Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.38 KB, 3 trang )
Bố cục - hội họa và nhiếp ảnh?
Để trả lời cho câu hỏi về sự khác nhau giữa bố cục một bức tranh và
khuôn hình của một tấm ảnh sẽ tốn rất nhiều giấy mực, hay nói một cách
hiện đại hơn là sẽ mất rất nhiều giờ internet và hao mòn bàn phím.
Chặng đường để đi tới kết luận cuối cùng còn dài hay thậm chí ta không thể
có một kết luận rõ ràng. Câu hỏi đặt ra rất lý thú và chúng ta hãy cùng nhau
giải đáp.
Có người nói "Đỉnh cao của Nhiếp Ảnh là Hội hoạ", câu nói này đúng trong
giới hạn thể hiện của nghệ thuật muốn mang lại cảm xúc cho người xem.
Nhưng đứng về mặt kỹ thuật đơn thuần thì giữa Hội hoạ và Nhiếp ảnh có tồn
tại nhiều sự khác biệt.
Sự chuẩn bị mang tính hiển nhiên của một hoạ sĩ trước khi thể hiện ý tưởng
của mình là lựa chọn vật liệu với một bề mặt thích hợp (Toan, lụa, giấy )
cũng như một khung tranh với kích thước hoàn toàn đặc biệt. Chính trong
khung tranh này người hoạ sĩ sẽ thể hiện cảm xúc của mình. Người hoạ sĩ
chịu trách nhiệm về khuôn khổ của khung vẽ, giống như nhà nhiếp ảnh lựa
chọn cuộn phim để thể hiện những gì mình nhìn thấy, cảm nhận được bằng
tâm hồn mình. Với một nhiếp ảnh gia thì khuôn hình hoàn toàn là biểu hiện
mang tính vật lý thông qua khuôn ngắm của máy ảnh - một khái niệm mang
tính mặc định trước. Còn với hoạ sĩ thì khung tranh chỉ đơn thuần là ý niệm,
là sự sáng tạo của hình ảnh.
Vậy sự khác biệt nằm ở đâu trong bố cục?
1. Ta không thể chọn lựa một khuôn khổ tranh mang tính tiêu chuẩn cho hội
hoạ
2. Để cho hội hoạ và nhiếp ảnh gần lại nhau thì có lẽ nên lựa chọn một
khung vẽ có tỉ lệ gần với tỉ lệ của kích thuớc khuôn ngắm của máy ảnh?
3.Một bức tranh có thể không thể hiện một điều gì đó thật cụ thể nhưng một