Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thiết lập vườn ươm và đào tạo để nâng cao hiệu quả chất lượng cây giống và thử nghiệm các mô hình trồng Macadamia tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam - Báo cáo MS11 " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.66 KB, 26 trang )


Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn


Hợp tác về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn




037VIE05
Thiết lập vườn ươm và đào tạo để nâng cao hiệu quả chất lượng
cây giống và thử nghiệm các mô hình trồng Macadamia
tại 3 tỉnh phía Bắc Việt Nam

Báo cáo MS11
Phần 1, 2, & 3


Phần 1. Xuất bản nghiên cứu/ Báo cáo kỹ thuật về các kết quả tạm thời từ các khu
trồng khảo nghiệm các loại giống hạt Macadamia (Ít nhất là 10 loại giống cây trồng
tại 3 tỉnh).

Phần 2. Báo cáo về việc đánh giá các loại giống cây trồng hiện có.

Phần 3. Quy trình nghiên cứu và quản lý, bao gồm việc phân công trách nhiệm đối
với việc duy trì quản lý, phân tích và báo cáo về
các khu trồng khảo nghiệm các loại
giống macadamia.


Người viết Báo cáo: Ông Martin Novak


Với sự hỗ trợ của GS. Hoàng Hòe, ông Kim Wilson và ông Kim Jones


Tháng 6 năm 2010


1
Mục lục

1. Thông tin về tổ chức ______________________________________________________3
2. Tổng quan về Báo cáo giai đoạn 11__________________________________________5
3. Tóm tắt báo cáo _________________________________________________________6
4. Giới thiệu & bối cảnh_____________________________________________________7

5. Phần 1. Xuất bản nghiên cứu/ Báo cáo kỹ thuật về những kết quả tạm thời từ các khu
trồng khảo nghiệm các loại giống Macadamia (ít nhất là 10 loại giống cây tại 3 tỉnh).
_________________________ 8

5.1 Các báo cáo về những kế
t quả tạm thời từ các khu trồng khảo nghiệm các loại
giống Macadamia. ____________ 9
5.2 Những nhận xét chung về các khu trồng khảo nghiệm căn cứ trên các báo cáo
tiến độ năm 2008________________________________________________________11
5.3 Đề xuất về sử dụng quy định trồng khảo nghiệm của Úc ____________________12
5.4 Nhận xét chung về các điểm trồng khảo nghiệm căn cứ trên các báo cáo tiến độ
năm 2010 ______________________________________________________________12
6. Phần 2. Báo cáo về việc đánh giá các giống cây hiện có.________________________12
6.1 Nghiên cứu khảo nghiệm giống của FSI ________________________________12
6.2 Nghiên cứu khảo nghiệm giống của WASI ______________________________15
6.3 Nghiên cứu khảo nghiệm giống của các nhà nghiên cứu Trung Quốc ________18

6.4 Nghiên cứu khảo nghiệm giống của các nhà nghiên cứu Thái Lan___________20
6.5 Nghiên cứu khảo nghiệm giống của các nhà nghiên cứu Nam Phi.___________23

7. Phần 3 Quy trình nghiên cứu và quản lý, bao gồm việ
c phân công trách nhiệm đối với
việc duy trì quản lý, phân tích và báo cáo về các khu trồng khảo nghiệm các loại giống
Macadamia. 24
7.1 Nghiên cứu về các giống Macadamia ___________________________________25
7.2 Tiêu chí lựa chọn những giống Macadamia tốt nhất và phù hợp ____________25

8. Các bước tiếp theo ______________________________________________________26
9. Kết luận _______________________________________________________________26


2
Các phụ lục đính kèm

Phụ lục 1 - Điểm trồng khảo nghiệm Văn Linh
Phụ lục - 1.1 Báo cáo khu trồng khảo nghiệm Văn Linh, tháng 5/2008
Phụ lục 2 - Điểm trồng khảo nghiệm Ba Vì.
Phụ lục 2.1 - Báo cáo khu trồng khảo nghiệm Ba Vì, tháng 5/2008.
Phụ lục 3 - Điểm trồng khảo nghiệm Yên Thủy.
Phụ lục 3.1 - Báo cáo khu trồng khảo nghiệm Yên Thủy nă
m 2008.
Phụ lục 4 - Kế hoạch trồng khảo nghiệm của Công ty Vinamaca

Phụ lục 5 - Các điểm trồng khảo nghiệm ở Úc.

Phụ lục 6 - Báo cáo đầy đủ của FSI.


Phụ lục 7 - Báo cáo đầy đủ của WASI.

Phụ lục 8 - Các báo cáo của Trung Quốc.

Phụ lục 9 - Báo cáo của Thái Lan.

Phụ lục 10 - Báo cáo về giống Macadamia của Nam Phi.

Phụ lục 11 - Các quy trình nghiên cứu của Úc.

Ph
ụ lục 12 - Các số liệu so sánh về khí hậu giữa Úc và Việt Nam.

Phụ lục 13 - Báo cáo bằng hình ảnh về các khảo nghiệm giống của dự án




3
1. Thông tin về tổ chức
Tên dự án
Thiết lập vườn ươm và đào tạo để nâng cao
hiệu quả chất lượng cây giống và thử nghiệm
các mô hình trồng Macadamia tại 3 tỉnh phía
Bắc Việt Nam
Cơ quan đại diện phía Việt Nam
Trung tâm Môi trường, Du lịch và Phát triển
(CETD)
Lãnh đạo nhóm Dự án Việt Nam
GS Hoàng Hoè

Cơ quan đại diện phía Úc
Hiệp hội Trang trại Lâm nghiệp Á Nhiệt đới
Nhân sự phía Úc
Martin Novak, Kim Wilson
Ngày bắt đầu thực hiện
01 tháng 01 năm 2006
Ngày kết thúc (theo dự án gốc)
31 tháng 12 năm 2008
Ngày kết thúc (thay đổi)
15 tháng 12 năm 2010
Giai đoạn báo cáo
6 tháng


Các địa chỉ liên lạc
Tại Úc: Trưởng nhóm
Tên:
Martin Novak
Điện thoại:
61 2 66895027
Chức vụ:
Chủ tịch
Fax:
61 2 66895227
Tổ chức
Hiệp hội Trang trại Lâm
nghiệp Á Nhiệt đới
Email:



Tại Úc: Liên lạc hành chính
Tên:
Valda Mitchell
Điện thoại:
61 2 66284372
Chức vụ:
Cán bộ hành chính
Fax:
61 2 66284386
Tổ chức
Hiệp hội Trang trại Lâm
nghiệp Á Nhiệt đới
Email:



Tại Việt Nam
Tên:
Hoàng Hòe
Điện thoại:
04 8642670, 04 7560233
Chức vụ:
Giám đốc
Fax:
04 7560233
Tổ chức
CETD
Email:





4
2. Tổng quan về Báo cáo giai đoạn lần thứ 11





















3. Tóm tắt báo cáo
14 giống Macadamia đã được lựa chọn cho 3 điểm trồng khảo nghiệm thuộc dự án. Các loại
giống này bao gồm 10 giống tốt nhất của Úc và 4 giống tốt nhất của Trung Quốc, bao gồm
264, 344, 741, 849, 816, 842, 814, A4, A16, A38 (từ Úc) và GY1, 695, 900, OC (từ Trung
Quốc). Các gi

ống bổ sung của Úc cũng đã không được chuyển tới vào năm 2008, bao gồm
A203, A268 và Daddow và đã được đưa vào các điểm khảo nghiệm mới.

Các điểm trồng khảo nghiệm ban đầu được thiết lập tại 3 tỉnh Ba Vì, Hòa Bình và Lạng Sơn –
là vùng cận nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam trong năm 2007 và 2008. Năm 2009, một điểm
trồng khảo nghiệm mới được thiết l
ập ở Đắk Lắk và đã minh chứng được cao nguyên là một
vùng đất hứa hẹn nhất cho phát triển Macadamia ở Việt Nam. Các điểm khảo nghiệm mới ở
Vùng Tây nguyên đã được lên kế hoạch vào năm 2010.

Ông Craig Hardener and ông Kim Wilson – những người có nhiều kinh nghiệm trong khảo
nghiệm các loại giống ở Úc - đã thiết kế các điểm trồng khảo nghiệm ở Việt Nam. Do khuôn
khổ thời gian củ
a dự án bị hạn chế, cho đến nay, chưa có đủ các số liệu đánh giá về các loại
giống. Cần phải mất 6 đến 7 năm để có được các số liệu đầy đủ và phải mất 15 đến 20 năm để
có thể đánh giá đầy đủ được loại giống nào phù hợp, mang lại sản lượng nhân hạt cao.

Về khía cạnh nào đó, các điểm trồng khảo nghi
ệm của FSI và WASI có vai trò quan trọng
trong việc đưa ra các chỉ số ban đầu về những loại cây giống tiềm năng. Các số liệu về sự phát
triển của cây, hoa, hạt, sản lượng hạt trong vỏ là những loại số liệu được quan tâm, tuy nhiên
số lượng và chất lượng nhân hạt sẽ là những nhân tố quyết định đối với việc lựa chọn giống.
Điều này sẽ
đòi hỏi phải có nhiều thời gian và có một quá trình như việc phát triển ngành
công nghiệp.

Phần 1. Xuất bản nghiên cứu/ Báo cáo kỹ thuật về các kết quả tạm thời từ các khu trồng
khảo nghiệm các loại giống hạt Macadamia (Ít nhất là 10 loại giống cây trồng tại 3 tỉnh).
14 loại cây đã được trồng ở các khu khảo nghiệm thuộc 4 tỉnh Ba Vì, Hòa Bình, Lạng Sơn
và Đắk Lắk. Ngoài ra, các khu trồng khảo nghiệm của FSI và WASI cũng được xem xét

trong báo cáo này.

Phần 2. Báo cáo về việc
đánh giá các loại giống cây trồng hiện có.
Vì sản lượng của nhân hạt là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá các giống cây, kết
quả của các điểm khảo nghiệm 3 năm của dự án sẽ không còn quá quan trọng đối với 3
đến 4 năm tới. Các điểm trồng khảo nghiệm của FSI và WASI – những nơi đang cung cấp
nhân hạt sẽ là những điểm để
đánh giá. Các điểm khảo nghiệm giống tổng thể ở Úc đã
cung cấp những đánh giá về các loại cây cho đến nay. Các điểm khảo nghiệm khác ở
Trung Quốc, Thái Lan, Hawaii và Nam Phi cũng bổ sung thêm những đánh giá.

Phần 3. Quy trình nghiên cứu và quản lý, bao gồm việc phân công trách nhiệm đối với
việc duy trì quản lý, phân tích và báo cáo về các khu trồng khảo nghiệm các loại giống
Macadamia. Hiệp hội Macadamia của Việt Nam cùng với các tổ
chức nghiên cứu đã cùng
tham gia, theo đó áp dụng cách tiếp cận của Úc và Nam Phi. Các tiêu chí lựa chọn về
chọn lựa cây được nêu chi tiết trong báo cáo này.

5
Việc phát triển ngành công nghiệp Macadamia ở Úc đã cho những kinh nghiệm quan trọng
đối với việc phát triển những giống cây tốt nhất. Ý tưởng về một giống cây Macadamia “xuất
sắc”, đáp ứng các yêu cầu có thể là một khái niệm hay mang tính mục tiêu nhưng không chắc
xảy ra trong thực tế. Nếu một loại cây được xem là hợp thời vụ và chỉ biến thể theo địa điểm
thì cầ
n phải lưu ý câu “cây nào, vụ nấy theo vùng phù hợp”.

Do vậy, ý tưởng xác nhận những giống cây phù hợp với Việt Nam cần được tiếp cận một cách
nhạy bén. Có thể có giá trị đối với việc xem xét xác nhận các vườn ươm trong việc sản xuất
các giống cây có chất lượng phù hợp với môi trường và các điều kiện, trong khi vẫn phát triển

các giống cây mới và được cải tạo giống.

Thông tin về các loại giống thu thập được từ nghiên cứu và thực tiễn ở Úc, Hawaii, Nam Phi,
Trung Quốc và Thái Lan tiếp tục được xem xét như là kết quả của dự án trong việc hỗ trợ hợp
tác giữa những người quan tâm đến ngành công nghiệp Macadamia trên toàn cầu. Các báo cáo
liên quan đến vấn đề này được đính kèm trong báo cáo này. Sự hợp tác này cần tiếp tục được
duy trì trong suốt thời gian dự án, cùng với Hiệp hội Macadamia ở Việt Nam và các t
ổ chức
nghiên cứu.

Nghiên cứu và quản lý các điểm trồng khảo nghiệm giống cần đặt mục tiêu xác định và phát
triển các loại cây mà sẽ nâng cao năng suất cây trồng, lợi nhuận và tính bền vững. Quy trình
nghiên cứu và quản lý, kể cả việc phân công trách nhiệm đã ngày càng tiến bộ theo từng giai
đoạn của dự án và điều này cần được duy trì cho sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Đây s
ẽ là trách nhiệm quan trọng của những người quan tâm đến ngành công nghiệp
Macadamia – những người đại diện cho Hiệp hội Macadamia của Việt Nam và sự ủng hộ của
những đơn vị nghiên cứu và của Bộ NN & PTNT nhằm đảm bảo cho sự phát triển của ngành
công nghiệp này. Báo cáo này có đính kèm các quy trình nghiên cứu và quản lý chi tiết và các
kết quả phát hiện đối với việc trồng khảo nghiệm giống được xây dự
ng và thực hiện tại Úc và
Nam Phi.


4. Giới thiệu và bối cảnh.

Các loại giống Macadamias trồng mang tính thương mại đã được phát triển từ Macadamia
integrifolia and Macadamia tetraphylla. Đây chỉ là những loại Macadamia mang tính thương
mại và ngành công nghiệp thế giới dựa vào những loại giống và cây ghép từ 2 loại này.
Ngành công nghiệp thương mại của Úc và Hawaiian trồng phần lớn loại M.integrifolia, ở

Trung Quốc, Nam Phi và New Zealand trồng chủ yếu loạ
i M. tetraphylla. Nói chung, thị
trường thế giới chuộng loại integrifolia hơn vì màu nhân hạt trắng hơn. Những người trồng
Macadamia thích loại đó vì hạt tự rụng từ trên cây và các nhà chế biến cũng ưa chuộng giống
này vì hạt tròn hơn và vỏ dày hơn.

Lịch sử của việc sử dụng hạt cây Macadamia là những người thổ dân Úc, tuy nhiên việc lựa
chọn được các loại giống cây phù hợp cho đến ngày nay là t
ừ đầu thế kỷ 19 khi người Châu
Âu đến định cư ở vùng Bắc NSW và vùng đông bắc Queensland. Cây tự nhiên thuộc vùng
cận nhiệt đới của miền đông Úc và lúc đó những người nông dân trồng trồng giống cây này
với quy mô nhỏ - họ là những người đầu tiên lựa chọn những cây có sản lượng NIS cao nhất.

Ngày công nghiệp Hawaiian bắt đầu trên cơ sở nhập hạt giống từ Úc vào những n
ăm 80
(Trochoulias 1989). Những lần giới thiệu quan trọng được thực hiện vào cuối thế kỷ 19 bởi
W.H. Purvis (1881), Anh em nhà Jordan (1892) và Ban Nông nghiệp (1881-1895) (Shigeura
& Ooka 1984). Van Tassell là người tiên phong trong ngành công nghiệp của Hawaiian,
người đã vượt qua rất nhiều trở ngại để thành lập được Công ty nhân hạt Macadamia vào năm

6
1922 – công ty đầu tiên dám thử trồng những vườn Macadamia với hàng ngàn cây vì mục
đích kinh doanh (Agropress 3/94).
Ngành công nghiệp thương mại của Hawaii đã được thành lâp sớm hơn và với quy mô lớn
hơn so với ở Úc. Việc phát triển ngành công nghiệp Macadamia ở Hawaii rất được Chính phủ
khuyến khích. Việc phát triển ngành công nghiệp này phần lớn dựa vào nỗ lực của các nhà
khoa học ngành nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Viện khảo nghiệm liên
bang và Viện khảo nghiệm nông nghiệp Hawaii (HAES) thuộc Trường Đại học tổng hợp
Hawaii (Shigeura & Ooka 1984). Nghiên cứu của HAES là lời giải đáp cho các giống tiêu
chuẩn của ngành công nghiệp này ở cả Úc và Hawaii.


Năm 1936 đánh dấu sự khởi đầu của việc ghép cành thành công ở Hawaii và điều này đã dẫn
tới việc lựa chọn các loại giống cây phù hợp phục vụ cho việc ghép cây làm kinh doanh. Tình
cờ, họ đã phát hiệ
n ra tầm quan trọng của việc khoanh vỏ cành trước khi cắt cành để ghép.
Đây là công việc chính đươc tiến hành từ năm 1937 đến 1939 cho 60.000 cây ghép để đánh
giá. Kết quả là lựa chọn 62 cây ghép và trồng ở 4 vườn thử nghiệm trên 4 đảo.
Trong suốt những năm 1940, TS. Storey bắt đầu đánh giá những loại cây này so với những
loại cây khác, phần lớn quá trình khảo nghiệm được tiến hành tại Nhà máy thuộc Công ty
Đường Honokaa. Cuối cùng, đế
n năm 1948, TS. Storey đã được tặng thưởng về việc xác định
được giống đối với 5 sự lựa chọn và 2 lựa chọn nữa vào năm 1952. Những lựa chọn đó là
Ikaika (HAES 333), Kohala (386), and Pahuu (425), tất cả từ vườn cây của Van Tassel tại Mt.
Tantalus. Sau đó Kakea (508) đã chọn ở Honolulu năm 1936, Keauu (660) từ vườn cây
Deschmanda tại Kauai và Keahou (246), và cho thụ phấn từ Vùng biển Kona.

Sự nhạy bén của các nhà kinh doanh Mỹ và việc phát triển trồng cây Macadamia
ở Hawaii đã
là cơ sở quan trọng cho việc phát triển ngành công nghiệp Macadamia trên khắp thế giới. Chỉ
đến giữa những năm 1990 ngành công nghiệp Úc mới bắt kịp ngành công nghiệp của Hawaii
– nước dẫn đầu về ngành công nghiệp này trong cả lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất.

Cây Macadamia vốn dĩ là sản xuất kinh doanh có thể phát triển và đa dạng đã được hỗ trợ bởi
Norman Greber ở Úc, người đ
ã hoàn thiện cách ghép mặt đơn giản cách mà ngày nay vẫn áp
dụng (Power 1982). Việc phát triển này có thể giúp dòng vo tính của các giống cây, do vậy
một cây tốt nhất có thể được nhân giống nhằm đảm bảo có một vườn đồng bộ.

Việc kinh doanh và hoạt động chế biến đầu tiên, có tổ chức ở Úc được phát triển bởi gia đình
Angus (và các công ty trang trạng khổng lồ của Mac ở Úc có nguồn gốc từ nhà chế biến gia

đình Angus) – mà đã bắt đầu trong khoảng thời gian Thế chiến thứ hai.

Những nhà sản xuất và chế biến có quy mô lớn đầu tiên ở Úc là Nhà máy tinh chế đường
Commonwealth (C.S.R) Các đồn điền Macadamia của Úc (M.P.A.) và Các đồn điền Gray,
những người vào những năm 1960 và 1970 đã đem lại cho ngành công nghiệp này những
triển vọng trong tương lai lâu dài. Đó là sự phát triển kinh doanh, mang lại những động lực
cho cả những ngườ
i trồng cây và các nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều người tiên phong –
những người, bằng những cách khác nhau đã giúp cuộc sống của những người trồng cây
Macadamia trở nên dễ dàng hơn, ví dụ như Greber, Cottram, Hesslewood, Gowen, Ainsbury,
Spooner và Bell.

Ngành công nghiệp của Úc chỉ phát triển theo sau việc nhân rộng những dòng vô tính tốt nhất
của Hawaii. Trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp của Úc dựa phần lớn vào những giống
cây đã được phát triển ở Hawaii, ví dụ như các gi
ống: HAES 246 (Keauhou), HAES 344
(Kau), HAES 741 (Mauka) và HAES 660 (Keaau) được trồng phần lớn ở các vườn cây. Tuy
nhiên, với sự phát triển các giống cây ở Úc trong những năm gần đây, ví dụ như các giống:

7
Hidden Valley A4 và A16 được phát triển bởi Henry Bell, phần lớn các vườn cây mới đều
trồng lẫn các loại giống của Úc và Hawaii. Trong khuôn khổ Dự án, một số giống thuộc
Hidden Valley đã được trồng khảo nghiệm, bao gồm A4, A 16 và A38. Để có thêm chi tiết về
các loại giống của Hawaiian và Úc, tham khảo Phần 2, mục 6 dưới đây của báo cáo và các
phụ lục 5 và 10.

Việc phát triển các giống mới cũng đang được th
ực hiện ở Trung Quốc, Nam Phi, Brazil và
Thái Lan. Một số thông tin về công việc này được đề cập chi tiết ở Phần 2, mục 6 dưới đây
của báo cáo và trong các tài liệu nghiên cứu đính kèm. Để biết thêm chi tiết về quá trình phát

triển và các số liệu về các loại giống của Trung Quốc, Thái Lan và Nam Phi, tham khảo các
Phụ lục 8, 9 và 10.



5. Phần 1. Xuất bản nghiên cứu/ Báo cáo kỹ thuật về các kết quả tạm thời
từ các khu trồng khảo nghiệm các loại giống hạt Macadamia (Ít nhất là 10
loại giống cây trồng tại 3 tỉnh).


14 giống Macadamia đã được lựa chọn để trồng ở 3 điểm trồng khảo nghiệm của dự án. Các
giống này bao gồm 10 giống tốt nhất của Úc và 4 giống tốt nhất của Trung Quốc. Cụ thể: 264,
344, 741, 849, 816, 842, 814, A4, A38 và A16 là những giống của Úc. Những giống Guy
Yan1, 695, 900 và OC được lựa chọn từ Trung Quốc.

Các điểm trồng khảo nghiệm ban đầu được thiết lập
ở 3 tỉnh là Ba Vì, Hòa Bình và Lạng Sơn
(năm 2007 và 2008) – là những tỉnh thuộc vùng cận nhiệt đới ở miền Bắc Việt Nam. Năm
2009, một điểm trồng khảo nghiệm mới được thiết lập tại Đắk Lắk và đã minh chứng rằng
vùng cao nguyên là vùng đất hứa hẹn nhất cho việc trồng Macadamia ở Việt Nam.

Ông Craig Hardener và ông Kim Wilson – những người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc
khảo nghiệm các lo
ại giống ở Úc đã thiết kế các điểm trồng khảo nghiệm. Do khuôn khổ thời
gian của dự án hạn hẹp, đến thời điểm này vẫn chưa có đủ các số liệu đánh giá toàn diện các
loại giống. Phải cần 6 đến 7 năm mới có được các số liệu đầy đủ và 15 đến 20 năm để có thể
đánh giá đầy đủ xem loại giống nào phù hợ
p cho việc sản xuất ra nhân hạt có chất lượng cao.

Phần lớn các thông tin đều dựa vào các số liệu ban đầu có trong 3 báo cáo kỹ thuật khảo

nghiệm giống dưới đây phần [5.1] và các nghiên cứu sâu của FSI và WASI về khảo nghiệm
nghiên cứu giống trong phần [6]. Thông tin đánh giá tốt được lấy từ báo cáo của các cộng tác
viên dự án Trung Quốc và Thái Lan, cũng như từ nghiên cứu của Nam Phi trong phần [6]


5.2 Báo cáo về kết quả tạm thời từ các khảo nghiệm giống hạt Macadamia.

Dự án đã hỗ trợ thiết lập 3 điểm trồng khảo nghiệm ở Vân Linh, Ba Vì và Yên Thủy.
Thêm 2 điểm trồng khảo nghiệm mới đã được thiết lập ở Đắk Lắk vì mục tiêu phát triển
Macadamia đã xem xét vùng cao nguyên.

Điểm khảo nghiệm Vân Linh – các kế hoạch khảo nghiệm (tham khảo Phụ luc A1 và
các hình ảnh trong A13)

Mật độ – 7m x 4m, 14 giống, 5 cây / giống (3 loại đã được theo dõi), nhân gi
ống 4 lần
Yêu cầu đối với cây, 14 giống x 5 x 4 = 280

8
Các cây đệm = 108, tổng cộng 388 cây, tổng diện tích = 1.1 ha.
(Thông tin chi tiết, tham khảo Phụ lục 1.1 Báo cáo khảo nghiệm tháng 5 năm 2008 –
các báo cáo chi tiết được chuẩn bị trước khi dự án được mở rộng, tháng 12/2008)
Những tiến bộ đạt được tới thời điểm tháng 10/2008
0.62 Ha đã được trồng, tháng 3/2007, 5m x 4m = 500 cây / Ha. 312 cây đã được trồng.
Ghi chép sự phát triển của cây 3 tháng/ lần, Ghi chép cách bố trí và các loại giống trồng
khảo nghiệm
Cây đòi hỏi phải bón nhiều phân hơn.

Những tiến bộ đạt được tới thời điểm 02/8/2010
Điểm khảo nghiệm và vườn ươm Vân Linh (Canh).

Điểm khảo nghiệm 1: 47 cây giống H2 + 741cây (đã được trồng năm 2003) 7 tuổi.
- Cây phát triển tốt, khoảng cách giữa các cây 3m x 3m quá khít ( H = 5m)
- Thu hoạch 120kg NIS (2009)
- Dự kiến thu hoạch 150 kg NIS (2010)

Điểm khảo nghiệm 2: đã trồng cây vào tháng 11/2007
- Cây phát triển tốt (60%) loại giống H2, 5M - 3,0M, 40% cây có vẻ phát triển
không được tốt lắm.
- Có một số cây cho ra quả sớm (cây 3 tuổi), hạt có kích thước to.
- Sơ đồ điểm trồng khảo nghiệm đã được gửi vào năm 2008.

Điểm trồng khảo nghiệm Ba Vì – kế hoạch khảo nghiệm (tham khảo Phụ lục A2 và các
hình ảnh trong A13)

Mật độ – 7m x 4m, 14 loại gi
ống, 10 cây / giống (8 cây đã được theo dõi), Nhân giống 4
lần.
Yêu cầu đối với cây, 14 giống x 10 x 4 = 560, các cây đệm = 102, Tổng số 662 cây
Tổng diện tích = 1,85 ha.
(Thông tin chi tiết, tham khảo Phụ lục 2.1 Báo cáo khảo nghiệm tháng 5 năm 2008 –
các báo cáo chi tiết được chuẩn bị trước khi dự án được mở rộng, tháng 12/2008)

Những tiến bộ đã đạt được tới thời điểm tháng 10/2008
0.85 Ha. Được trồng vào tháng 01/2007, 4m x 2.5m = 1000 cây / Ha, 825 cây đã được
trồng.
Ghi chép về các bố trí và các loại giống trồng khảo nghiệm, ghi chép về các loại chi phí.

Những tiến bộ đã đạt được tới thời điểm 14/01/ 2010
Điểm khảo nghiệm 1:
- 240 cây thuộc 19 giống (của Úc và Trung Quốc), cây 5-6 năm tuổi, trông phát

triển tốt. H = 6-7 M. Lá xanh.
- Đã thu hoạch tháng 10/ 2009, tổng số hạt là 250 kg, 119 kg NIS. [So sánh với
điểm khảo nghiệm của trang trại ông Thu ở huyện Krông Năng, t
ỉnh Đắk Lắk,
cây 6 năm tuổi, tổng thu hoạch là 600 kg NIS. (Phụ lục 12). Điều này cho thấy
sự khác biệt về khí hậu, chất đất và việc chăm sóc mang lại ảnh hưởng đáng
kể.

Điểm khảo nghiệm 2:
- Năm 2007 đã trồng 1.000 cây, hiện nay H = 2 - 3m, 50% cây phát triển tốt, số
cây còn lại phát triển không được tốt lắm.

Điểm khảo nghiệm 3:

9
Tháng 1/ 2008 đã trồng 2 Ha (660 cây) ở Ba Vì, khoảng 50% cây phát triển tốt
H = 2 - 2,5 M, lá xanh.


Những tiến bộ đã đạt được tới thời điểm tháng 3/ 2010

Các điểm khảo nghiệm
− Đã trồng cây trên diện tích 1 ha vào năm 2007 & đã có hoa.
− 600 cây được trồng vào năm 2008, 50% phát triển không được tốt.
− Năm 2009 thu hoạch từ 400 cây cho sản lượng 250 kg NIH, 119 NIS được sử dụng
làm hạt giống
− Thời gian ra hoa là vào tháng 4. 695 cây ra rất nhiều hoa.
− Nhìn chung không có nhiều hạt do thiếu nước và dinh dưỡng.
− Sẽ thu thập thêm số liệu về sản lượng hạt, tính toán về sự ra hoa và quả.
− Nhiều cây bị chết ở điểm khảo nghiệm 3.

− Việc bón 1 kg phân NPK x 2 pa sẽ chưa được tiến hành và bổ sung thêm 5 -10 kg
phân hữu cơ.

Những tiến bộ đạt được tới thời điểm tháng 7/2010
Có một số cây ở điểm khảo nghiệm 3 cho ra quả sớm sau khi cho ra hoa nhiều vào
tháng 3 và tháng tư (những cây được trồng vào năm 2008)

Yên Thủy – kế hoạch khảo nghiệm (Tham khảo Phụ lục A3 và các hình ảnh trong A13)

Mật độ – 7m x 4m, 14 loại giống, 10 cây/ gi
ống (8 cây được theo dõi), nhân giống 4 lần.
Yêu cầu đối với cây, 14 giống x 10 x 4 = 560, các cây đệm = 128, tổng số cây 688
Tổng diện tích = 1,9 ha.
(Thông tin chi tiết, tham khảo Phụ lục 3.1 Báo cáo khảo nghiệm tháng 5 năm 2008 –
các báo cáo chi tiết được chuẩn bị trước khi dự án được mở rộng, tháng 12/2008)


Những kết quả đã đạt được đến thời điểm tháng 10/ 2008
Điểm trồng khảo nghiệm Yên Thủy, mới trồng vào Mùa xuân 2008

Những kết quả đã đạt được đến thời điểm tháng 7/ 2010

Vườn ươm Yên Thủy: (Yên)
Điểm trồng mới trên diện tích 2 ha (Yên 01 ha, Đức 01 ha) (600 cây)
Tiếp tục ươm 4.000 cây ghép

Điểm trồng khảo nghiệm giống của Công ty Vinamaca. (Kế hoạch khảo nghiệm tham khảo
Phụ lục 4)

Vườn Ka Mang, xã Deliza

Huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk
Tổng diện tích 1,3 ha, kể cả
tường bao khu trồng khảo nghiệm

Điểm khảo nghiệm
Chuyển từ vườn ươm Yên Thủy, tháng 11/ 2009
360 cây ghép, phần lớn đã được gắn biển tên.
Cần che phủ xung quanh cây.
Cần kiểm tra dây đeo biển tên nếu không dây sẽ quấn vòng quanh cây.

10
Màu sắc và cây trông có vẻ phát triển tốt.


5.3 Nhận xét chung đối với các điểm trồng khảo nghiệm dựa trên những kết
quả đã đạt được đến tháng 10/2008.


Không xuất hiện sự khác biệt đáng kể nào giữa các giống tại giai đoạn này.
Điều rất quan trọng là tất cả thông tin được ghi chép giống nhau.
Các biểu ghi chép chuẩn đều đã được phân phát.
Tất cả các cây cần được uốn nắn để cải thiện hình dáng cây.
Cải thiện chương trình dinh dưỡng.
Đảm bảo các loại giống cây phải được xác định đúng và cẩn thận, do vậy duy trì vi
ệc đeo
biển tên.


5.4 Đề xuất đối với việc nhân bản các khảo nghiệm giống của Úc (Phụ lục 5)


Theo dõi và đánh giá những nội dung sau:
1. Sự phát triển của cây, đường kính thân cây, đường kính tán lá.
2. Sản lượng của 1 cây và trên 1 m
2
, tỷ lệ nhân hạt.
3. Tình hình sâu bệnh và dịch bệnh, trên khắp diện tích.

Điều quan trọng là các nhà nghiên cứu Việt Nam thu thập các loại số liệu này, tuy nhiên
số liệu thứ 2 là số liệu quan trọng nhất để lựa chọn những giống cây tốt nhất.

Cũng cần xem xét, nghiên cứu các loại giống của Trung Quốc, Thái Lan và Nam Phi được
đề cập phía dưới. Tuy nhiên, chưa nên thừa nhận những giố
ng cây mà các nhà nghiên cứu
ở các khác đề xuất sẽ phù hợp ở Việt Nam. Đề xuất của một số tổ chức nghiên cứu về 1
loại cây trồng nào cũng cần phải được xem xét thông qua quá trình giám sát và phân tích
lâu dài.

5.5 Nhận xét chung về các điểm khảo nghiệm dựa trên các báo cáo tiến độ
năm 2010.


Việc thu thập số liệu cần phải được ghi chép theo các các biểu mẫu ghi chép chuẩn và
phải được chia sẻ với Hiệp hội Macadamia của Việt Nam và các tổ chức nghiên cứu liên
quan.

Vấn đề là các biểu mẫu ghi chép đã không còn được duy trì sử dụng và/ hoặc chia sẻ vì
nhóm dự án đã không nhận được bản sao nào.

Còn quá sớm để đưa ra những kết luận đúng đắn về việ
c lựa chọn giống, do vậy, các loại

giống cần tiếp tục được theo dõi.

Việc nghiên cứu tại các điểm khảo nghiệm và giữa các điểm khảo nghiệm cần được duy
trì. Ví dụ, tiến hành trồng xen và bón phân chỉ trên 1 phần diện tích của khu khảo nghiệm
để thấy được những sự biến đổi mà không cần thiết phải tiến hành trên cả khu khảo
nghiệm giống.

11


6. Phần 2. Báo cáo đánh giá các cây trồng hiện tại.

Vì sản lượng nhân hạt là nhân tố quan trọng nhất trong việc đánh giá các giống cây, do vậy,
kết quả của các cây 3 năm tuổi được trồng trong các điểm khảo nghiệm của dự án sẽ không có
ý nghĩa cho 3 đến 4 năm tiếp theo. Các điểm khảo nghiệm thuộc FSI và WASI – những nơi
đang sản xuất nhân hạt – có thể được sử dụng cho việc đánh giá. Các khảo nghiệm giống tổng
hợp ở Úc đưa ra những cơ hội tốt nhất để đánh giá các loại cây cho tới nay. Các khảo nghiệm
khác ở Trung Quốc, Thái Lan, Hawaii và Nam Phi cũng bổ sung thêm thông tin cho việc
nghiên cứu này.


6.1 Các kết quả nghiên cứu về khảo nghiệm giống của FSI.

Các trích đoạn báo cáo tại Hội thảo FSI tại Đắk Lắk năm 2009 (Phụ lục 6: báo cáo đầy
đủ của FSI)

FSI đã và đang thử nghiệm các loại giống tại 16 điểm trồng khảo nghiệm thuộc 6 tỉnh. FSI đã
thu thập được hàng loạt các số liệu về tỷ lệ sống, sự phát triển, tỷ lệ ra hoa và quả. Các bảng
biểu dưới đây là các ví dụ về
các loại số liệu đã thu thập được từ các điểm khảo nghiệm tại Ba

Vì và Đắk Lắk.

Sự phát triển của các giống Macadamia tai Ba Vì và Hà Tây.

Do
(cm)
H (m) Dt (m) Tỷ lệ cây ra quả năm 2008 (%)
Tên
giống
Tỷ lệ
sống
(%)
X V% X V% X V% Thấp Trung bình Cao
Daddow 100 8,8 25,5 3,8 18,8 3,5 26,0 40,0 20,0 20,0
246 93,7 8,5 10,9 4,1 8,3 3,1 10,7 0 50,0 50,0
842 93,7 8,5 13,3 3,8 9,1 2,9 19,3 20,0 40,0 40,0
NG8 100 8,3 16,2 4,2 6,2 2,7 20,0 - - -
344 93,7 8,2 16,7 4,9 13,8 2,8 24,7 40,0 20,0 0
849 87,5 8,1 11,1 4,8 11,9 3,1 14,6 14,3 0 42,8
741 93,7 8,1 14,6 4,2 9,9 2,8 14,9 50,0 16,6 16,6
856 87,5 8,2 22,0 4,6 13,6 2,7 22,8 - -
816 100 7,7 17,9 4,6 11,1 2,7 17,6 16,6 0 50,0
0C 93,7 6,2 21,1 3,2 19,5 2,5 9,3 25,0 50,0 25,0
ĐC 1 93,7 5,6 32,3 4,1 25,9 2,7 30,6 33,3 33,3 0
ĐC 2 93,7 4,9 24,5 3,6 23,5 2,1 29,1 0 0 60,0
TB 94,2 7,59 4,15 2,7

F calculate 3,45 6,23 13,65
F
,05

look at the
table
2,89 2,89 2,89

Sự phát triển của các giống Macadamia tại Krông Năng, Đắk Lắk.


12
Do (cm) H (m) Dt (m)
Tỷ lệ cây ra quả nă
m
2008 (%)
Tên
giống
Tỷ lệ
sống
(%)
X V% X V% X V% Thấp Trung
bình
Cao
800 87,5 13,4 100 4,4 100 3,0 100 - - 100
741 93,7 11,7 9,7 4,1 23,5 3,3 8,0 - 33,4 66,6
849 93,7 10,8 6,9 3,6 22,9 2,7 47,5 - 20 80
816 100 10,4 11,8 4,6 14,9 3,2 19,3 0 0 57,1
842 93,7 9,2 100 4,2 100 3,8 100 - - 100
246 93,7 9,1 31,6 4,4 14,9 3,7 22,2 5,9 5,9 70,6
OC 100 8,4 17,3 4,0 16,2 3,2 23,7 19,6 8,7 63,0
ĐC1 93,7 8,4 17,3 4,2 16,2 3,1 23,7 55,8 23,5 2,9
TB 94,5 10,17 4,18 3,25
F calculate 19,26 4,06 4,80

F
,05
look at
the table
3,73 3,73 3,73




Nghiên cứu của FSI cho thấy rằng các giống đều phát triển tốt ở Việt Nam. Các kết quả chính
được đưa vào báo cáo, cụ thể như sau:

Kết luận

− Tại Đồng Hới (Quảng Bình), các giống Macadamia bao gồm: OC, 741, 816 và 246 phát
triển tốt và tỷ lệ đậu quả cao.
− Tại Krông Năng, Đắk Lắk, các giống Macadamia bao gồm 842, 800, 849, 246, 741 và OC
phát triển tốt và tỷ lệ đậu quả cao.
− Tại Mai Sơn, Sơn La, các giống Macadamia bao gồm: OC và 246 phát triển tốt và tỷ lệ
đậu quả cao.
− Tại Đrắk Pao, Đắk Nông, các giống Macadamia bao gồm: 816, OC, NG8, MC2 và A800,
phát triển tốt.
− Tại Đại Lải, Vĩnh Phúc, các giống Macadamia bao gồm: 816, 246, OC, A800 và Daddow,
phát triển tốt.
− Tại Ba Vì, cây Macadamia nảy chồi từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Cây ra hoa từ tháng
3 đến tháng 4, đậu quả từ cuối tháng 4 đến tháng 6, quả chín và rụng từ tháng 11 đến
tháng 12. Độ dài của hoa là từ 11,1 đến 21,6. Số lượng hoa là từ 226 đến 453, tỷ lệ đậu
quả là 0,02 đến 1,6%. Kích thước quả là từ 2,8 đến 3,2 cm.
− Có sự khác biệt về thời gian ra hoa, do vậy cần trồng các giống cây có cùng thời gian ra
hoa với nhau. Điều này sẽ giúp các cây thuộc giống khác nhau dễ dàng thụ phấn cho nhau

và tăng tỷ lệ đậu quả. Đối với những vườn cây có sản lượng cao, chúng ta nên trồng các
cây thuộc các loại giống khác nhau.
Loại giống 900 – giống 856 – giống 842 - giống 246 - giống 344.

13
Loại giống 800 - giống 788 – giống 816 - giống H2.
Loại giống NG8 - giống 800 – giống 856 - giống OC - giống Daddow - giống 816.
Loại giống 741 - giống OC - giống Daddow - giống 816 - giống 849

Bảng dưới đây cho thấy sự khác biệt về kích cỡ quả Macadamia

Đối với các loại giống: 344, 816 và 900


Kích thức quả theo ngày/ tháng



14
6.2 Các kết quả nghiên cứu về khảo nghiệm giống của WASI.

Nghiên cứu giống Macadamia của WASI.

Nghiên cứu của WASI tập trung vào sự phát triển và sản lượng hạt của các giống từ Trung
Quốc và Thái Lan. Nghiên cứu mới sẽ bao gồm một số giống lựa chọn của Úc. Dưới đây là
một số trích đoạn quan trọng về các loại giống lấy từ một báo cáo được trình bày tại Hội thảo
Macadamia tại Đắk Lắk năm 2009. (Báo cáo đầy đủ
được đính kèm trong phần phụ lục).

Nghiên cứu, lựa chọn các giống Macadamia trong vườn nhóm

Từ năm 2002 đến 2009, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông – Lâm nghiệp Tây nguyên đã đưa về
trồng tại Viện 5 giống cây của Trung Quốc (H2, 508, OC, 814 và 344), 6 giống cây của Thái
Lan (H2, 508, 246, 344, 741 và 660), 8 giống của Úc trên diện tích 1,5 ha. Mật độ trồng là
400 cây/ ha để nghiên cứu. Các tiêu chí lựa chọn là sản lượng, chất lượng hạt và khả năng
phát triể
n.
Tập đoàn giống macadamia có nguồn gốc từ Trung Quốc

Biểu 1: Sinh trưởng của các giống macadamia
ĐK gốc (cm) ĐK tán (cm) Chiều cao (cm)
Tên giống
TB CV% TB CV% TB CV%
H2 14,9 10,2 447 7,8 547 6,9
508 15,7 14 444 11,5 550 10,3
3.1 OC 13,3 8,8 349 14,3 425 18,9
814 12,7 13,4 348 18,9 518 8,4
344 13,1 17,9 384 21,9 500 6,1
TB 13,9 12,8 394,4 14,8 416,3 10,1

Sau 6 năm trồng các giống macadamia trồng tại Viện sinh trưởng khá tốt: đường kính
gốc của các giống biến động từ 12,7 đến 15,7 cm; đường kính tán biến động từ 348 đến 447
cm; chiều cao cây biến động từ 425 đến 547 cm. Trong đó nhận thấy giống H2 và 508 sinh
trưởng tốt hơn so với các giống còn lại, giống OC sinh trưởng thấp nhất. Nhìn chung các
giống đều có mức độ sinh trưởng chiều cao cây lớn hơ
n so với đường kính tán.



15
Đặc điểm về quả của các giống macadamia


Sau 6 năm trồng tất cả các giống đều ra hoa kết quả. Tuy nhiên khả năng đậu quả và trọng
lượng quả của các giống bước đầu cho thấy có sự khác nhau. Giống H2 có số quả đậu/gié cao
nhất (7 quả) trong khi đó giống 508, OC, 344 và 814 có số quả đậu/gié chỉ từ 2-4 quả. Nhìn
chung các giống có quả hình tròn, khi chín vỏ quả màu xanh. Trọng l
ượng 100 hạt của các
giống biến thiên từ 660 đến 915 gam, trong đó nhận thấy giống OC có cỡ hạt lớn nhất, các
giống còn lại có cỡ hạt trung bình.




Tên giống Quả/thân cây Hình dạng quả
Màu sắc quả
chín
Trọng lượng của
100 hạt (g)
H2
7
Tròn
Xanh 700
508
2
Tròn
Xanh 660
OC
4
Tròn
Xanh 915
344

4
Tròn
Xanh 750
814
3
Tròn
Xanh 700

16


Năng suất và chất lượng hạt của một số giống macadamia
Qua bảng 4 cho thấy năng suất quả của các giống macadamia sau 6
năm trồng có sự khác nhau. Giống H2 mặc dầu số gié quả/cây
không cao nhưng ngược lại số quả đậu /gié cao nên năng suất trung
bình là 3,43 kg/cây. Giống OC số quả đậu trên gié không cao,
nhưng số gié quả/cây cao và cỡ hạt lớn nên năng suất trung bình đạt
4,18 kg/cây. Gi
ống 508 có năng suất thấp nhất (1,58 kg/cây). Tỷ lệ
nhân của 3 giống biến động từ 28,4 đến 35,2%, trong đó nhận thấy
giống OC có tỷ lệ nhân rất cao (35,2%).


Tập đoàn giống macadamia có nguồn gốc từ Thái Lan
Bảng 5: Sinh trưởng của các giống macadamia

ĐK gốc (cm) Chiều cao (cm) ĐK tán (cm)
Tên giống
TB CV% TB CV% TB CV%
H2 7,1 16,3 366,1 15,9 247,8 17,2

508 6,6 9,6 360 11,7 208 10,1
660 4,95 27,0 270,5 18,8 143,3 25,2
344 6,0 13,8 319,1 17,6 168,3 18,9
741 6,2 2,4 386,6 12,0 171,6 7,3
246 6,4 16,1 355,7 20,7 176,4 34,1
TB 6,2 14,2 343 16,1 185,9 18,8
Variety

Số quả
đậu/gié

Số gié có
quả/cây

Tổng số
quả/cây
Trọng lượng
hạt (g)

Năng suất
(Kg/cây)
TL nhân
(%)
H2
7
70
490 7 3,43 30,5
508
3
80

240 6,6 1,58 28,4
OC
4
115
460 9,1 4,18 35,2

17
Sau 3 năm trồng các giống macadamia nhập nội từ Thái Lan sinh trưởng tốt, đường kính gốc
trung bình 6,2 cm, chiều cao cây trung bình 343 cm và đường kính tán trung bình 185,9 cm.
Trong đó nhận thấy các giống H2, 741, 246 sinh trưởng trội hơn các giống 508, 660, 344 cả
về chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán. Nhìn chung vườn cây sinh trưởng bình
thường, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại nghiêm trọng trên các giống này.

Kết luận
− Các giống macadamia nhập nội từ Trung Quốc sau 6 năm trồng sinh trưởng khá tốt.
Nhìn chung các giống đều ra hoa và kết quả. Tỷ lệ cây ra hoa của các giống đạt 100%,
hiện tại 3 giống có tỷ lệ ra hoa và đậu quả cao là H2, 508 và OC


Bước đầu cho thấy giống OC là giống khá phù hợp với điều kiện sinh thái tại Đăk Lăk.
Đây là giống có tiềm năng năng suất cao, cỡ hạt lớn, ít sâu bệnh và đặc biệt có bộ tán cân
đối, vững chắc, chịu hạn tốt và thích nghi được với điều kiện thời tiết ở Tây Nguyên.

− Các giống macadamia nhập nội từ Thái Lan sau hơn 3 năm trồng sinh trưởng tốt. Hiện
tại chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại nguy hiểm.

6.3 Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm giống của các nhà nghiên cứu Trung
Quốc.

Các giống của Trung Quốc


Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã rất tích cực trong việc phát triển và lựa chọn các guống
cây phù hợp với các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Một trong những giống đó là Guy Yan 1 hay
Gui Re 1 đã được trồng khảo nghiệm trong dự án. Dưới đây là các trích đoạn quan trọng từ 2
báo cáo nghiên cứu của Trung Quốc

Giống GUI RE 1 Hao đã được trồng ở Trung Quốc và được xem là giống tốt nhất. Giống này
đã được đưa vào khảo nghiệm trong khuôn khổ dự án này. Dưới đây là đoạn trích quan trọng
nói về giống cây này trong báo cáo được trình bày tại Hội thảo tại Đắk Lắk năm 2009 (Phụ
lục 8.1 8.2 – Các báo cáo đầy đủ)

Nghiên cứu Macadamia tại Long Châu về cải thiện các loại giống Macadamia đã mang lại kết
quả cho việc phát triển giống cây Gui Re 1 Hao.

Trạm Nhân giống Viện Nghiên cứu cây trồng Cận nhiệt
đới Guangxi bắt đầu nghiên cứu và
trồng hạt Macadamia từ những năm 1980. Trong nhiều năm qua, tiến hành lựa chọn các loại
giống và nay đã lựa chọn các giống tốt đã được cải tiến “Gui Re 1 Hao”.

Loại giống cải tiến này cho ra quả sớm hơn và bền vững, vụ mùa bội thu. Các hạt có kích
thước đồng đều và sản sinh các chùm quả như nhau, do vậy rất dễ thu hoạch.


Đối chiếu chất lượng với những giống hạt Macadamia khác
Trọng lượng quả tươi:Kg
Giống
Năm
660 788 OC H2 GUI RE 1
Hao
2004 10.31 9.75 30.64 20.33 30.55


18
2005 6.37 8.51 22.89 13.62 32.48
2006 18.42 23.42 27.95 18.75 31.83
2007 17.67 14.00 38.39 39.42 42.40

Ghi nhớ 1: 15 thuộc các giống được trồng;
Ghi nhớ 2: Trồng để đối chiếu các giống được thực hiện từ năm 1994.

Đặc tính của giống Gui Re 1 Hao

Đặc tính thực vật
Ngọn cây thuộc giống Gui Re 1 Hao có hình bán nguyệt. Thân cây và các cành chính màu
xám và nâu. Đỉnh có hình bán cầu. Lá cây màu xanh và có lông trong 1 số lượng nhỏ. Do vậy,
nhìn nó giống như làn sóng nhỏ. Cuống lá dài khoảng 1 cm. Phiến lá dài khoảng 10 đến 14
cm. Hoa nhỏ, có màu trắng sữa, mọc thành chùm trên cành. Chùm hoa dài khoảng 14 đến 17
cm, g
ồm 130 đến 160 bông hoa.
Hạt quả hình tròn, có điểm trắng ở đáy, nối với ống. Do vậy, vỏ láng mịn, sáng và có 1 vài
hoa văn và vết lõm rõ ràng.
Giai đoạn vật hậu học
Không hoàn toàn có giai đoạn ngừng nghỉ, cây nảy mầm cao nếu nhiệt độ phù hợp. Ở Long
Châu, cây có thể nảy chồi 4 đến 6 lần/ năm. Cây ra lộc trong khoảng 10 ngày cuối tháng
giêng. Giữa tháng 3, hoa nở. Hoa tàn vào 10 ngày đầu tháng tháng 4. Cây rụng quả sinh lý
đầ
u tiên vào đầu và giữa tháng 5, lần thứ hai vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Vào giữa tháng
9, quả chín.

Hàng năm, Gui Re 1 Hao phù hợp để ghép vào tháng giêng và tháng hai. Theo công nghệ
ghép cây mới nhất, tỷ lệ thành công đạt 90%. Vào năm thứ hai, trung bình cây cao khoảng

173 cm, độ dày trung bình của thân là 2,67 cm. Cây bắt đầu đậu quả vào năm thứ 3. Tỷ lệ sản
xinh hạt là 54%, nhân hạt là 37%, hạt loại 1 chiếm khoảng 99%. Hạt có kích cỡ đồng đều.
Trọng lượng trung bình của hạt có vỏ là 9,2 gram. Cây ghép giố
ng Gui Re 1 Hao có thể đậu
quả vào năm thứ 3 và vào năm thứ 10, sản lượng trung bình của 1 cây có thể đạt trên 15kg.

Dưới đây là những đoạn trích quan trọng từ một báo cáo có tiêu đề “Nghiên cứu Macadamia ở
Trung Quốc” của GS. Lu shaozhong, Viện Nghiên cứu cây trồng Nhiệt đới Nam Trung Quốc,
Zhanjiang đã được trình bày tại Hội thảo Macadamia ngày 24/10/2007 tại Ba Vì, Hà tây.

Sự khác nhau về sản lượng Macadamia giữa Trung Quốc, Hawaii và Úc

Năm 5 6 7 8 9 10 11

Trung Quốc kg/cây 0,7 1,4 2,5 3 6,5 2,4 6,6
kg/Ha 272 514 937 1116 2465 905 2475
Hawaii kg/cây 2,2 4,7 10,8 17,2 23,5 29,5 35,4
kg/Ha 393 824 1884 2982 4080 5100 6120
Úc kg/cây 1 2 4 6 8 10 12
kg/Ha 250 500 1000 1500 2000 2500 3000

Các giống được lựa chọn để trồng ở Trung Quốc:

(1)H2, tự lựa chọn (O.C)

(2)344, 788, 695, 333

Năm 1994, qua nghiên cứu cho thấy Trung Quốc có thể trồng Macadamia thành công. Chất
lượng nhân hạt có thể đạt ở mức trung theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.


19

6.4 Kết quả nghiên cứu về khảo nghiệm giống của các nhà nghiên cứu Thái
Lan.

Các giống Macadamia ở Thái Lan

Các đoạn trích từ tài liệu “Các giống Macadamia ở Thái Lan” (Phụ lục 9) do Uthai
Noppakoonwong, Pichit Sripinta, Chatnapa Khomarwut và Manop Hantawee, Trung tâm
nghiên cứu Nông nghiệp Hoàng gia Chiềng Mai biên soạn.

Nghiên cứu của Thái Lan tập trung vào việc lựa chọn các giống cây có sản lượng cao và chất
lượng hạt tốt. Khảo nghiệm sản lượng giống và thử nghiệm địa bàn được thực hiện ở một số
vùng của Thái Lan. 10 loại cây, 8 giống của Hawaii và 2 giố
ng của Úc đã được lựa chọn để
trồng ở 15 điểm có độ cao và miền khí hậu khác nhau vào năm 1984. Kết quả cho thấy rằng 3
giống cây từ Hawaii: Haes660, Haes741 và Haes508 phát triển tốt nhất, có sản lượng cao và
chất lượng hạt tốt. Các giống cây này đã chính thức được Bộ Nông nghiệp Thái Lan đổi tên
lần lượt thành Chiangmai 400, Chiangmai 700 và Chiangmai 1000 và công bố là loại cây
trồng. Tất cả các giống cây này phù hợp với các vùng cao phía Bắc c
ủa Thái Lan và những
vùng có độ cao trên 700m so với mặt biển. Việc lựa chọn dòng Macadamia vô tính từ cây
ghép những giống tốt của nước ngoài cũng được thực hiện.

Cây 660 (CM400) 741 (CM700) 508 (CM1000)
Hạt có vỏ Nhỏ - TB TB Nhỏ - TB
Hạt/Kg 175-190 135-150 148-170
Quả/hoa 5-12 3-8 5-12
Hạt nhân (%) 34-42 32-39 32-39
Dầu (%) 93-100 88-99 84-100

Tỷ lệ thành công
(%)
35-41 31-37 30-38

Tỷ lệ thành công trung bình theo địa bàn khảo nghiệm từ 5-12 năm


Giống

Địa điểm/
Độ cao

Địa điểm/
Độ cao

Địa điểm/
Độ cao

Địa điểm/
Độ cao

Địa điểm
/
Độ cao

Địa điểm/
Độ cao

Địa điểm
/

Độ cao



CHR

FNG

DMS

KK

KW

WW

MCL


400 msl

450 msl

800 msl

800 msl

1300 msl

1300 msl


1300 msl
246

25.6

27.6

20.0

19.3

25.2

30.3

25.9

333

23.9

26.6

21.7

21.4

22.4


25.0

23.6

344

22.7

23.4

27.1

22.6

28.4

32.6

28.2

508

29.3

27.4

20.5

19.2


28.9

29.6

29.9

660

29.8

28.5

27.9

24.3

30.8

37.0

34.4


20
741

27.5

30.0


27.4

24.3

30.7

35.3

31.6

800

24.3

29.8

23.4

24.9

19.8

24.9

31.7

H2

26.7


27.7

22.6

21.4

25.8

30.0

25.3

HY

22.8

19.1

23.2

19.4

17.3

18.0

17.9

OC


29.0

26.6

27.3

29.8

28.9

30.1

30.9

Av

26.1

26.6

24.1

22.6

26.8

30.3

27.8




Tỷ lệ hạt nhân trung bình khảo nghiệm địa điểm từ 5-12 năm


Giống

Địa
điểm/ Độ
cao

Địa
điểm/ Độ
cao

Địa điểm/
Độ cao

Địa điểm/
Độ cao

Địa điểm/
Độ cao

Địa điểm/
Độ cao

Địa điểm/
Độ cao




CHR

FNG

DMS

KK

KW

WW

MCL



400 msl

450 msl

800 msl

800 msl

1300 msl

1300 msl


1300 msl

246

29.8

30.8

26.5

29.7

34.7

35.9

33.2

333

28.3

28.4

24.0

27.6

28.3


28.1

27.2

344

26.8

25.3

28.0

27.1

32.8

34.0

31.3

508

32.3

30.1

27.0

30.6


33.9

33.4

33.1

660

31.7

30.3

27.8

32.7

36.4

39.0

36.1

741

30.4

32.0

31.1


27.9

36.0

37.9

35.6

800

28.5

31.4

27.2

28.5

33.8

37.2

33.0

H2

29.0

29.7


28.2

28.4

29.3

31.5

29.0

HY

21.8

21.5

19.3

25.0

25.6

22.8

21.6

OC

32.3


29.6

31.2

32.2

31.7

31.5

32.8

Av

29.1

28.9

27.0

29.3

32.2

33.1

31.2






21
6.5 Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm giống của các nhà nghiên cứu Nam
Phi.

Dưới đây là những trích đoạn báo cáo về cây Macadamia của Nam Phi (Báo cáo đầy đủ trong
Phụ lục 10).
Đánh giá cây Macadamia tại Pietermaritzburg và việc xác nhận ở Nam Phi
P. Allan, Khoa học làm vườn, Đại học tổng hợp Natal, Nam Phi
Tóm tắt
Ban đầu, Macadamia được trồng ở Nam Phi là những cây Macadamia tetraphylla thực sinh,
đặc biệt là trong suốt giai đoạn đầu những năm 1960 (Allan, 1968; Reim, 1991). Tuy nhiên,
với kiến thức về cải thiện giống cây của M. integrifolia (Allan,1969a, b & c) và một số cây
ghép, cành ghép đã được nhập khẩu – có kiểm dịch vào Nam Phi trong suốt 35 năm qua. Trại
nghiên cứu Ukulinga, Trường Đại học Natal, Pietermaritzburg đã tiến hành đánh giá từ năm
1969. Các điểm khảo nghiệm giống đã
được thiết lập ở 5 vùng sinh thái khác nhau của Natal
(Allan, 1992), cũng như ở những vùng thảo nguyên thấp – hiện giờ là các tỉnh Mpumalanga
và Limpopo (Swanepoel và Hobson, 1999) và gần đây là ở KwaZulu/Natal (van Niekerk,
2001).

Những vấn đề trong việc phân biệt giữa các loại cây khác nhau đã dẫn tới việc phát triển các
giải pháp nhằm giúp xác định những giống cây khác nhau (Apostolides và Allan, 1997;
Simpson và Allan, 1998). Để tiếp tục hỗ trợ việc xác định các giống, một cuốn sách bao gồm
các hình ảnh nhiều màu v
ề các loại lá, hạt, hạt nhân, các chùm hoa và cây của 27 giống đại
diện ở Nam Phi và những giải pháp đã được xuất bản (Allan, 2001). Các kết quả đánh giá
giống cây tại Pietermaritzburg và mô tả ngắn gọn về các kỹ thuật xác định giống cây được
đưa vào tài liệu này.


Bảng. Các đặc điểm chất lượng cây Macadamia năm 2001-2003 và tỷ lệ thành công và sản lượng trung
bình năm 2003

Giống cây Khối
lượng
nhân hạt
TB (g)
% hạt
nhân
% hạt
nhân loại
1
% Tổng
số nhân
hạt
Tỷ lệ đánh
giá 2003
Sản lượng
kg/cây
2003
Tuổi
của cây
246 Keauhou 2.09
33.9
71.6
66 Tốt 21.7

294 Purvis 2.48 30.7 83.9 72 Xuất sắc 5.9 10
333 Ikaika 1.83 23.8 50.5 59

KÉM
16.1 30
344 Kau 2.14 27.8 71.2 64 Tốt 43.7 25
508 Kakea 2.28 32.6 67.4 60 Tốt 24.9 30
660 Keaau 2.30 35.6 86.3 63 Xuất sắc 27.1 30
695 Beaumont 1.59 34.3 47.2 59 Tốt 4.3 8-25
741 Mauka (1 năm)
781
2.84 2.82
33.9 36.8
77.6 68.7 63 68 Rất tốt 0.1 22.4 3 20
788 Pahala 2.39 36.8 83.2 72 Xuất sắc 34.6 20
789 (1 năm) 2.38
33.9
94.0 53 Xuất sắc 0.9 3
790 Dennison 2.00 27.8 71.2 74 Xuất sắc 4.7 20
791 Fuji 2.56 31.5 60.9 58
KÉM
19.2 20
792 (chỉ trong 2002) 2.65 32.6 89.0 86 Tốt 0.1 5
800 Makai 2.43 32.9 77.7 66 Xuất sắc 16.6 10
812 mẫu nhỏ (1 năm) 2.24 39.0 96.7 50
KÉM
0.1 3
814 1.97 31.7 84.0 57 Tốt 24.5 7
816 2.72 35.1 68.3 72 Tốt 26.1 15

22
834 2.57 30.7 90.4 80 Xuất sắc 16.5 7
837 mẫu nhỏ (1 năm) 2.00 32.4 71.4 71 Tốt 0 3

842 (1 năm) 2.55 35.2 98.0 58 Tốt 0.8 3
849 3.29 44.6 76.9 75 Tốt 0.7 3
863 mẫu nhỏ (1 năm) 3.33 38.1 70.8 25 Xuất sắc 0 3
887 2.61 41.5 89.8 72 Xuất sắc 5.3 7
Nelmak 2 3.39 37.7 68.1 52 Tốt 18.7 25
A 4 A 16 (1 năm)
Daddow (1 năm)
UNP-F 3
3.10 3.38
2.52 2.42
41.0 37.0
29.4 34.2
89.1 87.5
97.5 82.0
64 76 48
60
Rất xuất
sắc
1.4 2.90.1
1.4
3 4 3
10

7. Phần 3. Quy trình nghiên cứu và quản lý, bao gồm việc phân công trách
nhiệm đối với việc duy trì quản lý, phân tích và báo cáo về các khu trồng
khảo nghiệm các loại giống Macadamia.

Nghiên cứu và quản lý các khảo nghiệm giống cần tập trung vào việc xác định và phát triển
các giống cây mà sẽ cải thiện sản lượng, lợi nhuận và sự bền vững. Các quy trình nghiên cứu
và quản lý, bao gồm việc phân công trách nhiệm đã mở ra những mối quan hệ hợp tác trong

suốt quá trình dự án và điều này nên tiếp tục được duy trì cho sự phát triển của ngành công
nghiệp Macadamia. Đây sẽ là vấn đề quan trọ
ng nhất và trách nhiệm quan trọng của những
người tham gia ngành công nghiệp này – những người đại diện cho Hiệp hội Macadamia Việt
Nam (MAV) và sự hỗ trợ của các tổ chức nghiên cứu và Bộ Nông nghiệp nhằm đảm bảo cho
sự phát triển của ngành công nghiệp này là những nhân tố chính. Báo cáo này gồm các phụ
lục là các quy trình quản lý và kết quả nghiên cứu chi tiết về các khảo nghiệm giống đã được
thiết kế
và thực hiện tại Úc và Nam Phi. (Phụ lục 5, 10 và 11). Tùy thuộc vào MAV trong
việc chỉ định Ủy ban Nghiên cứu và phát triển Macadamia đưa ra các ưu tiên nghiên cứu và
cơ cấu quản lý, với sự phối hợp của Bộ Nông nghiệp và hỗ trợ của các tổ chức nghiên cứu.
Bằng phương pháp hợp tác, dự án này đã hướng tới việc đề xuất và hỗ trợ mối quan hệ hợp
tác chặt chẽ gi
ữa các nhóm tham gia chính. Dự án cũng cung cấp những ví dụ cụ thể về mô
hình công nghiệp của Úc, cũng như tạo cơ hội xem xét các nước đang trồng Macadamia phát
triển ngành công nghiệp này như thế nào, đặc biệt là dưới góc độ nghiên cứu và phát triển.
Hiệp hội Macadamia ở Úc và Ủy ban Nghiên cứu và phát triển của Úc thành công trong việc
thúc đẩy và tham khảo các chương trình nghiên cứu xuất sắc, kể cả các khảo nghiệm giống
trên quy mô r
ộng. Họ đã có được hỗ trợ tài chính từ các thành viên, chính quyền địa phương
và chính quyền liên bang. Ngoài ra, họ cũng có sự hỗ trợ chuyên ngành của các tổ chức
nghiên cứu như CSIRO – nơi quản lý và tiến hành nghiên cứu trên cơ sở ưu tiên do AMS đưa
ra. Trang Web của AMS /> cung cấp thông tin chi tiết về viêc quản
lý và nghiên cứu đã tiến hành. Cũng có đường kết nối với các tổ chức tiến hành nghiên cứu và
hỗ trợ nghiên cứu.

7.1 Nghiên cứu về các giống Macadamia.

Sản lượng nhân hạt là nhân tố quan trọng nhất cho việc đánh giá và lựa chọn các giống tốt
nhất và phù hợp nhất đối với việc sản xuất hạt Macadamia kinh doanh.


Có rất nhiều giống cho s
ản lượng và chất lượng cao, do vậy các số liệu liên quan tới số lượng
và chất lượng của nhân hạt cần được thu thập qua các năm. Kinh nghiệm của Úc đã cho thấy
rằng cần có số liệu về sản lượng trong thời gian ít nhất là 7 năm để bắt đầu đánh giá chính xác

23
tiềm năng của cây trồng mới. Có thể có sự dao động đáng kể về sản lượng và chất lượng giữa
các giống, phụ thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu và sự khác biệt về mùa vụ.

Các nhân tố như sự sinh trưởng của cây, sự ra hoa và trọng lượng NIS không được ngành
công nghiệp Úc xem là quan trọng khi đánh giá các giống. Vấn đề quan tâm là sản lượng nhân
hạt/ 1 ha, tỷ lệ và chất l
ượng nhân hạt. Tỷ lệ nhân hạt là số liệu được dùng để đổi sản lượng
NIS sang sản lượng nhân hạt. Nó được thể hiện như trọng lượng của nhân hạt như tỷ lệ phần
trăm của trọng lượng NIS.

Dựa vào nghiên cứu và nhiều năm kinh nghiệm, Úc cũng thừa nhận rằng nên lựa chọn nhiều
giống tốt chứ không phải chỉ mộ
t giống để trồng. Khi đánh giá trong nhiều năm và giữa các
vùng, họ cũng phát hiện ra là không có giống Macadamia nào là siêu đẳng. Việc lựa chọn lẫn
lộn các giống tốt nhất (về sản lượng nhân hạt, tỷ lệ và chất lượng nhân hạt) được xem là các
yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào việc sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt và bền vững.
Nghiên cứu của Úc cũng
đã cho thấy rằng việc thụ phấn chéo giữa các giống khác nhau sẽ
góp phần vào việc tăng sản lượng. (Phụ lục 5 các giống trồng ở Úc).

7.2 Các tiêu chí lựa chọn giống Macadamia phù hợp nhất.

• Số liệu từ các khảo nghiệm giống dựa trên sản lượng, chất lượng và các phương pháp

quản lý phù hợp.

• Việc lựa chọn nên dựa vào tỷ lệ nhân hạ
t không vỡ cao, với tỷ lệ nhân hạt loại 1 đạt
trên 96%. Nhân hạt nên có màu đều, hình dạng tròn, ngay cả khi được sấy. Tỷ lệ nhân
hạt không vỡ nên khoảng trên 35% và đồng đều theo các năm, theo tỷ lệ cao, khoảng
trên 55% trong tổng số.

• Những đặc điểm mong đợi: cây chịu được gió, các cành không được sát vào nhau và
đậu quả sớm từ năm thứ 3 hoặc 4.

• Những sự khác biệt về
địa hình, cách thiết kế và hệ thống quản lý sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển của các giống cây.

• Khí hậu và các yếu tố thổ nhưỡng ảnh hưởng tới mỗi giống cây một cách khác nhau.

• Một số giống nên trồng xen trong các khu đất để giảm rủi ro và kéo dài thời gian thu
hoạch

• Xem xét thời gian thụ phấn và rụng hạt.

• Tính toán mật
độ trồng cây trên cơ sở kích thước cây (Cây tán rộng thì trồng thưa và
cây vút cao, hẹp tán thì trồng dày)

• Có thể xem xét tỷ lệ cao nhân hạt không vỡ trên diện tích 1 m2 vòm, đặc biệt đối với
việc trồng với mật độ cao. Điều này có thể cho biết về các sản lượng lâu dài.

• Có thể xem xét trồng mật độ dày đối với cây gốc ghép lùn.


• Một số giống không có những nét đặ
c trưng thì cần phải xem xét lại, cho dù nhìn
chung chúng có sản lượng tốt, cả về số lượng và chất lượng nhân hạt. (Ví dụ giống
741 và 344 dễ bị ảnh hưởng đối với sự phát triển thẳng đứng không bình thường

24
(AVG) dưới các điều kiện sinh trưởng thông thường. Một số giống như OC có “cành
sát vào nhau” có thể mất thêm chi phí thu hoạch.

• Không sử dụng những giống có khiếm khuyết như các cành sát vào nhau, màu sắc và
hương vị của nhân hạt kém, tỷ lệ nhân hạt loại 1 thấp và các giống cho hạt có đường
kính dưới 18 mm.

Những lưu ý chi tiết liên quan tới các tiêu chí lựa chọn này và các tiêu chí bổ sung thêm có
thể tham khảo trong phần ph
ụ lục 5, 10 và 11: các tài liệu nghiên cứu.


4. Các bước quan trọng tiếp theo
Vấn đề quan trọng là Hiệp hội Macadamia Việt Nam cần thành lập một Ủy ban Nghiên cứu
và Phát triển với sự tham gia tích cực của những người trồng Macadamia, các chủ vườn ươm,
các nhà chế biến, các nhà kinh doanh và nghiên cứu. Ủy ban này sẽ cần đặt ra các ưu tiên
nghiên cứu về những giống Macadamia tốt nhất, tối thiểu là dựa trên các tiêu chí mà báo cáo
này đã đặt ra. Nghiên cứu hiện nay về các giống cây cần được xem xét và ủng h
ộ trên cơ sở
những ưu tiên này. Các cơ cấu nguồn vốn hiện tại cũng cần được xem xét theo những ưu tiến
đó. Các số liệu từ các điểm khảo nghiệm giống của dự án cần được thu thập, phân tích và tăng
cường chia sẻ. MAV cần đảm bảo tiếp tục hỗ trợ tài chính.
Vấn đề quan trọng là những người tham gia từ khu vực tư nhân c

ũng tham gia vào quá trình
lựa chọn các giống và có sự phối hợp với các cơ quan nghiên cứu. Bằng nguồn tài chính, mục
tiêu và động lực của những người tham gia này sẽ là điểm quan trọng cho sự phát triển ngành
công nghiệp Macadamia ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Vấn đề công nhận các giống phải không làm cản trở sự phát triển bền vững của ngành công
nghiệp Macadamia. Ngành công nghiệp này ở Úc không bị ảnh hưởng gì do vi
ệc không có
xác nhận giống. Giờ đây, chỉ cần xem xét chứng chỉ của các vườn ươm, quan trọng là có thêm
nhiều giống mới được cải thiện cho ngành công nghiệp này trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Hiệp hội Macadamia Việt Nam và Bộ NN sẽ cần xây dựng chiến lược để giải quyết những
mối quan tâm chung và hỗ trợ ngành công nghiệp này tiếp tục phát triển trong tương lai.
9. Kết luận
Như là một kết quả trực tiếp của dự án, hiện nay Việt Nam đã có những giống Macadamia
thương mại tốt nhất được khảo nghiệm tại hơn 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam và vùng tây nguyên.
Xin chân thành cảm ơn các cộng tác viên đã cung cấp cành ghép của các giống lựa chọn cho
việc khảo nghiệm này và để trồng ở các địa bàn dự án. Các cộng tác viên đó đến từ Úc, Trung
Quốc, Thái Lan và đã cung c
ấp 14 trong tổng số 17 giống đang được khảo nghiệm.

Rất tiếc thời gian khảo nghiệm quá ngắn nên không thể có được những khuyến nghị có giá trị
về những giống nào thích hợp nhất đối với Việt Nam. Cần phải có thêm 2 đến 3 năm nữa để
bắt đầu có được các số liệu ban đầu về loại giống nào là phù hợp nhất. Hiện nay, chưa có
thông số cho các loạ
i giống về các nhân tố ảnh hưởng tới cây Macadamia như sự sinh trưởng
và sức khỏe của cây (có thể đánh giá được), mà các số liệu này thường về vấn đề quản lý và
sự khác biệt về khí hậu.

FSI và WASI đang tiến hành một số công việc tốt trong theo dõi các điểm khảo nghiệm tại 10
tỉnh. Các số liệu và kết quả từ việc khảo nghiệm các giống (đặ
c biệt là những giống được

×