Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Giáo trình lịch sử việt nam từ đầu thế kỷ x đến giữa thế kỷ XIX phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.91 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
F7G

GIÁO TRÌNH

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ
KỶ X ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

TRẦN VĂN BẢO

2002


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

-3-

MỤC LỤC

MỤC LỤC…………………………………………………………………………….3
CHƯƠNG MỘT: TỪ CHÍNH QUYỀN HỌ KHÚC TỚI TRIỀU TIỀN LÊ ...............4
I. Bảo vệ và củng cố chính quyền tự chủ từ họ Khúc đến triều Ngô .....................4
II. Quá trình xây dựng quốc gia thống nhất của các triều Đinh và Tiền Lê. .......10
1. Triều Ngô và cục diện 12 sứ quân .................................................................10
2. Triều Đinh .......................................................................................................11
3. Triều Tiền Lê ..................................................................................................12
CHƯƠNG II: THỜI KỲ CƯỜNG THỊNH CỦA NƯỚC ĐẠI VIỆT ........................19
I. Triều Lý: ..............................................................................................................19
1.Tình hình chính trò – xã hội..............................................................................19
2. Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) ..................................................20
3. Sự suy vong của triều Lý. ...............................................................................27


II. Triều Trần...........................................................................................................28
1. Tình hình chính trò - xã hội..............................................................................28
2. Các cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông dưới triều Trần.....................29
3. Sự suy vong và sụp đổ của triều Trần ............................................................47
III. Triều Hồ ............................................................................................................48
1. Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly ..............................................................48
2. Cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại của triều Hồ............................49
3. Phong trào kháng chiến chống quân Minh từ 1407 đến 1417. ......................52
4. Khởi nghóa Lam Sơn .......................................................................................52
IV. Triều Lê (sơ) _ 1428-1527 ................................................................................60
V. Tóm lược nền văn hoá Đại Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 16 ...........................62
CHƯƠNG III: THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN ĐẠI
VIỆT ............................................................................................................................65
I. Thời kỳ Lê – Mạc và nội chiến Nam – Bắc triều ..............................................65
II. Nội chiến Trònh - Nguyễn và cục diện chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài ....66
III. Công cuộc khai phá vùng đất đàng Trong .......................................................67
IV. Tình hình chính trò - xã hội ...............................................................................67
V. Tình hình Kinh tế – văn hóa ..............................................................................68
CHƯƠNG IV: TRIỀU TÂY SƠN VÀ TRIỀU NGUYỄN.........................................72
I. Phong trào Tây Sơn và công cuộc thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc.
..................................................................................................................................72
II. Sự thành lập triều Tây Sơn và những cải cách của Quang Trung....................77
III. Sự thành lập triều Nguyễn ................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................82

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử



Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

-4-

CHƯƠNG MỘT: TỪ CHÍNH QUYỀN HỌ KHÚC TỚI TRIỀU
TIỀN LÊ
I. Bảo vệ và củng cố chính quyền tự chủ từ họ Khúc đến triều Ngô
vào đầu thế kỷ 10, triều Đường chỉ còn hư danh, quyền hành thực tế đã lọt
vào tay tập đoàn phong kiến Chu Ôn. Trung quốc một lần nữa bước vào thời kỳ
khủng hoảng, chia cắt mà lòch sử gọi là thời Ngũ Đại Thập Quốc (905 - 960).
Nhân cơ hội chính quyền cai trò ở Giao Châu khủng hoảng do biến loạn ở
Trung Quốc, một thủ lónh người Việt ở đất Hồng Châu (Hải Dương) là Khúc
Thừa Dụ đã đánh chiếm phủ thành Đại La, lên nắm chính quyền. Mặc dù về
danh nghóa, họ Khúc vẫn mang chức và tước hiệu của nhà Lương (Tónh hải quân
Tiết độ sứ, tước Đồng bình chương sự, quyền tri lưu hậu) nhưng thực chất, chính
quyền Giao Châu đã có xu hương tự trò. Trong thời kỳ cầm quyền, Họ Khúc
(nhất là Khúc Hạo) đã có nhiều cải cách quan trọng mang tính chất thân dân.
Khúc Hạo chia cả nước thành cơ cấu hành chính mới: Lộ-phủ-châu-giáp-xã.
Về đường lối chính trò ông chủ trương “ chính sự cốt khoan dung giản dò, nhân
dân đều được yên vui”. Khúc Hạo ra sắc lệnh “ bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực
dòch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng trông coi”. Chính
quyền họ Khúc đã quản lý được một lãnh thổ khá lớn trên miền đất nước ta.
Theo thư tòch, thời họ Khúc đã thành lập 314 giáp (so với 159 Hương cuối thời
Đường).
- Thế thứ họ Khúc (905 - 930)
1.Khúc Thừa Dụ (905 - 907), không rõ năm sinh, nguyên quán :Hồng Châu
(nay là vùng Cúc Bồ, Ninh Giang, Hải Dương), mất ngày 23 tháng 7 năm 907.
2.Khúc Hạo (907 - 917), con của Khúc Thừa Dụ, mất vào năm 917.
3.Khúc Thừa Mỹ (917 - 923), con của Khúc Hạo, không rõ năm sinh năm
mất.

Trong thời gian đầu thế kỷ 10, miền đất nước ta hai lần phải chống lại âm
mưu xâm lược của tiểu triều đình Nam Hán, do Tiết độ sứ Lưu ẩn cát cứ ở vùng
Quảng Đông (Trung Quốc) tiến hành.
Năm 930, Quân Nam Hán do Lý Thủ Dung và Lương Khắc Chinh đánh bại
Khúc Thừa Mỹ, chiếm đóng nước ta lần thứ nhất.
- Kháng chiến chống xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (930 - 931). Dương
Đình Nghệ khôi phục quyền tự chủ (931 - 937).

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

-5-

Nam Hán là một tiểu triều đình Trung Quốc cát cứ ở Quảng Châu. Trước
khi lập quốc, họ Lưu đã đánh bại được các trại ở Giang Đông, giết bọn Xương
Lỗ; đổi đặt thử sử mới, đem quân đánh bại họ Lư, chiếm được Triều Châu,
Thiều Châu, về phía Tây, họ Lưu chiếm được Ung Quản (Nam Ninh) tranh đất
Dung, Quế với Sở vương Mã n. Nhờ khai thác được nhiều ngọc trai và phát
triển buôn bán với miền nội đòa Trung Quốc, lại giao hảo với Nam Chiếu ở Vân
Nam, họ lưu tích luỹ được nhiều của cải. Nam Hán trở nên cường thònh và có xu
thế bành trướng. Phía Bắc, năm 928, họ Lưu đã đánh bại được cuộc tấn công của
nước Sở (miền Hồ Nam), bảo vệ được an toàn biên giới phía Bắc. Cuối năm
930, Nam Hán phát quân xâm lược phương Nam. Cầm đầu đội quân xâm lược
(không rõ số lượng) là hai viên tướng Lý Thủ Dung và Lương Khắc Chinh, hẳn
là theo hai đường thủy bộ, từ hướng Đông Bắc tiến vào nước ta….
Từ sau khi sang sứ ở Quảng Châu về thay cha trò nước, Khúc Thừa Mỹ đã

thấy thế lực họ Lưu là mạnh mẽ, có thể uy hiếp nước ta. Khúc Thừa Mỹ chưa đủ
tự tin vào sức mạnh dân tộc, đã sai sứ sang nạp cống cho triều đình Hậu Lương
“xin lónh tiết việt”, đònh nhờ cậy triều đình Trường An để chế ngự triều đình
Nam Hán mà ông vẫn gọi là “Ngụy Đình”.
Qua 25 năm khôi phục quyền tự chủ, họ Khúc vẫn chưa có điều kiện đưa
nước ta, từ một miền đất xơ xác do nạn Bắc thuộc kéo dài trở thành quốc gia
độc lập giàu mạnh. Quyền kiểm soát chính trò và huy động lực lượng quân sự
trong cả nước của Khúc Thừa Mỹ còn nhiều hạn chế do uy tín và tài năng của
ông không đủ cao và uy thế của các hào trưởng đòa phương còn lớn. Đối đầu với
một lực lượng quân sự lớn mạnh cả về thủy và bộ của Nam Hán, tháng 10 năm
930, đội quân mới họp của Khúc Thừa Mỹ bò tan vỡ. Khúc thừa Mỹ bò bắt sống
đem về Quảng Châu. Phủ thành Đại La bò đòch chiếm. Thất bại của họ Khúc lần
này không hề dẫn đến đến sự sụp đổ của lực lượng kháng chiến dân tộc.
Cuộc chiến tranh của Nam Hán, tuy rõ ràng mang tính chất xâm lược, nhưng
hiệu quả thì nặng về cướp bóc hơn là chinh phục. Nam Hán mới chỉ giành thắng
lợi bước đầu. Nam Hán tuy có cử được Lý Tiến sang làm thứ sử Giao Châu,
cùng Lương Khắc Chinh giữ thành Đại La, song chính quyền đòch chỉ chiếm
được Đại La và kiểm soát được phần nào miền đồng bằng Sông Hồng chứ
không còn thiết lập nổi một chính quyền đô hộ bao trùm cả nước ta như thời
thuộc Đường được nữa. Từ đèo Ba Dội (Tam Điệp) trở vào Nam, tại các châu i
(Thanh Hóa) châu Hoan (Nghệ Tónh) các hào trưởng đòa phương và tướng tá cũ
của họ Khúc vẫn giữ được quyền kiểm soát đất đai và nhân dân. Ở lò võ làng
Ràng (Dương xá, Thiệu Hoá, Thanh Hoá), đã hình thành một trung tâm kháng
chiến khá mạnh, đứng đầu là hào trưởng Dương Đình Nghệ, một tướng cũ của
họ Khúc. Ông công khai nuôi 3 000 “con nuôi” nghóa tử trong nhà, ngày đêm
luyện tập, chuẩn bò tiến ra Giao Châu tiêu diệt quân xâm lược. Dinh cơ họ

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử



Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

-6-

Dương trở thành nơi tụ nghóa của hào kiệt khắp nơi trong nước ta. Ngô Quyền từ
Phong Châu (Sơn Tây cũ), Đinh Công Trứ từ Trường Châu (Ninh Bình cũ) …
đều đưa gia thuộc về làng Ràng tụ nghóa. Dương Đình Nghệ cử Đinh Công Trứ
trấn trò Hoan Châu, giữ Ngô Quyền làm gia tướng dưới trướng doanh, gả con gái
cho Ông và sai chỉ huy quân đội chủ lực, trấn giữ Ái Châu.
Việc sửa soạn kháng chiến của Dương Đình Nghệ ở xứ Thanh, Nam Hán
biết nhưng không dám làm gì.
Thực ra cái chính quyền đô hộ mà Nam Hán vội vã dựng lại ở Đại La cũng
chỉ tồn tại trên danh nghóa. Chúa Nam Hán, từ Quảng Châu cũng phải nói với tả
hữu rằng : “dân Giao Châu chỉ có thể ràng buộc mà thôi”. Để lấy lòng Dương
Đình Nghệ, chúa Nam Hán còn phải “trao tước mệnh” cho Ông coi giữ i Châu.
Sau một thời gian chuẩn bò lực lượng, tháng 3 năm 931 – không đầy nửa
năm sau cuộc xâm lược của Nam Hán – từ i Châu Dương Đình Nghệ đã cử
binh tiến ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La, dinh lũy của giặc
Nam Hán. Từ bên kia biên giới, Nam Hán vội vã sai thừa chỉ Trình Bảo đem
quân sang Giao Châu cứu viện. Viện quân của đòch chưa đến nơi, thì thành Đại
La đã bò quân ta triệt hạ, tướng Lương Khắc Trinh bò giết chết, chỉ có thứ sử Lý
Tiến cùng đám tàn quân thoát vây tìm đường trốn về nước. Quân cứu viện của
đòch vừa đến, đònh tổ chức bao vây quân ta ở Đại La, nhưng Dương Đình Nghệ
không bó mình giữ thành cố thủ, đã chủ động đem quân ra ngoài thành tiến công
các dinh trại dã ngoại của đòch. Quân đòch rối loạn, tan vỡ, tướng Trình Bảo bò
giết chết, đội quân cứu viện của đòch cũng bò ta tiêu diệt.
Cuộc kháng chiến kết thúc với thất bại thảm hại của quân Nam Hán. Đất
nước ta lại giành được quyền tự chủ. Ngọn cờ tự chủ chuyển từ tay họ Khúc sang

tay họ Dương. Dương Đình Nghệ xứng danh là một anh hùng dân tộc. Ông cũng
chỉ xưng là tiết độ sứ như họ Khúc. Đinh Công Trứ được cử làm thứ sử Hoan
Châu, Ngô Quyền được cử trông coi i Châu.
Năm 937, tháng 4, Dương Đình Nghệ bò Kiều Công Tiễn, một viên tướng
dưới quyền và là hào trưởng châu Phong, giết chết để đoạt chức tiết độ sứ. Vẫn
là như vậy, những thế lực hào trưởng, đòa phương chủ nghóa, đã đóng một vai trò
tích cực trong công cuộc giữ đất, giữ dân, đuổi đánh bọn đô hộ, nhưng khi đất
nước vừa sạch bóng quân thù thì họ lại lao vào các cuộc đấu tranh giành quyền
lực, phá hoại công cuộc thống nhất quốc gia, gây nguy hại cho nền độc lập tự
chủ vừa mới giành được. Giặc Nam Hán đang còn ngấp nghé ngoài bờ cõi, chưa
chòu từ bỏ ý đồ xâm lược, bành trướng. Đất nước này vẫn còn đang trong buổi
trăn trở chuyển mình …
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai - Ngô Quyền
và chiến thắng Bạch Đằng (năm938).

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

-7-

Hành động phản trắc của Kiều Công Tiễn, giết người chủ tướng có công
đánh đuổi quân Nam Hán đã gây ra sự phẫn nộ trong các tầng lớp nhân dân. Từ
Ái Châu, Ngô Quyền, là tướng và là con rể Dương Đình Nghệ, sửa soạn tiến
quân ra bắc trừ tên phản bội. Kẻ phản chủ nhanh chóng trở thành tên phản quốc.
Trước sự căm ghét và phản kháng của nhân dân trong nước, Kiều Công Tiễn đã
đê hèn cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Đây là dòp tốt để Nam Hán thực

hiện âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.
Lợi dụng thời cơ đó. Nam Hán lại phát động cuộc chiến tranh xâm lược
nước ta lần thứ hai, lần này nguy hiểm hơn lần trước vì chúng hy vọng dùng
được bọn phản bội Kiều Công Tiễn như một lực lượng nội ứng. Và cay cú hơn,
vì đã một lần thất bại, cũng do đó mà tham vọng càng lớn hơn, Nam Hán cố
dồn hết sức xâm chiếm nước ta cho kỳ được.
Không nghe lời thuộc hạ, Chúa Nam Hán tự mình đề ra một kế hoạch nhằm
thực hiện nhanh chóng cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Y cho con trai là Vạn
vương Hoằng Thao làm Tónh hải quân tiết độ sứ, lại đổi phong làm Giao vương
(Y muốn sau khi cướp được đất Giao Châu thì lấy châu đó cho Hoằng Thao làm
phong ấp), sai thống lónh quân thủy vượt biển tiến sang xâm lược nước ta, ngoài
mặt mượn tiếng là giúp Kiều Công Tiễn đánh Ngô Quyền. Chúa Nam Hán cũng
tự mình làm tướng đem hậu quân đến đóng ở trấn Hải Môn (phía tây nam huyện
Bác Bạch, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc), sát biên giới nước ta, làm kế thanh viện
và kòp thời yểm trợ cho con khi cần thiết.
Trước hành động phản bội của Kiều Công Tiễn và hoạ xâm lăng của Nam
Hán, Ngô Quyền đã lãnh đạo quân dân ta với nỗ lực cao nhất, kiên quyết đập
tan mưu đồ xâm lược của Nam Hán, bảo vệ quyền tự chủ của dân tộc.
Tháng đầu đông, đội quân Ngô Quyền vượt đèo Ba Dội tiến ra bắc. Quân
xâm lược còn đang ngấp nghé ngoài bờ cõi thì đầu tên phản bội Kiều Công Tiễn
đã bò bêu ở ngoài cửa thành Đại La (Hà Nội). Mối hoạ bên trong nước đã được
trử khử. Kế sách trước trừ nội phản sau diệt ngoại xâm đã được thực hiện.
Ngô Quyền vào thành, họp các tướng tá, bàn rằng: “Hoằng Thao là một đứa
trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe được tin Công Tiễn đã
bò giết chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn
mạnh, đòch với quân mỏi mệt, tất phá được!
Song chúng có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bò trước thì chuyện được
thua cũng chưa thể biết được!
Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vót nhọn đầu mà
bòt sắt, thuyền của chúng nhân khi nước thuỷ triều lên tiến vào bên trong hàng

cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế gì hay hơn kế ấy cả”.

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

-8-

Chủ tướng đều phục kế sách ấy là tuyệt vời. Qua lời bàn, ta thấy Ngô
Quyền - có lẽ nhờ nhiều nguồn tình báo và kinh nghiệm chiến đấu - đã nắm
vững và phán đoán đúng tình hình quân đòch. Ông hiểu rõ đặc điểm tâm lý viên
tướng chỉ huy quân Nam Hán tuy hung hăng nhưng ít tuổi, thiếu kinh nghiệm.
Ông đánh giá đúng chỗ yếu, chỗ mạnh của đòch. Từ hàng nghìn năm nay, Quảng
Châu là trung tâm mậu dòch đối ngoại lớn nhất của Trung Quốc, Nam Hán có
thuyền buôn biển, có hải quân mạnh, có giặc biển, không thể coi thường. Nhưng
quân đòch vượt biển từ Quảng Châu vào cửa Bạch Đằng, đang mùa gió heo may,
tất sẽ mệt mỏi, sức chiến đấu bò giảm sút. Hẳn Ngô Quyền đã cho người bắn tin
cho Nam Hán biết việc Kiều Công Tiễn đã bò giết nhằm đánh một đòn tâm lý
làm cho quân đội của chúng thêm hoang mang, dao động.
Phán đoán đúng con đường tiến quân của đòch, Ngô Quyền – con người
được nhà sử học Lê Văn Hưu ngợi ca là “mưu giỏi mà đánh cũng giỏi” – đã chủ
trương bố trí một trận đòa cọc ở cửa sông Bạch Đằng rồi nhân khi nước lên, dụ
thuyền đòch tiến vào bên trong hàng cọc và tập trung lực lượng tiêu diệt đòch
bằng một trận quyết chiến nhanh, gọn, triệt để.
Vùng cửa sông và vùng hạ lưu sông Bạch Đằng được Ngô Quyền chọn làm
chiến trường quyết chiến.
Bạch Đằng ngày ấy cũng như ngày sau vẫn mang “tên nôm” giản dò: Sông

Rừng! Giữa vùng thiên nhiên sông biển đó, trên cơ sở sức mạnh đoàn kết và ý
chí độc lập của cả dân tộc, Ngô Quyền khẩn trương dàn bày một thế trận mưu
trí, lợi hại để chủ động phá giặc. ng huy động quân dân vào rừng đẵn gỗ, vót
nhọn, bòt sắt cho đóng xuống lòng sông thành hàng dài tạo thành một bãi cọc,
một bãi chướng ngại dày đặc ở hai bên cửa sông. Khi triều lên mênh mông, thì
cả bãi cọc ngập chìm, khi triều xuống thì hàng cọc nhô lên cản trở thuyền qua
lại. Bãi cọc tăng thêm phần hiểm trở cho đòa hình thiên nhiên. Quân thủy bộ,
dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ngô Quyền bố trí mai phục sẵn ở phía trong bãi
cọc, có lẽ tại trung lưu sông Bạch Đằng, ở mặt nước và trên hai bờ sông.
Trong thế trận của Ngô Quyền, rõ ràng trận đòa mai phục giữ vai trò quyết
đònh. Trận đòa cọc ở cửa sông là nhằm chặn đường tháo chạy của tàn quân giặc.
Sự phối hợp giữa hai trận đòa chứng tỏ quyết tâm chiến lược của Ngô Quyền là
phen này không phải chỉ đánh bại quân giặc mà còn phải tiêu diệt toàn bộ quân
giặc; giáng cho chúng những đòn sấm sét, làm tan nát mộng tưởng xâm lăng của
triều đình Nam Hán.
Chiến trận Bạch Đằng diễn ra là một cuộc đọ sức quyết đònh giữa ta và
đòch. Đòch quyết tâm cướp lại nước ta, tiếp tục kéo dài thời Bắc thuộc. Ta quyết
tâm đánh một trận tiêu diệt triệt để, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

-9-

Cuối năm 938, cuộc kháng chiến chống xâm lược Nam Hán lần thứ hai của
quân dân ta đã giành được thắng lợi hết sức oanh liệt.

Cả một đoàn binh thuyền lớn của giặc vừa vượt biển tiến vào mạn sông
Bạch Đằng đã bò dẫn dắt vào thế trận đã bày sẵn của ta và bò tiêu diệt gọn trong
một thời gian rất ngắn. Toàn bộ chiến thuyền của giặc bò đánh đắm, hầu hết
quân giặc bò tiêu diệt. Chủ soái của giặc là Lưu Hoàng Thao cũng bò giết tại
trận.
Chiến thắng Bạch Đằng có những nét rất độc đáo và giữ một vò trí quan
trọng trong lòch sử dân tộc.
Về diễn biến và hình thái của chiến tranh, toàn bộ cuộc kháng chiến được
thực hiện bằng một trận quyết chiến chiến lược lớn và triệt để.
Mở đầu, là trận khiêu chiến – một bộ phận quân thủy, dùng thuyền nhẹ ra
đón đánh đòch từ xa, nhằm kiềm chế, tiêu hao và nghi binh dụ đòch; khi nước
triều lên to, ngập trận đòa cọc, bộ phận này giả thua rút chạy, nhử đòch vào trận
đòa đúng lúc, đúng chỗ, theo thế trận đã bày sẵn của Ngô Quyền. Hoằng Thao,
tên tướng trẻ kiêu ngạo, đã sa kế mắc mưu, thúc đại quân đuổi gấp, vượt qua bãi
cọc ngầm ngược sông Bạch Đằng, tiến sâu vào trong thế trận đã dàn sẵn của ta.
Tiếp theo, vào lúc nước triều xuống, là trận tiến công bất ngờ, mãnh liệt
của quân thuỷ từ thượng lưu đánh xuống chặn đầu, kết hợp với quân thủy bộ mai
phục hai bên bờ sông đánh tạt ngang vào đội hình quân giặc.
Kết thúc, là trận truy kích tiêu diệt tàn quân đòch trên đường tháo chạy, bò
chặn đứng lại trước bãi cọc đã nhô cao vào lúc nước triều xuống thấp nhất. Bò
cọc nhọn, bò quân ta đánh, thuyền đòch không sao thoát ra biển được. Toàn bộ
đạo thủy quân xâm lược của Nam Hán đã vónh viễn bò nhấn chìm xuống dòng
sông Bạch Đằng lòch sử!
Về thời gian, cả cuộc chiến đấu chỉ diễn ra lúc nước triều lên cho đến lúc
nước triều xuống thấp nhất. Với chế độ nhật triều ở vùng này, thời gian đó chỉ
nằm trong phạm vi một ngày. Thời gian chiến đấu ác liệt nhất là lúc nước triều
xuống mạnh cho đến lúc nước rặc, nghóa là chỉ nửa ngày. Cuộc kháng chiến
chống Nam Hán lần thứ hai này là cuộc chiến tranh chống xâm lược tiêu biểu
nhất cho lối đánh nhanh, thắng nhanh của dân tộc ta.
Về không gian, chiến trường của cuộc kháng chiến chỉ thu hẹp trong khu

vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng. Quân giặc vừa xâm
phạm vào lãnh thổ đất nước ta, chưa chiếm được đất đai, thậm chí chưa kòp gây
tội ác đã bò quét sạch. Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra nhanh, gọn, triệt để đến
mức độ vua Nam Hán đang đóng quân ở sát biên giới mà không sao kòp tiếp ứng
cho con. Từ đó, triều Nam Hán phải vónh viễn từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta.

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 10 -

Bằng chiến thắng Bạch Đằng vang dội, dân tộc ta đã thực sự đè bẹp được ý chí
xâm lược của kẻ thù.
Sau chiến thắng, Ngô Quyền xưng Vương (lòch sử gọi là Tiền Ngô Vương),
đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Quyền đặt triều đình trăm quan văn võ, chế đònh triều
nghi, phẩm phục.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, đánh bại cuộc xâm lược lần thứ hai của
Chúa Nam Hán, chính thức chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, mở ra trang mới của
lòch sử dân tộc, khẳng đònh quyền độc lập, tự chủ của đất nước. Các chính quyền
từ họ Khúc đến triều Ngô nối tiếp thành lập từ năm 905 đến năm 944 là những
viên gạch đầu tiên xây dựng nền độc lập, tự chủ của nước ta.
II. Quá trình xây dựng quốc gia thống nhất của các triều Đinh và Tiền Lê.
1. Triều Ngô và cục diện 12 sứ quân
- Thế thứ chính quyền Ngô Vương (938 - 965)
1.Tiền Ngô Vương (938 - 944); họ, tên : Ngô Quyền, sinh năm Mậu Thân
(898) tại Phong Châu (nay thuộc Hà Tây). Cha là Ngô Mân, nguyên là hào

trưởng vùng này.
2.Dương Bình Vương (945 - 950); họ, tên : Dương Tam Kha (con của Dương
Đình Nghệ và là anh vợ của Ngô Quyền). Sinh và mất năm nào không rõ.
3.Hậu Ngô Vương (951 - 965); họ, tên : Ngô Xương Văn (con thứ của Tiền
Ngô Vương; mẹ là Dương thái hậu, tức bà Dương Thò Như Ngọc). Sinh năm nào
không rõ.
Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta trở nên phức tạp. Dương Tam
Kha cướp ngôi Vương của Ngô Xương Ngập, nắm quyền trong 5 năm (945-949).
Sau đó Ngô Xương Văn giành lại quyền bính, mời Ngô Xương Ngập cùng cai trò
(Hậu Ngô Vương). Thời Hậu Ngô Vương, chính quyền Trung ương không đủ
mạnh nên các thủ lónh đòa phương có xu hướng cát cứ. Năm 965, Ngô Xương
Văn chết trận, các thủ lónh đòa phương chia nhau hùng cứ các vùng đất bản bộ,
chống đánh lẫn nhau, lòch sử gọi là loạn 12 sứ quân.
- Sau đây là danh tính 12 sứ quân:
1. Ngô Xương Xí (con của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập), chiếm giữ
đất Bình Kiều, nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên.
2. Trần Lãm (xưng là Trần Minh Công), chiếm giữ đất Bố Hải khẩu (nay
thuộc Tiền Hải, Thái Bình). Đinh bộ Lónh là thuộc tướng của Trần Lãm.
3. Nguyễn Thủ Tiệp (xưng là Nguyễn Lệnh Công), chiếm giữ vùng Tiên
Sơn, Bắc Ninh.

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 11 -


4. Lý Khuê (xưng là Lý Lãng Công), chiếm giữ vùng Thuận Thành, Bắc
Ninh.
5. Lã Đường (xưng là Lã Tá Công), chiếm giữ vùng Văn Giang, nay thuộc
Bắc Ninh và Hưng Yên.
6. Phạm Bạch Hổ (xưng là Phạm Phòng Át), chiếm giữ vùng Đằng Châu,
nay thuộc Hưng Yên.
7. Nguyễn Siêu (xưng là Nguyễn Hữu Công), chiếm giữ vùng Thanh Trì,
nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
8. Nguyễn Khoan (xưng là Nguyễn Thái Bình), chiếm giữ đất Vónh Tường,
nay thuộc Vónh Phúc.
9. Kiều Công Hãn (xưng là Kiều Tam Chế), chiếm giữ vùng Bạch Hạc, nay
là Phú Thọ.
10. Kiều Thuận (xưng là Kiều Lệnh Công), chiếm giữ vùng Cẩm Khê, nay
thuộc vùng giáp giới giữa Sơn Tây và Vónh Phú (cũ).
11. Đỗ Cảnh Thạc, chiếm giữ vùng Đỗ Động Giang, nay thuộc Thanh Oai,
Hà Tây.
12. Ngô Nhật Khánh (xưng là Ngô Lãm Công), chiếm giữ vùng Đường
Lâm, nay thuộc Hà Tây.
Nhìn chung lãnh thổ cát cứ của các sứ quân không lớn. Mỗi sứ quân thường
chiếm cứ từ vài xã đến một, hai huyện. Đòa bàn của các sứ quân hầu hết nằm ở
trung khu đồng bằng Bắc bộ, nên ta có thể dự đoán ở các vùng miền núi hẳn còn
những thủ lónh khác hùng cứ mà thư tòch không nhắc tới. Điều này cũng có nghóa
là chính quyền trung ương thời Hậu Ngô Vương rất yếu ớt, chỉ quản lý được một
phần nhỏ đất đai.
Trong cục diện nội chiến đó, lực lượng của Đinh Bộ Lónh đã khéo liên kết
với một số sứ quân khác là Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ. Trên cơ sở chiếm ưu thế
quân sự, Đinh Bộ Lónh đã dẹp yên loạn các sứ quân (năm 967).
2. Triều Đinh
Đinh Bộ Lónh là con của Đinh Công Trứ, người làng Đại Hoàng, động Hoa
Lư, Ninh Bình. Năm 938, Đinh Bộ lónh tự lên ngôi Hoàng Đế, lập ra triều Đinh,

đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng chia nước làm 10 đạo, chủ trương dùng
hụừnh luaoùt hà khắc để cai trò. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là
Đinh Liễn bò một viên quan hầu là Đỗ Thích ám sát. Đinh Toàn - lúc đó mới có
6 tuổi- lên nối ngôi. Quyền nhiếp chính trong tay Dương Thái Hậu.
- Thế thứ triều Đinh (968 - 980)

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 12 -

1.Đinh Tiên Hoàng (968 - 979) ; họ, tên : Đinh Bộ Lónh, sinh năm Giáp Thân
(924), tại Hoan Châu, Nghệ An.
2. Đinh Phế Đế (980); họ, tên : Đinh Toàn, con thứ của Đinh Tiên Hoàng
Đế, mẹ người họ Dương. Vua sinh năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình thứ 5
(974), mất năm Tân Mão (991).
3. Triều Tiền Lê
Nhân vua Đinh còn nhỏ tuổi, quyền phụ chính lọt vào tay quan Thập Đạo
Lê Hoàn. Lê Hoàn quê ở ái Châu, ông sinh năm 941, trước kia phục vụ trong đội
quân của Đinh Liễn. Nắm binh quyền trong tay, những hành động chống đối của
các cựu thần triều Đinh đều bò Lê Hoàn trấn áp.
Được sự ủng hộ của Dương Thái Hậu, năm 980, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng
Đế, lập ra triều Lê (Tiền Lê). Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã tổ chức thắng lợi
cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981. Năm 982, để củng cố
cương giới phía Nam, Lê Hoàn thân chinh cầm quân đánh Chăm Pa, buộc Chăm
Pa phải thần phục. Triều Tiền Lê tồn tại đến năm 1009 thì chấm dứt.

- Âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Cồ Việt.
Đầu thế kỷ X, nhà Đường suy yếu và sụp đổ, một số dân tộc bò đế quốc
Đường xâm lược, thống trò, lợi dụng thời cơ này đã kòp thời nổi lên giành chính
quyền. Trong bối cảnh đó, dân tộc ta đã đứng lên tự giải phóng, giành chính
quyền vào năm 905.
Nhà Đường mất, cục diện chính trò ở trung nguyên trở nên đại loạn. Trong
khoảng 53 năm (907 – 960), các thế lực phong kiến Trung Hoa liên tiếp chống
đánh lẫn nhau quyết liệt để tranh quyền bá chủ. Chu Toàn Trung cướp được
ngôi nhà Đường lập nên nhà Lương (Hậu Lương); nhà Hậu Đường diệt nhà Hậu
Lương rồi kế đó là nhà Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu liên tiếp diệt nhau mà nổi
lên. Trong thời kỳ này các tiết độ sứ ở các trấn phía Nam cũng nổi lên cát cứ,
lập ra vương quốc riêng. Mười vương quốc lần lượt xuất hiện, trong đó có một số
vương quốc xuất hiện với tính chất là giải phóng dân tộc. Sử cũ gọi chung thời
kỳ này là thời “Ngũ đại thập quốc” (năm đời mười nước).
Năm 960, Chu thế tông chết, con là Chu Tôn Huấn mới 7 tuổi lên nối ngôi.
Nhân cơ hội này, Triệu Khuông Dận lấy cớ đem đạo quân chống Bắc Hán và
Khiết Đan rồi bất ngờ quay lại làm binh biến ở Trần Kiều Dòch ( phía Bắc Khai
Phong 40 dặm). Triệu Khuông Dận cướp ngôi nhà Hậu Chu, tự lập ra triều đại
nhà Tống.
Lật đổ nhà Chu, Khuông Dận liền bày kế mời tướng suý các nơi đến dự yến
tiệc rồi bức họ phải trao trả ấn tín, binh quyền. Từ đó, nhà nước trung ương tập
quyền Tống được thành lập và lòch sử Trung Quốc lại đi vào thời kỳ hợp nhất.

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX


- 13 -

Nhà Tống là một trong những triều đại lớn của chế độ phong kiến Trung
Quốc. Nước Tống cũng là một nước lớn, có số dân đông nhất thế giới lúc bấy
giờ. Theo sử Tống, riêng số dân ở Kinh sư cũng đã có trên 100 vạn người.
Nhà Tống chiếm một cương vực đòa lý rất lớn: phía Bắc giáp nước Liêu (các
tỉnh thuộc Đông Bắc Trung Quốc ngày nay) và nước Mông Cổ (gồm cả nội
Mông ngày nay); phía Tây Bắc giáp nước Tây Hạ (miền đất Tân Cương ngày
nay); phía Tây Nam giáp nước Nam Chiếu (sau đổi thành nước Đại Lý, miền đất
Vân Nam bây giờ) và phía Nam giáp Đại Cồ Việt.
Đi theo vết xe của các triều Tần, Hán, Đường, nhà Tống cũng tự coi mình là
“thiên triều” có quyền trò bình thiên hạ, thảo phạt và “giáo hóa” Man Di. Khát
vọng bành trướng xâm lược của nhà Tống rất lớn. Trong khi còn đánh dẹp các
thế lực phong kiến cát cứ như Nam Đường (Giang Tây 975), Ngô Việt (Chiết
Giang, 978), Bắc Hán (Sơn Đông, 979), nhà Tống cũng ráo riết chuẩn bò chiến
tranh để xâm lược các quốc gia kế cận. Năm 979, chúng tập trung đại binh tiến
công nước Liêu ở phía Bắc, đồng thời tiến đánh nước Hạ ở phía Tây và gấp rút
chuẩn bò xâm lược nước Đại Cồ Việt ở phía Nam.
Trong lúc nước ta đang đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm
lược lớn thì Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bò viên nội quan là Đỗ
Thích giết hại ngay tại hoàng cung. Bọn thám tử nhà Tống biết được tin này,
liền cấp báo về nước. Nhà Tống coi đó là thời cơ tốt để xâm lược Đại Cồ Việt.
Hầu Nhân Bảo (quan trấn thủ Quảng Tây) dâng thư lên vua Tống, tâu rằng:
“An Nam quận vương và con là Đinh Liễn đều bò giết, nước đã gần mất, có thể
nhân lúc này đem quân đòa phương đánh lấy được, nếu bỏ lúc này không mưu
lấy sợ mất cơ hội. Xin đến cửa khuyết để trình bày trước một tình trạng có thể
đánh lấy được”.
Lư Đa Tốn cũng hiến kế: “An Nam nổi loạn, đó là lúc trời làm mất, triều
đình ta trong lúc bất ý đem quân đánh úp, tức như nói: sét đánh không kòp bòt tai,
nếu gọi Nhân Bảo về thì mưu tiết lộ, họ biết tất sẽ sẵn dựa núi cách biển mà

phòng trước, thế ấy được thua chưa thể biết được. Chi bằng giao cho Nhân Bảo
vận chở ngay lương thực, nhân sai mưu tính việc ấy, chọn tướng đem quân ở
Kinh Hồ 3 vạn người kéo sang đánh, thế ấy là vẹn toàn như bẻ cành khô cây
mục, tất nhiên không lo mất một mũi tên”.
Tống Thái Tông liền chấp nhận kế hoạch của Lư Đa Tốn, phong Hầu Nhân
Bảo làm “Lục lộ thủy lộ chuyển vận sứ”, tổng chỉ huy đạo quân xâm lược, Tôn
Toàn Hưng làm phó, cùng các tướng Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực.v.v
gấp rút tập trung quân đội, chuẩn bò xâm lược nước ta.

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 14 -

Do đầu óc kiêu căng cố hữu của “thiên triều”, vua Tống Thái Tông tưởng
có thể dùng “uy” cũng khuất phục được Đại Cồ Việt. Trước khi hạ lệnh xuất
quân xâm lược, vua Tống đã cử sứ giả mang chiếu thư sang ta đe doạ. Tống
triều trắng trợn tiếm nhận lãnh thổ của nước ta: “Đời Viêm Hán đã có một cột
đồng làm mốc. Đến đời Lý - Đường đã là đất của Trung Quốc”. Chúng hống
hách tuyên bố: “Nay thánh triều ta lòng nhân trùm muôn nước, cơ nghiệp thái
bình kể cũng đã thònh, điển lễ phân phong đã sắp sửa làm, người (chỉ vua nước
ta) phải đến chầu cho mình ta được khoẻ… chớ để ta phải dùng đến kế chặt xác
băm xương, làm cỏ nước ngươi, lúc bấy hối sao kòp nữa”. Trắng trợn tuyên bố
xâm lược, nhưng Tống Thái Tông lại cố che giấu bản chất tham tàn của hắn:
“dù là biển của ngươi có ngọc châu, ta ném xuống suối, núi của ngươi có sẵn
vàng, ta quẳng vào bụi, không phải là ta tham của báu của ngươi”. Cuối chiếu

thư, Tống Thái Tông lại thô lỗ đe doạ: “có muốn ra khỏi rợ Di ngoài đảo mà
xem nhà Minh Gường Bích Ung không? Có thích trút áo quần cỏ lá mà mặc áo
bào cổn thêu núi rồng không? Ngươi có theo không? Chớ rước lấy tội lỗi. Ta
đương chuẩn bò xe ngựa quân lính, sắp sửa các thứ chiêng trống, nếu quy phục
thì ta tha cho, nếu trái mệnh thì ta quyết đánh. Theo hay không, lành hay dữ, tự
ngươi nghó lấy”.
- Cuộc kháng chiến của triều đình Lê Hoàn.
Vấn đề củng cố bộ máy lãnh đạo của nươc ta vào lúc này để đối phó với
cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống là một việc làm vừa cấp bách vừa có
can hệ đến sự an nguy của cả dân tộc. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được
tướng só cùng văn quan trong triều suy tôn lên ngôi vua, đứng đầu quốc gia Đại
Cồ Việt vào lúc này đã làm cho bộ máy lãnh đạo quốc gia được củng cố vững
mạnh, đủ sức để lãnh đạo dân tộc tiến hành chiến tranh cứu nước thắng lợi.
Thái hậu Dương Vân Nga không đứng về phía Đinh Điền, Nguyễn Bặc để
chống lại Lê Hoàn mà còn “sai lấy áo long cổn mặc cho Lê Hoàn, mời Lê Hoàn
lên ngôi hoàng đế”; việc làm này của Dương Vân Nga là một hành động yêu
nước cao cả đáng được ca ngợi.
Triều Tiền Lê được thiết lập với sự mệnh gấp rút tổ chức, lãnh đạo nhân
dân ta tiến hành kháng chiến, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống.
Trước khi chiến tranh bùng nổ, Lê Hoàn đã để ra chính sách để xây dựng, củng
cố khối đoàn kết dân tộc, làm cho “trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia”,
cả nước hợp sức cùng nhau chống giặc Tống xâm lược. Xây dựng thành công
khối đoàn kết dân tộc trong lúc này đã khiến cho mọi âm mưu chính trò nhằm
chia rẽ nội bộ nươc ta của nhà Tống không thể thực hiện, đồng thời còn loại trừ
được những hành động chống đối, chia rẽ của một số quan lại thuộc phái bảo
hoàng họ Đinh. Chính trò của quốc gia ổn đònh, vững mạnh; khối đoàn kết dân

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử



Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 15 -

tộc được củng cố chính là nền tảng sức mạnh của nước Đại Cồ Việt để chiến
thắng quân xâm lược nhà Tống trong cuộc kháng chiến năm 981.
Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế nhưng vẫn nắm 10 đạo quân. Để tăng cường
sức mạnh quân sự của quốc gia, Lê Hoàn ra lệnh cho 10 đạo trong cả nước gấp
rút trưng tập trai tráng trong đạo bổ sung quân ngũ, tăng cường luyện tập và săn
sàng chiến đấu.
Quân đội được gấp rút mở rộng, tổng số quân lúc này có thể lên tới 3 đến 5
vạn người. Ngoài ra, tại các đạo còn có lực lượng vũ trang đòa phương được xây
dựng rộng khắp trong các làng bản.
Thời gian triển khai chuẩn bò trực tiếp cho cuộc kháng chiến tuy rất ngắn
nhưng biện pháp đúng đắn để giải quyết các vấn đề có tính chất căn bản về
chính trò và quân sự cho một cuộc chiến tranh. Do đó, cuối năm 980, ta đã ở tư
thế chuẩn bò sẵn sàng về mọi mặt, chủ động giáng trả bọn xâm lược nhà Tống;
Lê Hoàn đã trực tiếp thống lónh đại binh, gồm nhiều đạo quân chủ lực tinh
nhuệ, tới khu vực kế cận ải Chi Lăng tổ chức trận đánh mai phục lớn nhằm tiêu
diệt đại binh nhà Tống. Tháng 4 – 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ ào ạt
tiến sang nước ta. Ngay từ đầu, đạo quân bộ đã vấp phải hệ thống thành lũy
kiên cố và bò quân đòa phương thuộc đạo phía Bắc tiến đánh hết sức quyết liệt.
Để dụ đại binh đòch tiến sâu vào trận thế của ta, lúc này quân phòng thủ phía
trước được lệnh vừa đánh, vừa lui. Thấy quân ta tỏ ra núng thế. Hầu Nhân Bảo
liền thúc quân đánh tràn xuống miền Chi Lăng. Tới đây, cuộc chiến đấu giữa ta
với đòch diễn ra vô cùng ác liệt. Quân Tống bò thương vong rất lớn. Hầu Nhân
Bảo cùng hàng vạn quân Tống bò giết tại trận. Quân Tống tan vỡ, liều mạng
tháo chạy, nhưng bò quân ta truy kích tiêu diệt gần hết, chỉ còn một số tàn quân

vượt biên giới về đất Tống.
Đạo kỳ binh của nhà Tống do Trần Khâm Tộ chỉ huy, tiến quân bằng đường
biển, đồng thời với đạo thủy binh Lưu Trừng, Giả Thực. Trong khi thủy quân ta
đang chặn đánh thủy binh Tống tại vùng biển Đông Bắc thì Trần Khâm Tộ bí
mật tiến quân sâu vào vùng Tây Kết (Khoái Châu) hòng tạo nên một đòn đánh
hiểm. Lực lượng của đạo kỳ binh này không lớn lắm. Chúng lập tức bò quân và
dân đòa phương vây đánh quyết liệt. Bởi thế, kỳ binh Tống không những không
phát huy được tác dụng mà còn sớm sa vào thế cô lập, tiến lui không được.
Sau khi tiêu diệt được đạo chính binh của Hầu Nhân Bảo, Lê Hoàn liền
tung khối quân dự bò chuyển sang vây đánh đạo kỵ binh Tống. Lúc này quân ta
ở thế áp đảo. Đạo kỳ binh của Trần Khâm Tộ nhanh chóng bò tiêu diệt. Giặc
chết “quá nửa, thây chất đầy đồng”, quân ta “bắt được tướng giặc là Quách
Quân Biện, Triệu Phụng Huân đem về Hoa Lư”.

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 16 -

Đạo quân thủy của đòch cũng bò trúng kế nhử đòch của Lê Hoàn, bò chặn
đánh tơi tả ở của sông Bạch Đằøng.
Khoảng đầu mùa hạ năm 981, chiến sự kết thúc, gần chục vạn quân Tống bò
tiêu diệt, bò tan tác trên chiến trường Đại Cồ Việt. Sau thất bại hết sức nặng nề
và cay đắng này, vua Tống phải tuyên bố bãi binh, chấm dứt chiến tranh. Song,
để giữ được uy danh và tỏ rõ Thiên tử bao giờ cũng “sáng suốt”, vua Tống đã
trút tất cả tội lỗi gây ra thua trận lên đầu bọn tướng lónh còn sống sót: Lưu

Trừng, Giả Thực bò Thiên tử qû trách; Vương Soạn, Tôn Toàn Hưng bò phanh
thây ngoài chợ.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống diễn ra trên chiến trường phía Bắc
đã kết thúc thắng lợi rực rỡ, song nền độc lập tự chủ của quốc gia Đại Cồ Việt
vẫn còn bò nguy cơ chiến tranh đe dọa. Để xoá bỏ tận gốc mưu mô gây chiến
tranh của đòch, phá kế sách hợp tung chiến lược Bắc – Nam vây đánh nước ta
hết sức thâm độc của nhà Tống, năm 982, Lê Hoàn lại trực tiếp thống suất đại
quân, vượt biển tiến công vào thành Indrapura (thành Đồng Dương), kinh đô của
nước Chăm Pa.
Dùng binh bất ngờ, tiến công vũ bão, Lê Hoàn đã nhanh chóng đánh bại
quân Chăm, chiếm được thành trì, sau đó rút về nước. Do đó: kế “Dó Di trò Di”
và cả chiến lược hợp tung quỷ quyệt của vua tôi nhà Tống cũng không còn thi
thố được.
Chiến tranh giữ nước toàn thắng. Nhân dân Đại Cồ Việt trở lại thời kỳ hoà
bình xây dựng đất nước. Cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là một thử
thách mới đầu tiên về ý chí tự lập tự cường trong kỷ nguyên độc lập tự chủ của
dân tộc ta trước mưu đồ bành trướng xâm lược của các triều đại phong kiến
phương Bắc. Bởi thế, thắng lợi của cuộc kháng chiến này không những bảo vệ
được nền độc lập của nước nhà mà còn đưa lại cho nhân dân ta niềm tự hào,
lòng tin vững chắc ở sức mạnh của mình, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân ta trong công
cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, đưa nước ta nhanh chóng trở thành một quốc
giavăn hiến và cường thòch. Sử gia Lê Văn Hưu cũng đã nhận xét về chiến
thắng này là: “Làm mạnh nước Việt Nam ta và ra uy với người Tống”. Do đó,
gần một thế kỷ sau, nhà Tống không dám phát binh đánh ta và buộc phải công
nhận nước ta là một vương quốc độc lập.
Diễn biến lòch sử của cuộc kháng chiến còn cho thấy trình độ nghệ thuật
quân sự của nước ta lúc này đã có sự phát triển mới, từ nghệ thuật quân sự của
chiến tranh giải phóng sang chiến tranh giữ nước. Lê Hoàn, người trực tiếp tổ
chức và điều hành chiến tranh đã thể hiện tinh thần tích cực tiến công đòch rất
cao. Trong cuộc chiến này, kế hoạch tổ chức quân sự cũng như việc xác đònh kế

sách chiến lược, chiến thuật đánh đòch của ông thật là kỳ tài. Có thể nói thắng

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 17 -

lợi của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 cũng là thắng lợi của nền nghệ
thuật quân sự Đại Cồ Việt. Năm 1300 – Trần Quốc Tuấn đã viết trong lời di
chúc: “Thời Đinh – Lê, dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh
mà phương Bắc thì mỏi mệt suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia,
dựng thành Bình Lỗ, mà phá được quân Tống”.
Sau cuộc phá Tống bình Chiêm thắng lợi, Lê Hoàn bắt tay xây dựng chính
quyền quân chủ tập trung.
Cũng như các triều đại trước, Tổ chức của chính quyền tự chủ thời kỳ này
còn mô phỏng thiết chế triều đình phong kiến Trung Hoa. Đấy là điều dễ hiểu
khi mà tổ tiên ta bắt đầu làm quen với việc tự mình quản lý đất nước. Những
người đứng đầu nhà nước ngoài việc nhận các chức tước của Hoàng Đế Trung
Quốc ban cho, đều tự xưng Đế. Điều đó khẳng đònh ý chí độc lập dân tộc, thống
nhất quốc gia của nhân dân ta. Trong các thời kỳ Đinh - Lê, chính quyền Trung
ương được củng cố một bước đáng kể. Các thế lực đòa phương bò trấn áp mạnh
mẽ. Đến triều Tiền Lê, triều đình đã quản lý một cách chặt chẽ hầu hết lãnh thổ
nước ta, từ biên giới Việt- Trung đến Hoành Sơn.
- Thế thứ triều Tiền Lê (981 - 1009)
1.
Lê Hoàn (981 - 1005), Miếu hiệu là Lê Đại Hành. Vua sinh nămTân

Sửu (941), ở i Châu, nay thuộc Thanh Hoá và mất vào tháng 3 năm Ất Tỵ
(1005)
2.
Lê Trung Tông (1005); họ, tên : Lê Long Việt, con thứ ba của Lê
Hoàn. Vua sinh năm Quý Mùi (983).
3.
Lê Ngoạ Triều (1005 - 1009); họ, tên : Lê Long Đónh, lại có tên khác
là Lê Chí Trung, con thứ 5 của Lê Hoàn. Vua sinh năm Bính Tuất (986), niên
hiệu là Thiên Phúc thứ 7, mất vào tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009).

*
*

*

Trước Công nguyên, nước Văn Lang - Âu Lạc mới đang ở trình độ sơ khai,
với kết cấu vùng - bộ lạc phân tán, manh mún. Quá trình hình thành quốc gia dân tộc còn đang dang dở thì bò gián đoạn bởi cuộc xâm lược của Nam Việt. Tr?i
qua hon ngàn năm Bắc thuộc, mặc dù bò thay thế bởi cơ cấu quận, huyện nhưng
mô hình vùng - bộ lạc và chế độ thủ lónh vẫn còn đậm nét.
Đến thế kỷ 10, tàn dư của chế độ thủ lónh đòa phương vẫn còn phổ biến, khi
có cơ hội đã trở thành những thế lực chống đối chính quyền Trung ương non trẻ.

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 18 -


Biều hiện của xu hướng này là các lực lượng cát cứ thời Hậu Ngô Vương, các
cuộc ám sát, tranh giành quyền lực thời Đinh - Tiền Lê.
Đặc điểm nổi bật của xã hội Việt Nam thế kỷ 10 là sự tranh giành quyền
kiểm soát các làng xã giữa các thế lực cát cứ và chính quyền trung ương. Tình
hình đó đã tạo nên sự mất ổn đònh trong nửa sau thế kỷ 10, dẫn đến sự tồn tại
ngắn ngủi của các triều Ngô - Đinh - Tiền Lê. Sau sự khủng hoảng chính trò cuối
các triều Ngô, Đinh, đến triều Tiền Lê đã có nhiều nỗ lực để trấn áp các thế lực
đòa phương. Xu thế tập trung cuối cùng đã chiến thắng, đáp ứng nguyện vọng
của dân tộc, xây dựng quốc gia phong kiến thống nhất, tạo tiền đề cho sự ra đời
của các triều đại Đại Việt cường thònh thời Lý - Trần. Cuộc kháng chiến của
triều Tiền Lê chống cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống và cuộc bình
Chăm Pa giành được thắng lợi trong các năm 981 và 982 đã khẳng đònh xu thế
đó.

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 19 -

CHƯƠNG II: THỜI KỲ CƯỜNG THỊNH CỦA NƯỚC ĐẠI VIỆT
(Nước Đại Việt dưới các triều đại Lý – Trần – Lê sơ)

I. Triều Lý:
1.Tình hình chính trò – xã hội.
Năm 1009, Lê Long Đónh chết. Được sự ủng hộ của thế lực Phật giáo và

quan lại trong Triều, Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều Lý. Lý Công Uẩn
sinh ngày 12 tháng 2 năm 974, tại châu Cổ Pháp (Bắc Ninh).
Ngay sau khi lên ngôi, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết đònh dời đô về Hà Nội,
đồi tên thành Đại La thành Thăng Long. Từ đó, Thăng Long trở thành trung tâm
của đất nước.
Chế độ trung ương tập quyền được củng cố. Đứng đầu là Vua, rồi đến các
chức quan cao cấp chia làm chín phầm. Dưới Vua có các chức tể tướng và á
tướng. Bên dưới là bộ phận trung khu gồm có 6 bộ chuyên trách. Ngoài ra còn
các cơ quan sảnh, viện có chức năng giúp việc. Khu vực hành chính từ trên
xuống có Lộ hay Phủ - Huyện rồi đến Hương, Giáp. Quan lại ngoài những người
trong hoàng tộc, bắt đầu được tuyển lựa từ khoa cử. Hoạt động lập pháp được
đẩy mạnh. Năm 1042, triều Lý ban hành Hình thư, các cơ quan luật pháp cũng
được tăng cường (thẩm hình viện).
Quân đội thời Lý gồm hai loại: cấm quân và lộ quân. Nhà nước kiểm soát
chặt chẽ vấn đề nhân khẩu. Chế độ “ Ngụ binh ư nông” bắt đầu được áp dụng từ
thời Lý. Quân đội thời Lý khá mạnh. Trong giai đoạn này, Triều Lý đã lần thứ
hai đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống và hai lần tấn công Chiêm Thành
thắng lợi vào các năm 1044 và 1069.
Chính quyền quân chủ tập trung được củng cố ngày cáng vững chắc. Chúng
ta thống kê được khoảng 30 cuộc trấn áp của triều đình trung ương đối với các
thủ lónh đòa phương. Đối các thủ lónh người thiểu số, ngoài biện pháp quân sự,
triều Lý thi hành chính sách “ràng buộc”, chính sách này đạt hiệu quả tích cực.
Trong thời Lý, Phật giáo khá thònh. Các vua chúa triều Lý nhiều người sùng
bái Phật giáo. Chùa chiền được xây dựng nhiều. Tầng lớp sư sãi khá đông đảo,
trở thành đội ngũ trí thức của xã hội. Hệ tư tưởng Phật giáo có ảnh hưởng lớn
đến tình hình chính trò, xã hội nước ta thời kỳ đó.

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử



Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 20 -

2. Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)
Vào nửa sau thế kỷ thứ 11, nhà Tống bò các tộc Khiết Đan và Đảng Hạng
xâm lấn ở phía Bắc. Các “biến pháp’ của tể tướng Vương An Thạch không thu
được kết quả.
Chính trong thời điểm này, triều đình nhà Tống quyết đònh chấm dứt tình
trạng thụ động trong chính sách đối ngoại và bắt đầu tiến hành các cuộc chiến
tranh xâm lược, với mục đích vừa để mở rộng lãnh thổ, vừa củng cố uy tín đang
bò giảm sút của “Thiên triều”, bằng việc “dạy” cho các nước láng giềng “một
bài học”. Vào năm 1069, Vương An Thạch được gọi về triều giữ chức Tể tướng.
Ông đề ra và thực hiện một loạt cải cách nhằm ổn đònh tình hình kinh tế - xã hội
trong nước, tổ chức lại quân đội. Vua Tống và Vương An Thạch chủ trương trong
một thời gian ngắn nhất phải giành được chiến thắng đối với “các chư hầu
phương Nam”, tức là đối với Đại Việt. Theo họ, một thắng lợi như vậy sẽ làm
cho các nước Liêu, Tây Hạ – một mối nguy hiểm lớn ở phía bắc – phải khiếp sợ.
Vì thế, nhà Tống tăng cường lực lượng vũ trang ở các tỉnh Quảng Đông và
Quảng Tây. Tham vọng xâm lược của nhà Tống ngày một nung nấu hơn. Các
quan cai trò ở miền nam Trung Quốc thường báo cáo lên triều đình xuyên tạc
tình hình thực tế. Như sau thắng lợi của Đại Việt đối với Chămpa vào năm 1069,
một viên quan ở Quế Châu là Phan Bội báo cáo lên vua Tống: “Giao Châu bò
đại bại ở Chămpa, quân không còn đến một vạn, lúc này có thế lấy được”.
Năm 1071, Tiêu Chủ, kẻ chủ trương tiến hành các chính sách cứng rắn đối
với Đại Việt được bổ nhiệm cai quản Quế Châu. Ngay từ năm 1053, y đã tham
gia việc đàn áp Nùng Trí Cao. Tiêu Chủ thông qua các bộ tộc sống ở vùng giáp
giới, tích cực do thám tình hình Đại Việt, biết rõ thắng lợi của Đại Việt trong

cuộc tiến quân vào phía nam và sức mạnh thực tế của đất nước này. Vì thế, y
báo cáo lên vua Tống nếu chưa có sự chuẩn bò đầy đủ mà đã xuất quân là rất
nguy hiểm. Giữa lúc đó, vào năm 1072, Lý Thánh Tông mất, người kế vò ngai
vàng là Lý Nhân Tông mới sáu tuổi. Trong triều đình xuất hiện sự trạnh giành
quyền lực quyết liệt. Hoàng thái phi Ỷ Lan – mẹ Lý Nhấn Tông giết Thái hậu
Thượng Dương. Giữa hai nhóm quan đại thần, đứng đầu là Lý Thường Kiệt và
Lý Đạo Thành, cũng có nhiều mâu thuẫn. Sau những sự kiện này, ở triều đình
nhà Tống khuynh hướng cần thiết phải mở cuộc tiến quân xuống phía nam đã
thắng thế. Vua Tống thay Tiêu Chủ vốn rất thận trọng bằng một viên quan khác
là Thẩm Khởi, kẻ trong các báo cáo gửi lên triều đình thường cố gắng hạ thấp
Đại Việt và che giấu những khó khăn nảy sinh trong quá trình chuẩn bò cuộc tiến
quân xuống phía nam. Viên quan mới này tích cực động viên, huấn luyện binh
lính, trưng thu lương thực phục vụ mục đích chiến tranh. Nhằm che giấu việc
chuẩn bò chiến tranh, theo lệnh của y, vào năm 1073, việc buôn bán qua biên
giới bò đình chỉ. Thẩm Khởi bằng cách mua chuộc và ban chức tước, lôi kéo các

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 21 -

tù trưởng miền núi về phía nhà Tống, kêu gọi họ cùng với bà con của mình liên
minh với nhà Tống. Chính sách này có hiệu quả nhất đònh. Thủ lónh Nguyễn
Thiên Mỹ quy phục nhà Tống, do đó, Đại Việt bò mất một phần lãnh thổ của
mình ở phía đông bắc. Cần lưu ý rằng, triều đình Đại Việt cũng áp dụng chính
sách giống như vậy đối với các tộc người miền núi sống trên lãnh thổ Trung

Quốc nhưng không loại bỏ việc xâm chiếm bằng lực lượng vũ trang lãnh thổ của
các bộ tộc không thực lòng liên minh với Đại Việt. Như vào năm 1074, Tiêu
Chủ tâu lên vua Thần Tông việc một châu bò chiếm mất.
Giữa lúc đó, tình hình ở vùng biên giới phía bắc nước Tống trở nên căng
thẳng. Nước Liêu đe doạ xâm lược, đòi phải cắt cho một phần đất mới. Vua
Tống buộc phải điều toàn bộ binh lính mới tuyển lên phía bắc. Vì vậy, Thẩm
Khởi lúc này đang xúc tiến chuẩn bò cuộc chiến tranh với phương nam, bất đắc
dó bò gọi về triều đình, vì sợ Đại Việt trả thù. Thẩm Khởi bò bãi chức. Một viên
quan khác là Lưu Di được cử thay thế, có nhiệm vụ hòa hoãn quan hệ với các
“chư hầu”. Tuy nhiên, điều đó không có nghóa là cuộc tấn công xuống phía nam
bò bãi bỏ, mà theo nhà Tống, thời điểm này chưa thích hợp.
Vào đầu năm 1075, nhà Tống cắt một phần lãnh thổ ở phía bắc cho nước
Liêu, cuộc xung đột giữa nhà Tống và Liêu tạm chấm dứt. Một lần nữa, nhà
Tống lại nhòm ngó xuống phía nam. Lưu Di được lệnh tăng cường quân đội và
đình chỉ việc buôn bán qua biên giới.
Trong triều đình Lý, phái của Lý Thường Kiệt – người nắm gần như toàn bộ
quyền hành trong nước thắng thế. Đại Việt chú ý theo dõi các chính sách của
nhà Tống và nắm vững được tình hình ở các tỉnh miền nam Trung Quốc.
Lý Thường Kiệt biết rõ cuộc xâm lược của nhà Tống là không tránh khỏi,
đồng thời ông cũng nhận thấy lúc này người Tống chưa sẵn sàng phát động
chiến tranh, lực lượng vũ trang của họ ở phía nam cũng mới chỉ ở giai đoạn
chuẩn bò bước đầu. Ngoài ra, một nhà nho ở tỉnh Quảng Tây bất mãn với chính
quyền nhà Tống, đã gửi tới triều đình Đại Việt một bức thư, thông báo về việc
chuẩn bò xâm lược của nhà Tống, khuyên nên đánh đòn phủ đầu, cũng như sẽ
giúp đỡ khi quân đội Đại Việt tiến vào đất Tống. Toàn bộ tình hình này khiến
Lý Thường Kiệt thấy cần phải đánh một đòn mạnh vào các tỉnh phía nam Trung
Quốc. Dự đònh của Lý Thường Kiệt được Hoàng thái hậu Ỷ Lan và quần thần
ủng hộ. Lý Thường Kiệt bắt đầu tập trung quân lên biên giới. Đồng thời, Đại
Việt cũng gây áp lực về ngoại giao với nhà Tống, đòi trả Thiên Mỹ và những
vùng đất đai bò chiếm. Điều này được lợi dụng như một cái cớ để Đại Việt tấn

công vào đất Tống. Các xung đột nhỏ ở vùng giáp giới ngày một tăng lên. Tất
cả những diễn biến đó không phải người Tống không thấy. Quan cai trò các tỉnh

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 22 -

phía nam tâu lên vua nguy cơ đang tăng lên từ phía Đại Việt. Tuy nhiên, người
Tống không ngờ Đại Việt lại tiến công ngay và đánh lớn.
Lý Thường Kiệt chọn ba đòa điểm chiến lược quan trọng nhất ở phía nam
Trung Quốc làm mục tiêu tấn công. Đó là Ung Châu - một chiến thành chủ chốt
của Quảng Tây, và các thành Khâm Châu và Liêm Châu nằm bên các cửa biển
thuận lợi cho tàu bè ra vào.
Lý Thường Kiệt chia quân đội thành hai bộ phận: bộ binh và thuỷ binh. Bộ
binh được tập trung ở vùng biên giới Quảng Yên, Môn, Quảng Lăng và Tô Mậu.
Chỉ huy lực lượng này là các thủ lónh Lưu Kỳ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh
Phúc và Vi Thủ An dưới sự thống xuất của Tông Đản. Nhiệm vụ của họ là tấn
công vào vùng biên giới Tống, sau đó tiến thẳng tới Ung Châu. Lực lượng thuỷ
binh do Lý Thường Kiệt chỉ huy được tập trung ở Vónh An có nhiệm vụ men theo
bờ biển đánh chiếm Khâm Châu và Liêm Châu, sau đó phát triển lực lượng tiến
vào Ung Châu.
Lực lượng bộ binh gồm phần lớn là người miền núi do các thủ lónh của họ
chỉ huy. Bộ phận này là lực lượng có tác dụng hỗ trợ. Bộ phận chủ yếu của quân
Đại Việt là những binh lính thường trực được trang bò và huần luyện tốt và chỉ
bao gồm người Việt. Lực lượng này sẽ tiến vào các cảng phía nam Trung Quốc

bằng thuyền chiến.
Số lượng quân Đại Việt không được ghi chép rõ ràng. Các sử liệu Trung
Quốc cho biết có từ sáu đến tám vạn người, còn các sử liệu Việt Nam thì lại đưa
ra con số là mười vạn. Vấn đề phức tạp bởi những ghi chép trên không tính cụ
thể số binh lính của các bộ tộc miền núi, việc phỏng đoán hoàn toàn chỉ có ý
nghóa tương đối. Có lẽ số quân thực tế tham gia chiến dòch không quá tám đến
mười vạn người. Nếu lưu ý một chút, ta biết trong cuộc hành quân tới Chămpa
có gần năm vạn binh lính tham gia hoàn toàn bằng đường thủy, trong trường hợp
này còn có cả lực lượng bộ binh và đối phương ở đây rất mạnh – do đó, quân số
rõ ràng phải đông hơn rất nhiều.
Trang bò của quân đội Đại Việt bao gồm cung, tên, giáo, súng bắn đá. Voi
chiến được sử dụng như một lực lượng xung kích tấn công, có số lượng lớn .Vào
tháng 10 - 1075, lực lượng bộ binh bắt đầu tiến đánh các trại Tống dọc biên giới.
Theo kế hoạch của Lý Thường Kiệt, lực lượng bộ binh sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho thủy quân đổ bộ. Kế hoạch đã thành công. Những toán quân của các bộ lạc
miền núi chiếm một cách dễ dàng lãnh thổ vùng giáp giới, tiêu diệt các đồn binh
nhỏ của nhà Tống cùng với chỉ huy của họ. Đúng lúc đó, chiến thuyền của Lý
Thường Kiệt đã tiến đến Khâm Châu, sau đó tới Liêm Châu và đổ bộ lên đất
liền, tạo sự bất ngờ đối với nhà Tống. Vào thời điểm đó, quan cai trò Khâm
Châu là Trần Vinh Thái vẫn đang ăn uống vui vẻ. Các đồn binh Tống bò đánh

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 23 -


tan, các tướng tá và quan lại triều đình đều bò giết. Tại Liêm Châu, gần tám
ngàn dân binh Tống bò bắt làm tù binh. Mãi một tháng sau, triều đình Tống mới
được biết về những thất bại đầu tiên này.
Khi tiến hành các hoạt động quân sự , Lý Thường Kiệt đã nắm chắc tình
hình quân Tống ở các tỉnh phía nam, vừa ít vừa chưa được huấn luyện kỹ càng.
Để cho cuộc tiến công vào lãnh thổ đối phương được thuận lợi, Lý Thường Kiệt
cố gắng lôi kéo dân đòa phương về phía mình. Đi tới đâu ông cũng tuyên bố rằng
quân đội Đại Việt tiến vào lãnh thổ nhà Tống là để bắt bọn phản loạn chạy
sang đây; rằng việc làm này là bất đắc dó vì nhà Tống che giấu bọn này và mặc
dù đã nhiều lần đề nghò họ vẫn không chòu trao trả. Trong những trường hợp
khác, ông giải thích với dân đòa phương rằng quân đội Đại Việt tới đây là để cứu
giúp nhân dân đang bò chính quyền nhà Tống đè nén, áp bức. Việc tuyên truyền
như vậy, dù không hoàn toàn đúng với hành đông thực tế nhưng có hiệu quả
nhất đònh. Phần lớn dân các tỉnh phía nam Trung Quốc là phi Hán tộc, một phần
trong số đó là cùng bộ tộc với cư dân miền núi Đại Việt, một bộ phận khác gần
gũi với người Việt, xét về thành phần tộc người. Chính những cư dân này đã
nồng nhiệt đón chào quân đội Đại Việt, cung cấp lương thực cho họ. Nhưng mặt
khác, binh lính và dân trong các thành, chủ yếu là người Hán, đã chống lại quân
Đại Việt một cách quyết liệt. Bộ binh Đại Việt tiến gần tới Ung Châu. Lý
Thường Kiệt cũng mau chóng rời Khâm Châu, tới giữa tháng 12 bao vây toàn bộ
thành này. Một bộ phận sau khi chiếm Liêm Châu liền đóng quân tại hai vò trí ở
hướng đông bắc đề phòng quân triều đình Tống xuống tiếp ứng.
Thành Ung Châu khá kiến cố, binh lính ở đây có vài vạn người, chủ yếu là
quân chính quy người Hán. Binh lính được huấn luyện và trang bò tốt, trong
thành có nhiều lương thực, thực phẩm, có khả năng giữ vững được trong tình thế
bò bao vây. Trấn thủ thành là viên quan văn Tô Giám kiên quyết giữ Ung Châu
bằng bất cứ giá nào, với hy vọng sẽ có quân cứu viện từ Quế Châu. Tô Giám áp
dụng nhiều biện pháp củng cố tinh thần chiến đấu của binh lính. Bất cứ ai nghi
ngờ vào kết quả của việc phòng thủ, kể cả quan lại, đều bò chém đầu. Ông cũng
cấm chỉ việc đưa gia đình các quan ra khỏi thành để dẹp bỏ tâm lý thất bại. Như

vậy, một khó khăn lớn đặt ra trước Lý Thường Kiệt trong việc chiếm thành, hơn
nữa quân đội Đại Việt lại chưa có kinh nghiệm trong việc đánh thành. Nhiều lần
quân đội Đại Việt tấn công không hạ được thành. Từ Quế Châu, Lưu Di phái
một lực lượng tới Ung Châu cứu viện. Viên chỉ huy đạo quân này là Trương Thủ
Tiết không kiên quyết, tiến quân chậm chạp và tới đầu tháng giêng năm 1076
thì bò Lý Thường Kiệt đón đánh ở Côn Lôn. Trương Thủ Tiết và hầu như toàn bộ
tướng lónh đều bò giết, binh lính tan vỡ.
Sau đó, Lý Thường Kiệt tập trung toàn bộ lực lượng của mình chiếm Ung
Châu. Việt sử lược ghi lại đầy đủ nhất về cuộc bao vây này như sau: Quan coi

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 24 -

châu (Ung) là Tô Giám giữ thành cố thủ. Ta làm phi thê (thang mây) để trèo lên
thành; kẻ kia đem dùng hoả cụ (đuốc lửa), phi thê không thể đem đến gần, ta lại
dùng tên thuốc độc bắn, người ngựa ở trên thành chết chồng chất lên nhau. Kẻ
kia dùng cung thần tí bắn, tượng quân của ta có nhiều người chết. Thành cao và
kiên cố, ta đánh hơn 40 ngày không hạ được. Ta bắt được người Tống, họ dạy ta
cách dùng bao đất áp vào thành mà trèo lên. Thường Kiệt nghe theo. Thành bèn
bò hãm. Tô Giám chạy về châu thự, trước tiên giết bọn gia thuộc 36 người, sau
đốt lửa tự thiêu mình. Quân só tìm Giám không thấy, bèn giết hết lại dân hơn
năm vạn người.
Sau khi chiếm được thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt muốn nhân đà thắng
lợi tiến quân lên phía bắc. Giữa lúc đó, nhà Tống đã cử một lực lượng lớn để

chống lại quân Đại Việt. Biết được điều đó, Lý Thường Kiệt ra lệnh rút quân vì
nếu tiến sâu lên phía bắc, ông sẽ bò tách xa khỏi lãnh thổ Đại Việt. Điều đó sẽ
tạo nên sự nguy hiểm, bởi vì quân Tống có thể sẽ tiến công sang và bao vây Lý
Thường Kiệt ở Trung Quốc. Ở Đại Việt, một bộ phận lớn quân đội đã được điều
sang Trung Quốc không còn đủ sức mạnh quân sự để đối phó với cuộc tấn công
của nhà Tống. Lý Thường Kiệt quyết đònh một cách hết sức đúng đắn, rút quân
về bảo vệ đất nước. Vào tháng 3-1076, quân đội Đại Việt rút khỏi biên giới
nước Tống. Trước lúc rút quân, tất cả các khu dân cư, kho lương đều bò san
phẳng, một số lớn cư dân và của cải bò bắt đem về Đại Việt. Cư dân các tỉnh
miền nam Trung Quốc bò bắt làm tù binh, được đưa tới các tỉnh Thanh Hoá và
Nghệ An, cách xa biên giới với nhà Tống. Như vậy, vấn đề đặt ra trước nhà
Tống khi tiến hành cuộc tiến quân sang đất Đại Việt là không còn hậu phương
để cung cấp lương thực, thực phẩm cho binh lính.
Tống Thần Tông xuống chiếu chuẩn bò một cuộc tấn công lớn sang Đại Việt
với mục đích không chỉ để “hỏi tội” Đại Việt đã đem quân đánh sang đất Tống,
mà còn nhằm biến nước ta thành một tỉnh của nhà Tống. Thấy rõ tính chất
nghiêm trọng của tình hình, Lý Thường Kiệt tập trung chú ý tìm các biện pháp
để nắm chắc âm mưu của đối phương. Để làm việc này, ông sử dụng những
người Tống trước đây đã chạy sang Đại Việt vì những lý do khác nhau. Trong
cuộc tiến quân năm 1075, Đại Việt bắt đem về nước gần 200 nhà sư Trung
Quốc. Quân thám báo Đại Việt sử dụng giấy tờ, trang phục của họ đột nhập
sang Trung Quốc. Những lái buôn Việt hoạt động dọc ven biển Trung Quốc
cũng được sử dụng vào mục đích trên. Vì thế mà Lý Thường Kiệt nắm chắc
được việc chuẩn bò chiến tranh của nhà Tống.
Để cho cuộc xâm lược Đại Việt được thuận lợi hơn, nhà Tống sai sứ sang
Chămpa và Chenla yêu cầu cùng tiến hành các hoạt động quân sự chống Đại
Việt. Như vậy, nếu chiến tranh xảy ra ở cả hai phía bắc – nam thì sẽ đẩy Đại
Việt vào một tình thế cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên, các nước này không đứng

Trần Văn Bảo


Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 25 -

về phía Tống, nguyên nhân tại sao hoàn toàn chưa rõ. Đại Việt sử ký toàn thư
cho biết: Vào tháng 8-1075, Lý Thường Kiệt đem quân đi đánh Chămpa. Theo
tài liệu này thì cuộc tiến quân không đạt được thắng lợi, ông bèn họa đòa đồ
hình thế núi sông của ba châu Bố Chính, Đòa Lý, Ma Linh. Đoạn ghi chép trên
đây nằm sau đoạn ghi chép về cuộc tiến quân sang nam Trung Quốc đã nói ở
trên, nhưng về thời điểm xảy ra lại sớm hơn một năm so với ghi chép trong Việt
sử thông giám cương mục. Việt sử thông giám cương mục không hiểu vì sao lại
chép sự kiện nêu trên xảy ra vào tháng 8-1075, tức là trước cuộc tiến quân sang
đất Tống. Cuộc tiến quân đánh Chăm Pa có thể diễn ra vào năm 1076 nhằm
ngăn chặn việc nhà Tống dùng Chămpa uy hiếp Đại Việt từ phía nam. Trong
trường hợp này, Lý Thường Kiệt sẽ rất mạo hiểm nếu đem quân đi đánh
Chămpa như đã diễn ra vào năm 1069, bởi vì nguy cơ một cuộc xâm lược quy
mô lớn của nhà Tống đã đến gần. Chiến tranh có thể sẽ kéo dài và các khu vực
phía bắc đất nước (kể cả Thăng Long), sẽ không được bảo vệ trước cuộc tiến
công của nhà Tống. Lý Thường Kiệt dường như chỉ biểu dương sức mạnh quân
sự vung biên giới và điều này đã đạt được mục đích – Chămpa không dám
chống lại Đại Việt.
Nhà Tống tổ chức một lực lượng lớn để tiến công Đại Việt. Lực lượng bộ
binh bao gồm trên mười vạn người, trong đó có một vạn quân chính quy được
điều động từ biên giới phía bắc xuống. Những binh lính này được huấn luyện
chu đáo và có nhiều kinh nghiệm chiến đấu qua các cuộc chiến tranh với người
Khiết Đan và Đột Quyết. Bộ phận kỵ binh gồm một vạn người, ngựa, là lực

lượng đột kích và trước đó cũng đã từng tham chiến ở biên giới phía bắc. Bộ
phận quân đội còn lại được điều động ở các tỉnh nam Trung Quốc, bao gồm dân
binh và những người tình nguyện. Riêng thủy binh Tống, do bò tổn thất nặng
trong cuộc tấn công của Đại Việt năm 1075 thì không được chuẩn bò tốt.
Vào tháng 7-1076, quân đội Tống tiến đến Ung Châu và chia làm một số
hướng vượt qua rừng núi tấn công vào lãnh thổ Đại Việt. Thủy binh tiến xuống
bờ biển Vónh An. Tống Thần Tông giao cho Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ, chỉ
huy đội quân xâm lược đông tới 20 vạn quân. Cuộc xâm lược thực sự vào lãnh
thổ Đại Việt bắt đầu vào cuối năm 1076.
Như vậy, sau khi rút quân khỏi miền nam Trung Quốc, Lý Thường Kiệt có
một khoảng thời gian gần nửa năm để chuẩn bò phòng ngự tại khu vực rừng núi,
nơi quân Tống sẽ tiến qua. Lý Thường Kiệt bố trí các ổ phục kích gần biên giới,
tuyến phòng ngự chủ yếu được bố trí ở bờ nam sông Cầu, từ đó có khả năng bảo
vệ được một phần lớn khu vực đồng bằng Bắc Bộ và kinh thành Thăng Long.
Tại những nơi thuận tiện cho việc vượt sông, Lý Thường Kiệt cho đắp lũy cao,
trên đóng nhiều cọc tre sắc nhọn. Chiến lũy này chạy dài gần 100 km, rất kiên
cố, khó có thể vượt qua. Thủy binh Đại Việt đóng tại hạ lưu sông Lục đầu, có

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


Lòch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

- 26 -

nhiêm vụ cản phá không cho quân Tống vượt qua. Ví trí này rất thuận lợi, chiến
thuyền có thể cơ động đi nhiều hướng khác nhau và có thể bảo vệ các cửa biển.
Ngoài ra, Lý Thường Kiệt bố trí một lực lượng bộ binh tinh nhuệ án ngữ

phía sau bảo vệ kinh đô và vùng Thiên Đức – quê hương của nhà Lý, nơi có
nhiều lăng tẩm của các vua Lý.
Cuối năm 1076 đầu năm 1077, lực lượng chủ yếu của quân Tống chia thành
nhiều bộ phận đã vượt qua vùng núi phía bắc. Họ mua chuộc được một số thủ
lónh đòa phương. Ở nhiều nơi, quân Tống phải giao chiến với các nhóm phục kích
hoặc tìm cách tránh không đụng độ để tiến về phía trước. Chúng đi vòng tránh
đèo Động Giáp; quân Tống cho rằng lực lượng chính của Lý Thường Kiệt phục
kích ở đó cho nên cho cánh quân bảo vệ sườn ra ứng chiến để đội hình chính
tiến về Thăng Long. Nhưng cuộc tiến quân của quân Tông bò chặn lại bởi phòng
tuyến sông Cầu. Chiêu thảo sứ Quách Quỳ hy vọng chiến thuyền sẽ từ phía biển
tiến vào. Một viên tướng của y tên là Miêu Lý liều mạng vượt sang bờ nam
bằng cầu phao. Lực lượng đột kích của quân Tống bò quân Lý Thướng Kiệt tiêu
diệt hoặc bắt sống. Thất bại này buộc Quách Quỳ phải tạm hoãn cuộc tiên
squân của đại binh, chờ thuỷ binh tiến vào. Nhưng đòn tiến công của Đại Việt
vào quân Tống cũng không thành công. Hai hoàng tử Hoàng Chân và Chiêu
Văn chỉ huy vài ngàn quân trên 400 chiến thuyền tiến sang bờ bắc tấn công đối
phương nhưng thất bại và khi rút lui phải chòu tổn thất lớn. Quân Tống dùng súng
bắn đá bắn trả quyết liệt. Hai hoàng tử hy sinh.
Quách Quỳ loan tin “thắng lớn” quân Đại Việt nhưng không mang quân
đuổi theo vì thực tế, y không có thuyền để chở quân sang. Theo kế hoạch, thuỷ
binh Tống sẽ vượt qua Động Kênh, sau đó qua sông Bạch Đằng tiến vào, hợp
với bộ binh của Quách Quỳ. Kế hoạch này không thực hiện được. Thủy binh
Tống bò chặn đứng ở Vónh An. Trong khi đó, bộ binh của cả hai phía vẫn tiếp tục
đóng ở hai bên bờ sông. Gần 40 ngày trôi qua kể từ sau cuộc tiến công không
thành của phía Đại Việt. Quân Quách Quỳ lâm vào tình thế phải đối mặt với sự
thiếu lương thực và dòch bệnh của mùa hè phưng nam. Tuy nhiên, Quách Quỳ
vẫn chưa quyết đònh rút quân vì biêt rõ rằng làm như vậy y sẽ bò trò tội.
Lý Thường Kiệt sau khi phân tích tình hình, cho rằng nếu quân Tống buộc
phải rút lui trong tình thế như vậy sẽ là một nỗi nhục đối với nhà Tống. Kẻ thù
có thể sẽ mở những cuộc xâm lược mới với quy mô lớn hơn. Vì thế, ông quyết

đònh giảng hoà, tạo ra vẻ bề ngoài phục tùng người láng giềng hùng mạnh ở phía
bắc. Lý Thường Kiệt cử sứ giả Kiều Văn Ứng sang gặp Quách Quỳ, thông báo
rằng nếu rút quân về triều thì Đại Việt sẽ sai sứ sang xin chòu tội và nộp cống.
Ngoài ra, còn hứa sẽ cắt cho nhà Tống một số đất đai. Những đề nghò như vậy
đối với quân Tống lúc này khác nào sắp chết đuối vớ được cọc. Tống Thần

Trần Văn Bảo

Khoa Lòch Sử


×