NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIÁ THỂ PHÙ HỢP ĐỂ TRỒNG DƯA CHUỘT
(Cucumis sativus L.) TRONG NHÀ LƯỚI CÓ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
TƯỚI NHỎ GIỌT RtW (Run to waste) TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ
(2005 – 2006)
Evaluation of RtW hydroponic system and growing media for greenhouse
Cucumber (Cucumis sativus L.) for the Vietnamese horticultural industry
(2005 – 2006)
ThS. Phạm Mỹ Linh
ThS. Ngô Thị Hạnh
PGS.TS. Trần Khắc Thi
TS. Nguyễn Quốc Vọng
Summary
In Vietnam, cucumber belongs to the short – term fruity vegetable group, which could be
grown in several crops per year. A part from being consumed in the forms of fresh and processing
products domestically, cucumber fruit is also an important exported commodity with the increasing
quantity and turnover. This crop could be harvested in several times having long harvesting
duration that could be both harvesting and maintaining (fertilizer side dressing, pesticide spraying)
at the same time with the very short separate duration between the last fertilizer side
dressing/pesticide spraying and fruit harvesting. Therefore, this is the vegetable product that still
makes consumers consider its safety level. Vegetable growing in general and cucumber growing in
particular in a clean media in nethouses with drip irrigation application is a popular method in
many countries in the world. The clean media are “coconut coir dust”, bagasse, rice straw, etc. In
advanced/developed countries like Australia, they have to import coconut coir dust from Sri Lanka.
If the coconut coir dust in Vietnam is used as growing media, it will be a new trend that not only
brings back a high income for coconut production industry and safe cultivated products, but also
significantly contributes to environmental improvement in coconut production areas.
One of the activities in the framework of CARD004/04VIE project funded by AusAID entitled
“Improving the safety and quality of Vietnamese vegetables through research and capacity building
in quality assurance, postharvest management and high technology protected cropping systems” is
conducting experiments on identification of suitable growing media for cucumber production in
nethouses using a drip irrigation method. These experiments were carried out at the Fruit and
Vegetable Research Institute located in Trauquy – Gialam – Hanoi. The results showed that growing
cucumber in Vietnamese cocopeat media gave good growth and development, high yield, good
quality and guaranteeing the standards on food safety and hygiene.
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khoẻ của con người và vật nuôi là xu thế
ưu tiên của nông nghiệp thế giới thế kỷ XXI. Trong số các loại rau trồng hiện nay, dưa chuột
(Cucumis sativus L.) là cây đứng thứ tư trên thế giới và châu Á về diện tích (2.377.888 ha năm
2003), đứng thứ ba về sản lượng thu hoạch (37,6 triệu tấn năm 2003). Sản phẩm sử dụng của dưa
chuộ
t là quả non, chủ yếu để ăn tươi, một phần cho chế biến nên càng đòi hỏi khắt khe về mức độ an
toàn vệ sinh thực phẩm.
Ở nước ta, dưa chuột thuộc nhóm rau ăn quả ngắn ngày, trồng được nhiều vụ trong năm và
trồng ở hầu khắp các vùng trong nước. Quả dưa chuột ngoài tiêu dùng trong nước ở dạng ăn tươi và
chế biến còn là mặt hàng xu
ất khẩu quan trọng với khối lượng và kim ngạch ngày càng gia tăng. Đây
là loại cây thu hoạch nhiều đợt, lại trong một thời gian dài, vừa thu hoạch vừa chăm sóc (bón thúc
phân, phun thuốc BVTV), thời gian cách ly giữa lần bón và phun thuốc cuối cùng với thu quả là rất
ngắn. Do vậy, đây là sản phẩm mà người tiêu dùng còn phân vân về mức độ an toàn của nó. Việc
xác định chất lượng sản phẩm bằng mắt thường là không thể
. Việc kiểm tra bằng lấy mẫu phân tích
có chi phí cao và lâu cho kết quả. Trồng rau nói chung và dưa chuột nói riêng trên nền giá thể sạch
trong nhà lưới có sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt là phương pháp trồng trọt phổ biến của nhiều nước
trên thế giới. Giá thể sạch là “mụn xơ dừa”, bã mía, trấu hun , ở các nước tiên tiến như Úc họ phải
nhập khẩu “mụn xơ dừa” t
ừ Srilanca. Việt Nam, mụn xơ dừa rất nhiều, việc đưa mụn xơ dừa vào sử
dụng làm giá thể trồng cây không những đem lại thu nhập cho ngành trồng dừa, sản phẩm trồng trọt
được an toàn mà còn góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường tại những vùng dừa.
Một trong những nội dung thuộc dự án CARD004/04VIE với sự tài trợ của AusAID: “Nghiên
cứu sản xuấ
t rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản
lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất rau của Việt Nam” các thí nghiệm nghiên cứu xác định giá thể
phù hợp để trồng dưa chuột trong nhà lưới có sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt đã được triến hành
tại Viện Nghiên cứu Rau quả -Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội.
Mục đích của thí nghiệm nghiên cứu là:
- Đánh giá kh
ả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất và chất lượng của dưa chuột trồng
trên các nền giá thể trong nhà lưới.
- Xác định nền giá thể thích hợp nhất trồng dưa chuột trên nền giá thể xơ dừa (cocopeat)
trong nhà lưới có sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt
II. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu:
Giống tham gia thí nghiệm xác định giá thể là giống dưa chuột Status của Nhật bản – giống
chuyên trồng trong nhà lưới.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Thí nghiệm được bố trí tại khu nhà lưới của Bộ môn rau - Gia vị, Viện Nghiên cứu Rau quả.
2
Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 12/2005 đến tháng 4/2006: hạt dưa chuột được gieo
ngày 23 tháng 12 năm 2005 trồng ngày 2 tháng 1 năm 2006 .
2.3. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của dưa chuột trên các nền giá thể khác
nhau.
- Nghiên cứu đánh giá khả năng cho năng suất của dưa chuột trên các nền giá thể khác nhau.
- Nghiên cứu đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh h
ại dưa chuột trên các nền giá thể khác
nhau.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 5 lần nhắc lại.
Gồm 4 công thức thí nghiệm:
- CT1: Bã mía + vỏ lạc + đậu tương nghiền
- CT2: Bã mía + vỏ lạc nghiền + than bùn
- CT3: Bã mía + than bùn + xỉ núi lửa
- CT4: Mụn xơ dừa (VN cocopeat)
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Đặc điểm sinh trưởng phát triển của dưa chuộ
t
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
- Đặc điểm và chất lượng quả
Số liệu thu thập được xử lý theo chương trình Excel và IRRISTAT 4.0 trên máy vi tính
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Bảng 1: Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của dưa chuột trên các nền giá thể khác nhau
Thời gian từ trồng tới …… (ngày) Công thức
50% số cây ra hoa
cái
Thu quả đầu Kết thúc thu
hoạch
Bã mía + vỏ lạc + đậu tương nghiền 41 53 104
Bã mía + vỏ lạc nghiền + than bùn 44 55 104
Bã mía + than bùn + xỉ núi lửa 41 52 104
Mụn xơ dừa (cocopeat) 39 51 104
Dưa chuột cũng như các loại cây trồng khác, trồng trên nền các giá thể khác nhau khả năng sinh
trưởng phát triển sẽ khác nhau. Sự khác nhau thể hiện ở thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng. Với
4 loại giá thể thí nghiệm cho cây dưa chuột thời gian từ trồng tới 50% số cây ra hoa cái ở các công
thức khác nhau rất khác nhau. Công thức mụn xơ dừa có thời gian từ trồng đến 50% số cây ra hoa
cái ngắn nhất 39 ngày, công thức 1 và công th
ức 3 thời gian này là 41 ngày, công thức 2 có thời gian
3
ra hoa cái muộn nhất (44 ngày sau trồng). Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì ở công thức 4 mụn xơ
dừa có khả năng giữ ẩm rất tốt, với cùng một chế độ tưới giá thể mụn xơ dừa có thể cung cấp cho
cây lượng dinh dưỡng nhiều hơn, độ ẩm cần thiết cho cây được đảm bảo hơn so với các công thức
khác. Công thức CT2 là công thức có khả nă
ng giữ ẩm kém nhất vì vậy mà cây sinh trưởng kém,
thời gian ra hoa muộn hơn.
Bảng 2: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa chuột STATUS trên các nền giá
thể khác nhau
Công thức Số quả/cây
(quả)
Khối lượng
TB quả
(g)
Năng suất
cá thể
(kg)
Năng suất
(tấn/ha)
Bã mía + vỏ lạc +
đậu tương nghiền
18.30 a 104.10 b 1.91b 57.30 b
Bã mía + vỏ lạc
nghiền + than bùn
16.58 b 119.07 b 1.98b 59.49 b
Bã mía + than bùn +
xỉ núi lửa
19.08 a 108.41 b 2.08 ab 62.24 b
Mụn xơ dừa (VN
cocopeat)
18.78 a 163.27 a 3.06a 91.77 a
CV(%) 7,7 13,0 16,1 15,79
L
SD
05
1,36 15,71 0,35 10,4
Khả năng sinh trưởng phát triển của dưa chuột ở các nền giá thể khác nhau nó được phản ánh rõ hơn
qua khả năng cho năng suất. Với công thức CT4 do cây sinh trưởng phát triển tốt, thời gian cho thu
hoạch dài, dinh dưỡng cung cấp cho cây đầy đủ nên khối lượng trung bình quả đạt 163.27g/quả,
trong khi các công thức khác khối lượng quả chỉ đạt 104,10 – 119,07 gam nên năng suất cá thể của
công thức CT4 đạt cao nhất 3,06 kg/cây và năng suất th
ực thu của công thức CT4 là 91,77 tấn/ha.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Abranov V. 1974 cho thấy dưa chuột là cây rất mẫn cảm
với điều kiện dinh dưỡng hay nói cách khác, giá thể có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng,
phát triển và cho năng suất của dưa chuột. Với giá thể mụn xơ dừa của Việt Nam, nếu so với 3 loại
giá thể trong thí nghiệm thì đ
ây là giá thể phù hợp cho sinh trưởng phát triển cũng như khả năng cho
năng suất của dưa chuột trong điều kiện nhà lưới có sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt
4
Bảng 3: Một số chỉ tiêu sinh hóa của quả dưa chuột trên các
nền giá thể khác nhau
Công thức Chất khô
(%)
Vitamin C
(mg%)
Đường tổng số
(%)
Nitrat
(mg%)
Bã mía + vỏ lạc +
đậu tương nghiền
3.38 7.78 1.30 67.00
Bã mía + vỏ lạc
nghiền + than bùn
3.33 7.53 1.40 139.00
Bã mía + than bùn +
xỉ núi lửa
3.57 7.57 1.63 76.00
Xơ dừa
3.87 7.98 1.85 71.00
Sau khi thu quả dưa chuột thương phẩm chúng tôi tiến hành phân tích chất lượng sản phẩm. Trong
thí nghiệm này chúng tôi chỉ tiến hành phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa vì trong cả thời kỳ sinh
trưởng phát triển của cây dưa chuột trong nhà lưới, sâu bệnh hại không xuất hiện vì thế mà không sử
dụng thuốc BVTV để quản lý dịch hại. Trong quá trình chăm sóc chỉ tiến hành các biện pháp như tỉa
bỏ lá già, làm thông thoáng cho cây cùng với điều kiện th
ời tiết khí hậu trong thời gian đó là thích
hợp nên sâu bệnh hại không đáng kể. Các chỉ tiêu sinh hóa của quả dưa chuột ở các công thức thí
nghiệm không sai khác nhau nhiều, tuy nhiên với công thức CT4 các chỉ tiêu như chất khô, vitamin
C, đường tổng số đều cao hơn các công thức còn lại. Riêng chỉ tiêu về NO
3.
mặc dù các công thức
đều dưới ngưỡng cho phép (150 mg/kg) nhưng riêng công thức CT2 có hàm lượng Nitrat trong sản
phẩm cao nhất (139mg/kg). Sở dĩ có hiện tượng này là do, với cùng một chế độ dinh dưỡng, với
cùng một chế độ tưới nhưng với công thức giá thể có khả năng giữ ẩm kém, cây hấp thu đạm nhiều,
năng suất tạo ra không cao nên hàm lượng NO
3
tích tụ được trong sản phẩm lớn.
IV. Kết luận
- Giá thể xơ dừa của Việt Nam sử dụng trong sản xuất dưa chuột thủy canh (RtW) là phù hợp
với sinh trưởng phát triển của giống dưa chuột STATUS.
- Với giá thể xơ dừa Việt Nam, giống dưa chuột STATUS trồng trong nhà lưới có sử dụng hệ
thống tưới nhỏ giọt cho năng su
ất quả cao nhất 91,97 tấn/ha và chất lượng quả đạt tốt nhất
(các chỉ tiêu sinh hóa đều cao nhất) và đặc biệt là hàm lượng Nitrat trong sản phẩm không
cao (71,00mg/kg).
V. Đề nghị
Thử nghiệm ở các mùa vụ khác nhau và với các giống dưa chuột khác nhau để có những kết
luận chắc chắn về tiềm năng của xơ dừa Việt Nam.
5