Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

tiểu luận đai học sư phạm Hình tượng rồng trong nền mỹ thuật Việt Nam thời kỳ phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 35 trang )

Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong Mỹ thuật Việt Nam chúng ta thường gặp hình tượng bốn con vật
thiêng mà người Việt gọi là tứ linh đó là Long, Lân, Quy, Phụng. Trong đó con
rồng là thường gặp hơn cả và là đề tài không thể thiếu ở bất kỳ công trình kiến
trúc nào của nền Mỹ thuật phong kiến Việt Nam
Con rồng đầu tiên mang bản sắc Việt Nam đầu tiên ra đời (rồng thời Lý)
không những khẳng định được đẳng cấp và sự độc lập trong nghệ thuật biểu hiện
của Mỹ thuật Việt Nam mà còn là bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam, lịch sử
1000 năm văn hiến với kinh đô đầu tiên Thăng Long. Con rồng Việt Nam là trang
trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa mang bản sắc riêng theo trí tưởng tượng của
người Việt.
Rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa tín ngưỡng người
Việt Nam, rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (Bệ
rồng, mình rồng). Dân tộc ta có truyền thuyết về con rồng từ rất sớm bởi nó gắn
với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, vơi sự tích con rồng cháu tiên.
Qua thời kỳ Bắc thuộc dài đằng đẵng con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét
dưới thời Lý, hình ảnh “rồng bay lên” Thăng Long tượng trưng cho khí thế vượt
lên của dân tộc được đem đặt cho đất đế đô. Rồng thời Lý tượng trưng cho mơ
ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước
của mây cuộn.
Từ nền tảng con rồng thời Lý qua các thời kỳ khác Trần, Lê Sơ, Nguyễn.
Hình tượng rồng càng phát triển trên cơ sở kế thừa tạo nên một con rồng hùng
mạnh vững vàng, hùng dũng như chính con người Việt Nam vậy. Vì vậy, đề tài
rồng luôn là nguồn cảm hứng dồi dào bất tận, khơi dậy trí tim tòi nghiên cứu bất
cứ ai yêu thích và biết về nó.
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội


1
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
Chọn và nghiên cứu “Hình tượng rồng trong nền mỹ thuật Việt Nam thời kỳ
phong kiến” tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé với một hình tượng Văn
hóa – nghệ thuật đặc sắc nhằm tôn vinh nền mỹ thuật Việt Nam.
Tìm hiểu giá trị về nghệ thuật tạo hình trong hình tượng con rồng trong mỹ
thuật của các thế hệ ông cha là tìm về những giá trị văn hóa, tinh thần – giá trị bản
sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Nghiên cứu để biết được cách nâng niu giữ gìn di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể cha ông để lại cho kho tàng nghệ thuật dân tộc.
Nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đông đô Hà Nội
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
I.Đối tượng
Nghiên cứu hình tượng rồng trong nền mỹ thuật phong kiến Việt Nam qua
các hình tượng rồng tiêu biểu cụ thể trong các thời kỳ Lý, Trần, Lê Sơ, Nguyễn.
II. Phạm vi nghiên cứu
Các công trình điêu khắc, chạm khắc kiến trúc có hình tượng rồng các thời
Lý, Trần, Lê Sơ, Nguyễn ở miền bắc Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích, so sánh, tổng hợp, được áp dụng để tìm hiểu diễn biến của các mô
típ trang trí từ đó thấy được những nét biến đổi của họa tiết theo từng giai đoạn
lịch sử khác nhau. Nghiên cứu tài liệu: Sử dụng những tri thức liên nghành giáo
dục văn hóa, văn hóa học, văn hóa dân gian, sử học, khảo cổ học, tôn giáo học,
dân tộc học nghệ thuật, để nghiên cứu biểu tượng, thấy được cái riêng và sức sống
của hình tượng con rồng trong quần chúng nhân dân
Tham khảo nhiều nguồn tư liệu từ các sách lịch sử…
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà

Nội
2
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

5. Dự kiến đóng góp của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của tiểu luận trước hết là đóng góp và kho tàng hoa
văn Việt Nam – phục vụ cho công tác giảng dạy, làm tài liệu tham khảo
6. Cấu trúc của tiểu luận
I. Lịch sử hình tượng con rồng trong nền mỹ thuật Việt Nam
II. Rồng thời Lý
III.Rồng thời Trần
IV. Rồng thời Lê Sơ
V. Rồng thời Mạc, Trịnh – Nguyễn, Nguyễn
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
3
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

B. PHẦN NỘI DUNG
I. LỊCH SỬ HÌNH TƯỢNG CON RỒNG TRONG NỀN MỸ THUẬT VIỆT
NAM
Tương truyền rằng: Lạc Long Quân là con của Long Nữ, tự xưng mình
thuộc nòi rồng, lấy Âu Cơ sinh được trăm con, nhưng vì kẻ ở trên cạn người sống
dưới nước nên phải chia đôi số con nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên núi,
chỉ để người con trưởng lại làm vua gọi là Hung Vương. Cư dân Hùng Vương
sinh hoạt trên địa vực đồng lầy dưới chân núi khi xuống nước hay bị “giao long”
làm hại. Hùng vương mới bảo thần dân của mình rằng “ta với em ta đều thuộc
giống rồng, rồng có tính yêu đồng loại, vậy nên dùng mực vẽ hình rồng vào

người, khi xuống nước các em ta sẽ nhận ra đồng loại mà không làm hại nữa. Từ
đó nhân dân Lạc Việt có tục xăm hình rồng vào người, lâu dần họ tự coi mình là
con cháu giao long…
Một trong những thiên thần thoại sớm nhất của dân tộc ta phản ánh hiện
thực nước ta thời nguyên thủy là thần thoại “Lạc Long quân”. Ở đấy, lịch sử thái
cổ của dân tộc được phản ánh qua một lăng kính kỳ diệu là trí tưởng tượng chất
phác nhưng táo bạo , niềm tin tưởng và tự hào về nguồn gốc dân tộc. Lạc Long
Quân được coi là tổ tiên của người Việt, mà cứ như tên gọi thì Lạc Long quân có
một thân hình rồng. Vì thế từ bao đời nay, nhân dân ta vẫn tự nhận mình là con
cháu rồng tiên.
Con rồng là một hình tượng nghệ thuật rất phổ biến trong lịch sử mỹ thuật
Việt Nam suốt thời kỳ phong kiến, cũng như nhiều hình tượng nghệ thuật khác nó
luôn gắn bó chặt chẽ với thời đại sản sinh ra nó, thể hiện những khát vọng và lý
tưởng của từng thời kỳ lịch sử.
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
4
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

Trên thế giới, trong nghệ thuật tạo hình của nhiều nước, con rồng cũng xuất
hiện. Song, con rồng Việt Nam có những nét riêng chẳng những trong nếp nghĩ
chung của thời đại, mà cả trong thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cụ thể, nó
phản ánh con người và xã hội Việt Nam.
Cư dân Lạc Việt thời Hùng Vương, và sau đó là cư dân Đại Việt thời phong
kiến, chủ yếu sống bằng kinh tế nông nghiệp cày cuốc. Can thiệp vào cuộc sống của
con người không phải chỉ có các sinh vật, mà còn có các hiện tượng thiên nhiên
được suy tưởng thành các “thần”. Thần thì thiên biến vạn hóa, hành vi khó lường
trước được, cho nên con người phải tìm cách kết giao với thần. Trong các thần có
liên quan nhiều đến văn hóa nông nghiệp cày cuốc chính là thần Nước, thần Mưa.

Các vị thần này lại đặc biệt đáng chú ý có thân mình hình con rồng lớn và tính khí
thất thường khi thì đem lại mùa màng bội thu nhưng có lúc lại gây ra những nạn lụt
khủng khiếp, hoặc để lại hạn hán khô cháy. Hạnh phúc và tai họa của con người do
đó đều phụ thuộc vào các vị thần này. Đấy cũng chính là một suy nghĩ khác không
kém phần quan trọng trong hình tượng hình con rồng, nó phản ánh ước mơ của cư
dân nông nghiệp cày cuốc muốn được mưa thuận gió hòa.
Khi nhà nước phong kiến dân tộc độc lập được xác lập ở nước ta, các vua
chúa đứng đầu bộ máy thống trị đã gán con rồng dân gian cho mình. Vì thế nhà Lý
nhiều lần dâng điềm rồng vàng xuất hiện để thống nhất nhân tâm, đề cao nhà vua.
Nhà Trần còn giải thích việc xăm hình rồng để nhớ đến tổ tiên, tỏ ra không bao
giờ vong bản. Với tất cả những ý nghĩa trên, hình ảnh con rồng đã ăn sâu trong
đời sống tinh thần của nhân dân ta từ rất sớm, và trong điêu khắc, nó là một loại
hình tượng được trang trí rất phổ biến.
Dựa vào một sinh vật cơ bản nào đó, rồi tưởng tượng kết hợp nhiều yếu tố
của các con vật khác nhau, rồng trở thành một con vật cụ thể, nhưng quá trình
phát triển của nó cũng có sự biến dạng liên tiếp.
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
5
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

Thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trên một số công cụ sản xuất, vũ khí và đồ đựng
như rìu lưỡi xéo Đông Sơn (Thanh Hóa), qua núi Voi (Hải Phòng), thạp Đào
Thịnh (Yên Bái) ta luôn gặp một loại trùng mình dài, có chân và có vảy, tựa như
con cá sấu. Ở qua núi Voi chỉ có một con đang bò dài, còn ở rìu Đông Sơn và thạp
Đào Thịnh, chúng xuất hiện trong cặp đôi có thể giao cấu, úp chân vào nhau, hai
đuôi khi dán sát lại (thạp Đào Thịnh), khi cuộn thành hai vòng tròn tiếp giáp nhau
(rìu Đông Sơn) như cặp cá ngựa.
Hình 1: Hình khắc trên thạp đồng Đào Thịnh và trên quạ đồng Núi Voi

Ta còn thấy hình thuyền trên nhiều trống và nhiều thạp đồng luôn được thể
hiện nhìn nghiêng, uốn cong phản phất dáng dấp con rắn. Đặc biệt là những hình
thuyền khắc quanh thạp đồng Đào Thịnh được nghệ sĩ thể hiện theo hình con cá
sấu cách điệu tài tình, nhưng vẫn rõ ràng, nhất là cái đầu . Phải chăng những loại
trùng và hình thuyền đã gợi nên bóng dáng đầu tiên của con rồng Việt Nam, mà
thiên thần thoại Lạc Long Quân nhắc đến dưới cái tên “giao long” ?
Hình 2: Hình thuyền trên thạp đồng Đào Thịnh
Ức thuyết trên có được soi sáng ở một số thư tịch cổ. Trong sách Tiền Hán
Thư, nhân việc Vũ Đê bắn được con giao long ở sông Dương Tử, Nhân Sư Cố chú
thích rằng con giao giống như con rắn có bốn chân. Sách Hoài Nam Tử cho rằng
tục xăm mình của nhân dân vùng Lĩnh Nam là khi để xuống nước không bị loài
“lân trùng” làm hại. “Lân trùng” nghĩa là con cá sấu có vảy hay con rắn có vảy.
Vậy thì giao long hay lân trùng chính là một loại cá sấu hay thằn lằn
Liên hệ với những tài liệu về cổ sinh vật học, ta biết thêm khoảng trên trăm
triệu năm về trước, khắp nơi trên trái đất tồn tại hết sức phổ biến loại thằn lằn
khổng lồ, trong đó có con “lôi long” (rồng sấm) “khủng long” (rồng đáng sợ)…
Ngày nay, những loại rồng rất lớn ấy đã tuyệt chủng, nhưng ở vùng đông Nam Á
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
6
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

còn có những con hình dạng thằn lằn, dài khoảng vài chục cm, thân dài, chân dài,
mình phủ vẩy, có con ở dưới nước, có con ở trên cạn…
Văn hóa Đông Sơn đang phát triển thì nước ta bị phương Bắc xâm lược và
thống trị. Trong suốt nghìn năm “Bắc thuộc”, với âm mưu đồng hóa văn hóa ta,
chắc hẳn bọn ngoại xâm đã du nhập con rồng của chúng vào đời sống tinh thần
của dân tộc ta. Nhưng chính trong thời gian ấy, kế thừa từ nền văn hóa từ buổi
dựng nước, hẳn là tổ tiên ta đã có được một nền văn hóa dân gian giàu sắc thái

dân tộc, để khi lật nhào được ách thống trị của ngoại xâm, ngay trong giai đoạn
đầu của thời kỳ độc lập, con rồng Việt Nam đã xuất hiện phổ biến. Và nếu có du
nhập yếu tố bên ngoài thì vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Con rồng đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam như thế đấy, con rồng Việt
gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước, gắn liền với quá trình phát triển của
lịch sử Việt Nam. Rồng Việt phát triển cùng lịch sử, gắn liền với các triều đại
phong kiến như Lý, Trần, Lê sơ, Nguyễn… được xem như biểu tượng quyền uy
của giai cấp quý tộc.
II. RỒNG THỜI LÝ (1009-1225)
Năm 1009 Nhà Lý lên ngôi đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử đất
nước Việt Nam, thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc chấm dứt bắt đầu bước vào thời kỳ
phong kiến, nhà nước đầu tiên ra đời với kinh đô Thăng Long. Cùng với bước
chuyển văn hóa đó là sự ra đời của hình tượng con rồng – con rồng Việt Nam
mang bản sắc Việt Nam mà con rồng làm nền móng đầu tiên là rồng thời Lý.
Ở thời Lý, trong nền văn hóa phát triển rực rỡ, một trong những hình tượng
phát triển phổ biến nhất chính là con rồng. Suốt triều đại này, con rồng luôn được
thể hiện với một sự hào hứng hồn nhiên, một tính cách độc đáo, rất riêng biệt của
dân tộc ta. Ở Thăng Long (tức Hà Nội) Phật Tích và Dạm (Bắc Ninh) Chương
Sơn (Nam Định) và Long Đọi (Hà Nam) hay Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) … thể
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
7
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

hiện theo bất cứ đồ án và kiểu dáng gì, con rồng vẫn thống nhất một phong cách
chung, cả ở quan niệm tư duy của các nghệ sĩ về sáng tạo nghệ thuật cũng như về
phương pháp kỹ thuật. Có người còn gọi đó là “rồng giun” nhưng thực ra nó
mang nhiều nét của rắn, và còn tiếp thu nhiều họa tiết của các con vật khác, để có
thể biểu hiện đầy đủ ý nguyện của dân tộc ta ở thời ấy mà ngày nay còn lưu lại

trong các em nhỏ những trò chơi như “rồng rắn đi xin thuốc”. Vì thế, nếu cần có
cái tên để gọi, thì danh từ “rồng rắn” chính xác hơn, mà chính thời Lý và thời
Trần đã gọi tên “long xã” rồi.
Trước và cùng thời với con “rồng rắn” của Việt Nam, ở phương Bắc, nghệ
thuật Trung Quốc đã tồn tại rộng rãi con rồng; và ở phương Nam, nghệ thuật Chăm
pa lại dùng phổ biến con rắn. Con rồng Trung Quốc và con rắn Chăm pa đều là
những hình tượng nghệ thuật rất khác con rồng rắn Việt Nam. Ở Trung Quốc rồng
thời Hán miệng dài, rộng, có vòi, khớp chân cứng; rồng thời Đường phương phi,
mụ mẫm; từ thời Tống trở đi, con rồng thường được thể hiện ẩn hiện trong mây và
phát triển các thành phần vây, vẩy, sừng, bờm, mặt dữ tợn có vẻ đe dọa … Còn con
rắn Chăm Pa , dù thuộc phong cách Đông Dương, phong cách Mỹ Sơn, hay phong
cách Trà Kiệu thì đều là những con rắn được cấu tạo bởi những thành phần có thực,
trông rất tự nhiên, mang nét uyển chuyển và đầy chất sống.
Ở con rồng thời Lý ta thấy đó là một hình tượng nghệ thuật thật hoàn chỉnh
và chặt chẽ, luôn theo một đại thể chung là mình tròn trặn, con nhỏ thì nhẵn nhụi,
còn con to thì có vẩy, thoăn thoắt lượn uốn khúc cong thắt túi nhỏ dần về phía
đuôi rất tự nhiên, trông thanh tú với nhiều dáng dấp của con rắn, lại được phụ
thêm các chi tiết của các con vật khác. Đặc biệt đầu rồng thời lý không thể nhầm
lẫn với bất cứ đầu của một con rồng nào khác. Mào, mũi và bờm là những thành
phần về cơ thể được cấu tạo rất sinh động, bằng những nét độc đáo được mang
theo một ý thức nhất định: Mào thoát ra từ môi trên có đường sống quyện với
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
8
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

răng nanh xoắn xuýt, rung rinh bốc lên như ngọn lửa; bờm ở sau gáy cuộn cuộn
bốc lên nhiều đợt ở cổ họng, cùng với túm râu ở hàm dưới đều uốn lượn nhịp
nhàng như làn sóng và bay lướt tựa lá cờ đuôi nheo được gió, mũi được cấu tạo

bởi những đường cong xếp chồng nhau phập phồng gây ra ấn tượng về nguồn
nước, lại cùng với những văn dạng xoắn ốc cùng chiều và ngược chiều như hình
chữ S (từng thấy phổ biến trên gốm và trống trong thời đại đồ đồng) là cái dấu hy
vọng về mây mưa, mà dân tộc cày cuốc luôn mong ước. Bốn chân nhỏ nhắn,
thanh và dẻo với những móng cong và nhọn sắc như móng chim, lúc nào cũng
như đang bơi giữa không gian.
Bản thân con rồng đã được cấu tạo bởi những thành phần uốn lượn sinh
động từ to đến nhỏ, nó lại tung hoành giữa những đám mây cũng lượn sóng nhẹ
nhàng như thế.Một trong những hình tượng được chạm phổ biến ở thời Lý có trên
nhiều chùa tháp lớn, là con rồng. Nó xuất hiện hàng loạt nhưng ở trong mỗi đồ án
thường có một hoặc hai con rồng. Rồng đơn có thể nằm gọn trong các ô hình tròn
(ở hình tròn trang trí tháp Chương Sơn) hình vuông chéo thành hình thoi (sườn
bia tháp chùa Đọi) hình chữ nhật (bệ tượng phật tháp Chương Sơn) hình nửa lá đề
(mặt tháp Chương Sơn). Rồng đôi thường chầu nhau hoặc đuổi nhau trong ô hình
cánh hoa sen (Ở chân cột chùa Phật Tích) hình chữ nhật (bệ tượng phật chùa Phật
Tích)và hình lá đề (trang trí chùa Phật Tích và chùa Chương Sơn) và trên những
di vật lớn như cột chùa Dạm, đế bia ở chùa Đọi và Chương Sơn, những cập rồng
khổng lồ cũng chầu nhau nhưng thân quấn quýt đăng đối.
Hình 3: Hình tròn trang trí tháp Chương sơn
Hình 4: bệ tượng trang trí hình rông thời lý
Hình5: Bệ tượng phât chùa Phật Tích
Hình 6: cột chùa Dạm (Bắc Ninh)
Hình 7: Đôi rồng ở chùa Dạm được làm lại bởi chất liệu xi măng
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
9
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

Hình 8: Bia đá tạo rồng ổ- đặc trưng thời Lý

Những con rồng thời Lý ở trong các đồ án khác nhau ấy có kích thước khác
nhau và thuộc di tích Lý xây dựng không cùng thời gian và không gian, đều rất
thống nhất ở các kết cấu tạo hình: Đầu nhỏ với miệng nhỏ vờn một viên ngọc
đang xoay, răng nanh kéo dài xoắn với môi trên thành đường sống của chiếc mào
có đường viện loăn xoăn như ngọn lửa đang bốc cao, phía trên mắt có những họa
tiết hai đầu cụn lại cùng chiều như số 3 ngửa và chữ s quanh mép có những hàng
mang và từ đó kéo dài và bốc lên lượn sóng làm bờm tóc thân liền mảng với đuôi
thon dài và kéo dài trong nhịp uốn thoăn thoắt nhỏ dần mà nếu không để ý vị trí
hai chân sau thì không phân biệt được….Ở rồng thời Lý đầu có mào như ngọn
lửa, có văn dạng xoăn tựa số 3 …là dấu hiệu của sấm chớp có viên ngọc (hoặc
tinh tú) đều mang tính dương, có toàn thân nó rõ ràng là thân rắn mang tính âm,
thường ở dưới đất giữa những hoa lá.Phải chăng rồng thời Lý là kết hợp các yếu
tố âm dương để biểu hiện ý niệm phồn thực, biểu hiện sức mạnh vũ trụ mưa gió
thuận hòa, người và vật đều sinh sôi, mùa màng tươi tốt và vương triều thịnh
vượng. Những con rồng rắn kiểu này được chạm trang trí trên các kiến trúc như
cây tháp Bảo Nghiêm chín tầng mà thế kỷ XIV Trần Nguyên Đán đã chứng kiến
và gọi nó là “rồng rắn”.
Gắn bó chặt chẽ với rồng là hình mây, những hạt ngọc …, chúng làm nền
cho rồng hoạt động và lấp kín những khoảng nền rộng không để cho trong đồ án
có chỗ nào trống trải có mây dải dài bay thành hình sóng cùng nhịp với bờm tóc
rồng, thanh thoát và bay bướm, có mây đơn một dải mà cuộn tròn xoắn chặt, có
mây kép hai hoặc ba dải cùng thoát và bay quanh từ một hạt tròn đang xoay cùng
chiều tạo ra một ấn tượng chuyển động trong không gian ba chiều. Những hình
mây ấy dù đơn hay kép đều ở quanh hình rồng, cùng cấu tạo chung cùng nhịp uốn
lượn với toàn thân rồng cũng như với bờm tóc, râu cằm và túm lông ở khuỷu chân
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
10
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh


rồng, tất cả đều cùng thống nhất ổn định, chuẩn mực đến quy phạm. Những hạt
tròn có khi không gắn với mây mà tách ra độc lập và cùng chuyển động như tinh
tú giữa vũ trụ.
Con rồng thời Lý được sáng tạo theo trí tuệ của nghệ nhân Việt Nam, nó thể
hiện tâm hồn, ước mơ và nguyện vọng của cả dân tộc, mang đậm những sắc thái
Việt Nam riêng biệt. Vì những lẽ đó, người xưa chú ý đến con rồng với sự suy
nghĩ đặc biệt, và do đấy trong suốt thời Lý con rồng trở thành hình ảnh trang trí có
ý nghĩa chặt chẽ.
Rồng thời Lý ra đời và được lịch sử mỹ thuật Việt Nam nói riêng với lịch sử
Việt Nam nói chung ghi nhận như một mốc son lịch sử với những đặc tính riêng
của rồng Việt. Rồng thời Lý còn được lịch sử nhắc lại cùng với bốn công trình lớn
“tứ đại khí” của Đại Việt là Tháp Báo Thiên, Phật Quỳnh Lâm, Chuông Quy Điền
và Vạc Phổ Minh.
III. RỒNG THỜI TRẦN (1225-1400)
Nhà Trần bắt đầu lên ngôi từ năm 1225-1400. Nhà Lý phát triển Thịnh trị
vào đời vua Lý Nhân Tông và sau đó bắt đầu đi vào con đường suy yếu. Quyền
lực rơi vào tay những kẻ hại dân hại nước. Năm 1211 ba dòng họ phong kiến lớn
đã nổi dậy, đó là họ Đoàn ở Hải Dương, Hải Phòng; Họ Trần ở Thái Bình, Nam
Định, và nam Hưng Yên; Họ Nguyễn ở Hà Tây. Triều đình Lý chỉ kiểm soát được
Thăng Long và các vùng lân cận. Trong khi đó vua Lý Huệ Tông không có con
trai. Năm 1225 ông đã nhường ngôi cho con gái thứ là Chiêu Thánh còn mình là
Thái Thượng Hoàng. Lúc này Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi. Vì vậy mọi quyền hành
của triều đình rơi vào tay viên quan điện tiền Trần Thủ Độ. Dòng họ Trần lúc này
chiếm giữ một vị trí trọng yếu trong triều đình. Cuối cùng ngày 12 tháng chạp
năm Ất dậu dưới sự chỉ đạo của Trần Thủ Độ Lý Hoàng tuyên bố nhường ngôi
cho Trần Cảnh. Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thái Tông. Nhà Trần đã thay
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
11

Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

thế nhà Lý và giữa hai triều đại này không có khoảng cách về thời gian. Vì thế có
thể nói rằng nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu văn hóa xã hội thời Lý.
Khi nhà Trần đang trong thời kỳ dựng nghiệp, và vừa qua ba lần đoàn kết
toàn dân đánh thắng đế quốc Mông Nguyên, giai cấp thống trị còn cảm công lao
của quần chúng, thì những nghệ sĩ dân gian vẫn giữ được phần nào tự do và được
thoải mái trong khi sáng tạo hình tượng, nên nhiều tác phẩm nghệ thuật tạo hình
giản dị mà trong sáng và hồn nhiên. Nhưng rồi những người đứng đầu giai cấp
thống trị dần xa rời quần chúng, cưỡng nghệ sĩ phải làm việc theo ý thích của họ
thì trong nghệ thuật cũng lộ ra một phần gượng ép.
Việc vẽ rồng lên thân mình, từ thượng cổ đã thành tục lệ của dân tộc, thì đến
năm 1299 bị bỏ đi. Rồi cùng với sự tăng cường uy thế của nho giáo trong con
rồng nhạt dần những ý nghĩa chặt chẽ về ước mơ của dân, mà ngày càng mang rõ
hình tượng tượng trưng cho triều đình phong kiến.
Con rồng chạm trên bộ cửa Phổ Minh (Nam Định) chạm ở bức cốn ở Chùa
Dâu (Bắc Ninh) và chùa Thái Lạc (Hưng Yên), đầu rồng chạm trên những đầu
bẩy chùa Bối Khê (Hà Tây)…là từ rồng thời Lý phát triển lên, vẫn có cái thoải
mái và tươi mát, vẫn bố cục theo kiểu uốn sóng nhỏ dần, song dáng chung đã kém
uyển chuyển, khúc uốn kém thoăn thoắt, rất dễ phân biệt thân với đuôi. Thành
phần cấu tạo của đầu rồng không chặt chẽ như trước: Văn dạng xoắn ốc đôi không
thể thiếu ở bất cứ con rồng nào thời Lý, thì nay mất dần, bờm và râu kém nhịp
nhàng, mào không linh lợi , dần mọc thêm cái tai và cặp sừng cùng kiểu cùng với
cái mũi biến dạng đều thuộc về loại thú bốn chân. Nhưng cái đẹp lúc này lại toát
ra trong tính hiện thực và sự mập, khỏe: Các chi tiết gần với yếu tố thực của các
con vật bình dị, dáng mình trùng trục, đẫy đà, nhiều sức sống
Hình 9: Rồng ở bộ cửa chùa Phổ Minh
Hình 10: Mặt trước nhà Bái Đường chùa Phổ Minh
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà

Nội
12
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

Hình 11;12;13: Rồng ở chùa Bối Khê
Từ Lý chuyển sang Trần, hình tượng con rồng đã có nhiều thay đổi. Đó hoàn
toàn không chỉ là sự thay đổi đơn thuần của Phong cách, đem cái đẹp của lối tạo
hình mập mạp, chắc khỏe thay thế cho cái đẹp của lối tạo hình trau chuốt, tinh tế
và thanh mảnh. Mà còn là một sự thay đổi của một quan niệm về một hình tượng.
Chính sự bành trướng của Nho giáo cùng với sự lớn mạnh hơn nữa của chế độ tập
quyền thời Trần đã làm cho hình tượng con rồng thời kỳ này tiến thêm một bước
trên con đường phong kiến hóa. Nếu thời Lý còn mang ý nghĩa theo tín ngưỡng
dân gian cổ xưa của cư dân nông nghiệp thì ở thời Trần đã dần được thay đổi bởi
ý nghĩa khác theo bởi một ý nghĩa khác theo quan niệm phong kiến.
So với thời Lý, ở thời Trần hình tượng con rồng được thể hiện cũng đa dạng
hơn. Ngay nhiều tượng rồng của khu lăng mộ ở An Sinh huyện Đông Triều, Quảng
Ninh, mặc dù được sáng tác trong khoảng cùng một thời gian, nhưng về mặt chi tiết
đã có nhiều chỗ khác nhau. Không ngạc nhiên khi bắt gặp ở những tượng rồng này
khi thì có dạng đuôi thẳng và nhọn, khi lại có dạng đuôi xoắn tròn như văn dạng xoắn
ốc; hoặc khi có vẩy như dạng hình hoa, khi lại có vẩy chỉ là nét võng cung chạm kép,
thậm chí chỉ chạm đơn; hoặc nữa, khi thì văn dạng chữ S nổi lên rõ rệt trên trán, khi
thì mất đi hoặc biến thành những hình đường cong khác.
Theo nghiên cứu hiện nay những tượng rồng của thời Trần thuộc loại có niên
đại sớm (khoảng nửa đầu thế kỷ XIV) là những tượng được tìm được ở khu lăng
mô An Sinh mà điển hình là đôi tượng lớn nhất (dài 1m70) ở vị trí thành bậc
chính giữa của lăng vua Trần Anh Tông. Và có niên đại muộn (năm 1397) là đôi
tượng rồng ở thành nhà Hồ (trừ cái đầu đã bị gãy phần còn lại dài 3m62)
Hình 14: Rồng lăng vua Trần Anh Tông
Hình 15;16: Đôi tượng rồng Thành Nhà Hồ

Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
13
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

Đôi tượng rồng ở lăng Trần Anh Tông nói trên có thân hình mình tròn lẳn,
mập mạp, múp dần về phía sau đuôi, uốn khúc rất nhẹ, chỉ như mặt gợn sóng. Về
đại thể, chúng có hình dáng giống như một con vật bò sát với cái đuôi to dài và
hơi nhọn, kéo ra từ thân, và bốn chân to mập, móng khỏe , mọc dồn cả dồn cả lên
nửa thân phía trên. Cái đầu của chúng có vẻ hơi dữ tợn bởi cái mào trước kéo dài
về phía trước; bởi cặp sừng nhọn vút về phía sau; bởi hai caí vành xoắn ốc đối
chiếu thành hình chữ S ngạo ngễ trên vừng trán; bởi cái bờm tóc to tướng trải ra
gần như phủ kín tất cả nửa thân và cuối cùng bởi những chòm lông quanh cổ dựng
lên trong những hình xoắn ốc. Khắp mình chúng được phủ kín bởi một lớp vẩy có
dáng như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh chạm rất đều và tinh. Chính những
chi tiết này đã trả lại cho chúng vẻ hiền từ hoa mỹ, đã làm cân bằng trong thế đối
lập giữa đầu và thân.
Đôi tượng rồng nhà Hồ tiếc rằng đều bị gãy mất đầu. Cái đầu chỉ còn sót lại
dấu tích là những đường vành cung ở hai bên má có hoa văn xoắn ốc duỗi lên
nhau đều đặn và trật tự, là cái bờm tóc sau gáy kết thành khối mượt, dài và nhọn
hoắt, uốn sóng nhẹ nhàng, đều đặn, kéo dài một nét ngang trên lưng tới mãi tận
giữa thân.
Đôi tượng rồng đó thể hiện một sự kết hợp nhuần nhị và rõ ràng giữa cái
khỏe mạnh vững chắc của thời Trần với cái mền mại tinh tế của thời Lý. Chỉ bằng
những khúc uốn xoắn đều đặn, rõ ràng, nhịp nhàng cũng đã khiến cho tấm thân
hình ống, mập mạp, rất dài, trở nên dịu dàng, uyển chuyển. Chất mền mại ấy lại
được tăng thêm bởi những nét chạm vòng cung kép thể hiện những hình vẩy phủ
kín trên khắp mình tượng tinh tế như những hoa văn; bởi một phần không gian
giới hạn quanh mình con rồng được chạm thủng rất tinh xảo, những hoa văn xoắn

ốc đuôi kết hợp và đối chiếu nhau thành một thể liên hoàn.
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
14
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

Chúng ta sẽ không tìm thấy bất cứ tượng rồng nào khác đang được nói tới ở
đây hơn là đôi tượng này, sự trở lại gần gũi hơn cả với truyền thống của hình con
rồng thời Lý.Và sự xuất hiện đặc biệt hơi có vẻ lạc lõng đó của chúng giữa buổi
suy tàn của vương triều nhà Trần khiến chúng ta không thể không đánh dấu hỏi.
Ngoài ra, truyền thống vẽ rồng lên thân thể vốn có từ thưở dựng nước, ở thời
Trần càng phát triển mạnh đến nỗi người Trung Quốc gọi là “Thái long” (rồng vẽ)
và mang theo một ý nghĩa mới, chẳng những để hòa lẫn với thiên nhiên mà còn
như lời Trần Nhân Tông nói “Xăm hình rồng vào vế đùi là có ý tỏ ra không bao
giờ vong bản”. Và thời Trần phát triển tiền với quy định theo thể trang trí:
Giấy vẽ rong: 10 đồng, vé sóng : 30 đồng, vẽ mây: 1 tiền, vẽ rùa: 2 tiền, vẽ
lân: 3 tiền, vẽ phượng: 5 tiền, vẽ rồng: 1 quan. (hình 15b)
Rồng thời Trần tuy được kế thừa hình tượng rồng thời Lý nhưng thực sự nó
đã tạo ra cho mình những đặc điểm riêng khỏe khoắn, mạnh bạo như chính thời
đại sản sinh ra nó, mang tính chất hết sức đặc thù của một con rồng của chế độ
phong kiến thời Trần.
IV. RỒNG THỜI LÊ SƠ (cuối thế kỷ XVI)
Năm 1400 Hồ Quý Ly trút ngôi nhà Trần tự xưng vua lấy hiệu là Thánh
Nguyên, đổi tên nước là Đại Ngu. Ngày 19 tháng 11 năm 1406 nhà Minh vượt
qua biên giới đánh về Thăng Long. Ngày 20/01/1407 thành Đa Bang thất thủ
tuyến phòng ngự chống quân Minh của nhà Hồ bị phá vỡ. Quân Minh chiếm được
Thăng Long. Tháng 6/1407 cuộc kháng chiến của quân nhà Hồ hoàn toàn thất bại,
nước ta rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê
Lợi lãnh đạo đã thu hút nhiều sĩ phu yêu nước và nhân dân kéo dài trong 10 năm

(1917-1927) đã thắng lợi vẻ vang. Quân Minh bị đuổi khỏi bờ cõi Lê Lợi lên ngôi
vua lập ra triều đình nhà Lê, Thời kỳ này được gọi là Hậu lê hoặc Lê Sơ để phân
biệt với thời tiền Lê của Vua Lê Đại Hành.Thời kỳ này kéo dài được 100 năm.
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
15
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

Qua các hình trang trí được chạm trên các hiện vật gỗ và đá thời Lê sơ đã
được phát hiện, chúng ta có thể tìm ra dấu ấn của hoa văn thời kỳ đó và sự biến
chuyển của nó.
Nếu như hình trang trí trên các bia vua, hoàng hậu và thần thánh được chạm
nổi, trau chuốt, có khuôn thước, thì ở những bia tiến sĩ, công thần và bia ở đền
chùa, hình trang trí thường được chạm nổi ít hoặc khắc chìm một cách đơn giản
trên mặt đá phẳng, nhẵn, đường nét tự nhiên và không theo một khuôn thước nhất
định. Đất nước mới được giải phóng, vua và các bậc công thần có công lớn trong
các cuộc kháng chiến, cũng như thần và phật, được coi là những siêu nhân. Vì
vậy, những di tích kỷ niệm họ, thường được các nghệ sĩ trang trí các hình con
rồng, con vật được coi là cao quý của tầng lớp quý tộc.
Tiếp thu những truyền thống cũ, đến thời Lê sơ, nghệ thuật trang trí trong
chạm khắc vẫn giữ được nhiều nét tiêu biểu của nghệ thuật trang trí trong chạm
khắc từ thời Lý – Trần.
Ở bia lăng Lê Thái Tổ (1433), trừ con rồng ở giữa trán bia mặt trước, còn lại
thì hàng chục hình rồng lớn nhỏ ở cả hai mặt bia đều là sự tái hiện của hình rồng
thời Lý và đầu thời Trần, trên mức độ hoàn chỉnh mới: đầu nhỏ, mào cao như
đang rung, thân mình và cả bờm tóc đều là những nết sóng lượn nhanh, chân
thanh, mảnh, toàn bộ mình rồng trông rất hoạt và mang một sức mạnh vươn lên.
Đến bia lăng Lê Thái Tông (1442), hình con rồng trang trí trên bia vẫn không
khác hình con rồng ở bia lăng Lê Thái Tổ mười năm trước. Nhưng chỉ sau đó vài

năm, hình con rồng ở bia chùa làng Nghi Tàm (1445), tuy vẫn có mào lửa và bờm
tóc như đang rung, song thân mình lại được uốn khúc một cách khá tự do, đặc
biệt, cái đuôi rồng thì vắt lên trông đến tinh nghịch. Đến con rồng ở chùa làng
Thúy Lai (1470), nó vẫn có một số dáng riêng của con rồng chùa Nghi Tàm,
nhưng những chi tiết quen thuộc của con rồng truyền thống trước kia đã bị mất
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
16
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

hẳn. Có thể nói từ đây khái niệm mới về hình ảnh con rồng đã xuất hiện: bờm
thưa, ria mép dài, mảnh, sừng rất dài, mũi như mũi thú…
Với những hình rồng truyền thống được tái hiện vào thời Lê Sơ, nghệ thuật
trang trí Việt Nam đã được khẳng định thêm ở sự bố cục chặt chẽ, hình mẫu tròn
vẹn, sự linh hoạt và thanh tú về đường nét…
Nhưng bên cạnh hình ảnh con rồng truyền thống khá nổi bật và phát triển
khá rộng rãi, ta lại thấy ở bia lăng Lê Thái Tổ, chính giữa trán lại là một hình rồng
lạ, mang ảnh hưởng của con rồng phương Bắc rất rõ nét: Con rồng ấy với mắt
nhìn thẳng với vẻ dữ tợn,thân mình vặn khúc, mang một dáng đe dọa. Nó được bố
cục gọn lỏn trong hình tròn và hình tròn ấy lại được nằm gọn trong một hình
vuông. Phải chăng, hình tròn và vuông ở đây là tượng trưng cho giai cấp thống trị,
đang muốn bành trướng thế lực khắp khoảng trời đất mà nó muốn chiếm quyền.
Nhưng cho đến thế kỷ XV, từ ở bia lăng Lê Thánh Tông, lăng Ngô Thị Ngọc
Giao, lăng Lê Hiến Tông…, dù ở trong một bố cục nào, con rồng cũng có dáng dữ
tợn, mắt đe dọa các chân đều xòe ra với đủ năm móng gân guốc như muốn quặp
và cấu xé bố cục, hình rồng được biểu hiện với nhiều chiều hơn, cái đầu rồng
được biểu hiện với nhiều chiều hơn, cái đầu rồng được biểu hiện ở một góc nhìn
chếch nghiêng, thấy rõ một bên má đầy đặn. Một mắt rồng ở phía bên kia lại xoay
trên sống mũi, khiến cho mắt rồng được lộ ra đàu đủ cả hai miệng, mũi, ria mép

và râu dưới miệng của rồng thì vặn cả ra phía trước. Rồng có đôi tai như tai trâu,
đôi sừng như sừng hươu và cái trán cao đều ở đúng vị trí nhìn thẳng. Lối biểu
hiện hình với điểm nhìn từ nhiều chiều như vậy, sang những thế kỷ sau trở nên
quen được sử dụng và phát triển mạnh.
Những con rồng trang trí trên các bia đá thời Lê sơ được chạm với những
dụng ý khác nhau, năm trong những bố cục khác nhau của bia. Những bia mà
nghệ sĩ chọn hình rồng để trang trí thì trước hết của hai xế của trán bia bao giờ
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
17
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

cũng có hình rồng. Đôi hình rồng được chạm ở hai xế của trán bia, ta thấy rất phổ
biến trong nghệ thuật trang trí bia đá Việt Nam, từ thời Lý đến thời Nguyễn nhưng
ở mỗi thời kỳ lịch sử, nó có một bố cục và nhằm gây một hiệu quả nghệ thuật
khác nhau. Ở Thời Lý trên bia chùa Đọi (Hà Nam Ninh) khắc năm 1121 và ở thời
Trần, trên bia chùa Hướng Đạo (Hải Hưng) khắc năm 1327, ta đều thấy trán bia
có đôi rồng chầu vào những dòng chữ tên bia viết theo lối chữ thảo hoặc chữ triện
rất đẹp. Trên trán bia nói về Nguyễn Chích ở thời Lê Sơ, vẫn thấy chọn đôi rồng
uốn khúc chầu vào dòng chữ triện tên bia to đep. Tấm bia lớn trước cửa chùa
Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) có bài văn bia, khắc vào thời hậu Lê, nhưng về trang
trí, ngoài những hình chỉ có vào thời hâu Lê, thì trên bia lại có những hình rồng,
mà về cơ bản những hình rồng ấy vẫn theo bố cục như hình rồng ở bia từ thời Lý.
Có một điểm đáng chú ý về các hình rồng được trang trí trên các bia.
Ở bia chùa Quỳnh Lâm làm vào thời Hậu Lê, mặt trước của bia có chạm đôi
rồng chầu và một vòng hào quang nhọn đầu như hình chiếc lá đề tượng trưng cho
đạo phật. Bia chùa Nghi Tàn (Hà Nội) làm vào thời Lê Sơ, ở hai xế bia vẫn chạm
đôi rồng nhưng ở giữa trán bia lại chạm chữ phật. Còn lối bố cục, mà ở trán bia có
chạm đôi rồng ở hai xế đang chầu vào một con rồng khác ở giữa, thì chưa thấy

trên bia thời Lý hay thời Trần, cũng hiếm thấy ở các bia sau thời Lê Sơ. Cho nên,
có thể xem lối bố cục trán bia theo lối chạm đôi rồng chầu vào một con rồng khác,
là thể thức nổi bật ở lăng các vua và lăng hoàng hậu thời Lê Sơ.
Hình 17: Bia ở chùa Quỳnh Lâm
Hình 18; 19 Bia Vĩnh Lăng, bia chùa Vạn Phúc
Đặc biệt trang ở trán bia chùa Thúy Lai, đã mở đầu cho một lối trang trí có
bố cục hoàn toàn mới: Đôi rồng chầu và mặt trời tỏa ra nhiều tia sáng. Có thể nói,
hình thức rồng chầu mặt trời được chạm trên bia đá trước thời Lê Sơ hoàn toàn
chưa thấy. Đến thời Lê Sơ, hình thức này bắt đầu xuất hiện nhưng cũng chỉ mang
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
18
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

tính chất là bước thí điểm cho một thẩm mỹ mới. Phải từ thời Mạc trở đi nó mới
hoàn toàn thắng thế và dần trở thành lối trang trí trán bia duy nhất.
Ở một số bia thời Lê Sơ, mà tiêu biểu là ở bia lăng Lê Thái Tổ hình rồng còn
được chạm nối nhau thành dãy dài, trang trí cho diềm bia (diềm đứng dọc theo hai
canh bia và diềm ngang chia trán bia và thân bia). Lối trang trí này chúng ta đã
thường gặp trên một số bia thời Lý, như bia chùa Đọi (Hà Nam Ninh), bia chùa
Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) và ở thời Trần như bia chùa Hàn (Hải Hưng). Những
hình rồng ở các diềm bia từ thời Lý đến thời Lê Sơ đều được chạm theo một cách
nằm khá giống nhau trong hình nửa chiếc lá đề, ngực giãn xuống, đầu ngóc cao,
cái đuôi vắt lên phía trên đầu, uốn lượn.
Nhưng ở diềm bia thời Lý và thời Trần, hình con rồng trước và con rồng sau
nối sít nhau, còn ở diềm bia ở lăng Lê Thái Tổ, con rồng cuộn trọng một ổ riêng
cách quãng chạm hoa dây. Lối trang trí hình diềm bia bằng hình nửa lá đề ổ rồng,
sau thời Lê Sơ không còn thấy nữa.
Về hình rồng trang trí, chúng ta còn gặp ở mặt sườn của bia. Lối trang trí

này từ thời Lý đã thấy ở bia chùa Đọi và bia chùa Quỳnh Lâm, mỗi con rồng cuộn
chặt trong một ô vuông để chéo thành hình thoi. Đến thời Lê Sơ trên bia lăng Lê
Thái Tổ và bia chùa Nghi Tàn, vẫn ở mặt sườn của bia nhưng hình rồng không
còn ở trong hình thoi nữa mà cuộn trong hình tròn nên trông động hơn. Đến bia ở
lăng Lê Thánh Tông và lăng Ngô Thị Ngọc Giao mỗi mặt sườn bia lại chạm một
con rồng đang bò dài từ dưới lên. Phía dưới rồng có hình sóng nước, gồm cả sóng
xô và sóng lừng, sóng dâng lên thành hai lớp cao dần nhưng sóng vẫn ở dưới chân
của ba mũi nhọn, đột khởi nhô cao như hình quả núi. Sinh thời Nguyễn Trãi đã ví
hình mũi nhọn đó như cái khuê (một loại đồ vật bằng ngọc, trên nhọn dưới
vuông): “Khuê bích muôn trùng khai điệp nghiễm” (những ngọn núi trùng điệp
kéo ra như ngàn lớp ngọc hình cái khuê phía trên những hình “núi” là mây và
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
19
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

rồng. Rồng là hình ảnh tượng trưng cho nhà vua ngự trong vũ trụ – có đủ trời,
mây, non, nước. Lối trang trí một con rồng chiêm cả mặt sườn bia từ sau thời Lê
Sơ rất hiếm thấy và nếu có thì cũng thay đổi một chút. Bia chùa Thôn Lâm (Hải
Hưng) và bia chùa Keo (Thái Bình) dựng năm 1632 mặt sườn bia cũng trang trí
hình rồng nhưng rồng uốn lượn trên một chậu hoa cây cảnh và giầu luồn trên trán
bia, nó không còn mang hình rồng trang trí ở mặt sườn bia của thời Lê Sơ nữa.
Hình 20: Bia chùa Keo
Hình 21: Rồng ở điện Kính Thiên
Hình 22: Rồng ở điện Lam Kinh
Bốn thành bậc của điện Kính thiên tạo ra ba lối vào điện, hai thành bậc phía
trong được chạm rồng. Thành bậc cửa được chạm hình tượng rồng bò xoài theo
chín bậc cấp. Đầu rồng nhô cao, các chi tiết trên đầu được thể hiện rõ ràng. Bờm
tóc mượt, mềm mại chảy về phía sau kết hợp với các khúc uốn đều đặn tạo vẻ độc

đáo cho hình tượng rồng. Lối tạo hình rồng, mây lửa và hoa lá cách điệu được lặp
lại lần nữa khi xây dựng điện Lam Kinh ở Thanh Hóa.
Rồng Thời Lê Mang phong cách riêng biệt và đọc đáo , hình thành một
mạch nguồn xuyên suốt các thời kỳ lịch sử và biểu hiện trong nhiều dáng vẻ sống
động, hiện thực khác nhau của từng thời kỳ. Sự chuyển biến từ mỹ thuật Lý , Trần
sang Lê Sơ là hợp quy luật phát triển. Phong cách Lê Sơ có thể nói bắt đầu định
hình rõ nét trên các tác phẩm của thời kỳ Lê Thánh Tông và cang về cuối phong
cách đó càng bộc lộ rõ.
V . RỒNG THỜI MẠC, TRỊNH - NGUYỄN, NGUYỄN
(thế kỷ XVII, XVIII, thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)
Nếu phần lớn các công trình nghệ thuật thời Lê Sơ chúng ta được thấy
nhưng điêu khắc và dấu vết của kiến trúc phục vụ cuộc sống của lớp người thống
trị, thì những công trình nghệ thuật thời Mạc còn tồn tại đến ngày nay gần như
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
20
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

đều là của dân các làng xã nên con rồng dân gian lại được hiện ra với phong thái
Việt Nam mới. Điều ấy rõ ràng nhất là ở Đình Tây Đằng (Hà Tây) di tích duy nhất
tương đối nguyên vẹn của thế kỷ XVI – con rồng ở đây từ bỏ hẳn vẻ quyền quý
nghiêm trang và chỉnh trệ trong ý thức tượng trưng cho giai cấp thống trị, nó xuất
hiện rất thoải mái và tự nhiên theo khuôn khổ của mảng gỗ thuộc bộ phận nào đó
trong kiến trúc, được nghệ sĩ chạm ra để trang trí cho vui. Vì vậy tỷ lệ giữa các
thành phần cơ thể có thể rất chênh lệch, thậm chí không cần phải thể hiện trọn vẹn
cả con đủ chạm phần nào thì chỉ chạm phần ấy.
Đình làng ngoài ý nghĩa tôn giáo: là nơi thờ cúng vị thần chung được cả cộng
đồng thừa nhận là “thành hoàng” bao giờ cũng diễn ra các sinh hoạt tập thể của dân
làng xã. Loại kiến trúc này ta thấy nhiều từ nửa cuối thế kỷ thứ XVII trên một loạt

hình chạm lộng rất sâu ở các đình Thổ Hà (Bắc Giang), Cam Đà, Liên Hiệp, Chu
Quyến, Hoàng Xá….Ta luôn gặp những con rồng không chút đường bệ, rất ít đứng
một mình riêng lẻ thường quấn quýt trong đồng loại con lớn con nhỏ thành từng
đàn từng ổ, làm ta dễ liên tưởng đến cảnh gà đàn, lợn ở trong những tờ tranh dân
gian làng Hồ (Bắc Ninh),gợi lên ước mơ con đàn cháu đống, sum họp đầy nhà đông
vui của người nông dân tuy cuộc sống còn nhiều gian truân.
Những con rồng ấy lại còn giao du hòa lẫn với các con thú khác rất dân gian,
không thuộc loại “vật linh” như con thú tựa thạch sùng cả đến con lợn, con chó,
con khỉ, con chuột… Mà không cần cắn xé nhau. Con rồng còn quen thuộc với
người lao động, hòa với con người trong nhiều hoạt động chung: nơi đây bác
nông dân thúc trâu cày ruộng dưới bóng của con rồng đang lởn vởn trên không
như mang lại nguồn nước, chỗ nọ chàng trai mình trần đóng khố giơ tay ra, khi
nắm sừng rồng, lúc cạy răng rồng đưa vào hộp vào miệng chỗ khác có gái thắng
bộ xiêm nghê lộng lẫy cưỡi trên lưng rồng tay múa các ngón uốn cong hết độ
mềm dẻo…Cả đến cấu tạo của con rồng, những sơi râu ria, tóc rồi vút nhọn như
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
21
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

ngọn kiếm hòa với mây và tham gia vào nhịp điệu của bố cục, chúng gợi lên hình
ảnh giông tố, sấm chớp.
Thẩm mỹ của giai cấp thống trị không giống với thẩm mỹ của nhân dân lao
động, nên con rồng dân gian về sau dần bị chúng cưỡng lại. Giai cấp thống trị đã
cấm nhân dân trang trí nhà cửa, đồ dùng và đồ chơi bằng những hình rồng, dù là
chạm, đắp hay vẽ. Hình ảnh “Rồng ổ” bị nhóm người có quyền uy nhưng hủ lậu
xuyên tạc là rồng mang theo đàn bà và con nít đi chầu, làm ô uế cả nơi trung thâm
nghiêm, để bắt quần chúng phải từ bỏ. Cấu trúc của con rồng cũng cứng đờ, ít tình
cảm. Ở đình làng Đình Bảng (Bắc ninh ) dựng năn 1736, những nét của con rồng

từ cái râu loăn xoăn rồi vun vút đã bị gò theo hoa văn nền gấm hình bát giác rất
phổ biến, nên chỗ xoắn cũng như ngọn râu đều bị khuôn thành góc hẳn hoi.
Hình 23: Rồng ở Đình Bảng
Từ khoảng giữa thế kỷ 18, nhất là trong đời Cảnh Hưng (1740-1786), con
rồng dù chạm trên gỗ hay trên đá, đều bị thể hiện yếu ớt, mảnh khảnh đi vào công
thức cân đối khô khan kết hợp với chạm nông nên hình bẹt và cứng, lại còn bị
biến dạng rắc rối. râu rồng thường bố trí đều đặn, duôi cong xoắn lại hình xoắn
ốc. Ở nhiều mảng sửa trong các đình Nhân Lý và Thạch Lỗi (Hải Dương), nhiều
mảnh chạm trong đình Hoành Sơn và đình Trung Cần (Nghệ An), nhiều bia đá
muôn nhất ở Văn Miếu (Hà Nội)… con rồng vốn rất thực trong nghệ thuật, bị
biến thành những con rồng bí hiểm, khó nhận theo kiêu “ mây hóa” ,“ tre hóa”, “
hoa hóa” ,“ lá hóa” ,thật cầu kì.
Hình 24;25: Rồng Văn Miếu
Cũng trong thời gian này một loại rồng mới rất phổ biến trong chạm gỗ và đá,
từ kiến trúc đến ngai thờ, hương án, chop của bia khối hộp… là mặt rồng hổ, dáng
dữ tợn, nhìn thẳng nghiêm nghị : trán to, mắt lồi, miệng rộng, các chi tiết giữa hai
nửa mặt đối xứng giống hệt nhau, tất cả toát ra tính phô trương và quyền uy.
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
22
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

Thời Tây Sơn vẻn vẹn chỉ có 14 năm (1788-1802), nhưng nghệ thuật tạo
hình được hun đúc, chuẩn bị, âm ỷ từ nhiều năm trước nay gặp điều kiện thuận lợi
đã trổ hoa rực rỡ với nhiều tác phẩm chiếm đỉnh cao chót cùng của nghệ thuật tạo
hình Việt Nam xưa, là tượng các vị tổ ở chùa Tây Phương (Hà Tây). Trong sự tập
chung ấy những hình rồng chạm trên gỗ của lớp nhà thứ hai của chùa làng Nghi
Tàm và Tây Phương dựng lại vào năm 1792 và 1794, cũng sống lại với nhiều nét
hiện thực đúng đăn, bình di: con thì bò lổm ngổm, con thì lượn lách thoải mái

sinh đông, hân hoan có tình cảm thật sự. Cả đến hình rông mặt hổ phù trạm ở đỉnh
vì nóc của tòa giữa hai chùa trên, cũng bình dị chứ không dữ như trong đời Cảnh
Hưng nữa, các thành phần có tỷ lệ vừa phải, mép hơi nhếch cười hiền lanh.
Nhưng tiếp liền sau đó, chính quyền phong kiến phản động nhà Nguyễn
phục hồi đã bóp nghẹt truyền thống dân tộc cản trở nghệ thuật dân gian. Ở các
kiến trúc của thế kỷ 19 con rồng đắp bằng vữa hay đục trạm trên gỗ hoặc đá đều
mất hẳn sức song, gượng gạo, ngơ ngác, chắp vá, vụn vặt, cố làm vẻ nghiêm
chỉnh mà không đường hoàng được, bộ mặt trở thành gớm ghiếc, đe dọa.Đồng
thời con rồng không còn xuất hiện trong cùng một sinh hoạt với con người và các
con vật dân gian mà thường xuất hiện với phượng, lân và rùa.
Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng
liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ
thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ Phần lớn mình rồng
không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống
sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh.
Vậy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới
mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn
lại là bốn móng.
Hình 26: Rồng thời Nguyễn
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
23
Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

Hình 27: Rồng thời Nguyễn ở đền Quán Thánh
Hình 28: Rồng mặt hổ phù chạm đá ở mộ Nguyễn Diễm
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
24

Bài thi học phần Nguyễn Thị Ngọc
Anh

C. KẾT LUẬN
Từ xa xưa con rồng đã xuất hiện trong tâm thức của các cộng đồng dân cư
Đông Nam Á nói chung và cư dân Việt nói riêng. Trong mỹ thuật hình tượng con
rồng đã hiện diện suốt chiều dài lịch sử qua các triều đại phong kiến và được xem
như là một điển hình về kiểu thức trang trí chủ đạo. Có thể nói, từ một con vật
không có thật trong đời sống, nhưng hình tượng con rồng đã góp phần tạo nên niềm
tin về cội nguồn dân tộc và thể hiện được sức mạnh uy quyền của các triều đại quân
chủ. Hình tượng con rồng cũng thay đổi theo dòng lịch sử qua các thời đại.
Rồng tượng trưng cho sự phồn vinh và sức mạnh của dân tộc, nhanh chóng
trở thành hình tượng biểu hiện uy quyền của Nhà nước phong kiến, chỉ dùng nơi
trang trọng nhất của cung vua, hay những công trình lớn của quốc gia. Đã có thời
triều đình phong kiến chạm khắc hình rồng trên nhà cửa hay đồ dùng gia đình.
Nhưng sức sống của con Rồng còn dẻo dai hơn khi nó vượt ra khỏi kinh thành,
đến với làng quê dân dã. Nó leo lên đình làng, ẩn mình trên các bình gốm, cột
đình, cuộn tròn trong lòng bát đĩa hay trở thành người gác cổng chùa. Rồng còn
có mặt trong những bức tranh hiện đại phương Đông, biểu hiện một mối giao hòa
giữa nền văn hóa xa xưa bằng những ý tưởng mới mẻ kỳ lạ. Rồi con Rồng lại trở
về với niềm vui dân dã trên chiếc bánh trung thu của mọi nhà.
Nền mỹ thuật phong kiến đi qua để lại cho kho tàng văn hóa vật thể phi vật thể
to lớn thành công của hình tượng con rồng. Và con rồng đó mãi mãi tồn tại và phát
triển theo dòng lịch sử của đất nước Việt Nam với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Líp: K56 - SP Mỹ thuật Trường ĐHSP Hà
Nội
25

×