển hàng hóa với các giải pháp chủ chốt của

cải cách chính sách, thể chế, tổ chức và nâng cao đầu tư công là những nhiệm vụ quan trọng đầu
tiên của ngành. Dự án này rất phù hợ
p với mục tiêu đã đặt ra ở trên.
3. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
3.1 Môi trường chính trị và pháp lý
Bên cạnh Nghị định số 7 ban hành tại cuộc họp của Ban Chấp Hành TƯ tháng 7/2008 với mục
tiêu phát triển toàn diện ngàng nông nghiệp theo định hướng hiện đại, bền vững và sản xuất hàng
hóa hàng loạt, Việt Nam vẫn chưa cho ra đời các chính sách hoặc chiến lược toàn diện cho một
mặt hàng nông sản cụ thể và cho các hoạt động đầu tư vào các mặt hàng liên quan đến thị trường
tương lai, ổn định và bền vững. Tác động chính sách thường chỉ thông qua các chính sách liên
quan có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới ngành hàng nông nghiêp. Có 3 nhóm chính sách
chính tập trung vào hỗ trợ sản xuất; hỗ trợ đất đai và thương mại; các chính sách hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp như: khoa học công nghệ, tín dụng và khuyến nông. Phần lớn văn bản pháp quy đều
liên quan đến các nghĩa vụ của Việt Nam đối với các thỏa thuận quốc tế. Các thỏa thuận này hết
sức quan trọng, tuy nhiên chúng có liên quan đến khả năng thương mại (xuất khẩu và nhập khẩu)
hơn là những mặt hàng kinh doanh và phương thức trao quyền cho các nhà sản xuất, chế biến và

4
xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam để có thể cạnh tranh nhưng vẫn có lãi. Các ví dụ liên quan đến
những chính sách bao gồm:
Các chính sách liên quan đến hỗ trợ sản xuất
¾ Theo nghị định số 225/1999/QD-TTg về giống cây nông - lâm nghiệp và chăn nuôi giai đoạn
2001-2005; và nghị định số 17/2006/QD-TTg ngày 20/1/2006 về việc tiếp tục thực hiện nghị
định 225/1999/QD-TTg đến 2010.
¾ Nghị định số 129/2003/ND-CP (2003) liên quan đến miễ
n thuế sử dụng đất nông nghiệp và
mới nhất là nghị định 115, 2008 cho phép bãi bỏ thủy lợi phí.
¾ Quyết định số 391/QD-TTg (tháng 4/2008) về rà soát, kiểm tra quản lý và sử dụng đất trong
5 năm, cho đến 2010 , tập trung chủ yếu vào diện tích trồng lúa.
¾ An ninh lương thực quốc gia của Việt Nam và tầm nhìn đến 2030 (đang chờ xử lý)

¾ Nghị Định của Chính Phủ về quản lý đất trồng lúa (đang chờ xử lý )
Chính sách đất
Luật Đất đai năm 2003 quy định đất thuộc quyền sở hữu của toàn dân và được nhà nước đại diện
với 5 nghĩa vụ chính : (i) Xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; (ii) quyết định hạn ngạch
và thời hạn sử dụng đất; (iii) cấp giấy xác nhận quyền sử dụng đất cho người sử d
ụng; (iv) thu
thuế sử dụng đất; và (v) xác định giá đất. Người sử dụng đất được giao đất để sử dụng lâu dài và
ổn định đồng thời có 7 quyền về sử dụng đất: chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, cho thừa kế, thế
chấp, tặng, và sử dụng đất để góp vốn kinh doanh. Ngoài ra, người sử dụng đất phải: (i) trồng trọt
luân canh hợp lý; (ii) quan tâm duy trì độ mầu mỡ của đất; (iii) nộp thuế và các khoản phí về sử
dụng đất nông nghiệp. Các khoản thuế liên quan đến đất nông nghiệp của Việt Nam gồm: (i) thuế
sử dụng đất nông nghiệp, (ii) thuế chuyển đổi quyền sử dụng đất, (iii) thuế đất sử dụng quá thời
hạn và giới hạn đất sử dụng. Năm 2003, Chính Phủ đã ban hành quy định hợp pháp về miễn thuế
sử dụng đất nông nghiệp cho hầu hết nông dân đến 2010.
Đặc biệt, các chính sách đất đai dưới đây đều liên quan đến sản xuất nông nghiệp:
¾ Nghị định 09/2000/NQ-CP của Chính Phủ ban hành tháng 6 năm quyết định bình ổn hóa 4
triệu hecta diện tích trồng lúa được tưới và các loại đất trồng lúa không có hiệu quả (so với
mức trung bình của cả nước) được phép chuyển đổi sang trồng các loại hoa màu khác có hiệu
qu
ả hơn.
¾ Nghị định số 03/2000/NQ-CP của Chính Phủ ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại thúc đẩy các
chính sách về giao đất , cho thuê, chuyển đổi quyền sử dụng đất nhằm khuyến khích tập trung
đất canh tác, phát triển nông nghiệp theo hướng quy mô trang trại, tạo điều kiện thuận lợi
phát triển tư liệu sản xuất cho các ngành hàng tập trung.
Các chính sách thương mại
Nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hi
ệp định Nông nghiệp (AoA), Chính Phủ Việt Nam đã ban
hành các chính sách dưới đây với mục tiêu hình thành 1 nguyên tắc cụ thể về thương mại nông
nghiệp và các chính sách hỗ trợ, đồng thời tránh sử dụng các chính sách gây tổn hại đến thương
mại toàn cầu của các mặt hàng nông sản.

¾ Quyết định số 1042/ QD-BMT được Bộ Thương Mại ban hành ngày 29/6/2007 về việc xóa
bỏ các khoản thưởng cho các thành tích xuất khẩu. Quyế
t định này là để thực hiện các cam
kết của Việt Nam với WTO về việc dỡ bỏ hỗ trợ xuất khẩu.

5
¾ Bộ luật số 20/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 29/4/2004 về việc chống phá giá các mặt hàng
nhập khẩu vào Việt Nam.
¾ Quyết định số 02/2008/ QD-BCT ngày 21/1/2008 về kế hoạch phát triển công nghiệp máy
móc cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2006-2015 với tầm nhìn đến 2020
¾ Quyết định số 104/2008/QD-TTg ngày 21/7/2008 về thuế quan xuất khẩu áp dụng cho gạo và
phân bón.
¾ Nghị định số 39/2006/QD-BTC ngày 28/7/2006 về áp dụng thuế đối với 1 số mặ
t hàng xuất
nhập khẩu. Nghị định này có đề cập tới tất cả các mặt hàng có đánh thuế xuất, trong đó chỉ
bao gồm một vài mặt hàng nông sản đề cập trong Hiệp định Nông nghiệp AoA
Hiệp định vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật (SPS): Các tổ chức quốc tế có liên quan hoặc các
thành viên của WTO chịu trách nhiệm xác định các biện pháp SPS và Việt Nam phải tuân thủ
đáp
ứng yêu cầu SPS của các quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Các văn bản pháp luật và
các chính sách dưới đây đã được ban hành:
¾ Quyết định số 04/2008/QD-BNN ngày 10/1/2008 về các chức năng và hợp tác với cơ quan
đầu mối SPS của Việt Nam.
¾ Luật số 12/2003/PL-UBTVQH 11 ngày 26/7/2003 về các biện pháp vệ sinh thực phẩm.
¾ Nghị định số 149/2007/QD-TTg ngày 10/9/2007 về việc thực hiện kế hoạch quốc gia về các
biện pháp vệ sinh an toàn.
¾ Luật số 18/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 29/4/2004 về dich vụ thú y.
¾ Nghị định số 33/2005/ND-CP ngày 15/3/2005 về việc thực hiện luật số 18/2004/PL-
UBTVQH 11.
¾ Luật số 36/2001/Pl-UBTVQH 10 ngày 25/7/2001 về việc thanh tra và bảo vệ thực vật.

Hiệp định rào cản kỹ thuật thương mại (TBT): Hiệp định TBT là rất phù hợp đối với các quy
định về kỹ thuật về mọi đặc tính cụ thể của 1 sản phẩm, bao gồm: kích cỡ, thiết kế, vận hành,
đóng gói và nhãn mác. Quyết định số 0975/ QD-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 15/2/2008
phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sau khi gia nhập WTO giai đoạn 1. Dự án nhằm đánh giá hiện
trạng và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện cam kết WTO của các cơ
quan về phân phối, kinh doanh, kiểm tra, quản lý hàng hóa.
Hiệp định Th
ương mại liên quan tới các lĩnh vực của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS): hiệp định
này bắt buộc các thành viên có trách nhiệm bảo vệ sự sáng tạo của sản phẩm và quy trình sản
xuất. Hiệp định bao gồm tất cả các quyền sở hữu trí tuệ với đầy đủ công cụ để bảo vệ các tác giả,
các nhà đầu tư, nhãn hiệu và tên các sản phẩm tránh bị bắt chước hoặc tái sản xuất. Các giống cây
trồng và các chỉ số địa lý liên quan đến nông nghiệp cũng được đề cập trong hiệp định này.
Các điều khoản dưới đây buộc các thành viên WTO áp dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản
phẩm là các giống cây trồng và các chỉ số địa lý:
¾ Luật số 50/ 2006 ngày 29/11/2006 về quyền sở hữu trí tuệ
¾ Nghị định số 104/2006/ND-CP ngày 22/9/2006 về các quyền sở hữu trí tuệ đối với các giống
cây trồng, rượu vang và các đồ uống có cồn
¾ Nghị định số 54/2000/ND- CP ngày 13/10/2000 về bí quyết thương mại và địa lý

6
Ngoài các hiệp định WTO, Việt Nam cũng ký kết một số hiệp định trong khu vực có khả năng
ảnh hưởng tới nông nghiệp như thỏa thuận AFTA/CEPT, hiệp định thương mại song phương với
Hoa Kỳ, tự do thương mại với TQ (AFTA-China), và tự do thương mại với Hàn Quốc (AFTA-
Korea). Tất cả các hiệp định này về cơ bản tập trung vào việc giảm thuế nhập khẩu và các hàng
rào thương mại cũng như phi thương mại, buộc tất cả các thành viên phải mở cửa thị trường đối
với các hàng hóa nhập khẩu.
Các văn bản tổng quát cấp trung ương liên quan đến các sản phẩm nông nghiệp và xuất
khẩu
¾ Quyết định số 69/2007/QD-TTg được Thủ Tướng ban hành ngày 18/5/2007 về kế hoạch
phát triển ngành công nghiệp chế biến nông nông-lâm sản đến 2010 và tầm nhìn 2020

¾ Quyết định số 27/2007/QD-BNN của Bộ NN và PTNT ban hành ngày 12/4/2007 về các quy
định quản lý kế hoạch quốc gia về xây dựng và thực hiện công nghệ sinh học nông nghiệp
đến năm 2020
¾ Luật số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007 về chất lượng sản phẩm. Luật này bao gồm các quy
định về chất lượng sản phẩm xuất khẩu chung và buộc tất cả các nhà xuất khẩu phải tuân thủ
theo quy định của luật cũng như các cam kết quốc tế và khu vực khác.
¾ Nghị định số 151/2006/ND-CP ngày 20/12/2007 về việc điều tiết các nguồn tín dụng quốc
gia cho đầu tư và xuất khẩu.
¾ Quyết định số 08/2007/QD-BTC ngày 2/3/2007 về tầm quan trọng của tín dụng cho việc đầu
tư và xuất khẩu.
Nhìn chung, ngoài các ảnh hưởng tích cực, các chính sách liên quan đến mặt hàng nông nghiệp
đều mang tính tạm thời và bị động, thường chỉ được ban hành trong các giai đoạn khủng hoảng
(khủng hoảng lúa gạo, cà phê, an toàn thực phẩm, thức ăn vật nuôi, vv ). Các chính sách về hàng
hóa đều chủ yếu hỗ trợ cho sản xuất, và các quy định chi tiết liên quan tới các thỏa thuận quốc tế
Việt Nam tham gia có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu, hỗ trợ nông
nghiệp, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật. Có ít chính
sách toàn diện theo một chuỗi hàng hóa cụ thể: lập kế hoạch, dự báo đầu tư, tổ chức sản xuất, tư
liệu đầu vào, sản xuất, chế biến, thương mại, kiểm soát chất lượng, quản lý rủi ro và hỗ trợ cho
người tiêu dùng. Quá trình xây dựng chính sách là quá trình có tác động ngược lại và thường
không dựa trên cơ sở khoa học và không tham khảo ý ki
ến của nhiều bên liên quan như các nhà
hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, khu vực tư nhân, nông dân, Kết quả là, dự báo về
thị trường ngành hàng nông sản để có cơ sở xây dựng chính sách là một nội dung hết sức cần
thiết.
3.2. Môi trường kinh tế
Việc lập kế hoạch được dựa trên diện tích sản xuất và năng suất với trong tâm tạo cơ cấu ngành
bất cân đối rủi ro xuất khẩu. Nông dân được khuyến khích đầu tư vào các mặt hàng xuất khẩu
mạnh như cà phê, hạt tiêu, điều, gạo và tôm hùm. Các ngành hàng yếu hơn như chăn nuôi, gia
cầm, các sản phẩm lâm nghiệp với sản lượng lớn và thường không đáp ứng nhu cầu của thị
trường trong nước dường như không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ. Đầu tư vào các mặt hàng xuất

khẩu mạnh thường rất lớn mà không quan tâm đầy đủ đến thị trường. Cung ứng, thường là chất
lượng thấp, nhanh chóng vượt quá cầu đối với một số loại có dư sản phẩm như: cà phê, gạo, cá ba
sa trong những năm gần đây đã ảnh hưởng đáng kể đối với đời sống của người sản xuất. Cũng
trong thời điểm này, đầu tư và lợ
i thế cạnh tranh tại các sản phẩm/ lĩnh vực định hướng tiêu thụ

7
nội địa bị giảm, làm tăng nguy cơ rủi ro mất thị trường trong nước do phải cạnh tranh gay gắt với
các mặt hàng nhập khẩu.
Nông dân là những người yếu thế nhất trong chuỗi giá trị. So với các bên liên quan khác trong thị
trường, nông dân hưởng lợi ít nhất từ chuỗi giá trị. Không có chính sách nào phù hợp mặc dù tất
cả các chính sách hiện hành đều ưu tiên cho nông dân. Một số chính sách cung cấp hỗ trợ vật chất
hơn là hỗ trợ về mặt phương pháp để khuyến khích nông dân. Giá trị gia tăng từ chuỗi giá trị hầu
hết là từ quá trình chế biến, đóng gói, quảng cáo và các chiến dịch tiếp thị trong khi phần lớn nông
dân Việt Nam chỉ có thể tiếp cận với sản xuất thô. Điều này đặc biệt đúng đối với các nông dân
sản xuất qui mô nhỏ hay những người sống ở khu vực vùng sâu vùng xa.
3.3. Môi trường xã hội
¾ Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp có ảnh hưởng tới đói nghèo và
lao động vì các gia đình nông dân bắt buộc phải tìm kiếm các việc làm phi nông nghiệp. Theo
ước tính của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội, trung bình 1 hộ nông dân có 1,5 lao động
bị thất nghiệp do đất sản xuất bị thu hồi trong khi đó phần lớn những người dân này đều
không được học hành và hướng nghiệp đầy đủ
¾ Các quyết định của nông dân về hệ thống nông nghiệp họ sử dụng cũng như kết hợp sx các
sản phẩm nông nghiệp thì bị giới hạn bởi việc qui hoạch sử dụng đất cho những cây trồng cụ
thể ví dụ như lúa. Trong khi sản xuất lúa gạo có thể đảm bảo an ninh lương thực, nó cũng gây
ảnh hưởng đáng kể tới thu nhập của hộ nông dân vì họ không có khả năng chuyển sang các hệ
thống sản xuất có giá trị cao hơn.
¾ Việc chạy mô hình sẽ xác định tác động đối với phân bổ thu nhập của sử dụng, chuyển đổi
mục đích sử dụng đất cũng như tự do hóa thương mại ở phạm vi ngành và khu vực và sẽ giúp
xác định các nhóm yếu thế và xây dựng chính sách phù hợp để có thể giúp đỡ họ. Điều đó

cũng giúp Chính Phủ Việt Nam xác định rõ các vướng mắc, sau đó lựa chọn có mục đích các
chính sách phúc lợi xã hội nhằm tránh lãng phí đầu tư vào các lĩnh vực không hiệu quả.
4. CÁC THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D)
4.1. Các lĩnh vực nghiên cứu chính
Nghiên cứu về cung-cầu của ngành hàng nông sản
¾ Nghiên cứu về phương pháp cung –cầu cho ngành lúa gạo mô tả cách áp dụng hệ thống thông
tin chỉ dẫn địa lý (GIS) và mô hình vào phân tích sự cân bằng của cung-cầu của ngành lúa
gạo cho 7 vùng sinh thái của Việt Nam. Kết quả đầu ra quan trọng bao gồm (i) xác định các
khu vực có lợi thế cạnh tranh về sản xuất lúa gạo; (ii) các phương pháp cải thiện khả năng
ước tính sản lượng gạo, tổng sản lượng cũng như dự báo cầu cho mỗi vùng sinh thái bao gồm
một số tỉnh; (iii) ước tính với diệ
n tích trồng lúa là 4 triệu hecta, so với mức dự tính nhu cầu
trong nước của Việt Nam thì Việt Nam vẫn có thể duy trì xuất khẩu từ 2-4 triệu tấn mỗi năm
với giá thành giảm 20%, do đó lượng xuất khẩu sẽ đạt gần 2 triệu tấn mỗi năm; (iv) nhu cầu
của hộ về gạo trong năm 2010 với tốc độ đô thị hóa là 33% là khoảng 13,8 triệu tấn. Sự biến
đổi giá gạo sẽ làm tăng hoặc giám khối lượng tiêu thụ gạo khoảng 1 triệu tấn.
¾ Các xu hướng phát triển chăn nuôi ở Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn định và giá
thịt lên cao, giá thức ăn gia súc tăng, chi phí chăn nuôi tăng, và dịch vụ thú y kém hiệu quả.
Đầu ra bị hạn chế bởi thu nhập thấp, chất lượng thịt không cao, hệ thống tiêu chuẩn ch
ất
lượng không hoàn chỉnh, thiếu thông tin, và thiếu hệ thống phân phối cho người tiêu dùng.

8
Vai trò của Chính Phủ trong việc tạo hành lang pháp lý, quản lý tiêu chuẩn chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm là những vấn đề rất quan trọng và cần thiết phải được tăng cường để
hỗ trợ, thúc đẩy ngành chăn nuôi.
¾ Tiêu dùng cà phê trong nước, sử dụng bộ số liệu điều tra dựa trên mức sống cho thấy nhu cầu
cà phê tăng, đặc biệt là ở khu vực thành phố.
Điều tra về khả năng cạnh tranh
¾ Năm 2002, Nielsen

3
đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về ngành gạo của Việt Nam trên thị
trường thế giới, tổng hợp sản lượng, cơ cấu và xu hướng thương mại của thị trường gạo thế
giới đồng thời đánh giá các chính sách hiện có áp dụng cho ngành lúa gạo, đặc biệt là các
chính sách liên quan đến tiếp cận thị trường, trợ cấp xuất khẩu, sử dụng sản phẩ
m biến đổi
gen và hỗ trợ trong nước của các quốc gia khác.
¾ Nghiên cứu về sức cạnh tranh của ngành công nghiệp cà phê Robusta ở Việt Nam đã đưa ra
kết luận rằng sức cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong những năm qua là dựa vào giá
sức lao động thấp, sản lượng cao do nhiều phân bón và tưới tiêu, các chính sách phát triển cơ
sở hạ tầng cho tất cả các bên liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê. Những xu
hướng gần đây trong thị trường cà phê đã cho thấy khó có thể duy trì sức cạnh tranh cao của
cà phê Việt Nam do xu hướng của thị trường cà phê thế giới là chất lượng cao, sản phẩm hữu
cơ và sạch cùng với sự quan tâm cao đối với GAP và các tác động của môi trường.
Nghiên cứu về tác động của hội nhập thương mại thế giới
¾ Nielsen (2003)
5
đã đưa ra 3 chính sách thương mại có ảnh hưởng trực tiếp tới ngành lúa gạo
của Việt Nam: (i) dỡ bỏ hạn ngạch xuất nhập khẩu phân bón cho lúa gạo có xu hướng tăng
hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế.
(ii) Chính sách đất đai và giao đất- là những công cụ hạn chế thay đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp, tạo khó khăn cho các hoạt động sản xuất, xuất khẩu và đa dạng sản phẩm nông
nghiệp thông qua điều chỉnh việc giao đất nông nghiệp và điều đó sẽ giảm lợi thế so sánh và
lợi ích kinh tế xã hội của các đối tác khác nhau.
(iii) Hiệp định thương mại ưu đãi với EU- các đối tác thương mại của Việt nam dường như
không có lợi cho ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam vì họ
đặt Việt Nam vào
vị trí sân chơi cạnh tranh đối với tất cả các quốc gia xuất khẩu vào thị trường EU.
¾ Một nghiên cứu về tự do hóa thương mại trong ngành công nghiệp chăn nuôi áp dụng mô
hình cân bằng chung để đánh giá tác động của tự do hóa thương mại đã cho thấy (i) nhìn

chung, tự do hóa thương mại không có ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành chăn nuôi của Việt
Nam do lượng thịt đượ
c mua bán trên thị trường thế giới thấp; (ii) những ảnh hưởng của tự do
hóa thương mại quốc tế như sốc về đơn giá dường như chỉ có ảnh hưởng nhẹ tới Việt Nam do
Việt Nam là nước tự cung tự cấp thịt lợn và gia cầm với một lượng tiêu thụ thịt bò khá thấp;
(iii) việc miễn, giảm thuế cho các nguyên liệu chế biến thức ă
n gia súc trong quá trình phát
triển của ngành công nghiệp, đặc biệt là các sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi lợn và gia
cầm mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp chăn nuôi trong nước.
¾ Một trong những tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại và gia tăng tính lệ thuộc vào
xuất khẩu là do biến động về giá cả trong nước vì tính không ổn định của giá cả không những
gây thiệt hại cho nông dân đồng thời ảnh hưởng tớ
i các ngành công nghiệp chế biến và các
bạn hàng. Giá cà phê đạt đến đỉnh điểm trong lịch sử vào năm 1990, gây ra hiện tượng sản
xuất dư thừa tràn lan, do đó làm giá cà phê giảm mạnh. Kết quả là sinh kế của người trồng cà

9
phê bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là là ở tỉnh Daklak – khu vực trồng cà phê lớn nhất của
Việt Nam. Giá cả trên thế giới thấp và sự tiến triển của toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại,
người nông dân đặc biệt là nông dân nghèo là những người dễ bị tổn thương nhất.
Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng
Kết luận từ một nghiên cứu toàn diện về chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo Việt Nam cho thấy (i)
(i) Việt Nam đang phải gánh chịu thiệt hại do thiếu môi trường cơ sở hạ tầng và cơ chế chính
sách để tăng cường an ninh lương thực, giảm nghèo nông thôn và tăng thu nhập từ xuất khẩu; (ii)
các phương pháp tạo ra giá trị cho ngành lúa gạo gồm: tăng năng suất, đặc biệt là ở khu vực miền
núi, vùng sâu vùng xa, đồng thời tăng sản xuất và xuất khẩu các loại gạo đặc biệt có chất lượng
cao. Vai trò của khu vực nhà nước trong việc đầu tư trực tiếp nhằm nâng cao sản lượng chỉ nên
giới hạn trong việc cung cấp tưới tiêu, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tăng cường xây dựng chính
sách. Khu vực tư nhân cần phát triển các mặt hàng đặc sản và các thị trường có giá trị cao. Ngoài
ra, việc đầu tư vào với ngành lúa gạo cũng nên kết h

ợp với các chính sách đa dạng cây trồng
nhằm giả quyết vấn đề nghèo ở nông thôn.
¾ Một nghiên cứu toàn diện về các bên liên quan trong thị trường chăn nuôi như: người chăn
nuôi, người kinh doanh thức ăn chăn nuôi, người chế biến, người kinh doanh thịt, người chế
biến thịt, người tiêu dùng, người bán lẻ và các cơ quan thú y đã phân tích nhu cầu thịt và tính
toán biến động giá ở thị trường Hà Nội và H
ồ Chí Minh.
Nghiên cứu về dự báo cung ngành hàng
¾ Một nghiên cứu về dự báo cung dài hạn của 5 vùng trồng cà phê chính ở Việt Nam có sử
dụng mô hình của Vintage và phân tích các tác động của nhiều yếu tố (giá cà phê, giá đầu
vào, tuổi cây, sản lượng, ) liên quan đến hoạt động cung cấp cà phê. Nghiên cứu đã đưa ra
những dự đoán chi tiết về việc cung cấp cà phê của mỗi vùng ở mỗi khu vực nghiên cứu.
4.2. Các vấn đề chính
¾ Thiếu nguồn dữ liệu (dữ liệu và hình ảnh) để phân tích thị trường đầy đủ theo chuỗi thời
gian và thường xuyên cập nhật. Mặc dù đã có khá nhiều nguồn thông tin thị trường nhưng
các nguồn thông tin này chỉ được thực hiện trong khuôn khổ các dự án, do vậy không thể
duy trì tính ổn định lâu dài và các đơn vị nghiên cứu không có cơ chế để trao đổi và sử dụng
thông tin hiệu quả.
¾
Thông tin thị trường đơn thuần là thông tin về giá- chủ yếu là giá bán lẻ, trong khi các
thông tin quan trọng khác để phân tích thị trường như: sự khác biệt thị trường, lợi thế so
sánh, các xu hướng thị trường và các cơ hội tương lai thường dễ tìm nhưng hiếm khi được
đưa vào nghiên cứu ngành hàng.
¾ Các thông tin thu thập được không đáp ứng đầy đủ yêu cầu nghiên cứu thị trường ngành
hàng, đặc biệt là các thông tin cần thiết để
đánh giá cung- cầu của các loại hàng hóa.
¾ Tính kịp thời của thông tin về ngành hàng chiến lược được thu thập theo hệ thống từ trên
xuống của Tổng Cục Thống Kê (GSO) cho thấy dự báo về sản lượng cây trồng thường
không có cho đến thời điểm sau thu hoạch và thông tin này không giúp các nhà sản xuất,
chế biến và xuất khẩu đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.

¾ Việt Nam vẫn chưa có khả năng xây dựng cơ chế cũng như kế hoạch phát triển dựa trên
nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh và so sánh của các ngành hàng chính trong các vùng cũng
như giữa Việt Nam và các quốc gia khác.

10
¾ Nghiên cứu phân tích thị trường đối với một số ngành hàng chiến lược đã có nhưng chưa
toàn diện và chưa cụ thể đối với thị trường quốc tế, thị hiếu của các thị trường tiềm năng và
sức cạnh tranh của hàng hóa Việt, Điều này hoàn toàn đúng đối với các nghiên cứu thực
hiện trong khuôn khổ dự án, không mang tính cập nhật liên tục và có hệ thố
ng.
¾ Triển vọng thị trường cho các ngành hàng nông sản của Việt Nam hầu như vẫn chưa được
các nhà nghiên cứu chú ý đến. Mặc dù Viện Chiến Lược Chính sách Nông nghiệp và Phát
Triển nông thôn (IPSARD) đã tiến hành một số nghiên cứu nhằm phân dự báo kinh tế ngành
hàng cà phê, một số nghiên cứu đã áp dụng mô hình cân bằng, trong đó có 1 phần cho
ngành lúa gạo và 1 phần cho chăn nuôi gia súc; các nghiên cứu này chỉ đơn thuần mang tính
thực nghiệm và sơ khai. Các ngành chi
ến lược khác vẫn chưa có những nghiên cứu tương
tự.
¾ Để tiến hành các nghiên cứu tương tự cho các ngành hàng khác, cần phải có một hệ thống
các phương pháp nghiên cứu chuẩn hóa áp dụng đồng thời cho tất cả các ngành. Tuy nhiên
hệ thống chuẩn hóa này vẫn chưa được hình thành.
¾ Các chuyên gia trong lĩnh vực của chúng ta không thực sự giỏi về các phương pháp nghiên
cứu hiện đại và ở trình độ cao nhằm phục vụ cho phân tích và dự báo thị trường; ngoài ra,
các chuyên gia này đến từ các cơ quan nghiên cứu khác nhau, vấn chưa được tập trung
thành một tổ chức thống nhất và hiệu quả.
¾ Do vậy, nghiên cứu thị trường nói chúng về các ngành hàng chiến lược của Việt Nam vẫn
chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng và tính thời sự của các sản phẩm
để tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp kinh doanh nông sản.
¾ Tổ chức ngành trên quy mô lớn của từng ngành hàng chiến lược tới nay vẫn được coi là một
khái niệm mới đối với Việt Nam. Một cơ chế thống nhất cho 1 ngành hàng sẽ mang lại sự

hợp tác tốt nhất để nắm bắt thời cơ và giảm tối đa chi phí giữa các bên liên quan trong chuỗi
giá trị của ngành hàng, đã tự khẳng định rằng đây là một cách hiệu quả được áp dụng ở
nhiều quốc gia. Cụ thể, nếu một tổ chức ngành hàng được thiết lập, nó sẽ thực hiện các chức
năng sau: (i) quản lý ngành; (ii) tổ chức nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng
lực; (iii) đề xuất chính sách; và (iv) tư vấn đầu tư,…
¾ Không có thông tin kịp thời cho nông dân, cán bộ khuyến nông và các bên liên quan khác
để họ có thể xây dựng kế hoạ
ch và hoạt động đầu tư nhằm tăng thu nhập và lợi nhuận.
¾ Không có thông tin về “sức khỏe/khả năng” của mảng sx nông nghiệp quy mô nhỏ. Có thể
thu thập thông tin và dữ liệu hàng ngày thông qua xây dựng hệ thống giám sát cho các
ngành hàng quan trọng nhất. Những thông tin như vậy có thể giúp hỗ trợ xây dựng chính
sách nông nghiệp và nông thôn để giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội quan trọng trong
việc ổn định nông hộ.
¾ Yếu kém trong việc lập kế hoạch, thông tin thị trường, kiểm soát chất lượng, quản lý an toàn
thực phẩm và cây trồng nông nghiệp, bình ổn giá đầu vào, đầu ra,… đã phản ánh năng lực
yếu kém trong quản lý, xây dựng, thực hiện các chính sách ngành hàng nông sản. Tuy
nhiên, khả năng nghiên cứu chính sách nông nghiệp, việc thực hiện và quản lý vẫn còn yếu.
Cần phải vạch ra những chương trình ở quy mô rộng và lâu dài để đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu sản xuất. Vì vậy, sự hỗ trợ từ dự án này là hết sức quý giá và cần thiết; tuy nhiên, đây
mới chỉ là bước sơ khai. Cần có những nỗ lực và tiếp tục đầu tư để đáp ứng yêu cầu đa dạng
của thị trường.

11
Các đơn vị thực hiện nghiên cứu
Hiện nay, Bộ NN&PTNT vẫn chưa có bất kỳ một hệ thống tổ chức hay quy trình nào để thực
hiện phân tích cập nhật các thị trường ngàng hàng. Nghiên cứu ngành hàng và thông tin thường
liên quan đến các dự án, có tính chất ngắn hạn và thiếu khung tổ chức. Xây dựng và phát triển
các kỹ năng này đòi hỏi nhiều thời gian và cần sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế.
Hiện nay, IPSARD là một trong số ít các tổ chức đang tiến hành nghiên cứu chính sách về các
ngành hàng nông sản của Việt Nam. Các nhà nghiên cứu của IPSARD hiện vẫn còn yếu và thiếu

về số lượng để thực hiện công tác phân tích và dự báo sử dụng các mô hình kinh tế tiên tiến. Vì
vậy, cần tăng cường năng lực trong lĩnh vực này để thực hiện dự án. Các nguồn thông tin và các
chuyên gia dự báo sử dụng mô hình kinh tế mà IPSARD đang sử dụng, tập trung vào việc học hỏi
kinh nghiệm, bao gồm:
- Dịch vụ nghiên cứu kinh tế- ERS của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ;
- Cơ quan kinh tế và nông nghiệp của Úc - ABARE;
- Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế – IFPRI; và
- Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế – ILRI.

5. PHÂN TÍCH SWOT
Điểm mạnh Điểm yếu
• Các phương pháp nghiên cứu (phân tích thị
trường, các mô hình dự báo) hiện có.
• Quan hệ đã được thiết lập với các tổ chức
quốc tế có kinh nghiệm về phân tích ngành
hàng.
• Có nhiều báo cáo chuyên nghiệp về các
ngành hàng chủ yếu và rất dễ truy cập qua
internet
• IPSARD tập trung đội ngũ chuyên gia về
nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp, nhiệt
tình.
• Các chức năng tư vấn chính sách của
IPSARD sẽ là cầu nối tốt nhất với Bộ Nông
nghiệp và Chính Phủ.
• Các ngành hàng ưu tiên đóng vai trò quan
trọng trong doanh thu xuất khẩu, nhu cầu lớn
về nghiên cứu thị trường và dự báo.
• Là một bộ phận của Chính Phủ, nên sẽ dễ
dàng tiếp cận hỗ trợ của Tổng Cục Thống

kê Việt Nam trong việc thiết kế và thiết lập
hệ thống điều hành.
• Với tư cách là tổ chức nghiên cứu kinh tế
chính thức, IPSARD sẽ dễ dàng nhận được
sự ủng hộ trong việc thiết lập hệ thống giám
• Không có nhiều nghiên cứu thị trường áp dụng
các phương pháp tiêu chuẩn quốc tế.
• Nghiên cứu thị trường ngành hàng (nếu có)
không tuân theo các tiêu chuẩn đồng nhất mà
thường là kết quả của các dự án ngắn hạn.
• Các chuyên gia của Bộ NN chủ yếu tập trung
vào lĩnh vực sản xuất như: giống, thủy lợi và
mở rộng canh tác trong khi chỉ có một vài
chuyên gia về thị trường ngành hàng nông
nghiệp.
• Kinh nghiệm thực tế của các nhà nghiên cứu
của Viện CS và của một số cơ quan khác ở Việt
Nam vẫn còn yếu.
• Các dữ liệu trong nước không được cập nhật
đầy đủ phù hợp với những thay đổi của thông
tin dự báo và phân tích thị trường.
• Không có đủ thông tin dữ liệu quốc tế từ những thị
trường lớn, việc trao đổi và tiếp cận với nguồn
thông tin này khá tốn kém.
• Các nghiên cứu thường sử dụng nguồn dữ liệu cũ,
tốn thời gian; do đó, không đáp ứng được nhu cầu
cấp thiết của các nhà hoạch định chính sách và các
doanh nghiệp.
• Thiếu kinh phí và các chuyên gia thống kê để thiết
lập hệ thống giám sát sản xuất.


12
sát và hợp tác với chính quyền địa phương.

• Thiếu mạng lưới liên hệ với các lãnh đạo địa
phương.
• Các nhà hoạch định chính sách thiếu thông tin khoa
học về dự báo thị trường, vì vậy các khuyến nghị
chính sách từ các nghiên cứu khoa học thường chưa
được cân nhắc khi đưa ra quyết định

Cơ hội Thách thức
• Dự báo thị trường đóng vai trò ngày càng
quan trọng trong quá trình hoạch định chính
sách.
• Dữ liệu với các phân tích chính xác sẽ cung
cấp những thông tin giúp cải thiện quyết
định đầu tư của các nhà sản xuất, chế biến
và xuất khẩu đồng thời giúp xây dựng chính
sách, kể cả chính sách an ninh lương thực.
• Sự chuyển đổi từ lập kế hoạch theo hướng mục
tiêu sản xuất sang lập kế hoạch dựa trên nghiên
cứu ngành hàng sẽ cung cấp các cơ sở khoa học
cho việc đưa ra quyết định.
• Qua Viện Chính sách và chiến lược, ERPO này
nhận được sự phối hợp từ các tổ chức quốc tế có
kinh nghiệm về giám sát thị trường nông
nghiệp.
• Chính phủ Việt Nam và Bộ NN coi vấn đề an
ninh lương thực là vấn đề ưu tiên quốc qua.

• Ngày càng có nhiều các tổ chức quan tâm đến
nghiên cứu dự báo thị trường, đặc biệt là các
nghiên cứu tác động của thị trường tới phát triển
kinh tế xã hội khu vực nông nghiệp nông thôn
và trên cả nước.
• Nghị quyết “Tam nong” đã chỉ ra những vấn đề
quan ngại của Chính phủ đối với nông nghiệp.
• Việc mở rộng và thường xuyên cập nhật các
thông tin về ngành hàng sẽ giúp xây dựng
phương pháp tiếp cận lập kế hoạch dài hạn cho
phát triển công nghiệp-nông nghiệp.
• Sự phát triển của phân tích ngành hàng và việc
giám sát liên tục sẽ giải quyết được nhu cầu của
các nhà hoạch định chính sách thông qua tham
vấn lấy ý kiến đóng góp nhanh và thường
xuyên.
• Sự phối hợp giữa dự báo ngắn hạn và dài hạn sẽ
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp
trong việc đưa ra quyết định đầu tư.
• Thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ dài hạn cho việc phát
triển và duy trì các dự báo ngành hàng sẽ đồng
nghĩa với việc mọi hoạt động c

p ngân sách ng

n
hạn đều không mang lại hiệu quả cao.
• Tình trạng thiếu năng lực hoặc thiện chí của các cơ
quan nhà nước hoặc cơ quan có kinh nghiệm đáng
kể trong khảo sát nông hộ và dự báo thị trường

nông nghiệp sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc cung
cấp kết quả phân tích và khuyến nghị ngành hàng.
• Các sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng yêu cầu của
Bộ NN, các cơ quan liên quan và doanh nghiệp.






13
EPRO 2: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG NÔNG THÔN
1. XÁC ĐỊNH EPRO2
1.1. Mục tiêu quốc gia
Xây dựng khung pháp lý và môi trường chính sách để tăng cường việc(i) quản lý và sử
dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên trong nông nghiệp và (ii) môi trường lành mạnh
ở nông thôn đảm bảo phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững; và (iii) giảm tác động tiêu
cực trong sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường nông thôn.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
• Xây dựng một cơ sở dữ liệu và hệ thống giám sát hiệu quả việc sử dụng tài nguyên thiên
nhiên trong ngành nông nghiệp và môi trường nông thôn.
• Tiến hành nghiên cứu để đánh giá mối liên hệ qua lại giữa sản xuất nông nghiệp với sử dụng
tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong ngắn hạn và dài hạn bằng các kỹ thuật định lượng
như thí nghiệm, đánh giá môi trường, phân tích chi phí lợi ích, mô hình kinh tế - sinh học, mô
hình cân bằng tổng quát và các kỹ thuật định tính như đánh giá nông thôn có tham gia, nghiên
cứu điển hình, ect.
• Nghiên cứu giải pháp/ phương pháp tiếp cận để Bộ NN&PTNT và chính phủ có thể áp dụng
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường nông thôn
lành mạnh

• Kịp thời cung cấp thông tin, kiến thức, kết quả nghiên cứu trên thông qua diễn đàn đối thoại
chính sách, hội thảo, ấn phẩm nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược và kế hoạch hành
động của khu vực nhà nước và tư.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Trọng tâm gồm:
• Quản lý và sử dụng đất trong nông nghiệp và khu vực nông thôn
• Quản lý và sử dụng nước trong nông nghiệp và khu vực nông thôn (thủy lợi và nước sinh
hoạt)
• Bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp và
• Bảo vệ môi trường nông thôn

2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH
2.1. Giới thiệu
Sau khi tiến hành một loạt các cải cách, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh vào
thập kỷ 90. Ngành nông nghiệp đã phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
là 4 %. Mặc dù đã đạt được những thành quả đáng tin cậy, vẫn dấy lên lo ngại liệu quá trình phát
triển này có bền vững về môi trườ
ng hay không. Có hai vấn đề chính: Thứ nhất, tình trạng ô
nhiễm không được kiểm soát của các họat động sản xuất nông nghiệp;và thứ hai: khai thác cạn

14
kiệt tài nguyên thiên nhiên. Những nguy cơ này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ hệ thống
sinh thái nông nghiệp và nông thôn, làm suy giảm hiệu quả sản xuất của các yếu tố môi trường,
suy giảm năng suất cây trồng và chăn nuôi và đe dọa sức khỏe người nông dân.
Mặc dù chính phủ đã xây dựng một lọat các chính sách để giải quyết những vấn đề này,
song tác động của chính sách đó vẫn còn rất hạn chế. Dường như không có một giải pháp duy
nhất nào có thể giải quyết được mọi vấn đề trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi
trường nông thôn. Thay vào đó, cần có sự kết hợp cẩn trọng các chính sách tổng hợp và nhất
quán trên cơ sở căn cứ khoa học vững chắc và định lượng.
2.2. Môi trường chính trị và pháp lý

2.2.1 Quản lý và sử dụng đất
Sở hữu và quản lý đất
Luật
đất đai năm 2003 quy định rõ tất cả đất đai thuộc về toàn dân, Nhà nước là chủ sở
hữu đại diện chịu 5 trách nhiệm sau: (i) Xây dựng quy hoạch và phân vùng sử dụng đất (ii) Quyết
định việc sử dụng quỹ đất và thời hạn sử dụng; (iii) Cấp quyền sử dụng đất cho người sử dụng;
(iv) Thu thuế liên quan đến sử dụng đất; và (v) Định giá đất.
Qu
ản lý nhà nước đối với đất đai ở Việt Nam được thực hiện ở 4 cấp: Trung ương, tỉnh,
quận, xã. Nhà nước quản lý về mặt chính sách và pháp lý, giao Ủy ban Nhân dân các cấp tỉnh,
huyện và xã thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai.
Người sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
• Quyền: Người sử dụng đất được giao đất để sử dụng lâu dài và ổn định và được trao 7 quyền
sử dụng đất: chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp, trao tặng và dùng quyền sử
dụng đất để vốn góp.
• Nghĩa vụ: Người sử dụng đất phải (i) trồng trọt luân canh hợp lý; (ii) chăm sóc, cải tại giữ
cho đất màu mỡ; (iii) trả thuế và phí sử dụng đất nông nghiệp
Giao đất
Luật đất đai năm 1993 và Nghị định 64 CP 27/09/1993 giao đất nông nghiệp cho nông
dân sử dụng ổn định lâu dài. Nguyên tắc quan trọng nhất của việc giao đất là đảm bảo tính công
bằng. Nhìn chung, nhiều địa phương ở miền Bắc giao một diện tích đất nhất định cho mỗi người
dân. Cần tính đến những điều kiện khác khi giao đất như chính sách xã hội, chất lượng đất, h

thống thủy lợi, khoảng cách đến thửa đất và năng suất luân canh.
Quy hoạch sử dụng đất
Việc khoanh vùng và quy hoạch sử dụng đất là quá trình từ dưới lên dựa trên điều kiện
địa lý. Quá trình này bắt đầu từ cấp xã. Ở cấp này, việc khoanh vùng và sử dụng đất được tính
toán chi tiết dựa căn cứ trên lô đất. Phương án sản xuất ở địa phương và kế hoạch đầu tư được
xây dựng dựa trên khung quy hoạch tự nhiên. Sau đó, các phương án đó được trình lên hội đồng
nhân dân và ủy ban nhân dân huyện. Quá trình sau đó sẽ chuyển từ cấp xã lên cấp quận, tỉnh/

thành phố và cấp quốc gia. Chu kỳ khoanh vùng sử dụng đất là 10 năm và quy hoạch sử dụng đất
là 5 năm.
Đất nông nghiệp được phân loại theo 6 tiêu chí sau: (i) Đất trồng cây hàng năm; (ii) Đất
trồng cây lâu năm; (iii) Đấ
t lâm nghiệp (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng); (iv) Đất
nuôi trồng thủy sản; (v) Đất làm muối; (vi) Các loại đất nông nghiệp khác theo qui định của nhà
nước.

15
Thời hạn và quỹ sử dụng đất
Mục đích sử dụng đất Thời hạn Hạn mức đất
Trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, sản xuất
muối
20 năm

2 ha (miền Trung và miền Bắc)
3 ha (Đồng bằng sông Cửu Long)
Trồng cây lâu năm 50 năm 10 ha
Đất bổ sung để trồng cây lâu năm 50 năm 5 ha
Rừng 50 năm 30 ha
Đất bổ sung cho rừng phòng hộ và rừng sx 50 năm 30 ha
Thuế đất nông nghiệp
Các loại thuế hiện hành liên quan đến đất nông nghiệp ở Việt Nam bao gồm (i) thuế sử
dụng đất nông nghiệp, (ii) thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, và (iii) thuế đất vượt hạn mức.
Năm 2003, Nhà nước đã thông qua luật miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hầu hết người
nông dân đến năm 2010.
Thị trường đất nông nghiệ
p
Chuyển nhượng đất: Có 9 hình thức giao dịch liên quan đến đất bao gồm chuyển nhượng,
trao đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp, trao tặng, đấu thầu, cho thuê và sử dụng đất để vốn góp. Để

thực hiện những giao dịch này cần phải được nhà nước thông qua. Khi đó, nhà nước sẽ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.
Định giá đất: Nhà nước quyết định giá đất hàng năm nhưng những mức giá này cần phải
sát với mức giá thị trường. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương sẽ xây
dựng khung giá đất cụ thể cho địa phương mình và trình hội đồng nhân dân đóng góp ý kiến
trước khi ra quyết định.
Thế chấp đất: Có hai cách để hộ gia đình dùng quyền sử dụng đất vay tiền từ Ngân hàng:
(i) Thế chấp giá trị của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( khoảng 50-70% giá trị đất): và (ii)
‘tín chấp’ (lấy quyền sử dụng đất làm tín chấp cho khoản vay với sự đảm báo của chính quyền
địa phương và các tổ chức chính trị xã hội). Theo quy định hiện hành, Ngân hàng NN & PTNT
cho vay không vượt quá 10 triệu đối với hộ gia đình và không quá 20 triệu đối với nông trại
thương mại.
2.2.2. Quản lý và sử dụng nước
Luật Tài nguyên nước năm 1998 quy định “tài nguyên nước thuộc về toàn dân dưới và
được Nhà nước thống nhất quản lý’. Trước năm 2002, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(Bộ NN&PTNT) chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ nguồn tài nguyên nước của quốc gia, nhưng
chính phủ có thể giao quyền quản lý sử dụng nước vào các mục đích cụ thể cho các bộ khác. Tuy
nhiên, từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) được thành lập năm 2002, chức năng
quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước được chuyển từ Bộ NN&PTNT sang cho Bộ TN&MT.
Thủy lợi
Ở cấp tỉnh có các công ty quản lý thủy lợi (IMC) trực thuộc BỘ NN&PTNT và ủy ban
nhân dân tỉnh quản lý các cống thoát nước, các kênh chính, các kênh thứ cấp và kênh phụ của các

16
công trình thủy lợi lớn và vừa. Một vài tỉnh đã cổ phần hóa các IMC theo Nghị định
95/2006/ND-CP của chính phủ.
Ở cấp xã, có các tổ chức hộ sử dụng nước (WUO) quản lý các kênh phụ và kênh qua nông
trại để cung cấp một phần hoặc toàn bộ dịch vụ thủy lợi theo nhu cầu của nông dân. Có 6 loại tổ
chức WOU: hợp tác xã nông nghiệp (loại hình chính), nhóm hộ sử dụng nước, ban quản lý nước,
ban quản lý nước thôn, hiệp hội người sử dụng nước và các thôn.

Phí cung cấp dịch vụ thủy lợi được thu từ các tổ chức và cá nhân sử dụng tài nguyên nước
cho sản xuất lúa, rau màu, vụ đông, cây công nghiệp ngắn ngày và sản xuất muối. Nhà nước ban
hành khung mức phí và mỗi tính có thể tự quyết định mức cụ thế theo thực tế. Phí được tính bằng
đồng Việt Nam và được thu căn cứ theo diện tích đất được tưới tiêu và loại cây trồng thay cho
căn cứ theo lượng nước được sử dụng.
Thông thường, các nhóm dùng nước đứng ra thu phí và sẽ trích lại một phần phí làm công
thu phí. Phần còn lại được chuyển cho IMC. Tuy nhiên, phần phí này thường không vượt quá một
nửa chi phí quản lý và vận hành của IMCs. Nếu tính cả chi phí giảm nhẹ thiên tai và phục hồi
công trình quy mô lớn, phần phí này chỉ đáp ứng khoảng ¼ tổng chi phí quản lý và vận hành.
Gần đây, Nghị định 154/2007/ND-CP của chính phủ đã miễn phí thủy lợi cho nông dân từ kênh
do IMC cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, nông dân vẫn phải trả phí thủy lợi nội đồng. Chính sách
này đã dấy lên nhiều lo ngại về hiệu quả và tác động kinh tế xã hội.
Nước sạch ở khu vực nông thôn
Ở cấp trung ương, Trung tâm quốc gia cung cấp nước uống và vệ sinh nông thôn trực
thuộc Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm: (i) Xây dựng kế hoạch và chiến lược quốc gia về cung
cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn; (ii) Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình cung
cấp nước sạch; (iii) giám sát chất lượng nước. Ở cấp tỉnh, có các trung tâm cung cấp nước uống
và vệ sinh nông thôn dưới quyền quản lý của Sở NN & PTNT tỉnh. Hàng năm, những trung tâm
này lựa chọn vài xã trong tỉnh để xây dựng các công trình cung cấp nước sạch (bao gồm công
trình cung cấp nước sạch cộng đồng, hồ chứa nhỏ, giếng sâu và công trình cung cấp nước tư
nhân) cho người dân nông thôn. Kinh phí xây dựng công trình nước sạch được đóng góp từ ngân
sách nhà nước, ngân sách tỉnh và người sử dụng nước. Phần đóng góp của người sử dụng nước ít
nhất là 25% tổng chi phí. Họ có thể xin vay tín dụng của ngân hàng (Tổng ngân sách của Chương
trình quốc gia cho vay tín dụng là 5649 tỉ VND). Các công trình nước sạch sau khi hoàn tất việc
xây dựng được chuyển giao cho cộng đồng nông thôn quản lý. Bên cạnh hệ thống của nhà nước,
ở một số tỉnh, các công ty tư nhân cũng tham gia cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn.
Người sử dụng nước phải trả phí sử dụng nước cho các công ty này.
Tiêu chuẩn nước uống cho khu vực nông thôn do Bộ Y tế quy định. Bộ TNNN & MT, Bộ
NN & PTNT và Bộ Y tế quản lý chất lượng nước. Tuy nhiên, giữa các bộ này chưa có sự phối
hợp chặt chẽ.

2.2.3. B
ảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp
Văn kiện đầu tiên là Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học năm 1995 được xây dựng để
bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học quốc gia. Năm 2007 và 2008, Kế hoạch hành động
Đa dạng sinh học quốc gia giai đoạn 2007-2010 với tầm nhìn đến năm 2020 và Luật đa dạng sinh
học được thông qua với m
ục tiêu xây dựng khung chính sách cho bảo tồn đa dạng sinh học và
phát triển bền vững nhằm hài hòa với các quy định trong các văn kiện khác. Bên cạnh đó, vấn đề
đa dạng sinh học cũng được đưa vào các chiến lược và kế hoạch chính ở cấp quốc gia như Chiến

17
lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo toàn diện giai đoạn 2001-10, Kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội giai đoạn 2006-10; Chương trình nghị sự quốc gia số 21 về chiến lược định hướng hướng
tới phát triển bền vững (2002) và các luật khác: Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật thủy
sản 2003, Luật thương mại 2005, Luật hình sự 2005, Pháp lệnh Thú y 2004, Pháp lệnh Bảo vệ
thực vật 2004.
Các vấn đề liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học trong nông nghiệp gồm:
Hệ thống quản lý đa dạng sinh học trong nông nghiệp
Bộ TNTN & MT chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của các bộ ngành, cơ quan và địa
phương liên quan về bảo tồn đa dạng sinh học nói chung. Bộ NN & PTNT có trách nhiệm phối
hợp với Bộ TNTN & MT, các bộ, ngành và chính quyền địa phương để thực thi các văn bản pháp
lý liên quan về vấn đề đa dạng sinh học như bảo tồn giống cây trồng, bảo tồn giống vật nuôi, bảo
tồn hải sản, nông sản biến đổi gen, lâm nghiệp và thủy lợi.
Bảo tồn đa dạng hệ sinh thái
Bảo tồn đa dạng hệ sinh thái gồm 2 loại:
Bên trong khu bảo tồn (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài – khu
bảo tồn cảnh quan). Hơn 40 năm qua, diện tích hệ thống khu bảo tồn quốc gia đã gia tăng đáng
kể. Hệ thống này gồm 126 rừng đặc dụng được cấp phép gồm 28 vườn quốc gia, 59 khu bảo tồn
thiên nhiên và 39 khu bảo tồn cảnh quan với tổng diện tích là 2.541.675 ha.
Bên ngoài khu bảo tồn (vùng đệm, cảnh quan, khu quy hoạch và lồng ghép khu bảo tồn

trong khu vực sản xuất).
Bảo tồn đa dạng loài
Bộ NN & PPTNT phối hợp với các bộ, ngành khác điều tra, đánh giá những giống thực
vật và vật nuôi đặc hữu đang bị đe dọa để đưa vào danh sách các loài cá giá trị đang bị đe dọa cần
được bảo vệ.
Cơ quan hải quan phải kiểm tra, xác định và xử lý các lô hàng nhập lậu giống loài ngoại
lại. Ủy ban nhân dân tỉnh phải lập danh mục các giống ngoại lai là cây xâm chiếm để báo cáo Bộ
NN & PTNT và Bộ TNTN & MT. Chỉ được phép lai tạo giống ngoại lai sau khi kết quả kiểm
định cho thấy các loài đó không gây hại đến đa dạng sinh học.
Bảo tồn đa dạng gen
Các bộ ngành phải bồn tồn và bảo vệ các yếu tố di truyền của loài và danh sách giống cây
trồng và vật nuôi đang bị đe dọa phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Nhà nướ
c khuyến khích các
tổ chức và cá nhân bảo vệ và bảo tồn các yếu tố di truyền để thiết lập hệ thống ngân hàng gen góp
phần bảo tồn đa dạng sinh học. Cho đến nay, nhiều cơ sở nghiên cứu của Bộ NN & PTNT đã có
ngân hàng gen riêng cho các lĩnh vực nghiên cứu của mình, như Viện nghiên cứu ngô, viện
nghiên cứu cây lương thực, v.v.
Bộ TNTN & MT quản lý hệ thống dữ liệu gen bị biến đổi và yếu nhân tố di truyền của
các loài biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học. Các tổ chức và cá nhân tiến hành nghiên
cứu để tạo ra những loài biến đối gen phải đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.2.4. Bảo vệ môi trường nông thôn
Nhìn chung, việc bảo vệ môi trường nông thôn được quy định cụ thể trong các văn bản
pháp quy như Luật bảo vệ môi trường 2005, Nghị định 67/2003/ND-CP về phí b
ảo vệ môi trường

18
đối với nước thải, và Nghị định 174/2007/ND-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn,
v.v. Ngoài ra, vấn đề này cũng được quy định trong các chiến lược (Chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010, Chương trình quốc gia 21 về chiến lược định hướng hướng tới
phát triển bền vững 2002), Chương trình quốc gia của chính phủ về nước sạch và v

ệ sinh nông
thôn (NPCWRHD), và các chỉ thị của Bộ NN&PTNT như Chỉ thị 36/2008/CT-BNN về tăng
cường hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Trong NPCWRHD, hộ gia đình nông thôn được hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng
nhà hố xí hợp vệ sinh. Năm 2005, 50% hộ gia đình nông thôn đã có hố xí hợp vệ sinh.
Bộ NN& PTNT phối hợp với Bộ TNTN & MT, ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, giám sát
hoạt độ
ng bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Đối với cây trồng, Bộ NN & PTNT ban
hành danh mục hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng (thuốc trừ sâu, hóa chất diệt cỏ). Các
sở NN & PTNT phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ việc mua
bán và sử dụng những sản phẩm này của nông dân và các tổ chức. Bộ NN& PTNT xây dựng quy
trình tiêu chuẩn sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn cho sản phẩm và sức khỏe
cho nông dân. Tuy nhiên, do thiếu hệ thống giám sát và cơ chế thưởng phạt có hiệu quả, việc tuân
thủ các quy định này còn hạn chế.
Đối với nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, Bộ NN& PTNT cũng ban hành một danh mục
thuốc thú được phép sử dụng và xây dựng quy trình sản xuất (thức ăn, xây dựng chuồng trại, vv.)
để bảo vệ môi trường nông thôn. Bên cạnh đó, dịch vụ khuyến nông của các dự án cũng dành
nhiều kinh phí cho hoạt động quảng bá sử dụng khí sinh học. Tuy nhiên, năm 2005, chỉ có 7 %
chuồng trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải so với chỉ tiêu 30% của Bộ NN&PTNT. Gần
đây, kiểm soát dịch bệnh là một phần quan trong của chính sách của ngành chăn nuôi với những
chính sách đặc thù cụ thể như Quyết định 719/QĐ-TTg 2008 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ
phòng chống và đối phó với bệnh dịch ở gia xúc, gia cầm.
Đối với làng nghề, cho tới tận bây giờ, vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn bảo vệ
môi trường trong các làng nghề. Vài văn bản như Nghị định 66/2006/ND-CP về phát triển làng
nghề đã đề cập đến vấn đề này song vẫn thiếu quy định cụ thể về hệ thống xử lý chất thải. Hệ lụy
là, năm 2005, chưa đến 1% làng nghề có hệ thống xử lý chất thải so với chỉ tiêu 10% của Bộ
NN&PTNT.
3. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ CỐT LÕI
3.1. Quản lý và sử dụng đất
Chia cắt đất manh mún. Việc giao đất theo hạn mức bình quân khiến cho ruộng đất bị

phân chia manh mún. Cho đến nay, ở Việt Nam chỉ có 700 xã ở 20 tỉnh đã thực thi việc trao đổi
luống đất (BỘ NN&PTNT 2002). Ở Việt Nam, theo ước tính, có 70 – 100 triệu lô hay mảnh đất,
trong đó khoảng 10% số mảnh đất có diện tích chỉ 100m2 hoặc thấp hơn (Ngân hàng Thế giới
2003). Tình trạng này làm giảm năng suất và cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa, áp dụng công nghệ tiên tiến, do dó ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất nông
nghiệp của các hộ gia đình. Quyền sở hữu đất không rõ ràng cộng với thị trường mua bán chuyển
nhượng đất kém phát triển, ruộng đất bị chia cắt nhỏ lẻ manh mún khiến cho những hộ nông dân
có điều kiện không muốn bỏ vốn đầu tư vào nông nghiệp. Mặc dù những chính sách khuyến
khích dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai dẫn
đến tình trạng một bộ phận nông dân mất đất và phân
hóa nông thôn ở một mức độ nào đó, người ta trông đợi những chính sách như vậy có thể thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ giới hóa, và tạo động lực đổi mới

19
công nghệ vốn được xem là những yếu tố then chốt cho ngành nông nghiệp Việt Nam tăng
trưởng bền vững.
Sử dụng đất không hiệu quả của các nông trường quốc doanh. Vào thời điểm này, Việt
Nam có 314 nông trường, và 353 lâm trường quốc doanh, quản lý khoảng 4.6 triệu ha đất nông
nghiệp, trong đó phần lớn tập trung ở vùng miền núi và vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, hiệu quả sử
dụng đất của các nông lâm trường còn thấp do cơ chế quản lý không tạo ra động lực cho hộ nông
dân tăng năng suất. Năm 2006, khoảng 70% nông trường quốc doanh kinh doanh thua lỗ.
Thị trường đất bị đóng băng. Trên thực tế, bên cạnh hệ thống giá chính thức do nhà nước
quy định, có một hệ thống giá “ngầm” phản ánh giá trị thực của thị trường và thường cao hơn giá
nhà nước quy định. Quyền sử dụng đất chưa phản ánh đúng giá trị thực của nó trên thị trường,
điều này đã những hộ nông dân làm ăn hiệu quả tận dụng cơ hội thị trường đẩy mạnh sản xuất, và
khuyến khích những nông dân làm ăn kém hiệu quả ra khỏi ngành.
Miễn thuế sử dụng đất. Chính phủ đã miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp vào năm 2000.
Trên thực tế, khoản thuế này chỉ đóng góp không đáng kể vào ngân sách nhà nước với tỷ lệ chỉ
khoảng 2-3 %. Mặc dù đã giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho người nông dân, chính sách miễn

thuế sử dụng đất có thể dẫn đến việc quản lý đất lỏng lẻo và gây ra tác động tiêu cực đến việc sử
dụng đất (Anh 2007). Năng suất nông nghiệp thấp cộng với miễn thuế đất và ruộng đấ
t bị phân
chia nhỏ lẻ manh mún làm nông dân thiếu động lực sử dụng và đầu tư vào những mảnh đất nhỏ
lẻ. Thêm vào đó, để bù đắp khoản ngân sách thiếu hụt do miễn trừ thuế, chính quyền có thể yêu
cầu người nông dân phải trả them các khoản phí hoặc đối mặt với việc cắt giảm các dịch vụ công.
Tích tụ đất đai và phân hóa nông thôn. Việt Nam phải đối mặt với tình trạng tiến thoái
lưỡng nan. Một mặt, các nhà hoạch định chính sách đồng ý rằng tích tụ đất đai là có lợi vì nó
giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa Mặt khác, tích tụ đất đai có thể dẫn đến người dân mất đất và đây có thể là nguồn gốc gây ra
những bất ổn kinh tế và xã hội.
Phát triển khu công nghiệp và sinh kế bền vững của nông dân. Chính phủ đang nỗ lực
lấp đầy tất cả diện tích của các khu công nghiệp đã được xây dựng và đang xem xét việc thành
lập ngành công nghiệp mới có chọn lọc ở Việt Nam để tăng tổng diện tích các khu công nghiệp
lên khoảng 40.000 đến 45.000 ha vào năm 2010. Hiện tại, các khu công nghiệp thường bồi
thường một lượng tiền lớn cho nông dân và hứa hẹn sẽ tuyển dụng họ về làm việc trong các công
ty của mình. Tuy nhiên, do trình độ học vấn và tay nghề chuyên môn yếu, hầu hết nông dân chưa
đủ điều kiện để làm việc trong các khu công nghiệp. Sau một thời gian, tiêu hết tiền bồi thường,
họ sẽ trở thành nông dân không có đất.
Bảo vệ rừng và xóa đói giảm nghèo. Đất lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở các vùng miền
núi, vùng sâu vùng xa, nơi có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống. Các cộng đồng này
không tích cực tham gia vào quá trình giao đất giao rừng, nhận khoán bảo vệ rừng do sinh kế của
họ không được bảo.Có thể thấy rằng để có nguồn thu từ khai thác gỗ rừng phải mất một thời gian
dài, những nguồn lợi khác từ lâm sản ngoài gỗ và hỗ trợ của chính phủ còn hạn chế.
Suy thoái đất. Với mục đích cải thiện thu nhập, người nông dân đã mạnh dạn áp dụng các
biện pháp thâm canh tăng năng xuất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng
làm suy thoái chất lượng đất và suy giảm năng suất, bao gồm:
• Lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp
• Xói mòn đất do thâm canh trên đất dốc; và


20
• Xâm nhập mặn do chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản và việc sử dụng
nguôn nước ngầm cho tưới tiêu không bền vững và hậu quả là xâm nhập mặn đã xảy ra.
Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực. Theo IUCN (2007), Việt Nam là một trong năm
quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Theo ước tính đồng bằng sông Cửu
Long sẽ mất 40 % đất nông nghiệp. Hơn nữa, tổng sản lượng lương thực của Việt Nam sẽ giảm
12 % (khoảng 5 triệu tấn). Tuy vậy, có vẻ như là Việt Nam chưa xây dựng quy hoạch và khoanh
vùng đất tổng thể để đối phó với hiểm họa này.
3.2. Quản lý nước
Sử dụng nước kém hiệu quả. Khi nước cho tưới tiêu và sinh hoạt hàng ngày được sử
dụng miễn phí hoặc định giá thấp, thì hệ lụy là người nông dân sẽ sử dụng lãng phí. Một số
nghiên cứu điển hình ở đồng bằng sông Hồng cho thấy sản xuất lúa gạo đã sử dụng quá nhiều
nước.
Thiếu ngân sách tài chính để duy trì và nâng cấp công trình thủy lợi, công trình cấp
nước sạch. Phí sử dụng nước thu được không đủ trang trải cho hoạt động bảo trì hệ thống tích trữ
và phân phối nước theo đúng tiêu chuẩn đã làm hiệu suất của hệ thống này giảm nghiêm trọng.
Điều này lại dẫn đến việc sử dụng nước kém hiệu quả ngày càng gia tăng. Như vậy, người dùng
nước có thể rơi vào tình trạng “tiết kiệm bất hợp lý'', trong đó họ phải trả rất ít hoặc không phải
chi trả trực tiếp cho lượng nước đã sử dụng, nhưng hệ quả là thu nhập bị giảm do sự suy yếu của
dịch vụ cấp nước. Theo Bộ NN & PTNT (2006), do bị xuống cấp, hoạt động của hệ thống thủy
lợi hiện nay chỉ đạt 55-65 % công suất thiết kế.
Thâm hụt ngân sách chính phủ cho các dịch vụ cấp nước. Tại thời điểm này, vì cả thủy
lợi và việc cấp nước sạch nông thôn đều được bao cấp, chính phủ đã dành một khoản ngân sách
lớn để duy trì các dịch vụ này.
Dịch vụ Khối lượng
Thủy lợi Ngân sách nhà nước: từ 2000 - 3000 tỉ đồng hàng năm
Cấp nước sạch nông thôn Ngân sách nhà nước: 4500 tỉ đồng năm 2006-2010
Ngân sách địa phương: 2300 tỉ đồng năm 2006-2010
Thiếu nước uống cấp cho sinh hoạt ở nông thôn. Thiếu nước uống cho sinh hoạt ở nông
thôn đã gây ra sự bất bình đẳng giữa dân cư nông thôn và thành thị. UNICEF và Bộ Y tế (2008)

chỉ rõ, trong khi 76 % dân số đô thị đã sử dụng nước ngọt, thì chỉ 48 % nông dân sử dụng nước
ngọt và nước giếng khoan. Mặc dù Việt Nam được công nhận là một quốc gia dư thừa nước, thì
có đến 60-70 % nguồn nước được lấy là từ bên ngoài. Các quốc gia ở thượng nguồn như Trung
Quốc và Thái Lan đang chuẩn bị xây dựng đập thủy điện quy mô lớn, điều này có thể thay đổi
nghiêm trọng chế độ và lưu lượng nước ở Việt Nam.
Suy giảm chất lượng nước. Do cả Bộ NN & PTNT và Bộ TN & MT chưa xây dựng được
chính sách giám sát và kiểm soát hiệu quả các nguy cơ ô nhiễm thải vào nguồn nước, nên chất
lượng nước ngày càng suy giảm. Phân gia cầm và lợn được sử dụng để nuôi cá. Điều này dẫn đến
tình trạng ô nhiễm ao, sông và hồ chứa. Hơn nữa, việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ
thực vật cũng làm giảm nghiêm trọng chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm. Hơn nữa, do

21
quy hoạch và quản lý hệ thống đê điều, xâm nhập mặn đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đặc
biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tác động của biến đổi khí hậu. Theo Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Mực nước biển có thể tăng 0,3-1 mét, hậu quả là nhiều
vùng trũng ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung sẽ bị
ngập chìm trong nước. Nếu mực nước biển tăng lên 1 mét, diện tích đất ngập lụt sẽ là 40.000
km
2
, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu và khoảng 17 triệu người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hiện nay chưa có kế hoạch hay phân vùng tài nguyên nước nào để đối phó với hiểm họa này.
3.3. Bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp\
Chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp là một nguyên nhân chính làm mất đa dạng
sinh học trên toàn vùng. Mỗi năm Việt Nam mất 50.000 ha rừng do bị chuyển đổi sang đất nông
nghiệp một cách bừa bãi, cháy rừng cũng làm mất một diện tích tương đương, và phần còn lại là
do khai thác gỗ và chặt cây làm củi. Nhằm bù đắp diện tích rừng bị mất, một chương trình trồng
rừng quy mô lớn đang được thực hiện. Thật không may, hầu hết diện tích rừng bị phá là rừng tự
nhiên, trong khi việc trồng rừng chủ yếu là trồng cây công nghiệp như thông, cao su và bạch đàn
vốn chỉ góp phần không đáng kể vào việc phục hồi hệ sinh thái. Bất chấp những nỗ lực lớn của

chính phủ để bảo tồn đa dạng sinh học, các chương trình bảo vệ rừng nói chung và rừng phòng hộ
đầu nguồn nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý rừng bền vững, đồng bộ để phát
triển rừng cộng đồng.
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Do quá trình công nghiệp hoá và
đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp đã giảm xuống. Điều này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến
đa dạng sinh học trong nông nghiệp.
Chuyển đổi sang các giống và loài mới. Điều này bộc lộ mối hiểm họa đối với các giống
và loài truyền thống đã thích nghi với điều kiện địa phương, mà có thể đem lại lợi ích dài hạn
hơn là lợi ích ngắn hạn. Phương thức canh tác hiện đại phụ thuộc nhiều vào thuốc bảo vệ thực vật
và phân hóa học làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học. Ở
nhiều địa phương, phương thức này thế chỗ cho cánh đồng lúa truyền thống nơi mà cá, ếch, và
các loài khác đã từng được bổ sung làm thực phẩm ở địa phương. Rất ít các loài này có thể sống
sót khi thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học được sử dụng. Các vấn đề như sinh vật biến đổi
gen chưa được quản lý chặt chẽ và đã bộc lộ nguy cơ, đặc biệt nếu Việt Nam đang được sử dụng
làm nơi thử nghiệm sinh vật biến đổi gen.
Độc canh cây lúa. Hệ thống canh tác chủ yếu tại Việt Nam là nền nông nghiệp dựa vào
sản xuất lúa. Sản xuất lúa thâm canh đã làm suy giảm chất lượng đất, giảm lượng nước và tăng
khả năng chống chọi và kháng hóa chất bảo vệ thực vật của các loại côn trùng và bệnh dịch gây
hại.
Buôn bán động vật hoang dã. Hoạt động giao thương lương thực và thực phẩm, cây
thuốc, nguyên liệu chế biến hàng thủ công mỹ nghệ và sản xuất công nghiệp với các nước láng
giềng đang gia tăng và gây khó khăn cho công tác quản lý bền vững.
Định nghĩa đa dạng sinh học trong nông nghiệp còn hạn chế. Một bất cập chủ yếu
trong việc giải thích các vấn đề đa dạng sinh học nông nghiệp là tài liệu quốc gia có vẻ chỉ hạn
chế định nghĩa về tính đa dạng sinh học đối với cây trồng vật nuôi và các loài hoang dã có quan
hệ gần với chúng, chứ không định nghĩa về hệ sinh thái rộng lớn hơn mà trong đó những lòai đó
tồn tại. Quan điểm này loại trừ các loài hoang dã cung cấp dịch vụ cho nông nghiệp, chẳng hạn
như loài thụ phấn, thiên địch, sinh vật đất, và các loài khác tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp.

22

3.4. Bảo vệ môi trường nông thôn
Thiếu hệ thống giám sát. Không có sự phân biệt rõ ràng về trách nhiệm giữa Bộ NN &
PTNT, Bộ TN & MT và Bộ Y tế liên quan đến quản lý môi trường nông thôn về: kiểm soát chất
lượng nước, quản lý chất thải rắn, kiểm soát dịch bệnh, vv
Thiếu cơ chế thưởng - phạt. Hiện nay, không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tập quán
của nông dân mà có ảnh hưởng đến môi trường, như sử dụng hóa chất và phân bón, việc xử lý
chất thải chăn nuôi vv
Thiếu quỹ đất để kiểm soát ô nhiễm. Do các chính sách phát triển thâm canh nông
nghiệp, ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật, chất thải chăn nuôi và của ngành tiểu thủ công nghiệp
đã trở nên nghiêm trọng ở nhiều địa phương. Theo báo cáo chính quyền địa phương không thể
thực hiện những chính sách liên quan đến y tế công cộng, như di dời trang trại chăn nuôi, cơ sở
tiểu thủ công nghiệp, do không có sẵn quỹ đất để phục vụ cho mục đích này.
Công nghiệp hóa. Các khu công nghiệp ngày càng gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi
trường nông thôn và ảnh hưởng tới sức khỏe của nông dân.
Biến đổi khí hậu. Đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển sẽ bị ngập nước trong
tương lai do biến đổi khí hậu. Điều này sẽ gây thiệt hại đáng kể cho môi trường nông thôn do
thiếu nước sạch, dịch bệnh, vv

4. THÔNG TIN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
Lĩnh vực nghiên cứu chính
4.1. Quản lý và sử dụng đất
Quy mô trang trại và năng suất
Một số nghiên cứu sử dụng dữ liệu khảo sát tại một số địa điểm cho thấy, việc phân phối sở hữu
đất nhỏ lẻ và rải rác cản trở việc áp dụng công nghệ, dẫn đến tăng thời gian và chi phí nhân công
cho các hoạt động nông nghiệp, chi phí sản xuất cao hơn và tranh chấp, những điều này làm
giảm năng suất sản xuất nông nghiệp (Hưng et al 2004 , Blarel et al 1992, Lan năm 2001, Bentley
1987).
Bằng cách sử dụng dữ liệu khảo sát tại một số tỉnh miền Bắc, Sally et (2006 al), ước tính
mối quan hệ giữa năng suất, đất đai bị chia cắt manh mún và quy mô trang trại dựa trên phương
pháp tiếp cận hàm sản xuất. Các kết quả thực nghiệm cho thấy số lượng các lô/ trang trại có tác

động tiêu cực tới năng suất cây trồng, gia tăng sử dụng lao động gia đình và chi phí trang trại
khác. Hơn nữa, họ cũng cho thấy đất đai bị chia cắt manh mún là một yếu tố chính dẫn tới việc
buộc phải đa dạng cây trồng.
Hưng et (2006 al) điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị ròng của sản xuất nông trại.
Bằng cách sử dụng phân tích hồi qui, nghiên cứu cho thấy giá trị ròng của sản xuất nông là
dương, nhưng không liên quan tuyến tính với quy mô của trang trại, và tỷ lệ đất canh tác có chất
lượng càng cao, chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì càng ảnh hưởng tích cực đến giá trị ròng
này. Nghiên cứu cũng đề xuất cần có các chính sách khuyến khích tích tụ đất đai đối với các thửa
đất nhỏ lẻ.
Tarp et (2007 al) sử dụng số liệu hộ gia đình từ Khảo sát tiếp cận nguồn tài nguyên ở hộ
gia đình của Việt Nam năm 2006 để đánh giá ảnh hưởng của đặc điểm cây trồng đối với sản xuất
nông nghiệp của Việt Nam. Họ thấy rằng các hạn chế đó là phổ biến và cản trở việc đa dạng hóa

23
cây trồng. Mặc dù họ không tìm thấy ảnh hưởng trực tiếp của việc hạn chế này đối với thu nhập
từ canh tác, nghiên cứu khám phá ra một hiệu quả gián tiếp đã phát huy tác dụng khi quay lại với
việc đăng ký quyền sử dụng đất.
Hiệu quả so với sự bình đẳng trong cơ cấu đất và quá trình phân hóa nông thôn.
Mất đất là một vấn đề đáng quan tâm tại Việt Nam vì mất đất hoặc gần như không có đất
thường đi đôi với đói nghèo (ADB et al 2004; Lan năm 2001; Ngân hàng Thế giới 2000). Sử
dụng phương pháp định tính, Oxfam (1999) và AusAid (2003) xác định 8 lý do dẫn đến mất đất
tại Việt Nam như không có khả năng hoàn trả các khoản vay, sản xuất mất mùa do thiên tai, và
vấn đề sức khỏe, vv
Sử dụng số liệu Khảo sát mức sống hộ của Việt Nam (VLSS), các cán bộ nghiên cứu
công tác tại Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ quốc tế đã lập luận rằng không có tín hiệu rõ
ràng rằng cho thấy thị trường đất đai đã phát triển chin muồi để thúc đẩy quá trình tích tụ đất
mạnh mẽ, và việc phân chia đất hiện tại không thể tạo sự phân hóa nông thôn nghiêm trọng. Van
de Walle và Cratty (2003) cho rằng các hộ gia đình sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn có sác
xuất rất lớn không thuộc diện hộ nghèo.
Ravallion & van de Walle (2001) phân tích VLSS 1993 và đưa ra kết luận rằng quá trình

giao đất theo chủ trương Khoán 10 năm 1988 và Luật đất đai năm 1993 không bị chi phối bởi
người giàu có hay những người có tầm ảnh hưởng và là kết quả của quá trình phân chia đất đai
theo hình thức bình quân. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy sự khác biệt khi sử dụng VLSS năm
1997-1998 và cho rằng mức độ tích tụ đất đã bắt đầu diễn ra ở những hộ giàu có và có trình độ
học vấn cao.
Các nghiên cứu khác cho thấy thị trường đất đai ở Việt Nam là vì người nghèo
(Deininger and Jin 2003; Ravallion và van de Walle 2003). Các tác giả này sử dụng VHLSS
1993, 1998 và 2002 để đánh giá tác động của quá trình giao đất đối với sự phân hóa nông thôn ở
Việt Nam. Họ cho rằng việc phân chia đất đã được cải thiện theo hướng có lợi cho các hộ tương
đối nghèo theo chi tiêu bình quân của 1/5 số hộ. Tương tự, Schipper (2003) tìm thấy bằng chứng
dựa trên VHLSS 1993 và 1998 cho thấy rõ việc phân chia đất đã trở nên bình đẳng hơn vào thập
niên 90. Hơn nữa, kết luận này dường như đã được xác nhận trong một số nghiên cứu kinh tế
lượng về thị trường đất đai Việt Nam, các nghiên cứu này đã kiểm chứng số liệu trong VHLSS
(Báo cáo chung của nhà tài trợ năm 2003; ADB, 2002).
Ravallion và van de Walle (2003) cho rằng thị trường đất giúp giải quyết một số yếu kém
của quá trình giao đất phát sinh từ các quyết hành chính ban đầu. Deininger và Jin (2003) củng cố
phát hiện này, và lập luận rằng thị trường đất đã bên cạnh việc cải thiện tính công bằng còn góp
phần nâng cao hiệu quả chuyển nhượng đất do nhu cầu đất tăng lên, thông qua mua hoặc thuê,
đối với những hộ có năng lực sản xuất cao nhưng lại có ít đất.
Trái lại, Akram-Lodhi (2005) lập luận rằng phân hóa nông thôn về mặt sở hữu đất ở Việt
Nam vẫn tiếp tiễn trong thập niên 90. Lập luận này xuất phát từ một số nghiên cứu điển hình thực
hiện ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam giữa năm 1998 và 2002. Ông đặt ra câu hỏi
hộ gia đình nông thôn làm thế nào có thể đủ tiền mua đất khi giá bình quân của đất trồng trọt đã
tăng vọt từ 11,9 triệu đồng/ ha vào năm 1993 lên 26,1 triệu đồng vào năm 1998. Với cơ hội tiếp
cận nguồn vốn tín dụng không bình đẳng, thì các hộ nghèo sẽ không có khả năng mua đất. Do đó,
thị trường mua bán đất chỉ xảy ra ở phân khúc của những người giàu có.
Akram-Lodhi (2004) cũng công bố 5 phát hiện về về cơ cấu đất và sự phân hóa nông
thôn. Thứ nhất, toàn bộ thị trường đất dường như là vì người nghèo, nhưng lại thiếu nhất quán.

24

Thứ hai, quan hệ thuê mướn trong đó có phát canh thu tô đã quay trở lại với khu vực nông thôn.
Thứ ba, tình trạng không có đất ở khu vực nông thôn đang gia tăng. Bán đất và mất đất do thế
chấp, cùng với sự gia tăng kinh tế phi nông nghiệp ở các hộ gia đình tương đối giàu hơn có vẻ là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất đất. Thứ tư, đất đai bị chia cắt nhỏ lẻ manh mún đã gia tăng
đáng kể kể từ năm 1988 bất chấp sự xuất hiện của thị trường đất đai. Cuối cùng, việc tập trung
đất ở nông thôn Việt Nam là một xu hướng rõ rệt, cho thấy sự phân tầng đất ngày càng tăng. .
Akram-Lodhi (2005) lập luận rằng quá trình phân hóa tầng lớp nông dân đang diễn ra, với
sự nổi lên của tầng lớp nông dân giàu có sở hữu diện tích đất lớn, có tiềm lực về vốn và tài
nguyên, sử dụng lao động làm thuê. Đây là một đặc điểm điển hình trong cơ cấu phát triển của
chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp, bằng chứng cho thấy ngày càng có nhiều người nông dân
mất đất, không có phương tiện sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động để kiếm sống và trở thành
tầng lớp nghèo nhất của nông thôn Việt Nam . .
Hoạt động của thị trường đất đai trong mối liên kết với các thị trường khác
Hầu hết các nghiên cứu đều đề tập trung phân tích quá trình phát triển của thị trường quyền sử
dụng đất ở Việt Nam. Marsh và MacAulay (2002) cho thấy, mặc dù việc chuyển nhượng quyền
sử dụng đất đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải cách,
nâng cao quyền sở hữu đất cho chủ đất, song thị trường này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Họ
cho rằng vẫn tồn tại một số hạn chế chính thức đối với giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, nhằm kiểm soát các trường hợp và đối tượng tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Humphries (1999), Kerkvliet (2000) và Ngân hàng Thế giới (2003) nhận thấy trên thực tế chuyển
nhượng quyền sử dụng đất đã diễn ra, phần lớn là các giao dịch bất hợp pháp. Họ lý giải nguyên
nhân của các giao dịch bất hợp pháp do chi phí đăng ký giao dịch quyền sử dụng đất, mất nhiều
thời gian, thủ tục rườm rà, quy định không rõ ràng và những hành vi trục lợi của một số kẻ cơ
hội.
Mash et (2006 al) cũng nhận thấy thị trường quyền sử dụng đất đang hoạt động nhưng
mức độ hoạt động có sự khác biệt đáng kể giữa các tỉnh. Theo báo cáo, giao dịch cho thuê diễn ra
thường xuyên hơn ở các tỉnh miền Bắc và giao dịch mua bán phổ biến hơn ở các tỉnh phía Nam.
Đất đai được cho thuê vì nhiều lý do, trong đó có: thiếu vốn đầu tư để tăng năng suất, đất
đai bị chia cắt nhỏ lẻ manh mún, thiếu nguồn lao động, những biến động kinh tế ở cấp độ hộ gia
đình như: bệnh tật, đa dạng hóa thu nhập và tài sản ở các doanh nghiệp gia đình phi nông nghiệp

(Deininger và Jin, 2003; Ravallion và van de Walle, 2003; Haughton, 2000). Mặc dù việc cho
thuê với giá cố định phổ biến hơn phát canh thu tô, có lẽ khía cạnh thú vị nhất của thị trường thuê
đất là cả trong trường hợp thuê trực tiếp hay thuê lại, thì việc thuê miễn phí là phổ biến nhất, đây
là một phát hiện cần được nghiên cứu thêm nhưng có thể đó là hệ quả của việc quan chức địa
phương được gia tăng quyền lực can thiệp vào thị trường đất như là kết quả của luật thị trường
đất (Ravallion và van de Walle, 2003).
4.2. Quản lý và sử dụng nước
Quản lý thuỷ lợi
Quản lý có sự tham gia để kiểm soát nước nông nghiệp ở Việt Nam: Những thách thức và Cơ hội
(Bryan Bruns 1997). Sau khi phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để cải thiện
các cơ chế vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi ở Việt Nam, nghiên cứu đề xuất
phương thức quản lý thủy lợi có sự tham gia trong đó có dự án thí điểm và lộ trình thực hiện
trong một số công trình thủy lợi tương ứng.

×