Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quá trình xây dựng vườn vật liệu và vườn ươm thông ở 3 vùng tại Việt Nam" potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.51 KB, 11 trang )

an
Ministry of Agriculture & Rural Development
Chương trình hợp tác nông nghiệp và phát triển nông thôn




Project 033/05 VIE
Khảo nghiệm, đánh giá và áp dụng công nghệ nhân giống tiên tiến cho việc phát triển các
rừng trồng Thông caribê và Thông lai có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam



Mốc 7:
Đầu ra 2.3: Vườn vật liệu và vườn ươm trình diễn



Tên báo cáo:

Quá trình xây dựng vườn vật liệu và vườn ươm thông ở 3 vùng tại
Việt Nam
Tháng 3, năm 2008




Page 1 of 11
Mục lục
1.0 Giới thiệu chung…………………………………………………….…………………… 3
2.0 Xây dựng vườn vật liệu……………………………………………………………………3


2.1 Ba Vì (Cẩm Qùy) ………………………………………………………………… 4
2.2 Phù Ninh (FRC) ……………………………………………………………………6
2.3 Đà Lạt (Cam Ly) ………………………………………………………………… 7
3.0 Xây dựng vườn ươm, thu chồi, giâm hom… ………………………………………… 7
3.1 Vườn ươm Ba Vì………………………………………………………………… 7
3.2 Vườn ươm Phù Ninh…………………… ……………………………………… 9
3.3 Vườn ươm Đà Lạt…………………………………………………………………10
4.0 Kết luận… ……………………………………………………………………………….10
5.0 Liên lạc.………………………………………………………………………………… 10

Danh sách các bảng biểu
Bảng Tên Trang
1 Mô tả các vườn vật liệu được xây dựng tại Việt nam thuộc dự án CARD 033/05
VIE
3
2 Các xuất xứ được sử dụng để xây dựng vườn vật liệu đầu tiên ở 3 lập địa tại
Việt nam
4
3 Tóm tắt các thông tin về vườn vật liệu tại Ba Vì sau 2 và 3 lần thu chồi 5
4 Tóm tắt các thông tin về vườn vật liệu tại Phù Ninh cho đến tháng 10 năm 2007 6
5 Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt chồi đến tỷ lệ sống của hom sau 6 tháng giâm hom
tại Ba Vì
8
6 Ảnh hưởng của các chất kích thích ra rễ đến tỷ lệ sống của hom sau 6 tháng
giâm hom tại Ba Vì
8
7
Thu hoạch chồi và giâm hom ở Phù Ninh đối với các xuất xứ thông khác nhau
9
8 Lịch sử của thu hoạch chồi và giâm hom ở Cam ly , Đà Lạt 10

9
Tỷ lệ ra rễ sau 5 tháng giâm hom của các loại hỗn hợp ruột bầu khác nhau
10

Danh sách các phụ lục
Tên
A Khu vực vườn vật liệu tại Ba Vì
B Khu vực vườn vật liệu tại Phù Ninh
C Khu vực vườn vật liệu tại Đà Lạt
D Thu chồi và giâm hom tại Ba Vì
E Thu chồi và giâm hom tại Phù Ninh
F Thu chồi và giâm hom tại Đà Lạt
Page 2 of 11
1.0 Giới thiệu
Dự án CARD 033/05 VIE nhằm xem xét đánh giá lại các khảo nghiệm hiện có và sinh trưởng
của một số loài cây lá kim nhiệt đới ở Việt Nam, đặc biệt là thông caribê và xây dựng thêm các
khảo nghiệm mới, sử dụng các vật liệu đã được cải thiện di truyền, bao gồm giống Thông lai.
Dự án cũng sẽ tăng cường năng lực cho các cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp Việt nam những vấ
n
đề liên quan đến cải thiện giống Thông và hệ thống nhân giống sinh dưỡng thông qua các khoá
đào tạo tại Queensland và Việt Nam, xây dựng các vườn vật liệu và vườm ươm trình diễn quy
mô nhỏ, và một chuyến tham quan học tập ở Australia cho các nhà quản lý/nghiên cứu lâm
nghiệp ở Việt Nam.
Cuối cùng, dự án sẽ tạo dựng mối quan tâm cho các nhà trồng rừng quy mô lớn và nhỏ bao gồm
các cộng đồng dân tộc thiểu số, thông qua việc xây d
ựng các điểm trồng rừng trình diễn cộng tác
ở các vùng ưu tiên cho việc mở rộng diện tích rừng trồng Thông dưới sự giúp đỡ kỹ thuật của
các khoá đào tạo.
Báo cáo này liên quan đến sản phẩm 3.2 của dự án về việc xây dựng và vận hành 3 vườn vật liệu
và vườn ươm quy mô trình diễn để sản xuất cây hom thông.

2.0 Xây dựng vườn vật liệu
Sau khoá đào tạo ở Queensland vào tháng 5 n
ăm 2006, các đối tác của dự án đã xây dựng được 3
vườn vật liệu trình diễn (Bảng1) sử dụng vật liệu là hạt từ các xuất xứ thông khác nhau của
Queensland và Việt Nam như ở bảng2. Một vài luống của vườn vật liệu sử dụng tấm “weed mat”
màu đen do Queensland cung cấp, số còn lại sử dụng tấm weed mat màu xanh hoặc có thể dùng
rơm che phủ (vật liệu đơn giả
n, dễ kiếm ở Việt Nam). Nhìn chung, thiết kế các khu vực vườn
vật liệu này đều dựa trên thiết kế của Queensland, tuy nhiên trồng với mật độ dày hơn do sự hạn
chế về không gian và giới hạn về thời gian của dự án, nên cố gắng tạo ra được lượng chồi nhiều
nhất có thể.
Bảng 1: Mô tả các vườn vật liệu được xây dựng tại Việ
t nam thuộc dự án CARD 033/05 VIE
Địa điểm 1 Địa điểm 2 Địa điểm 3
Tỉnh
Hà Tây Phú Thọ Lâm Đồng
Vùng
Phía bắc Phía bắc Cao nguyên
Vị trí
Cẩm Quỳ, Ba Vì Phù Ninh Cam Ly, Đà Lạt
Cơ quan
Trung tâm nghiên cứu
giống cây rừng
Viện nguyên liệu giấy,
một đơn vị của Vinapaco
Trung tâm nghiên cứu
thực nghiệm lâm sinh Lâm
Đồng, FSIV
Kinh độ
21° 07’N 21° 29’ 46’’N 11° 38’ 15’’N

Vĩ độ
105° 26’E 105° 27’ 5’’E 108° 15’53’’E
Độ cao so với
mặt nước biển
50 75 1,500
Lượng mưa
trung bình hàng
năm
1,680 mm 1,387 mm 1,730 mm
Loại đất
Đất nghèo, xám màu, sâu
50 cm

Đất nâu xám, trung bình

Tầng đất sâu, đất đỏ, thoát
nước tốt

Thời gian xây
dựng
Tháng 8, 2006 Tháng 12, 2006 Tháng 6, 2006

Page 3 of 11
Table 2: Các xuất xứ được sử dụng để xây dựng 3 vườn vật liệu đầu tiên trên 3 lập địa tại Việt
nam

Địa điểm 1 Địa điểm 2 Địa điểm 3
Tỉnh Hà Tây Phú Thọ Lâm Đồng
Vị trí Cẩm Qùy,
Ba Vì

FRC, Phù
Ninh
Cam Ly, Đà
Lạt
Loài và nguồn hạt

Số lượng cây trồng trong vườn vật liệu
Pinus massoniana (PMASS) – Tam Đảo 0 284 0
P. caribaea var. hondurensis (PCH) – không chọn – Đại
Lải
591 454 665
P. caribaea var. hondurensis (PCH) – chọn lọc hạt tốt
nhất của 11 cây trội, Rừng giống tại Đại Lải
522 280 672
P. caribaea var. hondurensis (PCH) – không chọn –
Queensland
591 314 1,065
P. elliottii var. elliottii x PCH = PEE x PCH F2 hybrid -
Queensland
159 85 125
PCH x P. caribaea var. caribaea (PCH x PCC) –
Queensland
186 142 218
Tổng số cây vật liệu 2,059 1,559 2,745

Chi tiết về từng vườn vật liệu như sau:
2.1 Ba Vì (Cẩm Qùy)
Attachment A là các hình ảnh về vườn vật liệu tại Ba Vì ở các giai đoạn khác nhau.
Hơn 2000 cây hạt được trồng trong vườn vật liệu từ 5 loài khác nhau như đã trình bày trong bảng
2. Vườn vật liệu gồm 14 luống, trong đó, 7 luống sử dụng tấm phủ màu đen của Queensland và 7

luống sử dụng tấm phủ bằ
ng nhựa màu xanh.
Ảnh A1 đến A4 (Tháng 11, năm 2006, 3 tháng sau khi trồng) cho thấy tỷ lệ sống và sinh trưởng
của vườn vật liệu khá tốt, chỉ một số ít cây bị chết. Khi khoá học về xây dựng và quảnlý vườn
vật liệu và vườn ươm diễn ra vào tháng 5 năm 2007 (khoảng 9 tháng tuổi), cây trong vườn vật
liệu còn rất khoẻ mạnh, có thể sẵn sàng cho việc thu hoạch chồi, thể hiện ở ảnh A5
đến A7
Trong suốt tháng 7 năm 2007 (11 tháng sau khi trồng), một loạt cây trong vườn vật liệu đã chết
một cách nhanh chóng, bắt đầu từ những luống có sử dụng tấm phủ mầu xanh. Tham khảo ảnh
A8 đến A13.
Bảng 3 cho thấy số lượng và tỷ lệ cây còn sống của từng xuất xứ cụ thể sau lần thu chồi thứ 2
(tháng 9 năm 2007) và lần thu chồi thứ 3 (tháng 11 năm 2007)
Chỉ có 6% cây còn số
ng sau lần thu chồi thứ 2 và tỷ lệ này giảm xuống còn 4% sau lần thu chồi
thứ 3 vào tháng 11 năm 2007. Chỉ có cây lai giữa PEE và PCH đời F2 có nguồn gốc từ
Queensland là có tỷ lệ sống cao nhất với 42% sau lần thu chồi thứ 3. Ảnh A14 đến A17 cho thấy
tình trạng vườn vật liệu vào tháng 10 năm 2007, trong đó đã có một số lượng cây đã được trồng
lại.

Page 4 of 11
Bảng 3: Tóm tắt các thông tin về vườn vật liệu tại Ba Vì sau 2 và 3 lần thu chồi
Nhóm Số lượng cây
ban đầu
Số lượng cây
còn sống sau khi
thu chồi lần 2
(tháng 9/07)
Tỷ lệ sống
(tháng 9/07)
Số lượng cây

còn sống sau
khi thu chồi
lần 3 (tháng
11/07)
Tỷ lệ sống
(tháng 11/07)
PEE x PCH
(Qld)
159 79
50%
66 42%
PCH x PCC
(Qld)
186 17
9%
4 2%
PCH (Qld)
không chọn
591 1
0%
0 0%
PCH – Dai
Lai (chọn)
522 14
3%
1 0%
PCH – Dai
Lai (không
chọn)
591 6

1%
2 0%
Tổng số 2,049 117 6% 73 4%
Hiện tượng vườn vật liệu chết hàng loạt và nhanh chóng ở Ba Vì chưa từng thấy ở Queensland.
Việc này là một điều gây ngạc nhiên và thất vọng cho tất cả những người đã tham gia vào xây
dựng vườn vật liệu này. Vườn vật liệu đã sinh trưởng khá tốt chỉ trước đó một vài tháng.
Sau khi trao đổi với cán bộ địa phương được biết, nhiệt độ tại đ
ây rất cao vào hồi tháng 6 và
tháng 7 năm 2007. Như vậy, có thể cho rằng, với nhiệt độ rất cao (có lúc lên đến 41oC khi theo
dõi dưới tấm phủ mầu xanh, tấm này mỏng hơn tấm phủ màu đen) có thể là nguyên nhân đầu
tiên dẫn đến hiện tượng nói trên. Hệ thống rễ của cây trong điều kiện đất sét ẩm, có thể đã bị
nung nóng, chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cây chết đồng loạt nhanh chóng.
Trướ
c tình trạng như vậy, việc quản lý vườn vật liệu tại Ba Vì trong thời gian tới cần phải chú ý
những vấn đề sau đây:

Những gợi ý đối với vườn vật liệu tại Ba Vì
1. Tháo bỏ (chứ không di chuyển) các tấm phủ trước khi xây dựng lại vườn vật
liệu.
2. Trộn thêm phân hữu cơ và cát vào các luống của vườn vật liệu để giảm thành
phần đất sét và cải thiện tình hình thoát nước trước khi xây dựng lại vườn vật
liệu.
3. Xây dựng thêm mái che cho khu vực vườn vật liệu để đảm b
ảo vườn vật liệu
được che mát trong giai đoạn nóng nắng.
4. Xây dựng lại vườn vật liệu (bao gồm P. caribaea var. bahamensis – PCB và có
thể PCH x PCB) càng sớm càng tốt.
5. Tránh cắt tỉa vệ sinh vườn vật liệu và thu chồi vào thời điểm quá nắng nóng và
những tháng ẩm ướt mùa hè để giảm nguy cơ sâu bệnh tấn công.


Page 5 of 11
2.2 Phu Ninh (FRC)
Attachment B là các hình ảnh về khu vực vườn vật liệu tại Phù Ninh ở các giai đoạn khác nhau.
1559 cây hạt từ 6 nhóm khác nhau được trồng trong vườn vật liệu như ở bảng2. Vườn vật liệu
gồm có 28 luống, 14 luống có sử dụng tấm phủ màu đen từ Queensland và 14 luống được phủ
bằng rơm.
Ảnh B1 đến B9 (tháng 5 năm 2007) cho thấy tỷ lệ sống và sinh trưởng ban đầ
u của các cây
trong vườn vật liệu tương đối tốt, chỉ có một số ít cây bị chết, mặc dù vào thời điểm trồng, một
số cây đã cao hơn yêu hơn.
Ảnh B10 (tháng 8 năm 2007) cho thấy một số ít cây vật liệu đã chết và có rất nhiều cây đã bị ngả
màu vàng. Hiện tượng này diễn ra vào cùng thời điểm cây tại Ba Vì chết đồng loạt.
Ảnh B11 đến B19 (tháng 11 nă
m 2007), 11 tháng sau khi xây dựng vườn vật liệu cho thấy
nhóm cây lai PEE x PCH F2 (từ Queensland) và thông Masson đã bị chết hàng loạt. Đã tiến hành
trồng dặm bổ sung trên những diện tích sử dụng tấm phủ màu đen và trên 14 luống phủ bằng trấu
đã thay thế bằng cây bạch đàn. Có đến 454 cây được trồng bổ sung vào tháng 10 năm 2007, bao
gồm 31% cây lai PEE x PCH F2. Có rất nhiều cây đã bị vàng lá, có thể liên quan đến một loại
bệnh nào đó mà các cán bộ
địa phương không thể xác định chính xác được.
Bảng 4 cho biết số lượng và tỷ lệ phần trăm số cây còn sống vào tháng 10 năm 2007. Trung
bình, chỉ có 9% số cây còn sống vào tháng 10 năm 2007. Cũng như ở Ba Vì, cây lai PEE x PCH
F2 từ Queensland (42%) có tỷ lệ sống cao hơn nhiều so với các xuất xứ khác. Tỷ lệ sống của
thông đuôi ngựa (24%) là có thể chấp nhận được và vẫn cao hơn nhiều so với xuất xứ PCH (2 –
3%)
Bảng 4: Tóm tắt các thông tin về vườn vật liệu tại Phù Ninh cho đến tháng 10 năm 2007
Xuất xứ Số cây vật
liệu trồng
ban đầu
Số cây còn sống

(tháng 11/07)
Tỷ lệ sống
(tháng 11/07)
PEE x PCH (Qld) 85 36
42%
PCH x PCC (Qld) 142 13
9%
PCH (Qld) không
chọn
314 7
2%
PCH – Dai Lai (chọn) 280 5
2%
PCH – Dai Lai (không
chọn)
454 13
3%
Thông đuôi ngựa 284 68
24%
Tổng cộng 1,559 142
9%
Một điều trùng hợp là cây trong vườn vật liệu tại Phù Ninh chết do cùng nguyên nhân với vườn
vật liệu tại Ba Vì, ở những luống sử dụng rơm để phủ lên luống cây (không sử dụng tấm phủ
màu đen) cũng vẫn bị chết rất nhiều. Thời tiết nóng ẩm trong suốt mùa hè có thể là tạo điều kiện
cho sâu và bệnh tấn công, đặc biệt là vào thời đ
iểm ngày sau khi thu hái chồi.
Những gợi ý cho vườn vật liệu tại Ba Vì cũng tương tự có thể được áp dụng cho vườn tại Phù
Ninh, tuy nhiên, không nên xây dựng vườn vật liệu cho PCB ở Phù Ninh
Page 6 of 11
2.3 Dalat (Cam Ly)

Attachment C là những hình ảnh về vườc vật liệu tại Đà Lạt ở các giai đoạn khác nhau.
2,745 cây con từ hạt đã được trồng trong vườn vật liệu bao gồm 5 nhóm loài khác nhau như
trong bảng 2. Vườn vật liệu cũng có sử dụng tấm phủ màu đen từ Queensland và tấm phủ màu
xanh từ địa phương. Không giống như 2 địa điểm trên, (3 hàng trên mỗi luống, luống được
đắp
nổi), tại Đà Lạt, trồng 5 hàng mỗi luống , luống không đắp nổi). Trong mỗi vòng tròn có đường
kính khoảng 20 cm có sử dụng một ống lon có chứa đầy than, cây được trồng ở trong đó. Điều
này giúp giảm sức nóng cho phần gốc cây vật liệu.
Đà lạt là nơi có độ cao 1,500 m so với mặt nước biển, đất ở đây thoát nước tốt, thêm vào đó có
khí hậu mát mẻ. Đ
ây chính là những điểm thuận lợi giúp cho vườn vật liệu tại Đà Lạt phát triển
hơn hẳn Ba Vì và Phù Ninh
Ảnh C1 đến C3 (tháng 11 năm 2006, 4 tháng sau khi trồng) đã cho thấy tỉ lệ sống rất cao và khả
năng sinh trưởng tốt, chỉ có một số rất ít cây bị chết.
Ảnh C4 đến C11 (tháng 5 năm 2007, 10 tháng sau khi trồng) cho thấy tỷ lệ sống cũng như sinh
trưởng của vườn là rất tố
t. Những hình ảnh này cũng cho thấy tấm phủ màu xanh mua tại địa
phương chất lượng đã giảm đi nhanh chóng.
Ảnh C12 đến C15 (tháng 12 năm 2007, 17 tháng sau khi xây dựng), vào thời điểm này, vườn vật
liệu mới được cắt tỉa vệ sinh, một số cây bị chết nhưng tỷ lệ sống vẫn rất cao.
3.0 Vườn ươm trình diễn, thu chồi và giâm hom
Trong phần này của báo cáo, những kết quả và thí nghi
ệm về cắt chồi, giâm hom được trình bày
lần lượt sau đây.
3.1 Vườn ươm Ba Vì
Attachment D là những hình ảnh khác nhau liên quan đến vườn ươm tại Ba Vì bao gồm cấu trúc
vườn ươm, thu chồi từ vườn vật liệu, giâm hom và quá trình lớn lên của cây con.
Ảnh D1 và D2 (tháng 11 năm 2006) là hình ảnh nhà che bóng để giâm hom (là một phần của dự
án CARD)
Ảnh D3 đến D11, được chụp trong thời gian diễn ra khoá đào tạo vào tháng 5 năm 2007, là

những hình ảnh về c
ắt chồi, giâm hom, vệ sinh, tỉa lại cây vật liệu sau khi thu chồi và sự phát
triển của hệ thống rễ của cây con đã giâm hom trước đó.
Ảnh D12 đến D16 cho thấy sự phát triển của chồi vào tháng 11 năm 2007.
Biện pháp xử lý để làm tăng tỷ lệ ra rễ của hom đã được xem xét đánh giá kỹ tại Ba Vì. Việc thử
nhân giống hom thông đã từng được tiến hành nhưng không đạt hiệu qu
ả cao. Một thí nghiệm đã
được thiết lập để so sánh phương pháp cắt hom của Việt Nam và Queensland. Bảng 5 là kết quả
của các kỹ thuật cắt hom khác nhau cho các xuất xứ thông khác nhau.
Page 7 of 11

Table 5: Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt hom đến tỷ lệ ra rễ sau 6 tháng tại Ba Vì
Tỷ lệ phần trăm số cây hom vẫn sống của
mỗi kỹ thuật cắt
Xuất xứ Số lượng chồi của
mỗi kỹ thuật cắt
Kỹ thuật cắt của
Việt Nam
Kỹ thuật cắt của
Queensland
PEE x PCH (Qld) 150 13 62
PCH x PCC (Qld) 150 28 65
PCH (Qld) – không
chọn
150 25 52
PCH Dai Lai – chọn 100 6 19
PCH Dai Lai – không
chọn
550 4 12
Tổng số 1,100 11 32

Kết quả trên cho thấy rằng kỹ thuật cắt hom của Queensland hiệu quả gấp 3 lần số với của Việt
nam (trung bình 32% so với 11%).
Khi đem so sánh kết quả của các xuất xứ khác nhau, cho thấy các xuất xứ của Queensladn (PEE
x PCH, PCH x PCC và PCH – Qld) có tỷ lệ trung bình là 60% so với 2 xuất xứ PCH của Đại Lải
(13%).
Nếu đem gộp cả tỷ lệ sống của vườn vật liệu (bảng 3) và t
ỷ lệ sống của chồi với nhau, thì nhận
thấy, nhóm cây lai PEE x PCH F2 của Queensland nếu được cắt chồi với kỹ thuật của
Queensland thì sẽ cho kết quả tốt nhất. Mô hình thông lai PEE x PCH F2 10 tuổi ở gần Ba Vì (đã
có trong báo cáo mốc 8 của dự án CARD) cũng đã nhấn mạnh việc so sánh giữa các xuất xứ
khác nhau, đưa ra những nhận định lạc quan về cây lai PEE x PCH đời F2 rất thích hợp với lập
đị
a tại miền bắc Việt Nam.
Ở một thí nghiệm khác về ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến tỷ lệ sống của cây hom đã
được thử nghiệm cho 2 loại thông khác nhau. Kết quả (ở bảng 6) cho thấy không có sự khác
nhau về tỷ lệ sống giữa 2 công thức: có chất kích thích và không có chất kích thích. Như vậy, có
thể thấy, không cần phải sử dụng chất kích thích trong giâm hom thông. Kết quả này cũng gi
ống
như kết quả thí nghiệm đã được tiến hành ở Queensland cho loài thông lai. Cũng trong thí
nghiệm tại Queensland, hom của cây lai PEE x PCH F2 cũng tốt hơn nhiều so với PCH địa
phương.







Page 8 of 11
Table 6: Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến tỷ lệ sống của hom sau 6 tháng tại Ba Vì.


Số lượng/ tỷ lệ sống
Xuất xứ Số lượng chồi đem
giâm hom
Không dùng IBA 1% IBA
PEE x PCH (Qld) 150 88 (59%) 95 (63%)
PCH x PCC (Qld) 150 101 (67%) 91 (61%)
PCH – Dai Lai chọn 100 27 (27%) 20 (20%)
Tổng cộng 400 216 (54%) 206 (52%)
Trong lần đánh giá vườn ươm Ba Vì vào tháng 10 năm 2007 (ảnh 13 đến ảnh 17) nhận thấy rằng
thành phần ruột bầu quá ẩm ướt và luôn giữ quá nhiều nước ở bên trong bầu. Nên giảm lượng
nước tưới và nếu có thể, cần cải tiến thay thế loại thành phần ruột bầu khác, ít giữ nước hơn. Và
khi cây con đã ra rễ, cần được đưa ngay ra nơi có đủ ánh sáng.
3.2 Vườn ươm FRC và các thí nghiệm v
ề giâm hom ở Phù Ninh.
Attachment E là những hình ảnh khác nhau về cắt hom, giâm hom tại Phù Ninh.
Ảnh E1 đến E9 được chụp vào tháng 5 năm 2007, 1 năm sau khoá đào tạo tại Queensland và
trước khoá đào tạo tại Việt Nam. Nhìn chung, cây hom phát triển tốt, tuy nhiên, sau khi cây ra rễ,
cần được đưa ra nơi có đủ ánh sáng để cây có thể phát triển tốt.
Sau những gợi ý này, cán bộ của FRC đã xây dựng một diện tích nhỏ có đủ ánh sáng, đặt ngay
bên cạnh nhà có mái che để đảm bả
o sự phát triển của cây hom sau khi chúng bắt đầu ra rễ.
Ảnh E10 đến E17 (tháng 11 năm 2007) là hình ảnh về khu vực có đủ ánh sáng cho cây hom.
Cho đến nay, đã tiến hành thu chồi được 3 lần, bảng 7 là kết quả tóm tắt số lượng chồi trung bình
thu được ở mỗi cây, và tổng số chồi đem giâm hom, tỷ lệ sống tính đến tháng 10 năm 2007. Tỷ
lệ sống của 2 nhóm cây lai và PCH (Đại lải, có chọn lọc) khá cao. Mặt khác, khó có thể gi
ải
thích được sự khác biệt khá rõ rệt giữa tỷ lệ sống của xuất xứ PCH (Đại Lải, có chọn lọc) là 62%
so với 2 xuất xứ PCH còn lại (trung bình là 18%).
Table 7: Cắt chồi và giâm hom ở FRC cho các xuất xứ thông khác nhau.

Xuất xứ Số lượng chồi
từ mỗi cây

Số lượng chồi
cắt được và
giâm hom
Số lượng cây
hom còn sống
Tỷ lệ sống
PEE x PCH (Qld) 17.44 445 342 77%
PCH x PCC (Qld) 19.6 200 135 68%
PCH Dai Lai – chọn lọc 28.6 360 223 62%
PCH Dai Lai – không chọn 26.5 540 91 17%
PCH (Qld) – không chọn 26 600 112 19%
Tổng cộng

2145 903 42%
Page 9 of 11
3.3 Vườn ươm tại Đà Lạt
Attachment F cho thấy những hình ảnh khác nhau về quá trình giâm hom và cây con lớn lên tại
Đà Lạt.
Hình ảnh F1 đến F4 (tháng 10 năm 2006) cho thấy kết quả của lần giâm hom đầu tiên. Cũng
giống như tại các vườn ươm khác, cây hom được tứơi quá đẫm và không được đưa ra nơi có đủ
anh sáng sau khi hệ rễ đã hình thành. Không nên đặt cây con trực tiếp lên mặt đất vì sự thoáng
khí quanh hệ rễ là mộ
t yếu tố quan trọng để cây con phát triển.
Ảnh F5 đến F8 (tháng 5 năm 2007) là những hình ảnh nổi bật về việc thu hái chồi và giâm hom
từ vườn vật liệu ở Cam Ly (trong khoá đào tạo diễn ra tại Đà Lạt)
Ảnh F9 đến F12 (tháng 12 năm 2007) thể hiện quá trình phát triển của cây hom cho đến bây giờ.
Cho đến bay giờ, phần lớn cây trong vườn vật liệu vẫn sống. Đã thu chồi và giâm hom 3 lần như

trong bả
ng 8. Bốn loại thành phần ruột bầu khác nhau cũng đã được thử để đánh giá hiệu quả
của chúng đến tỷ lệ ra rễ. Bảng 9 cho thấy tỷ lệ ra rễ của cây con sau 5 tháng tuổi.
Bảng 8: Lịch sử của thu hoạch chồi và giâm hom ở Cam ly , Đà Lạt
Ngày thu chồi và giâm hom Số lượng chồi trung
bình của mỗi cây
Số hom đem giâm
Tháng 9, 2006 3 - 5 1,200
Tháng 5, 2007 8 - 9 3,000
Tháng 10, 2007 10 - 20 5,000

Bảng 9: Tỷ lệ ra rễ sau 5 tháng giâm hom của các loại hỗn hợp ruột bầu khác nhau

Hỗn hợp ruột bầu Tỷ lệ ra rễ sau 5 tháng
100% đất mặt 73%
50% đất mặt: 50% vỏ càphê phân huỷ 70%
1/3 đất mặt : 1/3 vỏ càphê phân huỷ: 1/3 cát mịn 60%
50% đất mặt: 50% cát mịn 63%
Chưa có thí nghiệm về giâm hom cho các loài thông khác nhau ở Đà Lạt.

4.0 Kết luận
Từ việc xây dựng và quản lý đối với 3 vườn nhân giống thông ở Việt Nam, có thể đưa ra những
kết luận ban đầu và gợi ý như sau:
1. Vị trí của vườn vật liệu cần chú trọng đảm bảo khả năng thoát nước tốt để hạn chế sức nóng.
Ở những nơi có nhiệ
t độ cao, cần phải có mái che tạm thời để ngăn cây không bị đốt nóng.
2. Nếu tiến hành xây dựng lại vườn vật liệu ở Ba Vì hoặc ở Phù Ninh, cần cải thiện hệ thống
thoát nước tốt trước khi trồng.
Page 10 of 11
3. Nhóm cây lai PEE x PCH có khả năng sống tốt hơn so với PCH ở phía Bắc. Ở Ba Vì, không

nên xây dựng vườn vật liệu cho PCB và PCH x PCB.
4. Sử dụng chất kích thích ra rễ không làm tăng tỷ lệ ra rễ.
5. Khi thu chồi để giâm hom, chồi phải được giữ ẩm, nhưng không quá ướt. Chế độ tưới linh
hoạt nên được sử dụng để đảm bảo mỗi khu vực không bị quá khô hoặc quá ướ
t.
6. Tiếp tục đánh giá lựa chọn loại hỗn hợp ruột bầu có chi phí thấp, đặc biệt ưu tiên chọn loại
có khả năng thoát nước tốt.
7. Tránh cắt tỉa, vệ sinh cây trong vườn vật liệu vào giai đoạn quá nắng, nóng và ẩm mùa hè để
hạn chế nguy cơ tấn công của sâu bệnh hại.
8. Cây con cần được di chuyển đến nơi có nhiều anh sáng ngay khi hệ
rễ bắt đầu phát triển.

5.0 Liên lạc
Quản lý dự án
Phía Việt Nam Phía Queensland
Mr Phi Hong Hai
Phó giám đốc
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 84 (0) 4 8389 813
Fax : 84 (0) 4 836 2280
Mr Ian Last
Quản lý
Tổ chức trồng rừng bang Queensland
P O Box 1339
GYMPIE, Queensland, 4570
AUSTRALIA

Ph: 61 (0) 754 820 891

Fax: 61 (0) 7 5482 3430

Pilot Nurseries
Địa điểm Lãnh đạo/giám đốc Quản lý
Cam Quy, Ba Vi
HA TAY
Mr Nguyen Dinh Hai
Trạm trưởng
Trạm thực nghiệm Ba Vì
Mr Mai Trung Kien
Trạm phó
Trạm thực nghiệm Ba Vì
FRC, Phu Ninh
PHU THO
Mr Ha Van Huy
Giám đốc
Viện nguyên liệu giấy
(Đơn vị của Tổng công ty giấy
Việt Nam)
Miss Vu Thi Tho
Cam Ly, Dalat
LAM DONG
Mr Hua Vinh Tung
Giám đốc
Trung tâm nghiên cứu thực
nghiệm lâm sinh Lâm Đồng
Mr Pham Trong Nhan


Page 11 of 11

×