Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ : Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.94 KB, 4 trang )

ĐỀ : Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim
Lân.


* DÀN BÀI GỢI Ý
1. Chân dung :
- Người vợ nhặt trong tác phẩm là con số không tròn trĩnh: không tên tuổi, không
quê hương, không quá khứ. Từ đầu đến cuối tác phẩm cô chỉ được gọi là: cô ả, thị,
người đàn bà … Quá khứ mà chị ta có cũng chỉ là một lần chọc ghẹo với Tràng và
“thị liếc mắt cười tít”.
- Chân dung chị hiện ra ngay từ đầu là những nét không mấy dễ nhìn: “gầy vêu
vao”, “ngực gầy lép”, “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt”, “quần áo thì rách như tổ
đỉa”
- Điệu bộ : “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói”, “đứng cong cớn trước mặt hắn”,
ăn nói chỏng lỏn, ghê gớm: “bỏ bố”, “sợ gì”….
- Là một người đói, đói đến mức quên cả ý tứ, sĩ diện tối thiểu của một con người.
Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, nhưng để có tình nghĩa người ta cần có thời
gian để thấu hiểu nhau. Trong hoàn cảnh khốn cùng, cái đói đã đẩy người đàn bà
đến chỗ theo

không một người đàn ông về làm vợ → Tràng, một người đàn ông xa lạ bỗng dưng
trở thành cái phao cuối cùng, là tất cả hi vọng của người đàn bà tội nghiệp này.
2. Sự đổi thay :
- Người đàn bà khốn khổ này trao thác thân phận mình cho Tràng chỉ bằng 4 bát
bánh đúc và một câu nói đùa → đến với Tràng trước hết như đến với một nơi
chốn có thể

nương tựa lúc đói kém … Kim Lân đã rất tinh khi thi thoảng điểm vào truyện một
vài thất vọng thầm kín của người vợ nhặt ấy trước gia cảnh khốn cùng của nhà
chồng :
+ Một tiếng thở dài cố nén trong cái ngực gầy lép nhô hẳn lên, trước túp nhà rách


nát và rúm ró.
+ Cách nhếch mép cười nhạt nhẽo và nét mặt bần thần khi bước vào nơi ở của anh
chàng vừa nãy thôi còn vỗ túi hớn hở “rích bố cu”.
+ Hai con mắt thoáng tối lại khi được bà lão mời ăn cháo cám.
- Chị đã trở thành một người đàn bà khác kể từ khi làm vợ Tràng (so với Tràng,
người vợ nhặt đến với cuộc sống gia đình với nhiều phấp phỏng hơn).
+ Trên con đường (“đưa dâu”) từ chợ về qua xóm ngụ cư, người đàn bà cong cớn
trơ trẽn ở chợ bỗng trở nên e dè, ngượng ngập, và có khó chịu lắm trước những tò
mò trêu chọc thì cũng chỉ dám càu nhàu trong miệng – khẽ đến mức Tràng đi bên
cạnh cũng không nghe thấy.
+ Đôi mắt tư lự khi bỡ ngỡ đặt bước chân lên con đường mới, dáng điệu khép nép
ngồi mớm ở mép giường và tiếng chào u lúng túng … -> Người đàn bà gầy rạc,
xám xịt và rách rưới kia bỗng có cảm giác của một nàng dâu mới.
+ Sự thay đổi ở người vợ nhặt khiến Tràng phải ngạc nhiên : “Tràng nom thị hôm
nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực, không còn gì là vẻ
chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ngoài tỉnh”
- Cuộc đời dưới cái nhìn của Kim Lân éo le mà nhân hậu: chị vợ kia chịu đi theo
một người đàn ông xấu xí và xa lạ thoạt đầu như để tránh sự cô đơn, sự đói. Nhưng
về đến

nhà chồng, cái cảnh đói xem ra không tránh được. Nhưng cuộc đời bất ngờ dành
cho chị một sự đền bù: không thoát được đói rách nhưng dần dần chị đã có được
tình thâm, có được tình thương, có được ý thức bổn phận với những con người
khác → trong đói khát tột cùng tình thương quí hơn bát cơm manh áo, chính tình
thương khiến những con người khốn khổ được sống như những con người.
- Một chi tiết khiến người đọc không thể quên ở người vợ nhặt là chi tiết chi bưng
lấy bát chè cám mà người mẹ chồng đưa cho. Hai con mắt chị “tối lại” nhưng
ngay lúc đó chị “điềm nhiên và vào miệng” → Chị không muốn làm mất đi niềm
vui của người mẹ già nua kia.
=> Người vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa. Bóng dáng của chi hiện lên gợi

lên một sự ấm áp. Chị mang đến một làn gió tươi mát cho cuộc sống tối tăm bên
bờ cõi chết

×