Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Giáo trình lịch sử việt nam tập 8 từ 1975 đến nay (nxb đại học sư phạm 2013) trần bá đệ, 214 trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.83 MB, 214 trang )

⁄--)) THƯ VIÊN
959.7

ran Bá t)ê [Chủ biên) - Vũ Thị Hoà

GIAO
2012

|

20128651

GIAO

TRINH

LICH SU VIET NAM |
Tu 1975 dén nay

2013 | PDE | 214 Pages



`

-

+

Giáo trình lịch sir


Be

l| lll Wl

20128651

SP]

NHA \ XUẤT BẢN

Ð/Hi

HỌC

SU PHAM


#®đS.TS. TRAN BA DE (Chủ biên)
TS. VU THI HOA

GIÁO

TRÌNH

|

LỊCH SỬ VIỆT NAM
Tập VIII
TỪ 1975 ĐẾN NAY
(in lan the? ba)


NHA XUAT BAN DAI HOC SU PHAM


Mã số: 01.01.365/1001 ~ ĐH 2013


MUC LUC
iu... 0P PP.

0.00.

........................

5

-......................

8

PHAN III. VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY
Chương I. Việt Nam trong hơn năm đầu sau thắng lợi kháng chiến chống Mĩ cứu

nước (1975-1976)

s0

1. Tinh hình hai miền Bắc- Nam sau thắng lợi kháng chiến chống Mĩ cứu

0+0 f0... -.....................


II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá
h0 803i:
2.
..........

9

14

Ill. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975-1976)........................... 20

7. ni nan...
ơ_.... 24
V7... .1 n8 n6 n6. .......
ô Tài liệu (hai &hẢOo....................... ...ccccccceeeeressrree m.......,ÔỎ _—_.
Chương II. Việt Nam bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh bảo vệ Tổ
UGC (1976-1986).......s.ccsseecccccssssssssssscsssssscsssssnssecssssssssssecsunsusesssneeesnsvesssenesess 27

|.

C&ch mang Vidt Nam chuyén sang giai đoạn mới................................--....----ss-r 27

II. Xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1976-1986)..................... sen

29

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976). Thực
hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980)...................................cnsee 29
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982). Thực hiện

kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981-1988) ..................................... neo OO

II]. Những chuyển biến và thách thức trong phát tiển kinh tế - xã hội (1976-1988)............... 43
IV. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975-1979)........................e
coi
63

- Câu hồi - Bài (Ập....................... cv

`.

66

- Hướng dẫn học fẬD.........................-. chen

67

© TAL HEU thai KNEO

67

nh

.^-.............

Chương IIi. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2008)................ 70
|. Hoan cảnh, sự cần thiết đất nước đổi mới.............................-...---c-cssccctveeerserrriree 70

II. Nhận thức mới về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .......................... 72



1.. Về con đường phát triển lịch sử của đất nước.........................................c.eceee 73
2. Về đặc điểm thời đại ngày nay tác động đến cách mạng nước ta
CHOI Ki QUA

1155. .........).............. 74

3. Về điểm xuất phát trong quá khứ và hiện tại cha đái nước khi bước
ó8

(6... ...................

75

4. Đặc điểm cách mạng Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
cả

.............................

76

III. Đường lối đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng................................ 78
1. Về kinh tế- xã hội............ seveannecassvensonssesnesvesssstansasosnsseasateaususatasessosecsusoenneee> 79 -

2. Về chính tíị............................ co

—..ƠỎ

83


3. Về khoa học, giáo dục, văn hố..........................
HH
re 83

4. Về quan hệ đối ngoại..........................---«--ccseceeitekrreererrrrtrrerrrree _

84

IV. Quá trình đất nước thực hiện đường lối đối mới (1986-2005) ............................... 86

1. Bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước (1986-1995)................................ 86
2. Trên đường đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

(1996-2005) esecscscsscnsessessnseesnssevesesassiessssnsstsaneseeanseseseestnsestnanestennsss 107

„776i.
nh. ............... 131
T7...
0AARSnahhh...... 131
= Tài liệU (Ïi24ITI KÍLẢO...........À...À....
-- -- + thhetETHHHEHHnHHHHHHHh01.tt110111.n 132

TỔNG KẾT - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY...........................scseeeerrirreee 135

PHỤ LỤC - TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................
2. 1121120211812... 153

DANH MUC

TAI LIEU BIEN SOAN .ssccsssssssesssssccssssssssssssssssssvessessessesssseesoeesseessnsssecestesteet 195


NIEN DAI VA SU KIEN CHINH .....ssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssnsssssssssseusasvessssesssssensnesessssss 198

BANG TRA CUU THUAT NGU ..eccssssesssssecsssssssssssssssssssersssssssensssccnsessste _

203


LOI NOI DAU
Bộ môn Lịch sử của Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội hình

thành từ lúc Trường ĐHSP Hà Nội được thành lập (11-10-1951) và trở thành

một khoa từ năm học 1963-1964. Ngay từ những năm đầu tiên, tài liệu học
tập về Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Phương pháp dạy học Lịch sử và

nhiều bộ môn bổ trợ khác được biên soạn.

Từ sau năm học 1958-1959, giảng viên khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà

Nội bat đầu biên soạn các giáo trình về Lịch sử và Phương pháp dạy hoc

Lịch sử, dịch nhiều sách của nước ngồi, chủ yếu của Liên Xơ và Trung
Quốc làm tài liệu học tập, nghiên cứu cho sinh viên, bồi dưỡng cán bộ trẻ.

Cho đến năm 2005, khoa Lịch sử ĐHSP Hà Nội đã hồn thành việc biên
soạn giáo trình, chun đề, tài liệu tham khảo cho tất cả các môn học theo

chương trình đào tạo đã ban hành cho các trường ĐHSP. Đây là kết quả lao
động khoa học của nhiều thế hệ cán bộ giảng viên mà người đặt nền móng là

GS Phạm Huy Thơng, GS Chiêm Tế, GS Lê Văn Sáu.

Tác giả giáo trình các mơn học là những giảng viên sau:
- Lịch sử Việt Nam: GS. TS. Truong Hữu Quýnh, GS. Nguyễn Đức Nghĩinh,

PGS Nguyễn Văn Kiệm, PGS. TS. Nguyễn Phan Quang, PGS. TS. Nguyễn
Cảnh Minh, PGS. Hồ Song, GVC Ngơ Thị Chính, GVC

Bạch Ngọc Anh,

GVC Trần Thị Thục Nga, PGS. TS. Trần Bá Đệ, GS. 1S. Nguyễn Ngọc Cơ,
PGS. TS Dao Tố Uyên, PGS. TS Nguyễn Đình Lễ...
- Lịch sử thế giới: GS. Phạm Huy Thơng, GS. Chiêm Tế, GS. Lê Văn Sáu,
PGS. Đặng Đức An, GVC. Phạm Hồng Việt, PGS. Trần Văn Trị, GVC. Nguyễn
Văn Đức, PGS. Phạm Gia Hải, PGS. Phạm Hữu Lư, GS. TS. Phan Ngọc Liên,

GVC. Nguyễn Xuân Kì, GS. Nguyễn Anh Thái, PGS. Nguyễn Xuân Trúc,
GVC. Nguyễn Lam Kiều, GVC. Nguyễn Thị Ngọc Quế, PGS. TS. Nghiêm

Dinh Vy, PGS. TS. Dinh Ngoc Bao, GS. TS. Dé Thanh Binh, PGS, TS. Tran
Thị Vinh, PGS. TS Đặng Thanh Toán...

- Phuong phap day học Lịch sử: Hoàng Triều, PGS. Trần Văn Trị,

GS. TS. Phan Ngọc Liên, PGS. TS. Trịnh Đình Tùng, GS. TS. Nguyễn Thị Côi....

Nhiều tác giả trên cũng tham gia biên soạn giáo trình những mơn học

khác: Nhập mơn sử học, Phương pháp luận sử học, Lịch sử sử học... Một số



cán bộ các viện nghiên cứu khoa học, giảng viên các trường đại học cũng

tham giá biên soạn
ác giáo trình này. -

Những giáo trình được biên soạn đã góp phần không nhỏ vào việc đào

tạo giáo viên Lịch sử ở các trường ĐHSP trong nước.

Trong công cuộc đổi mới giáo dục của nước ta và sự phát triển của khoa
học Lịch sử, khoa học giáo dục nói chung, Giáo dục lịch sử nói riêng, việc

bổ sung, điều chỉnh nội dung các giáo trình cho cập nhật là điều cần thiết.

Trên thực tế, trong hơn 40 năm qua, các giáo trình của Khoa được chỉnh biên

Tihiều lần để đáp ứng kịp thời yêu cầu đào tạo. Việc biên soạn giáo trình mới
lân này vẫn kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm biên soạn các giáo trình
trước. Đây là một sự kế thừa và phát triển. Các tác giả giáo trình mới trân

trong ghi nhận cơng lao và tỏ lịng biết ơn đối với các tác giả những giáo

trình trước, đặc biệt đối với các giáo sư, giảng viên đã từ trần.

Giáo trình được biên soạn theo dự thảo Chương trình Ngành Lịch sử các
trường ĐHSP. Vì vậy, cơng trình khơng chỉ đảm bảo việc tiếp thụ những

thành tựu khoa học mới (về lịch sử và giáo dục lịch sử) mà còn thể hiện yêu


cầu sư phạm của một giáo trình đại học.

Nội dung các giáo trình, về cơ bản, gồm các phần chủ yếu sau:
- Phần Mở đầu: Cấu tạo sách theo chương trình mới, nội dung cơ bản
được trình bày theo đặc điểm, yêu cầu biên soạn, hướng dẫn sử dụng.
- Các chương được cấu tạo theo học phần, song vẫn đảm bảo tính lịch
sử của q trình phát triển xã hội lồi người và dân tộc cũng như tính lơgíc

của các vấn đề được trình bày để sinh viên nghiên cứu, học tập.
- Sau mỗi chương có /ài liệu tham khảo (chủ yếu là tài liệu gốc, đoạn
trích trong tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, Văn kiện
Đảng...), câu hỏi - bài tập, hướng dẫn học tập...
- Kết luận chung: Những vấn đề cơ bản về nội dung của giáo trình hay
học phần, về phương pháp nghiên cứu, học tập của sinh viên.

- Tài liệu tham khảo chủ yếu trong biên soạn.
- Bảng tra cứu thuật ngữ, khái niệm.
Các tác giả biên soạn giáo trình gồm những giảng viên khoa Lịch sử
Trường ĐHSP Hà Nội và các Trường ĐH Vịnh, ĐHSP Huế, ĐHSP Thái

Nguyên, ĐH Quy Nhơn, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, ĐH Khoa học Xã

hội và Nhân văn ĐHQG Hà Nội.

6


Để đảm bảo các kế hoạch biên soạn và sự thống nhất ở mức độ nhất

định hình thức các giáo trình, Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử Trường ĐHSP


Hà Nội cử Ban Phụ trách gồm:

- GS. TS. Phan Ngoc Lién

- GS. TS. Đỗ Thanh Bình

- GS. TS. Nguyễn Ngọc Cơ
Xin trân trọng cảm ơn tác giả các giáo trình trước, đây nay khơng cịn
điều kiện tham gia biên soạn giáo trình mới, cảm ơn các nhà khoa học, các
đồng nghiệp đã đóng góp vào việc biên soạn, cảm ơn Cơng tỉ Sách giáo dục
Hải Anh và Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện cho các giáo trình

được ra đời.

Tập thể tác giả rất mong các nhà khoa học, các đồng nghiệp, sinh viên
đóng góp ý kiến để giáo trình ngày một hồn thiện hơn.
Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử
Trường ĐHSP Hà Nội


MỞ ĐẦU
Tép Ill - Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay bao quát thời kì lịch sử từ
sau thắng lợi kháng chiến chống Mĩ cứu nước (30-4-1975) đến nay, gồm ba

chương, trình bầy quá trình cách mạng chuyển sang giai đoạn cách mạng xã
hội chủ nghĩa, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng đất
nước đi lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ sau khi đất nước thống nhất về mặt


Nhà nước (7-1976) trải qua hai thời kì: 10 năm đầu (1976-1986) đi lên chủ
nghĩa xã hội đầy khó khăn thử thách và từ 1986 chủ nghĩa xã hội giành được
thắng lợi lịch sử trên đường đổi mới.
Ba chương của tập LII tương ứng với ba giai đoạn của thời kì lịch sử từ
1975 đến nay.

Chương ï - Việt Nam trong hơn năm đầu sau thắng lợi kháng chiến

chống Mĩ cứu nước (1975-1976)

Chương ÏlI - Việt Nam bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh bảo

vệ Tổ quốc (1976-1986)

Chương III - Việt Nam

trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội

(1986-2005)
Day 1a tap III (1975 - đến nay) của quyển sách Lịch sử Việt Nam từ
1945 đến nay (ba tập), cuối nội dung có phần 7ổng kết tồn quyển "Lịch sử

Việt Nam từ 1945 đến nay"; phần Phụ lục gồm Tài liệu tham khảo; Danh
mục tài liệu biên soạn cho tồn quyển; Bảng niên đại và sự kiện chính Lịch

sử Việt Nam từ 1945 đến nay; Bảng tra cứu thuật ngữ Lịch sử.


Phan Ill


VIET NAM TU 1975 DEN NAY
Chuong !

VIET NAM TRONG HON NAM DAU SAU THANG LOI
KHANG CHIEN CHONG MI CUU NƯỚC (1975-1976)

L TÌNH HÌNH HAI MIEN BAC - NAM SAU THANG LOI KHANG
CHIEN CHONG Mi CUU NUGC 1975

Với đại thắng mùa Xuân 1975 - trận thắng kết thúc cuộc kháng chiến

chống Mi cứu nước (1954-1975) - các thế lực đế quốc xâm lược nước ta đã

bị quét sạch, non sông gấm vóc mà tổ tiên để lại được thu về một mối. Cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần ba thập kỉ từ sau Cách

mạng tháng Tám 1945 đã giành được thắng lợi vẻ vang. Sự kiện đó đánh dấu
mốc trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, mở đầu kỉ

nguyên phát triển rực rỡ của cách mạng Việt Nam - kỉ nguyên đất nước độc

lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

:

Miền Bắc trải qua quá trình hơn 20 năm tiến hành cách mạng XHCN.
Trong thời gian đó, với sự giúp đỡ của các nước XHCN anh em, miền Bắc đã

xây dựng được một bước cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH.
Trong cơng nghiệp: Nhiều khu cơng nghiệp hình thành: Hà Nội, Hải
Phịng, Quảng Ninh, Việt Trì, Thái Ngun,

Thanh Hố, Vĩnh... Trong



cấu cơng nghiệp có những cơ sở lớn, vừa và nhỏ, có cơng nghiệp nặng và

cơng nghiệp nhẹ. Các ngành cơng nghiệp nặng then chốt được hình thành:
cơng nghiệp điện, than, cơ khí, luyện kim, hố chất, vật liệu xây dựng.
Ngành cơng nghiệp nhẹ được xây dựng tương đối hồn chỉnh.

Giao thơng vận tải đã có những tiến bộ rõ rệt so với năm 1954 với các
phương tiện vận tải và hệ thống đường bộ liên tỉnh, liên huyện, liên xã, đáp

ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và đi lại của nhân dân.


Trong nông nghiệp: Đồng ruộng miền Bắc nhiều nơi đã được quy

hoạch, cải tạo hệ thống bờ vùng, bờ thửa, được san lấp bằng phẳng; hệ thống

thuỷ nông đảm bảo tưới tiêu cho hàng nghìn hécta, góp phần đưa hệ số sử
dụng ruộng đất tăng từ 1,4 lần năm 1955 lên 1,75 lần năm 1974. 45% số hợp
tác xã nông nghiệp miền Bắc được trang bị cơ khí nhỏ. Những thành tựu xây
dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nơng nghiệp đã góp phần quyết định vào

thắng lợi của cuộc cách mạng xanh trên đồng ruộng miền Bắc. Vào cuối

những năm 60 và đầu những năm 70 của thế kỉ XX, giống mới ngắn ngày

với năng suất cao đã chiếm ưu thế, tạo sự thay đổi lớn trong cơ cấu mùa vụ ở
miền Bắc. Vụ đơng đã hình thành và ngày càng đóng vai trị quan trọng

trong sản xuất nông nghiệp miền Đắc.

Trong hơn 20 năm sau khi hồn tồn giải phóng (1954-1975) miền Bắc

chỉ có khoảng một nửa thời gian là hồ bình để xây dựng CNXH. Thời gian
còn lại vừa xây dựng CNXH, vừa phải đối mặt trực tiếp với cuộc chiến tranh

phá hoại bằng không quân và hải quân của giặc MI. Trong thời gian đó,
miền Bắc đã 4 lần chuyển hướng xây dựng kinh tế.

Qua hai lần chiến tranh phá hoại do Mĩ tiến hành, miền Bắc bị tàn phá
nặng nề. Hầu hết các thành phố, thị xã đều bị đánh phá; trong số đó 12 thị
xã, 51 thị trấn bị phá huỷ hồn toàn, 5 triệu mˆ nhà ở bị phá huỷ. Gần 70%
số xã ở miền Bắc bị đánh phá (4000/5788 xã), trong đó có 30 xã bị phá huỷ
hồn tồn. Các cơ sở kinh tế bị huỷ hoại nghiêm trọng. Tất cả các khu công

nghiệp bị ném bom, nhiều khu bị đánh với mức độ huỷ diệt. Trong nông
nghiệp, hầu hết các nơng trường, 1600 cơng trình thuỷ lợi bị đánh phá, thiệt

hại nặng. Hàng trăm nghìn hécta ruộng đất bị hoang hoá do bom đạn cày xới
mất tầng canh tác hoặc do thiếu sức lao động. 40.000 trâu bò bị giết hại. Hệ

thống giao thông vận tải của miền Bắc bị đánh phá dữ dội. Tất cả các hệ
thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không đều
bị hư hỏng nặng, trong đó 100% cầu bị đánh phá. Mĩ còn bắn phá 3.000

trường học, 350 bệnh viện, trong đó có 10 bệnh viện bị san bằng.

Miền Bắc còn phải giải quyết nhiều hậu quả khác của cuộc chiến tranh.

Sau chiến tranh, hàng chục vạn người xuất ngũ cùng với hàng nghìn người

trước đây phục vụ chiến đấu, khơng có việc làm.
Hậu quả của cuộc chiến tranh đối với miền Nam còn nặng nề hơn. Làng
mạc, đồng ruộng bị tàn phá. Nửa triệu hécta ruộng thục bị bỏ hoang. Một

triệu hécta rừng bị chất độc hoá học và bom đạn cày xới. Sau ngày giải
phóng (1975), bom mìn còn vùi lấp trên cánh đồng, ruộng vườn, nơi cư trú
của nhân dân. Quảng Trị có 150 căn cứ lớn nhỏ của Mĩ, chúng đã trút xuống

đây 1.200.000 tấn bom. Sau chiến tranh, bom mìn chưa nổ cịn dày đặc ở
10


Quảng Trị, như ở chùa Tám Mái - Đông Hà với mật độ 3 quả /1m”; ở Bến

Ngự- Gio Linh là 2 quả/1m?Â),

Ở miền Nam, Mi tiến hành cudc chiến tranh hoá học mà dư luận thế
giới cho là chưa từng có trong lịch sử chiến tranh. Mĩ đã rải chất độc hoá hoc

huỷ hoại 1/7 đất đai ở miền Nam. Bình quân mỗi người dân miền Nam phải
chịu 3 kg chất độc hố học. Theo cơng bố của Mĩ. Mĩ đã rải xuống miền
Nam 72 triệu lít chất độc diệt cỏ (chất độc mầu da cam) và có hơn 9% lính
Mĩ tham chiến ở Việt Nam (khoảng 20 vạn người) đã bị nhiễm chất độc n mầu
da cam.

Trên thực tế, theo nhiều nhà khoa học trên thế giới, Mĩ rải xuống miền

Nam gần 100 triệu lít chất độc diệt cỏ”). Nhưng tác hại của chất độc hoá học
mà Mĩ gây ra nhằm vào nhân dân ta ở niềm Nam gấp nhiều lần so với lính

Mĩ bị nhiễm độc. Hơn thế, môi trường sinh thái ở những vùng bị nhiễm độc

gây tác hại không chỉ cho những người sống trong chiến tranh mà còn gây di
hại cho các thế hệ sau, kể cả những người không tham gia chiến tranh.
Bên cạnh sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, nhân dân ta ở miền Nam

còn phải đối đầu với hậu quả tai hại của chủ nghĩa thực dân mới.

Về chính trị: Mĩ rút quân về nước, chế độ Sài Gòn sụp đổ, đã để lại lực

lượng lớn ngụy quân ngụy quyền. Riêng về lực lượng vũ trang, 117.700 cảnh

sát, 1.400.000 phịng vệ dân sự, trong đó 38 vạn có vũ trang”), Nếu kể cả lực
lượng ngụy quyền và gia đình họ thì có khoảng 5 triệu người trước ngày 30-

4-1975 sống dựa vào Mĩ. Đây là một lực lượng lớn mà trước ngày miền Nam
giải phóng, họ cịn là những người đứng bên kia chiến tuyến. Hơn nữa, trước
khi Sài Gịn giải phóng, bộ máy tâm lí chiến của Mĩ - ngụy tuyên truyền sẽ

có cuộc “tắm máu” khi Sài Gòn rơi vào tay cộng sản. Họ đã gây tâm lí
hoảng sợ trong hàng ngũ những người thuộc chính quyền và quân đội ngụy
nhằm tạo sự chống đối kéo dài. Đây thực sự là mối đe doạ đối với sự ổn định

chính trị và xã hội ở miền Nam.
Về kinh tế: Trong hơn 20 năm là thuộc địa của đế quốc MI, kinh tế

miền Nam trong chừng mực nhất định có bước phát triển theo hướng tư bản,

đã có những cơ sở đầu tiên của CNTP, nhưng chưa có nền sản xuất lớn
TBCN. Về cơ bản nền kinh tế miền Nam vẫn cịn mang nặng tính chất của
® Báo Nhân dán, ngày 4-3-1976 - Cuộc chiến đấu thầm lặng

® Báo Quân đội Nhân dân, ngày 14-6-2003 bài - Trách nhiệm đạo lí của Mĩ đối với nạn
nhân của chất độc mầu da cam.

'® Báo Nhân dân, ngày 5-5- 1975 - Thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta trong cuộc tổng
cơng kích.

il


một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán là phổ biến.
Nền kinh tế đó lại phục vụ cho chiến tranh xârn lược và chủ nghĩa thực dân
mới nên què quặt, mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.

Theo số liệu thống kê của chính quyền ngụy, hàng năm dưới thời Mĩ -

ngụy giá trị xuất khẩu của miền Nam là từ 15 đến 70 triệu USD nhưng giá trị

nhập khẩu là 800 triệu USD (chưa kể viện trợ quân sự). Để có thể tồn tại
trong hơn 20 năm (từ 1954 đến 1975) ngụy quyền Sài Gòn đã nhận trên 26 tỉ
USD viện trợ gồm 16 tỉ USD viện trợ quân sự, 6 tỉ USD viện trợ khoa học kĩ
thuật, 1,6 tỉ USD viện trợ nơng phẩm, 24 tỉ USD dưới hình thức đổi lấy tiền
nguy chỉ tiêu tại chỗ.
_


Cơ cấu kinh tế mất cân đối được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản lượng các

ngành kinh tế, trong đó cơng nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 9 đến 10%,
nông nghiệp chiếm 30 đến 40%, cịn dịch vụ chiếm 53%.
Nơng nghiệp miền Nam dưới chế độ MI - ngụy
xuất hàng năm thừa một triệu tấn gạo xuất khẩu đến
1 triệu tấn lương thực. Khơng chỉ nhập khẩu lương
Gịn cịn nhập nhiều loại nông sản khác. Theo thống

bị đẩy lùi: Từ chỗ
chỗ hàng năm thiếu
thực, chính quyền
kê của ngụy quyền

sản
hụt
Sài
Sài

Gịn, năm 1973 miền Nam phải nhập 105.800 tấn lương thực, 11.500 tấn thịt
sữa, bơ trứng. Tồn bộ nơng nghiệp miền Nam phụ thuộc vào nước ngồi ở
mức cao về phân bón, thuốc trừ sâu, giống, máy móc nơng nghiệp.
Cơng nghiệp miền Nam nhỏ bé, phát triển trên cơ sở chế biến nguyên
liệu nhập khẩu, phụ thuộc nước ngồi về vốn, máy móc, ngun liệu, nhiên

_ liệu và cả cán bộ kĩ thuật. Hàng năm miền Nam nhập khẩu (chủ yếu từ Mĩ

hoặc Mĩ cung cấp đôla mua của nước khác) 90% nhiên liệu dùng cho các
ngành kinh tế và sinh hoạt; 70% nguyên liệu dùng cho các ngành cơng
nghiệp, trong đó 100% sắt thép, 2/3 xi măng. Tuy vậy, so với trước 1954,


công nghiệp miền Nam vẫn có bước phát triển. Tồn miền Nam có khoảng
4.000 cơ sở sản xuất cơng nghiệp, trong đó có khoảng 500 cơ sở sản xuất từ
100 cơng nhân trở lên, có hàng chục xí nghiệp lớn được trang bị tương đối

hiện
Hồ.
xuất
thép

đại. Một khu cơng nghiệp tương đối hồn chỉnh được xây dựng ở Biên
Tuy nhiên, cơng nghiệp miền Nam rất nhỏ bé. Khoảng 90% cơ sở sản
thuộc loại vừa và nhỏ. Cơng nghiệp nặng chỉ có một số ngành như nấu
nhỏ, cơ khí sửa chữa. Cơng nghiệp mới thu hút được 5% lực lượng lao

động ở miền Nam. Sau ngày 30-4-1975, các chủ lớn chạy ra nước ngoài, các
nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu nhập khẩu bị cắt đột ngột làm cho sản

xuất công nghiệp miền Nam gặp nhiều khó khăn.

Thương nghiệp miền Nam phát triển quá mức nhằm phục vụ cho guồng
máy chiến tranh xâm lược của Mĩ. 40% dân số sống ở thành thị (trong khi
12


công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 9 đến 10% tổng sản phần xã hội). Miền
Nam trước ngày giải phóng có chừng 50 vạn hộ kinh doanh thương nghiệp,

chưa kể mạng


lưới dày đặc những

người

bn

bán nhỏ khơng

cửa hiệu,

khơng đăng kí kinh doanh. Hàng hoá ở thị trường khá đồi dào, nhưng không

_ phải được tạo ra từ sản xuất nội địa. Mĩ rút, ngụy sập nguồn hàng và thị
trường khơng cịn, đẩy những người buôn bán đến chỗ thất nghiệp.
Về tài chính và tiên tệ, sản xuất, lưu thơng tiêu đùng đều lệ thuộc Mĩ,
nên tài chính tiền tệ cũng lệ thuộc MI. 2/3 ngân sách của ngụy quyền là do
viện trợ Mĩ (do bán hàng viện trợ và thuế đánh vào hàng viện trợ mà có). Vì
vậy, trước giải phóng, thị trường miền Nam thường rối ren, tiền tệ lạm phát.
Có thể nói nên kinh tế miền Nam sau giải phóng lạc hậu, què quặt, lệ
thuộc, lại bị cất đứt đột ngột quan hệ với nước ngoài nên đã đẩy nhiều cơ sở
sản xuất đến chỗ đình đốn hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.
Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, chủ nghĩa thực dân mới cũng để lại những

hậu quả nặng nề. Tỉ lệ người mù chữ trong cư dân rất cao. Lối sống MI, văn hoá
Mi đã xâm nhập vào miền Nam. Đó là lối sống hưởng thụ, ăn bám và một bộ
phận nhân dân bị đầu độc bởi tư tưởng chống cộng. Tệ nạn xã hội khá phổ biến,
như xì ke, ma tuý, lưu manh, bụi đời, đĩ điếm. Hàng chục vạn trẻ em mồ côi và

nhiều người bị thương tật trong chiến tranh cùng với nhiều bệnh xã hội đã đặt ra
yêu cầu phải giải quyết. Đội ngũ người thất nghiệp ở miền Nam đông, do kinh


tế bị đình đốn và do lực lượng tham gia guồng máy chiến tranh của chế độ cũ
để lại. Theo G. E. Vinan, phái viên báo Nhán đạo tại Sài Gịn thì ở miền Nam,

ước tính có 19 triệu dân, trong số đó có 12 triệu người đến tuổi lao động, nhưng
có đến 8 triệu người thất nghiệp hoặc nửa thất nghiệp. Trong số 8 triệu người

này có 70 vạn lính ngụy, 3 triệu người là nạn nhân của kế hoạch “thành thị hoá

bắt buộc” của chế độ Sài Gịn. Họ là những người nơng dân buộc phải rời bỏ
đồng ruộng về sống chen chúc ở đô thị bằng nghề buôn bán, phục vụ chiến

tranh. Thêm nữa, sau ngày 30/4/1975, các cơ sở sản xuất chưa hoạt động trở lại

được, do thiếu nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc, phụ tùng thay thế, chủ
bỏ trốn ra nước ngoài”.

Một vấn đề khá gay gắt đặt ra cần giải quyết gấp sau ngày giải phóng là
nạn đói đe doạ ở miền Nam, đặc biệt là ở đô thị, như ở quận 1 Sài Gịn có 27
vạn dân thì có 10 vạn dân cần cứu đói khẩn cấp. Ở khu số 4 quận 1, Uỷ ban
phải lo cứu đói cho 3/4 số dân (3.000 người trong tổng số 4.000 người).
Nguyên nhân là vì nguồn nhập khẩu lương thực, thực phẩm từ bên ngồi bị

® Báo Nhân dân, ngày 13/6/1975 - Sài Gịn dựa vào dân.
13


cắt đột ngột trong khi sản xuất nông nghiệp ở miền Nam không cung cấp đủ
nhu cầu lương thực của nhân dân. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Có thể nói sau chiến tranh cả hai miền đất nước đều cần phải nhanh


chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tổ chức nền kinh'

tế, đời sống nhân dân, giải quyết hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới để
nhanh chóng đưa nước ta bước vào thời kì lịch sử mới.

Il. KHẮC PHỤC HẬU QUÁ CHIẾN TRANH, KHƠI PHỤC VÀ

PHÁT TRIẾN KINH TẾ - VĂN HỐ Ở HAI MIỄN ĐẤT NƯỚC

Ở miên Bắc, tuy chiến tranh đã chấm dứt sau Hiệp định Pari 1973 vé
Việt Nam, nhưng do chiến tranh phá hoại của Mi trong hai lần đã tàn phá

nặng nề, nên nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế đến
giữa 1976 mới căn bản hoàn thành.
Trong những năm 1973-1975, miền Bắc đạt được những thành tựu quan
trọng trong việc thực hiện kế hoạch hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi

phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hố, ổn định tình hình chính trị - xã
hội, ra sức chỉ viện cho cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng vùng giải

phóng của quân dân ta ở miền Nam. Đến năm 1974, so với năm 1965, miền
Bắc có thêm 165 xí nghiệp cơng nghiệp, trong đó có 108 xí nghiệp do Trung

ương quản lí, phần lớn là những xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp

quan trọng, như thuỷ điện Thác Bà, nhiệt điện ng Bí, Ninh Bình, phân
đạm Hà Bắc v.v... Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng nhanh qua các
năm: 2.761,4 triệu đồng năm 1965; 2.922,2 triệu đồng năm 1973; 3.619,4


triệu đồng năm

1974. Năm

1975, miền Bắc có ll5 nơng trường gồm

103.700 hécta đất nơng nghiệp, trong đó 22.000 hécta đất canh tác, 23.900.

hécta đất trồng cây lâu năm, với 92.000 công nhân viên chức.

Trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 6 tháng cuối năm 1975 và 6 -

tháng đầu năm 1976, miền Bắc có những tiến bộ đáng kể.
Mặc dù thời tiết thất thường, thiên tai dồn dập, miền Bắc giành được vụ
đơng - xn

1975-1976 khá tốt. Diện tích trồng lúa, hoa mầu, cây công

nghiệp năm 1976 đều tăng hơn năm 1975. Phong trào hồn chỉnh cơng tác
thuỷ nơng được đẩy mạnh, nâng khối lượng cơng trình trong 6 tháng đầu
năm

1976 lên gấp 3 lần so với năm

1975. Nhiều cơng trình, nhà máy được

xây dựng và mở rộng thêm. Trong một số xí nghiệp đã xuất hiện khí thế
mới, có sự chuyển biến bước đầu về quản lí kinh tế, quản lí lao động cũng
như năng suất lao động. Sản lượng của phần lớn các sản phẩm quan trọng
đạt và vượt mức trước chiến tranh. Đội ngũ cán bộ và công nhân kĩ thuật

tăng nhanh. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, nghệ thuật phát triển mạnh.

14

`


_ Đồng thời với việc tiếp tục khôi phục và phát triển kinh tế, hoàn thiện
quan hệ sản xuất, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc ra sức làm
tròn nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế đối với
Lào và Campuchia trong giai đoạn mới.
Miền Bắc đã điều động vào miền Nam một khối lượng lớn vật chất và
hàng vạn cán bộ, công nhân, tăng cường cho các địa phương, các cơ sở sản
xuất kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế... góp phần vào việc tiếp quản vùng mới
giải phóng, ổn định tình hình chính trị - xã hội, thực hiện bước chuyền biến
cách mạng từ sau đại thắng mùa Xuân 1975.
|
O mién Nam, tiếp quản vùng mới giải phóng là cơng việc thường xun

và được tiến hành từ rất sớm. Trước ngày 1-4-1975 công việc tiếp quản vùng
mới giải phóng, về cơ bản, do địa phương tiến hành trên cơ sở áp dung
“Chính sách Mười điểm” của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền
Nam Việt Nam cơng bố năm 1972, trước khi kí Hiệp định Pari về Việt Nam.
Từ giữa tháng 3-1975, chiến sự diễn ra dồn dập, vùng giải phóng mới mở ra
hàng loạt ở rừng núi, nông thôn, đồng bằng, đô thị. Để đáp ứng yêu cầu phát

triển của tình hình và để cụ thể hơn chủ trương tiếp quản vùng mới giải
phóng, ngày 1-4-1975 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam
Việt Nam cơng bố “Chính sách Mười điểm” đối với vùng mới giải phóng.


Qn triệt chủ trương của Chính phủ Cách mạng lâm thời, tại các vùng
mới giải phóng, các Ban tiếp quản triển khai công việc tiếp nhận các cơ sở

vật chất - kĩ thuật, cơ sở kinh tế, văn hoá của chế độ cũ. Các căn cứ quân sự,

các cơ sở sản xuất, các cơng trình cơng cộng... đều có kế hoạch phân cơng
tiếp nhận cụ thể. Nhờ có ý thức cảnh giác cao của giai cấp cơng nhân, tính

thần đấu tranh kiên quyết của các tầng lớp nhân dân, sức mạnh tiến công của
các lực lượng vũ trang giải phóng, cơng tác tiếp quản vùng mới giải phóng từ
thành thị đến nơng thơn, từ đất liền đến hải đảo, từ các căn cứ quân sự đến

các cơ sở sản xuất, hành chính, văn hố được tiến hành khẩn trương và kết
quả thu nhận được gần như nguyên vẹn. Tuy vậy, vẫn có một số cơng trình

hư hại, cơ sở bị địch phá hoại khi rút chạy, do bom đạn hai bên tàn phá, hoặc

do bọn người xấu lợi dụng cướp phá lúc “hỗn quân hỗn quan”, lúc chiến
tranh kết thúc.
Ở những vùng mới giải phóng, việc thành lập chính quyền cách mạng
và đồn thể quần chúng các cấp được thực hiện nhanh chóng. Tại các thành
phố lớn như Sài Gịn, Huế, Đà Nắng..., chính quyền cách mạng chính thức

tuyên bố thành lập chỉ vài ngày sau khi hồn tồn giải phóng.
Thành phố Huế và tồn tỉnh Thừa Thiên hồn tồn giải phóng ngày 26 tháng 3 năm 1975, chỉ hai ngày sau chính quyền cách mạng từ cấp tỉnh đến
15


các huyện, xã đã hoàn tất việc thành lập. Sài Gịn, thành phố lớn nhất của
miền Nam được hồn tồn giải phóng ngày 30 tháng 4 năm 1975, đến những

ngày đầu tháng 5 năm 1975, đã xây dựng được hệ thống chính quyền cách
mạng ở thành phố và trên tồn bộ vùng giải phóng miền Nam. Một hệ thống
chính quyền cách mạng từ trung ương, tức Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hoà miền Nam Việt Nam, đến các cấp cơ sở ở tỉnh, huyện, xã được

hình thành và giữ quyền kiểm sốt tồn bộ lãnh thổ miền Nam Việt Nam.

Các thành viên của chính quyền cách mang do co quan chính quyền cấp
trên chỉ định hoặc do tổ chức Đảng, đoàn thể cùng cấp cử ra. Mới đầu tại các
thành phố lớn, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, chính quyền cách

mạng duy trì chế độ qn quản, do đại diện quân
việc “quân sự hoá” các hoạt động xã hội. Tại các
quyền cách mạng được thành lập dưới hình thức
thời gian, khi tình hình tương đối ổn định, các

nhân nắm giữ và thực hiện
cấp cơ sở (xã, thơn), chính
các Ban Tự quản. Sau một
hoạt động xã hội đã dân

dan trở lại bình thường; các Uỷ ban Nhân dân Cách mạng
thế các Uỷ ban Quân nhân Cách mạng và Uỷ ban Tự quản.
ngày 21-1-1976 Uy ban Nhan dan Cách mạng thành phố do Võ
Chủ tịch tiếp nhận sự bàn giao của Uỷ ban Quân Nhân cách mạng
Đồng thời với việc xây dựng chính quyền cách mạng, các

lần lượt thay
Tại Sài Gịn,
Văn Kiệt làm

thành phố.
cấp đồn thể

quần chúng cách mạng cũng được thành lập và phát triển trong các vùng mới
giải phóng. Ở những nơi trước đã có các đồn thể hoạt động bí mật, nay ra

hoạt động cơng khai được củng cố, mở rộng thêm đội ngũ. Ở những nơi
chưa có cơ sở cách mạng, trong khơng khí phấn khởi sau ngày giải phóng,
đồng bào thành thị cũng như nơng thơn đều nơ nức gia nhập các đồn thể ©
cách mạng, hăng hái tham gia các hoạt động xây dựng cuộc sống mới. Các

đoàn thể quần chúng đều gia nhập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam.

_ Chính quyền cách mạng các cấp, đồn thể quần chúng
những biện pháp nhanh chóng ổn định tình hình chính trị - xã
và phát huy những thành quả cách mạng đã giành được, đồng
thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết, nhưng thận trọng đối với
từng cộng tác trong chính quyền Mĩ - ngụy.

đã thực hiện
hội, giữ vững thời với việc
những người

Trong suốt thời gian dài thống trị miền Nam, Mĩ - ngụy đã dụ đỗ, mua
chuộc, cưỡng bức một bộ phận nhân dân phải làm việc hoặc hợp tác với
chúng. Riêng ngụy quân, vào thời điểm đông nhất lên tới một triệu người.
Ngày 25-3-1975, một ngày sau khi Tây Nguyên được giải phóng, Chính
phủ Cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam Việt Nam cơng bố “Chính


sách Bảy điểm”, giải thích rõ “Chính sách Mười điểm” được cơng bố 1972,

nêu rõ thái độ của cách mạng đối với binh lính, sỹ quan các cấp trong quân

16


đội ngụy và gia đình của họ. Chính sách khẳng định chỉ trừ một số ít kẻ

ngoan cố, cam tâm làm tay sai cho MI, gây nhiều tội ác đối với nước, với
dân, đại diện là tập đoàn thống trị Nguyễn Văn Thiệu, cịn phần lớn binh

lính, sỹ quan bị lừa hoặc bị cưỡng bức. Chính quyền cách mạng hoan

nghênh những ai quay trở về với đân tộc, ghi nhận những người có cơng và
được khen thưởng tuỳ theo mức độ, khơng phân biệt đối xử. Ai có cơng đặc
biệt sẽ được thăng cấp. Ai vì lợi ích dân tộc mà gặp khó khăn sẽ được cách
mạng giải quyết, giúp đỡ. Ai đưa vốn ra kinh doanh, cách mạng khuyến
khích. Về với cách mạng, ai muốn có việc làm, sẽ được tạo điều kiện, ai
muốn tham gia công tác cách mạng sẽ được giao cho cơng việc thích hợp.

Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, chính quyền kêu gọi tất cả

những người làm việc trong bộ máy ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện

hoặc đăng kí trình diện và tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về pháp lí, tâm lí,
dư luận xã hội để họ tự giác thực hiện. Đại bộ phận trong họ đã ra trình diện
với chính quyền cách mạng. Phần lớn nhân viên trong bộ máy chính quyền
cũ được bố trí trở lại làm việc theo ngành nghề, nghiệp vụ cũ. Có nơi, như Sở
Bưu điện Thành phố Huế, hầu hết nhân viên cũ xin ở lại tiếp tục làm việc.


Song có bộ phận nhỏ nhân viên cịn mặc cảm, nghỉ ngại; có bộ phận nhỏ

khác ngoan cố lẩn trốn, tìm cách chống lại. Chính quyền cách mạng một mặt

kiên trì thuyết phục, mặt khác kiên quyết trừng trị những kẻ chống lại, truy
tìm những kẻ ngoan cố lần trốn.
Ngày 25-5-1976, một năm sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng,
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam Việt Nam cơng bố tồn
bộ chính sách đối với những người làm việc trong quân đội, chính quyền và

các đảng phái, tổ chức chính trị của chế độ cũ. Chính sách này, ngồi việc
khẳng định lại những điều đã cơng bố từ trước, cịn nêu cụ thể thêm những
điều quy định về việc khôi phục quyền công dân đối với những người không
thuộc diện ác ôn nguy hiểm đã học tập, cải tạo tốt, hoặc được hưởng chế độ
quản thúc từ 6 tháng đến 1 năm đối với những người không thuộc diện ác ôn
nguy hiểm được cơ quan hoặc gia đình bảo lãnh. Số cịn lại, trừ những người
phải xử lí theo pháp luật, đều qua lớp cải tạo tập trung 3năm.
Mặt khác, chính quyền cách mạng được hậu thuẫn của nhân dân, đã tiến
hành những biện pháp kiên quyết, có hiệu quả nhằm trấn áp bọn phản cách
mạng và đập tan từ trong trứng âm mưu gây bạo loạn của chúng, kiên quyết
trừng trị bọn tư sản mại bản đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường có hại cho

sản xuất, cùng bọn có tội ác về chính trị và có hành động phá hoại hiện

hành. Nhờ đó mà vấn đề an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, mọi
sinh hoạt của nhân dân ở các vùng nông thôn và thành thị, ở Sài Gòn và các
thành phố khác, nhanh chóng trở lại bình thường.

3TLSVN-T8


17


Được sự hướng dẫn và giúp đỡ của Nhà nước, hàng triệu đồng bào trong
thời gian chiến tranh bị dồn vào các “ấp chiến lược” hay bỏ chạy vào các

thành phố khơng có việc làm, hàng chục vạn đồng bào khác trong những
ngày quân ta tổng tiến công, bị bọn ngụy quân bức ép di cư từ vùng này sang
vùng khác... được hồi hương, trở về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi
xây dựng vùng kinh tế mới.

Tính đến tháng 7-1976, riêng ở Sài Gòn, Uỷ ban nhân dân cách mạng
đã giúp khoảng 50 vạn đồng bào trở về quê cũ làm ăn. Ở những vùng mới

giải phóng, có hàng chục vạn người thất nghiệp được thu xếp việc làm, hàng

vạn nạn nhân của lối sống và văn hoá đồi truy dưới chế độ cũ được phục hồi
nhân phẩm cũng được thu xếp việc làm.
Để từng bước giải quyết nạn thất nghiệp, chính quyền cách mạng tổ

chức cho nhân dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, chủ yếu là dân thành thị.

Nhà nước chủ trương đưa cả một bộ phận dân cư miền Bắc vào khai phá các

vùng đất đai chưa được khai phá ở miền Nam. Đây là sự phân bố lại lực
lượng lao động sản xuất tạo ra một sự kết hợp hợp lí giữa lao động và đất
đai. Chỉ trong vài năm, chúng ta đã đưa được 1.300.000 người từ các nơi
trong cả nước đến các vùng kinh tế mới và họ đã khai hoang, phục hố được
ngót một triệu hécta đất. Uỷ ban Nhân dân Thành phố Sài Gòn vạch kế

hoạch đưa trên một triệu đồng bào không trực tiếp lao động sản xuất đi xây

dựng vùng kinh tế mới và khẳng định kế hoạch đó có được thực hiện thì mới

có thể ổn định và cải thiện được đời sống của nhân dân thành phố. Hơn một

năm sau, đến tháng 6-1976, Sài Gòn đã tổ chức cho gần 30 vạn dân đi các

vùng kinh tế mới, lập thành 94 xã, trong đó 82 xã đã ổn định về đất canh tác
và thổ cư”, Hàng vạn thanh niên vào các đội thanh niên xung phong đi giúp

các vùng di dân ổn định đời sống và xây dựng vùng quê hương mới.

Sự thiếu đói trong nhân dân vốn có từ trước, đến giai đoạn kết thúc
chiến tranh càng trở nên trầm trọng. Chính quyền cách mạng đã sử dụng mọi
biện pháp tập trung lương thực, kịp thời chống đói. Chỉ tính riêng thành phố
Sài Gịn, Uỷ ban Nhân dân đã tổ chức cứu trợ cho trên 3.260.000 lượt người

với 25.446 tấn gạo.

Chính quyền cách mạng thực hiện một loạt biện pháp nhằm khuyến

khích sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Chính quyền
tịch thu tồn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động và tư sản mại bản,
bọn cầm đầu các tổ chức ngụy quân ngụy quyền và của những phần tử chạy

trốn ra nước ngoài. Tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, ruộng đất
được đem chia cho nơng dân thiếu ruộng và cho các tập đồn sản xuất.

0` Báo Sài Gịn giải phóng, SỐ ra ngày 23 - 6 - 1976.

18


Chính quyền cách mạng quốc hữu hố ngân hàng, giải thể tất cả các ngân
hàng tư nhân, tập trung toàn bộ tín dụng vào tay Nhà nước; xố bỏ tiền ngụy,
thay bằng đồng tiền cách mạng (22-9-1975); tuyên bố xoá bỏ bóc lột phong
kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nơng dân. Chính quyền
cách mạng nắm giữ, quản lí các cơ sở kinh tế lớn, có ý nghĩa then chốt, giữ

độc quyền đường biển, đường sắt, đường khơng; nắm tồn bộ xuất nip

khẩu; quản lí vật tư, hàng hoá thiết yếu, như xăng dầu, sắt thép, phân bón..
bước đầu quản lí lương thực.

Chính quyền cách mạng rất chú trọng khôi phục sẵn xuất nông nghiệp để

đáp ứng nhu cầu cấp bách trước mắt và lâu dài của nhân dân về lương thực.

-Hưởng ứng chủ trương đó của cách mạng, ở hầu khắp các vùng nông
thôn miền Nam dấy lên phong trào của quần chúng tháo gỡ bom mìn, khai

hoang, phục hố, làm thuỷ lợi, thâm canh, tăng vụ. Nơng dân được tổ chức

thành các tập đồn sản xuất, các tổ đổi công, vần công.
Tây Nguyên, vùng giải phóng đầu tiên đã đạt được những thành tích

đáng kể. Toàn tỉnh Kon Tum cấy lúa xuân vượt 30% mức kế hoạch, chỉ vài

tháng sau khi giải phóng đã khai hoang phục hoá trên 7.000 hécta để chuẩn


bị sản xuất vụ mùa, đào đắp gần 300 con đập, nạo vét, tu sửa trên 100 cây số
mương máng. Đắc Lắc tăng diện tích trồng trọt lên 1/3 so với trước giải
phóng. Quảng Đà (tức Quảng Nam - Da Nang) sau hai tháng giải phóng đã
khai phá được hơn 2.000 hécta. Ở Thành phố Sài Gòn, năm 1976 khai phá
được 10.000 hécta, đưa diện tích gieo trồng tăng 17.000 hécta so với năm
1975. So với năm 1975, năm 1976 Thành phố có sản lượng lương thực tăng

82%, diện tích trồng rau xanh tăng 60,6%, chăn nuôi tăng 27%. Đến năm

1976, nhân dân Thành phố đã đóng góp 2,5 triệu rưỡi ngày cơng làm thuỷ

lợi, đào đấp 4,7 triệu mét khối đất, xây dựng 50 kênh cấp I, 62 kênh cấp II,

93 kênh cấp II, với chiều dài 180 cây số, nạo vét 80 kênh rạch, đắp 140 cây

số bờ bao, 44 đập ngăn nước mặn, thành lập 500 tập đoàn sản xuất, 200 tổ

đổi công, vần công, thu hút 9.000 hộ gia đình tham gia với 18.000 lao động
chính, 20.000 lao động phụ. Kết quả là “từ chỗ miền Nam có năm nhập tới

800.000 tấn lương thực đã có thể vươn lên bảo đảm lương thực, đủ ăn cho số
dân đã tăng trên 24 triệu người”0),
Các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp Nhà n nước và tư nhân
được Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để trở lại hoạt động và đã có
những cố gắng trong việc khắc phục khó khăn về nguyên liệu, nhiên liệu,

phụ tùng thay thế... Đến 1976, gần 400 xí nghiệp lớn nhỏ ở Sài Gịn trở lại
hoạt động.

Œ` Tạp chí Qn đội Nhân dân, số 7 - 1976, tr. 59.


19



×