Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

bài tập cuối kỳ môn tâm lý học đại cương chủ đề stress trong học tập đời sống và cách ứng phó với stress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.44 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
BỘ MÔN TÂM LÝ – GIÁO DỤC
BÀI TẬP CUỐI KỲ
MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chủ đề: Stress trong học tập, đời sống và cách ứng phó với stress
Nhóm số: 5
Thành viên: Bùi Thảo Linh (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Cúc
Đinh Minh Tuấn
Nguyễn Trần Diệu Linh
Lê Thị Thu
Kiều Hoài Thương
Phạm Thị Hương Trà
Lê Vũ Trang Anh
Dương Phương Linh
Hà Nội, tháng 10 năm 2021


PHẦN 1: LÝ THUYẾT
I. Khái quát về stress:
1. Định nghĩa:
- Stress được các nhà tâm lý học, bác sĩ định nghĩa theo nhiều hướng khác nhau:
+ Thứ nhất, nhà tâm lý học Richard Lazarus cho rằng: Stress là trạng thái hay cảm
xúc mà chủ thể trải nghiệm khi họ nhận ra các u cầu, địi hỏi từ bên ngồi và bên trong
có tính chất đe dọa, có hại, vượt qua nguồn lực cá nhân và xã hội họ có thể huy động
được.
+ Bên cạnh đó, nhà tâm lý học Mc Grath coi “Stress như 1 sự mất cân bằng giữa
đòi hỏi và khả năng đáp ứng. Khi đáp ứng không thỏa đáng sẽ có hậu quả khơng tốt.
+ Và trong cuốn sách “Stress từ bệnh học tâm thần đến cách tiếp cận trị liệu” Ferrari “ Stress được hiểu là mối liên hệ với môi trường xung quanh. Stress vừa chỉ tác
nhân cơng kích, vừa chỉ phản ứng của cơ thể trước tác nhân đó. Do đó, stress là mối


tương tác giữa tác nhân cơng kích và phản ứng của cơ thể.
+ Cuối cùng, theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện “Stress có 2 nghĩa: nghĩa thứ 1 là một
mối kích động đánh mạnh vào con người, nghĩa thứ 2 chỉ phản ứng sinh lí - tâm lí của
người ấy.
- Stress được phân chia thành nhiều loại, dựa vào các cách khác nhau, và dưới đây
là một số cách phổ biến.
+ Đầu tiên, căn cứ vào mức độ stress, stress chia ra làm 2 loại
 Elt Stress – stress bình thường: Cơ thể phản ứng với tác động của môi
trường bằng giai đoạn báo động và chống đỡ.
 Dystress – stress tiêu cực: Là stress có cả giai đoạn tiếp sau giai đoạn báo
động và chống đỡ, là giai đoạn kiệt sức với khả năng thích nghi bình thường bị
thất bại.
=> Phản ứng stress trở thành distress khi tình huống gây stress là bất ngờ, quá dữ dội,
hoặc ngược lại, quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại kéo dài, vượt quá khả năng chịu đựng của
chủ thể làm cơ thể suy kiệt.
+ Không chỉ vậy, căn cứ vào nguyên nhân gây stress gồm 5 loại: 
 Stress sinh thái: phát sinh từ mối quan hệ mơi trường bên ngồi và mơi
trường bên trong chủ thể.
 Stress do chấn thương bệnh tật
 Stress do tiếng ồn và các tác động vật lý
 Stress tâm lý - xã hội
  Stress sinh lý

2. Thực trạng:
- Thế giới hiện đại, được cho là một thế giới của những thành tựu, cũng là một thế
giới của sự căng thẳng (stress). Người ta tìm thấy căng thẳng ở khắp mọi nơi, cho dù đó
là trong các gia đình, tổ chức kinh doanh/doanh nghiệp hoặc bất kỳ hoạt động xã hội hoặc
kinh tế khác. Stress là một vấn đề mà con người khó tránh khỏi trong cuộc sống, mà con
người phải đối mặt trong đời sống hiện đại ngày nay, nó tồn tại và có ảnh hưởng rất lớn



bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress

đến sức khỏe của con người. Con người luôn đứng trước các những biến cố hay những
thay đổi trong cuộc sống như: điều kiện sống khó khăn, làm việc quá tải và căng thẳng,
thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn gia đình, vợ chồng, con cái, mâu thuẫn với hàng
xóm, với đồng nghiệp.. ..đều có thể tạo nên stress đối với cá nhân họ
- Ở mọi lứa tuổi, ngành nghề khác nhau đều có nguy cơ bị stress, trong độ tuổi từ
18-25 đây là lứa tuổi chịu nhiều tác động hay những sự kiện, biến cố trong học tập, gia
đình, công việc và cuộc sống.
- Tại Việt Nam, Theo kết quả của điều tra thanh thiếu niên (SAVY 2), Kết quả cho
thấy có 73,1% người từng có cảm giác buồn chán. Trên một phần tư vị thành niên và
thanh niên (27,6%) đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người khơng có ích
đến nỗi khơng thể hoạt động như bình thường.
- Tài liệu tham khảo:
+ Beautiful mind VN
+ Experience psychology
+ R. Beiter, R. Nash, M. McCrady và các cộng sự (2015), "The prevalence and
correlates of depression, anxiety, and stress in a sample of college students", J Affect
Disord. 173, tr. 90-6.

3. Biểu hiện:
- Stress gồm 4 biểu hiện, đầu tiên đó là:
+ Biểu hiện về nhận thức:
 Mất khả năng tập trung
 Chỉ nhìn thấy những mặt tiêu cực của vấn đề
 Ác mộng, có cảm giác tội lỗi
 Khả năng phán đoán kém
 Hay quên, lộn xộn
+ Biểu hiện về cảm xúc:

 Bật khóc, thất thường, có suy nghĩ tự tử
 Thay đổi cảm xúc liên tục
 Thờ ơ, hững hờ với mọi thứ
 Dễ nổi nóng và tức giận
 Bối rối lo âu, không thể thư giãn
+ Biểu hiện về thể lý:




+ Biểu hiện về hành vi:
 Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính
 Ít tương tác xã hội và tự cơ lập mình
 Khơng quan tâm đến ngoại hình
 Nói lắp bắp, khơng lưu lốt

bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress

Nhức đầu,
Tức ngực,
Bị dị ứng b
Tăng cân h


bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress

 Sử dụng cồn, thuốc lá và các chất kích thích để thư giãn.

4. Nguyên nhân:
- Thứ nhất,  yếu tố sinh học: rối loạn nội tiết tuyến yên, tuyến thượng thận (làm tăng

tiết cortisol, adrenalin.
- Ngồi ra cịn có yếu tố cá nhân:
+ Stress từ các sự kiện cuộc đời: sự ra đi của người thân, bạn đời; ly dị, ly thân;
vào tù, mang thai...
+ Tạo ra bởi sự mất cân bằng thể lý ( những thói quen xấu)
 Chế độ ăn uống: dư đạm và chất béo, nhiều đường, dầu mỡ và các phụ gia.
 Thiếu ngủ, ngủ quá nhiều, giấc ngủ không sâu
 Thiếu sự vận động cơ thể
- Sự ảnh hưởng từ xung quanh: anh hưởng từ mạng xã hội và công nghệ thông tin.

5. Hậu quả:
- Là một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống tuy nhiên, những tác hại của stress
là không thể coi thường. Tác động  của chúng không chỉ dừng lại ở tinh thần mà còn biểu
hiện rõ rệt trên cả sức khỏe thể chất và hành vi. 
a. Hậu quả về mặt thể chất:
- Tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài sẽ khiến các gốc tự liên tục hình thành và
phát triển. Hiện tượng này kéo theo nhiều rối loạn chuyển hóa lipid và tăng cường nồng
độ cholesterol trong máu.
- Không chỉ dừng lại ở đó, trạng thái căng thẳng thần kinh cũng kích thích cơ thể
sản sinh nhiều adrenalin. Loại hormon thuộc nhóm catecholamin này có thể thu hẹp mạch
máu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy ở thành mạch, tim mạch và nhiều cơ quan khác.
Những tác hại nghiêm trọng của tình trạng căng thẳng mệt mỏi bao gồm:
+ Bệnh tâm thần kinh: hoa mắt, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, cáu gắt, buồn phiền,
suy giảm trí nhớ, trầm cảm…
+ Bệnh tim mạch: loạn nhịp tim, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu
cơ tim, đánh trống ngực…
+ Bệnh tiêu hóa: khơ miệng, hơi thở hơi, chán ăn, tiêu chảy, ăn khơng tiêu, chảy
máu tiêu hóa, rối loạn chức năng đại tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng…
+ Bệnh phụ khoa: rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt…
+ Bệnh tình dục: rối loạn cương dương, giảm ham muốn, xuất tinh sớm… 

+ Bệnh cơ khớp: đau khớp, đau lưng, run rẩy, chuột rút, máy mắt, co cứng cơ, cảm
giác kiến bị ngón tay…
+ Triệu chứng tồn thân: mệt mỏi, uể oải, suy sụp, dễ mắc bệnh dị ứng hoặc
truyền nhiễm
b. Hậu quả về mặt tinh thần:
- Bên cạnh những ảnh hưởng đáng kể về mặt thể chất, tình trạng căng thẳng thần
kinh cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực về mặt tinh thần như:

bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress


bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress

+ Run rẩy, mất ngủ. Khi bị áp lực, căng thẳng, bộ não sẽ tiết ra nhiều loại hormon
khiến chúng ta khó chìm vào giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể cản trở q
trình phục hồi và sửa chữa tổn thương bên trong cơ thể, đồng thời dẫn đến hiện tượng tụt
canxi, co quắp, run rẩy…
+ Suy giảm trí nhớ. Khi chúng ta căng thẳng, các tế bào não ln ở trong trạng thái
thiếu hụt oxy. Vì vậy, cơ thể sẽ trở nên uể oải, mệt mỏi đi kèm biểu hiện hay quên. Nếu
phải đối mặt với áp lực quá mức thường xuyên, độc giả có thể bị co rút não, mất trí nhớ,
suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí trầm cảm trước tuổi 50. Một nghiên cứu của Đại học Y
khoa Albert Einstein (New York, Hoa Kỳ) trên 507 bệnh nhân trên 70 tuổi đã phát hiện
mối liên hệ giữa chứng suy giảm nhận thức và tình trạng căng thẳng mãn tính. Theo đó,
mức độ nhận thức của những người thường xuyên căng thẳng thấp hơn những người bình
thường 2.5 lần.
+ Rối loạn tâm thần. Tình trạng căng thẳng thần kinh mạn tính khơng chỉ gây ra
triệu chứng lo lắng, sợ hãi, nhạy cảm, hoảng loạn vơ lý mà cịn làm teo nhỏ bộ não và kéo
theo nhiều dạng rối loạn tâm thần (ám ảnh xã hội, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, rối
loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm).
- Nguồn: />

II. Stress trong cuộc sống:
- Xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống ngày càng hối hả cùng những yêu cầu khắt
khe để bắt kịp xã hội khiến cho stress trở thành một hiện tượng thường gặp trong cuộc
sống. Vì thế mà áp lực cơng việc, cuộc sống và gia đình đã dần trở thành stress và ảnh
hưởng đến mọi lứa tuổi, từ thanh thiếu niên, đến người trưởng thành, trung niên đến
người già.

1. Định nghĩa:
- Stress trong đời sống là trạng thái thần kinh căng thẳng mà mọi người ai cũng phải
đối mặt khi gặp các áp lực về cuộc sống từ nhiều khía cạnh, nhất là trong cuộc sống hiện
đại. Từ áp lực điểm số, gia đình với học sinh, sinh viên đến áp lực cơng việc, tài chính,…
với người trưởng thành. Stress đang trở thành nỗi ám ảnh không loại trừ một ai.
- Stress có gây bệnh hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào sự chống đỡ của nhân cách.
Một nhân cách vững mạnh, có lý tưởng, tự nguyện chịu đựng stress thì dù stress có mạnh
cũng khó gây bệnh. Nếu bị bệnh mà người đó có nhân cách mạnh thì cũng dễ khỏi bệnh.
Ngược lại, với người có nhân cách yếu hoặc những người có tính cách chi ly, cầu tồn thì
có thể bị bệnh chỉ sau một stress nhẹ và chậm hồi phục. Những người có cảm xúc khơng
ổn định, lo âu, căng thẳng, né tránh cũng là những nét nhân cách dễ bị tổn thương.
- Theo Tiến sĩ Bác sĩ Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Điều trị các rối loạn liên
quan stress, Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai, hiện nay có hai thể stress, đó là
stress bệnh lý cấp tính, và stress bệnh nguyên, bệnh sinh:
+ Stress bệnh lý xuất hiện từ một tình huống khơng thể lường trước hoặc những
tình huống quá dữ dội đối với chủ thể như người thân bị bệnh nặng, bị tấn công, gặp nguy
hiểm...

bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress


bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress


+ Stress bệnh nguyên, bệnh sinh là loại stress phát sinh từ sức ép trong công việc,
học tập, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, xã hội, sự thiệt hại về kinh
tế hoặc mất người thân... 

2. Biểu hiện:
- Sau khi hiểu về stress trong đời sống là như thế nào thì dưới đây chính là những
biểu hiện của nó giúp con người có thể nhận biết.
- Mất ngủ: khi bị stress bạn sẽ không thể ngừng suy nghĩ về tất cả các việc bạn cần
phải làm trong cuộc sống cộng với việc cơ thể bạn đang bị quá tải sẽ khiến tình trạng
căng thẳng của bạn càng tồi tệ hơn. Và khi bạn không thể ngủ, hậu quả là bạn sẽ kiệt sức
vào ngày hôm sau. Điều này lặp đi lặp lại như một vòng tròn làm tình trạng stress của bạn
dường như khơng có hồi kết nếu như khơng có biện pháp xử trí kịp thời.
- Mệt mỏi: khi cơ thể bạn đang cảm thấy quá tải vì cơng việc, thậm chí ngủ cả đêm
cũng khơng đủ để nạp lại năng lượng cho ngày hôm sau.
- Sức khoẻ dần yếu đi, bạn thường xuyên bị ốm hơn: khi cơ thể làm việc quá nhiều
khiến bạn thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, cơ thể của bạn sẽ khơng có thời
gian hồi phục và bảo vệ mình trước những tác nhân nhỏ nhất khiến bạn liên tục rơi vào
tình trạng ốm yếu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ miễn dịch sẽ bị ức chế khoảng 30%
khi bạn đang căng thẳng. 
- Dễ xúc động: khi bị căng thẳng quá mức, phần nguyên thủy não bộ của bạn sẽ
chiếm ưu thế kiểm sốt hơn. Đó là lý do giải thích tại sao khi bị căng thẳng người ta dễ
khóc hơn. Khi đó cơ thể của bạn đã quá mệt mỏi vì kiệt sức đến mức ngay cả những điều
nhỏ nhặt đó cũng khiến bạn ức chế, dù điều đó là rất ngớ ngẩn.
- Đầu óc trống rỗng: khi bạn bị căng thẳng, bạn sẽ rất khó lưu tâm được những cơng
việc chính và những trách nhiệm thoáng qua trong đầu. Nếu bạn nhận ra rằng bạn khơng
thể nhớ bạn đã để chìa khóa ở vị trí nào, hay quên đi cuộc hẹn và những cuộc họp thường
xuyên, thì dường như bạn đang bị căng thẳng rất nhiều. 
- Bạn rất khó để tập trung: Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của stress.
Khi bị căng thẳng, mọi thứ dường như đều đang “đánh nhau” khiến bạn rối tung hơn. Bạn
cảm thấy lo lắng, hoảng loạn nhiều hơn và ngày càng khó tập trung. Kết quả là, bạn cảm

thấy mình khơng thể hồn thành bất kì cơng việc nào cho dù là nhỏ nhất, thậm chí mất
khả năng ghi nhớ thơng tin mà bạn vừa nghe hay đọc được. 
- Chóng mặt, mất ý thức: ai cũng biết rằng hít thở sâu và cố gắng thư giãn khi họ bị
căng thẳng là cách tốt nhất họ kiểm sốt tâm trạng của mình. Tuy nhiên căng thẳng có thể
khiến bạn khơng thể làm được điều đó, bạn thấy chóng mặt và thậm chí dẫn tới việc mất
ý thức. Vì vậy hãy cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn trước khi căng thẳng hủy hoại
cơ thể và đầu óc bạn.

3. Giải pháp:
- Stress có thể giúp tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, stress quá độ và
thường xuyên lặp lại nếu không được can thiệp có thể dẫn tới một số biến chứng như
bệnh tim mạch, tiêu hóa, thần kinh,... Do đó, khi có biểu hiện tâm lý bất ổn hay làm việc
quá sức cần nghỉ ngơi, thư giãn và học cách kiểm sốt cảm xúc. Ngồi ra, có thể gặp các

bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress


bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress

chuyên gia tâm lý để có thể được tư vấn, có biện pháp giải quyết những vấn đề đang phải
đối mặt.
- Phương pháp điều trị stress còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của người bệnh. Bác
sĩ sẽ đưa ra lời khun thay đổi mơi trường sống và có thể sẽ kèm theo một số loại thuốc.
Những phương pháp kiểm soát và giảm stress hiệu quả như:
+ Rèn luyện sức khỏe: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập thiền, tập yoga,...
+ Ăn uống khoa học: Ăn đầy đủ nhóm chất, khơng bỏ bữa, khơng ăn đồ ăn nhanh
hoặc chất kích thích như rượu bia,...
+ Kiểm sốt cảm xúc: Thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, nấu ăn,...
+ Thiết lập nhiều mối quan hệ tích cực, lành mạnh
+ Châm cứu, massage

- Stress nếu không được điều trị có thể dẫn tới biến chứng nguy hại đến sức khỏe
như: bệnh rối loạn thần kinh, các bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, sinh lý giảm sút
và cơ thể dần dần suy yếu dễ mắc những bệnh truyền nhiễm,... Những phương pháp để
phòng ngừa stress hiệu quả:
+ Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
+ Sắp xếp công việc, học tập hợp lý có xen kẽ với nghỉ ngơi
+ Duy trì mối quan hệ tốt đẹp
+ Đặt mục tiêu thực tế
+ Ngủ đủ giấc
+ Luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe
+ Khơng sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,...
+ Thư giãn: nghe nhạc, xem phim, đọc sách,...

III. Stress trong học tập:
1. Định nghĩa:
- Stress trong học tập là một phản ứng của cơ thể học sinh, sinh viên trước những
phản ứng, quá tải tác động vào bản thân, có thể là áp lực học tập, áp lực từ gia đình áp lực
từ bạn bè người thân yêu nguyên nhân gây stress học đường có thể khác nhau nhưng hầu
hết nó đều gây ra cho học sinh lo lắng áp lực căng thẳng nhất định đưa đó sẽ ảnh hưởng
đến cảm nhận suy nghĩ hành vi và ứng xử.

2. Thực trạng:
- Tại Mỹ, theo nghiên cứu của R. Beiter và cộng sự tại Đại học Franciscan, bang
Ohio, cho thấy có tới 38% số sinh viên báo cáo là có stress, đặc biệt 11% số sinh viên ở
mức stress nặng và rất nặng. Một nghiên cứu khác tại trường Đại học Uludag, Thổ Nhĩ
Kỳ của Nuran Bayram và Nazan Bilgel, cho thấy có tới 48,2% số sinh viên có stress,
(6,9%) là stress nặng.
- Tại Việt Nam, Theo kết quả của điều tra thanh thiếu niên (SAVY 2), Kết quả cho
thấy có 73,1% người từng có cảm giác buồn chán. Trên một phần tư vị thành niên và
thanh niên (27,6%) đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người khơng có ích

đến nỗi khơng thể hoạt động như bình thường. Tại Đại học Quốc gia Hà Nội, một nghiên

bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress


bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress

cứu của Nguyễn Hữu Thụ về: “Nguyên nhân stress của sinh viên Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2009”, cho thấy có tới 79,01% sinh viên có stress ở mức độ nhẹ. Số sinh viên bị
stress trước mùa thi cao hơn số sinh viên bị stress đầu năm học.
- Với đặc trưng là khối các khoa/ngành ngôn ngữ, sinh viên Đại học Ngoại Ngữ
ln ln phải tìm tịi, học hỏi và nâng cao kiến thức về ngôn ngữ một cách liên tục, chịu
nhiều sức ép trong học tập và kỳ vọng của nhà trường và phụ huynh. Do đó sinh viên Đại
học Ngoại Ngữ rất dễ mắc phải stress.
- Tài liệu tham khảo: />
3. Biểu hiện:
-  Kết quả học tập sa sút: Nhiều người chỉ cho rằng học sinh lười nhác, ham chơi
nên kết quả học tập mới sa sút. Tuy nhiên những áp lực về việc học tập đè nặng trên vai
cũng rất dễ khiến học sinh học tập sa sút. Khi tinh thần bất ổn, đầu óc căng thẳng thì học
sinh khơng thể tiếp thu kiến thức, trí nhớ cũng suy giảm đi rất nhiều.
- Gặp khó khăn trong việc tập trung, thường xuyên mất ngủ: Đau đầu, thần kinh
căng thẳng, cơ thể mệt mỏi do áp lực học tập thường khiến học sinh tinh thần bất ổn,
không thể tập trung hay tiếp nhận thông tin vào não bộ. Học sinh thường cảm thấy mệt
mỏi và chán nản với mọi thứ.
- Tâm trạng lo lắng bất an: Áp lực về điểm số, kết quả, sự mong đợi của gia đình
khiến học sinh rất áp lực trong việc học. Các em luôn cảm thấy lo lắng, không tự tin, luôn
trong trạng thái bất an và căng thẳng cao độ. Học sinh không muốn đến lớp, sợ đi học.
Học sinh ln lo lắng sẽ bị trách mắng vì bài vở ở trường, khiến các em muốn trốn tránh.
- Rối loạn ăn uống: Áp lực học tập, stress cao độ khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Người thường xuyên lo lắng rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa,

ăn uống khơng ngon miệng, hay bị đầy bụng, buồn nơn.
- Lầm lì, ít nói, giao tiếp với mọi người, rút lui khỏi các hoạt động và bạn bè. Căng
thẳng có thể khiến học sinh bỏ rơi những người và những thứ chúng từng lấy niềm vui —
họ có thể mất động lực hoặc cảm thấy mình khơng đủ tốt. Thường xuyên cáu gắt không
rõ nguyên nhân. Khi tinh thần bất ổn, lo lắng và mệt mỏi thì học sinh rất nhạy cảm nếu ai
đó hỏi han.
- Lao vào học tập quá mức: học tập quá mức khiến não bộ của học sinh càng trở nên
căng thẳng, stress có xu hướng sẽ nặng hơn. Cịn có biểu hiện chống đối, tiêu cực.
- Thường xuyên than vãn về việc học tập: chúng kêu la mệt mỏi, bài vở quá khó,…
Khi học sinh hay than thở và rên rỉ về việc học thì rất dễ đã bị stress do áp lực của việc
học.
- Nguồn: />
4. Tác hại:
- Tình trạng stress này sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường đối với các bạn sinh viên.
Những lúc trong tình trạng đó các bạn sẽ có những quyết định bốc đồng và khơng làm
chủ được bản thân, chính những quyết định này cũng đẩy họ tới nhiều khó khăn khác

bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress


bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress

trong cuộc sống hiện tại hơn bao giờ hết. Chính vì vậy khi bị stress các bạn sinh viên sẽ
bị gia tăng khả năng mắc sai lầm của mình hơn.
- Thậm chí stress cũng làm các bạn mất tập trung, giảm trí nhớ nên ảnh hưởng rất
nhiều đến kết quả học tập. Stress cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, họ luôn cảm thấy không
được khỏe và mắc nhiều bệnh căn bệnh tâm lý, dần dần những cảm xúc bất thường đó  có
thể hình thành nên căn bệnh trầm cảm hay tự kỷ.
- Việc bị stress cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến những mối quan hệ xung quanh.
Đôi khi sẽ là sự rạn nứt đổ vỡ của một tình bạn, tình u … và đơi khi sẽ là của cả gia

đình của họ.
- Những ảnh hưởng của stress đối với sinh viên trên sẽ để lại nhiều hậu quả vô cùng
nghiêm trọng. Chính vì thế chính các bạn sinh viên cũng như bạn bè và người thân của họ
phải giúp họ vượt qua tình trạng này.

5. Giải pháp:
- Stress trong học tập là một vấn đề muôn thuở mà hầu hết bất kỳ một học sinh, sinh
viên nào cũng đều gặp phải, nhất là trong những đợt thi liên tục. Đây là một vấn đề liên
quan đến tâm lý mà gây nên nhiều tác động tiêu cực đến người học như mất ăn, mất ngủ,
mất tinh thần, làm bài kém khơng phát huy được khả năng, có những cảm xúc xấu nhất
thời,... thầy cơ và bố mẹ cũng có thể giúp đỡ trong việc giải tỏa stress, tuy nhiên, không
ai ngồi chính bản thân mỗi học sinh, sinh viên mới là người cần tự tìm cách để ứng phó
được với stress, giúp mình thốt khỏi stress.
a. Chủ quan:
- Mỗi một học sinh, sinh viên nên tự biết cách giải tỏa căng thẳng trong học tập để
bản thân có được sự thoải mái tinh thần. Bởi có như vậy mới giúp tư duy tốt hơn và
không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả học tập.
- Điểm số, thứ hạng không phải là tất cả: Hãy cố gắng và nỗ lực học tập nhưng
đừng bao giờ đặt mục tiêu là thành tích, thứ hạng, điểm số và đặt mục tiêu phù hợp với
năng lực của mình.
- Phân bổ thời gian hợp lý giữa việc học và vui chơi. Đầu óc thoải mái bạn mới có
thể học tập và tiếp thu kiến thức tốt. Sau những giờ phút học tập căng thẳng và mệt mỏi
hãy dành thời gian đi chơi, trò chuyện cùng bạn bè để vừa chia sẻ những câu chuyện hay,
chia sẻ kinh nghiệm học tập, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Nên trao đổi với thầy cô, gia đình nếu gặp khó khăn trong việc học
Đừng cố gắng giải quyết một vấn đề ngoài khả năng, nếu gặp khó khăn trong học tập hãy
trao đổi với thầy cơ, gia đình và bạn bè. Họ sẽ chỉ dẫn cho bạn những phương pháp hay,
những cách giải quyết vấn đề vơ cùng hiệu quả, giúp bạn có thể học tập tốt.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đi ngủ đúng giờ và theo đuổi sở thích lành mạnh,
tích cực.

b. Khách quan:  
- Phụ huynh là người luôn ở bên con do đó khi thấy trẻ có các dấu hiệu stress do áp
lực học tập cần quan tâm và tìm hiểu phương pháp để giúp con giải tỏa căng thẳng học
tập.
+ Thường xuyên chia sẻ, trao đổi việc học với con như những người bạn

bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress


bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress

+ Không nên áp đặt con về điểm số, thứ hạng
+ Tạo điều kiện để con tìm hiểu mơn học ưa thích
+ Cho con ăn đủ chất dinh dưỡng, được nghỉ ngơi, vui chơi sau giờ học
- Bên cạnh bản thân các em tự nỗ lực, gia đình hỗ trợ thì để giải tỏa áp lực học tập
cần có sự hỗ trợ của phía nhà trường, thầy cơ giáo và bạn bè.
+ Tạo nhóm học tập để giúp bạn học yếu lấy lại căn bản
+ Nên trao đổi riêng với học sinh thay vì phê phán trước lớp
+ Tìm hiểu vấn đề học sinh đang gặp phải
+ Đối xử công bằng với các học sinh, không thiên vị 
=> Trên đây là các cách giảm stress trong học tập, giải tỏa căng thẳng cho học sinh mà
bản thân các em, bậc phụ huynh, thầy cơ có thể áp dụng. Học tập rất quan trọng nhưng
đừng khiến nó trở gánh nặng cho trẻ, hãy luôn bên cạnh, quan tâm và tạo động lực để trẻ
có thể học tập và rèn luyện tốt.
- Nguồn: />
PHẦN 2: VẬN DỤNG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG
I. Áp lực đến từ gia đình:
1. Tình huống:
X là sinh viên năm 2, là chị cả trong nhà. Gia đình X vốn khơng được hịa thuận, bố mẹ
hay xảy ra cãi vã,bất hịa, đã có lúc muốn đi đến ly hơn. Nhưng vì khơng muốn ảnh

hưởng đến con cái, khơng muốn con phải mặc cảm với bạn bè, bố mẹ X vẫn quyết định
chung sống. Gần đây, lượng kiến thức của năm học mới nhiều và khó lên, bố mẹ và em
của X đều đi làm đi học nên việc nhà hầu như đều do X làm. Việc phải bằng khiến X khá
mệt, gần đây bố mẹ lại xảy ra cãi vã. Em của X còn nhỏ, X vừa phải lo phần em, vừa phải
nghĩ cho chuyện bố mẹ. X không thể tập trung vào việc học , không nắm bắt được hết
kiến thức khiến việc học lại càng khó khăn hơn. Mọi thứ như đè nặng hết lên vai X. X
thấy mệt mỏi, chán nản, nhiều lúc muốn bỏ cuộc. Cậu bỏ ăn và bị mất ngủ về đêm nên
đâm ra dễ cáu gắt và nhạy cảm. 

2. Câu hỏi thảo luận:
a. Những vấn đề X gặp phải có ảnh hưởng như thế nào đến X?
b. Tại sao tính cách của X lại thay đổi như vậy?
c. Giải pháp:

- X cần giữ bản thân suy nghĩ lạc quan, mạnh mẽ; tìm một người thân đáng tin cậy
để chia sẻ, giảm bớt nỗi lịng.
- Nói chuyện với bố mẹ, bày tỏ rõ mong muốn bố mẹ cố gắng giải quyết mâu thuẫn
trong hòa bình, sống hịa thuận hơn.
- Học cách ổn định tinh thần, sau đó sắp xếp lại lịch học, tìm thời gian hợp lí để ơn
lai phần kiến thức bị hổng, nhờ bạn bè hỗ trợ giảng lại bài; tìm cảm hứng học tập ( tân

bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress


bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress

trang lại góc học tập, giữ tinh thần ln minh mẫn, mua đồ dùng hợp sở thích, bắt đầu
bằng những bài học mình u thích….).
- Nói chuyện với bố mẹ, mong muốn được san sẻ việc nhà, điều chỉnh lại lịch để
cân bằng giữa việc học và làm việc nhà.


II. Áp lực từ bạn bè, đồng nghiệp:
1. Tình huống:
A và B là hai chị em họ và học cùng một lớp. A rất thông minh và tiếp thu bài học nhanh
chóng, điểm các bài kiểm tra cũng rất cao. Nhưng B vì tiếp thu chậm nên điểm chỉ ở mức
trung bình khá. Đi học cùng nhau, vui chơi cùng nhau, A và B luôn bị mang ra so sánh.
B luôn cảm thấy áp lực điểm số khi so sánh với A, dần dần B trở nên tự ti và không muốn
chơi cùng A. B ngày càng bỏ bê học hành vì nghĩ dù cố gắng cũng khơng thể giỏi bằng
A.
 

2. Câu hỏi thảo luận:
a. Bạn có bao giờ bị áp lực học tập khi so sánh điểm số với người khác?
b. Trong tình huống này, bố mẹ cần làm gì khi biết B đang bị áp lực điểm số
và biểu hiện chán học?

- Việc cha mẹ đem trẻ ra so sánh sẽ khiến các hoạt động kết nối xã hội, cụ thể là kết
nối với bạn bè của trẻ, sẽ trở nên tiêu cực. Thay vì nhận ra vấn đề của mình, trẻ sẽ "ghét
ngược" bạn mà ba mẹ đem ra so sánh. Điều này có thể gây ra những căng thẳng, áp lực
và định hướng bản thân sai trong học tập của trẻ, vì mỗi đứa trẻ sẽ có nhóm năng lực
khác nhau. Bên cạnh đó, trẻ sẽ cảm thấy không vui vẻ và tự nguyện khi làm.

III.

Hậu quả nặng nề của áp lực:

1. Tình huống:
Tin anh N tự tử ở tuổi 29 làm tất cả mọi người bàng hồng. Sau khi tin tức được thơng
báo, mọi người cùng ngồi lại để tìm hiểu về nguyên nhân. Thì ra, anh đã có biểu hiện
stress từ rất lâu. Thế nhưng hội bạn tuần nào cũng tụ tập uống cafe với nhau nhưng không

ai nhận ra những thay đổi khác thường của anh. Mọi người đoán là anh đang gặp thua lỗ
trong cơng việc làm ăn nhưng vì ái ngại tình cảnh đó nên khơng ai tìm hiểu và tâm sự
cùng anh. Trước khi tự tử anh đã gọi điện cho rất nhiều bạn bè nhưng không nhận được
sự phản hồi từ ai. Những căng thẳng mệt mỏi hàng ngày cũng như áp lực công việc cộng
thêm khoản vay nợ khổng lồ mà anh đang gồng gánh bởi làm ăn thua lỗ nặng nề đã khiến
anh rơi vào tình trạng khủng hoảng, trầm cảm. Bạn bè thì khơng giúp đỡ, tiền bạc thì mất
hết. Bị vây bủa giữa những xa lánh và bế tắc mà khơng biết tìm đến ai để chia sẻ dù có rất
nhiều bạn bè, cuối cùng anh đã chọn con đường tiêu cực nhất mà anh cho là ngắn nhất để
giải thốt cho mình là: tự tử.

2. Câu hỏi thảo luận: 
a. Áp lực có thể gây ra những hậu quả đáng sợ đến mức nào?
b. Theo bạn liệu việc anh N tự tử có đáng bị chỉ trích?

bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress


bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress

c. Giải pháp:
- Viết ra những suy nghĩ tiêu cực, từ đó có thể suy nghĩ và nhìn nhận lại những thứ
đang khiến cho bản thân anh N rơi vào trầm cảm.
- Thay đổi suy nghĩ và chấp niệm về những vấn đề, căng thẳng mà anh N gặp phải,
tất cả mọi chuyện đều có thể giải quyết.
- Lắng nghe bản thân, khi cơ thể anh N đã quá mệt mỏi vì những áp lực đó thì anh
nên nghỉ ngơi để có thể nạp lại năng lượng cho mình.
- Tìm cho mình một người bạn đáng tin cậy để tâm sự.

IV. Người lớn cũng có những áp lực:
1. Tình huống:

Anh A là nhân viên văn phịng tại cơng ty X. Do vợ anh mới sinh con nên hàng đêm anh
phải thức để dỗ con. Đồng thời do công ty đang triển khai mơ hình kinh doanh mới nên
hiện tại  khối lượng công việc tăng lên rất nhiều và thường xuyên phải tăng ca đến tối
muộn mới về đến nhà. Dù đi làm mệt mỏi nhưng về nhà hay bị vợ cằn nhằn trông con và
than phiền về vấn đề tài chính làm cho anh bị stress nặng, thiếu ngủ và dễ nổi cáu với
đồng nghiệp, bạn bè.

2. Câu hỏi thảo luận:
a. Theo bạn, đàn ơng bị stress có phải do họ quá yếu đuối?
b. Tại sao nhiều người lại không ý thức được việc một người đàn ông cũng
phải chịu rất nhiều áp lực?
c. Giải pháp:
- Chia sẻ những vấn đề mình gặp phải với bạn bè, người thân để giải tỏa, giúp anh
A thoải mái hơn. Đồng thời có khi anh ấy lại nhận được những lời khuyên hữu ích
- Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học sẽ giúp đầu óc được thư giãn, tránh nghĩ nhiều.
- Hít thở sâu, giữ tinh thần lạc quan, đơn giản hóa vấn đề.
- Nếu tình hình stress khơng giảm thì đi gặp bác sĩ tư vấn, đưa ra lời khuyên phù
hợp.

V.

Tình huống bổ sung:
1. Tình huống: ( Thu)
- Anh và chị yêu nhau từ tuổi học trò, lấy nhau khi cả hai tốt nghiệp đại học và có

cơng việc ổn định. Đang trong lúc sự nghiệp của anh đi lên như diều gặp gió thì đùng một
cái, chị bỏ anh đi mà khơng một lời từ biệt trong buổi chiều nắng đẹp.
- Anh khơng ngờ những câu nói: “Tơi khơng chịu nỗi cảnh sống này nữa, tôi sẽ bỏ
đi cho anh được tự do và vừa lòng…” qua làn nước mắt mà anh luôn cho là chị “đang
diễn” đã thành sự thật. Sau 8 năm yêu nhau, giờ chị đã bỏ anh đi thật nhẹ nhàng không

chút tiếc nuối.
- Sau khi chị bỏ đi, trong hối tiếc anh mới thật lòng thừa nhận là nhờ có chị anh mới
có được tất cả cơng danh sự nghiệp và tiền tài như hiện nay. Anh ln cảm thấy, có chị
anh vững vàng và làm gì cũng thành cơng... Nhưng tiếc thay, những lời thật lịng này anh

bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress


bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress

bai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stressbai.tap.cuoi.ky.mon.tam.ly.hoc.dai.cuong.chu.de.stress.trong.hoc.tap.doi.song.va.cach.ung.pho.voi.stress



×