Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam - MS11" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 40 trang )


Ministry of Agriculture & Rural Development

Hîp t¸c ph¸t triÓn n«ng nghiÖp
vµ N«ng th«n (CARD)




Dự án: 002/05/VIE
Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng
Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy
mô nông hộ ở Việt Nam



MS 11: Báo cáo tổng kết dự án



Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 (RIA1), Từ Sơn, Bắc Ninh
Trường Đại học Tây Úc, 35 Stirling Hwy, NEDLANDS WA 6907


Bắc Ninh, tháng 3/2009
Nội dung

1. Thông tin về các bên thực hiện ___________________________________________ 3
2. Tóm tắt dự án _________________________________________________________ 4
3. Tóm tắt nội dung đã thực hiện ___________________________________________ 4
4. Giới thiệu về dự án_____________________________________________________ 5


5. Tiến độ thực hiện ______________________________________________________ 9
5.1 Các kết quả nổi bật__________________________________________________________ 9
5.2 Lợi ích của các bên liên quan ________________________________________________ 10
5.3 Nâng cao năng lực__________________________________________________________ 10
5.4 Xuất bản phẩm ____________________________________________________________ 11
5.5 Quản lý dự án _____________________________________________________________ 11
6. Báo cáo các vấn đề liên quan ___________________________________________ 11
6.1 Vấn đề môi trường _________________________________________________________ 11
6.2 Các vấn đề về xã hội và giới tính______________________________________________ 12
7. Thực hiện và duy trì___________________________________________________ 12
7.1 Các vấn đề phát sinh. _______________________________________________________ 12
7.2 Các lựa chọn ______________________________________________________________ 13
7.3 Tính bền vững _____________________________________________________________ 13
8. Các hoạt động tiếp theo ________________________________________________ 13
9. Kết luận ____________________________________________________________ 13
10. Xác nhận pháp lý ___________________________________________________ 14

2



1. Thông tin về các bên thực hiện
Tên dự án
Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp
dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng
thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam
Cơ quan phía Viẹt Nam
Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1
Trưởng nhóm phía Việt Nam
Tiến sĩ Lê Xân

Cơ quan phía Úc
Trường Đại học Tây Úc
Trưởng nhóm phía Úc
Tiễn sĩ Steven Schilizzi
Ngày bắt đầu (nguyên bản
Tháng 1 năm 2006
Ngày kết thúc (nguyên bản)
Tháng 12 năm 2007
Ngày bắt đầu (Sau sửa đổi)
Tháng 8 năm 2006
Ngày kết thúc (Sau sửa đổi)
Tháng 12 năm 2008
Báo báo giai đoạn
Báo cáo hoàn thành dự án

Địa chỉ liên lạc
Phía Úc: Trưởng Nhóm
Tên:
Dr. Steven Schilizzi
Điện thoại:
+61 8 6488 2105
Vị trí:
Giảng viên chính
Fax:
+61 8 6488 1098
Cơ quan
Đại học Tây Úc
Email:

or



Phía Úc: Liên hệ hành chính
Tên:

Điện thoại:

Vị trí:

Fax:

Cơ quan

Email:


Phía Việt Nam
Tên:
Dr. Lê Xân
Telephone:
030.827124 or 04.8271368
Vị trí:
Phó Viện trưởng
Fax:
04.8273070
Cơ quan
Viện Nghiên cứu Thuỷ sản 1
Email:
or




3



2. Tóm tắt dự án

















Nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ với diện tích dao động từ 0,5 ha đến 3 ha chiếm
khoảng 90% sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam, đem lại giá trị xuất khẩu gần 1 tỉ đô la trong
năm 2004. Khả năng phát triển về kinh tế và sự bền vững về môi trường của loại hình sản
xuất này đang bị đe doạ bởi các thực hành quản lý chưa tốt, dẫn đế
n sự bùng phát dịch
bệnh, suy thoái môi trường. Môi trường bị ô nhiễm và sản phẩm không hợp vệ sinh thực

phẩm bởi hóa chất và tồn dư kháng sinh đồng thời làm suy giảm năng suất nuôi. Thực
Hành Quản Lý Tốt đã được áp dụng trong thương mại nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam với
một số kết quả tích cực như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, t
ăng tính bền vững
về môi trường và giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh. Tuy nhiên, áp dụng Quản Lý Thực Hành
Tốt cho các nông hộ nuôi trồng thuỷ sản quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn do các hạn chế
về vốn đầu tư, kiến thức kỹ thuật và các khuyến khích hoặc các sáng kiến áp dụng Quản
Lý Thực Hành Tốt. Mục tiêu của dự án này nhằm nghiên cứu tính khả thi của áp dụng
Qu
ản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ và đề xuất các biện
pháp đẩy mạnh áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho ngành sản xuất này. Dự án sử dụng
các phương pháp tư vấn, đánh giá có sự tham gia của cộng đồng, trình diễn, tập huấn, hội
thảo để nghiên cứu và phổ biến áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho nuôi trồng thuỷ sản
quy mô nhỏ phù hợp với nhu cầ
u và khả năng của nông hộ.
3. Tóm tắt nội dung đã thực hiện
Trong 2 năm rưỡi (từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 2 năm 2009), dự án CARD 002/05 VIE đã
hoàn thành tốt hầu hết các hoạt động được đề ra trong kế hoạch ban đầu của dự án. Dự án đã
lựa chọn được đối tác là Trung tâm khuyến ngư 3 tỉnh (Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên
Huế) cùng kết hợp triển khai các nội dung của dự án ở các địa phương. Ở mỗi tỉnh đã lựa
chọn
được 3 hộ mô hình gắn kết với 3 nhóm cộng đồng nuôi tôm (mỗi nhóm từ 20-30 hộ) để
triển khai áp dụng BMP. Để đánh giá hiện trạng kinh tế-xã hội, kỹ thuật và môi trường cũng
như những khó khăn của các nông dân nuôi tôm trong vùng dự án triển khai, một nghiên cứu
đánh giá hiện trạng ban đầu đã được thực hiện, đây cũng là cơ sở để đối chiếu các kết quả sau
khi dự án hoàn thành. T
ổng quan về hiện trạng thực hành BMP ở Việt Nam và các nước trong
khu vực đã được dự án nghiên cứu qua đó một quy trình BMP đã được soạn thảo bởi các
chuyên gia và cán bộ dự án với sự tham vấn từ các cán bộ và một số nông hộ nuôi tôm nòng
cốt tại địa phương nghiên cứu. Để đưa các nội dung của quy trình BMP vào thực tế sản xuất,

dự án đã tổ chức 11 lớp tậ
p huấn chuyên đề (01 lớp tổng hợp BMP cho cán bộ khuyến ngư và
các hộ mô hình, 01 lớp về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bên liên
quan, 09 lớp cho các cộng đồng nuôi ở địa phương). Ngoài ra, 6 đợt tham quan chéo giữa các
tỉnh đã được thực hiện cho cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý và nông hộ tham gia. Hơn 100
buổi hội nghị đầu bờ cũng đã được tổ chức tại các c
ộng đồng nuôi để người dân trao đổi kinh
nghiệm và nâng cao hiểu biết về BMP. Dự án đã cung cấp tài chính, chuyên gia, cán bộ thực
địa nhằm theo dõi về quản lý ao nuôi, môi trường và dịch bệnh trong suất các vụ nuôi ở các

4



địa phương trong 2 năm vừa qua, trong đó quan trọng nhất là việc đảm bảo giống tôm sạch
bệnh và kiểm tra mẫu bệnh tôm, mẫu môi trường trong quá trình nuôi. Dự án đã tổ chức thành
công 2 hội thảo gồm hội thảo triển khai dự án và hội thảo đánh giá sau 1 năm thực hiện dự án
để các bên liên quan tham gia và đóng góp ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của dự án. Nhằm
nâng cao năng lực cho cán b
ộ dự án, một số hoạt động khác đã được tổ chức thực hiện như
chuyến làm việc ngắn hạn ở trường Đại học Tây Úc, tham gia trình bày kết quả dự án qua các
hội nghị quốc gia và quốc tế, hướng dẫn sinh viên đại học và cao học thực tập tốt nghiệp. Các
tài liệu tập huấn, quy trình BMP đã được dự án chuyển tải tới cán bộ và nông dân ở các
địa
phương trong quá trình thực thi dự án. Một đợt khảo sát đánh giá kết quả sản xuất của nông
dân cũng như đánh giá chất lượng môi trường vùng nuôi sau khi dự án triển khai và tỷ lệ chấp
nhận thực hành BMP của các nông hộ đã được thực hiện sau khi vụ nuôi năm thứ 2 kết thúc.
Ngoài ra, nhóm chuyên gia Úc đã có các đợt thực địa tới Việt Nam và trực tiếp đến các vùng
dự án qua đó có các trợ giúp thi
ết thực cho cán bộ quản lý dự án phía Việt Nam triển khai dự

án một cách hiệu quả hơn.

4. Giới thiệu về dự án
Mục tiêu dự án
Mục tiêu chính của dự án là nghiên cứu tính khả thi của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành
Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ thông qua hạn chế ảnh hưởng tiêu cực lên môi
trường, tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn sản phẩm –
qua đó, đóng góp có ý nghĩa vào việc xoá đói giảm nghèo lâu dài và nâng cao thu nhập cho
các nông hộ trực tiếp tham gia vào chuỗi sản xuất nuôi trồ
ng thuỷ sản.

Mục tiêu trước mắt của dự án: a) Thực hiện phân tích hiện trạng nuôi trồng thủy sản các nông
hộ và nhận biết những thuận lợi và hạn chế khi áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt; b) Phát
triển nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt phù hợp với nuôi trồng thủy sản quy mô nông hộ ở
miền Bắc Việt Nam; c) Nâng cao năng lực áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho các thành
viên tham gia vào chu
ỗi thị trường sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là những người sản
xuất nhỏ.

Kết quả mong đợi
Kết quả mong đợi của dự án là phát triển phương pháp sử dụng và phổ biến nguyên tắc Quản
Lý Thực Hành Tốt đến các hộ nông dân nhằm thực hành tốt các hoạt động sản xuất, giảm
thiểu rủi ro do dịch bệnh, hạ
n chế ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường, tăng năng suất mùa vụ
và nâng cao hiệu quả kinh tế lâu dài. Kết quả dự án cũng sẽ đóng góp vào Chiến lược Giảm
nghèo và Phát triển của Chính phủ Việt Nam, đây cũng là điều mà Chương trình Hợp tác Phát
triển Nông nghiệp Nông thôn giữa Úc và Việt Nam đang hướng tới

5




Cách tiếp cận và chiến lược thực thi
Dự án có 3 giai đoạn: a) Phân tích hiện trạng nuôi thủy sản quy mô nông hộ và nhận biết
những thuận lợi và hạn chế của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt; b) Phát triển hướng
dẫn thực hiện Quản Lý Thực Hành Tốt phù hợp cho các nông hộ nuôi thủy sản thông qua các
mô hình thí điểm cộng đồng; c) Nâng cao năng lực thực thi Quản Lý Th
ực Hành Tốt và diễn
đàn đối thoại với các nhà xuất khẩu, các thương gia, người chế biến và mở rộng khuyến khích
thị trường sản phẩm Quản Lý Thực Hành Tốt.

Giai đoạn 1: Dự án bắt đầu bằng việc nghiên cứu tổng quan các tài liệu và kinh nghiệm về
Quản Lý Thực Hành Tốt trong khu vực, sau đó tiến hành đánh giá hiện trạng nuôi trồng thuỷ
sản quy mô nông hộ, đ
ánh giá về năng suất, sản lượng, tiềm năng và khả năng sử dụng nguồn
lực của các cơ sở nuôi. Tiến hành điều tra cơ bản nhằm nâng cao kinh nghiệm về phương
pháp thu thập và sử dụng thông tin cũng như trang bị cho cán bộ nghiên cứu và cán bộ ngành
thủy sản một bức tranh tổng thể về hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở quy mô nông hộ tạ
i 3 tỉnh
của dự án. Kết thúc giai đoạn 1, một kế hoạch hành động được lập và lựa chọn địa điểm thực
hiện nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt.

Giai đoạn 2: Dự án tập trung trình diễn nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt ở 2 hình thức
nuôi tôm chính là nuôi bán thâm canh và nuôi quảng canh cải tiến. Các hình thức này hiện
đang phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Các hộ nuôi quy mô nhỏ
liên quan đến 2 hình thức nuôi
trên sẽ được lựa chọn và khuyến khích tham gia các câu lạc bộ nuôi tôm hoặc chi hội nghề cá
để tham gia vào trình diễn áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt. Viện Thuỷ Sản 1, Đại học Tây
Úc và Trung tâm Khuyến ngư các tỉnh cùng phối hợp lựa chọn các hộ mô hình áp dụng Quản
Lý Thực Hành Tốt. Các số liệu trong quá trình thực hiện được ghi lại thông qua sổ nhật ký

nuôi tôm. Qua sự tham gia của các đối tác như các cộng
đồng nuôi, cán bộ khuyến ngư, cán
bộ kỹ thuật nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt sẽ được chọn lọc và phát triển. Các số liệu
trong quá trình thực hành được thu thập bởi chính các hộ mô hình và cán bộ dự án ở địa
phương và cán bộ Viện Thuỷ Sản 1. Các số liệu này sẽ được sử dụng trong kết quả của dự án.

Giai đoạn 3: Kết quả của dự án sẽ
được sử dụng để phát triển và hoàn thiện nguyên tắc Quản
Lý Thực Hành Tốt, các tài liệu tập huấn cho nông dân và khuyến ngư viên. Các hộ mô hình
trình diễn, cán bộ khuyến ngư và hội nông dân sẽ là những đối tượng tham gia chính phổ biến
kết quả từ mô hình trình diễn ra cộng đồng. Các hộ trình diễn được tập huấn về sử dụng dụng
cụ đo chất lượng nước, kỹ n
ăng chọn giống và thức ăn có chất lượng tốt sẽ phổ biến kinh
nghiệm ra cộng đồng. Khuyến khích thị trường sản phẩm BMP và các yêu cầu về chất lượng
sản phẩm được thăm dò thông qua đối thoại mở với các thương gia địa phương, người thu
mua, nhà chế biến và nhà nhập khẩu. Các đối tác tham gia sẽ được mời tham gia vào các hoạt
động của dự án như tập hu
ấn và hội thảo để chia sẻ những vấn đề quan tâm và các yêu cầu về
chất lượng sản phẩm đối với người sản xuất quy mô nhỏ.


6



Phương pháp thực thi
Điều tra cơ bản nhằm đánh giá hiện trạng Quản Lý Thực Hành Tốt.
Phương pháp điều tra và đánh giá có sự tham gia của các đối tác sẽ được phát triển bởi Viện
Thủy sản 1 và Đại học Tây Úc và được sử dụng để đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản ,
những thuận lợi và khó khăn của các nông hộ. Bộ câu hỏ

i điều tra được thiết kế để thu thập
các thông tin về hiện trạng sản xuất, điều kiện kinh tế của các nông hộ, hiện trạng môi trường,
những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt. Các số liệu thu được sẽ
được các cán bộ Viện Thủy sản 1 và Đại học Tây Úc phân tích đánh giá nhằm phục vụ cho
việc trình diễn, số liệu này cũ
ng được sử dụng như số liệu gốc để so sánh giữa các hộ trình
diễn và các hộ khác trong suốt và sau khi dự án thực hiện.

Mô hình trình diễn Quản Lý Thực Hành Tốt.
Hai hình thức nuôi được áp dụng là bán thâm canh quảng canh cải tiến. Đối với bán thâm
canh, ở mỗi tỉnh chọn 20 đến 30 hộ tổ chức thành 1 câu lạc bộ hoạc hội nuôi tôm. Quản Lý
Thực Hành Tốt sẽ được nâng cao và được trao đổi gi
ữa các hội viên trong câu lạc bộ trong
thời gian thực hiện dự án. Chọn 1 hộ trong câu lạc bộ làm mô hình trình diễn, hộ này phải đạt
1 số yêu cầu như có cơ sở hạ tầng và hệ thống nuôi phù hợp, diện tích ao nuôi khoảng 0,5 ha,
sẵn sàng thực hành áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt và phải có khả năng tài chính để đầu tư
cho mô hình trình diễn. Các hộ trình diễn được chọn bởi Viện Thủy sả
n 1, Đại học Tây Úc và
Trung tâm Khuyến ngư các tỉnh đảm bảo phù hợp cho việc trình diễn Quản Lý Thực Hành
Tốt. Các tác động gồm: chuẩn bị ao, chọn giống và thả giống, thức ăn và chăm sóc ao, quản lí
môi trường nước, quản lí dịch bệnh, quản lí sản phẩm và bảo quản sau thu hoạch. Tôm giống
dùng cho các hộ trình diễn sẽ được kiểm tra chất lượng đảm bảo sạch bệnh
đặc biệt bệnh đốm
trắng và MBV trước khi thả. Cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh và các hộ trình diễn được trang bị
các dụng cụ đo môi trường nước trong ao nuôi tôm, chuyên gia dự án hướng dẫn cách kiểm
tra môi trường và ghi chép số liệu. Các hộ trình diễn được cung cấp sổ ghi chép để ghi tất cả
những hoạt động, số liệu như thức ăn, giống, lượng nước vào /ra , số liệ
u môi trường (Độ
mặn, pH, DO, BOD, NH
3

, NO
2
) sẽ được phân tích hàng tháng bởi nhân viên của dự án. Tôm
sẽ được kiểm tra dư lượng hóa chất và thuốc kháng sinh một tháng trước khi thu hoạch (đặc
biệt chú ý các hóa chất bị cấm sử dụng). Số liệu về trình diễn Quản Lý Thực Hành Tốt sẽ
được phân tích bằng phương pháp thống kê để đánh giá tác động của việc thực hành Quản Lý
Thực Hành Tốt. Trong năm thứ 2 thực hành Quản Lý Thực Hành Tố
t sẽ được xác minh ở tất
cả các thành viên trong nhóm và sẽ được chỉnh sửa trước khi khuyến cáo kết quả ra cộng
đồng.

Đối với hình thức quảng canh cải tiến, ở mỗi tỉnh chọn 2 nhóm hộ khoảng 20 đến 30 hộ lập
thành câu lạc bộ hoặc hội nuôi tôm. Mỗi nhóm chọn 1 hộ làm mô hình trình diễn. Các phương
thức áp dụng sẽ tương tự như hệ thống bán thâm canh. Thực hi
ện Quản Lý Thực Hành Tốt
cho các hộ trình diễn tác động các khâu như chuẩn bị ao, chọn lọc giống, thả giống và một vài
các hoạt động khác.


7



Mỗi tỉnh cử 1 cán bộ khuyến ngư chịu trách nhiệm theo dõi và trợ giúp các nhóm hộ trình
diễn trong vùng dự án. Hàng tháng cán bộ này có vai trò tích cực giúp đỡ các câu lạc bộ/hội tổ
chức hội nghị đầu bờ nhằm nâng cao thực thi Quản Lý Thực Hành Tốt. Hàng tháng các cán
bộ Viện Thủy sản 1 sẽ tới thăm các vùng dự án đưa ra các khuyến cáo về kỹ thuật và thu các
mẫu bệnh và các chỉ tiêu về môi tr
ường để phân tích và gửi kết quả phản hồi cho các hộ.


Nâng cao năng lực thực thi Quản Lý Thực Hành Tốt.
Trong suốt quá trình thực hiện dự án, năng lực của các thành viên tham gia được nâng cao
thông qua tham gia các cuộc họp, hội thảo, tập huấn, hội nghị đầu bờ và thăm quan chéo.

Tổ chức 54 cuộc hội nghị đầu bờ ở các câu lạc bộ/hội mỗi năm để trao đổi kinh nghi
ệm thực
hành và phát triển Quản Lý Thực Hành Tốt trong suốt và sau vụ nuôi.

Tổ chức 11 lớp tập huấn ngắn hạn với các chủ đề khác nhau cho các thành viên tham gia
trong suốt thời gian của dự án gồm: một lớp tập huấn cho 48 hộ nông dân trình diễn và
khuyến ngư viên của địa phương trước khi trình diễn Quản Lý Thực Hành Tốt, một lớp tập
huấn về quản lí chất lượng sản ph
ẩm cho 40 học viên đại diện người sản xuất nhỏ, khuyến
ngư viên, người thu gom, thương gia và người chế biến; 3 lớp tập huấn về áp dụng Quản Lý
Thực Hành Tốt cho hệ thống bán thâm canh và 6 lớp tập huấn áp dụng Quản Lý Thực Hành
Tốt cho hệ thống quảng canh cải tiến với 90 và 180 học viên tương ứng tham gia sẽ được tiến
hành.

Tổ chức 3 hội thảo g
ồm: hội thảo triển khai dự án, hội thảo kết thúc năm thứ nhất và hội
thảo tổng kết dự án.

Tổ chức 3 chuyến thăm quan chéo giữa các tỉnh cho 24 thành viên gồm các mô hình trình
diễn cán bộ khuyến ngư, cán bộ cơ sở của 3 tỉnh tham gia.

Tổ chức tập huấn 10 ngày tại Đại học Tây Úc cho 2 cán bộ nghiên cứu của Viện Thủy sản 1
về phương pháp phân tích số li
ệu và viết báo cáo.

Xất bản 2000 tài liệu khuyến ngư về quy trình Quản Lý Thực Hành Tốt cho 2 hình thức nuôi

bán thâm canh và quảng canh cải tiến khi kết thúc dự án.


8



5. Tiến độ thực hiện
5.1 Các kết quả nổi bật
1) Hoàn thành việc điều tra đánh giá hiện trạng kinh tế, xã hội, kỹ thuật và các trở ngại
của nông dân nuôi tôm vùng dự án (gần 100 nông hộ ở 3 tỉnh đã tham gia trả lời
phỏng vấn). Hoàn thành đánh giá môi trường vùng dự án trước khi triển khai.
2) Hoàn thành việc đánh giá tổng quan về BMP ở Việt Nam và các nước trong khu vực
làm cơ sở đề xuất quy trình BMP cho dự án. Quy trình BMP riêng cho vùng dự án đã
được soạn thảo và hoàn thi
ện sau 2 năm áp dụng vào thực tiễn sản xuất với những đặc
trưng riêng của vùng Bắc Trung Bộ.
3) Tổ chức thành công 2 hội nghị gồm hội nghị triển khai dự án và hội nghị sơ kết một
năm thực hiện dự án để các bên liên quan tham dự và đóng góp ý kiến nhằm nâng cao
hiệu quả trong việc triển khai dự án.
4) Dự án đã tổ chức thành công 11 l
ớp tập huấn cho các bên tham gia, trong đó 1 lớp
tổng hợp về BMP, 1 lớp về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản
cho các bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý, các hộ mô hình và đối tượng buôn bán sản
phẩm thuỷ sản tham gia và 9 lớp về BMP được tổ chức tại cộng đồng cho nông dân
nuôi tôm vùng dự án tham gia (với trên 200 lượt người tham gia các lớp tập huấn này).
5) Tổ chức thành công 6
đợt tham quan chéo (mỗi năm 3 đợt) giữa các tỉnh cho các đối
tượng khác nhau tham gia nhằm trao đổi kinh nghiệm về quản lý cũng như thực hành
áp dụng BMP vào thực tế sản xuất ở các địa phương khác nhau (tổng số có hơn 90

lượt người tham gia các đợt tham quan chéo này).
6) Tổ chức thành công hơn 100 buổi hội nghị đầu bờ tại các cộng đồng nuôi ở 3 tỉnh triển
khai dự án cho các nông hộ trao đổi kinh nghi
ệm và nâng cao năng lực thực hành
BMP (với trên 1.200 lượt nông hộ tham gia các buổi hội nghị này).
7) Dự án đã cung cấp thiết bị, chuyên gia, cán bộ thực địa và một phần tài chính để theo
dõi tính hình quản lý ao nuôi, môi trường và dịch bệnh cho các cộng đồng nuôi tôm
vùng dự án, trong đó quan trọng nhất là kiểm tra mẫu bệnh tôm và các mẫu môi
trường nước vùng nghiên.
8) Dự án đã tổ chức thàng công chuyến làm việc ngắn hạn cho 3 cán bộ
dự án đến
Trường Đại học Tây Úc. Trong đợt công tác này, nhóm cán bộ dự án đã cùng nhóm
chuyên gia phía Úc thực hiện tốt các mục tiêu của đợt công tác.
9) Dự án cũng đã cử cán bộ tham gia các hội thảo quốc gia cũng như quốc tế qua đó trình
bày các báo cáo khoa học cũng như các kết quả dự án. Cán bộ dự án đã hướng dẫn

9



thành công 2 sinh viên (1 đại học và 1 cao học) thực tập tốt nghiệp trong khuôn khổ
của dự án và các sinh viên đã đạt kết quả rất cao trong các buổi bảo vệ tốt nghiệp.
10) Kết quả sản xuất của các nông hộ nuôi tôm áp dụng BMP, môi trường vùng dự án và
tỷ lệ chấp nhận BMP của các nông hộ đã được dự án đánh giá sau khi vụ nuôi năm thứ
2 kết thúc. Các kết quả c
ụ thể đã được trình bày trong báo cáo giai đoạn 10 (MS10).
11) Trong 2 năm triển khai dự án, nhóm chuyên gia phía Úc đã thực hiện 5 đợt tới thăm
Việt Nam và dùng dự án, qua đó nắm bắt các kết quả thực hiện cũng như trợ giúp kỹ
thuật để nhóm cán bộ dự án phía Việt Nam triển khai thực hiện dự án hiệu quả hơn.


5.2 Lợi ích của các bên liên quan
Dự án này mang lại lợi ích thiết thực và trực tiếp cho các nông hộ nuôi tôm trong vùng dự
án và các cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện dự án từ trung ương đến cơ sở. Đối với nông
dân họ đã được trang bị kiến thức về BMP thông qua các lớp tập huấn, các đợt thăm quan
chéo, các buổi hội nghị đầu bờ v.v. qua đó áp dụng vào thực tế sản xuất đã nâng cao hiệu
quả
đầu tư trong nuôi tôm (kết quả cụ thể được trình bày trong MS10). Ngoài ra, các nông
hộ đặc biệt là các hộ mô hình đã được dự án hỗ trợ một phần kinh phí cũng như được
cung cấp các thiết bị kiểm tra môi trường. Đối với cán bộ tham gia thực hiện dự án, đã
được trang bị và nâng cao kiến thức về quản lý dự án, về cách tiếp cận vấn đề, phương
pháp tập huấn… thông qua các hoạ
t động của dự án. Đặc biệt, cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh
lần đầu tiên được tiếp cần phương pháp tập huấn mới (TOTs và gắn lý thuyết với thực
hành). Trung tâm Khuyến nông cũng được hưởng lợi thông qua dự án như được trang bị
các thiết bị kiểm tra môi trường, nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ của các trung
tâm. Các xã vùng dự án được hưởng lợi thông qua việc kiện toàn tổ ch
ức hệ thống các câu
lạc bộ/hội nuôi tôm địa phương. Dự án cũng đã cung cấp thiết bị kiểm tra môi trường cho
các cộng đồng nuôi cũng như cung cấp một phần kinh phí để các câu lạc bộ hoạt động
một cách hiệu quả nhất. Đối với cán bộ Viện Thuỷ Sản, lợi ích cơ bản mà dự án mang lại
là việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phươ
ng pháp quản lý dự án thông qua
các hoạt động thiết thực của dự án cũng như việc trao đổi kinh nghiệm và cùng làm việc
với nhóm chuyên gia phía Úc.

5.3 Nâng cao năng lực
Dự án đã góp phần nâng cao năng lực cho các đối tượng khách nhau ở cả 3 cấp: trung
ương (cán bộ Viện), cấp tỉnh (cán bộ Khuyến ngư) và cấp cơ sở (cán bộ xã, nông hộ).
• Thông qua thực hiện dự án cán bộ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 - những
người trực tiếp tham gia dự án (cả cán bộ quản lý và chuyên gia kỹ thuật) đã được

nâng cao năng lực trong việc quả
n lý cũng như năng lực nghiên cứu chuyên môn.

10



• Đối với cấp tỉnh, dự án này đã tạo điều kiện để các cán bộ khuyến ngư 3 tỉnh thực hiện
dự án tiếp cận với nhiều kiến thức mới về BMP trong công tác quản lý, chuyển giao
và tập huấn.
• Đối với cấp cơ sở, cán bộ cấp xã, cán bộ quản lý cộng đồng và nông dân đã được tiếp
cận và nâng cao n
ăng lực thực thành BMP. Trong đó quan trong nhất là việc tổ chức
quản lý và điều hành các câu lạc bộ nuôi ở cơ sở góp phần phát triển nuôi tôm hiệu
quả, bền vững lâu dài.
5.4 Xuất bản phẩm
Các thông tin liên quan đến dự án và các kết quả của dự án đã được đăng tải thông qua
các nguồn sau:
• Kết quả đợt tập huấn về Quản Lý Thực Hành Tốt đã được đăng tải trên báo Thừa
Thiên Huế.
• Quy trình BMP đã được phổ biến rộng rãi thông qua chương trình truyền hình của
đài phát thanh Hà Tĩnh
• Kết quả thực hiện dự án đã được đăng tả
i trong bản tin và trang web của Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1, trên trang web của chương trình CARD.
• Thông qua các hội thảo như hội thảo quốc tế ViFINET ở Cần Thơ, hội thảo toàn
quốc các nhà khoa học trẻ ở Viện 1.
• Các tài liệu tập huấn, quy trình BMP đã được in và chuyển đến cán bộ và nông dân
ở các địa phương nơi dự án triển khai.
5.5 Quản lý dự án

Dự án đã được quản lý một cách có hiệu quả.

6. Báo cáo các vấn đề liên quan
6.1 Vấn đề môi trường
• Dự án đã tiến hành đánh giá chất lượng nước môi trường vùng nghiên cứu trước khi
triển khai dự án (một phần trong báo cáo điều tra ban đầu-MS3).
• Trong suốt quá trình nuôi 2 năm thực hiện dự án, các số liệu môi trường nước, dịch
bệnh và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm tôm nuôi của các hộ mô hình
cũng như cộng đồng nuôi nơi dự án triển khai đã được theo dõi th
ường xuyên, liên tục
và đã có các báo cáo đánh giá liên quan (một phần trong báo cáo đánh giá mô hình dự
án-MS8).
• Dự án đã tiến hành đánh giá tác động môi trường về chất lượng nước và nền đáy ở khu
vực triển khai dự án sau khi dự án kết thúc (một phần trong báo cáo đánh giá dự án-
MS10).


11



6.2 Các vấn đề về xã hội và giới tính
• Dự án đã ưu tiên các cán bộ và người dân là nữ giới tham gia các hoạt động của dự án
như tập huấn, thăm quan chéo và các hội nghị đầu bờ. Tuy nhiên do đặc thù của hoạt
động nuôi tôm nên số phụ nữ tham gia các hoạt động này chiếm tỷ lệ chưa cao.
• Dự án đã ưu tiên chọn 2 sinh viên là nữ giới (1 đại học, 1 cao học) thực tập tốt nghiệp
trong khuôn khổ dự
án. Các nữ sinh viên này đã đạt kết quả cao khi bảo vệ luận văn
tốt nghiệp của họ.


7. Thực hiện và duy trì
7.1 Các vấn đề phát sinh.
Trong quá trình triển khai dự án có một số vấn đề phát sinh tuy nhiên các vấn đề này đã
không có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể nào đến dự án, cụ thể là:
• Dự án thực hiện chậm một thời gian do quá trình đàm phán ký kết hợp đồng và thu
xếp tài chính chậm hơn dự kiến ban đầu. Do tính thời vụ của hoạt động sản xuất nuôi
tôm, các hoạt động của dự án cũng bị hoãn l
ại. Dự án đã triển khai áp dụng Quản Lý
Thực Hành Tốt cho các hộ mô hình và cộng đồng nuôi tôm trong 2 vụ nuôi 2007 và
2008

• Trong khi dự án triển khai thành công trong sáu tháng đầu tiên, có sự thay đổi về nhân
sự của dự án. Ông Sid Saxby, chuyên gia kỹ thuật, xin rút khỏi dự án bởi lý do cá
nhân. Vấn đề này đã được khắc phục bằng cách mời bà Virginia Mosk thay thế vị trí
ông Sid Saxby.

• Các nông hộ bị ảnh hưởng đáng kể từ các vấn
đề thời tiết thiên tai như ảnh hưởng cơn
bão số 5 năm 2007 ở Hà Tĩnh và Nghệ An, đợt lũ lụt ở Thừa Thiên Huế. Dịch bệnh
đốm trắng phát triển rộng ở Việt Nam cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến các nông hộ
nuôi tôm vùng dự án. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính và giá cả các nguyên liệu đầu
vào tăng nhanh trong năm 2008 là một hạn chế và có ảnh hưởng tiêu cực
đến sản xuất
nuôi tôm ở Việt Nam nói chung và vùng dự án nói riêng.

• Ở sáu tháng cuối cùng của dự án, do yêu cầu của chính phủ về sáp nhập 2 Bộ Thuỷ
sản và Nông nghiệp & PTNT thành 1 Bộ, nên ở cấp tỉnh cũng có sự xáo trộn. Tuy
nhiên, việc sáp nhập này đã không có ảnh hưởng đáng kể nào đến dự án, các nhân sự
của dự án ở cấp tỉnh và cơ sở vẫn được giữ nguyên cho tới khi d
ự án kết thúc.



12



7.2 Các lựa chọn
Không có sự lựa chọn khác.
7.3 Tính bền vững
Không có vấn đề cơ bản nào.

8. Các hoạt động tiếp theo
1) Tổ chức hội nghị tổng kết dự án, dự kiến tổ chức vào tháng 4/2009.
2) Tham gia hội nghị BMP do CARD tổ chức dự kiến vào tháng 7/2009.
3) Tìm kiếm cơ hội quảng bá kết quả dự án ra rộng rãi thông qua các hội thảo, tạp chí.

9. Kết luận
Dự án CARD 002/05 VIE đã hoàn thành tốt các yêu cầu đặt ra ban đầu. Có được kết quả này
là nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi dự án với các địa phương nơi dự án triển
khai và sự nhiệt tình hưởng ứng áp dụng BMP của các nông hộ nuôi tôm ở các địa phương.


13



10. Xác nhận pháp lý
XÁC NHẬN PHÁP LÝ


CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN

Tên dự án: Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt
trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam.
Dự án số: 002/05/VIE

Chúng tôi những người ký tên dưới đây xác nhận trong thời gian từ tháng 8/2006 đến tháng
2/2009 đã sử dụng các nguồn lực đầu vào dưới đây để thực hiện dự án trên.

1: NHÂN L
ỰC

Phía Úc (tên) Số ngày ở
Việt Nam
Số ngày ở
Úc
Số lần đến
Việt Nam
Steven Schilizzi 2 10 1
Elizabeth Peterson 3 32 2
Virginia Mosk 12 20 2
Tổng 17 62 5


Phía Việt Nam Số ngày ở
Việt Nam
Lê Xân
96
Nguyễn Xuân Sức

493
Trần Long Phượng
482
Nguyễn Văn Quyền
110
Mai Văn Hạ
117
Lê Văn Khoa
102
Đinh Văn Thành
115
Vũ Văn In 25
Bùi Kiên Cường 20
Lưu Quang Cần
202
Nguyễn Minh Đức
213
Phạm Ngọc Hùng
208
Tổng số 2.183

14




Tiến độ dự án theo những mục tiêu, kết quả, các hoạt động và đầu vào đã được đề xuất
Tên dự án: Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt nam
Cơ quan triển khai phía Việt nam: Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1
ĐỀ XUẤT BÁO CÁO TIẾN ĐỘ Mô tả

Thông tin cần Chỉ số thực hiện Giả định Thông tin cần
1) Đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy
sản ở mức nông hộ và nhận biết thuận
lợi và khó khăn trong việc áp dụng
BMP.
1a) Nghiên cứu tổng quan tài liệu
về BMP hiện có trong nước và các
nước trong khu vực và quốc tế;
1b) Xây dựng bộ câu hỏi điều tra
hiện trạng, phỏng vấn 100 nông hộ
nuôi tôm quy mô nhỏ.
1c) Đánh giá hiện trạng môi trường
(chất lượng nước) vùng dự
án trước
khi triển khai các hoạt động.
1a) Các tài liệu thu thập có độ tin
cậy cao, đặc biệt chú ý các nước
có điều kiện sản xuất tương tự
với Việt Nam.
1b) Đảm bảo các nông hộ điều tra
mang tính ngẩu nhiên, đại diện
cho vùng nghiên cứu.
1c) Đảm bảo môi trường hiện tại
phù hợp với phát triển nuôi tôm
và đáp ứng tiêu chuẩn ngành.
1a) Báo cáo nghiên cứu
tổng quan về BMP.
1b) Báo cáo
đánh giá
hiện trạng nuôi tôm của

các nông hộ vùng dự
án.
1c) Báo cáo đánh giá
hiện trạng môi trường
(chất lượng nước) ban
đầu.

MỤC TIÊU

2) Phát triển nguyên tắc thực hành quản
lí tốt (BMP) phù hợp và phổ biến BMP
vào hoạt đọng nuôi trồng thủy sản ở
cấp nông hộ và cộng đồng vùng Bắc
Trung Bộ Việt Nam.

2a) Soạn thảo quy trình BMP phù
hợp với vùng Bắc Trung Bộ, nơi dự
án triển khai.
2b) Phổ biến giới thiệu qui trình
BMP đến cán bộ khuyến ngư địa
phương, nông hộ thực nghiệm và
cộ
ng đồng nuôi tôm.
2c) Tổ chức các lớp tập huấn về
BMP (9 lớp), các đợt thăm quan
chéo (6 đợt), các buổi hội nghị đầu
bờ ở cộng đồng (trên 50 buổi)
2b) Bản thảo BMP được tham
vấn ý kiến đóng góp của cán bộ
và nông dân các địa phương nơi

triển khai dự án.
2b) Các hộ mô hình trình diễn,
các cộng đồng nuôi vùng dự án
đáp ứng các tiêu chí của dự án.
2c) Lựa chọn ngườ
i tham gia các
hoạt động này một cách phù hợp,
đảm bảo BMP được truyền tải tới
đúng đối tượng.
2a) Bản thảo quy trình
BMP ban đầu.
2b) Danh sách 9 hộ mô
hình trình diễn gắn với
9 cộng đồng nuôi ở 3
tỉnh Bắc Trung Bộ
2c) Báo cáo tóm tắt các
lớp tập huấn, thăm
quan chéo và các buổi
hội nghị đầu bờ.


16




3) Kiểm chứng các tiêu chí thực hành
quản lí tốt (BMP) ở cấp nông hộ và
cộng đồng.
3a) Các tiêu chí về kỹ thuật, môi

trường và quản lý cộng đồng được
áp dụng ở các nông hộ trình diễn và
các cộng đồng nuôi vùng dự án.
3b) Các số liệu về kỹ thuật, kinh tế
và môi trường được các hộ trình
diễn và cán bộ địa phương ghi chép
đầy đủ trong suốt thời gian thực
hiện dự án.
3a) Các tiêu chí trong quy trình
BMP là phù hợp với vùng nghiên
cứu.
3b) Cán bộ khuyến ngư, cán bộ
địa phương và hộ trình diễn được
hướng dẫn phương pháp thu thập
và ghi chép số liệu.
3a) Báo cáo đánh giá
kinh tế xã hội và môi
trường các mô hình
thực hiện dự án.
3b) Báo cáo tiến độ
thực hiện dự án theo
quý của các tỉnh triển
khai dự án

MỤC TIÊU

4) Nâng cao năng lực triển khai và áp
dụng BMP cho các đối tượng tham gia
dự án ở các cấp khác nhau: trung ương,
cấp tỉnh và cơ sở.

4a) Các cán bộ dự án nâng cao
năng lực thông quan các hoạt động
như: quản lý dự án, tập huấn cán bộ
địa phương, tập huấn ngắn hạn ở
Úc, tham gia hội nghị quốc tế,
hướng dẫn sinh viên thực tập tốt
nghiệp.
4b) Các cán bộ cấ
p tỉnh (quản lý và
khuyến ngư) được nâng cao năng
lực thông qua các hoạt động của dự
án như: tham gia các lớp tập huấn,
hội nghị, hội thảo, tập huấn cho
nông dân, theo dõi kỹ thuật nuôi,
môi trường, dịch bệnh và quản lý
cộng đồng.
4b) Cán bộ cơ sở và nông dân được
nâng cao năng lực thông qua các
hoạt động của dự án như các hội
nghị, hội thảo, các lớ
p tập huấn,
thăm quan chéo, quản lý cộng
đồng, ứng dụng BMP và thu thập
và ghi chép số liệu
4a) Tuỳ thuộc vị trí vai trò trong
dự án (cán bộ quản lý, chuyên
gia) mà bố trí thực hiện các nội
dung phù hợp.
4b) Lựa chọ cán bộ phù hợp với
từng yêu cầu dự án ở cấp tỉnh

(quản lý giám sát, cán bộ chương
trình)
4c) Cán bộ cơ sở và nông dân
đáp ứng các tiêu chí do dự án đề
xuất
đảm bảo BMP được chuyển
tải và tiếp nhận
4a) Báo cáo đánh giá
năng lực các bên tham
gia dự án từ trung ương
đến cơ sở.
4b) Các báo cáo về
chương trình hội nghị,
tập huấn, thăm quan
chéo.
4c) Các tài liệu về
BMP được cung cấp
đến các địa phương và
nông dân nuôi tôm.

17





1) Nâng cao hiểu biết về hiện trạng
thực hành BMP trong nước, khu vực và
quốc tế và nhận biết hiện trạng kỹ
thuật, kinh tế-xã hội, môi trường và các

khó khăn trở ngại của nông dân nuôi
tôm vùng dự án triển khai (Bắc Trung
Bộ

1) Các thông tin, số liệu thu thập
được là cơ sở để cán bộ và chuyên
gia dự án soạn thảo quy trình BMP
riêng cho vùng dự án triển khai.
1) Các thông tin về tổng quan
BMP thu thập được t
ừ nhiều
nguồn khác nhau. Số liệu điều tra
nông hộ đại diện cho vùng triển
khai dự án.
1) Các tài liệu sẵn có
về BMP trên thế giới
và khu vực và trong
nước; các số liệu hiện
trạng nuôi tôm của các
nông hộ (100 hộ); các
số liệu đánh giá môi
trường ban đầu.
2) Có được nguyên tắc Quản Lý Thực
Hành Tốt (BMP) phù hợp với vùng
triển khai dự án và có khả năng áp dụng
vào thực tiễn sản xuất của nông dân
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất về
kinh tế, xã hội và môi trường.
2) Bản thảo BMP được thí điểm áp
dụng ở các nông hộ trình diễn và

các cộng đồng nuôi ở quy mô hẹp
năm thứ nhất, các kết quả được
đ
ánh giá và mở rộng triển khai
BMP ở quy mô lớn hơn vào năm
thứ 2.
2a) Các hộ mô hình trình diễn
đáp ứng các tiêu chí của dự án và
đại diện cho các cộng đồng nuôi.
2b) Cộng đồng nuôi được lựa
chọn phải đại diện cho toàn vùng.
2a) Bản thảo quy trình
BMP được hoàn thành;
2b) Lựa chọn được 9
hộ trình diễn gắn với 9
cộng đồng nuôi đại
diện cho vùng Bắc
Trung Bộ
3) Các thông số kỹ thuật nuôi, môi
trường, kinh tế-xã hội và quản lý cộng
đồng thu thập được trong quá trình
trình diễn BMP.
3) Kết quả đánh giá dự án về kinh
tế-xã hội, kỹ thuật và tính cộng
đồng của việc áp dụng BMP ở Bắc
Trung Bộ là cơ sở khoa học để các
cơ quan chức năng quyết định quy
mô ứng dụng thực hành BMP.
3) Các số liệu thu thập được có
thể

không mang tính đại diện cho
các vùng khác do đặc thù riêng
của vùng Bắc Trung Bộ
3) Các thông tin, số
liệu trong quá trình áp
dụng BMP đã được thu
thập và trình bày ở các
báo cáo chuyên đề
khác nhau.

ĐẦU RA

4) Năng lực về triển khai và áp dụng
BMP đã được nâng cao cho các bên
lien quan: cán bộ nghiên cứu, khuyến
ngư viên, cán bộ quản lý và các nông
hộ vùng dự án triển khai.
4) Thông qua các hoạt động của dự
án như tập huấn, thăm quan, hội
thảo, họp nhóm cộng đồng, thu
thập số liệu v.v đã giúp năng lực
các bên lien quan của dự án được
nâng cao
4a) Các cán bộ khoa học, quản lý,
khuyến ng
ư viên thực hiện dự án
đến từ các đơn vị khác nhau vì
vậy khả năng truyền bá, tiếp nhận
BMP có thể khác nhau.
4b) Các hộ mô hình, các cộng

đồng nuôi có điều kiện không
đồng nhất.
4) Hai hội thảo, 11 lớp
tập huấn BMP, 6 đợt
thăm quan chéo và hơn
100 buổi hội nghị đầu
bờ đã được tổ chức.
Nhiều hoạt động khác
cũng được cán bộ
dự
án tham gia.

18




1. Lập kế hoạch/thiết kế các hoạt động chi tiết
thực thi dự án (tháng 8/2006).
1. Điều phối dự án xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt
động ngắn hạn và dài hạn của dự án
2. Nghiên cứu tổng quan về BMP, phỏng vấn
nông hộ và đánh giá môi trường ban đầu (tháng 9-
11/2006)
2. Thu thập thông tin tổng quan BMP; thiết kế bộ câu hỏi
điều tra; phỏng vấn 100 nông hộ; thu mẫu môi trường
3. Lựa chọn đối tác ở các địa phương triển khai dự
án, chọn cán bộ cấp tỉnh, cán bộ cơ sở, các mô
hình và cộng đồng (tháng 12/2006-1/2007).
3. Ban quản lý dự án thảo luận với các đối tác ở các địa

phương chọn 3 cán bộ chương trình, 9 mô hình gắn với 9
cộng đồng nuôi.
4. Xây dựng, soạn thảo quy trình BMP cho vùng
nuôi của dự án (tháng 9-12/2006)
4. Các chuyên gia soạn thảo quy trình BMP, sau đó tổ
chức lấy ý kiến đóng góp từ các địa phương
5. Phân tích số liệu, báo cáo tổng quan BMP và
hiện trạng kinh tế-xã hội, kỹ thuật và môi trường
vùng nghiên cứu (tháng 10/2006-1/2007)
5. Báo cáo tổng quan BMP, báo cáo hiện trạng nông hộ,
báo báo đánh giá môi trường ban đầu.
6. Tổ chức hội nghị triển khai dự án (tháng 1-
2007)
6. Tổ chức thành công hội nghị triển khai dự án tại Nghệ
An cho các cán bộ dự án, cán bộ cấp tỉnh, cấp cơ sở và các
nông hộ mô hình tham gia (tổng số 45 người)
7. Soạn thảo các tài liệu tập huấn BMP, sổ ghi
chép (tháng 12/2006-3/2007).
7. Các tài liệu tập huấn với các chuyên đề khác nhau, nhật
ký nuôi tôm được chuẩn bị.
8. Tổ chức tập huấn BMP cho các đối tượng khác
nhau tham dự (tháng 3/2007)
8. Lựa chọn được 48 học viên tham gia khoá tập huấn gồm
cấn bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý các
cấp tại các địa phương và các hộ mô hình. Tổ chức đợt tập
huấn tổng hợp BMP 3 ngày tại Thừa Thiên-Huế
9. Mua và cung cấp các thiết bị văn phòng, các
thiết bị môi trường (tháng 1-3/2007 và 2/2008).
9. Các thiết bị văn phòng dự án, các thiết bị môi trường đã
được mua và cung cấp cho dự án và các địa phương.


CÁC HOẠT
ĐỘNG
10. Kiểm tra chất lượng con giống đầu vào cho
nông hộ (tháng 1-2/2007 và 1-2/2008)
10. Các hộ mô hình và nông dân ở 9 cộng đồng được
kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi thả đảm bảo tôm
sạch bệnh




19



11. Tổ chức hội nghị đầu bờ hàng tháng cho các
cộng đồng trao đổi kinh nghiệm nuôi (tháng 2-
8/2007 và 2008).
11. Đã tổ chức 52 cuộc hội nghị đầu bờ tại các cộng đồng
nuôi để nông dân trao đổi kinh nghiệm trong quá trình
nuôi. Các hội nghị này tổ chức hàng tháng với sự tham gia
của cán bộ khuyến ngư/chuyên gia/cán bộ quản lý.
12. Tổ chức cho cán bộ và nông dân các tỉnh đi
thăm quan chéo (tháng 6/2007 và 2008)

12. Đã tổ chức 6 đợt tham quan chéo cho 90 lượt người
tham gia nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nuôi tôm,
kinh nghiệm quản lý cộng đồng và tìm hiểu thực tế tại các
tỉnh

13. Thu mẫu phân tích môi trường nước định kỳ
hàng tháng và thường xuyên cho các nông hộ và
vùng nuôi (tháng 2-8/2007 và 2008)

13. Các hộ mô hình được trang bị các bộ test môi trường
kiểm tra chất lượng nước thường xuyên và định kỳ. Cán
bộ khuyến ngư được trang bị các thiết bị kiểm tra môi
trường nước nhằm quản lý môi trường và cảnh báo cho
nông dân các vùng nuôi phản ứng kịp thời khi môi trường
không đảm bảo chất lượng
14. Ghi chép lưu trữ các thông tin trong quá trình
nuôi của các nông hộ mô hình (tháng 2-8/2007 và
2008)

14. Các hộ mô hình được trang bị “Nhật ký nuôi tôm” để
ghi chép toàn bộ các thông tin số liệu trong suốt vụ nuôi
từ đầu vào đến quá trình thực hành sản xuất và đầu ra của
sản phẩm.
15. Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với
mẫu tôm nuôi của các hộ mô hình (tháng 6-7/2007
và 2008).

15. Đã kết hợp với NAFIQUAVED 1 và 2 kiểm tra vệ
sinh an toàn thực phẩm các mẫu tôm nuôi của 9 hộ mô
hình. Các chỉ tiêu kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn thực
phẩm theo tiêu chuẩu EU.
16. Tổ chức tập huấn về vệ sinh an toàn thực
phẩm trong nuôi trồng thuỷ sản (tháng 7/2007).
16. Tổ chức thành công đợt tập huấn 3 ngày về vệ sinh an
toàn thực phẩm và thú y thuỷ sản cho 40 người tham gia.


CÁC HOẠT
ĐỘNG
18. Tổ chức cho cán bộ dự án đến thăm và làm
việc với Trường Đại học Tây Úc (tháng 12/2007)
18. Ba cán bộ dự án đã đến Trường đại học Tây Úc làm
việc với nhóm chuyên gia phía Úc về các vấn đề liên quan
của dự án




20



19. Chuẩn bị nội dung, chương trình và nhân lực
cho hội thảo tổng kết sau 1 năm thực hiện dự án
(tháng 1-2008)

19. Đã có 52 đại biểu tham gia hội thảo này. Các đại biểu
bao gồm cán bộ dự án, chuyên gia dự án, cán bộ quản lý
ngành thuỷ sản cấp tỉnh, huyện, xã, các tổ cộng đồng, các
hộ mô hình dự án. hội thảo đã thu nhận nhiều ý kiến đóng
góp có giá trị cho dự án.
20. Tổ chức các lớp tập huấn BMP cho các cộng
đồng nuôi tôm ở các tỉnh (tháng 1-3/2008)
20. Tổ chức thành công 9 lớp tập huấn về BMP ở 3 tỉnh,
các lớp này do cán bộ khuyến ngư trực tiếp thực hiện với
sự trợ giúp của cán bộ và chuyên gia dự án

21. Phân tích số liệu, đánh giá kinh tế-xã hội, kỹ
thuật và môi trường các mô hình dự án (1-3/2008)
21. Báo cáo đánh giá kinh tế xã hội, kỹ thuật và môi
trường các mô hình dự án đã được hoàn thành.
22. Lựa chọn sinh viên và chuẩn bị nội dung,
phương pháp hướng dẫn các sinh viên thực tập tốt
nghiệp (2007/2008)
22. Đã hoàn thành hướng dẫn thực tập cho 2 sinh viên (1
đại học và 1 cao học) thực tập đề tài tốt nghiệp trong
khuôn khổ dự án với kết quả tốt.
23. Chuẩn bị nội dung các báo cáo và tham gia các
hội thảo khoa học quốc tế và trong nước (tháng
11-12/2008)
23. Đã tham gia trình bày các báo cáo khoa học tại hội
thảo quốc tế ViFINET tại Đại học Cần Thơ và hội thảo
khoa học trẻ toàn quốc tại Viện Thuỷ sản 1
24. Đánh giá năng lực các bên tham gia dự án ở
các cấp từ trung ương đến cơ sở (tháng 11/2008)
24. Đã hoàn thành báo cáo đánh giá năng lực các bên tham
gia thực hiện dự án
25. Chuẩn bị câu hỏi và phỏng vấn nông hộ BMP
và không áp dụng BMP (tháng 11-12/2008)
25. Điều tra 120 nông hộ nhằm đánh giá tác động dự án về
kỹ thuật, kinh tế, xã hội và các vấn đề liên quan
26. Thu thập phân tích mẫu đánh giá môi trường
sau khi dự án hoàn thành (tháng 10-11/2008)
26. Đã hoàn thành thu thập và phân tích mẫu môi trường
(nước và nền đáy) ở 3 tỉnh dự án triển khai
27. Phân tích số liệu, báo cáo đánh giá dự án về kỹ
thuật, kinh tế xã hội, môi trường và tỷ lệ chấp

nhận BMP của các nhóm nông hộ (tháng 12/2008
và 1-2/2009)
27. Đã hoàn thành báo cáo đánh giá dự án về kỹ thuật,
kinh tế xã hội, môi trường và tỷ lệ chấp nhận BMP của các
nhóm nông hộ

CÁC HOẠT
ĐỘNG
28. Viết báo cáo tổng kết dự án (tháng 2/2009) 28. Hoàn thành báo cáo tổng kết dự án



21




ĐẦU VÀO
Nhân sự:
Ngày làm việc (Phía Úc)
Ngày làm việc (Phía Việt Nam)
Thiết bị và vật liệu:
Máy chiếu kỹ thuật số
Máy tính xách tay
Máy tính để bàn và máy in
Máy đo ô-xy
Test kiểm tra nhanh môi trường
Vật liệu
Tập huấn, hội nghị:
Hội nghị triển khai dự án

Hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện dự án
Hội nghị tổng kết dự án
Tập huấn BMP
Hội nghị đầu bờ
Thăm quan chéo
Tập huấn VSAT thực phẩm
Tập huấn BMP cho cộng đồng

Tổng kinh phí do AusAID tài trợ cho phía Việt
Nam.
Tổng kinh phí phía Việt Nam đã nhận được
tính đến 4/3/2009.
Tổng kinh phí còn lại.

Nhân sự:
Phía Úc: 79 ngày
Phía Việt Nam: 2.183 ngày
Thiết bị và vật liệu:
01 máy chiếu kỹ thuật số
01 máy tính xách tay
01 bộ máy tính để bàn và máy in
03 máy đo ô-xy (DO)
18 bộ test kiểm tra nhanh các yếu tố môi trường nước
Vật liệu: con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học
Tập huấn, hội nghị:
01 hội nghị triển khai dự án
01 hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện dự án
01 hội nghị tổng kết dự án
01 cuộc tập huấn BMP cho cán bộ tỉnh và hộ mô hình
108 cuộc hội nghị đầu bờ

06 đợt thăm quan chéo
01 đợt tập huấn VSAT thực phẩm
09 đợt tập huấn BMP cho các cộng đồng nuôi

Tổng kinh phí do AusAID tài trợ cho phía Việt Nam là:
243.923 AUD
Tổng kinh phí phía Vi
ệt Nam đã nhận được (tính đến
4/3/2009) là: 163.030 AUD
Tổng kinh phí còn lại là: 80.893 AUD
22




BÁO CÁO TÓM TẮT TẬP HUẤN VÀ THĂM QUAN

I. CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN BMP CHO CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ
VÀ CÁC HỘ MÔ HÌNH
1. Địa điểm:
Thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên - Huế
2. Thời gian:
Từ ngày 10 đến 12 tháng 03 năm 2007
3. Mục tiêu:
Trang bị kiến thức về BMP trong nuôi tôm cho cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh, cán bộ
quản lý địa phương và nông dân nuôi trồng thuỷ sản tại 3 tỉnh triển khai dự án
4. Thành phần tham gia:
Giảng viên:
1. Tiến sĩ Nguyễn Văn Quyền (chuyên gia kỹ thuật nuôi)
2. Tiến sĩ Lê Văn Khoa (chuyên gia bệnh thuỷ sản)

3. Thạc sĩ Nguyễn Xuân Sức (chuyên gia quản lý và phát triển cộng đồng)
4. Thạc sĩ Mai Văn Hạ (chuyên gia môi trường)
Học viên:
o 15 cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh
o 6 cán bộ quản lý cấp huyện
o 18 cán bộ quản lý cấp xã
o 9 hộ mô hình trình diễn
5. Chương trình chi tiết:
Thời gian Nội dung Người thực hiện
Ngày 10 tháng 3
7h45 – 8h00 Đăng ký và phát tài liệu cho học viên Ban tổ chức
8h00 – 9h45 Bài 1: PP quản lý cộng đồng và lập kế hoạch SX Ths. Nguyễn Xuân Sức
9h45 – 10h00 Nghỉ giải lao
10h00 – 11h30 Thảo luận và giải đáp Ths. Nguyễn Xuân Sức
11h30 – 13h30 Nghỉ trưa
13h30 – 15h00 Bài 2: Kỹ thuật nuôi tôm theo quy trình BMP Ts. Nguyễn Văn Quyền
15h00 – 15h15 Nghỉ giải lao
15h15 – 17h00 Thảo luận và giải đáp Ts. Nguyễn Văn Quyền
Ngày 11 tháng 3
8h00 – 9h45 Bài 3: PP quản lý môi trường trong nuôi tôm Ths. Mai Văn Hạ
9h45 – 10h00 Nghỉ giải lao
10h00 – 11h30 Thảo luận và giải đáp Ths. Mai Văn Hạ

23



11h30 – 13h30 Nghỉ trưa
13h30 – 15h00 Bài 4: PP quản lý dịch bệnh trong nuôi tôm Ts. Lê Văn Khoa
15h00 – 15h15 Nghỉ giải lao

15h15 – 17h00 Thảo luận và giải đáp Ts. Lê Văn Khoa
Ngày 12 tháng 3
8h00 – 16h30 Thực hành tại vùng nuôi Tôm xã Vinh
Hưng, huyện Phú Lộc, TT Huế
Ban tổ chức, Giảng viên
Các học viên
16h30 – 17h00 Tổng kết tập huấn Ths.Nguyễn Xuân Sức

II. CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
VÀ THÚ Y THUỶ SẢN

1. Địa điểm:
Thành phố Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh
2. Thời gian:
Từ ngày 25 đến 29 tháng 07 năm 2007
3. Mục tiêu:
Trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm tôm trong quá trình
nuôi, thu hoạch, bảo quản và sơ chế cho các đối tượng liên quan
4. Thành phần tham gia:
o 5 cán bộ dự án
o 11 cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh
o
12 cán bộ quản lý cấp xã
o 9 hộ mô hình trình diễn
o 8 người thu mua sản phẩm
5. Chương trình chi tiết:
Thời gian Nội dung Người thực hiện
Ngày 25 tháng 07

7h30 – 8h00 Đăng ký học viên, phát tài liệu Ban tổ chức

8h00 – 8h15 Khai mạc lớp học Điều phối dự án
8h15 – 9h45
Bài 1: Khái niệm cơ bản về quản lý chất lượng
sản phẩm
Ths.Vũ Văn In
9h45 – 10h00 Nghỉ giải lao
10h – 11h30
Bài 1: Khái niệm cơ bản về quản lý chất lượng
sản phẩm - Tiếp
Ths.Vũ Văn In
11h30 – 13h30 Nghỉ trưa
13h30 – 15h00 Thảo luận bài 1 Ths.Vũ Văn In,

24



các học viên
15h00 – 15h15 Nghỉ giải lao
15h15- 17h00 Bài 2: Những mối nguy gây mất ATTP thuỷ sản Ths.Vũ Văn In
Ngày 26 tháng 07

8h00 – 9h45
Bài 2: Những mối nguy gây mất ATTP Thuỷ
sản - Tiếp
Ths.Vũ Văn In
9h45 – 10h00 Nghỉ giải lao
10h00 – 11h30 Thảo luận bài 2
Ths.Vũ Văn In,
các học viên

11h30 – 13h30 Nghỉ trưa
13h30 – 15h00
Bài 3: Kiểm soát các mối nguy gây mất ATTP
trong giai đoạn nuôi và thuy hoạch
Ths.Vũ Văn In
15h00 – 15h15 Nghỉ giải lao
15h15 – 17h00
Bài 3: Kiểm soát các mối nguy gây mất ATTP
trong giai đoạn nuôi và thu hoạch – tiếp
Ths.Vũ Văn In
Ngày 27 tháng 07

8h00 – 9h45 Thảo luận bài 3
Ths.Vũ Văn In,
các học viên
9h45 – 10h00 Nghỉ giải lao
10h00 – 11h30
Bài 4: Kiểm soát các mối nguy ATTP trong thu
hoạch, sơ chế, bảo quản và vận chuyển NLTS
theo quan điểm HACCP

Ths.Vũ Văn In
11h30 – 13h30 Nghỉ trưa
13h30 – 15h00
Bài 4: Kiểm soát các mối nguy ATTP trong thu
hoạch, sơ chế, bảo quản và vận chuyển NLTS
theo quan điểm HACCP - Tiếp
Ths.Vũ Văn In
15h00 – 15h15 Nghỉ giải lao
15h15 – 17h00 Thảo luận bài 4

Ths.Vũ Văn In,
các học viên
Ngày 28 tháng 07

8h00 – 9h45
Bài 5: Biến đổi chất lượng của thuỷ sảnsau khi
chết
Ths.Vũ Văn In
9h45 – 10h00 Nghỉ giải lao
10h00 – 11h30
Bài 5: Biến đổi chất lượng của thuỷ sảnsau khi
chết - Tiếp
Ths.Vũ Văn In
11h30 – 13h30 Nghỉ trưa
13h30 – 15h00 Thảo luận bài 5
Ths.Vũ Văn In,
các học viên

25



×