Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.64 KB, 2 trang )
Lời khuyên bổ ích dành cho sĩ tử
ôn thi ĐH- CĐ
Hẳn các sĩ tử đang rất lo lắng cho kỳ thi ĐH- CĐ sắp tới, nhằm giúp các em
ổn định tâm lý hơn và có phương pháp học tốt hơn trong khoảng thời gian ít
ỏi còn lại trước kỳ thi các thầy cô đã đưa ra nhiều lời khuyên cho các sĩ tử.
“Đề thi môn Văn có nhiều hình thức khác nhau, cách nói khác nhau nhưng xoay
quanh các kiến trọng tâm, cơ bản, nên khi đã nắm được các kiến thức đó các em
sẽ có thể vận dụng để làm tốt những vấn đề cụ thể của đề thi“- Thầy Lã Nhâm
Thìn (Nguyên Trưởng khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội)
“Kinh nghiệm làm bài là một yếu tố hết sức quan trọng trong mỗi kỳ thi, nhất là kỳ
thi ĐH. Có rất nhiều bài toán tưởng như lắt léo nhưng nếu có nhiều kinh nghiệm
thì chỉ cần đọc đề, ta đã phán đoán được hướng giải, dự đoán được chất nào dư,
chất nào hết, đáp án nào có nhiều khả năng đúng ….” - Thầy Vũ Khắc Ngọc
(Giáo viên môn Hóa học)
“Cách học tốt nhất đối với phần lý thuyết môn Toán là ôn tương ứng với cấu trúc
đề thi, nhờ thế chúng ta sẽ bao quát được toàn bộ chương trình trình mà không để
sót bất kỳ mục nào” - Cô Đào Thị Tiếp (Giáo viên môn Toán)
“Lưu ý là phải ôn thật chắc lý thuyết môn Vật lý, thuộc lòng các công thức và làm
nhiều bài tập để hình thành phản xạ và thao tác nhanh. Với học sinh khá giỏi, thời
gian làm gần hoàn chỉnh một đề thi khoảng 40 phút, 20 phút còn lại dành cho các
câu còn nghi ngờ và 1 – 2 câu hóc búa” - Cô Chu Thị Thu (Giáo viên môn Vật lý)
“Đề thi đại học môn Tiếng Anh với cấu trúc 80 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 90
phút bao gồm tất cả kiến thức đã học trong chương trình học phổ thông và những
kiến thức nâng cao. Vì vậy, đòi hỏi thí sinh không chỉ có kiến thức tổng quát mà
còn phải có những kĩ năng làm bài cần thiết để đạt được kết quả như mong muốn”
-Cô Hoàng Thị Tâm Thành (Giáo viên môn Tiếng Anh)
“Các dạng câu hỏi, nội dung và kiến thức trong môn Địa lí không chỉ gói gọn
trong chương trình sách giáo khoa mà đòi hỏi các em học sinh phải tự tổng hợp
với tình hình thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước cũng như