Ministry of Agriculture & Rural Development
Báo cáo tiến độ của dự án CARD
004/05VIE
Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông hộ
tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam
MS8: Tài liệu tập huấn chăn nuôi
2
1. Thông tin về các đối tác:
Tên dự án
Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nong hộ
tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam
Các đối tác tham gia phía Việt Nam
Viện chăn nuôi Quốc gia (NIAH); Trường Đại học Nông
Lâm Huế (HUAF); Viện Thú Y Quốc Gia (NIVR)
Trưởng đại diện dự án phía Việt Nam
TS. Nguyễn Quế Côi
Các đối tác tham gia phía Australia
The University of Queensland/Victorian Department of
Primary Industry/South Australian Research and
Development Institute/University of Sydney
Tên các cán bộ tham gia dự án phía
Australia
Dr Darren Trott, Dr Ian Wilkie, Dr Colin Cargill, Dr Tony
Fahy, Dr Trish Holyoake
Ngày bắt đầu
1 tháng 4 năm 2006
Ngày kết thúc (theo dự định ban
đầu)
tháng 4 năm 2009
Ngày kết thúc (sau khi đã sửa chữa)
tháng 4 năm 2009
Giai đoạn báo cáo
tháng 07 năm 2007 – tháng 01 năm 2008
2. Các kết quả đã thu được
Tài liệu tập huấn được dùng cho các cán bộ thú y cơ sở và các hộ chăn nuôi bao gồm:
a) Các tài liệu tập huấn và các bài giảng phụ trợ thêm của cán bộ thú y cơ sở
b) Các mẫu của hệ thống giám sát và theo dõi, ghi chép quản lý và cách sử dụng tại trại
Các bằng chứng:
a) Các tài liệu tập huấn và các bài giảng phụ trợ thêm của cán bộ thú y cơ sở
Sử dụng mô hình cải tiến liên tụ
c, rất nhiều dạng tài liệu tập huấn đã được biên soạn trong quá trình
thực hiện dự án và các lớp tập huấn cũng đã được tiến hành với các phương thức thực hiện khác
nhau. Vào giai đoạn bắt đầu của dự án, chúng tôi đã dự kiến lập kế hoạch để mời các chuyên gia
Australia tiến hành các chuyến công tác ngắn và đều đặn sang Việt Nam, khoảng 4 lần/năm để
xu
ống thăm thực địa tại các trại vào các mùa khác nhau trong năm nhằm giám sát các tiến độ, tổ
chức các tập huấn đối với các đối tượng khác nhau (ở giai đoạn đầu của dự án, việc này được mở
đầu bằng khóa tập huấn cho 6 cán bộ phía Việt Nam tại Australia để tạo cho họ có cơ hội thực hành
các kỹ năng mà họ đã học được). Kế hoạch, sau đó đ
ã được hướng tới các thú y viên và các kỹ thuật
viên để tạo ra các nền móng cho quá trình tập huấn và các thông tin chuyên môn sau này. Trong quá
trình này, các hộ chăn nuôi cũng sẽ nhận được các tư vấn và trợ giúp, từng bước một để họ có thể
trở thành những người những người hướng dẫn cho các nhóm nông dân ở trong vùng nhằm thúc
đẩy, hỗ trợ hình thức tập huấn nông dân cho nông dân.
3
Tuy nhiên, chúng tôi đã quyết định dừng cách thức thực hiện này từ năm 2007 khi mà chúng tôi đã
nhận thấy tiến triển của việc này đã không đạt được. Các nhà khoa học Australia đã không có đủ
thời gian để tìm hiểu ra các nguyên nhân sâu sa vì sao mà các tiến triển của việc này đã không thể
đạt được theo như thời gian dự kiến.
Ba năm thực hiện chương trình, vẫn còn những việc cần phải làm thay đổi, cải thi
ện, nhưng các tiến
bộ rõ rệt đã được làm ở tất cả các khía cạnh của kế hoạch thực hiện mô hình như đã thỏa thuận. Các
trại đã được chọn lựa có thể được theo dõi trên hệ thống dữ liệu và được nhận biết bằng các số mã
hóa các trại. Một cách lý tưởng, mỗi theo dõi nên bao gồm 1 trại với các nâng cấp và cải tiến đã
thực hiệ
n, các bức ảnh chụp của chủ trại, và gia đình họ, và các bức ảnh về chuồng trại và vật nuôi
thể hiện rõ các tiến triển mà họ đã làm được trong suốt quá trình thực hiện dự án, kể cả các tọa độ
về kinh độ và vĩ độ. Việc hoàn tất phần việc này vẫn đang được tiến hành do một số lý do đã được
giải thích trong các báo cáo tiến độ trướ
c đây. Khó khăn đầu tiên chính là việc giải thích cho các
cán bộ phía Việt Nam tầm quan trọng của việc phải có các mã số của các trại để từ đó có thể phân
biệt được một cách chính xác. Các điều tra đầu tiên đã được nhận biết bằng tên của huyện/xã/nông
hộ và các mã số thì đã được đánh dấu sau đó, với một số chỗ chưa được thống nhất (xem đoạ
n
dưới). Thứ hai là, chúng tôi đã tiến hành đơn giản hóa các số liệu thu được vào trong một dạng điều
tra ngắn hơn mà có thể dùng cho việc kiểm tra đánh giá các trại một cách thường xuyên và đều đặn
hơn. Thứ ba là chúng tôi đã tiến hành thay đổi các câu hỏi nhằm cải thiện các dữ liệu thu thập được.
Thứ 4 là, một số các lỗi mã hóa làm cản trở việc nhập số liệu từ phía Vi
ệt Nam nhằm lưu lại dữ liệu
trên hệ thống đã được nhận ra (nhưng thật lạ kỳ là điều đó đã không xảy ra khi tiến hành nhập số
liệu từ phía Australia!), và điều này cũng mới chỉ được phát hiện gần đây, và đó chính là lý do
chính cho việc làm theo của các cán bộ phía Việt nam (điều này chỉ được phát hiện ra khi các cán
bộ phía Australia sang Việt Nam và cùng tiến hành nhập số
liệu với phía Việt Nam). Cuối cùng,
trong quá trình sửa lại các mã hóa, mốt số lỗi không được xác định trước cũng đã gặp phải, tạo nên
một vài vấn đề tiếp theo đó nữa cho các nhà khoa học Việt Nam khi nhập số liệu. Hiện nay, các vấn
để liên quan đễn hệ thống dữ liệu này đã được giải quyết và các số liệu điều tra là hoàn toàn có thể
đăng nhập vào hệ thống
được. Một thuận lợi nữa đã giúp các cán bộ phía Việt Nam khi nhập số liệu
là việc đã toàn bộ dạng điện tử của các câu hỏi đã được dịch sang tiếng Việt, bởi vậy, mà họ hoàn
toàn có thể chuyển đổi được giữa hai loại ngôn ngữ.
Các trại đã được kiểm tra đánh giá bởi Ms. Tarni Cooper vào 2007/08, 2008/09 và đánh giá cuối
cùng sẽ được tiến hành vào tháng 11/12 năm 2009, trước các ho
ạt động tập huấn từ nông dân cho
nông dân sẽ được diễn ra vào tháng 1/2010. Mỗi trại đều có thể được theo dõi từ hệ thống website
điều tra website: . Tên đăng nhập (AUSAIDCARD) và mật lệnh
(pigproject) đã được kiến tạo cho các thành viên của nhóm quản lý dự án CARD để có thể đăng
nhập và xem xét các dữ liệu (nhưng không có khả năng làm thay đổi các dữ liệu trong đó) vào bất
kỳ thời điểm nào bởi trong quá trình đang được cập nhật hoặc trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Ms. Cooper chỉ tiến hành đăng nhập số liệu cho đợt công tác 2007/08, các số liệu còn lại mà hiên
nay đang có là dựa trên các đi
ều tra trên giấy và NIAH, HUAF cũng đã bắt đầu nhập các số liệu vào
hệ thống từ tháng 9/2009. Tiếp theo chuyến công tác của Dr. Darren Trott vào thang 10/2009, tất cả
các số liệu, hiện nay đã được các nhà khoa học phía Việt Nam nhập vào để chuẩn bị cho chuyến
đánh giá cuối cùng trước khi có các kiểm tra cuối cùng vào tháng 11/12 năm 2009.
Các chỉ tiêu cũng sẽ được nhập vào dữ liệu đánh giá cho các ước lượng về kinh độ và vĩ độ thu
được bằng chương trình GPS đối với các trại tại Thừa Thiên Huế (HUAF đã kiến tạo các bản đồ
GPS cho báo cáo này, nhưng hiện vẫn chưa nhập được vào trang web). Các dữ liệu này chưa thu
được đối với các trại ở Quảng Trị (việc này sẽ được hoàn thành trong tháng 12 năm 2009 khi NIAH
nhận được GPS), nhưng với các mục tiêu của báo cáo này, Dr. Duyen đã tiến hành xác định các vị
trị địa lý này từ Google Earth (xem phụ lục 1: V
ị trí của các trại mô hình). Một tóm tắt về chi tiết
4
của các xã, làng và nông hộ của mỗi trại mô hình được chon lọc được trình bày trong Phụ lục 2: Chi
tiết tóm tắt của các trại mô hình).
Kích cỡ và cấu trúc của các trại này dao động khá nhiều trong quá trình thực hiện dự án, với đa số
các trại nuôi từ 2-10 nái (xem điều tra trên website về chi tiết của mỗi trại). Một phân tích hoàn
chỉnh về các theo dõi tại trại, bao gồm số lượng lợn nái nuôi trong 3 năm thực hiện dự án, s
ố lợn nái
cao sản đã được đưa vào nuôi (và các theo dõi về khả năng sinh sản của chúng), và số lượng lợn nái
còn lại sẽ được báo cáo trong Báo cáo đánh giá dự án (MS12), sẽ được nộp vào tháng 2/2010, tiếp
theo điều tra đánh giá cuối cùng vào tháng 12/2009 và chương trình tập huấn nông dân cho nông
dân. Tuy nhiên, dựa vào thống kê được thực hiện 2007/2008, có tổng số 122 lợn Móng Cái nái/hậu
bị thuần chủng trong dự án ở Thừa Thiên Huế, trung bình là 5.1 nái/hậu bị/tr
ại (xem Column H
Sheet 1 trong Phụ Lục 2 phần số liệu thô). Ở tỉnh Quảng Trị, các số liệu từ 9 trại bị mất từ cuộc điều
tra 2007/2008, theo sau các theo dõi đánh giá tại trại do Dr. Darren Trott thực hiện vào chuyến công
tác tháng 10/2009 do kết quả của một sự nhầm lẫn trong các ký hiệu và mã của các trại và ID (tên
của các nông hộ) trong các giai đoạn đầu của dự án. Số ID của các trại đã được ký hiệ
u như sau:
1018, 1098, 1159, 1270, 1076, 1271, 1104, 1272, 1273, và các dữ liệu sẽ được nhập vào khi Ms,
Tarni quay trở lại Việt Nam vào tháng 12/2009 để nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn về các theo
dõi. Một điều lưu ý ở đây là một vài trại trong số này là các trại có năng suất chăn nuôi tốt nhất ở
Quảng Trị. Tuy nhiên, dựa trên các số liệu đã nhập vào hệ thống từ 21 trại, tống số nái là 87 với
trung bình là 4.1 nái. Nông hộ (xem Column H Sheet 1 trong Phụ
Lục 2 phần số liệu thô). Mr. Biên
từ NIAH hiện đã nhập các dữ liệu vào website cho lần đánh giá kiểm tra tiếp thep, tuy nhiên, các dữ
liệu này vẫn chưa có từ HUAF nên sẽ chưa được báo cáo ở đây. Tất cả các số liệu về chăn nuôi (bao
gồm diểu tra đầu tiên của các trại mô hình 2006 và các đánh giá 2007/08, 2008/09 và 2009/10 sẽ
được phân tích trước khi nộp MS12 (Đánh giá dự án).
a) Các kế hoạch thực hiện trại mô hình đ
ã được thỏa thuận
Theo sau các đánh giá kiểm tra được thực hiện tại các trại chăn nuôi tập trung trong khuôn khổ của
dự án 1 (001/04VIE), tập huấn đối với các cán bộ phía Việt Nam, các ở Việt Nam và Australia
(MS3) và điều tra, lựa chọn trại tốt nhất cho quá trình thực hiện dự án (MS4), các nhà khoa học Việt
Nam và Australia đã đạt tới được một thỏa thuận về các cách can thiệp với một sự ư
u tiên cao cho
dự án để có thể áp dụng vào mỗi trong số các trại đã được chọn lựa trong suốt quá trình thực hiện
dự án, các chỉ tiêu theo dõi đã được thỏa thuận cho mỗi đối tác nhằm cung cấp các kết quả và danh
sách đánh giá cho mỗi trại. Các kết quả này đã được nộp cùng với báo cáo tiến độ 6 tháng trước
đây, nhưng để thuận lợi, cũng được báo cáo lại trong tài liệu của báo cáo MS6 này (Phụ
lục 3: Các
các can thiệp với một sự ưu tiên cao đối với các trại mô hình của các nông hộ được chọn lựa). Cũng
nên lưu ý rằng, các điểm chuẩn này là chúng tôi đang tìm kiếm nhằm hướng tới để đạt được, và mỗi
nông dân, trong hành trình của hộ về tính lợi nhuận, và sẽ là không thể đạt được tất cả các can thiệp
ở cùng 1 lúc, cho dù là trong rất nhiều trường hợp, có những khó khăn về
tài chính đối với các nông
hộ tiến hành các sửa chữa thay đổi lớn và các nông hộ này phải tiến hành thực hiện từng bước 1.
Một ví dụ là về việc điều trị ghẻ. Giải pháp tốt nhất là tiến hành điều trị 1-2 con nái trước, từ đó
người nông dân sẽ có thể nhìn thấy lợi ích ngay lập tức của việc điều trị so với các con không được
điề
u trị, rồi sau đó sẽ thông báo lại cho chúng tôi. Từ đó, chúng tôi có thể chứng minh cho thấy các
lợi ích vê mặt kinh tế xuất phát từ việc thanh toán ghẻ mang lại.
b) Các trách nhiệm và trách nhiệm giải trình đã được thỏa thuận cho việc thực hiện trại mô hình
và trại mô hình tiếp theo sau đó trên cơ sở chương trình khuyến nông, bao gồm vai trò của các nông
dân trình diễn trong việc chuyển giao kỹ thuật.
5
Việc thực hiện các sáng kiến chủ yếu là trách nhiệm của mỗi Viện phía Việt Nam, và 1 danh sách
kiểm tra, đánh giá cũng sẽ được tiến hành vào tháng 12/2009 để làm điểm chuẩn cho các trại mô
hình. Do sự chậm trễ không lường trước được do vụ dịch FMD vào 2007, PRRS vào 2008 và trận
bão lớn, kèm theo ngập lụt vào 2009, nên việc tổ chức sáng kiến tập huấn nông dân cho nông dân
(dùng các nông hộ đã tham gia vào dự án trong việc chuyển giao kỹ thuật) chỉ có th
ể được thực hiện
vào cuối dự án, và bởi vậy, từ đó, họ cũng có thế tham gia vào thử nghiệm vacxin đã được lên kế
hoạch và điều tra về bệnh tiêu chảy. Trong tháng 5/2008, Dr Tony Fahy and Dr Colin Cargill đã
tiến hành một số các bài tập huấn nhỏ có tính chất khởi động mà trong đó, số nông dân và thú y cơ
sở từ các vùng lân cận cũng đã tham dự, nhưng chúng tôi mới đang thực sự xây dự
ng sáng kiến
chính hướng vào tháng 1/2010. Mỗi Viện có trách nhiệm chuyển giao kế hoạch thực hiện vào các
trại mô hình ở mỗi tỉnh với trách nhiệm của NIVR là tiếp tục chế tạo vacxin, chuyển giao kỹ thuật
cho các chẩn đoán chính xác trong phòng thí nghiệm về bệnh tiêu chảy, điều tra các nông hộ (dự án
và ngoài dự án) về các bệnh tiêu chảy. Các nông hộ mô hình được tiếp tục tập huấn và được động
viên, khích lệ để
tiến hành các can thiệp có tính ưu tiên cao của dự án, như bằng chúng trong báo
cáo 6 tháng đối với MS7, 9 và 11. Các nông dân hiện nay đã sẵn sàng nắm bắt được các biện pháp
tiến hành phòng và điều trị bệnh, như phòng bệnh cầu trùng bằng việc cho uống toltrazuril vào lúc
3-5 ngày tuổi. Sau cuộc họp ở Huế vào đầu tháng 11/2009, một kế hoạch sau đây cho việc thực hiện
tập huấn nông dân cho nông dân vào tháng 1/2009 đã được đề xuất:
1) Sử dụ
ng các câu lạc bộ nông dân hiện ở cấp xã hiện đang có (sẽ được báo cáo trong MS10) như
là cơ sở chính cho các hoạt động tập huấn nông dân cho nông dân vào tháng 1/2010
2) Xác định các trại tốt nhất ở mỗi xã mà có thể dùng cho tập huấn trình diễn. Nông dân sẽ được
khuyến khích để nộp đơn xin một dự án nhỏ với số tiền cao nhất là $1000, và $5,000 cho mỗi tỉnh
(mỗi tỉnh sẽ cho phép tối đa là 6 hồ sơ xin n
ộp) về việc lập kế hoạch cho một nâng cấp, cải tiến lớn
đối với trại của họ, mà từ đó có thể dùng làm trại mô hình cho các tập huấn.
3) Việc xây dựng một video về “Các nông dân kể về chính các câu chuyện của họ” như một sáng
kiến được thực hiện bởi Ms. Tarni Cooper, trong sự hợp tác với một nhà làm phim và các cán bộ
phía Việt Nam, xen lẫn với một video tập huấn có tình ch
ất chuyên môn hơn, bao gồm các nội dung
về các can thiệp của dự án, với các giới thiệu ngắn gọn bởi các nhà khoa học Việt Nam, các thú y
viên tại xã, các đoạn trích từ các câu chuyện của nông dân để nhấn mạnh các điểm chính mà họ đã
giải quyết được trong quá trình thực hiện dự án.
4) Biên soạn các poster tập huấn có thể dùng trong quá trình tập huấn nhằm minh họa và làm cho
việc học hỏi được rõ ràng và dể hi
ểu hơn
5) Biên soạn cuốn sổ tay của dự án
6) Chứng nhận cho những người tham gia tập huấn và tổ chức thi hỏi/vấn đáp về các kiến thức và
kỹ năng đã thu được
7) Tổ chức các chuyến thăm quan các trại mô hình do chính nông dân thực hiện, có thực hiện các
biện pháp an toàn sinh học như tránh tiếp xúc với lợn trong vòng 24 giờ và có sử dụng quần áo
sạch, cho các nông dân ở các trại mô hình, tiế
n hành khử trùng ở cửa các chuồng nuôi của họ.