TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
BỘ MÔN THỦY VĂN VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TNN
(Planning and Management of Water Resources)
PGS. TS. Hoàng Thanh Tùng
Email:
Mob: 0904160372
Giới thiệu mơn học
Tài liệu tham khảo:
• Sách và bài giảng của
giảng viên
• Sách có ở trong thư viện
của trường
2
Giới thiệu mơn học
Đánh giá học viên
Điểm q trình chiếm 30% (Điểm danh +
Bài tập)
Điểm thi: 70%
3
Giới thiệu môn học
Nhiệm vụ môn học:
Môn Quy hoạch và Quản lý Tài nguyên nước
trình bày những nguyên lý và phương pháp luận trong
việc lập quy hoạch sử dụng hợp lý tài ngun nước,
quản lý/kiểm sốt có hiệu quả tài nguyên nước của
một vùng lãnh thổ, một lưu vực sông.
4
Giới thiệu môn học
Nội dung môn học:
(1) Những nội dung cơ bản về Quy hoạch và quản
lý tài nguyên nguyên nước
(2) Mơ hình phơ phỏng và ứng dụng trong Quy
hoạch và Quản lý tài nguyên nước
(3) Tối ưu hóa trong Quy hoạch và quản lý tài
nguyên nước
(4) Lý thuyết quyết định và Hệ thống hỗ trợ ra
quyết định
5
Quy hoạch và Quản lý
Tài nguyên nước
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
Hoàng Thanh Tùng
Bộ môn Thuỷ văn & Tài nguyên nước
6
Nội dung
Định nghĩa một hệ thống
Đặc trưng của một hệ thống
Phân loại hệ thống
Tiếp cận hệ thống
Khái niệm về phân tích hệ thống
Các giai đoạn trong phân tích hệ thống
Khái niệm hệ thống TNN và đặc điểm của nó
Các hệ thống con của hệ thống TNN
Các dạng bài toán trong phân tích hệ thống TNN
Kỹ thuật phân tích hệ thống TNN
Thuận lợi và hạn chế của phân tích hệ thống
7
Hệ thống là gì?
Hệ thống là tập hợp các phần tử được sắp xếp theo một
trật tự nào đó, có mối tác động tương tác lẫn nhau tạo
thành một tập hợp đầy đủ.
Ví dụ: Một trường đại học với các khoa khác nhau. Một bộ máy
(chính phủ) trung ương với các bộ máy địa phương. Một lưu vực
sông với tất cả các nhánh của nó, v.v…
Một tập hợp của các đối tượng mà chúng có mối tác
động tương tác thường xuyên, phụ thuộc lẫn nhau.
8
Định nghĩa một hệ thống
Trong nghiên cứu TNN, Dooge (1973) đã định nghĩa hệ
thống như
Là: bất cứ cấu trúc, thiết bị, kế hoạch hoặc thủ tục,
Thực hay trừu tượng,
Có quan hệ với nhau trong một thời gian tham chiếu xác định,
Bao gồm: Một đầu vào, nguyên nhân, hoặc tác nhân kích thích,
của vật chất, năng lượng hoặc thơng tin
Và
Một đầu ra, hậu quả, hoặc phản ứng
của thông tin, năng lượng, hoăc vật chất
- Dooge (1973)
9
Lược đồ hóa của một hệ thống
Thơng số, β
Đầu vào, I
Hệ thống
Đầu ra, Q
Chính sách, α
Hàm chuyển đổi
Q(t) = Ω[α(t), β(t)]*I(t)
Một hệ thống có thể được xác định bởi:
Đầu vào
Định luật vật lý thống trị
Điều kiện biên và điều kiện ban đầu
Đầu ra
10
Đặc trưng của một hệ thống
Một hệ thống được đặc trưng bởi
Tất cả các hệ thống đều có cấu trúc và tổ chức
Mối quan hệ hàm hóa và cấu trúc tổn tại giữa các thành
phần của hệ thống
Mối quan hệ đầu vào – đầu ra và tính chất của chúng là
những đặc tính quan trọng của hệ thống
Ví dụ: Một lưu vực sông…
11
Ví dụ – Một Lưu vực sơng
12
Phân loại hệ thống
Hệ thống đơn giản và hệ thống phức tạp
Hệ thống đơn giản: Có mối quan hệ trực tiếp giữa đầu
vào và đầu ra của hệ thống
Hệ thống phức tạp: Một sự kết hợp của của một vài
hệ thống con mà mỗi trong số chúng là môt hệ thống
đơn giản. Mỗi hệ thống con có một mối quan hệ riêng
biệt giữa đầu vào và đầu ra. Ví dụ: Một lưu vực sông
với nhiều nhánh sông…
Hệ thống thực và hệ thống trừu tượng
Một hồ chứa là một hệ thống thực
Chính sách phân bổ nước – hệ thống trừu tượng
13
Phân loại hệ thống
Hệ thống tự nhiên và hệ thống nhân tạo
Lưu vực – hệ thống tự nhiên
Hồ chứa – hệ thống nhân tạo
Hệ thống tĩnh và động hay hệ thống thay đổi theo
thời gian và bất biến theo thời gian
Hệ thống bất biến theo thời gian: mối quan hệ đầu
vào – đầu ra không phụ thuộc vào thời gian ứng
dụng đầu vào (đầu ra là giống nhau cho cùng đầu
vào tại tất cả thời gian)
14
Phân loại hệ thống
Hệ thống tuyến tính và hệ thống phi tuyến
Tuyến tính – đầu ra tỷ lệ hằng số với đầu vào:
y = mx
+ Một hệ thống do sự kết hợp của các đầu vào (phép
cộng có giá trị)
Nếu I1 Q1 và
I2 Q2
Khi đó I1 + I2 Q1 + Q2
+ Tính tỷ lệ có giá trị
Nếu I Q, khi đó a * I a * Q
Phi tuyến: y = mxa + nxb + c
Mối quan hệ đầu vào – đầu ra mà ở đó nguyên lý
cộng khơng có giá trị
15
Phân loại hệ thống
Hệ thống có thơng số (hoặc biến) tập trung và phân bố
Hệ thống tất định và ngẫu nhiên
Hệ thống liên tục, rời rạc và lượng tử hóa
Liên tục: những thay đổi trong hệ thống diễn ra một
cách liên tục
Rời rạc: trạng thái của hệ thống thay đổi tại những
khoảng thời gian rời rạc
Lượng tử hóa: thay đổi chỉ tại những khoảng thời gian
rời rạc nào đó và giữ một giá trị không đổi giữa những
khoảng thời gian, ví dụ bản ghi mưa.
16
Phân loại hệ thống
Hệ thống liên tục, rời rạc và lượng tử hóa
17
Tiếp cận hệ thống là gì?
Tiếp cận khoa học để nghiên cứu: Tháo gỡ và tìm ra
một vật được tạo nên từ các bộ phận gì (phân chia khoa
học chuyên ngành để nghiên cứu).
Một cái gì đó khơng làm bằng một vật chất cụ thể, nhưng lại
được tổng hợp từ các bộ phận khác mà thành.
Ví dụ: một ngơi nhà là từ tập hợp nhiều loại vật liệu xây dựng mà
thành.
Sự khác biệt chính là những thành phần này được sắp
xếp (tổ chức) cùng với nhau như thế nào.
Đó là một cách để nhìn vào một hệ thống như một tổng
thể, tập trung vào mối quan hệ giữa những phần tử
18
Tiếp cận hệ thống là gì?
Mối quan hệ đầu vào – đầu ra của một hệ thống được kiểm soát bởi
tính chất, những thơng số của hệ thống và định luật vật lý chi phối
hệ thống đó.
Trong nhiều hệ thống trong thực tế, tính chất và những định luật chủ
yếu là rất phức tạp và việc mơ hình hóa hệ thống trong những
trường hợp đó sử dụng những giả thiết đơn giản hóa và những hàm
chuyển đổi mà chuyển đổi đầu vào thành đầu ra tương ứng, lờ đi
các cơ chế của q trình vật lý có liên quan trong sự chuyển đổi.
Điều này yêu cầu khái niệm hóa của hệ thống và cấu hình của của
nó để có khả năng xây dựng một mơ hình tốn học trong đó mối
quan hệ đầu vào – đầu ra được thiết lập thông qua vận hành hệ
thống theo một cách xác định.
19
Phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống có thể được định nghĩa như một
nghiên cứu phân tích để giúp người ra quyết định nhận
dạng và lựa chọn chuỗi những hành động được yêu
thích từ một vài phương án thay thế khả thi.
Phân tích hệ thống là kỹ thuật giải quyết vấn đề mà
trong đó những nỗ lực được thực hiện để xây dựng một
bản sao của hệ thống thực hoặc những tình huống thực,
với mục tiêu thực nghiệm với bản sao đó để đạt được
cái nhìn bên trong của thế giới thực.
20
Các giai đoạn của phân tích hệ thống
Hình thành vấn đề
Xây dựng mơ hình tốn học
Lời giải của mơ hình tốn học
Kiểm tra mơ hình
Thực thi dựa trên lời giải
21
Hệ thống Tài nguyên nước
" Hệ thống tài nguyên nước là một hệ thống phức tạp bao gồm nguồn nước, các
cơng trình khai thác tài ngun nước, các u cầu về nước cùng với mối quan hệ
tương tác giữa chúng cùng với sự tác động của mơi trường lên nó".
Theo định nghĩa trên đây, hệ thống tài nguyên nước bao gồm:
- Nguồn nước được đánh giá bởi các đặc trưng sau: Lượng và phân bố của nó theo
khơng gian và thời gian; Chất lượng nước; Động thái của nước và chất lượng nước.
- Hệ thống các cơng trình thủy lợi: bao gồm các cơng trình đầu mối các cơng trình
chuyển nước v.v…, được cấu trúc tuỳ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên nước.
- Các yêu cầu về nước: bao gồm các hộ dùng nước, các yêu cầu phòng chống lũ lụt, các
yêu cầu về bảo vệ hoặc cải tạo môi trường cùng các yêu cầu dùng nước khác.
Tác động của môi trường là những tác động về hoạt động dân sinh kinh tế, hoạt động
của con người (không kể các tác động về khai thác tài nguyên nước theo quy hoạch).
Những tác động đó bao gồm ảnh hưởng của các biện pháp canh tác làm thay đổi mặt22
đệm và lịng dẫn, sự tác động khơng có ý thức vào hệ thống các cơng trình thủy lợi v..v.
Những thành phần của hệ thống TNN
23
Những thành phần của hệ thống TNN
Hệ thống sông tự nhiên (Natural River System – NRS)
trong đó diễn ra quá trình vật lý, hóa học và sinh học
Hệ thống kinh tế xã hội (Socio-Economic Subsystem SES), bao gồm những hoạt động của con người liên
quan đến sử dụng hệ thống sơng tự nhiên
Hệ thống hành chính và thể chế (Administrative and
Institutional Subsystem - AIS) của quản lý hành chính,
luật pháp và sự điều tiết, ở đó sự quyết định và quá trình
quy hoạch và quản lý được thực thi
24
Thành phần của hệ thống TNN
Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, thủy văn, địa lý
Điều kiện kinh tế - xã hội: Thể chế và chính sách, sự đầu tư
Lưu vực
Nhu cầu nước M&I
Yêu cầu sinh thái
Khai thác nước
Khu tưới
Phát triển
kinh tế - xã hội
An ninh
Lương thực
Năng suất
và lợi nhuận
Chất lượng
nước và đất
Phân bổ nước
Cánh đồng
Cân bằng nước
tại mặt ruộng và
quản lý tưới
Bền vững
hệ sinh thái
Sản lượng
cây trồng và
diện tích
Đầu vào
khác
Dịng hồi quy
và dịng thải ơ
nhiễm
25