Tải bản đầy đủ (.pdf) (340 trang)

Giáo trình lịch sử việt nam tập 7 từ 1954 đến 1975 (nxb đại học sư phạm 2012) trần bá đệ, 340 trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.55 MB, 340 trang )

Tran Ba De (Chu bién) - Lé Cung

|

BO

GIAO TRINH

mms ai

oe

HN)
Từ 1954 đến 1875

|

2012 | PDF | 340 Pages

|



` |

)

li
TH

ee



Mi BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ XUẤT

ee

:


TRẦN BÁ ĐỆ (Chủ biên) - LÊ CUNG

GIÁO TRÌNH

LICH SU VIET NAM
Tap VII

Từ 1945
đến 1975
(in lần thứ ba)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HOC SU PHAM


Mã số: 01.01.478/1181 - ĐH 2012- 248


MUC LUC
Trang

Lời nói đầu

Mé dau

7

PHAN I. VIET NAM TU 1954 DEN 1975

10

Chugng |. Mién Bac dau tranh chống Mĩ - Diệm cưỡng ép đồng bào di cư,
hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất.
Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ- Diệm, gìn giữ hồ bình (1954 - 1960)

|. Tinh hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954
và nhiệm vụ cách mạng trong thờikìmớ
_1.Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954

2. Nhiệm vụ cách mạng trong thời kì mới

11
11

13

lI. Miền Bắc đấu tranh chống Mĩ- Diệm cưỡng ép đồng bào di cư, hồn thành
cải cách ruộng đất, khơi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 - 1960)

17

1. Thực trạng kinh tế - xã hội miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ 1954


17

2. Đấu tranh chống Mĩ- Diệm cưỡng ép đồng bào di cư

19

3. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế,

hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957)
4. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - văn hoá (1958 - 1960)
5, Củng cố chính quyền, tăng cường phịng thủ đất nước, mở rộng quan hệ.
quốc tế (1954 - 1960)

26
35
40

III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng
cách mạng, tiến tới “Đồng khởi (1954 - 1959)

48

1. Chính sách của Mĩ- Diệmở miền Nam

48

2, Đấu tranh chống Mĩ- Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)

79


3. Phong trào “Đồng khởi" (1959 — 1960)

Chương II. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩở miền Nam (1961 - 1965)
I. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965)

98

111


1. Dai hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960)

111

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 — 1965)

114

II. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt' của đế quốc Mĩ (1961 - 1965)

120

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt' của đế quốc Mĩở miền Nam

120

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt của Mĩ

129


Chương lII. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế

quốc Mĩ (1965 - 1968)

I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ (1965 - 1968)

165

1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩở miền Nam

165

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ

171

II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ,
vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến (1965 - 1968)

199

1. Mĩ mở rộng chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

199

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa tiếp tục sản xuất

202


3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến

208

Chương IV. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”
ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ

(1969 - 1973)

I. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hố chiến tranh”

216

và "Đơng Dương hoá chiến tranh" của đế quốc Mĩ (1969 - 1973)

1. Chiến lược “Việt Nam hố chiến tranh" -

và “Đơng Dương hoá chiến tranh” của đế quốc Mĩ

2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hố chiến tranh”
và “Đơng Dương hố chiến tranh" của đế quốc Mĩ

II. Miền Bắc khơi phục và phát triển kinh tế - văn hoá, thực hiện nghĩa vụ hậu phương
kháng chiến, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
lần thứ hai của đế quốc Mĩ (1969 - 1973)
1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá,
thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến (1969 - 1972)

2. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai

của đế quốc Mĩ (1972 - 1973)

216.
225
21
261
273

lII. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh,
lập lại hoà bình ở Việt Nam

279

1. Đấu tranh địi Mĩ xuống thang chiến tranh và thương lượng ở Hội nghị Pari

279


2. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hồ bình ở Việt Nam

282

Chương V. Khơi phục và phát triển kinh tế - văn hoá miển Bắc, củng cố quốc phòng,
ra sức chỉ viện cho tiền tuyến, giải phóng hồn tồn miền Nam (1973 - 1978)
I. Cục diện chiến tranh Việt Nam sau Hiệp định Pari 1973

292

II. Miền Bắc khơi phục và phát triển kinh tế, văn hố, cũng cố quốc phòng,
ra sức chỉ viện cho tiền tuyến miền Nam


294

1. Khôi phục và phát triển kinh tế, văn hố miền Bắc

294

2. Cũng cố quốc phịng, ra sức chỉ viện cho tiền tuyến miền Nam

298

II. Miền Nam đấu tranh chống địch “Bình định - lấn chiếm", tạo thế
và lực tiến tới giải phóng hồn tồn

304

1. Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn tiếp tục chiến lược
"Việt Nam hố chiến tranh"
:

304

2. Miền Nam đấu tranh chống địch “Bình định - lấn chiếm”,
tạo thế và lực tiến tới giải phóng hồn tồn

306

IV. Giải phóng hồn tồn miền Nam, giành tồn vẹn lãnh thổ Tổ quốc

310


. 1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hồn tồn miền Nam

310

2. Cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy Xuân 1975

314

V. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)

1. Ý nghĩa lịch sử
2. Nguyên nhân thắng lợi

Tổng kết tập I (1954 - 1975)

326

326
328

336



LOI NOI DAU
Bộ môn Lịch sử của Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội hình thành

từ lúc Trường ĐHSP Hà Nội được thành lập (11-10-1951) và trở thành một

Khoa từ năm học 1963-1964. Ngay từ những năm đầu tiên, tài liệu học tập về
Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Phương pháp dạy học Lịch sử và nhiều bộ
môn bổ trợ khác được biên soạn.
Từ sau năm học 1958-1959, giảng viên khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội bất đầu biên soạn các giáo trình về Lịch sử và Phương pháp dạy học
Lịch sử, dịch nhiều sách của nước ngồi, chủ yếu của Liên Xơ và Trụng
Quốc làm tài liệu học tập, nghiên cứu cho sinh viên, bồi dưỡng cán bộ trẻ.

Cho đến năm 2005, khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội đã hồn thành việc

biên soạn giáo trình, chuyên dé, tai liệu tham khảo của tất cả các mơn học
theo chương trình đào tạo đã ban hành cho các trường ĐHSP. Đây là kết quả

lao động khoa học của nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên mà người đặt nền
móng là GS Phạm Huy Thơng, GS Chiêm Tế, GS Lê Văn Sáu.

Tác giả giáo trình các mơn học là những giảng viên sau:
- Lịch sử Việt Nam: GS.TS Trương Hữu Quýnh, GS Nguyễn Đức Nghĩnh,
PGS Nguyễn Văn Kiệm, PGS.TS Nguyễn Phan Quang, PGS.TS Nguyễn Cảnh
Minh, PGS Hồ Song, GVC Ngơ Thị Chính, GVC Bạch Ngọc Anh, GVC Trần Thị
Thục Nga, PGS.TS Trần Bá Đệ, GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, PGS.TS Đào Tố Uyên,
PGS.TS Nguyễn Đình Lễ...
- Lịch sử thế giới: GS Phạm Huy Thông, GS Chiêm Tế, GS Lê Văn Sáu, PGS
Đặng Đức An, GVC Phạm Hồng Việt, PGS Trần Văn Trị, GVC Nguyễn Văn Đức,
PGS Phạm Gia Hải, PGS Phạm Hữu Lư, GS.TS Phan Ngọc Liên, GVC Nguyễn

Xuân Kỳ, GS Nguyễn Anh Thái, PGS Nguyễn Xuân Trúc, GVC Nguyễn Lam
Kiều, GVC Nguyễn Thị Ngọc Quế, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, PGS.TS Định Ngọc
Bảo, GS.TS Đỗ Thanh Bình, PGS.TS Trần Thị Vinh, PGS.TS Đặng Thanh Toán...


- Phương pháp dạy học Lịch sử: Hoàng Triều, PGS Trần Văn Trị,

GS.TS Phan Ngọc Liên, PGS.TS Trịnh Đình Tùng, GS.TS Nguyễn Thị Cơi...

Nhiều tác giả trên cũng-tham gia biên soạn giáo trình những mơn học
khác: Nhập môn sử học, Phương pháp luận sử học, Lịch sử sử học,... Một số
7


cán bộ các Viện nghiên cứu khoa học, giảng viên các trường đại học cũng
tham gia biên soạn các giáo trình này.

Những giáo trình được biên soạn đã góp phần không nhỏ vào việc đào

tạo giáo viên Lịch sử ở các trường ĐHSP trong nước.

Trong công cuộc đổi mới giáo dục của nước ta và sự phát triển của khoa
học Lịch sử, khoa học Giáo dục nói chung, Giáo dục lịch sử nói riêng, việc
bổ sung, điều chỉnh nội dung các giáo trình cho cập nhật là điều cần thiết.

Trên thực tế, trong hơn 40 năm qua, các giáo trình của Khoa được chỉnh biên
nhiều lần để đáp ứng kịp thời yêu cầu đào tạo. Việc biên soạn giáo trình mới

lần này vẫn kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm biên soạn các giáo trình
trước. Đây là một sự kế thừa và phát triển. Các tác giả giáo trình mới trân

trọng ghỉ nhận cơng lao và tỏ lịng biết ơn đối với các tác giả các giáo trình
trước, đặc biệt đối với các Giáo sư, Giảng viên đã từ trần.
Giáo trình được biên soạn theo dự thảo Chương trình ngành Lịch sử các trường ĐHSP. Vì vậy, cơng trình khơng chỉ đảm bảo việc tiếp thụ những
thành tựu khoa học mới (về lịch sử và giáo dục lịch sử) mà cịn thể hiện u

cầu sư phạm của một giáo trình đại học.

Nội dung các giáo trình, về cơ bản, gồm các phần chủ yếu sau:
- Phần Mở đầu: Cấu tạo sách theo chương trình mới, nội dung co ban
được trình bày, đặc điểm, yêu cầu biên soạn, hướng dẫn sử dụng.
- Các Chương được cấu tạo theo học phần, song vẫn đảm bảo tính lịch
sử của q trình phát triển xã hội lồi người và dân tộc cũng như tính lơgíc
của các vấn đề được trình bày để sinh viên nghiên cứu, học tập.

- Sau mỗi Chương có ứài liệu đọc thêm (chủ yếu là tài liệu gốc, đoạn

trích trong tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, Văn kiện
Đảng...), câu hỏi - bài tập, hướng dẫn học tập... _

- Kết luận chung: Những vấn đề cơ bản về nội dung của giáo trình hay
học phần, về phương pháp nghiên cứu, học tập của sinh viên.

- Tài liệu tham khảo chủ yếu trong biên soạn.
- Bảng tra cứu thuật ngữ, khái niệm.
Các tác giả biên soạn giáo trình gồm những giảng viên khoa Lịch sử
trường ĐHSP Hà Nội và các trường ĐH Vinh, ĐHSP Huế, ĐHSP Thái
Nguyên, ĐH Quy Nhơn, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Khoa học Xã
hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội.

Để đảm bảo các kế hoạch biên soạn và sự thống nhất ở mức độ nhất

định hình thức các giáo trình, Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử trường ĐHSP Hà

Nội cử Ban Phụ trách gồm:
8



GS.TS Phan Ngoc Lién.

GS.TS Đỗ Thanh Bình.
GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ.
Xin trân trọng cảm ơn tác giả các giáo trình trước đây nay khơng cịn

điều kiện tham gia biên soạn giáo trình mới, cảm ơn các nhà khoa học, các
đồng nghiệp đã đóng góp vào việc biên soạn, cảm ơn Nhà xuất bản ĐHSP đã
tạo điều kiện cho các giáo trình được lần lượt ra đời.
Tập thể tác giả rất mong các nhà khoa học, các đồng nghiệp, sinh viên
đóng góp ý kiến để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.

Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử
Trường ĐHSP Hà Nội


MỞ ĐẦU
Tập II - Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975 bao quát thời kì lịch sử từ
sau thắng lợi kháng chiến chống Pháp (21-7-1954) đến thắng lợi kháng

chiến chống Mĩ, cứu nước (30-4-1975), gồm 5 chương,

trình bày thời kì

nước ta tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc phải hai lần

đương dầu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải

quân của đế quốc Mĩ, nhằm bảo vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc chiến
đấu ở miền Nam.
Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam phát triển lên

khởi nghĩa quần chúng và chiến tranh cách mạng chống cuộc chiến tranh

xâm lược của đế quốc MĨ, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống
nhất nước nhà.

Hai miền Bắc - Nam đồng thời thực hiện những nhiệm vụ chung chống

MI, cứu nước với vị trí, vai trị riêng: Miền Bắc là hậu phương có vai trị

quyết định nhất, miền Nam là tiền tuyến có vai trị quyết định trực tiếp.
Năm chương của tập II tương ứng với năm giai đoạn của thời kì lịch sử
từ 1954 đến 1975.
Chương I. Miền Bắc đấu tranh chống Mĩ - Diệm cưỡng ép đồng bào di cư,
hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất.
Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mi - Diệm gìn giữ hồ bình (1954 - 1960).

Chương II. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến

lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1961 - 1965).

Chương III. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam

và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965 - 1968).


Chương IV. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền

Nam và chiến tranh phá hoạt miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mĩ (1969 - 1973).

Chương V. Khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá miền Bắc, củng cố

quốc phòng, ra sức chỉ viện cho tiền tuyến, giải phóng hồn tồn miền Nam
(1973 - 1975).
10


Phần II

VIỆT NAM TU 1954 DEN 1975 |
Chuong I

MIEN BAC DAU TRANH CHONG Mi - DIEM

CUGNG EP DONG BAO DI CU, HOAN THANH
CAI CACH RUONG DAT, KHOI PHUC KINH
TE, CAI TAO QUAN HE SAN XUAT. MIEN
NAM DAU TRANH CHONG CHE ĐỘ MI DIEM, GIN GIU HOA BINH (1954 - 1960)

I. TINH HINH VIET NAM SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ
NHIEM VU CACH MANG TRONG THOI Ki MOI

1954 VA

1. Tinh hinh Viét Nam sau Hiép dinh Gionevo 1954
®


Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954) về Đơng Dương được kí kết đã chấm
dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với ba nước Việt Nam,

Lào, Campuchia. Đây là một thắng lợi to lớn của nhân dân ba nước Đơng

Dương nói chung và Việt Nam nói riêng sau gần 9 năm kháng chiến gian

khổ. Ngồi việc thủ tiêu ách thống trị của thực dân Pháp gần một thế kỉ trên
đất nước ta, thắng lợi này còn là một đòn mạnh đánh vào âm mưu mở rộng

và kéo đài chiến tranh Đông Dương của đế quốc Mi.

Theo Hiệp định Giơnevơ, việc ngừng bắn, tập kết chuyển quân và chuyển

giao khu vực được thi hành trong vòng 300 ngày, kể từ ngày 21-7-1954.

Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu, đế quốc Mi, bon phan dong Pháp va
chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm tìm mọi cách gây khó khăn và phá hoại
việc thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, như cố tình khiêu

khích, trì hỗn việc ngừng bắn trên các chiến trường; tiến hành dụ dỗ và
cưỡng bức gần 1 triệu đồng bào miền Bắc, chủ yếu là đồng bào Thiên Chúa

giáo, di cư vào Nam; tháo dỡ, mang đi hoặc phá hoại máy móc, dụng cụ, tài
11


sản cơng cộng nhằm làm tê liệt và gây khó khăn cho ta trong việc tiếp quản
vùng giải phóng ở miền Bắc; cài lại hàng ngàn gián điệp, hàng trăm nhóm

phan động cùng với các tốn biệt kích được tung ra miền Bắc phá hoại các

cơ sở kinh tế, các cơng trình cơng cộng. Các phần tử tay sai, các đảng phái
phản động lén lút kích động quần chúng, gây bạo loạn ở một số địa phương,

tung truyền đơn, tài liệu xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm lung lạc quần chúng, gây hoang mang, dao
động trong nhân dân.

Về phía Việt Nam, với chủ trương nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định
Giơnevơ, ngày 22-7-1954, Bộ Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam ra

lệnh cho các lực lượng vũ trang ngừng bắn trên chiến trường toàn quốc (Bắc
Bộ ngày 27-7; Trung Bộ ngày 1-8; Nam

Bộ ngày

11-8-1954);

mặt khác,

Chính phủ và nhân dân ta kiên quyết đấu tranh đòi đối phương cũng phải
nghiêm túc thi hành Hiệp định. Kết quả, các điều khoản về việc ngừng bắn,
tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực đã được thực hiện đúng quy
định. Ngày 10-10-1954, quân ta tiếp quản Thủ đơ Hà Nội trong sự đón chào

nồng nhiệt của nhân dân thành phố. Ngày 01-01-1955, tại Quảng trường Ba
Đình lịch sử, một cuộc mít tỉnh trọng thể được tổ chức để chào mừng Trung
ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Thủ đô với sự tham


gia của hàng chục vạn nhân dân thành phố. Sự kiện lịch sử này đã gây ấn
tượng sâu sắc và có ý nghĩa chính trị lớn đối với đồng bào cả nước.

Ngày 13-5-1955, tên lính viễn chính cuối cùng của quân đội thực dân
Pháp đã rút khỏi Hải Phịng và đến ngày 16-5-1955 thì rút khỏi đảo Cát Bà.
Miền Bắc Việt Nam đã sạch bóng quân xâm lược.
Ở miền Nam Việt Nam, theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, thực dân
Pháp tạm thời nắm quyền kiểm soát trong hai năm. Suốt thời gian này, thực

dân Pháp luôn gây cản trở và phá hoại các điều khoản của Hiệp định. Tuy

nhiên, một mặt do sự đấu tranh kiên quyết của nhân dân ta, mặt khác do âm
mưu của Mĩ muốn gạt Pháp để độc chiếm miền Nam, nên quân đội Pháp đã.

từng bước rút khỏi miền Nam Việt Nam. Ngày 14-4-1956, Chính phủ Pháp

gửi Thơng điệp cho hai Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương

thông báo về việc quân viễn chính Pháp ở miền Nam đã rút hết về nước.

Quân đội Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam trong khi còn những điều
khoản của Hiệp định liên quan đến trách nhiệm của họ chưa được thi hành,

trong đó có điều khoản về việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử hai miền
Nam - Bắc. Tập đoàn Mĩ - Diệm, kẻ kế tục thực dân Pháp ở miền Nam, sẵn
có âm mưu từ trước đã trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơnevơ.
12


Miền Nam từ chỗ có chính quyền, có qn đội, có vùng giải phóng, giờ

đây phần lớn cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc, toàn bộ hoạt
động của cách mạng phải chuyển sang phương thức vừa hợp pháp, vừa
khơng hợp pháp, vừa cơng khai, vừa bí mật. Đó là một đảo lộn lớn, một tình
thế nguy hiểm đối với cách mạng ở miền Nam. Sự thay đổi đó tác động

mạnh đến tâm tư, tình cảm đồng bào, đồng chí hải miễn Bắc- Nam và đặt ra

cho cách mạng Việt Nam những nhiệm vụ mới vô cùng khó khăn.
2. Nhiệm vụ cách mạng trong thời kì mới
Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam xuất phát từ tình hình cụ thể của

đất nước sau Hiệp định Giơnevơ 1954 như đã đề cập; đồng thời cũng xuất
phát từ chính sách của Mĩ đi từ can thiệp đến xâm lược Việt Nam nói chung

và miền Nam nói riêng.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được Mĩ đặc biệt quan tâm. Vì đậy
là một hướng chiến lược quan trọng nhằm bao vây các nước xã hội chủ

nghĩa (trước hết là Liên Xô và Trung Quốc) từ hướng Đông và chống lại các
trào lưu cách mạng ở khu vực Đông Nam Á. Đây là vùng được thiên nhiên
ưu đãi, có dư thừa các tiền đề vật chất (tài nguyên và nhân lực), chứa đựng

một tiềm năng phát triển to lớn chưa thể lường trước được. Đây cịn là nơi có
các tuyến đường hàng hải (Bắc- Nam và Tây- Đông) vận chuyển phần lớn
hàng hoá của “thế giới tự do” mà Mĩ cần phải bảo vệ.
Vì vậy, ngay khi cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp
(1945 - 1954) đang diễn ra, Mĩ đã bằng mọi cách giúp Pháp tránh được thất
bại. Theo nhãn quan của các nhà chiến lược MĨ, cuộc kháng chiến của Việt


Nam đang uy hiếp trực tiếp quyền lợi của chủ nghĩa đế quốc ở vùng Đông
Nam Á. Tổng thống Mĩ Aixenhao (Eisenhower) đã lập luận rằng, nếu để
Việt Nam và Đông Dương rơi vào tay cộng sản thì khơng chỉ Đơng Nam Á

mà “chuỗi đảo phịng thủ gơm Nhật Bản, Đài Loan, Phi-líp-pin và hướng về
phía Nam, nó chuyển sang ... cd Úc và Tân Tây lan"t® đều bị đe dọa. Mặt
khác, Mi cịn coi Việt Nam và Đơng Dương có một vị trí quan trọng ở châu
Á. Theo giới cầm quyền Mĩ, nếu coi Đông Nam Á là cái ổ khóa để mở cửa

đi vào lục địa châu Á từ phía Nam, thì Việt Nam và Đơng Dương là cái chìa

khóa mở cửa vào gần nhất. Việt Nam là cầu nối hệ thống xã hội chủ nghĩa

với vùng Đông Nam Á đang sục sôi cách mạng; sau khi đánh thắng thực dân
(1) Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nưóc của nhân dân Viét Nam. Nxb Sự thật, Hà Nội,
1987, tr.18.
18


Pháp, Việt Nam là ngọn cờ cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc

trên khắp các lục địa Á, Phi, Mĩ Latinh.

Từ cách nhìn trên đây, chính quyền Aixenhao đã không ngừng tăng
viện trợ cho thực dân Pháp, từ 150 triệu đôla năm 1950 lên tới 1 tỉ đơla vào

năm 1954, chiếm gần 80% tồn bộ chiến phí của Pháp ở Đông Dương. Tuy

nhiên, sự chi viện to lớn của Mĩ vẫn không tài nào ngăn chặn được sự thất
bại hoàn toàn của Pháp. Ngày 7-5-1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ


của quân và dân ta toàn thắng, Mĩ tăng cường chuẩn
Pháp ở Việt Nam. Bằng sức ép của Mĩ đối với Pháp
động khác, ngày 16-6-1954, bù nhìn Bảo Đại cùng
Một chấp nhận đơn “r? chức” Thủ tướng của Bửu

bị thế lực thay thực dân
và bằng nhiều cuộc vận
một lúc kí hai Sắc lệnh;
Lộc; một chỉ định Ngơ

Đình Diệm làm Thủ tướng “Quốc gia Việt Nam”. Ngày 7-7-1954, Ngơ Đình

Diệm chính thức lập chính phủ bù nhìn tại Sài Gịn, mở đầu chế độ độc tài

gia đình trị Ngơ Đình Diệm tại
(21-7-1954) được kí kết, khách
Pháp, trực tiếp tiến hành chiến
nghĩa thực dân mới. Đế quốc Mĩ
kẻ xâm lược; và Việt Nam từ đây

miền Nam. Tiếp theo, Hiệp định Giơnevơ
quan tạo cơ hội để Mĩ nhanh chóng gạt
tranh xâm lược Việt Nam thông qua chủ
đã chuyển từ vai trò một kẻ can thiệp sang
giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược

toàn cầu phan cách mạng của Mĩ. Ngày 23-7-1954, bai ngày sau khi Hiệp
định Giơnevơ được kí kết, Ngoại trưởng Mĩ Dalét (Dulles) tuyén bé: "Ti nay
về sau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc đĩ vãng, mà là lợi dụng thời

cơ để việc thất thủ miên Bắc Việt Nam không mở đường cho chủ nghĩa cộng
sản bành trướng ỏ Đông Nam A va Tay Nam Thdi Binh Duong".
Ngày 3-8-1954, Hội đồng An ninh quốc gia Mi cho rằng: "Hiệp định
Giơnevơ 1954 là một thẩm họa, đã hoàn thành bước quan trọng của chit

nghĩa cộng sản, có thể dẫn tới mat cd Déng Nam A",
Tháng 9-1954, Mi lôi kéo một số nước (Anh, Pháp, Niu Dilan,
Oxtraylia, Philippin, Thái Lan và Pakixtan) lập ra khối “Liên mình qn sự
Đơng Nam A" (SBATO) và ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự
bảo trợ của khối này.

Như thế, miền Nam Việt Nam từ sau khi kí kết Hiệp định Giơnevơ, tồn
tại ba lực lượng chính trị, quân sự chủ yếu là: Pháp (và các thế lực thân.
Pháp), Mi (và các thế lực thân M?) và các lực lượng cách mạng miền Nam.
Pháp và các lực lượng thân Pháp nhanh chóng bị gạt bỏ, cịn lại hai lực lượng

đối lập nhau gay gắt: Mĩ - Diệm và nhân dân miền Nam.

Ñ) Trân Bá Đệ: Lịch sử Việt Nam từ 1856 đến nay. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, tr. 310.
4) Hoàng Tùng: Tháng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Nxb Sự thật,

Hà Nội, 1974, tr. 18.
14


Về phía Việt Nam, ngay khi Hội nghị Giơnevơ đang đi vào hồi kết,
ngày 17-7-1954, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II họp ở
Việt Bắc. Hội nghị đã thảo luận và nhất trí với đường lối và chủ trương mới
do Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra. Hội nghị nhận định: “Đế quốc Mĩ là một
trở lực chính ngăn cản việc lập lại hồ bình ở Đơng Dương ... và hiện đang

trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương”?), Hội nghị
quyết định: “Thay đổi phương chám, chính sách và sách lược đấu tranh cốt
để thực hiện một cách thuận lợi mục đích trước mắt. Đây là một sự thay đổi
quan trọng về phương châm và sách lược cách mạng, nhưng mục đích của
cách mạng vẫn là một”),
:
Đầu tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã kịp thời ra Nghị quyết về “Tình hình

mới, nhiệm vụ mới và chính sách của Đảng”, nêu rõ cuộc đấu tranh của nhân
dan ta đã bước vào một giai đoạn mới với nhiệm vụ là: "Đoàn kết và lãnh
đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đê phịng và khắc

phục mọi âm mưu phá Hiệp định đình chiến để củng cố hịa bình; ra súc
hồn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường
xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc; giữ vững và đẩy mạnh
đấu tranh chính trị của nhân dân miễn Nam nhằm củng cố hịa bình, thực
hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong tồn quốc "®),
Sau 300 ngày thị hành Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam tạm thời bị chia

cắt làm hai miền. Miền Bắc được giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân về cơ bản đã hoàn thành; trong lúc đó, miền Nam đang nằm
dưới ách thống trị của Mĩ - Diệm. Sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân
dân Việt Nam đến đây vẫn chưa hồn thành.

Vì vậy, cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân

chủ, hịa bình chưa kết thúc; cuộc đấu tranh đó cịn phải được tiếp tục dưới

nhiều hình thức và bằng những phương pháp thích hợp. Trong cuộc đấu
tranh này, Đảng đã lãnh dao nhan dan hai miền Bắc - Nam tiến hành đồng


thời hai chiến lược cách mạng khác nhau: Miền Bắc tiến hành cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa và miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng đân tộc, dân

chủ nhân dân, giải phóng miền Nam, tiến tới hoàn thành cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất nước nhà. Hội nghị
Trung ương lần thứ 8§ (khóa II) tháng 8-1955 khẳng định: "Điều cốt yếu là
phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu

() Văn kiện Đảng, Tồn tập, tập 15 (1954). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 225.
©) Van kién Đảng, Tồn tập, tập 15 (1954). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 226.
©) Van kién Đảng, Tồn tập, tập 15 (1954). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 287.
lỗ


tranh của nhân dân miền Nam... Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong
tình thế nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”®),
Nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng mỗi miền xét cho cùng cũng là
nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước là đấu tranh chống đế

quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách

mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện một nước Việt
Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần vào sự
nghiệp của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội.

Mỗi chiến lược cách mạng nhằm giải quyết những yêu cầu cụ thể riêng
của từng miền, nhưng có mối quan hệ chặt chế, khăng khít, tạo điều kiện cho
nhau cùng phát triển. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc khơng chỉ có

mục tiêu xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc, mà
cịn nhằm giải phóng miền Nam và đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước sau
khi đất nước thống nhất. Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân miền Nam

vừa có nhiệm vụ giải phóng miền Nam, vừa có nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc.
Phải dùng sức mạnh của cả nước để giải phóng miền Nam, đồng thời cũng
sử dụng sức mạnh của cả nước để bảo vệ và xây dựng miền Bắc đi lên chủ
nghĩa xã hội. Mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng đồng thời cũng là
mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến. Thắng lợi giành được ở mỗi
miền là thắng lợi chung của sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước của toàn dân tộc.

Đây là đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta
trong giai đoạn lịch sử 1954 - 1975.
Như vậy, về phía Mĩ, do yêu cầu chiến lược phải ngăn chặn bằng được

lực lượng cách mạng ở Đông Nam Á và chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế
quốc Mĩ đã chọn Việt Nam làm điểm then chốt; còn một bên là các lực
lượng cách mạng mà nhân dân Việt Nam là đội xung kích, cần phải đẩy lùi
chủ nghĩa đế quốc ra khỏi vị trí chiến lược này để đưa cách mạng tiến lên.

Hai lực lượng đối kháng, đại diện cho cách mạng và phản cách mạng đã gặp

nhau ở đây, tất yếu dẫn đến cuộc đụng đầu lịch sử. Từ thực tế đó, Việt Nam
đã trở thành "một điểm trung tâm, một chặng đường trong quá trình phát

triển lâu dài của cách mạng thế giới. Đây là sự đụng đầu tiêu biểu giữa
những lực lượng đối lập tiêu biểu của thời đại"? Nói cụ thể hơn, cuộc chiến
đấu của dân tộc ta trong giai đoạn lịch sử 1954 - 1975 chống Mĩ xâm lược

Ú Văn kiện Đảng, Toàn tập. tập 16 (1955). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, r.576-577.


@) Hồng Tùng: Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Nxb Sự that,

Hà Nội, 1974, tr.18.

16


không phải là một ngẫu nhiên, mà là một cuộc đụng đầu lịch sử trong thời
đại chúng ta.

Il. MIEN BAC ĐẤU TRANH CHỐNG MĨ - DIỆM CƯỠNG ÉP ĐỒNG

BAO DI CƯ, HỒN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, KHƠI
PHỤC KINH TẾ, CẢI TẠO QUAN HỆ SẢN XUẤT (1954 - 1960)
1. Thực trạng kinh tế - xã hội miền Bác sau Hiệp định Giơnevơ 1954

Sau Hiệp định Giơnevơ (1954), miền Bắc có thêm những điểu kiện
chính trị - xã hội thuận lợi. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, những khó

khăn là khơng ít, nhất là về kinh tế - xã hội do hậu quả của cuộc chiến tranh

để lại.

Trong các vùng nơng thơn mới được giải phóng, hậu quả của các
cuộc càn quét theo chính sách “fm quang” (đốt sạch, giết sạch, phá
sạch), dồn dân lập “vành đai trắng” của địch, hàng vạn hécta đất bị bỏ
hoang, đê đập bị phá hoại. Nhân công, nông cụ và sức kéo đều thiếu
nghiêm trọng. Kĩ thuật canh tác lạc hậu, đời sống nhân dân thấp kém.
Các thành thị trong thời kì Pháp chiếm đóng mang nặng tính chất tiêu

thụ, sự phồn vinh chỉ là giả tạo. Hàng ngoại tràn ngập thị trường làm cho

công nghiệp dân tộc không phát triển được. Tiểu thủ công nghiệp bị chèn ép,

sa sút hoặc phá sản. Ở những cơ sở công nghiệp lớn do thực dân Pháp nắm-

giữ, như mỏ than Hòn Gai, nhà máy xi măng Hải Phong, nha may dệt Nam

Định, nhà máy điện Hà Nội,... bị địch tháo dỡ thiết bị hoặc phá hoại trước

túc rút lui nên không hoạt động được, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. Vì thế,
nhiều cơng nhân thất nghiệp, đời sống gặp khó khăn.

Tại các vùng tự do cũ, tuy nông nghiệp và công nghiệp được chú ý phát
triển, nhưng quy mô nhỏ bé, kĩ thuật lạc hậu. Do đó, năng suất thấp, khơng

đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng tăng lên trong thời

bình. Cuộc cải cách ruộng đất bắt đầu từ năm 1953 cũng chỉ mới thực hiện ở
một số địa phương thuộc
cấp địa chủ phong kiến
phóng khỏi ách thống trị
bóc lột, ánh hưởng khơng
Sau khi hịa bình lập

vùng tự do. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai
vẫn tổn tại. Giai cấp nông dân tuy đã được giải
của thực dân, nhưng vẫn còn bị giai cấp địa chủ
tốt đến sản xuất.
lại, nhiều vấn đề xã hội nóng bỏng đặt ra. Số người


mù chữ rất đông. Hệ thống y tế nhỏ bé, lạc hậu. Các bệnh xã hội như lao

phổi, hoa liễu, sốt rét... hoành hành. Các tệ nạn mại dâm, nghiện hút, cướp
giật, cờ bạc ... phổ biến khắp nơi. Hàng trăm ngàn người thất nghiệp, lâm

17


vào cảnh đói kém, 240.000 tế ngụy rã đám chưa qua cai tao, 11.000 phi van
tác oai, tác quái ở vùng cao.
Một tình hình nghiêm trọng hơn là địch cưỡng ép, dụ dỗ đồng bào miền
Bắc, chủ yếu là tín đồ Thiên Chúa giáo di cư vào Nam. Thực ra, âm mưu này
của Mi đã có từ trước: “Ngay từ khi vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
và Đơng Dương cịn đang đàm phán, Tổng thống Mĩ Aixenhao đã lớn tiếng
hô hào: Nếu Hội nghị Giơnevơ đi đến kí kết, sẽ tổ chức một cuộc đi cư có kế
hoạch người Việt Nam từ Bắc vào Nam”®).
Để gây hoang mang và thúc ép đồng bào bỏ nhà cửa, tài sản di cư vào:

Nam, Mi - Pháp cho tay sai tung tin bịa đặt, tuyên truyền luận điệu rằng

Chính phủ Việt Minh cấm đạo, Chúa đã vào Nam, là con chiên ngoan đạo
thì phải theo Chúa để được yên phần xác lẫn phần hồn, ở với cộng sản sẽ bị

mất linh hồn... Chúng còn đe dọa chiến tranh sẽ trở lại, Mĩ sẽ ném bom
nguyên tử xuống Hà Nội, Đồng Hới, Vĩnh Linh... Mặt khác, Mĩ cung cấp

phương tiện chuyên chở, “Mĩ đã đưa một đoàn 19 máy bay và một đoàn 4]

tàu thủy để chuyên chở những người bị cưỡng ép di cư này vào Nam"®,


' Tinh đến tháng 7-1955, tổng số người bị địch dụ dỗ, cưỡng bức di cư

vào. Nam là 887.895 người, tín đồ Thiên Chúa giáo là 754.710 (Phật giáo và

Tin Lành là 133.185), chiếm tỉ lệ 85%).

_

Từ tình hình thực tế kinh tế - xã hội trên, Đảng và Chính phủ chủ trương
vừa đấu tranh chống địch cưỡng ép đồng bào di cư, vừa đẩy mạnh cuộc vận.
động cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, nhằm củng cố miền Bắc, tạo
điều kiện đưa miền Bắc bước sang giai đoạn mới.

Cần phải thấy rằng, những khó khăn trên đây địi hỏi phải được giải

quyết nhanh chóng. Điều này khơng chỉ do sự địi hỏi cấp bách của việc
khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, mà cịn bao hàm ý nghĩa

chính trị sâu sắc, nhất là trong điều kiện nước nhà đang tạm thời bị chia cắt
làm hai miền.
(1) Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, tập 2, (1954-1975). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 62.
2) Phong Hiền: Chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mĩ ở miền Nam Việt Nam. Nxb Thơng tin lí
tuận, Hà Nội, 1984, tr. 53.
3) Tổng kết thành tích đệ nhị chu niên của Chính phủ Việt Nam Cộng hịa, Sài Gịn, 1956,
tr. 224.

Chỉ thị (Mật, Khẩn) số 126-PTT/DL/M ngày 23-7-1954 của Ngơ Đình Diệm gửi các ơng


Tổng trưởng và Bộ trưởng, Uỷ ban bảo vệ Bắc Việt, Ơng Đại biểu Chính phủ ở Trung

_ Việt, ơng Đồng lí Văn phịng Đức Quốc trưởng tại Đà Lạt. Ký hiệu tài liệu PTT-14613.
18


2. Đấu tranh chống Mĩ - Diệm cưỡng ép đồng bào di cư.
Ngay sau Hiệp định Giơnevơ, ngày 23-7-1954, Ngô Đình Diệm chỉ thị
cho các Tổng trưởng và Bộ trưởng, Ủy ban bảo vệ Bắc Việt, Đại biểu Chính

phủ ở Trung Việt, Đồng lí Văn phịng Đức Quốc trưởng tại Đà Lat “Cdn
phải tổ chức gấp rút chuyển vào Trung và Nam dân chúng và tài sản cơng”,

trong đó ưu tiên trước hết là ngân khố, sau là quân đội chính quy và địa
phương qn và gia đình, cơng chức và gia đình. Về “đán chúng, lưu ý trước `

tiên đến những phần tử chuyên nghiệp (thợ chuyên môn) và những phần tử
có khả năng sản xuất". Tiến hành chính sách cưỡng ép đồng bào miền Bắc
di cư vào Nam, đế quốc Mĩ và tay sai nhằm mục đích cơ bản sau:
Một là, về mặt chính trị, đối với thế giới, Mĩ và tay sai cố tạo ra dư luận
xấu về chế độ ta ở miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự ủng hộ của nhân dân thế
giới đối với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta, tạo ra ảnh

hưởng xấu của cách mạng Việt Nam đối với các quốc gia trong khu vực

Đông Nam Á. Tờ Revue Socialist (Pháp) ra ngày 2-11-1954 viết: “Cuộc đi

cư này trước hết là một hành động chính trị, nhằm làm cho dư luận thế giới
ngỡ rằng nhân dân Việt Nam chán ghét Việt Minh và chủ nghĩa cộng sản”©).


Tuy nhiên, âm mưu của Mĩ - Diệm đã bị báo chí phương Tây vach mat: “Sw

thật, đại đa số nhân dân Việt Nam đêu biểu lộ cẩm tình của mình đối với
Việt Minh"?

Hai ld, vé kinh tế - xã hội, đối với miền Bắc, Mĩ - Diệm hi vọng rút
được một số lượng trí thức, cơng nhân kĩ thuật vào Nam, tạo ra những xáo

động lớn, phá hoại sản xuất, làm cho miền Bắc không ổn định về kinh tế,
khiến cho lịng người li tán, nội bộ lục đục, gây khó khăn cho ta trong cuộc

đấu tranh thống nhất nước nhà và hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Đối
với miền Nam, vùng bị tạm chiếm, dân di cư sẽ là nguồn cung cấp nhân

công rẻ mạt cho các đồn điển cao su, cà phê, chè, cây ăn quả và một số cây

công nghiệp mới du nhập vào miền Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tài liệu địch nói rõ: “Về kinh tế, đông bào di cư là những người đã làm ăn
một cách cân cù, siêng năng, wa sống một đời giản dị. Họ hoàn toàn là
những nhà sản xuất nhiều và tiêu thụ ít, nên sau này sẽ giúp cho nên kinh tế
quốc gia thịnh vượng. Hơn thế, đơng bào bổ khuyết cho tình trạng thiếu
nhân cơng để khai thác trong miền Nam nước Việt. Do đó, những chương

trình mở mang kinh tế của Chính phủ cũng có thi hành dễ dàng một phần

{ Trận Văn Giàu: Miền Nam giữ vững thành đồng, tap 1. Nxb Khoa học, Hà Nội, 1964, tr, 49,
É) Trận Văn Giàu, Sđd.. tr. 50.
19




×