Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Bài giảng Quản lý tổng hợp lưu vực sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.82 MB, 204 trang )

1/28/2022

Bộ mơn Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Integrated River Basin Management

TS. Nguyễn Thị Thu Nga
Hà Nội, 2021

Giới thiệu chung về mơn học


Số tín chỉ : 3 (2-0-1)



Số tiết : Tổng: 45; trong đó LT: 30; BT: 15 ;



Chương trình đào tạo ngành bắt buộc cho ngành: V, G



Đánh giá: Điểm quá trình: 30%
Điểm thi kết thúc: 70%



Hình thức thi: tự luận (học trực tiếp) hoặc vấn đáp (học trực


tuyến)

1


1/28/2022

Nội dung tóm tắt mơn học


Nội dung tóm tắt mơn học ( Tiếng việt) :
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về quản lý tổng hợp lưu vực
sông và phương pháp tiếp cận ở Việt Nam.



Nội dung tóm tắt mơn học ( Tiếng anh) :
Providing students with basic knowledge
on integrated river basin management
and approach methods applying in
Vietnam.

Nội dung chi tiết môn học


Chương I. Các khái niệm và định nghĩa




Chương II. Quản lý bảo vệ tài nguyên nước, đất và lưu
vực sông



Chương III. Quy hoạch và quản lý lưu vực sơng



Chương IV. Mơ hình tốn sử dụng trong quản lý lưu vực
sơng



Chương V. Luật pháp, chính sách, thể chế và tổ chức
quản lý tài nguyên nước và quản lý lưu vực sông ở Việt
Nam

2


1/28/2022

Giáo trình và tài liệu tham
khảo


Nguyễn Văn Thắng (Chủ biên): Quản lý tổng hợp lưu vực
sông , NXB Nông nghiệp, năm 2005




Integrated Watershed Management: Principles and
Practice by Isobel W Heathcot John Wiley & Sons, Inc
1998 (Bản dịch)



Các tài liệu khác do giảng viên cung cấp

Chương 1:
Các khái niệm cơ bản

3


1/28/2022

Lưu vực sơng


Là phần diện tích mặt đất mà nước trên
đó sẽ chảy ra sơng (kể cả nước mặt và
nước ngầm).



Về hình thái, một con sơng được chia ra:



Vùng thượng lưu



Vùng trung lưu



Vùng hạ lưu

Sơ họa một lưu vực sông

Đường phân lưu
Sơng nhánh

Sơng chính

Cửa ra lưu vực

4


1/28/2022

Chức năng của sông và lưu vực
sông





Đối với tự nhiên, sơng có chức năng chủ yếu là chuyển tải nước và
các loại vật chất từ nguồn tới vùng cửa sông, thường là biển. Đối với
con người và hệ sinh thái, sơng có chức năng:


Cung cấp nơi ở cho cá và các sinh vật của hệ sinh thái nước; nơi diễn ra
các hoạt động sinh sống, nghỉ ngơi và giải trí của người dân sống ven sông



Cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng của con người và cho hệ sinh thái
nước và các hệ sinh thái ven sơng



Có khả năng chuyển hóa các chất ơ nhiễm thơng qua sự tự làm sạch của
nước sông

Lưu vực sông là nơi cư trú của con người và thế giới sinh vật, cung
cấp các tài nguyên đồng thời là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất
thải do q trình sơng của con người và các sinh vật thải ra tạo dựng
sự cân bằng của các quá trình sinh thái

Tài nguyên của lưu vực sông
Tài nguyên nước
 Tài nguyên đất
 Tài nguyên sinh thái (rừng, các hệ động thực
vật trên cạn và dưới nước)
 Tài nguyên khoáng sản



Tất cả các tài nguyên tự nhiên của lưu vực sơng đều
có mối liên quan với nhau trong quá trình hình
thành cũng như biến đổi dưới tác động của các quy
luật tự nhiên cũng như các hoạt động của con
người.
Vì vậy, LVS từ một vùng địa lý đã trở thành một HT
ln kết dính với nhau.

5


1/28/2022

Bài tập thực hành nhóm
Tìm hiểu và lấy ví dụ về:


Vai trị của lưu vực sơng đối với phát triển
kinh tế xã hội



Các hoạt động khai thác sử dụng tài
nguyên trên lưu vực sông ảnh hưởng tới
lưu vực

Khái niệm QLTHLVS
 Theo


Global Water Partnership:

 QLTHLVS

là một q trình mà trong đó con
người phát triển và quản lý tài nguyên nước,
đất và các tài nguyên khác nhằm đạt được
hiệu quả tối ưu của các thành quả kinh tế xã
hội một cách công bằng mà không đánh đổi
bằng sự bền vững của các hệ sinh thái then
chốt.

6


1/28/2022

Khái niệm QLTHLVS


Theo J. Buston:
 QLTHLVS

bao hàm việc các nhà hoạch định chính
sách xem xét tất cả các khía cạnh về các nguồn
tài nguyên có trên lưu vực, nhu cầu sử dụng các
nguồn tài nguyên đó theo cách tiếp cận hệ sinh
thái nhằm đảm bảo những sự lựa chọn phương
án phát triển kinh tế xã hội có hiệu quả lâu dài
thông qua sự phát triển các mối quan hệ hài hòa

giữa các hộ sử dụng tài nguyên và giữa cộng
đồng dân cư sống trên lưu vực.

Nhận xét


QLTHLVS là sự hợp tác trong quản lý
và khai thác sử dụng các nguồn tài
ngun có trên tồn bộ lưu vực một
cách hợp lý, hiệu quả và cơng bằng
để đạt được lợi ích kinh tế và xã hội
mà không làm tổn hại đến sự bền
vững của hệ sinh thái.

7


1/28/2022

Mục đích của QLLVS
bảo vệ các chức năng của sơng và
lưu vực sông
 quản lý và sử dụng bền vững tài
nguyên nước trong mối quan hệ với
đất và các tài nguyên sinh thái khác
 hạn chế suy thoái và duy trì mơi
trường của sơng và lưu vực sơng bền
vững cho các thế hệ hiện tại và
tương lai



Yêu cầu của QLLVS







Phối hợp các chính sách, chương trình và các
hoạt động trong mối quan hệ của QLTHLVS
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
Khuyến khích sử dụng bền vững các tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước trong
mối quan hệ với đất và các tài nguyên tự
nhiên khác
Xác định và phục hồi những nguồn tài nguyên
thiên nhiên bị suy giảm và xuống cấp
Cung cấp đất canh tác ổn định, cung cấp đủ
nước với chất lượng đảm bảo, bảo vệ lớp phủ
thực vật trong lưu vực

8


1/28/2022

Các hoạt động chủ yếu
Ngăn ngừa và chặn đứng sự xuống cấp
của các tài ngun hiện có của lưu vực

sơng
 Tạo phương thức phù hợp để sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên trong khả năng của chúng
 Đưa ra các biện pháp để giảm thiểu tác
động tiêu cực gây ra từ việc gia tăng
sử dụng tài nguyên của con người
trong các thập kỷ gần đây


Lợi ích của quản lý lưu vực
sông


Cấp nước:




cả ba nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở
LVS đều được khai thác sử dụng.

Chất lượng nước:


kiểm soát chặt chẽ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
nước do các hoạt động của con người và vấn đề sử dụng đất
trong lưu vực

9



1/28/2022

Lợi ích của quản lý lưu vực sơng (tiếp)



Kiểm sốt lũ:
 quan

tâm đến các vùng đầu nguồn và
bảo vệ các vùng đất ngập nước.



Kiểm soát bồi lắng:
 Kiểm



soát bồi lắng lịng sơng, lịng hồ

Giao thơng thuỷ:
 Kiểm

sốt các hoạt động xả thải gây ô
nhiễm môi trường nước, đặc biệt là sự
cố tràn dầu.


Lợi ích của quản lý lưu vực sơng (tiếp)


Phát triển kinh tế với các cơng trình thuỷ
điện-thuỷ lợi



Đa dạng sinh học:


Quan tâm đến môi trường cư trú của các vùng
ven sông, các vùng đất ngập nước



tăng số lượng động thực vật hoang dã,



tránh sự suy thoái nơi cư trú của các loài động
thực vật hoang dã nguy cấp.

10


1/28/2022

Lợi ích của quản lý lưu vực sơng (tiếp)




Cá và các sinh vật thuỷ sinh khác:




Bảo tồn sinh cảnh:




có các hoạt động làm giảm các ảnh hưởng và
cải thiện, bảo tồn loài cá cũng như các sinh vật
thuỷ sinh khác.
các LVS khi được bảo vệ tốt sẽ phục vụ cho
nhiều mục đích như giải trí, bảo vệ sinh cảnh
hoang dã, lọc nước và lưu giữ nước.

Giải trí-du lịch:


các hoạt động quản lý LVS ở phía hạ lưu sẽ giúp
đảm bảo cấp nước đầy đủ và bảo vệ chất lượng
nước, ngoài ra cịn có thể đem lại lợi ích cho
các hồ chứa, làm tăng giá trị của chúng đối với
các hoạt động giải trí như bơi thuyền và câu cá.

Vai trị của lưu vực sông trong bối
cảnh phát triển của quốc gia



Các lưu vực sông lớn ở Việt Nam:






LVS Mêkông (đa quốc gia)
LVS Hồng-Thái Bình (đa quốc gia)
Các lưu vực sơng Cả, sông Mã, sông Hương,
sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Cái –
Nha trang, sông Kôn – Hà Thanh, sông Ba,
sông cái- Phan Rang, sông Đồng Nai

Các LVS nhánh:


Sông Cầu, sông Nhuệ-Đáy, Đà

11


1/28/2022

Vai trị của lưu vực sơng trong bối
cảnh phát triển của quốc gia



Các hoạt động phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn
vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của LVS




Các nguồn tài nguyên


Tài nguyên nước



Tài nguyên đất



Tài nguyên khoáng sản

Các hoạt động kinh tế:


Nơng nghiệp



Khai thác gỗ




Thủy sản



Khai thác khống sản



Thủy điện

Q trình phát triển QLLVS
Trên thế giới có hàng trăm tổ chức QLLVS
 QLLVS ở Việt Nam:




Ủy ban quốc tế sông Mê Kông thành lập năm 1957



Ủy ban trị thủy sông Hồng thành lập năm 1960



1998: ban hành Luật Tài nguyên nước



2002: thành lập 3 ban QLLVS của các LVS HồngThái Bình, LVS Đồng Nai, LVS Cửu Long




2012: luật TNN sửa đổi



2007-2009: thành lập UBBVMT sông Cầu, Đồng Nai,
Nhuệ-Đáy

12


1/28/2022

Quản lý tổng hợp tài
nguyên nước

Vấn đề chung



Áp lực về TNN tăng nhanh do sự phát triển dân số, các hoạt
động kinh tế và sự cạnh tranh giữa các hộ dùng nước



Khai thác nước tăng nhanh gấp đôi tốc độ tăng dân số và
hiện nay một phần ba dân số thế giới chịu áp lực về nước từ
vừa đến cao




Ô nhiễm làm tăng sự khan hiếm về nước và giảm khả năng
sử dụng nước ở hạ lưu



Thiếu quản lý về nước, tập trung phát triển nguồn mới thay
vì quản lý nguồn cũ, hay cách tiếp cận từ trên xuống gây
nên sự phát triển và quản lý nguồn rời rạc



Càng phát triển nhiều càng tác động đến môi trường



Các vấn đề hiện nay về sự đa dạng và sự thay đổi của khí
hậu yêu cầu tăng cường cải thiện quản lý nguồn nước để đối
mặt với lũ và hạn

13


1/28/2022

Các sự kiện khủng hoảng về
nước











Con người chỉ có thể sử dụng 0.4% tổng lượng nước
trên thế giới
Hơn 2 tỉ người bị ảnh hưởng do thiếu nước ở trên 40
quốc gia
263 lưu vực sông đa quốc gia
2 triệu tấn chất thải bị đổ xuống dòng nước mỗi ngày
Một nửa số dân ở những nước đang phát triển phải
đối mặt với các nguồn nước ô nhiễm làm gia tăng
bệnh tất
90% thảm họa tự nhiên vào thập kỷ 90 có liên quan
đến nước
Dân số trong 50 năm nữa sẽ tăng từ 6 tỷ lên 9 tỷ,
chính là động lực chủ yếu để quản lý TNN

Thách thức chính

Sinh kế

Tài nguyên

14



1/28/2022

Các vấn đề chính trong quản lý
nước


Khủng hoảng về cơ chế quản lý nước



An ninh về nước cho mọi người



An ninh về nước cho sản xuất lương thực



Bảo vệ các hệ sinh thái thiết yếu



Sự khơng bình đẳng giới

Các ngun tắc QLTHTNN


Lấy các nguyên tắc Dublin làm cơ sở.



Chúng được nghiên cứu cẩn thận tại Hội thảo
quốc tế về Nước và Mơi trường tại Dublin,
1992.



Chúng có mục đích thúc đẩy sự thay đổi các
khái niệm và thực tế; chúng được xem là cơ
bản đối với việc cải thiện quản lý TNN



Các nguyên tắc này không phải là các nguyên
tắc tĩnh; mà cần được cập nhật và bổ sung
trong quá trình thực hiện trong thực tế

15


1/28/2022

Các nguyên tắc QLTHTNN


Các nguyên tắc được hỗ trợ toàn cầu







Các nguyên tắc Dublin đóng góp đáng kể vào
các kiến nghị của Agenda 21 (Chương 18 về
nước ngọt) tại Hội nghị LHQ về Môi trường và
Phát triển tại Rio de Janeiro, 1992.
Kể từ đó, các nguyên tắc này (được gọi là
các nguyên tắc Dublin – Rio) được hỗ trợ
toàn cầu trong các cộng đồng quốc tế là
những nguyên tắc hướng dẫn thực hiện
IWRM.
Gần đây hơn, chúng được phát biểu lại và chi
tiết hơn tại các hội thảo nước của tế ở
Harare và Paris, 1998, và do Ủy ban LHQ về
Phát triển Bền vững (CSD) tại “Rio+5” theo
sau hội nghị 1998.

4 nguyên tắc Dublin




Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài nguyên
hữu hạn và dễ bị xâm phạm, rất thiết
yếu để duy trì sự sống, phát triển và mơi
trường
Ngun tắc 2: Phát triển và bảo vệ tài
nguyên nước phải dựa trên phương pháp
tiếp cận có sự tham gia của tất cả các

thành phần bao gồm những người dùng
nước, người lập quy hoạch và người xây
dựng chính sách ở tất cả các cấp.

16


1/28/2022

4 nguyên tắc Dublin


Nguyên tắc 3: Phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc
cung cấp, quản lý và bảo vệ nguồn nước



Nguyên tắc 4: Nước có giá trị kinh tế trong mọi hình
thức sử dụng và cần phải được xem như một loại hàng
hóa có giá trị kinh tế cũng như giá trị về mặt xã hội

Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài nguyên
hữu hạn và dễ bị xâm phạm


Phương pháp tiếp cận toàn diện






Xem xét tất cả các đặc trưng của vịng tuần hồn
thủy văn và tương tác với các tài nguyên thiên
nhiên khác và hệ sinh thái.
Xem xét các nhu cầu sử dụng và các nguy cơ đe
dọa nguồn nước

Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn:





Nước ngọt là hữu hạn do vịng tuần hồn nước
cho một lượng nước cố định trong một khoảng
thời gian
Các hoạt động của con người khơng làm thay đổi
lượng nước (ví dụ như làm ngọt hóa nước biển đã
được thực hiện ở một vài nơi nhưng quy mơ rất
nhỏ)
Nước ngọt có thể được xem là tài sản tự nhiên, vì
thế cần được bảo tồn để đảm bảo các dịch vụ nó
cung cấp được duy trì

17


1/28/2022

Tổng lượng nước (km3/năm)


Tài ngun nước các sơng chính
Sơng

Diện tích (km2)

Trong nước

Ngồi vào

Tồn bộ

Bằng- Kỳ Cùng

12.880

7,19

1,73

Hồng-Thái Bình

168.700

93,0

44

137


Mã-Chu

28.400

15,76

4,34

20,1

Cả

4,74

24,2

8,92

27.200

19,46

Gianh

4.680

8,14

8,14


Quảng Trị

2.660

4,68

4,68

Hương

2.830

5,64

5,64

10.350

19,3

19,3

Vệ

1.260

2,36

2,36


Trà Khúc

3.189

6,19

6,19

An Lão

1.466

1,64

1,64

Cơn

2.980

2,58

2,58

Kỳ Lộ

1.920

1,45


1,45

13.800

10,36

10,36

Thu Bồn

Ba
Cái (Nha Trang)

1.900

1,9

1,9

Cái (Phan Rang)

3.000

1,72

1,72

Lũy

1.910


0,82

0,82

Cái (Phan Thiết)

1.050

0,488

0,488

Đồng Nai

44.100

29,2

1,4

30,6

Mê Kông

795.000

20,6*

500


520,6

(*): khơng tính ở Tây Ngun

18


1/28/2022

Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài
nguyên hữu hạn và dễ bị xâm phạm
(tiếp) Ảnh hưởng do các hoạt động của con người:
Tiêu cực: Làm giảm nguồn nước và chất lượng nước, ví dụ
như khai thác nước ngầm, làm ơ nhiễm nước mặt và nước
ngầm và thay đổi việc sử dụng đất (trồng rừng, phá rừng, đơ
thị hóa) làm thay đổi chế độ dịng chảy
 Tích cực: Điều tiết dịng chảy theo thời gian và không gian
 Đối với nước sử dụng khơng tiêu hao sẽ tạo ra dịng hồi quy,
có thể tái sử dụng nâng cao hiệu quả


Nguyên tắc 1: Nước ngọt là tài
nguyên hữu hạn và dễ bị xâm phạm
(tiếp)


Các quan hệ sử dụng nước thượng lưu – hạ lưu:



Việc khai thác quá mức hoặc gây ô nhiễm nước từ
thượng lưu sẽ làm giảm khả năng sử dụng nước ở hạ lưu

Cần có cơ chế giải quyết mâu thuẫn để hòa giải
giữa nhu cầu thượng lưu và hạ lưu
Tiếp cận thể chế tồn diện:
 Cần có sự phối hợp quản lý các hoạt động của con
người tạo ra nhu cầu nước, sử dụng đất và rác
thải.
 Để tạo ra nền kinh tế chính trị nhạy cảm với nước
yêu cầu ra chính sách phối hợp ở tát cả các cấp
 Cần có cơ chế đảm bảo chi phí nước và sự bền
vững được xem xét trong mọi lựa chọn sản xuất
và tiêu thụ
 Phát triển khung thể chế có khả năng tích hợp hệ
thống con người – kinh tế - xã hội và chính trị




19


1/28/2022

Nguyên tắc 2: Phương pháp tiếp cận có sự
tham gia của tất cả các thành phần





Sự tham gia thực sự:


Chỉ khi các bên liên
quan tham gia vào quá
trình ra quyết định



Phụ thuộc vào phạm vi
không gian, quyết định
đầu tư và bản chất nền
kinh tế chính trị

Sự tham gia hơn là sự
tư vấn:


Sự tham gia của tất cả
các bên liên quan chứ
không chỉ là đi lấy ý
kiến

Nguyên tắc 2: Phương pháp tiếp cận có sự
tham gia của tất cả các thành phần (tiếp)


Đạt được sự đồng thuận








Tạo ra cơ chế và năng lực để có sự tham gia





Là pp duy nhất có thể đạt được sự đồng thuận kéo dài
Điều này chỉ có thể đạt được nếu các bên nhận thức được tài
nguyên là của chung và mỗi bên phải từ bỏ một số mong muốn
của mình
Khơng phải lúc nào cũng đạt được sự đồng thuận, khi đó phải
có cơ chế phân xử phù hợp
Các cấp chính quyền phải có trách nhiệm để thu hút sự tham
gia của các bên liên quan
Đồng thời tạo ra năng lực (kể cả tài chính)

Chọn được cấp độ thấp nhất tương ứng



Đối với một số việc ra quyết định thì mức thấp nhất là hộ gia
đình hoặc trang trại (Phụ thuộc vào cơ chế và thơng tin)
Đối với các lưu vực sơng quốc tế thì cần có ủy ban đa quốc gia
hoặc cơ chế giải quyết mâu thuẫn


20


1/28/2022

Ví dụ


Khi xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên sông
Vu Gia - Thu Bồn, tại sao Cục Quản lý tài nguyên nước
phải tổ chức tham vấn các bên liên quan? Kể tên các cơ
quan, tổ chức, cá nhân mà em biết có liên quan đến vấn
đề này.

Ví dụ:
Tạo các cơ chế tham gia
Bang Guanajuato, Mexico đã thiết lập Ủy ban Kỹ thuật
Nước ngầm (Comite’ Te’cino de Aguas Subterra’neas-Cotas)
để mở ra một diễn đàn mà ở đó những người sử dụng nước
và các nhân viên chính phủ nhóm họp tìm kiếm giải pháp
cho các vấn đề sử dụng và phân phối nước sai mục đích. Nó
cũng là một diễn đàn mà ở đó những người sử dụng nước và
chính quyền có kênh đối thoại trực tiếp từ trên xuống dưới
và ngược lại. Điều này tạo ra khả năng thực hiện các quyết
định điều hành một cách đồng thuận.

21



1/28/2022

Nguyên tắc 3: Vai trò quan trọng
của phụ nữ






Sự liên quan của phụ nữ đối với việc ra quyết định


Tùy thuộc vào đặc điểm nền văn hóa



Đã được nêu lên từ lâu nhưng chưa có cơ chế và
hành động để bình đẳng giới trong QLTHTNN

Phụ nữ là những người sử dụng nước


Phụ nữ đóng vai trị chủ chốt trong việc lấy nước, giữ
nước trong sinh hoạt và nơng nghiệp



Nhưng có ít ảnh hưởng hơn nam giới trong việc phân
tích vấn đề, ra quyết định liên quan đến TNN




Vì vậy, cần có cơ chế mở rộng hơn nữa sự tham gia
của phụ nữ trong QLTHTNN

QLTHTNN đòi hỏi sự nhận thức về giới

Nguyên tắc 3: Vai trò quan
trọng của phụ nữ (tiếp)


Hộp 1: Ở các nước đang phát triển,
hầu hết lương thực là do nữ nông dân
sản xuất

Phụ nữ sản xuất từ 60 đến 80% lương thực ở các
nước đang phát triển, mặc dù vai trị của nữ
nơng dân thường bị bỏ qua bởi những nhà khuyến
nơng. Một lý do là vì nông dân thường được xem
là người sở hữu đất, mà người sở hữu đất được
ủy quyền về quyền sử dụng nước. Ở những nơi
mà hạn chế về tập quán và luật pháp, các nữ
nông dân thường không được công nhận và vì thế
gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn nước.

22


1/28/2022


Sự khác biệt về giới


Phụ nữ chủ yếu chịu trách nhiệm việc lấy
nước, vận chuyển, sử dụng và quản lý, ưu tiên
đầu tiên là nước sinh hoạt.



Nam giới thường ưu tiên nước phục vụ sản
xuất



Cách sử dụng nước sản xuất cũng khác nhau,
ví dụ nước tưới cho vườn nhà hay cho hoa
màu
Tất cả đều ảnh hưởng đến việc kiểm soát, ưu
tiên phát triển tài nguyên nước, khả năng
đàm phán kể cả ở nhà và ở cộng đồng



Thu hút sự tham gia của phụ nữ
trong quá trình ra quyết định


Thiết lập ban chỉ đạo gồm những người có
trình độ, có kinh nghiệm, trong đó có số

lượng nữ giới tối thiểu (quota) (ví dụ 30%)



Các cơ quan, ban ngành phải đảm bảo sự
tham gia của phụ nữ trong bản thân cơ
cấu tổ chức và đội đàm phán của họ



Tạo diễn đàn để những nhóm phụ nữ, đặc
biệt phụ nữ nghèo có thể tham gia và góp
tiếng nói của họ trong việc ra quyết định

23


1/28/2022

Nguyên tắc 4: Nước là một hàng
hóa có giá trị kinh tế


Nước có giá trị như mặt hàng kinh tế:







Nhiều sai lầm về QLTNN được quy cho là do hiểu về nước
như một loại hàng hóa miễn phí, hay ít nhất thì cũng chưa
nhận thức đầy đủ giá trị của nước
Để khai thác nước có lợi nhất, cần nhận thức được về giá
trị của nước để thấy được chi phí cơ hội liên quan đến mo
hình phân bổ nước

Giá trị của nước và giá nước là hai điều khác nhau:




Giá trị của nước trong việc sử dụng khác nhau rất quan
trọng trong việc phân phối hợp lý nguồn nước khan hiếm
(sử dụng khái niệm chi phí cơ hội) bằng các phương pháp
điều chỉnh hoặc biện pháp kinh tế
Giá nước được áp dụng như một công cụ kinh tế để phản
ánh xu thế bảo vệ và sử dụng nước hiệu quả, cung cấp
động cơ để quản lý yêu cầu nước, đảm bảo phục hồi chi
phí, và là dấu hiện sẵn lịng trả của người sử dụng

Nguyên tắc 4: Nước là một hàng
hóa có giá trị kinh tế (tiếp)


Khái niệm giá trị nước hữu ích







Giá trị đầy đủ của nước bao gồm:
 Giá trị sử dụng (giá trị kinh tế)
 Giá trị nội tại
Giá trị kinh tế tùy thuộc vào người sử dụng và
cách sử dụng:
 Giá trị sử dụng trực tiếp của nước
 Lợi nhuận thực từ việc sử dụng nước hồi quy
 Lợi nhuận thực từ việc sử dụng nước gián tiếp
 Điều chỉnh cho các mục đích xã hội
Giá trị nội tại bao gồm các giá trị không sử dụng
ví dụ như các giá trị để lại hoặc tồn tại

24


1/28/2022

Giá trị kinh tế của nước
Giá trị nội tại

Điều chỉnh vì các mục tiêu
xã hội
Lợi ích thực từ việc sử dụng
nước gián tiếp

Giá trị kinh
tế


Lợi ích thực từ dịng hồi quy

Giá
trị
đầy
đủ

Giá trị từ sử dụng nước trực
tiếp
Các nguyên tắc chung xác định giá trị của nước (GWP, 2000)

Nguyên tắc 4: Nước là một hàng
hóa có giá trị kinh tế (tiếp)


Khái niệm chi phí hữu ích:


Chi phí đầy đủ bao gồm:


Chi phí kinh tế đầy đủ




Chi phí cung cấp đầy đủ:


Chi phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng




Tiền vốn



Chi phí cơ hội



Chi phí kinh tế bên ngồi

Chi phí mơi trường bên ngoài

25


×