Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông hộ tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam - MS11 " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.39 KB, 12 trang )


1

Ministry of Agriculture & Rural Development




Báo cáo tiến độ của dự án CARD

004/05VIE

Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nông hộ
tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam



MS11: Báo cáo 6 tháng lần 5

06/2008 - 12/2008



2
1. Thông tin về các đối tác:
Tên dự án
Phát triển chăn nuôi lợn bền vững quy mô nong hộ
tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam

Các đối tác tham gia phía Việt
Nam


Viện chăn nuôi Quốc gia (NIAH); Trường Đại học Nông
Lâm Huế (HUAF); Viện Thú Y Quốc Gia (NIVR)
Trưởng đại diện dự án phía Việt
Nam
TS. Nguyễn Quế Côi
Các đối tác tham gia phía
Australia
The University of Queensland/Victorian Department of
Primary Industry/South Australian Research and
Development Institute/University of Sydney
Tên các cán bộ tham gia dự án
phía Australia
Dr Darren Trott, Dr Ian Wilkie, Dr Colin Cargill, Dr Tony
Fahy, Dr Trish Holyoake
Ngày bắt đầu
1 tháng 4 năm 2006
Ngày kết thúc (theo dự định ban
đầu)
tháng 4 năm 2009
Ngày kết thúc (sau khi đã sửa
chữa)
tháng 4 năm 2009
Giai đoạn báo cáo
tháng 07 năm 2007 – tháng 01 năm 2008
Các địa chỉ liên lạc:
Phía Australia: Trưởng dự án
Tên
Dr Darren Trott
Telephone:
617 336 52985

Chức vụ
Giảng viên chính, trường Thú Y,
Đại học Tổng hợp Queensland
Fax:
617 336 51355
Cơ quan
Trường Thú Y, Đại học Tổng hợp
Queensland
Email:

Phía Australia: Quản lý hành chính
Tên
Melissa Anderson
Telephone:
61 7 33652651
Chức vụ
Trưởng văn phòng các dự án
nghiên cứu
Fax:
61 7 33651188
Cơ quan
Trường Tài nguyên đất và thức
ăn, Đại học Tổng hợp Queensland
Email:







3
Phía Việt Nam
Tên
TS. Đỗ Ngọc Thúy
Telephone:
84 4 8693923
Chức vụ
Phó BM Vi trùng
Fax:
84 4 8694082
Cơ quan
Viện Thú Y
Email:


2. Tóm tắt dự án:
Các hộ chăn nuôi nhỏ ở miền Trung Việt nam chủ yếu nuôi các giống lợn như lợn Móng
Cái, lợn Mini, lợn Soc cao nguyên - những giống lợn đã có khả năng thích nghi rất tốt với các
điều kiện tại miền Trung, nhưng có năng suất và hiệu quả kinh tế kém. Việc nâng cao chất
lượng của các giống lợn địa phương bằng cách đưa cac dòng Móng Cái có năng suất cao cho
các chương trình giống thuầ
n và giống lai sẽ dẫn đến kết quả là mang lại lợi nhuận đáng kể
cho các hộ chăn nuôi nhỏ nếu được tiến hành đồng thời với chương trình chăn nuôi khép kín
từ khi đẻ đến khi vỗ béo (tập trung chủ yếu vào các chương trình thú y, chăn nuôi, chuồng trại
và dinh dưỡng) để nâng cao năng suất chăn nuôi và giảm bớt các rủi ro về bệnh tật. Chương
trình cải tiến liên tục này (CIP) s
ẽ được bắt đầu bằng việc trang bị các kiến thức cần thiết cho
các nhà thú y và chăn nuôi, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Australia. Thông qua
phương thức “Tập huấn cho các giáo viên”, chương trình CIP sẽ được mở rộng đến những
người làm thú y cơ sở, những người quản lý trại và một số nông dân được chọn lựa để có thể

thu nhận được các kiến thức và các kỹ năng có thể
áp dụng được thành công trong thực tế.


3. Tóm tắt kế hoạch:
Dự án được thực hiện với 6 mục tiêu chính: 1. Tập huấn cho các giáo viên; 2. Lựa chọn các trại; 3.
Làm quen với các phương pháp chăn nuôi tốt nhất; 4. Đưa lợn giống xuống các nông hộ; 5. Theo
dõi các lợi nhuận; và 6. Củng cố lợi nhuận.

Trong thời gian 6 tháng thực hiện dự án (tháng 6 đến tháng 12 năm 2008), các công việc của dự án
đã được thực hiện đối với các mục tiêu 3, 5 và 6. Điểm nhấn của giai đo
ạn này là việc tham dự và
trình bày các báo cáo dạng poster tại Hội nghị Chăn nuôi Thú Y Á - Úc lần thứ 13 tại Hà Nội từ
ngày 22 đến ngày 27 tháng 9 năm 2008.

Trong thời gian 6 tháng thứ 2 thực hiện dự án, các tiến độ đáng kể đã được thực hiện đối với các
mục tiêu 2-4, theo đúng như đề cương của dự án, với 1 số những thay đổi nhỏ và yêu cầu kéo dài
thêm thời gian do 1 số tình huống không được dự báo tr
ước. Một nhóm đông đảo các nhà khoa học
Việt Nam có liên quan đến dự án đã tham dự hội nghị nhằm cập nhật các kiến thức và kỹ năng của
họ, đồng thời, chính các báo cáo tham dự hội nghị cũng đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm và
thảo luận của những người tham gia hội nghị. Cùng với các chuyến công tác được thực hiện bởi các
nhà khoa học Australia mà hiện đã đượ
c lập kế hoạch là sẽ tiến hành cứ 6 tháng 1 lần, một chương
trình sáng kiến tập huấn/đánh giá lớn khác đã được lập kế hoạch vào thời gian từ tháng 11/2008 đến
tháng 02/2009. TS. Cargill và Dr. Fahy đã tiến hành các kiểm tra/đánh giá đầu tiên, đã cung cấp các
cách thức điều trị thiết yếu nhất và các quy trình tiêm vacxin cho dự án, sau đó đã chuyển giao trách

4
nhiệm cho TS. Kit Parke và Ms. Tarni Cooper sẽ tiến hành thực hiện trong thời gian còn lại của dự

án. Ms. Cooper đã tiến hành các kiểm tra đánh giá tại tất cả các trại mô hình ở Thừa Thiên Huế và
Quảng trị với các các thành viên từ trường Huế và Viện Chăn nuôi, đồng thời cũng đã khuyến khích
các cộng sự phía Việt Nam sử dụng hệ thống đánh giá kiểm tra trực tuyến trong các chuyến công
tác định kỳ hàng tháng củ
a họ. Các đánh giá/kiểm tra hiện nay đang được tiến hành phân tích. Một
vài vấn đề về kỹ thuật đối với trang web đã được nhận biết sau khi các thành viên của đoàn công tác
quay trở về Australia và đã được chỉnh sửa lại. Các cộng sự phía Việt Nam, hiện đang tiến hành
nhập các dữ liệu đã thu thập được vào hệ thống. Ms. Tarni và TS. Kit đã ở lại Việt Nam trong đợt
Tế và
đã tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với các cộng sự phía Việt Nam - mối quan hệ này
sẽ được tiếp tục trong tương lai.

Các lời chỉ bảo và trợ giúp trong việc có thể lựa chọn đúng loại thuốc sử dụng từ các nguồn có sẵn
tại các nhà cung cấp địa phương sao cho đúng (hoặc nghi ngờ) với bệnh đã được chẩn đoán và cuộ
c
hội thảo về bệnh lợn là những điểm nhấn khác của chuyến công tác mở rộng. Việc nhận thức chưa
đúng của các nông dân, thú y cơ sở và kể cả các cộng sự phía Việt Nam về nguyên nhân gây bệnh
đối với các bệnh thường gặp ở lợn là rất dễ dàng có thể nhận thấy, bởi vậy mà hội thảo về bệnh lợn
và chuyến đi th
ực tế tới các cửa hàng thuốc tại địa phương để mua đúng loại thuốc cho việc chữa trị
các triệu chứng của bệnh là một sáng kiến rất đúng thời điểm. Những người nông dân, hiện tại, đã
nhận thức được một cách rõ ràng hơn về an toàn sinh học, thể hiện bằng việc sử dụng rất nhiều
khay có chứa vôi bột ở c
ổng vào của trại lợn và một vấn đề nhỏ nữa liên quan đến các chuyến công
tác trước đây của các nhà khoa học Australia cũng đã được giải quyết (trước đó, nông dân cho rằng
chính các nhà khoa học Australia phải chịu trách nhiệm về việc mang bệnh cho lợn vào trại của họ,
làm chết các lợn đã cai sữa. Thực tế, sau đó các lợn này đã được TS. Fahy chẩn đoán, kết hợp với
các kiểm tra trong phòng thí nghiệm là lợn bị mắc phù đầu).

One of major encouraging outcomes of the project was the formation of a “Farmer Club” collective

in Quang Tri so that farmers can meet and exchange ideas and form strong networks. Further
initiatives to improve the use of piggery effluent, either for biogas production, or for composting
were also successful. If a similar organisation was set up in Thua Thien Hue, the farmers would
form a strong collective unit in Central Vietnam which would fulfil the requirements of a breeding
zone.

Một trong những kết quả đáng phấn khích của dự án là việc thành lập nên mô hình "Câu lạc bộ
Nông dân" ở tỉnh Quảng Trị, nhờ đó mà những người nông dân có thể gặp gỡ và trao đổi ý tưởng và
hình thành nên một hệ thống mạng lưới mạnh. Các sáng kiến hành động tiếp theo sẽ là c
ải tiến việc
sử dụng các chất thải trong chăn nuôi lợn, hoặc là cho việc sản xuất khí biogas, hoặc là tạo thành
dạng phân bón cũng đã rất thành công. Nếu một mô hình tương tự cũng được tạo lập ở Thừa Thiên
Huế, thì những người nông dân sẽ tạo thành một tập hợp mạnh mẽ ở miền Trung Việt Nam, hoàn
toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu của 1 vùng giố
ng.


Năm 2009, không có một chuyến công tác nào được lập kế hoạch để tạo cơ hội cho việc giám sát
lợi nhận trong thời kỳ dài và đối với các cộng sự phía Việt Nam để có thể thực hiện được các
khuyến cáo đã được đưa ra. Trong chuyến công tác lần cuối này, một đánh giá/kiểm tra tổng thể sẽ
được tiến hành với các trại của dự án, đồng thời tiế
n hành so sánh với các trại nuôi bình thường
khác ở trong cùng xã/huyện đó (các trại này cũng bao gồm trong số các trại được điều tra năm
2006/2007) như là một cách làm đối chứng. Trong tháng giêng năm 2010, một chương trình tập
huấn lớn theo hình thức truyền đạt từ người nông dân tới người nông dân sẽ được tiến hành với mỗi
huyện chính để kết thúc dự án, tuy nhiên, quỹ để tiếp tục chương trình này cho đến tận cu
ối năm
2010 cũng vẫn còn, cùng với việc Ms. Tarni sẽ sử dụng các trại mô hình này để tiến hành một dự án
nghiên cứu nhỏ của cô ấy vào năm cuối cùng của chương trình đại học.


4. Đặt vấn đề và tổng quan về dự án:

5
Để thoả mãn nhu cầu về thịt lợn ngày càng tăng, một số nông hộ ở miền Trung Việt Nam đã
không ngừng mở rộng chăn nuôi, tăng năng suất, trong khi đó, vấn có một số hộ vẫn giữ chăn nuôi
theo phương thức cũ với các điều kiện chuồng nuôi nghèo nàn. Cùng với việc chăn nuôi được mở
rộng thì cũng kéo theo nhiều bệnh tật xảy ra, đặ
c biệt là ở giai đoạn lợn con còn đang bú mẹ, do
vậy, không có gì là ngạc nhiên khi các bệnh tiêu chảy gây ra các thiệt hại đáng kể cho lợn ở giai
đoạn này. Bệnh thường được giải quyết và và kiểm soát bởi sự kết hợp giữa quản lý tốt, tiêm phòng
đầy đủ, tuy nhiên các điều kiện môi trường không đảm bảo tại rất nhiều trại chính là nguyên nhân
chính gây ra bệnh, đặc biệt là ở các khu vực chu
ồng lợn đẻ và cai sữa. Kháng sinh – nguyên nhân
chính làm tăng các chi phí của sản xuất – cũng được sử dụng quá nhiều và việc sử dụng tùy tiện này
cũng đã gây ra mức độ kháng thuốc cao với rất nhiều chủng vi khuẩn phân lập được từ các lợn nuôi
tại Việt Nam. Việc mở rộng chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình ở các tỉnh miền Trung Việt Nam
cũng là nguồn cải thiện thu nhậ
p đáng kể đối với các gia đình nghèo, nhưng hiện tại cũng bị cản trở
do lợi nhuận thu được là rất thấp do năng suất sinh sản tốc độ tăng trọng kém, thiếu các kỹ năng
trong chăn nuôi và quản lý, thức ăn nghèo nàn và các vấn đề về bệnh tật. Dựa trên các kinh nghiệm
thu được từ dự án CARD hiện tại (001/04VIE), các vấn đề mà người chăn nuôi quy mô nhỏ ở
Việt
Nam hiện đang phải đối mặt là:
• Thiếu các theo dõi ngay tại trại về hiệu quả chăn nuôi hàng ngày
• Thiếu các theo dõi về tăng trọng bình quân ngày, tiêu tốn thức ăn và số lợn bán ra/nái/năm
để đánh giá năng suất chăn nuôi toàn đàn và lợi nhuận thu được
• Chưa đề ra và đạt được các mục tiêu về sinh sản
• Hệ thống thông thoáng gió và làm mát kém, làm hạn chế khả
năng tiêu thụ thức ăn của lợn
• Thiếu thức ăn cho các loại lợn, từ sơ sinh đến khi xuất chuồng

• Thiếu các theo dõi về tình hình bệnh tật của đàn lợn, đặc biệt là về tỷ lệ chết, tuổi và nguyên
nhân gây chết
• Chiến lược tiêm phòng vacxin cho các bệnh chưa đứng, do vậy đã làm hạn chế tác dụng
phòng bệnh của vacxin
• Thi
ếu chuyên gia thú y và các cán bộ khuyến nông để đào tạo và chỉ dẫn cho nông dân
• Thiếu các mô hình trình diễn tại các tỉnh để tập huấn cho những người cần học

Để có các hiểu biết rõ ràng hơn về các rủi ro làm hạn chế và giảm hiệu quả chăn nuôi lợn,
cần phải có 1 cuộc điều tra trên số lượng nông hộ tương đối lớn tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế, Quảng Nam và Bình Định. Các số liệu theo dõi trước đó về vấn đề chăn nuôi, thú y, chuồng
trại, môi trường và thu nhập sẽ được thu thập và đánh giá để xác định các ưu tiên nghiên cứu. Một
ví dụ đại diện của các trại chăn nuôi quy mô nhỏ (được giới hạn là nuôi <10-15 lợn nái) và các trại
thương phẩm nhỏ (30-100 nái) ở từng tỉnh sẽ được lựa chọn để tham gia vào quá trình điề
u tra và
đánh giá – các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ chăn nuôi, trình độ của người chăn nuôi và các điều
kiện chăn nuôi tại các trại. Trước khi triển khai điều tra, các nhà khoa học phía Việt Nam sẽ được
tập huấn để tổ chức các chuyến kiểm tra thực địa và phòng vấn nông hộ, thu thập số liệu về sức sản
xuất và các điều kiện về trang thiết bị
khác.
Tiếp theo các cuộc điều tra ở các trại đã được chọn lựa tại 3 tỉnh, 1 cuộc hội thảo sẽ đựoc tổ
chức tại Trường Đại học Nông lâm Huế để xác định các yếu tố rủi ro chính có ảnh hưởng đến năng
suát chăn nuôi lợn. Những ưu tiên nghiên cứu sẽ được xác lập cho việc cải tiến quản lý, các kỹ
thuật chăn nuôi và chu
ồng trại tại các nông hộ. Điều này sẽ có dẫn đến kết quả là việc phát triển các
mô hình chuồng nuôi thích hợp cho chăn nuôi lợn (với những cải tiến phù hợp), cũng như là các kỹ
thuật chăn nuôi và quản lý. Một khi mà các mô hình này được đánh giá thông qua, hàng loạt các
chuyến đi thực địa sẽ được triển khai ở các huyện mà các cán bộ khuyến nông và thú y địa phương
là những người đã đượ
c đào tạo sẽ tham gia tích cực. Các nông dân dã được lựa chọn sẽ được mời

tham dự các lớp tập huấn “Tập huấn cho giáo viên” ở mỗi vùng. Các buổi hội thảo về chăn nuôi lợn
từ sinh sản đến khi bán ra thị trường cũng sẽ được tiến hành để đáp ứng được các yêu cầu và các hệ
thống chăn nuôi theo đó.
Rất nhiều nông hộ nghèo hiện nay vẫn nuôi các giống l
ợn nội với ý định lai chúng với các
giống lợn ngoại để tăng khá năng phát triển và năng suất ở đàn con F1. Tuy nhiên, các giống lợn
nội nuôi tại các nông hộ hiện tại có năng suất rất kém. Trong số 3 dòng lợn thuần chủng chính,
giống lợn Móng Cái có năng suất cao hơn cả. Giống lợn Móng Cái có năng suất cao đã được tiến
hành lai với lợn Bắc Giang cho đàn con trung bình là 13-14 con/lứa đẻ
(so với các giống lợn nội

6
khác chỉ đạt 8-9 con) và tốc độ tăng trọng bình quân đạt 350-400 g/ngày (các giống khác 200-250
g/ngày). Kết quả này đã bộc lộ rõ các ưu việt của giống lợn Móng Cái. Nếu thay thế được đàn lợn
nội bằng lợn Móng Cái thuần chủng có năng suất và chất lượng cao sẽ tạo thành các vùng hạt nhân
về lợn Móng Cái thuần chủng cho vùng Duyên hải miền Trung. Các con nái hậu bị thuần chủng sẽ
được tăng lên v
ề số lượng và sẽ được bán cho các hộ chăn nuôi nhỏ khác trong chương trình lai với
lợn đực ngoại. Các công thức lai trong đàn F1 sẽ cho tốc độ phát triển tốt hơn các giống nội hiện
đang nuôi, nhưng lại thích nghi hơn với các điều kiện môi trường của địa phương so với các giống
lợn ngoại. Ngoài ra, chương trình này còn góp phần bảo tồn nguồn gen lợn Móng Cái thuần chủng
tại khu v
ực Duyên hải Miền Trung.


5. Tiến độ của dự án tính đến ngày báo cáo:
5.1. Điểm qua các công việc đã được thực hiện:
1) Attendance at 13
th
Annual Asian-Australasian Association of Animal Production

Conference in Hanoi and presentations of papers and posters.
1) Tham gia Hội nghị chăn nuôi Thú Y khu vực Á-Úc lần thứ 13 tại Hà Nội, trình bày các bài báo
và các poster

Hội nghị chăn nuôi Thú Y Á-Úc được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 22 đến ngày 27 tháng 9 năm 2008
và tổng số 13 nhà khoa học Việt Nam đang tham gia vào dự án CARD đã tham dự hội nghị. Danh
sách của những người tham dự hội nghị như sau:
- Trường Đại học Huế:
1. Nguyen Quang Linh
2. Ho Ngoc Phuong
3. Ngo Huu Toan
4. Ha Thi Hue
5. Hoang Nghia Duyet
- Viện chăn nuôi (NIAH)
6. Ta Thi Bich Duyen
7. Nguyen Que Coi
8. Dang Hoang Bien
9. Nguyen Nguyet Cam
- Việ
n Thú Y (NIVR)
10. Cu Huu Phu
11. Au Xuan Tuan
12. Nguyen Xuan Huyen
13. Do Ngoc Thuy

Chủ đề của Hội nghị là "Chăn nuôi và vai trò của các trại chăn nuôi nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu",
đã thu hút sự tham gia của 800 người tham dự, bao gồm các nhà khoa học, các chủ trang trại và sinh
viên đến từ xấp xỉ 40 quốc gia trên toàn thế giới. Các nhà khoa học tham gia dự án CARD-
004/05VIE đã trình bày tổng số 6 poster (xem Phụ lục 1: Các báo khoa học tham dự Hội nghị).



2) Báo cáo về sáng kiến tập huấn chính và kiểm tra/đ
ánh giá tại trại vào tháng 5 năm 2008

7
Báo cáo hoàn chỉnh của Dr. Colin Cargill về chuyến công tác để kiểm tra đánh giá tại trại được gửi
kèm theo bản báo cáo này (Xem Phụ lục 2: Báo cáo về chuyến công tác của Colin Cargill). Các vấn
đề chính ở mỗi tỉnh đã được xác định như sau:
Tại Thừa Thiên Huế:
¾ Một số chuồng nuôi mới đã không được xây dựng đúng theo hướng đông tây để giảm bớt
ánh nắng chiếu vào lợn và làm nóng chuồng nuôi
¾
Nhiệt độ cao trong chuồng
¾ Không có các phương tiện thiết yếu làm mát lợn nái
¾ Khẩu phần ăn bị giới hạn
¾ Hầu như lợn không được cung cấp đủ nước uống trong ngày
¾ Mức độ thông thoáng gió kém do trại lợn được xây dựng ngay cạnh nhà ở
¾ Chuồng nuôi của lợn rất gần với khu bếp của gia đình và kho dự trữ các đồ dùng
để nấu ăn
¾ Lợn bị ghẻ

Tại Quảng Trị:

¾ Một số chuồng nuôi mới đã không được xây dựng đúng theo hướng đông tây để giảm bớt
ánh nắng chiếu vào lợn và làm nóng chuồng nuôi
¾ Nhiệt độ cao trong chuồng
¾ Không có các phương tiện thiết yếu làm mát lợn nái (cứ khoảng 1 nhiệt độ tăng cao trên
mức 20
o
C sẽ làm giảm mức tiêu thụ thức ăn khoảng 20%)

¾ Các lợn nái gầy do không được cho ăn đầy đủ
¾ Các lợn cai sữa bị lạnh và không có các hộp sưởi ấm
¾ Tiêu chảy do môi trường ẩm ướt
¾ Khẩu phần ăn bị giới hạn
¾ Áp lực nước ở vòi nước quá mạnh hoặc không có nước uống đủ trong ngày
¾ Mức độ thông thoáng gió kém do các mi
ếng sắt chắn, hoặc các tòa nhà khác ở cạnh bên làm
giảm mức độ lưu thông không khí
¾ Lợn bị ghẻ

Các kết luận được rút ra từ chương trình tập huấn này là như sau:

Các ưu điểm bao gồm:

¾ Cơ hội để trình diễn một cách trực tiếp cho người nông dân
¾ Các phương tiện, dụng cụ để hướng dẫn rất dễ để hi
ểu
¾ Đội ngũ tham gia dự án hiểu về người nông dân một cách kỹ càng theo chủ quan của họ

Các nhược điểm bao gồm:
¾ Các vấn đề về phòng chống dịch bệnh và an toàn sinh học - cần một số trang thiết bị
o Quần áo bảo hộ lao động
o Ủng
o Bảo hộ (chụp) giầy dép
¾ Cần phải có các trại mô hình
o Nên xây d
ựng 1 trại kiểu mẫu hội tụ tất cả các ưu điểm
o Song song với đó là một trại chăn nuôi kém với các nhược điểm
¾ Cần chuẩn bị kế hoạch trong thời gian dài
o Một vài tuần thảo luận bằng email, thay vì chỉ bằng một tuần


Nhận xét chung về các trại

Ưu điểm

¾ Chuồng nuôi mớ
i đã được xây dựng theo hướng đông-tây

8
¾ Chuồng lợn được tách xa khỏi nhà ở
¾ Có hệ thống làm mát trên mái
¾ Có cây leo trên mái làm mát mái
¾ Trồng cây có bóng mát rộng với tán lá thấp
¾ Hoặc mái chuồng nuôi lợp bằng ngói

Nhược điểm:

The negative features
¾ Bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi vẫn chưa thực sự tốt ở rất nhiều trại
o Cần phải
 Dùng các hộp sưởi ấm m
ột cách hiệu quả
 Giữ sàn nhà khô ráo
 Giảm không khí chuyển động
¾ Có hệ thống rèm có thể đóng mở ở thành chuồng
o Cần phải
 lắp đặt rèm che có thể mở từ trên mái (dễ dàng cho nông dân mở và đóng)
¾ Trong chuồng nuôi quá nóng
o Cần phải
 Cân nhắc việc mua quạt

 Hệ thống nước làm mát trên mái hoặc phun sương ở trong chuồng
 Trồng các cây có bóng mát
 Trồng các cây leo ở trên mái
 Nên lợp ngói trên mái là tốt nhất

Dựa vào các kết quả đã thu được trong tháng 5, các tài liệu cho tập huấn đã được biện soạn cho các
chương trình tập huấn trong thời gian tới. (Xem: Phụ lục 3: Thông thoáng gió). Các lịch trình tiêm
vacxin và một danh sách của các thuốc có thể dùng để điều trị dựa trên cơ sở các thuốc có bán tại
các hiệu thuốc địa phương cũ
ng đã được thiết kế (Phụ lục 4: Lịch trình điều trị và tiêm vacxin)

3) Các báo cáo từ NIAH và HUAF
Thực tế, NIAH đã cung cấp các chi tiết cho báo cáo 6 tháng vừa qua của năm 2008 trong MS9. Còn
đối với MS11, Dr. Duyen đã cung cấp 2 báo cáo, 1 là từ việc hình thành vùng lợn giống Móng Cái
thuần chủng ở miền Trung Việt Nam (Phụ lục 5: Thành lập "câu lạc bộ nông dân", và báo cáo thứ 2
là về tóm tắt các bệnh xảy ra tại các huyện trong năm 2008, một số giả
i pháp về vấn đề nước thải
môi trường (Phụ lục 6: Báo cáo về Thú Y và môi trường). "Câu lạc bộ nông dân" là một sáng kiến
thành công, được phát triển bởi nhóm các cộng sự từ NIAH để tạo điều kiện cho những người nông
dân có thể trao đổi các ý tưởng, thông tin, hỗ trợ lẫn nhau và đưa ra các quyết định về các sáng kiến
chủ yếu đối với vùng lợn giống, đồng thời tiếp tục ti
ếp thu, chấp nhận các thay đổi trong chăn nuôi
mà chính họ đã phát triển nên. Có một sự đoàn kết chặt chẽ đã được hình thành trong số những
người nông dân mà có thể dự án có thể dựa vào đó để thực hiện sáng kiến tập huấn trong tương lai.
Các báo cáo về thú y và môi trường cũng đã báo cáo về sự xuất hiện của bệnh hô hấp ở Quảng Trị,
và có thể có mối liên quan tới bệ
nh PRRS như là các nguyên nhân nhiễm trùng thứ phát, làm phức
tạp thêm bức tranh toàn cảnh về bệnh này. Việc này đã được chứng minh bằng các đáp ứng của lợn
bị bệnh với các loại kháng sinh dùng để điều trị. Các báo cáo cũng đã đề cập đến các bệnh tiêu
chảy, tuy nhiên do không có khả năng chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây bệnh một cách rõ

ràng nên vấn đề kết luận bệnh cũng bị hạn chế (xem M
ục một số vấn đề, khó khăn và giải pháp).
Việc đưa vào áp dụng chế phẩm vi sinh vật (EM, một phát minh sáng chế của người Nhật) có tác
dụng hỗ trợ cho việc phân hủy các chất thải từ chuồng nuôi lợn tới tất cả các nông hộ đã phát huy
hiệu quả rất rõ rệt. Một báo cáo về các hoạt động hàng quý cuối cùng của Thừa Thiên Huế cũng đã
được TS. Linh viết và báo cáo
đầy đủ (Xem Phụ lục 7: Báo cáo 3 tháng lần 3 năm 2008 của
HUAF). Báo cáo này đã trình bày về các vấn đề với dịch bệnh PRRS đang xảy ra ở Thừa Thiên
Huế, đồng thời có cả các ảnh chụp về các đại biểu tham dự hội nghị AAAP. Bất chấp các vấn đề đã
đang phải đối mặt về bệnh tật, các nông hộ tại Thừa Thiên Huế vẫn đang tiếp tụ
c chăn nuôi lợn nái
để sản xuất ra các lợn con.

9



4) Báo cáo từ tháng 11/2008 đến 02/2009 về sáng kiến tổ chức tập huấn của dự án
Dự án đang đi vào giai đoạn kết thúc, đây là thời gian lý tưởng cho việc chuyển giao các công việc
và trách nhiệm từ Dr Colin Cargill và Dr Tony Fahy sang Dr Kit Parke (mới được tuyển dụng vào
làm giảng viên tại trường UQ về lĩnh vực Hệ thống chăn nuôi tập trung) và Ms. Tarni Cooper (hiện
đang là sinh viên Thú Y năm thứ 4). Drs Colin và Tony đã tiến hành các đợt kiểm tra/
đánh giá tại
trại và sau đó đã thảo luận các tồn tại chính. Ms. Tarni Cooper, sau đó đã tiếp tục các điều tra, cũng
như các đánh giá/kiểm tra tiếp theo tại trại với sự trợ giúp của Dr. Kit. Dr. Kit cũng đã dự định tổ
chức một buổi hội thảo về "Thực hiện đúng" - là một trong số các sáng kiến của chuyên gia
Australia nhằm giúp đỡ những người chă
n nuôi lợn sử dụng đúng thuốc, kể cả giai đoạn ngưng
dùng thuốc sao cho phù hợp, Tuy nhiên, sáng kiến đó đã nhanh chóng được nhận ra là những cuộc
hội thảo như vậy sẽ là quá cao, thậm chí ngay cả ở giai đoạn này của dự án, và thay vào đó là một

cuộc hội thảo về Sức khỏe và bệnh tật của đàn lợn. Cuộc hội thảo này sẽ bao gồ
m một vài trong số
các bệnh quan trọng và thường gặp nhất ở lợn ở Việt Nam và một số bệnh khác có thể xảy ra, kể cả
bệnh xoắn khuẩn. Ấn tượng bao trùm trong các chuyến công tác của Ms. Tarni và Dr. Kit trong
năm trước đó là những tiến bộ đáng kể ở cả 2 tỉnh, và những thay đổi tiếp theo cũng sẽ dễ dàng có
thể đạt được thông qua cách truyền đạt/tập hu
ấn cho nông dân. Việc thành lập "Câu lạc bộ nông
dân" tại tỉnh Quảng Trị đã có tác dụng rất tốt và mô hình này cũng nên được áp dụng tại Thừa
Thiên Huế. Ms. Tarni cũng đã xây dựng một hệ thống câu hỏi về việc xây dựng hệ thống Biogas để
xác định được các khó khăn, từ đó có biện pháp để điều chỉnh/thay đổi. Một cách tổng thể, do chẩn
đoán chưa chính xác, t
ừ đó dẫn đến việc điều trị bệnh không hợp lý, đó chính là các trở ngại chính
và các hạn chế chính đối với chăn nuôi lợn ở cả 2 vùng (xem Phần Khuyến cáo). Báo cáo về chuyến
công tác của Ms. Tarni cũng được gửi kèm theo báo cáo này (Xem Phụ lục 8: Báo cáo về chuyến
công tác của Tarni Cooper năm 2009) - báo cáo này, cùng với hội thảo do Dr. Kit Parke, Dr.
Cargill, Dr. Fahy tổ chức sẽ được đưa vào tóm tắt trong báo cáo đánh giá cuối cùng của dự án (Tiế
n
độ 12)


5.3. Các lợi ích của các hộ chăn nuôi nhỏ:
Trong giai đoạn này, các nông hộ nhỏ đã được trực tiếp nhận các thứ sau:

In this time period, selected smallholder farmers have been the direct recipients of the following:

• Tài liệu, hướng dẫn và các lời khuyến cáo, động viên để thành lập nên các nhóm nông dân
để có thể hướng dẫn các hộ chăn nuôi lợn khác trong vùng
• Tiếp tục tập huấn thông qua các kiểm tra/đánh giá định kỳ và tiến hành các thay đổi phù hợp
• Trợ giúp trong việc sử dụng đúng cách các chất thải; cung c
ấp và sử dụng các chế phẩm EM

một cách phù hợp. Chế tạo chất biogas ở một số trại đã được chọn lựa. Ms. Tarni Cooper sẽ
tiến hành phát triển một bộ câu hỏi để tiến hành xác định được các khó khăn sẽ gặp phải khi
có nhiều nông hộ hơn muốn phát triển hệ thống biogas
• Các hướng dẫn ban đầu về cách sử dụng đúng và quy trình tiêm vacxin, sử dụ
ng thuốc
Hiện tại, hệ thống biogas đang được sử dụng trong đun nấu ở tỉnh Quảng Trị là được tạo thành
từ chất thải của chuồng nuôi lợn.


5.4 Trang thiết bị

Một sáng kiến đã được tiến hành ở Quảng Trị, đó là việc thành lập một nhóm những người chủ
trang trại có kinh nghiệm và kiến thức (3 nhóm như vậy đã được thành lập ở các huyện Hai Phu và
Hai Thuong) vào cuối tháng 10/2008, với cuộc họp lần đầu tiên sẽ được diễn ra vào cuối tháng 11.
Một số chủ trang trại có thể truyền đạt lại cho những người khác về loại b
ệnh mà họ đã từng gặp và

10
sau đó, có thể, nhờ sự hỗ trợ của trạm thú y vùng để thu thập các mẫu từ các lợn bệnh cho các chẩn
đoán trong phòng thí nghiệm. Hội nông dân, sau đó đã được tập huấn về cách sử dụng sản phẩm
EM với những thành công nhất đinh. Hội nông dân, cũng có thể chủ động trong việc quảng bá các
sản phẩm của họ và tiếp tục giải quyết các vấn đề
về tính bền vững (chẳng hạn như vấn đề nóng lên
của trái đất) và lợi nhuận thông qua việc bán lợn giống Móng Cái thuần chủng, cũng như là sự hài
hòa trong cùng các hệ thống trang trại. Sáng kiến tập huấn về cách thức "nông dân truyền đạt lại
cho nông dân" sẽ sử dụng một cách rộng rãi hệ thống mạng lưới đang tồn tại này bằng cách tạo điều
kiện
đưa máy ảnh kỹ thuật số cho những người nông dân đã ít nhiều có các thành công để chính họ
cũng góp phần tạo dựng nên các bài trình bày bằng powerpoint để mô tả các sáng kiến của dự án so
với những việc mà họ đã làm được.


Các bằng chứng về tăng cường năng lực cho dự án trong nghiên cứu và phát triển có thể được thấy
rất rõ trong ví dụ sau. Trong sáng kiến của minh, Dr. Duyet từ HUAF đã viết 1 đề c
ương nghiên
cứu về ảnh hưởng của việc làm mát lợn nái đối với khả năng sinh sản (Xem phụ lục 9: Đề cương
nghiên cứu của TS. Duyet). Đội những người thực hiện dự án phía Australia đã rất ấn tượng với
cách làm này, và dự án nhỏ này đã được tài trợ từ nguồn tiền tư vấn của trường UQ. Hiện tại, chúng
tôi cũng đang tiến hành kêu gọi các cộ
ng sự trẻ khác phía Việt Nam tiến hành viết các đề cương
nghiên cứu tương tự để mở rộng hướng nghiên cứu trong năm 2010, theo sau đó là việc nộp báo cáo
cuối cùng của dự án.


5.5 Việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
Trường Đại học Tổng hợp Queensland đã tiến hành đăng tải một bài báo về các nghiên cứu đã được
Ms. Tarni Cooper thực hiện tại Việt Nam vào 2008/2009
( />)


5.6 Quản lý dự án
Không có gì thay đổi trong nhân sự thực hiện dự án.
6. Về một số vấn đề có liên quan
6.1 Môi trường
Các công việc của dự án có tính chất bảo tồn thông qua việc làm hài hòa giữa vấn đề bệnh tật, sản
xuất thịt và việc chuyển hóa một cách an toàn các chất thải thành nguồn năng lượng có giá trị là các
kết quả quan trọng và có ý nghĩa lớn của dự án. Số nông trại sử dụng biogas hiện đang tăng lên và
nhiều nông dân hiện nay đã xây dựng khu chứa chất thải riêng biệt ở trong chuồng nuôi lợ
n, các hệ
thống cống để chứa nước thải, ứng dụng kỹ thuật ủ chất thải thành phân vi sinh, giảm ruồi muỗi.
Các vấn đề về an toàn sinh học và các bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người cũng cần phải được

giải quyết, đặc biệt là trong mùa mưa, khi mà các ca bệnh xoắn khuẩn ở người đã xuất hiện và có
thể tăng lên. Bệnh do H1N1 ở người c
ũng đang có chiều hướng gia tăng vào cuối năm 2009 và
cũng cần phải giải quyết một số vấn đề liên quan đến dự án, do đã có một vài ca bệnh từ người lây
sang lợn đã được thông báo. Một tình huống cũng nên phải tránh (nhưng đã được quan sát thấy rất
thường xuyên tại các trại của dự án) là việc chăn nuôi đồng thời cả gà và lợn trong cùng một khu
chuồng, chính đ
iều này đã làm tăng nguy cơ làm cho virus cúm gà và lợn có khả năng lai với nhau.
Bệnh PRRS cũng tiếp tục là 1 vấn đề cần phải được giải quyết bằng các chương trình tiêm phòng,
hơn là cách thức tiêu hủy, đồng thời, việc điều trị sớm bằng kháng sinh đối với các nhiễm trùng thứ
phát (S. suis) cũng có thể làm cho con vật nhiễm bệnh qua khỏi.

6.2 Các vấn đề về giới tính và xã hội

11
Có 1 điều rất thú vị là tỷ lệ giữa những người nông dân nam giới và nữ giới tham gia chương trình
tập huấn vào tháng 5/2008 là hoàn toàn khác nhau giữa 2 tỉnh, với tỷ lệ nữ/nam ở tỉnh Quảng Trị là
3.7/1.3, còn ở Huế là 1.5/3.75. Việc thành lập các hội nông dân với các cuộc họp định kỳ, trao đổi ý
tưởng và kỹ năng, sẽ tạo ra một hệ thống hoàn hảo và quan trọng, và có ảnh hưởng rõ r
ệt tới cuộc
sống hàng ngày của những người nông dân này.

7. Một số vấn đề về tính thực thi
7.1 Một số vấn đề, khó khăn và giải pháp
Vấn đề 1: Chẩn đoán bệnh không chính xác, sử dụng thuốc không phù hợp, quy trình tiêm
vacxin chưa đúng
Khó khăn: Từ rất nhiều các mô tả có tính chất lâm sàng về triệu chứng của bệnh trong các báo cáo
gần đây nhất (chưa tính đến các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm), có một điều có thể nhận thấy là
các cộng sự phía Việt Nam đang tiến hành chẩn đoán bệnh một cách chưa chính xác hoặc đ
ã có sự

nhầm lẫn trong việc xem xét tới tầm quan trọng của việc điều trị hoặc phòng bệnh trong các giai
đoạn chăn nuôi nhất định. Ví dụ, trong báo cáo của Dr. Thuy tại Hội nghị AAAP đã khẳng định
rằng bệnh do cầu trùng là rất phổ biến ở các lợn nuôi tại các gia đình, kể cả các nguyên nhân về
rotavirus, TGE và ETEC. Cầu trùng có thể dễ dàng được phát hiện ra và điều trị bằ
ng cách cho
uống toltrazuril vào lúc 3-6 ngày tuổi. Bệnh do Rotavirus và TGE cũng có thể được cải thiện bằng
cách lưu ý nhiều hơn tới vấn đến sức khỏe có lợn, giữ cho không khí ấm và khô. Còn tiêu chảy ở
lợn con do ETEC cũng có thể được khống chế bằng cách tiêm vacxin được chế từ các chủng vi
khuẩn gây dung huyết và xuất hiện phổ biến trong 10 ngày đầu cho tới khi lợn con cai sữa.
Giải pháp:
1) Ngay lập tức, nên s
ử dụng vacxin do NIVR chế tạo để phòng bệnh do E. coli gây ra cho lợn
ở tất cả các trại mô hình, đồng thời lập kế hoạch về việc thử nghiệm vacxin, kể cả việc xác
định các nguyên nhân gây tiêu chảy, trên cơ sở đó sẽ tiến hành đăng ký chính thức vacxin và
sử dụng vacxin rộng rãi trên toàn quốc. Một thử nghiệm trên thực địa như vậy khó có thể
được thực hiện trong thời gian trước đây do các tr
ở ngại về vấn đề chuồng trại, thiếu cách
chăm sóc, quản lý thích hợp, gây ra một tỷ lệ rất cao các lợn bị tiêu chảy do rất nhiều
nguyên nhân khác nhau.
2) Thiết lập năng lực chẩn đoán bệnh tiêu chảy lợn ở miền Trung Việt Nam, đặt tại HUAF
bằng cách chuyển giao các kỹ thuật và tập huấn từ NIVR (Dr. Do Ngoc Thuy), nhờ vậy mà
các mẫu có thể được gửi t
ới nơi chẩn đoán gần hơn tại các trại mô hình.
3) Thành lập các mô hình tập hợp nông dân ở Thừa Thiên Huế và tổ chức các buổi họp thường
xuyên giữa 2 tỉnh để giúp cho việc nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề về dịch
bệnh
4) Giới thiệu các quy trình điều trị thông thường đối với csac bệnh ký sinh trùng đường tiêu
hóa, ghẻ và một s
ố bệnh truyền nhiễm khác theo quy trình điều trị và tiêm phòng vacxin do
Dr. Tony Fahy xây dựng nên

5) Tham khảo các thông tin về vacxin PRRS hiện đang có; tiến hành sử dụng các dạng tủ thuốc
lưu động gồm các loại kháng sinh và một số loại thuốc thông thường khác, quần áo bảo hộ
lao động, bảo hộ giày dép, khẩu trang, các bộ đồ mổ khám thông thường và để lại ở mỗi
tỉnh.
6) Lên kế hoạch cho chươ
ng trình tập huấn "nông dân huấn luyện cho nông dân", bao gồm cả
chiến dịch "Thực hiện đúng" (như đã được tập trung đối với bệnh tiêu chảy trước cai sữa) do
đây chính là thời điểm thích hợp nhất để làm việc này.

12

7.1 Tính bền vững
Không có vấn đề nào mới được xác định

8. Các bước quan trọng tiếp theo
1) Phân tích các số liệu thu thập được và tiến hành nhập vào hệ thống quản lý dữ lệu trực tuyến
trong năm 2007/2008 và 2008/2009. Hồ sơ xin học bổng chương trình mùa hè của Ms. Tarni cũng
đã được nộp đến trường Queensland nhằm hỗ trợ tiền sinh hoạt phí cho Tarni trong chuyến công tác
sang Việt Nam trong thời gian tới. Lập kế hoạch về dự án nghiên cứu năm cuối cho Ms. Tarni
Cooper, với sự liên kết, hỗ trợ củ
a GS. Elske van de Fliert, Dr. Archie Clements và Dr. Kit Parke
(Ms. Tarni Cooper).
2) Yêu cầu NIAH và HUAF tiến hành phân tích các theo dõi về năng suất chăn nuôi từ tất các các
trại mô hình trong thời gian 3 năm vừa qua nhằm có được đánh giá chính xác nhất về số lượng lợn
con bán được/nái/năm (Dr. Linh và Duyên).
3) Dr Kit Parke và Dr Colin Cargill sẽ biên soạn tài liệu tập huấn cho lần tập huấn cuối với sự hỗ
trợ của các cộng sự phía Việt Nam.
4) Dr. Darren Trott sẽ thực hiện chuyến công tác vào tháng 10/2009, chuẩn bị các đi
ều kiện cho
việc đánh giá dự án 004/05VIE và gặp gỡ các chủ trang trại, chọn ra những người đủ điều kiện để

tham gia chương trình tập huấn "nông dân huấn luyện cho nông dân"
5) Lên kế hoạch mua và chuyển laptop, GPS, máy ảnh, máy chiếu, và bộ dụng cụ mổ cho chương
trình tập huấn vào tháng 12
6) Lập kế hoạch và chọn các trại cho kiểm tra/đánh giá lần cuối vào tháng 12 và chương trình tập
huấn vào tháng 1-sẽ đượ
c thảo luận với sự trợ giúp của GS.TS. Elske van de Fliert.

9. Kết luận
Các tiến độ đáng kể mà dự án đã đạt được trong giai đoạn báo cáo, chủ yếu là do các nhà khoa học
phía Australia đã giành nhiều thời gian hơn ở tại Việt nam để tìm hiểu cặn kẽ một vài vấn đề như
việc sử dụng vacxin và thuốc kháng sinh. Các nhà khoa học đã tiếp tục phát huy các kỹ năng của họ
và đã thành lập nên hội nông dân và tập trung chủ yếu vào việc cải thiệ
n tình hình môi trường bằng
cách sử dụng có hiệu quả hơn các chất thải từ chuồng nuôi lợn. Việc sử dụng đúng thuốc và phòng
các bệnh dịch có tính chất địa phưuowng, cách quản lý bệnh PRRS và một số bệnh dịch khác, việc
cung cấp quy trình sử dụng thuốc kháng sinh, phòng bệnh tiêu chảy do các nguyên nhân có thể
phòng tránh được là những kết quả hoàn toàn có thể đạt được với những nỗ lực từ chính nh
ững
người nông dân khi họ cân nhắc các việc này một cách nghiêm túc.



×