Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu Luận Mỹ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.17 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 2
NỘI DUNG................................................................................................................................ 3
Chương 1 ................................................................................................................................. 3
1.1. Mùa thu............................................................................................................................. 3
1.2. Mùa thu Hà Nội ................................................................................................................ 3
1.2.1. Thời tiết mát mẻ, se lạnh khiến con người ta dễ chịu.................................................. 3
1.2.2. Khung cảnh vừa tình, vừa thơ khiến ai nấy đều xiêu lòng............................................. 3
1.2.3. Những con đường thay “áo”, ngập lá vàng rơi...............................................................3
1.2.4. Những gánh hàng rong chở đầy hoa của mùa vàng........................................................4
1.2.5. Những con phố thơm mùi hoa sữa.................................................................................4
1.2.6. Cốm – đặc sản mùa thu Hà Nội trứ danh........................................................................4
1.3. Ca khúc...............................................................................................................................4
1.4. Ca khúc về đề tài mùa thu................................................................................................ 5
Chương 2................................................................................................................................. 5
2.1. Vài nét về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ................................................................................ 5
2.2. Hoàn cảnh ra đời ca khúc.................................................................................................. 6
2.3. Mùa thu Hà Nội trong nỗi nhớ của Trịnh Công Sơn.......................................................... 6
2.4. Những con đường tuyệt đẹp trong bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” của Trịnh Công Sơn 7
2.5. Những nét nổi bật trong bài hát “ Nhớ mùa thu Hà Nội ” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 8
2.6. Vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội trong ánh mắt của người dân Hà Nội và du khách phương xa
thông qua bài hát “ Nhớ mùa thu Hà Nội ”
9
2.7. Đặc điểm âm nhạc của ca khúc...................................................................................... 10
2.8. Các thủ pháp xây dựng và phát triển giai điệu................................................................10
2.8.1. Sử dụng âm hình tiết tấu chủ đạo............................................................................... 11
2.8.2. Thủ pháp trang sức giai điệu.........................................................................................11
2.8.3. Thủ pháp nhắc lại..........................................................................................................11
2.9. Nét đẹp của ca từ trong bài hát.......................................................................................11
2.10. Liên hệ bản thân.............................................................................................................11
KẾT LUẬN................................................................................................................................ 13


TÀI LIÊU THAM KHẢO............................................................................................................. 14

1


MỞ ĐẦU
Trước hết cần hiểu rằng, Mỹ học là bộ mơn khoa học có tính lý thuyết về sự
nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong
xã hội. Trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, định nghĩa từ “mỹ học”, người
ta ví mỹ học như cái cây có nhiều cành và ln ln phát triển vì mỹ học ln
tồn tại trong xã hội, trong thiên nhiên và nghệ thuật.
“ Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội,
Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió,
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ,
Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”
Những câu hát trong bài Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
vang lên cũng là lúc hình ảnh một mùa thu Hà Nội lại hiện về trong ký ức của
biết bao người. Chẳng riêng gì người Hà Nội, bất kỳ ai khi đặt chân tới thủ đơ
trong mùa thu thì đều mang về cho mình những nỗi nhớ đặc biệt ấy. Nếu đặt câu
hỏi: Hà Nội có thời điểm nào đẹp nhất, chắc hẳn rất nhiều người, dù sinh ra và
lớn lên ở đất này hay chỉ là một lữ khách ghé qua sẽ chẳng cần mất quá nhiều
thời gian để đưa ra câu trả lời: Mùa thu, đẹp đẽ thế nào, mỗi người sẽ có những
cảm nhận riêng, nhưng mùa thu đến khiến mảnh đất kinh kỳ thơ mộng là điều
không ai cần bàn cãi.
Quang cảnh đã đẹp đẽ nên thơ khiến người ta liên tưởng đến một bức tranh
đẹp và sống động, thì qua góc nhìn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, mùa thu Hà
Nội được thể hiện trong từng ý nhạc còn khiến người ta xuýt xoa về vẻ đẹp của
sự bình dị nhiều hơn nữa.
Là một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc đại chúng, Tân nhạc Việt Nam
với nhiều tác phẩm rất phổ biến. Những tác phẩm của ơng có ca từ độc đáo,

mang hơi hướng suy niệm.
Nhớ mùa thu Hà Nội gợi tả những tâm hồn đồng điệu, bài hát lấy cảm hứng
chủ đạo là nỗi nhớ, khi tình yêu giữa đất và người vừa chớm nở đã phải chia xa.
Ca khúc có mặt trong hầu hết list nhạc của người yêu Hà Nội. Cùng sự thể hiện
của ca sĩ Hồng Nhung. Nhớ mùa thu Hà Nội làm người đi xa không khỏi xốn
xang, người ở gần không khỏi bồi hồi vào những buổi sớm heo may trong lịng
thành phố.
Qua sự tìm hiểu về đặc điểm âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về mùa
thu Hà Nội, em cảm thấy rất ấn tượng và thích thú với việc nghiên cứu chủ đề
này, chính vì vậy em lựa chọn “Cái đẹp qua lời ca bài Nhớ mùa thu Hà Nội của
cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn” làm đề tài tiểu luận.

2


NỘI DUNG
Chương 1: Các khái niệm
1.1. Mùa thu
Về khái niệm mùa thu, Mùa thu là mùa trong đó phần lớn các loại cây trồng
được thu hoạch và các loại cây rụng lá mất lá của chúng. Nó cũng là mùa mà
thời gian ban ngày ngắn dần lại và lạnh hơn (đặc biệt rõ nét là ở các vĩ độ lớn).
Tại các khu vực ơn đới thì lượng mưa cũng tăng dần lên trong một số khu vực.
1.2. Mùa thu Hà Nội
Bước vào mùa thu Hà Nội là Thủ đô như bức tranh sơn thủy hữu tình. Khi
những cơn gió mát lướt qua phố phường, lá vàng rơi rụng dịu dàng, trái tim
người ta cũng vì thế mà yêu thành phố này hơn. Mùa thu Hà Nội là thời điểm
mà thiên nhiên ban tặng cho Thủ đô những khung cảnh ngây ngất lòng người và
đặc sản thơm lành nức tiếng.
1.2.1. Thời tiết mát mẻ, se lạnh khiến con người ta dễ chịu
Đầu tiên, để giới thiệu về mùa thu Hà Nội, trải qua những ngày nắng vàng

óng, mùa thu của thành phố ơm trọn trong lịng hơi se lạnh đan xen cùng những
cơn gió mát mẻ. Vậy mùa thu Hà Nội tháng mấy? Thông thường, thời tiết Hà
Nội tháng 9, tháng 10 cho đến khoảng đầu tháng 12 đã bắt đầu vào thu. Những
ngày này, thành phố sẽ có nhiệt độ dao động từ khoảng 20-28 độ C, với những
cơn gió mát mẻ và khơng khí trong lành. Đây là thời điểm mà những chiếc áo
khốc gió được mang ra khỏi tủ, người dân Thủ đơ được hịa mình vào khơng
khí mát lành và dễ chịu. Đi dọc những con phố thênh thang, người ta sẽ cảm
nhận vẻ dịu dàng của làn gió nhẹ nhàng thổi vào da, thấm qua từng lớp áo,
khiến con tim thổn thức.
1.2.2. Khung cảnh vừa tình, vừa thơ khiến ai nấy đều xiêu lòng
Khung cảnh mùa thu Hà Nội thật sự là một tuyệt tác thiên nhiên vừa tình vừa
thơ, khiến ai nấy đều phải thổn thức khôn nguôi. Những hàng cây dọc đường
như đan xen nhịp nhàng tạo nên khung tranh sắc màu, với màu vàng, cam, đỏ
rực rỡ đong đầy cảm xúc. Những con phố cổ xưa vẫn tồn tại nguyên vẹn, đưa
người ta lạc vào những chuyện xưa, đắm chìm vào dịng thời gian lịch sử. Hà
Nội mùa thu vẫn giữ nguyên vẻ đẹp thanh bình, êm đềm của một thủ đơ trăm
năm tuổi. Dưới ánh nắng vàng ươm, người dân và du khách đều cảm nhận vẻ
yên bình, như chìm đắm trong sự thảnh thơi, quên hết những vội vã trong cuộc
sống.
1.2.3. Những con đường thay “áo”, ngập lá vàng rơi
Những con đường rực rỡ trong thời tiết mùa thu Hà Nội như được thay “áo”
mới, khi những hàng cây xanh mướt bỗng chốc biến thành những bức tranh
ngập tràn lá vàng rơi. Mỗi bước chân dạo bước qua, là nghe thấy tiếng xào xạc
nhẹ nhàng của lá, như muôn điệu nhạc ru êm đềm lòng người. Đi dạo giữa
khung cảnh tựa như cổ tích này, con người khơng khỏi xiêu lịng và đắm say
3


vào vẻ đẹp tự nhiên thanh khiết. Những ngõ ngách cổ kính, những con phố trải
dài, đều lung linh bởi những tán lá vàng lung linh.

1.2.4. Những gánh hàng rong chở đầy hoa của mùa vàng
Những gánh hàng rong đã trở thành biểu tượng đặc trưng của mùa thu Hà
Nội, chở đầy những cánh hoa rực rỡ như hoa thạch thảo, cúc họa mi, cúc
vàng… Những thương lái điệu đà đẩy nhẹ bánh xe, đưa sắc hoa mùa thu Hà Nội
đến từng ngõ ngách, tạo nên khung cảnh thơ mộng và đẹp đẽ. Những bó hoa rực
rỡ lung linh với màu sắc tươi tắn đa dạng, chất lượng tinh tế hấp dẫn bước chân
của du khách và người dân thành phố. Khắp nơi, hương thơm hoa quyến rũ lan
tỏa, khiến người ta như bị cuốn vào không gian mơ màng đầy sắc hoa.
1.2.5. Những con phố thơm mùi hoa sữa
Những con phố mùa thu Hà Nội như được rót đầy hương thơm hoa sữa, tạo
nên bức tranh tuyệt đẹp và mê hoặc. Dưới ánh nắng vàng rực rỡ, những cánh
hoa trắng xinh đẹp nở rộ, đưa chúng ta vào một không gian ngập tràn mùi thơm
dịu ngọt. Những chùm hoa sữa nở rộ ven đường, như những nàng tiên nhỏ đang
rơi xuống từ trên cao. Khơng chỉ là một lồi hoa đẹp mắt, mùi thơm của hoa sữa
còn là điểm nhấn tuyệt vời, làm cho những con phố trở nên đặc biệt hơn trong
mùa thu.
Mùa thu Hà Nội không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, mà còn bởi những
thức quà độc đáo mà chỉ mùa thu Thủ đô mới có.
1.2.6. Cốm – đặc sản mùa thu Hà Nội trứ danh
Cốm Hà Nội là đặc sản mùa thu trứ danh, là món quà độc đáo mà đất trời
ban tặng cho nơi đây. Những gói cốm xanh dẻo, thơm phức được gói gọn trong
lá sen và cọng rơm non buộc kỹ, giữ nguyên được hương vị tuyệt diệu của lúa
non. Khi thưởng thức bánh cốm Hà Nội, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm dẻo của
lúa non hòa quyện với hương vị lá sen. Tại Hà Nội, người ta thường thưởng
thức cốm cùng chuối tiêu ta, mang lại trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời.
Không chỉ được diễn tả bằng lời hay tranh vẽ, vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội
cũng đã được xuất hiện trong một ca khúc khá nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh
Cơng Sơn. Đó chính là bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội. Từng hình ảnh như “cây
cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ” như in sâu trong tâm trí những ai từng ghé đến
Hà Nội trong tiết trời thu. Bài hát trên đã minh chứng rằng, mùa thu Hà Nội

mang một vẻ đẹp rất thơ, khó diễn tả. Cảm xúc mà mùa thu thủ đô mang lại gợi
nên điều gì đó man mác, lãng mạn nhưng thống chốc lại pha chút buồn tênh.
Trong khơng gian chiều thu Hà Nội, từng thắng cảnh như Hồ Hoàn Kiếm, Chùa
Một Cột vương một sắc vàng êm ả. Vào buổi chiều êm ả, khung cảnh này êm
như ru, khơi gợi nên khơng gian bình dị giữa lịng một đơ thị tưởng chừng như
nhộn nhịp, sầm uất.
Ngày nay, giữa đời sống đô thị tấp nập, người người chạy theo sự ồn ã, nhịp
thở vội vã của những điều hiện đại khôn lường, khung cảnh lãng mạn của mùa
thu Hà Nội ngày càng trở nên hiếm gặp hơn, có chăng là các khóm hoa sữa
ngào ngạt hay vài cây bàng chuyển màu lá đỏ. Thế nhưng, khơng vì thế mà vẻ
đẹp của sắc thu dường như phai mờ. Bạn có thể gắn một chiếc tai nghe, âm
4


thầm xuống phố chiêm ngưỡng cảnh vật nhẹ nhàng giữa trời thu mà quên đi
những vội vã chung quanh.
1.3. Ca khúc
Trong cuốn Các thể loại âm nhạc của nhiều tác giả người Nga do Lan
Hương dịch có nêu lên một số dạng trong ca khúc là: “những sáng tác của nhân
dân ( dân ca ), những tác phẩm của nhạc sĩ chuyên nghiệp (ca khúc quần chúng,
ca khúc trữ tình, ca khúc nhạc nhẹ); có cả những tiết mục trong Opera cũng
được gọi là ca khúc...”
1.4. Ca khúc về đề tài mùa thu
Mùa thu mùa của thi ca là mùa rất dễ khơi gợi những cảm xúc, những chắc
ẩn trong lòng người, là khoảng thời gian mà chúng ta muốn hít căng vào lồng
ngực những hương thơm dịu mát đang luồn lách trong kẽ lá, nhành cây để thấy
mình cần thổ lộ, bộc bạch những tình cảm trắc ẩn. Phải chăng đây là lúc những
giai điệu đẹp đẽ của mùa thu muốn nhảy nhót lên cùng những xúc cảm của lòng
người. Những ca khúc về đề tài mùa thu là những nốt nhạc đầu tiên trầm buồn,
xa vắng mênh mông như tiếng thở của gió. Những giai điệu ấy, như đưa bước

chân chúng ta lặng lẽ tìm về với một niềm hoài niệm xưa. những tuyệt phẩm
viết về mùa thu mà khi được cất lên, giai điệu của chúng có thể khiến bao thế hệ
người nghe phải vỡ òa cảm xúc. Hầu hết các nhạc sĩ Việt Nam đều có ít nhiều
nhạc phẩm viết về mùa thu.
Chương 2: “Cái đẹp qua lời ca bài Nhớ mùa thu Hà Nội của cố nhạc sỹ Trịnh
Công Sơn”
2.1. Vài nét về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939, mất ngày 01 tháng
04 năm 2001 là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông được coi là một trong những
nhạc sĩ lớn của âm nhạc đại chúng, Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất
phổ biến, hiện nay chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm để lại của ông
(khoảng tầm 600 ca khúc). Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi
là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể
hiện, nhưng thành công hơn cả là ca sĩ Khánh Ly, Hồng Nhung và Quang Dũng.
Ngồi ra, ơng cịn được xem là một nhà thơ, một hoạ sĩ, một ca sĩ và một diễn
viên không chuyên.
Những tác phẩm của ông có ca từ độc đáo, mang hơi hướng suy niệm. Tình
yêu là đề tài lớn và ảnh hưởng nhất trong các tác phẩm của ơng. Những bản tình
ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của Trịnh
Cơng Sơn tưởng chừng khơng biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ
năm 1958 với ca khúc “ Ướt mi ” đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 ơng vẫn
có những tình ca được nhiều người ưa thích: “ Như một lời chia tay ”, “xin trả
nợ người ”...
Nhạc tình của ơng đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn bã, cơ
đơn như trong “ Sương đêm ”. “ Ướt mi ”, những ca khúc nhạc tình vẫn mênh
5


mang nỗi buồn kiếp người như “ Diễm xưa ”, “ Biển nhớ ”, “ Tình xa ”... Nhạc
tình của ông rất phổ biến tại Việt Nam và hải ngoại, với giai điệu gần gũi và ca

từ có màu trừu tượng, ý nghĩa sâu lắng, nhạc của ông dễ dàng đi vào lịng cơng
chúng.
Ngồi ra, ơng cịn mở rộng lĩnh vực âm nhạc của mình với những chủ đề khác
như thân phận con người. Điển hình với những ca khúc sống mãi cùng thời gian
như: “ Cát bụi ”, “ Đêm thấy ta là thác đổ ”, “ Chiếc lá thu phai ”, “ Một cõi đi
về ”, “ Phôi pha ”... Hay thể loại nhạc phản chiến được viết phần lớn bằng giai
điệu Blues, cộng với lời ca đậm chất hiện thực, rất đơn sơ, trần trụi, khiến
những bài hát của ông gây xúc động mạnh mẽ tới người nghe.
Ngồi các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Cơng Sơn cịn để lại
những tác phẩm viết về q hương như “ Chiều trên quê hương tôi ”, “những
tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị rõ hơn như “ Huế - Sài Gòn – Hà Nội ”, “
Việt Nam ơi hãy vùng lên ” (1970), “ Nối vòng tay lớn ”, “ Chưa mất niềm tin ”
(1972)
2.2. Hoàn cảnh ra đời ca khúc
Bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” được viết dựa trên những trải nghiệm trong
một tháng sống tại thủ đô của người khách lạ đặt chân đến xứ Kinh Kỳ.
Sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chỉ viết đơi ba dịng về sự ra đời của bài
hát “Nhớ mùa thu Hà Nội”. Nhưng theo lời kể của nhà thơ, dịch giả Dương
Tường, một người bạn thân thiết của cố nhạc sĩ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết bài
hát này vào một đêm mùa thu năm 1985. Trịnh Cơng Sơn khi ấy vừa có chuyến
thăm Liên Xơ cùng với ba đồng nghiệp theo lời mời của Bộ Văn hóa Liên Xơ.
Trở về đúng vào những ngày thu Hà Nội, ông liền ở lại thành phố ông mới gặp
nhưng đã trót u nhớ nơi này ln một tháng. Trong cả tháng ấy, mỗi sáng,
ơng và nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân đều loanh quanh gặp gỡ bạn bè.
Chiều chiều cả hai lại lên Hồ Tây lộng gió, nằm bên hồ với chai rượu Ararat và
nhìn bầy sâm cầm "vỗ cánh mặt trời". Một tối, Trịnh Công Sơn cùng Dương
Tường đến uống rượu ở nhà một người bạn ở khu tập thể Kim Liên cùng với
anh hùng Phạm Tuân. Trong khi Dương Tường chỉ dám nhấp môi vì "làm sao
đọ được với phi cơng", nhạc sĩ Trịnh Cơng Sơn lại uống rất nhiệt tình. Tàn cuộc
rượu thì Trịnh Cơng Sơn đã ngà say. Dương Tường dìu bạn lên xích lơ đưa về

khách sạn Đồng Lợi (nay là khách sạn Mercure) nằm ngay ngã ba đường Nam
Bộ (nay là đường Lê Duẩn) - Lý Thường Kiệt, cạnh ga Hà Nội. Đưa bạn về tới
phòng, thấy bạn còn say mà chỉ có một mình, Dương Tường ở lại khách sạn
cùng. Đêm đó, khi Dương Tường chợt tỉnh giấc và giật mình thấy Trịnh Cơng
Sơn đang ngồi viết. Vậy là người ở lại trông người say lại ngủ trước cả người
say.
Trịnh Công Sơn sau cuộc rượu đã không ngủ mà ngồi viết "Nhớ mùa thu Hà
Nội" với những câu hát "kỳ tài" khi gói được những đặc trưng đẹp đẽ nhất của
Hà Nội. Nỗi nhớ vừa hiện hữu, vừa vô hình, khơng hướng về ai nhưng cũng
hướng về tất cả Hà Nội của Trịnh Công Sơn đã khơi gợi được niềm đồng cảm
của bao thế hệ người yêu nhạc. Mỗi độ thu về cùng gió heo may, hương cốm
6


mới, cả một trời ký ức trong lòng những người yêu Hà Nội lại bồi hồi sống dậy.
Người đi xa nhớ một Hà Nội trong ảo ảnh, hình dung. Người ở gần nhớ một Hà
Nội của dĩ vãng.
2.3. Mùa thu Hà Nội trong nỗi nhớ của Trịnh Công Sơn
Sau xứ Huế, Hà Nội có lẽ là thành phố tiếp theo được Trịnh Cơng Sơn ưu ái
dành nhiều tình cảm đến thế trong ca khúc của mình. Những lời ca đẹp nhất,
những giai điệu xốn xang nhất của mùa thu Hà Nội đã được Trịnh Công Sơn
viết nên bằng trái tim sâu nặng với đất và người nơi đây. Chẳng thế mà nỗi nhớ
cuối bài hát mới mãnh liệt đến thế:
“…Hà Nội mùa thu, đi giữa mọi người
Lòng như thầm hỏi: Tơi đang nhớ ai
Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tơi
Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi…”
Nỗi nhớ vừa hiện hữu, vừa vơ hình, khơng hướng về ai nhưng cũng hướng về
tất cả Hà Nội của Trịnh Công Sơn đã khơi gợi được niềm đồng cảm của bao thế
hệ người yêu nhạc. Hà Nội giờ đây có chen chúc những tịa nhà cao tầng, những

vỉa hè có trơ trọi bóng cây hay những mái ngói thâm nâu đã được sửa sang
khang trang sạch sẽ thì ấn tượng về một Hà Nội trầm mặc, xưa cũ vẫn khơng
phai mờ trong tâm trí những người gắn bó nơi đây. Mỗi độ thu về cùng gió heo
may, hương cốm mới, cả một trời ký ức trong lòng những người yêu Hà Nội lại
bồi hồi sống dậy. Người đi xa nhớ một Hà Nội trong ảo ảnh, hình dung. Người
ở gần nhớ một Hà Nội của dĩ vãng.
Sở dĩ Nhớ mùa thu Hà Nội khơi gợi nên tình cảm thân thuộc đến thế là bởi
Trịnh Công Sơn đã bắt được “thần thái” của một thủ đô cổ xưa, trầm mặc,
thiêng liêng trong ký ức mọi người. Những cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,
phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu là những hình ảnh khó có thể bắt gặp ở bất
cứ đâu. Nó hiển hiện trong tâm trí người yêu Hà Nội như tranh phố Phái, như
cốm làng Vòng, hay những con đường hoa sữa nồng nàn tháng 10.
Những dư âm, mùi vị ấy dù rất đặc trưng, không phải ai một lần ghé ngang Hà
Nội cũng bắt được. Ca sĩ Khánh Ly, trong một lần thể hiện ca khúc Nhớ mùa
thu Hà Nội, cũng chia sẻ ấn tượng về Hà Nội của bà không nhiều. Thế nên, khi
Trịnh Công Sơn viết cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ thì bà hình dung được
nhưng “bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời” thì phải đến khi nhạc sĩ giải thích,
bà mới hiểu ra. Đó là những chú chim sâm cầm bay đi tránh rét mà nhạc sĩ gặp
ở Hồ Tây trong chuyến cơng tác nọ. Hình dung về Hà Nội của Trịnh Cơng Sơn
được góp nhặt phong phú, lại được lan truyền rộng rãi chỉ bằng vài tình tiết
trong khoảnh khắc giao mùa. Có những đặc trưng về Hà Nội được nhạc sĩ phát
hiện và đưa vào bài hát đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi. Hình ảnh “cốm sữa vỉa
hè” từng được chính những người Hà Nội đặt dấu hỏi: Liệu có loại cốm nào là
cốm sữa khơng hay đó đơn giản là món ăn cốm với sữa của người Hà Nội ngày
trước? Nhiều ý kiến được đưa ra sau liên tưởng thú vị này của Trịnh Công
Sơn. Ý kiến được ủng hộ hơn cả là hình ảnh “cốm sữa” ám chỉ sự tinh tế trong
ẩm thực Hà Nội. Hạt cốm ngon nhất là hạt cốm ngậm sữa, chín vào độ giữa thu.
7



Đây là thời điểm cho cốm mềm, thơm, dẻo nhất trong năm theo kinh nghiệm
của những người làm cốm lâu năm của làng Vịng.
Trịnh Cơng Sơn đã chắt lọc những phần linh hồn tinh tuý nhất của Hà Nội để
đưa vào bài hát. Cốm sữa là một phần như thế, chúng ta chỉ có thể tìm thấy ở
Hà Nội, vào độ giữa thu.
2.4. Những con đường tuyệt đẹp trong bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” của
Trịnh Công Sơn
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết: “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây
bàng lá đỏ nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu”. Ca khúc của
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã “chụp” lại những gam màu đặc trưng của mùa thu
đất Tràng An. Lá cây cơm nguội rất giống lá cây trứng cá trong miền Nam. Khi
mùa thu đến, lá cây cơm nguội ngả màu vàng. Quả cơm nguội màu xanh đen có
vị nhạt. Cây cơm nguội đã trở thành một phần của mùa thu Hà Nội, như hương
sữa ban đêm, cốm vỉa hè. Cây cơm nguội ở Hà Nội giờ khơng cịn có nhiều,
trước đây người ta còn thấy “cây mùa thu” này trên phố Lý Thường Kiệt, Bờ
Hồ, bây giờ chủ yếu còn ở 2 bên đường Yên Phụ với lá vàng, đẹp hơn tranh vào
tháng 10.
Ngoài sắc vàng, trong tranh của vị nhạc sĩ cịn có sắc đỏ của lá bàng. Khơng
thật rộ, nhưng bàng bắt đầu đỏ lá vào mùa thu, trước khi thay những chồi non.
Các tuyến phố có nhiều cây bàng gồm Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Hàng Cân,
Cửa Nam, ngõ Hàng Bột, Phùng Hưng. Nếu đi dạo trên những tuyến phố trung
tâm của Hà Nội vào thời gian này, bạn sẽ được thưởng thức hương hoa sữa
nồng nàn để thấm hơn những ca từ của bài hát: “Hà Nội mùa thu. Mùa thu Hà
Nội. Mùa hoa sữa về. Thơm từng ngọn gió”. Nói đến cây hoa sữa, mọi người sẽ
nghĩ ngay tới phố Nguyễn Du với những cây cổ thụ, thân cao, cành thưa. Trên
những cung đường Thụy Khuê, Quán Thánh, Cửa Bắc, Nguyễn Chí Thanh,
Trần Duy Hưng, Quang Trung, Duy Tân hay Đào Tấn bạn cũng dễ dàng bắt gặp
mùi hương quen thuộc.
Khơng chỉ có cảnh vật, thu Hà Nội cịn được chào đón “Mùa cốm xanh về,
thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”. Những người phụ nữ

với gánh hàng cốm xanh non rảo bước trên những con phố, ngõ vào mùa thu là
hình ảnh rất dễ thấy. Nổi tiếng nhất là cốm làng Vịng, ngồi ra cịn có cốm Lủ,
cốm Mễ Trì. Cốm xanh dẻo thơm thường được dùng làm món chả cốm hoặc
dùng để nấu chè, ăn với chuối tiêu. Một không gian mênh mông mờ trong
sương của mặt nước Hồ Tây như trong lời hát: Hồ Tây chiều thu, mặt nước
vàng lay bờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt
trời. Không chỗ nào ở Hà Nội có thể ngắm chiều tà mùa thu đẹp hơn hồ Tây.
Mặt hồ rộng bao la nhuộm một màu vàng của nắng chiều. Dạo trên những con
đường Trích Sài, Thanh Niên, Nguyễn Đình Thi chạy bao quanh hồ, bạn vừa
ngắm mặt hồ vừa được hít hà hơi thở mùa thu pha hương hoa sữa.
2.5. Những nét nổi bật trong bài hát “ Nhớ mùa thu Hà Nội ” của nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn.
“ Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng
8


Cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau
Phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ
Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua.”
Với đoạn nhạc mở đầu, nhạc sĩ như thâu tóm cả ấn tượng của mình về Hà Nội
bằng những hình ảnh vơ cùng gần gũi thân quen trong kỷ niệm bao người theo
cách của riêng mình. Cũng là cây cơm nguội, cây bàng nhưng tác giả đặt kề
nhau giữa màu vàng và màu đỏ thì chưa ai làm thế. Cũng là phố cổ, ngói xưa
nhưng với ơng là “mái ngói thâm nâu”. Cũng là cốm nhưng cốm xanh và cốm
sữa. Cũng tay chân nhưng tay nhỏ và chân thơm...
Màu của lời và màu của nhạc như kết hợp gam trưởng và gam thứ đan xen,
khiến nó vừa sáng trong vừa mềm mại, tạo nên vẻ đẹp sang trọng và thanh nhã

như nét đẹp truyền thống của đất kinh kỳ. Không gian Hà Nội phố dồn nén bỗng
được nhạc sĩ mở rộng về phía hồ Tây mênh mơng bát ngát và đầy gợi cảm với
“màu sương thương nhớ” cùng cánh chim sâm cầm “vỗ cánh mặt trời”:
“ Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi.
Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.”
Hai câu nhạc trải ra và bay lên tưởng như quá khứ đang bay dần về tương lai
đầy ánh sáng thơ mộng. Rồi ơng lặng lẽ trở về với chính mình, với tình u Hà
Nội mà ơng chưa bao giờ hiểu hết. Đó chính là khát khao một tình u say đắm,
một tiếc nuối không lời:
“ Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người
Lịng như thầm hỏi, tơi đang nhớ ai
Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tơi
Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.”
Câu nhạc kết bài như chùng xuống một giọng thứ sâu đằm và da diết:
“Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Nhớ đến một người... Để nhớ mọi người.”
Hình như lúc đầu anh viết:
“Nhớ đến mọi người
Để nhớ một người”.
Đó cũng là một cách nói hay nhưng anh thấy cần phải nói ngược lại mới mở ra
một biên độ mới cho sự khái quát hợp với tình yêu rộng lớn của mình với thủ đơ
u dấu. Và cuối cùng, bài hát đã được kết lại bằng hình ảnh thân thương: “Nhớ
đến một người... Để nhớ mọi người”. Đã hơn một phần tư thế kỷ trôi qua, Nhớ
mùa thu Hà Nội vẫn thao thức lịng người về một tình yêu thật trong đẹp, như
một đứa con đi xa luôn ấp ủ nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ.
Trong hàng trăm bài hát của mình viết về quê hương và tình yêu, Nhớ mùa thu
Hà Nội mang một hơi thở riêng của người nhạc sĩ tài hoa và gần gũi với mọi
người. Đây không chỉ là một tác phẩm hay của Trịnh Cơng Sơn mà cịn là một
9



bài hát hay của Hà Nội ngàn năm. Bởi mỗi mùa thu về, mỗi người Việt ln dấy
lên trong lịng mình giai điệu đầy da diết và quyến luyến: “Hà Nội mùa thu...”.
2.6. Vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội trong ánh mắt của người dân Hà Nội và
du khách phương xa thông qua bài hát “ Nhớ mùa thu Hà Nội ”.
Mùa thu Hà Nội đến với người dân nơi đây qua bài hát đầy cảm xúc Nhớ mùa
thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Dường như nhạc sĩ đã gom tất cả
những đặc trưng nhất. Chỉ nghe bài hát thôi, nhiều người xa Hà Nội bồi hồi
muốn trở về, những vị khách phương xa lại muốn được một lần đến với mảnh
đất ngàn năm văn hiến. Hà Nội ngày đó với những sáng chớm lạnh, dịu dàng
tràn lên khắp các con đường ngõ phố, chưa có nhiều người đi, chưa có nhiều xe
chạy, chưa có nhiều ồn ào chen chúc khói bụi. Những ngày vội vã đã qua đi
nhường lại cho thu những khoảnh khắc bình yên nhất. Hà Nội bất chợt tĩnh lại
trong vài khoảnh khắc khiến nhiều ta thương, người ta nhớ. Nụ cười trong veo
của cậu bé trong lòng mẹ, cái ngáp vội của cơ bé nhỏ đang nũng nịu trong lịng
mẹ vì sáng nay dậy quá sớm, ánh mắt rạng rỡ của những cụ già đang ngồi nói
chuyện bên hồ Gươm,... những điều ấy sao ngày thường ta chẳng thấy. Sao cứ
phải là thu mới khiến lòng người trào lên nỗi mênh mang khó tả đến vậy?
Thu Hà Nội - những ngày khơng cịn nắng gắt, khơng cịn cái nóng hầm hập
từ mặt đường bốc lên. Thay vào đó là có chút lành lạnh, đặc biệt càng về đêm
trời càng se lạnh khiến lòng nao nao. Thu Hà Nội - những ngày hương hoa sữa
nồng nàn theo gió tràn vào lịng đêm, tràn vào cả lịng người khơng cho ai chút
thời gian để phòng bị nào. Bởi thế nên người ta yêu thu Hà Nội, yêu cả hương
hoa sữa khi nồng khi nhạt ngịn ngọt hịa với gió. Nhiều người nói hoa sữa nồng
nồng hăng hắc, có người lại nói hoa sữa thơm ngòn ngọt vị đặc trưng của thu
Hà Nội. Bởi thế nên mỗi lần đi xa bất chợt thoang thoảng đâu đó hương hoa sữa
lại thấy lịng chùng lại, dịu dàng hơn khi nhớ về nơi cũ. Thu Hà Nội cịn có màu
xanh ngọc ngà của cốm non. Cốm Vịng, món đặc sản đậm chất mùa thu Hà
Nội. Gọi là cốm Vịng vì nó được làm tại làng Vịng, quận Cầu Giấy. Để làm ra
thứ quà nổi tiếng đó, nghệ nhân phải thức đêm hôm tuốt tỉa, rang, sấy.

Người ta thường bị hấp dẫn bởi những điều đơn giản dễ gọi tên nhưng khó
diễn tả cảm xúc, “cây cơm nguội vàng”, “cây bàng lá đỏ”, “phố xưa nhà cổ”,
“mái ngói thâm nâu” - Những nét đặc trưng cho Thủ đô mà người đến sẽ ghi
dấu ấn mãi khi rời. Hà Nội của Trịnh Công Sơn đã được tô điểm phong phú
bằng những khoảnh khắc giao mùa như “bầy chim nhỏ vỗ cánh mặt trời” - Đó là
những chú chim sâm cầm bay đi tránh rét mà nhạc sĩ gặp ở Hồ Tây trong
chuyến công tác nọ. Nhân một ngày Hà Nội thêm lạnh, lịng người bỗng chững
lại giữa khơng khí tấp nập, xơ bồ, nơi nhiều tịa nhà cao tầng san sát, phố xá
nhộp nhịp, chen chúc. Người ta hoài niệm về một Hà Nội thu xưa cũ, cổ kính
với những kí ức khó phai về hương cốm ấy, về cánh chim trời hay về người
thương ấy.
Du khách phương xa khi đến Hà Nội thường trở về với món quà cho bạn bè,
người thân là những gói cốm. Thức ăn tinh khơi của Hà Nội này có thể ăn theo
kiểu nhấp nháp hay cho vào nấu chè đều rất thanh mát mà khơng nơi nào có
10


được. Từ phố cổ bình n đến góc cà phê ven đường xinh xắn, từ những mùa
hoa lãng mạn đến lối hẹn thơ mộng thổi vào lòng người dạ khúc hân hoan để tất
cả mảnh ghép ấy trở thành kho báu q giá khơng gì sánh được. Và từ đó, ta
bỗng dưng yêu một Hà Nội phố đến si mê.
Nghe “Nhớ mùa thu Hà Nội”, nghe ca sĩ Hồng Nhung hát – ca sĩ được đánh
giá là thể hiện thành công nhất bài hát và đã để lại cảm xúc đậm trong lòng khán
giả. Nhắm mắt lại, nghe nhạc Trịnh và nghe vị thu Hà Nội ngấm vào ngũ giác.
“Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người ... Để nhớ mọi người.”
2.7. Đặc điểm âm nhạc của ca khúc
Ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội” là một trong những trường hợp đặc biệt sử
dụng 7 âm trưởng thứ. Từ đầu đến kết bài đoạn một được viết ở giọng Đơ
trưởng, đến đoạn kết hai thì chuyển sang giọng Đơ thứ. Ca khúc được viết ở
hình thức 2 đoạn đơn khơng có tái hiện

2.8. Các thủ pháp xây dựng và phát triển giai điệu
2.8.1. Sử dụng âm hình tiết tấu chủ đạo
Trong ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội”, Trịnh Công Sơn thể hiện rõ màu sắc
ca khúc qua cách sử dụng các quãng tiến bình ổn, các âm luyến láy. Ngoài ra, ở
đoạn kết 1 và kết hai có sự thay đổi rõ nét từ việc chuyển giọng; điều đó tạo
cảm giác về đoạn kết nghe có sự biến đổi nhưng vẫn dạt dào cảm xúc và sâu
lắng.
2.8.2. Thủ pháp trang sức giai điệu
Ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội sử dụng thủ pháp trang sức dưới dạng những
nốt đen và nốt đơn. Ta nhận thấy sự xuất hiện của các dấu nối trong bài. Đặc
biệt ở phần kết của hai đoạn có sự li điệu tạo nên cảm giác thú vị cho người
nghe.
2.8.3. Thủ pháp nhắc lại
Ca khúc được tác giả sử dụng thủ pháp nhắc lại ở tồn bài, trong đó có thay
đổi câu kết.
2.9. Nét đẹp của ca từ trong bài hát
Xuyên suốt bài hát là nỗi nhớ khi tình yêu giữa đất và người vừa chớm nở đã
phải chia xa. Nỗi nhớ như vừa hiện hữu lại vừa vơ hình, khơng hướng về ai
cũng là hướng về tất cả, vì vậy mà bài hát khơi gợi được niềm đồng cảm của
bao thế hệ người yêu nhạc. Bài hát được ca sĩ Hồng Nhung thể hiện rất thành
công, gợi lên nỗi nhớ lay động lịng người về mùa thu Hà Nội.
Trịnh Cơng Sơn đã chắt lọc những phần linh hồn tinh tuý nhất của Hà Nội để
đưa vào bài hát. Cốm sữa là một phần như thế, chúng ta chỉ có thể tìm thấy Hà
Nội vào giữa độ thu.
Sự đan xen những màu sắc tự nhiên của đất, trời, cây cối, hoa lá,... hay những
ánh đèn vàng của dòng xe hối hả khi tan ca... ánh đèn đường, tiếng gió thổi hay
tiếng những chiếc lá rơi nghiêng ngoài thềm nhà. Tất cả quện lại với nhau khiế
cho phong cảnh mùa thu vừa trong sáng vừa mềm mại, tạo nên vẻ đẹp sang
trọng và thanh nhã như nét đẹp truyền thống của đất Kinh Kỳ.
11



2.10. Liên hệ bản thân
Em đã và đang có những năm tháng học tập và cũng đã từng nghe rất nhiều
bài hát, bài thơ ca ngợi về mùa thu Hà Nội. Nhưng không hiểu sao, mỗi khi
nghe lại bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội" của cố nhạc sĩ Trịnh Cơng Sơn là lịng
em chợt thấy bâng khng khó tả, nhớ Hà Nội da diết. Tác giả bài hát đã gợi lại
trong lịng ai đó nỗi nhớ khơng tên - một nỗi buồn man mác nhớ thương: "Hà
Nội mùa thu, đi giữa mọi người lịng như thầm hỏi, tơi đang nhớ ai?". Đã có
nhiều ca sĩ thể hiện ca khúc này. Nhưng với em, người làm rung động trái tim
đông đảo khán giả nhất chỉ có nữ ca sĩ Hồng Nhung. Phải chăng cô là người gốc
Hà Nội và qua bao nhiêu năm gắn bó với Hà Nội nên mỗi lần hát về quê hương
mình thì thật sự xúc động của người con xa xứ?
"Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau, phố
xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu".
Hình ảnh ấy, sao mà sống động thế, những màu vàng của cây cơm nguội,
màu đỏ của lá bàng, màu nâu của mái ngói trên những ngôi nhà cổ trong con
phố xưa... Những màu sắc ấy tác giả đã vẽ lên bằng những ca từ thật đẹp và ta
chỉ cảm nhận được qua các bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn! Và càng nên
thơ hơn khi Hà Nội ở thời khắc giao mùa, cảnh vật và con người bước vào mùa
hoa sữa: "Mùa hoa sữa về, thơm từng cơn gió, mùa cốm xanh về, thơm bàn tay
nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua". Giữa khơng khí của khói bụi chiều
Sài Gịn, tôi cảm nhận như đang ngửi thấy thoang thoảng mùi thơm của cốm,
mùi nồng của hoa sữa đâu đây. Câu tiếp theo của bài hát như làm bừng tỉnh giấc
mơ của tôi "Bầy sâm cầm nhỏ, vỗ cánh mặt trời". Em giật mình và bất giác ước
ao mình là một trong những con sâm cầm ấy, được vỗ đôi cánh bé nhỏ, cùng
bay hướng về mặt trời, mong kiếm tìm được hơi ấm cịn sót lại của ánh nắng
trong buổi chiều vàng, hồng hơn sắp tắt, cái se lạnh của buổi đầu hôm - Hà
Nội.
Bài hát đã mang đến cho em cảm giác như mình đang đứng giữa lịng Hà Nội,

lang thang quanh bờ hồ, dạo qua những đường phố nhỏ, cổ kính, và tơi như
đang ngắm nhìn người qua lại trong tiết trời mát mẻ, dìu dịu của mùa thu Hà
Nội. Mọi người quanh em dường như cũng đắm mình trong trời thu êm ả ấy.
"Hà Nội mùa thu, đi giữa mọi người, lịng như thầm hỏi, tơi đang nhớ ai?/ Sẽ có
một ngày, trời thu Hà Nội trả lời cho tơi/ Sẽ có một ngày, từng con đường nhỏ
trả lời cho tôi.../". Cảnh vật thiên nhiên, con người Hà Nội vào thu im đậm trong
tim triệu triệu người nghe qua bài hát để đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, để rồi
bất cứ ai cho dù đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội.
Mỗi khi nghe bài hát "Nhớ mùa thu Hà Nội" làm em càng thêm yêu và nhớ
Hà Nội đến nao lòng! Bài hát hay, kết hợp với giọng hát hay của ca sĩ Hồng
Nhung đã chuyển tải đến người nghe những hình ảnh đẹp và tình cảm quá đỗi
thân thương của nhạc sĩ với Hà Nội. Như thầm nhủ sẽ có một ngày trở lại Hà
Nội, để lắng nghe trời thu nói, lắng nghe từng con đường nhỏ trả lời cho tôi –
trả lời vì sao mùa thu Hà Nội lại tuyệt vời đến vậy!
12


KẾT LUẬN
Là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất về Hà Nội của cố nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn, Nhớ mùa thu Hà Nội đem đến cho người nghe một cảm giác bâng
khuâng, bồi hồi. Thu Hà Nội với những sắc màu của cây cơm nguội, màu lá đỏ
của cây bàng, màu nâu thẫm của những ngôi nhà cổ, màu xanh của cốm Vòng
đã tạo nên một bức tranh thu tuyệt đẹp mà khơng nơi nào có được. Những hình
ảnh đó giúp cho người nghe cảm nhận được một Hà Nội trong sắc thu thật dịu
dàng và đầy quyến rũ. Mùa thu Hà Nội còn mang đến một nỗi nhớ da diết mà
ngay cả tác giả cũng không thể gọi tên được. Quả thực cố nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn đã viết nên những giai điệu của Nhớ mùa thu Hà Nội bằng tất cả trái tim
yêu thương và những rung động trước cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng của mùa
thu nơi đây. Nữ ca sĩ Hồng Nhung là người thể hiện thành công nhất ca khúc
này.


13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gombrich, Câu truyện nghệ thuật, Nxb. Văn nghệ TP. HCM, 1997.
2. Lí Trạch Hậu, Bốn bài giảng mĩ học (Trần Đình Sử, Lê Tẩm dịch), Nxb.
ĐHQG, H, 2002.
3. Đỗ Văn Khang (chủ biên), Mĩ học đại cương, Nxb. GD, 1997
4. Hêghen, Mĩ học (Phan Ngọc dịch), Nxb. Văn học, 2005.

14


NHẬN XÉT
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điểm bằng số

Cán bộ chấm thi thứ nhất

15

Điểm bằng chữ

Cán bộ chấm thi thứ hai


16




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×