Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ DU LỊCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.64 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

..............*** ..............
Hồ Đức Phớc

Chuyên đề
CHUYÊN SÂU CẤP TIẾN SỸ

Chuyên đề 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ DU LỊCH VIỆT NAM

Hà Nội- 2008

1


MỤC LỤC

Mở đầu
Phần thứ nhất: MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỎ
HẠ TẦNG Ỏ CÁC THÀNH PHỐ DU LỊCH

1.1. Khái niệm và phân lọai cơ sở hạ tầng
1.2. Thành phố du lịch, đặc điểm và vai trò của
cơ sở hạ tầng thành phố du lịch.
Phần thứ hai : SỰ CẦN THIẾT PHẢI HÒAN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚCTRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂN KINHTẾ_XÃ
HỘI Ở CÁC THÀNH PHỐ DU LỊCH NƯỚC TA.



2.1. Lơ gíc và lịch sử về sự cần thiết phải có vai trò quản Lý kinh tế của
Nhà nước.
2.2. Do yêu cầu thực hiện việc sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng
công cho dân cư của Nhà nước
2.3. Do yêu cầu cuộc cải cách hành chính cơng theo hướng xã hội hóa và đa
dạng hóa việc cung ứng dịch vụ công cộng đối với CSHT các thành phố du
lịch.
2.4. Do yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp
CNH,HĐH, bảo vệ môi trường và phát triên mạmh ngành du lịch hiện nay
2.5. Do yêu cầu phải nâng cao hiệu quả và chất lượng CSHT,nhanh chóng
khắc phục có hiệu quả tình trạng lảng phí, thất thốt và tham nhũng trong
lĩnh vực đầu tư xây dựng CSHT ở các thành phố du lịch
2.6. Do yêu cầu nhanh chóng hịan thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN, nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động HNKTQT.
2


Phần thứ ba: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ NỘI DUNG HÒAN THIỆN QUẢN LÝ
NHA NƯỚCTRONG LĨNH VỰC CƠ SỔ HẠ TẦNG Ỏ CÁC THÀNH PHỐ DU
LỊCH

3.1. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ
tầng các thành phố du lịch
3.2. Nội dung hòan thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng các

thành phổ du lịch.
KẾT LUÂN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


3


MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh CNH,HĐH, phát triển KTTT định
hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Trong bối cảnh đó, địi hỏi phải
có cơ sở hạ tầng phát triển phù hợp, đặc biệt địi hỏi phải hịan thịên quản lý vĩ mơ
của Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với các
thành phố du lịch để có đủ sức hấp dẫn du khách và thu hút ngày càng nhiều vốn
cho đầu tư phát triển ở các thành phố này.
Thời gian qua, vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đã
được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và đang là hướng ưu tiên của cải cách
quản lý để hoàn thiện. Bộ máy quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
trong đó có đầu tư cơ sở hạ tầng đã được hình thành từ Trung ương đến cơ sở, sự
phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngày càng chặt chẽ, hệ thống văn bản pháp lý
để quản lý xây dựng cơ bản ngày càng đầy đủ hơn, hiệu lực và hòan thiện hơn.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng còn nhiều vấn đề bất cập, yếu kém cần phải khắc
phục, đó là:
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vựcc cơ sở hạ tầng thơng qua bộ máy hành chính
cịn cồng kềnh kém hiệu quả, gây nhiều thất thoát, lãng phí. Chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của các cơ quan này còn chồng chéo, nhân lực vừa thiếu vừa yếu,
chưa phát huy tác dụng quản lý một cách hiệu quả cao.
- Hệ thống văn bản pháp quy trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cơ sở hạ
tầng chưa chặt chẽ, thường xuyên thay đổi trùng lặp mâu thuẫn giữa các văn bản
dẫn đến khó thực hiện và do đó hạn chế đến việc phát triển cơ sở hạ tầng và thu
hút đầu tư.
4



- Quản lý chương trình dự án cịn nhiều bất cập, chưa có quy hoạch tổng thể, dài
hạn chủ yếu vẫn chỉ là manh mún, tuỳ tiện.
- Trình độ quản lý của đội ngũ cơng chức cịn nhiều hạn chế kể cả về lý luận cũng
như thực tiễn quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
- Việc phát triển cơ sở hạ tầng trong thời gian qua chưa tương xứng với yêu cầu
phát triển của các thành phố du lịch vì thế gây nhiều khó khăn trong thu hút đầu
tư, công tác quy hoạch đền bù giải phóng mặt bằng, lập dự án, quản lý chất lượng
cơng trình, giải ngân và thanh quyết tốn.
Những hạn chế, bất cập nói trên đã và đang địi hỏi cần được giải quyết về
mặt lý luận quản lý nhà nước lĩnh vực cơ sở hạ tầng nhằmphát triển kinh tế-xã
hội ở các thành phố du lịch nước ta trong thời gian tới. Đề tài: “ Cơ sở lý luận về
quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh tế- xã hội ở
các thành phố du lịch Việt Nam”, đựợc chọn làm chuyên đề chuyên sâu cấp tiến
sỹ là nhằm mục đich và ý nghĩa đó..
Chuyên đề, ngoài mở đầu và kết luận, về nội dung được chia thành 3 phần:
Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận chung về cơ sở hạ tầng ở các thành phố du
lịch.
Phần thứ hai: Sự cần thiết phải hòan thiện quản lý nhà nước trong linh vực cơ sở
hạ tầng nhằm phát triển kinh tế- xã hội ở các thành phố du lịch nước ta
Phần thư ba: Nhân tố ảnh hưởng và nội dung hòan thiện quản lý nhà nước trong
lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở các thành phố du lịch.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ

5


Phần thứ nhất
MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ CƠ SỎ HẠ TẦNG Ỏ CÁC THÀNH PHỐ DU LỊCH


1.1. Khái niệm và phân lọai cơ sở hạ tầng
1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng.
Bất cứ quốc gia nào muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội cao và
bền vững, quốc gia đó phải tạo dựng cho mình một cơ sở vật chất nhất định
trong đó, có cơ sở hạ tầng tương ứng.
Theo từ điển Bách khoa tòan thưViệt Nam- năm 2005, thuật ngữ cơ sở hạ tầng
có nhiều cách gọi như ; kết cấu hạ tầng, cấu trúc hạ tầng, kiến trúc hạ tầng. Ở
nước ta đã sử dụng thuật ngữ kết cấu hạ tầng. Ví dụ: Tại văn kiện Đại hội Đảng
tòan quốc lần IX, trong Chiến lược 10 năm 2001-2010 đã viết : “Tiếp tục tăng
cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một buớc quan trọng thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Giữ vững ổn định chính trị và
trật tự an tịan xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, tòan vẹn lãnh thổ và
an ninh quốc gia” [ 20 ;trg 90] , Và Đại hội X, cũng sử dụng thuật ngữ này khi “
cổ vũ nhân dân ta vươn lên với tinh thần tự tôn dân tộc và quyết tâm cao để đưa
đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, khơng chỉ ở mức thu nhập bình
quân đầu người thấp mà còn ở những lĩnh vực khác như kết cấu hạ tầng kinh tếxã hội, chỉ số phát triển con người,…”[ 21 ; trg 24]
Như đã nói ở trên, thuật ngữ này mặc dù có nhiều cách gọi, song theo chúng
tơi xét ở góc đơ nội dung và cơ cấu về cơ bản giữa các tên gọi đó là giống nhau.
Vì vậy, tên gọi trong chuyên đề này được chọn làm đề tài chuyên đề cấp tiến sỹ
là “Cơ sở hạ tầng” . Tuy nhiên, về mặt lý luận, chúng tôi đặc biệt lưu ý cần phân
6


biệt khái niện “cơ sở hạ tầng” trong chuyên đề này với khái niệm “cơ sở kinh tế
hạ tầng” theo nghiã triết học mà CMác đề cập trong lời nói đầu của tác phẩm
“Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” ,với tính cách là hệ thống quan hệ
sản xuất xã hội làm cơ sở kinh tế hạ tầng để trên đó xây dựng một kiến trúc
thượng tầng tương ứng cho một hình tháí kinh tế- xã hội nhất định.. Vậy cơ sở hạ
tầng là gì?

Theo Từ điển Bách khoa tòan thư Việt Nam, khái niệm cơ sở hạ tầng là
“tổng thể các ngành vật chất- kỹ thuật, các loại hình họat động phục vụ sản xuất
và đời sống xã hội.”

Như vậy cơ sở hạ tầng được hiểu là tồn bộ các cơng

trình giao thơng vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc, dịch vụ xã hội như: Đường
sá, kênh mương dẫn nước, cấp thoát nước, sân bay, nhà ga xe lửa, ô tô, cảng
sông, cảng biển, cơ sở năng lượng, hệ thống mạng điện, đường ống dẫn xăng,
dầu, dẫn khí ga, hơi đốt, kho tàng, giao thơng vận tải, giáo dục phổ thông và
chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ăn uống công cộng, nghỉ ngơi du lịch, vui chơi giải
trí, rác thải mơi trường đơ thị ..v..v.
Tư khái niệm trên, xét về mặt nội dung cơ sở hạ tầng có thể được thể hiện
trên 4 góc độ khác nhau nhưng có quan hệ thống nhất với nhau:
Một là, tiện ích cơng cộng gồm: năng lượng (điện), viễn thơng, nước sạch
cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khi đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và
xử lý các chất thải trong thành phố...
Hai là, cơng chính gồm: đường sá, các cơng trình xây dựng, đập, kênh
phục vụ tưới tiêu...
Ba là, giao thông gồm: các trục và tuyến đường bộ, đường sắt chính quy,
đường sắt vận chuyển nhanh, cảng cho tầu và máy bay, đường thuỷ...
Bốn là, hạ tầng xã hội gồm: trường học, bệnh viện., thương mại...
7


Tóm lại, cơ sở hạ tầng là những tài sản vật chất và các hoạt động hạ tầng liên
quan dùng để phục vụ các nhu cầu kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư trong
sản xuất và đời sống ; là tiều chuẩn cơ bản là nền tảng liện quan đển trình độ
phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nưỡc, mỗi vùng, miền ,thành thị và nông thôn.
trong từng thời kỳ nhất định.

1.1.2. Phân loại cơ sở hạ tầng
Dựa trên những tiêu chí khác nhau, có thể phân chia cơ sở hạ tầng thành
nhiều loại khác nhau.
- Theo tính chất,chức năng phục vụ của các ngành cơ bản, Từ điển
Bách khoa Việt Nam phân cơ sở hạ tầng thành 2 loại: Cơ sở hạ tầng sản xuất (kỹ
thuật)) bao gồm: đường giao thông vận tải ( đường bộ, đường sắt, đường
thủy,đường hàng không) hồ chứa nước, cảng , cầu ,cống, sân bay, kho tàng,
phương tiện vận tải, thông tin bưu điện, các cơ sở sản xuất và cung ứng điện
nước, khí…bảo đảm điều kiện sản xuất của xã hội. Và cơ sở hạ tầng xã hội bao
gồm các cơ sở giáo dục, khoa học, thông tin, bảo vệ sức khoẻ., thể thao thể dục
thương mại ,du lịch .v.v
-Theo phạm vi và chức năng mà ngành cơ bản phục vụ có thể phân thành 2
loại: Cơ sở hạ tầng đô thị và cơ sở hạ tầng nông thôn.
Tương ứng với mỗi loại cơ sở hạ tầng đều có 2 bộ phận CSHT sản xuất và
CSHT xã hội hợp thành.
- Theo trình độ, CSHT đơ thị có thể phân thành: Cơ sở hạ tầng đô thị
phát triển cao; cơ sở hạ tầng đơ thị phát triển trung bình.; cơ sở hạ tầng đô thị
phát triển thấp.
- Theo quy mô đô thị , CSHT đơ thị có thể phân thành: Cơ sở hạ tầng

8


siêu đô thị; cơ sở hạ tầng đô thị lớn; cơ sở hạ tầng đơ thị trung bình; cơ sở hạ tầng
đơ thị nhỏ.
Tuy vậy, trong số các tiêu chí được đưa ra để phân loại như trên, và xuất
phát từ đối tượng nghiên cứu của chuên đề này,theo chúng tơi cách phân loại căn
cứ vào tính chất ngành, trình độ và phạm vi phục vụ là thông dụng nhất và có ý
nghĩa nhiều nhất đối với quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch và phát triển
CSHT đô thị. Vì vậy, cần đi sâu và kết hợp 3 tiêu chí phân loại này để nhận dạng

và phân tích về lý luận.
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng sản xuất ( kỹ thuật) đô thị
Đây là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của các
ngành, các lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm tiện ích cơng
cộng, cơng chính, giao thông. Cụ thể là: hệ thống giao thông vận tải, cầu cống,
sân bay, bến cảng ... Hệ thống cung ứng vật tư kỹ thuật nguyên, nhiên liệu phục
vụ sản xuất và đời sống. Mạng lưới vận tải và phân phối năng lượng (bao gồm
các trạm biến áp trung chuyển, hạ thế, các thiết bị an toàn và bảo vệ). Hệ thống
thiết bị cơng trình và phương tiện thơng tin liên lạc, bưu điện, lưu trữ và xử lý
thông tin; Hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông phục vụ việc tưới tiêu và phục vụ cho
chăn nuôi; Cơ sở hạ tầng mơi trường phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và cải tạo
môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con người. Hệ thống
này thường bao gồm các cơng trình chống thiên tai; các cơng trình bảo vệ đất
rừng, biển và các tài nguyên khác; nhà xưởng, kho bãi, trụ sở làm việc… ,hệ
thống cung cấp, xử lý và tiêu nước sinh hoạt; hệ thống xử lý rác thải công nghiệp.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng đơ thị xã hội
Đó là tồn bộ hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động
văn hoá xã hội, bảo đảm cho việc thoả mãn và nâng cao trình độ lao động của xã
9


hội, hệ thống này bao gồm: các cơ sở thiết bị và cơng trình phục vụ cho giáo dục
và đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ; Các cơ sở y
tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội, ăn ,ở ,nghỉ ngơi... và các cơng trình phục vụ
hoạt động văn hố, văn nghệ, thể dục thể thao...
1.2. Thành phố du lịch, đặc điểm và vai trò của cơ sở hạ tầng thành
phố du lịch.
1.2.1 - Thành phố du lịch
Chuyên đề tiếp cận kháí niệm thành phố du lịch cần đi từ các khái niệm thành
phố, khái niệm đô thị, du lịch và điểm du lịch.

-Theo Từ điển Bách khoa tòan thư Việt nam, Thành phố là “đơn vị hành
chính, điểm quần cư đơ thị có số dân tương đối lớn,tỷ lệ dân số sản xuất phi nông
nghiệp cao,là trung tâm công nghiệp thương mại dịch vụ ,văn hóa, khoa học cơng
nghệ của một vùng, một địa phương. Thành phố có quần thể kiến trúc tồng hợp,
đồng bộ, kiên cố, giao thông liên lạc thuận lợi, có nhiều thiết bị kỹthuật phục vu
tốt lối sống tập trung với mật độ dân cao. Thông thường số dân của thành phố từ
hàng chục nghìn đến hàng triệu dân.” - Đơ thị hóa: Để trở thành các thành phố,
tất yếu phải đơ thị hóa . Đơ thị hóa là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng
sản xuất, bố trí dân cư những vùng khơng phải đô thị trở thành đô thị. Tiền đề cơ
bản của đơ thị hóa là sự phát triển cơng nghiệp, thương mại, dịch vu…,thu hút
nhiều nhân lực từ nông thôn đến sinh sống làm việc, làm cho tỷ trọng dân cư ở
các đô thị tăng nhanh.
-Du lịch, một khái niệm mà trên thế giới và trong nước có nhiều cách định
nghĩa, điều dó cũng là bình thường và đễ hiểu. Vì mọi sự vật và hiện tượng, du
lịch cũng vậy luôn biến đổi và phát triển; hơn nữa nhận thức của xã hội về du lịch
là một quá trình đi tư thấp đến cao, tất yếu nhận thức có những chổ giống và khác
10


nhau để đi đến chân lý. Theo chúng tôi khi thu nhập và đời sống xã hội gia tăng,
lại diễn ra trong điều kiện kinh tế thị trường và HNKTQT việc tiếp cận khái
niệm du lịch theo 2 nghĩa như trong Từ điển Bách khoa tòan thư Việt Nam là có
thể chấp nhân được.. Du lịch theo nghĩa thứ nhất, là “ một dạng nghỉ dưởng sức
tham quan tích cực của con người ngồi nơi cư trú với mục đích; nghỉ ngơI, giảI
trí,xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hóa nghệ
thuậtv.v.Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp
có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch
sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình u đất nước; đối với
người nước ngồi là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là
lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu

hàng hóa và dịch vụ tại chổ” [ Sách đã dẫn. Tập 1, năm 1996 ]
- Điểm du lịch, theo nghĩa rộng và chung nhất là những chổ hoặc cơ sở mà
khách du lịch hướng đến và lưu trú, điểm du lịch có thể là những chổ khơng có
dân cư. Theo nghĩa hẹp trong kinh tế du lịch là một nơi, một vùng một địa
phương hay một nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân ngồi địa phương và
có những thay đổi nhất định trong kinh tế do họat động du lịch gây nên. Theo
nghiã này, điểm du lịch có thể là điểm có quy mơ lớn hay nhỏ có tài nguyên du
lịch (tài nguyên tự nhiên, nhân văn…) và du lịch đã phát triển. Cần phân biệt khá
niệm điểm du lịch với điểm tài nguyên, Điểm tài nguyên là điểm mà ở đó có
nhiều tài nguyên du lịch nhưng chưa được tổ chức khai thác và sử dụng trong du
lịch . Điểm du lịch là điểm tài nguyên du lịch đã được tổ chức khai thác và sử
dụng trong thực tiễn du lịch.
Từ các khái niệm trên, chúng tôi đưa ra quan niệm: Thành phố du lịch là
đơn vị hành chính, quần cư đơ thi có dân số tương đối lớn; là trung tâm công
11


nghiệp, thương mại dịch vụ, văn hóa, khoa học cơng nghệ của một địa phương; có
quần thể kiến trúc tồng hợp, đồng bộ, kiên cố, giao thông liên lạc thuận lợi, có
nhiều thiết bị kỹ thuật phục vụ tốt lối sống tập trung với mật độ dân cao; có tiềm
năng du lịch được hội tụ bởi nhiều điểm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách
trong nước và quốc tế đem lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội cao.
1.2.2. Đặc điểm của cơ sở hạ tâng thành phố du lịch
Với tư cách là một phạm trù thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
nói chung và CSHT thành phố du lịch nói riêng là những cơ sở vật chất có mối
quan hệ với nhau theo cấu trúc nhất định. Sản phẩm của nó thuộc loại hình dịch
vụ cơng cộng ,có những đặc điểm chủ yếu như sau:
- Cơ sở hạ tầng của thành phố du lịch thuộc loại dịch vụ công cộng, song vì dịch
vụ là hàng hóa nên sản phẩm của cơ sở hạ tầng cũng là hàng hố cơng cộng,
Dịch vụ công cộng là một bộ phận của dịch vụ cơng. Nó là tổng thể các

hoạt động phục vụ các lợi ích chung tối cần thiết của cả cộng đồng, do Nhà nước
trực tiếp đảm nhận hay uỷ nhiệm cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm
bảo đảm trật tự và công bằng xã hội. Dịch vụ công cộng nhằm thoả mãn các nhu
cầu thiết yếu và quyền cơ bản của người dân trong việc hưởng thụ các của cải vật
chất và của cải tinh thần của xã hội.
Xét trên giác độ kinh tế học, dịch vụ công cộng là các hoạt động cung ứng
cho xã hội những hàng hố cơng cộng (public goods), bao gồm hàng hố cơng
cộng thuần t và hàng hố cơng cộng khơng thuần t. Hàng hố cơng cộng
thuần t là loại hàng hố mà khi nó được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi
việc sử dụng nó ;và việc tiêu dùng của mỗi người không làm giảm lượng tiêu
dùng của người khác. Hàng hố cơng cộng khơng thuần t là những hàng hoá
thoả mãn một trong hai đặc trưng trên. Dịch vụ công cộng là những hoạt động
cung ứng các hàng hố cơng cộng thuần t và khơng thuần tuý, bao gồm cả
12


những hàng hố cơng cộng có tính cá nhân thiết yếu được nhà nước bảo đảm
cung ứng như điện, nước sinh hoạt…
Với tư cách là hàng hóa cơng cộng mà nhà nước có chức năng cung ứng
được sử dụng mang tính chung, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao mà trong
đó ngành du lịch có tỷ trọng đóng góp đáng kể trong GDP và nguồn thu của ngân
sách tỉnh, thành phố du lịch.
- Cơ sở hạ tầng của thành phố du lịch mang tính vùng và lãnh thổ. Việc xây
dựng và phát trỉên cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải xem xét tới các yếu tố địa lý, địa hình
và sự phát triển kinh tế - xã hội, sao cho hình thành, quy mơ xây dựng phù hợp với
phong tục tập quán văn hoá, kiến trúc của cộng đồng dân cư trong vùng. Cơ sở hạ
tầng vừa phản ánh yếu tố kinh tế kỹ thuật, vừa phản ánh kiến trúc văn hoá địa
phương. Như vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị phải thoả mãn nhu cầu vật
chất và tinh thần của con người tạo ra tâm lý lao động và yêu quê hương mình.
- Cơ sở hạ tầng của thành phố du lịch có tính thích ứng trong một khoảng thời

gian dài, vì vậy phải có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng thích hợp ngay từ đầu.
Nghĩa là cơ sở hạ tầng không những đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà cả trong
tương lai. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch phải được xem xét trong mối quan hệ biến
chứng với các ngành khác và tổng thể kinh tế xã hội trong khu vực mà nó phục vụ.
- Mật độ và chất lượng cơ sở hạ tầng nhiều và có trình độ cao
Sở dĩ như vậy bởi lẽ, các đơ thị thường có quy mơ dân số và mật độ dân số
cao. Vì thế để tạo nên một điểm đến an tồn và hấp dẫn thì mật độ của các cơng
trình như khách sạn, nhà hàng, các cơng trình nhằm đáp ứng các nhu cầu văn hố,
vui chơi, giải trí, đi lại, an ninh ... lại phải ở mức cao hơn so với các đơ thị bình
thường. Các hoạt động dịch vụ phải đạt đến mức độ tiện ích, văn minh, hoàn hảo.
Hệ số khai thác, sử dụng ... của các cơng trình du lịch có thể phải theo thời vụ ...

13


Vì vậy địi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước ở các đơ thị du lịch phải có quy
hoạch, quản lý vừa chặt chẽ, vừa năng động để phát huy tính hiệu quả, tính kinh
tế của các cơng trình. Các cơng tác bảo trì, bảo dưỡng và nâng cấp phải được tiến
hành thường xuyên song lại phải đúng thời điểm.
1.2.3. Vai trò quan trọng đặc biệt của cơ sở hạ tầng.
Thứ nhất: Giữ vai trò là nền tảng vật chất- kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội nói chung và các thành phố du lịch nói riêng
Như đã phân tích ở 1.1.2.1.Thành phố du lịch là điểm tập trung dân cư với
mật độ cao, chủ yếu lao động phi nơng nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp là
trung tâm tổng hợp hay trung tâm chun ngành, có vài trị thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã họi của cả nước, của một vùng lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hay một
vùng trong tỉnh, trong huyện. Như vậy, trong các tiêu chí của thành phố, cơ sở hạ
tầng là một tiêu chí quan trọng đặc biệt. Nó phản ánh trình độ phát triển, mức tiện
nghi sinh hoạt của người dân đô thị và được xác định theo các tiêu chí cơ bản như
chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt, mật độ đường phố, đặc điểm hệ thống giao thơng, tỷ

lệ tầng cao trung bình trong thành phố.
Hơn thế nữa, cơ sở hạ tầng thành phố du lịch cịn phản ánh trình độ phát
triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Sở dĩ như vậy vì đơ thị là trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hoá của một nước, một vũng lãnh thổ, một tỉnh, một huyện,
có vai trị chủ đạo trong sự phát triển. Vì thế việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đô thị luôn được ưu tiên phát triển, điều đó làm cho cơ sở vật chất kỹ thuật của
các đơ thị thường ở trình độ cao hơn so với các vùng nông thôn.
Sự phát triển các ngành trong phạm vi cơ sở hạ tầng đơ thị có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội, dịch vụ xã hội và việc nâng
cao hiệu quả của nó. Hiện nay cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, xu
14


hướng đơ thị hố diễn ra mạnh mẽ thì vai trị của cơ sở hạ tầng đơ thị khơng
ngừng tăng lên. Nó trở thành một trong những nhân tố quyết định cho sự hoạt
động, vận hành của thành phố với tính cách là một đơ thị có trình độ phát triển
kinh tế- xội cao so với các vùng miền khác.
Thứ hai:Tạo điều kiện tiền đề vật chất cho mở rộng giao lưu kinh tế văn
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, để đáp ứng các nhu cầu về hội nhập kinh tế và giao lưu quốc tế, các
hình thức mới về giao thông vận tải và thông tin liên lạc xuất hiện và phát triển
không những trong khuôn khổ từng nước, mà còn trên phạm vi quốc tế. Do đó,
hình thành cơ sở hạ tầng vật chất phải có sự hợp tác quốc tế mới, trước hết là
tồn bộ hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc nhằm phục vụ cho hệ
thống kinh tế đối ngoại, cũng như các cơng trình và đối tượng phối hợp với nhau,
đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường xung quanh, sử dụng hợp lý các nguồn nước
và các nguồn tài nguyên khác, đảm bảo thông tin liên lạc của các cơ quan khí
tượng thuỷ văn, quản lý nhà nước, các cơ quan phục vụ xã hội và an ninh quốc
phịng, nhằm mục đích phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ
văn minh.

Đối với các đô thị du lịch, muốn thu hút được nhiều khách tham quan cần
thiết phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và ngày càng văn minh, hiện
đại. Những tiện ích cơng cộng như năng lượng viễn thống nước sạch cung cấp
qua hệ thống ống dẫn, khi đốt truyền tải qua ống đựơc cung cấp đầy đủ; hệ thống
cơng trình như đường sá, xây dựng, đập, kênh phục vụ tưới tiêu, đảm bảo hoạt
động tốt; hệ thống giao thông các trụ và tuyến đường bộ, đường sắt chuẩn, đường
sắt vận chuyển nhanh, hệ thống cảng cho tầu và máy bay, tầu thuỷ hoạt động
thuận lợi; hệ thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành phố hoạt động liên
15


tục đảm bảo môi trường trong lành, các điểm vui chơi giải trí như cơng viên, rạp hát,
sân thể thao... tất cả những điều đó một mặt làm cho đơ thị du lịch phát triển, mặt
khác sẽ là điều kiện hàng đầu thu hút khách tới tham quan, nghỉ ngơi.

Phần thứ hai
SỰ CẦN THIẾT PHẢI HÒAN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCTRONG
LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ_XÃ HỘI
Ỏ CÁC THÀNH PHỐ DU LỊCH NƯỚC TA.

Hòan thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực CSHT là tất yếu khách quan bắt
nguồn từ các luận cứ sau đây:
2.1. Lơ gíc và lịch sử về sự cần thiết phải có vai trị quản lý kinh
tế của Nhà nước.
Trong lịch sử, Nhà nước xuất hiện và tồn tại từ đầu xã hội Chiếm hữu Nô
lệ, đến xã hội Phong kiến, xã hội Tư bản và xã hội XHCN cho đến nay. Bất cứ
nhà nước nào cũng có vai trị cai trị quản lý xã hội. Tuy nhiên, vai trò quản lý
trực tiếp và gián tiếp về kinh tế đối với xã hội khơng phải hịan tịan giống nhau
giữa các chế độ xã hội và giữa các thời kỳ. Lơ gíc và lịch sử cho thấy ở các thời
kỳ khác nhau tư tưởng và quan điểm về vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước có

sự khác nhau nhất định. Tư tưởng và quan điểm đó đã đựơc các nhà kinh tế đề
cập đí từ thấp đến cao từ chổ chưa hịan thiện đến hồn thiện. Trong các tư tưởng
và quan điểm về về vai trò quản lý nhà nước, đáng chú ý là tư tưởng và quan
điêm của các nhà Kinh tế trọng thương; Kinh tế chinh trị tư sản cổ điển; Kinh tê
chính trị Mác-Lênin, các nhà Kinh tế học hiện đại.

16


- Như đã biết, để tích lũy tiền tệ cho sự ra đời của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, trong buổi đầu giai cấp tư sản và theo đó các nhà kinh tế trọng
thương của giai cấp này đã đưa ra cái mà Mác gọi là “ Tích lũy nguyên thủy tư
bản”, nhấn mạnh vào vai trò của thương mại, coi ngoại thương là “máy bơm” và
nội thương là “ống dẫn” để tích lũy tiền tệ dựa trên nguyên tắc “ để minh có lợi
ắt phải làm cho lợi ích người khác bị thiệt” và sự phản kháng của người bi thiệt,
được Nhà nước sử dụng vai trò can thiệp của mình -vai trị “bà đỡ” cho xã hội cũ
thai nghén xã hội mới- xã hội tư bản - bất chấp quy luật kinh tế. Như vậy lần đầu
tiên trong lịch sử Nhà nước tư sản trong buổi bình minh của nó đã thực hiện vai
trị can thiệp của Nhà nước về kinh tế. Song rất tiếc là lý thuyết về sự can thiêp
này của Nhà nước tư sản không dựa trên các quy luật kinh tế khách quan mà dựa
trên “bạo lực tuớt đọat”, nên nó khơng được coi là lý thuyết có tính phổ biến.
Chính vì thế mà các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh ( Pétty, A đSmít và
Dv Ricảrdo ) đã kịch liệt phế phán.
- A.Smith - nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, với lý thuyết “ Bàn tay vơ
hình”. Xuất phát từ nhân tố “Con người kinh tế” ông cho rằng xã hội là một liên
minh trao đổi, thiên hướng trao đổi là đặc tính vốn có của con người, nó tồn tại
vĩnh viễn, cũng như chính con người. Trong khi trao đổi sản phẩm và lao động
cho nhau, phục vụ lẫn nhau thì con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân. Mỗi
người chỉ biết tư lợi, chỉ thấy tư lợi, làm theo tư lợi. Song, khi chạy theo tư lợi,
thì có một “Bàn tay vơ hình” buộc các “kinh tế nhân” đồng thời thực hiện một

nhiệm vụ không nằm trong dự kiến, là đáp ứng lợi ích xã hội và đơi khi, họ cịn
đáp ứng lợi ích xã hội tốt hơn, ngay cả khi họ có ý định làm điều đó. “Bàn tay vơ
hình” đó chính là các quy luật kinh tế khách quan tự phát hoạt động, chi phối
hành động của con người, ông gọi hệ thống các quy luật kinh tế khách quan đó là
17


“trật tự tự nhiên”. Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để cho các quy luật kinh tế
khách quan hoạt động là: phải có sự tồn tại và phát triển trên cơ sở tự do kinh tế,
tự do mậu dịch. Ơng đánh giá rất cao vai trị của “Bàn tay vơ hình”- vai trị của
“Tự do kinh tế “, phản đối sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế bất chấp các
quy luật kinh tế khách quan của trật tự tự nhiên.
- Quan điểm của Mác và Lê nin về vai trò nhà nước
Theo quan điểm duy vật lịch sử, nhà nước là bộ phận của kiến trúc thượng
tầng, có mối quan hệ với cơ sở kinh tế và được xây dựng trên cơ sở kinh tế nhất
định, phản ảnh một trình độ kinh tế nhất định. Song nhà nước khơng chỉ là sự
phản ảnh mang tính thụ động mà có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế, thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của cơ sở kinh tế.
Theo Mác mỗi hình thái kinh tế-xã hội có một kiểu nhà nước và pháp luật
tương ứng. Vì vậy khi nghiên cứu Nhà nước phải xuất phát trừ quan điểm lịch sử
phù hợp với sự phát triển của cơ sở kinh tê, gắn với yêu cầu của quy luật về sự
phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để xem xét và giải thích vai
trị nhà nước trong tiến trình phát triển lịch sử nhà nước. Mác và Âng ghen có
nhận xét xác đáng rằng, nếu như trong giai đọan chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh, nền kinh tế thị trường cịn ở trình độ phát triển chưa cao, cơ chế cạnh tranh
cung cầu và giá cả thị trường tự nó tạo nên “vẻ đẹp” cho quy luật giá trị - tạo nên
cơ chế thị trường (theo cách nói của kinh tế học hiện đại)– tự nó điều tiết lấy nó hay“bàn tay vơ hình” theo cách nói của A,đSmít , mà chưa cần có sự can thiệp
của vai trị nhà nước- nên lúc này Nhà nước cịn ở bên ngồi bên trên quá trình
kinh tế.
Khi CNTB chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh lên giai đọan cao- giai

đọan chủ nghĩa tư bản độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc và theo đó là cách mạng
18


vô sản, VI Lênin là người đã phát triển học thuyết của Mác-PhĂng ghen về Nhà
nước vào thực tiễn cách mạng nước Nga năm 1917, gắn với tác phẩm nỏi tiếng
của nguời là “Nhà nước và cách mạng”..VI Lênin đã tìm ra hình thức nhà nước
đầu tiên phù hợp với nước Nga lúc bấy giờ là Cơng hịa Xơ Viết, đã khởi thảo
những vấn đề liên quan đến tổ chức và họat động của Nhà nước Xô Viết- Nhà
nước chuyên chính vơ sản đầu tiên trên thế giới. Trong tác phẩm” Những nhiệm
vụ trước mắt của chính quyền Xơ Viết”, V.I Lênin đả trình bày khá rõ những luận
điểm cơ bản về củng cố, xây d\ựng Nhà nước kiểu mới từ nguyên tắc tổ chức,
họat động và quản lý đến đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho bộ máy nhà nước

-

Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại
P.Samuelson với lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp được coi là tư tưởng trung tâm
của kinh tế học trường phái chính. Theo Paul A.Samuelson , nếu các nhà kinh tế
kinh tế học cổ điển và cổ điển mới say sưa với”bàn tay vơ hình” và “thăng bằng
tổng qt”, trường phái Keynes và Keynes mới say sưa với “bàn tay nhà nước”,
thì Paul A.Samuelson lại chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn
tay” là cơ chế thị trương và nhà nước , Cơ chế thị trường– “Bàn tay vơ hình”mặc dù có nhiều ưu điểm song do tính tự phát của nó, nên khơng tránh được
những khuyết tật dẫn đến làm cho thị trường có lúc bị thất bại. Để khắc phục cần
phải có sự quản lý vĩ mơ của Chính phủ-phải có “Bàn tay hữu hình” tham gia
điều tiết. Theo ơng , vai trị của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường hiện đại
có 4 chức năng chính: (1)Thiết lập khn khổ luật pháp; (2) sửa chữa những thất
bại của thị trường để thị trường họat động có hiệu quả (do đầu cơ tích trữ dẫn đến
độc quyền, tác động bên ngoài,đảm nhận sản xuất các hàng hóa cơng cộng, thuế
khóa- nguồn thi và chi của Chính phủ.);(3) đảm bảo sự cơng bằng; (4) ổn định

kinh tế vĩ mơ (suy thóai, khủng hỏang, lạm phát , thất nghiệp..)
19


2.2. Do yêu cầu thực hiện việc sản xuất và cung ứng hàng hóa cơng
cộng cơng cho dân cư của Nhà nước
Khi đưa lý thuyết về bàn tay vơ hình, A.Smith khơng hồn tồn phủ nhận
vai trị của nhà nước đối với xã hội, nhưng theo ông nhà nước là người đại diện
cho xã hội do đó chỉ nên can thiệp vào những việc có tính xã hội-tính cộng đồng.
Đoạn trích dưới đây thể hiện rõ quan điểm của A.Smith về vai trò của nhà nước
trong việc can tiệp về mặt xã hội.“Căn cứ theo hệ thống tự nhiên, Nhà nước chỉ
có ba nhiệm vụ phải chăm lo> Ba nhiệm vụ này hết sức quan trọng, thật rõ ràng
và dễ hiểu đối với nhận thức phổ thông: thứ nhất, nhiệm vụ bảo vệ xã hội thoát
khỏi bạo lực và sự xâm lược của các xã hội độc lập khác, thứ hai nhiệm vụ bảo
vệ mọi thanh viên trong xã hội thốt khỏi sự bất cơng, hay nhiệm vụ thiết lập sự
thi hành cơng lý chính xác, và thứ ba nhiệm vụ xây dựng và duy trì những cơng
việc cơng cộng nhất định và những đính chế cơng cộng nhất định mà khơng bao
giờ được xây dựng và duy trì vì lợi ích của một cá nhân hay của một số ít cá nhân
bất kỳ, bởi vì đối với một cá nhân, hay một số ít cá nhân nào đó, lợi nhuận khơng
bao giờ có thể bồi hồn được cho các chi phí, nhưng đối với tồn thể xã hội thì lợi
ích đó thường có giá trị lớn lao hơn nhiều so với chi phí”.
Như vậy, theo A. Smith, trong điều kiện kinh doanh bình thường có thể để
cho “Bàn tay vơ hình” hay các quy luật khách quan tự phát chi phối song đối với
“các công việc công cộng” hay “Những định chế cơng cộng”gắn với hàng hố
cơng cộng thì khơng thể thiếu đươc vai trị của nhà nước.
Khi nói về chức năng của nhà nước đối với xã hội, các nha kinh điển của
chủ nghĩa Mác-Lênin rất coi trọng vai trị cung ứng dịch vụ cơng cộng cho các
thành viên trong xã hội.

20



Trong giáo trình kinh tế học cơng cộng, khi đề cập đến việc sản xuất và
cung cấp hàng hóa cơng cộng, các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng: Các doanh
nghiệp tự nhân được kích thích bởi lợi nhuận và vì thế mọi thứ họ cung cấp phải
được tính một mức giá đủ để bù đắp chi phí cùng với một khoản lợi nhuận hợp
lý. Tuy nhiên, có một loại hàng hố đặc biệt – hàng hố cơng cộng – mà khi
cung cấp những hàng hoá này, các nhà cung cấp không thể nhận được từ người
tiêu dùng tiền trả cho hàng hố đó, hoặc nhận được một cách không như mong
đợi. Khu vực tư nhân không cung ứng những hàng hố này, hoặc nếu có họ
thường tính mức giá cao, hoặc cung ứng một số lượng quá ít không thể thoả mãn
nhu cầu.
Sự thât bại của thị trường trong việc cung cấp hàng hố cơng cộng xuất
phát từ hai đặc điểm then chốt của hàng hóa cơng cộng “tính khơng loại trừ” và
“tính khơng tranh giành”.
-Về tính khơng loại trừ: Thơng thường hàng hố cá nhân, những hàng hố
mà thị trường có xu hứơng cung ứng đầy đủ, thì có tính loại trừ. Nghĩa là, nếu
người tiêu dùng khơng trả tiền cho món hàng này thì họ sẽ bị loại trừ ra khỏi việc
tiều dùng hàng hố đó. Tuy nhiên, những hàng hố cơng cộng lại rất khó hoặc
không thể loại việc tiêu dùng, ngay cả khi người tiêu dùng khơng chịu trả chi phí
cung ứng món hàng. Ví dụ: đường sá, thật khó mà có thể thu hồi được tất cả chi
phí xây dựng đường từ những người đi đường (mặc dù có một số con đường có
thu lệ phí), mặt khác cũng khó có thể loại trừ được những người khơng nộp lệ phí
đường đi trên tất cả các con đường. Do đó thị trường sẽ khơng cung cấp những
hàng hố này, cho dù lợi tích xã hội có thể vượt chi phí xã hội. Vì vậy Nhà nước
sẽ phải đóng vai trị cung cấp những hàng hố cơng cộng.

21



- Về tính khơng tranh giành: Hàng hố cá nhân là những hàng hoá tranh
giành, tức là việc tiêu dùng của người này sẽ loại trừ việc tiêu dùng của người kia
vì vậy chi phí tiều dùng cận biên cao. Tuy nhiên, những hàng hố cơng cộng lại
có chi phí tiêu dùng cận biên rất thấp, hoặc bằng 0. Người ta không thể trông
mong thị trường, hay thông qua hệ thống giá để phân bổ những mặt hàng có tính
khơng tranh giành trong việc tiêu dùng. Nếu để cho thị trường vận hành, số lượng
hàng hố cơng cộng sẽ ít hơn số lượng tối ưu. Do tình trạng khó thu phí hoặc do
khơng muốn tính chi phí cho việc sử dụng hàng hố cơng cộng nên nhà nước
dùng ngân sách để tài trợ cho việc cung cấp hàng hố cơng cộng. Chúng ta biết
rằng, để trở thành một đô thị, việc xây dựng cơ sở hạ tầng phải theo một quy hoạch.,
kế hoạch định trước. Khơng thể để cho tình trạng tự do vơ chính phủ trong việc xây
dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống, điện nước trong một đô thị. Bởi lẽ để cho tự do
xây dựng không thể theo một quy hoạch kế hoạch, một sự tính tốn chung thống
nhất từ trước, sẽ khơng thể có một đơ thị hiện đại. Kinh nghiệm các nước đã chỉ rõ
điều này. Hầu hết các đô thị lớn đều phải được xây dựng theo một quy hoạch, kế
hoạch dự tính chung. Người đảm nhận việc quy hoạch này chỉ có thể là nhà nước.
2.3. Do yêu cầu cuộc cải cách hành chính cơng theo hướng xã hội
hóa và đa dạng hóa việc cung ứng dịch vụ công cộng đối với CSHT
các thành phố du lịch.
Như đã biết CSHT thuộc loại hình dịch vụ cơng cộng- hàng hóa cơng cộng do nhà nước cung ứng và thực hiện quản lý trực tiếp lĩnh vực CSHT– quản lý
sản xuất và cung ứng. Nhưng trong điều kiện KTTT và theo kinh nghiệm quốc tế
về cải cách dịch vụ công cộng, bên cạnh chức năng nhà nước quản lý trực tiếp
cịn có chức năng quan lý vĩ mô, khi tư nhân và các tố chức xã hội khác đảm
nhận việc cung ứng một phần CSHT thuộc loại hình dịch vụ cơng cộng. Trong
bối cảnh đó, việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực CSHT theo kiểu cũ cần được
22


đổi mới đê hòan thiện. Hơn nửa thiện quản lý nhà nước theo hướng xã hội hóa và
đa dạng hóa nói trên cịn phù hợp với cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần và chủ

tương cải cách nền hành chính cơng với khả năng hạn hẹp của ngân sách nhà
nước ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta hiện nay. ( Sẽ được trình
bày đầy đu hơn ở tiểu tiết 1.2.3- nội dung hòan thiện quản lý nhà nước lĩnh vực
CSHT của chương này và phương hướng và giải pháp hòan thiện ở chương 3).
Xất phát từ vai trò nền tảng vật chất của CSHT, việc hịan thiện quản lý và
sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng CSHT chính là để tạo điều kiện thúc
đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội và ngược lại, quản lý kém hiệu quả,hiệu
lực của nhà nước lĩnh vực đầu tư xây dựng CSHT sẽ là mặt đối lập với tiết kiệm
và đầu tư, cản trở tăng tưởng và phát tiển kinh tế -xã hội.
Trong đầu tư xây dựng CSHT, mọi việc làm tăng chi phí đầu tư so với mức
cần thiết dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư được coi là sự lãng phi, thất thoát
vốn và đều làm cho nhịp độ và chất lượng của tăng trưởng và phát triển kinh tếxã hội.suy giảm. Cần ý thức rằng đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng CSHT nói
riêng tác động đến tổng tổng cung và tổng cầu của xã hội. Đầu tư thường chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Đầu tư tăng làm cho tổng cầu
tăng theo. Chính vì thế mà Chính phủ thường sư dụng đầu tư làm một trong biện
pháp kích cầu. Tổng cầu, tổng cung tăng sẽ kéo theo sản lượng cân bằng của nền
kinh tế tăng. Do đó, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng (GDP tăng). Đầu tư tăng
thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, cần phải lưu ý
là nếu đầu tư tăng quá cao làm tăng tổng cầu, trong khi tổng cung chưa kịp tăng
lên, sẽ kéo theo giá cả tăng, lạm phát cao, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển
nền kinh tế và đời sống của nhân dân- một hiện tượng đầu tư tăng trưởng “nóng
và chưa bền vững” đang xuất hiện ở nước ta hiện nay cần được tính đến. Khi đầu
tư có kết quả sẽ làm tăng năng lực sản xuất, dịch vụ, do đó, làm tăng tổng cung
tồn xã hội, có tác động tích cực đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh
23


tê-xã hội trong nền kinh tế quốc dân,đó là một mặt. Mặt khác, khi mức tăng
trưởng không đổi, nếu việc quản lý và sử dụng kết quả của tăng trưởng khơng tốt
sẽ kìm hảm phát triển sản xuất, chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

CNH,HĐH gắn với kinh tế tri thức; việc làm, thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia
tăng và đời sống nhân dân chậm được cải thiện, cơng bằng xã hội dễ bi dỗn ra,
xã hội kém ổn dịnh, làm suy giảm tính ưu việt của thể chế XHCN mà nước ta
đang hướng tới. Trong tiến trình CNH,HĐH, việc tạo vốn đầu tư xay dựng bằng
nhiều nguồn trong đó nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT chiếm tỷ trọng lớn,
muốn lựa chọn CNH,HĐH theo con đường phát triển rút ngắn, đòi hỏi phải ứng
dụng ngày càng nhiều thiết bị kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại và phù
hợp với nó là phải là một CSHT kinh tế và xã hội theo hướng hiện đại. Cả 2 nội
dung này đều cần nhiều đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và vốn đầu tư
xây dựng CSHT nói riêng, nhất là vốn đầu tư tư nguồn vốn của ngân sách nhà
nước. Đặc điểm của lọai vốn này có độ rủi ro lớn, chi khơng hồn lại nên dễ dẫn
đến lãng phi và thất thốt lớn, đó là một mặt. Mặt khác, tạo vốn đẫ khó song việc
quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến nhịp
độ phát triển và sự thành công của CNH,HĐH, tăng trưởng và phát triển kinh tếxã hội trong các ngành của nền kinh tế quốc dân, trong đó có ngành du lịch –
ngành “kinh tế mũi nhọn”hay ngành “công nghiệp khơng khói” như người ta
thường gọi - bởi hiệu ích đóng góp của nó trong GDP và trong ngân sách nhà
nước.
Hòan tiện quản lý nhà nước đtrong lĩnh vực CSHT cịn do u cầu của bảo vệ
tài ngun mơi trường trong quy hoạch xây dựng đơ thị địi hỏi có sự tham gia
của nhà nước. Chúng ta biết rằng, q trình phát triển chính là q trình sử dụng
tài nguyên và nguồn lực xã hội. Nếu việc sử dụng tài ngun và nguồn lực khơng
đựơc kiểm sốt chặt chẽ sẽ gây những tác hại môi trường, làm suy giảm nguồn tài

24


nguyên, môi trường ô nhiễm. Đối với các đô thị du lịch điều này càng rõ. Nếu
khơng có sự kiểm soát của một lực lượng nhân danh xã hội, việc sử dụng bừa bãi
nguồn tài nguyên sẽ dẫn đến tình trạng suy thối mơi trường đơ thị. Để khắc phục
tình trạng này, địi hỏi nhà nước phải có sự can thiệp, thơng các các quy định, hạn

ché có tính chất bắt buộc mọi người sử dụng nguồn lực phải tuân thủ.
Như vậy, việc quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị một cách khoa học
và hợp lý có một ý nghĩa đảm bảo quan trọng cho sự phát triển đơ thị. Vì cơ sở hạ
tầng là nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đơ thị quốc
gia nói riêng và sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung. Một quốc gia
giàu mạnh, hiện đại và văn minh phải có một cơ sở hạ tầng đơ thị vững mạnh,
tiện lợi, hiện đại và đầy đủ. Do đặc điểm của việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
do yêu cầu của quá trình xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng đơ thị, địi hỏi phải
tăng cường vai trị quản lý của nhà nước. Vì thế, vai trị nhà nước trong phát
triển cơ sở hạ tầng đô thị là một tất yếu đối với mọi đơ thị nói chung, đối với đơ
thị du lịch nói riêng.
2.5. Do u cầu phải nâng cao hiệu quả và chất lượng CSHT,nhanh
chóng khắc phục có hiệu quả tình trạng lảng phí, thất thoát và tham
nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng CSHT ở các thành phố du
lịch
Theo tư duy và cách quản lý nhà nước lĩnh vực CSHT gắn liền với vốn đầu
tư từ ngân sách nhà nước theo kiểu cũ đã làm cho việc sử dụng nguồn vốn NSNN
trong đầu tư CSHT đạt hiệu quả chưa cao, hai căn bệnh lãng phí và thất thốt vốn
mang tính phổ biến thường xãy ra. Vì vậy, đổi mới đê hịan thiện quản lý nhà
nước đối với CSHT từ nguồn vốn NSNN là vô cùng quan trọng và không thể
thiếu được. Như đã biết hiệu quả vốn đầu tư CSHT thể hiện cuối cùng ở kết quả
và chất lượng cơng trình sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng thời gian
25


×