Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường cho trang trại chăn nuôi văn lợi huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.32 KB, 74 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ TPHCM
KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ CƠNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỰNG
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
TRANG TRẠI CHĂN VĂN LI NUÔI HUYỆN
THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI
NGÀNH HỌC : MƠI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH : 108
GVHD : TS TRƯƠNG THANH CẢNH
SVTH : NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV : 103108181
TP.Hồ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2007
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước với
tốc độ phát triển nhanh chóng, các cơ sở sản xuất là các tế bào đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế. Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, nông nghiệp,
chăn nuôi,…được xây dựng và mở rộng nhằm cải thiện đời sống đáp ứng nhu cầu
của con người. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về nhu câu đời sống kinh tế – xã
hội. Chính những quá trình sản xuất này đã làm cho môi trường ngày càng xuống
cấp trầm trọng và gây ra cho con người nhiều bệnh tật hiểm nghèo.
Ngành chăn nuôi hàng hóa đã và đang phát triển với qui mô ngày càng
lớn, nhằm cung cấp một lượng lớn thực phẩm động vật cho nhu cầu sử dụng ngày
càng cao của con người. Tuy nhiên, ngoài việc mang lại lợi ích về kinh tế, thoả


mãn nhu cầu đời sống con người, vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra
cần được quan tâm. Sự ô nhiễm đất, không khí và nguồn nước do các chất thải
chăn nuôi đã làm ảnh hưởng đáng kể tới hệ sinh thái và sức khoẻ con người. Yêu
cầu đặt ra là làm thế nào để việc triển chăn nuôi phải đi đôi với việc bảo vệ môi
trường và sức khoẻ con người.
Ở Việt Nam nói chung và khu vực phía Nam nói riêng, khía cạnh môi
trường của ngành chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mức. Trong quá trình phát
triển sản xuất chăn nuôi với qui mô ngày càng lớn như hiện này, một lượng chất
thải sinh ra gây tác hại xấu đến môi trường. Với mật độ gia súc cao có thể gây ô
nhiễm không khí bên trong chuồng trại, ô nhiễm từ hệ thống lưu trữ chất thải và ô
nhiễm từ nguồn nước thải sinh ra trong việc dội chuồng và tắm rửa gia súc. Ngoài
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
ra chất thải chăn nuôi còn là một nguồn lây lan các virus nhiễm bệnh trong gia
cầm và có thể lây sang con người. Một số ít nghiên cứu dùng phân gia súc vào
các mục đích kinh tế khác như phân bón, biogas… đã được thực hiện. Tuy nhiên
chưa có những nghiên cứu đánh giá toàn diện hiện trạng ô nhiễm môi trường do
chăn nuôi gây ra để góp phần phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
Ở trang trại chăn nuôi Văn Lợi, chăn nuôi chỉ tập trung chủ yếu là nuôi
heo. Các vấn đề môi trường ở đây chưa được quan tâm nhiều, chỉ có hệ thống xử
lý biogas nhưng đã xuống cấp trầm trọng. Hơn nữa hệ thống biogas nay cũng
được thiết kế chưa đung kỷ thuật nện hiệu quả xử lý nước thải rất kém, nước thải
sau hố biogas lại thải trực tiếp vào suối do đó làm ô nhiễm môi trường rất lớn.
Chưa có hệ thống xử lý chất thải rắn như phân, xác chết gia súc, các rác thải thú
y… phần lớn họ chỉ tập trung vào việc phát triển kinh tế.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và các vấn đề bức xúc của môi trường
chúng tôi tiến hành đề tài” Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp
bảo vệ môi trường cho trang trại chăn nuôi Văn Lợi huyện Thống Nhất tỉnh

Đồng Nai”
Với mục tiêu nhằm đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi
gây ra , dựa trên các số liệu thu thập và khảo sát thực tế tại trang trại. Trên cơ sở
đó tiến hành xây dựng các giải pháp quản lý tốt nguồn chất thải sinh ra, các kỷ
thuật xử lý và tái sử dụng chất thải nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường sống của con người và vật nuôi.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường của trang chăn nuôi gây ra.
- Xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững trang trại.
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
CHƯƠNG 2: NGÀNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về ngành chăn nuôi
2.1.1. Sự phân bố đàn vật nuôi
Sự phân bố và số lượng gia súc, gia cầm phụ thuộc vào từng khu vực khác
nhau trong cả nước. Sự phân bố không đồng đều ở các đòa phương,phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như vò trí đòa lý, vốn đầu tư, diện tích đất, điều kiện cung cấp thức
ăn,…Hiện nay ngành chăn nuôi đang chuyển dòch cơ cấu phát triển theo hướng
tăng cường chất lượng đàn giống và nâng cao năng suất, chuyển dần phương thức
chăn nuôi nhỏ thành chăn nuôi tập trung, thâm canh có trình độ chuyên môn hoá
cao. Nhưng nhìn chung, ngành chăn nuôi nước ta phân bố rãi khắp từ Bắc vào
Nam, tại các tỉnh Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Ròa…). Điều này tạo
điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển mạnh. Tuy nhiên, mặt trái của
nó là dòch bệnh dễ dàng lan tràn, chất thải chăn nuôi lan truyền, phát tán gây ô
nhiễm trên diện rộng, khó kiểm soát.
Bảng 2.1: Sô lượng đàn heo từ năm 2000 – 2006 của các tỉnh thành
trong cả nước

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cả nước 18132,4 18885,8 20193,8 21800,1 23169,5 24884,6 26143,7
Đồng bằng sông Hồng 4795,0 5051,2 5398,5 5921,8 6307,1 6757,6 6898,5
Đông Bắc 3191,0 3338,4 3509,8 3868,0 4007,4 4236,1 4391,0
Tây Bắc 818,7 834,9 867,5 1026,9 1050,9 1098,9 1176,3
Bắc Trung Bộ 2774,3 2709,6 2944,0 3351,9 3569,9 3803,4 3852,3
Duyên hải Nam Trung Bộ 1617,8 1626,1 1725,0 1922,0 2028,7 2137,7 2220,5
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
Tây Nguyên 948,0 1030,4 1122,8 1111,6 1191,2 1329,8 1488,7
Đông Nam Bộ 1394,0 1497,9 1649,6 1651,8 1862,7 2072,5 2402,7
Đồng bằng sông Cửu
Long 2593,6 2797,2 2976,6 2946,1 3151,6 3448,6 3713,8
Nguồn: Tổng cuc thống kê
2.1.2. Quy mô chăn nuôi
Hiện nay ngành chăn nuôi nước ta chủ yếu phát triển theo 3 loại qui mô đó
là qui mô lớn, vừa và nhỏ tồn tại trong 3 loại hình chăn nuôi là quốc doanh, tư
nhân và hộ gia đình.
Loại hình chăn nuôi quốc doanh nguồn cung cấp con giống quan trọng cho
các hộ chăn nuôi và là nơi áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao
chất lượng giống gia súc, gia cầm. Trong khi đó, chăn nuôi hộ gia đình có tỷ lệ
tăng dần, đây là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho cả nước. Hai loại hình
chăn nuôi này đang hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển ngành chăn nuôi. Mặc
dù số lượng heo ở các cơ sở chăn nuôi quốc doanh chỉ chiếm tỷ lệ thấp và có xu
hướng ngày càng giảm, nhưng hình thức này vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc
duy trì và phát triển con giống, cung cấp giống cho các hộ chăn nuôi trong khu
vực. Chăn nuôi quốc doanh không đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thực
phẩm nhưng lại có ưu điểm là nơi có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật tiên

tiến vào chăn nuôi, đồng thời được nhà nước hỗ trợ nên có thể có điều kiện đầu
tư vào hệ thống xử lý chất thải nên ít ô nhiễm môi trường hơn chăn nuôi gia đình.
Tuy nhiên, quy mô càng lớn mức độ tập trung chất thải càng cao, mức độ tác hại
đến sức khoẻ con người và môi trường càng lớn.
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
Chăn nuôi hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực
phẩm cho nhân dân và góp phần cải thiện kinh tế người dân. Trong đó, các hộ
chăn nuôi heo chiếm tỷ lệ cao, vì đây là loại gia súc dễ nuôi, có thể tận dụng
được lượng thức ăn thừa từ nhà bếp. Bên cạnh đó do tập quán dùng thòt heo và
giá thực phẩm nhu cầu thòt heo trong cuộc sống cao hơn các loại thòt gia súc, gia
cầm khác, nên sản phẩm từ chăn nuôi heo dễ dàng tiêu thụ và ổn đònh hơn.
Đối với chăn nuôi gia cầm, vốn đầu tư cho gia cầm tương đối thấp hơn so
với chăn nuôi bò, heo mà thời gian thu hoạch nhanh, thò trường tiêu thụ lớn nên
nhiều hộ chăn nuôi đầu tư vào chủng loại này. Đặc biệt từ năm 2002-2005 do
dòch cúm gia cầm nên số lượng đàn gia cầm bò giảm.
Bảng 2.2: So sánh số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm trong cả
từ năm 1990 – 2006
Loại Trâu Bò Lợn Ngựa Dê, cừu Gia cầm
(Triệu con)
Năm
Nghìn con
1990 2854,1 3116,9 12260,5 141,3 372,3 107,4
1995 2962,8 3638,9 16306,4 126,8 550,5 142,1
2000 2897,2 4127,9 20193,8 126,5 543,9 196,1
2005 2922,2 5540,7 27435,0 110,5 1314,1 219,9
2006 2921,1 6510,8 26855,3 87,3 1525,3 214,6



Chỉ số phát triển (Năm trước =100) - %



1990 99,4 97,4 100,4 99,4 96,1 102,5
1995 99,5 105,0 104,6 96,7 128,7 103,1
2000 98,0 101,6 106,9 84,6 115,5 109,4
2005 101,8 112,9 104,9 99,7 128,5 100,8
2006 100,0 117,5 97,9 79,0 116,1 97,6
Nguồn: Tổng cục thống kê
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
2.2. Tác động môi trường của ngành chăn nuôi
Đặc thù của ngành chăn nuôi là lượng chất thải sinh ra nhiều. Việc kiểm
soát chất thải của con vật là rất khó khăn, ảnh hûng lớn đến các thành phần môi
trường như đất, nước, không khí. Nếu việc quản lý và xử lý các chất thải không
triệt thì đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
2.2.1. Môi trường nước
Chất thải chăn nuôi không được xử lý hợp lý, lại thải trực tiếp vào môi
trường nước sẽ làm suy giảm lượng oxy hoà tan trong nước. Thêm vào đó, chất
thải có chứa hàm lượng nitơ, phosphor cao nên dễ dàng tạo điều kiện cho tảo phát
triển, gây hiện tượng phú dưỡng hoá nguồn nước mặt. Hơn thế nữa, nước thải
thấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm trầm trọng .
Ngoài ra trong phân gia súc, gia cầm còn chứa nhiều loại vi khuẩn, vi trùng
hay trứng giun sán. Chúng sẻ lan truyền trong nguồn nước và gây bệnh cho con
người cũng như các động vật khác.
* Ảnh hưởng của một số chất ô nhiễm chính đến môi trường nước

+ Chất hữu cơ
Trong thức ăn, một số chất chưa được đồng hóa và hấp thụ bài tiết ra ngoài
theo phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất. Ngoài ra, các chất hữu cơ
từ nguồn khác như thức ăn thừa, ổ lót, xác chết gia súc không được xử lý. Sự phân
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
huỷ này trải qua nhiều giai đoạn, tạo ra các hợp chất như axitamin, axit béo, các
khí gây mùi hôi khó chòu và độc hại.
Ngoài ra, sự phân huỷ các chất béo trong nước còn làm thay đổi pH của
nước, gây điều kiện bất lợi cho hoạt động phân huỷ các chất ô nhiễm.
Một số hợp chất cacbohydrat, chất béo trong nước thải có phân tử lớn nên
không thể thấm qua màng vi sinh vật. Để chuyển hóa các phân tử này, trước tiên
phải có quá trình thuỷ phân các chất phức tạp thành các chất đơn giản (đường
đơn, axit amin, axit béo mạch ngắn). Quá trình này tạo các sản phẩm trung gian
gây độc cho thuỷ sinh vật.
+ Nitơ, Phosphor
- Nitơ: Theo Jongbloed và Lenis (1992), đối với heo trưởng thành, trong
100g Nitơ ăn vào có 30g được giữ lại trong cơ thể, 50g được bài tiết theo đường
nước tiểu dưới dạng Urê là dạng dễ phân hủy sinh học và độc hại cho môi trường,
20g được bài tiết theo phân dưới dạng nitơ vi sinh vật là dạng khó phân hủy và an
toàn cho môi trường. Tùy theo sự có mặt của oxy trong nước mà Nitơ chủ yếu tồn
tại ở các dạng NH
4
, NO
2
, NO
3
.

Khi nước tiểu và phân được bài tiết ra ngoài, nhóm niệu khuẩn Urobacteria như
Micrococus ureae sẻ sản sinh ra enzyme Urease chuyển hóa Urê thành NH
3

Amoniac nhanh chóng phát tán vào trong không khí gây nên mùi hôi hay khuếch
tán vào trong nguồn nước gây ô nhiễm nguồn nước.
(NH
2
)CO + H
2
O NH
4
+ OH
-
+ CO
2
<=> NH
3
+ H
2
O + CO
2

Nồng độ ammoniac tạo thành tùy thuộc vào hàm lượng Urê, pH chất thải
và điều kiện lưu trử chất thải.
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
Sau khi ammoniac khuếch tán vào nước , nó tiếp tục được chuyển hóa thành NO

2
,
NO
3
nhờ vi khuẩn nitrat hóa trong điều kiện có ôxy. Đến khi gặp điều kiện kỵ khí
Nitrat lại bò vi sinh vật kỵ khí khử thành Nitơ tự do tách khỏi nước. Lượng ôxy cần
thiết để ôxy hóa chất hửu cơ chứa Nitơ trong nước thải chăn nuôi chiếm 47%
TOD (nhu cầu ôxy lý thuyết).
NH
3
+ O
2
NO
2
+ 2H
+
+ H
2
O
NO
2
+ O
2
NO
3
-

Dựa vào dạng của Nitơ trong nguồn tiếp nhận, có thể xác đònh thời gian
nước bò ô nhiễm: nếu Nitơ trong nước thải chủ yếu là ammoniac thì chứng tỏ
nguồn nước mới bò ô nhiễm, còn ở dạng nitrit (NO

2
) là nước bò ô nhiễm một thời
gian lâu hơn và ở dạng nitrat (NO
3
-
) là nước đã bò ô nhiễm thời gian dài.
Cả ba dạng ammonia (NH
4
), Nitrit (NO
2
), hay Nitrat (NO
3
-
) đều có ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Vì khi chúng đi vào cơ thể, gặp điều kiện thích
hợp ammoniac và Nitrat có thể chuyển hóa thành Nitrit, mà NO
2
có ái lực mạnh
với hồng cầu trong máu hơn ôxy nên khi nó thay thế ôxy sẻ tạo thành
Methemoglobin, ức chế chức năng vận chuyển ôxy đến các cơ quan của hồng
cầu, ngăn cản quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm cho cơ quan thiếu ôxy, đặc
biệt là ở nạo dẫn đến nhức đầu, mệt mỏi, hôn mê thậm chí là tử vong.
- Photpho: Trong nước thải chăn nuôi, photphat chiếm tỉ lệ cao, thường
tồn tại ở dạng orthophotphat ( HPO
4
2-
, H
2
PO
4

, PO
4
3-
), Metaphotphat (hay
Polyphotphat) và Photphat không độc hại cho con người, nhưng là một chỉ tiêu để
giám sát mức độ chuyển hóa chất ô nhiễm của các công trình xử lý có hệ thống
hồ sinh vật và thủy sinh.
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
Trong các hồ nghèo dinh dưỡng nồng độ photpho là thấp và có xu hướng
suy giảm. Tỉ lệ nồng độ Nitơ và Photpho thường lớn hơn 12, do đó sự phú dưỡng
hóa là do photpho khống chế . vì vậy có thể nói photpho là thông số dưới hạn để
đánh giá sự phú dưỡng do tác nhân ô nhiễm không bền vững.
+ Vi sinh vật
Trong phân chứa nhiều loại vi trùng, virus, trứng giun sán gây bệnh như
Escherichia coli gây bệnh đường ruột, Diphillobothrium latum, Taenia saginata
gây bệnh giun sán, Rotavirus gây bệnh tiêu chảy, . . . chúng lan truyền qua nguồn
nước mặt, nước ngầm, hay qua rau quả nếu sử dụng nước ô nhiễm vi sinh vật để
tưới tiêu.
sinh vật phát triển tốt trong môi trường có độ ẩm cao, vệ sinh chuồng trại
kém. Các nơi nước đọng bên trong, xung quanh chuồng trại hay hệ thống thu
gom, xử lý chất thải là nơi sinh sôi, nảy nở và phát tán vi sinh vật.
2.2.2. Môi trường không khí
Môi trường không khí xung quanh khu vực chăn nuôi heo có đặc trưng là
mùi hôi thối của phân và nước tiểu phát tán nhanh, rộng theo gió. Vấn đề ô
nhiễm môi trường không khí gây khó khăn không kém gì ô nhiễm môi trường
nước, bởi khả năng tác động đến sức khoẻ con người và vật nuôi một cách nhanh
chóng nhất, dễ dàng nhất. Các chất khí thường gặp trong chăn nuôi là CO

2
, CH
4
,
H
2
S, NH
3
,…Những khí này có tính chất gây mùi và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng,
kháng bệnh của cơ thể. Những khí này có thể được tạo ra với số lượng tương đối
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
lớn và có độc hại đặc biệt là ở những cơ sở chuồng trại kín hoặc là thiếu thông
thoáng.
a. Thành phần các chất khí từ chất thải chăn nuôi
Các khí sinh ra trong chuồng nuôi, tại các bãi, hầm chứa chất thải như NH
3
,
CH
4
, H
2
S, CO
2
, Indol, Skatol . . . là sản phẩm của quá trình phân hủy kỵ khí và
hiếu khí các chất hửu cơ trong chất thải chăn nuôi (chủ yếu là phân và nước tiểu).
Các khí được sinh ra từ quá trình phân hủy chất thải có ảnh hưởng lớn đến
sụ sinh trưởng, hô hấp, kháng bệnh của gia súc, gia cầm và sức khỏe của con

người. Nồng độ các khí này khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện môi trường (nhiệt
độ , độ ẩm, bức xạ, . . .) và cách thức thu gom, lưu trử, vận chuyển và xử lý chất
thải. Tùy thuộc và nồng độ các khí mà tác động của chúng lên gia súc gia cầm và
con người khác nhau.
Theo Trương Thanh Cảnh (1999), quá trình phân giải chất khí thải gia súc,
gia cầm do vi sinh vật như sau:
NH
3
Indol, Schatol, Phenol
Protêin
H
2
S
Axit hữu cơ mạch ngắn




SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
11
Lipit
Alcohol
Andehyde và Ketone
H
2
O, CO
2
, hydrocacbon mạch
ngắn

H
2
O, CO
2
và CH
4
Cacbohydra
t
Các Axit hữu cơ
Axit béo
Alcohol
Andehyde và Ketone
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
Sơ đồ 2.1: Các sản phẩm từ quá trình phân huỷ kỵ khí các chất thải chăn nuôi
Bảng 2.3: Kết quả phân tích mẫu khí ở một số trại chăn nuôi gia đình
Loại chất ô nhiễm Bụi NH
3
H
2
S
Kết quả phân tích (mg/l) 0.45-0.58 1.3-1.55 0.045-0.06
TCVN5937-5938/1995 0.3 0.2 0.008
(Nguồn :Viện khoa học Nông Nghiệp Miền nam )
Các sản phẩm khí như NH
3
, H
2
S, Indol, Phenol, Schatole,…sinh ra có thể
gây kích thích mạnh hệ hô hấp và ô nhiễm môi trường. Theo tác giả Trương
Thanh Cảnh (1999), các khí sinh ra từ chăn nuôi được chia ra các nhóm sau :

Nhóm 1: Các khí kích thích
Những khí này có tác dụng gây tổn thương đường hô hấp và phổi, đặc biệt
là gây tổn thương niêm mạc của đường hô hấp. Nhất là NH
3
gây nên hiện tượng
kích thích thò giác, làm giảm thò lực.
Nhóm 2 : Các khí gây ngạt
Các chất khí gây ngạt đơn giản (CO
2
và CH
4
): những khí này trơ về mặt
sinh lý. Đối với thực vật, CO
2
có ảnh hưởng tốt, tăng cường khả năng quang hợp.
Nồng độ CH
4
trong không khí từ 45% trở lên gây ngạt thở do thiếu oxi. Khi hít
phải khí này có thể gặp các triệu chứng nhiễm độc như say, co giật, ngạt và viêm
phổi.
Các chất gây ngạt hóa học (CO): là những chất khí gây ngạt bởi chúng liên
kết với Hemoglobin của hồng cầu máu làm ngăn cản quá trình thu nhận hoặc quá
trình sử dụng oxy của các mô bào.
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
Nhóm 3: Các khí gây mê
Những chất khí (Hydrocacbon) có ảnh hưởng nhỏ hoặc không gây ảnh
hưởng tới phổi nhưng khi được hấp thu vào máu thì có tác dụng như dược phẩm

gây mê.
Nhóm 4 : Các chất khác
Những chất khí này bao gồm các nguyên tố và chất độc dễ bay hơi. Chúng
có nhiều tác dụng gây độc khác nhau khi hấp thụ vào cơ thể chẳng hạn như khí
phenol ở nồng độ cấp tính.
b. Quá trình hình thành
khí thải chăn nuôi có mùi đặc trưng do quá trình phân hủy kỵ khí chất thải
chăn nuôi (chủ yếu là phân và nước tiểu), quá trình phân hủy gồm các quá trình
lên men và thối rữa các hợp chất hửu cơ trong chất thải.
Các hợp chất carbonhydrat trong phân hay nước tiểu gia súc sau khi bài tiết
ra ngoài dễ dàng bò enzim vi sinh vật phân giải tạo nên một số sản phẩm cuối
cùng là các khí độc như NH
3
, H
2
S, CO
2
, CH
4
, các axit béo mạch ngắn dễ bay hơi…
riêng protein trong phân có thể bò vi sinh vật thối rữa phân giải thành các khí rất
độc như Indol, schatole và nhiều khí khác… Vi sinh vật tiết men protease ngoại
bào để phân giải protein thành các hợp chất nhỏ hơn như Polypeptid,
Olygopeptid. Các chất này lại tiếp tục phân giải thành các axit amin. Các axit
amin này, một phần được vi sinh vật sử dụng để tạo protein cho mình, phần còn
lại sẻ được tiếp tục phân hủy theo các con đường khác nhau. Sản phẩm chính của
quá trình khử amin là các khí độc. Nếu như khu chứa chất thải không được che
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
13

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
kín các khí độc này dễ dàng khuếch tán vào không khí. Những khí này có độ
nhảy cảm cao với khứu giác, gây ra mùi hôi khó chòu cho chuồng nuôi và khu
vực xung quanh.
c. Tác động của khí tạo mùi
Có tới gần 170 chất tạo mùi trong chất thải chăn nuôi. Phân gia súc thải ra
trong ba ngày đầu, mùi sinh ra ít do sinh vật chưa kòp phân hủy các chất trong
chất thải. Các ngày tiếp sau đó, nồng độ mùi sẻ tăng thêm nhiều do khí được tạo
ra ngày càng tăng, đặc biệt là những chuồng ẩm thấp, không thoáng khí, có điều
kiện cho vi sinh vật hoạt động. Các khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người và gia súc, và sẻ rất nguy hiểm khi các khí này tồn tại đồng thời trong
không khí hay tụ lại ở nồng độ cao. Trong các khí gây ô nhiễm thì NH
3
và H
2
S
được sinh ra nhiều và sinh ra mùi nặng nề nhất.
Mỗi khí sinh ra có mùi đặc trưng để nhận biết và có dưới hạn cho phép
nồng độ khí đó trong môi trường.
Bảng 2.4 : Đặc điểm các khí sinh ra trong quá trình phân hủy phân heo
khí mùi Đặc điểm Giới hạn
tiếp xúc
(ppm)
Tác hại
NH
3
Hăng, xốc Nhẹ hơn không khí, sinh ra
trong quá trình hoạt động
của vi sinh vật trong điều
kiện kỵ khí và hiếu khí tan

trong nước
20 kích thích mắt và
đường hô hấp trên,
gây ngạt ở nồng độ
cao, dẫn đến tử
vong
CO
2
không mùi Nặng hơn không khí, sinh 1000 Gây uể oải, nhức
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
ra trong quá trình hoạt
động của vi sinh vật trong
điều kiện kỵ khí và hiếu
khí, tan tốt trong nước
đầu, gây ngạt ở
nồng độ cao, có thể
tử vong
CH
4
Không
mùi
Nhẹ hơn nhiều so với
không khí, ít tan trong nước
là sản phẩm cuối cùng của
quá trình phân hủy kỵ khí
10 Là khí độc, gây
ngạt, nhức đầu, bất

tỉnh, tử vong
H
2
S
Trứng thối
Nặng hơn không khí,
ngưỡng nhận biết mùi thấp,
tan trong nước
1000 Gây nhức đầu,
ngạt, gây nổ ở
nồng độ 5 – 15%
trong không khí
* Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm không khí
+ Ảnh hưởng của H
2
S
Khí H
2
S là sản phẩm của quá trình phân huỷ chất hữu cơ có mùi rất khó
chòu, gây độc rất cao. Chúng có thể gây cho cơ thể ức chế toàn thân, tăng vận
động của đường hô hấp. Do dễ hoà tan trong nước nên H
2
S có thể thấm vào niêm
mạc mắt mũi, niêm mạc đường hô hấp gây kích thích và dò ứng
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của H
2
S đến sức khoẻ người và gia súc
Đối
tượng
Nồng độ tiếp xúc Tác hại hay triệu chứng

10 ppm Ngứa mắt.
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
20 ppm trở lên
trong hơn 20 phút
Ngứa mắt, mũi, họng.
50-100 ppm Nôn mửa, ỉa chảy.
200 ppm/giờ Chóng váng thần kinh suy nhược, dễ gây viêm
phổi.
300 ppm/30phút Nôn mửa trong trạng thái hưng phấn bất tỉnh.
Trên 600 ppm Mau chóng tử vong.
Với heo
Liên tục tiếp xúc
với 20 ppm
Sợ ánh sáng, ăn không ngon miệng, có biểu
hiện thần kinh không bình thường.
200 ppm Có thể sinh chứng thuỷ thủng ở phổi nên khó
thở và có thể trở nên bất tỉnh, chết.
(Nguồn : Barker và cộng tác viên,1996)
Theo đường hô hấp vào máu, H
2
S được giải phóng lên não gây phù hoặc
phá hoại các tế bào thần kinh, làm tê liệt trung khu hô hấp, trung khu vận mạch,
tác động đến vùng cảm giác, vùng sinh phản xạ của các thần kinh, làm suy sụp
hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra nó còn rối loạn hoạt động một số men vận
chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp mô bào gây rối loạn hô hấp mô bào. H
2
S còn

chuyển hoá Hemoglobin làm mất khả năng vận chuyển oxy của nó. Tiếp xúc với
H
2
S ở nồng độ 500 ppm trong khoảng 15-20 phút sẽ sinh bệnh tiêu chảy và viêm
cuống phổi.
+ Ảnh hưởng của CH
4
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
Khí metan cũng là sản phẩm của quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong quá
trình phân huỷ sinh học. Có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người và vật
nuôi. Nồng độ khí CH
4
trong không khí từ 45% trở lên gây ngạt thở do thiếu oxy.
Khi hít phải khí này có thể gặp những triệu chứng nhiễm độc như say, co giật,
ngạt, viêm phổi. Khi hít thở không khí có nồng độ CH
4
cao sẽ dẫn đến tai biến
cấp tính biểu hiện bởi các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác
quan, tâm thần nhứt đầu, buồn nôn, say sẫm. Khi hít thở nồng độ CH
4
lên đến 60
000 mg/m
3
sẽ dẫn đến hiện tượng co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí gây tử
vong.
+ Ảnh hưởng của khí NH
3

Trong chăn nuôi heo, lượng nước tiểu sinh ra hằng ngày rất nhiều với
thành phần khí NH
3
là chủ yếu. Chất khí này có nồng độ cao kích thích mạnh
niêm mạc, mắt, mũi, đường hô hấp dễ dò ứng tăng tiết dòch, hay gây bỏng do phản
ứng kiểm hoá kèm theo toả nhiệt, gây co thắt khí quản và gây ho. Nếu nồng độ
khí NH
3
cao gây huỷ hoại đường hô hấp, NH
3
từ phổi vào máu, lên não gây nhứt
đầu và có thể dẫn đến hôn mê. Trong máu NH
3
bò oxy hoá thành tạo thành NO
3
-
làm hồng cầu trong máu chuyển động hỗn loạn, ức chế chức năng vận chuyển
oxy đến các cơ quan của hồng cầu và gây bệnh xanh xao ở trẻ nhỏ, trường hợp
nặng có thể gây thiếu oxy ở não dẫn đến nhứt đầu, mệt mỏi, hôn mê thậm chí có
thể gây tử vong .
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của NH
3
lên người và heo
Đối
Tượng
Nồng Độ Tiếp Xúc Tác Hại Hay Triệu Chứng
6ppm đến 20 ppm trở lên Ngứa mắt, khó chòu ở đường hô hấp.
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
17

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
100 ppm trong 1 giờ Ngứa ở bề mặt niêm mạc.
400 ppm trong 1 giờ Ngứa ở mặt, mũi và cổ họng.
1720 ppm (dưới 30 phút) Ho, co giật dẫn đến tử vong.
700 ppm (dưới 60 phút) Lập tức ngứa ở mắt, mũi và cổ họng.
5000 ppm-10 000 ppm
(vài phút)
Gây khó thở và mau chóng ngẹt thở.
Co thắt do phản xạ họng, xuất huyết
phổi, ngất do ngạt, có thể tử vong.
10 000 ppm trở lên Tử vong
Với heo
50 ppm Năng suất và sức khoẻ giảm, nếu hít
thở lâu sẽ sinh ra chứng viêm phổi
và các bệnh khác về đường hô hấp.
100 ppm Hắt hơi, chảy nước bọt, ăn không
ngon.
300 ppm trở lên Lập tức ngứa mũi miệng, tiếp xúc
lâu dài sinh hiện tượng thở gấp.
(Nguồn : Baker và Ctv ,1996)
+ Ảnh hưởng của CO
2
Khí CO
2
không gây độc mạnh bằng hai khí trên nhưng ảnh hưởng cũng lớn
đến sức khỏe con người và vật nuôi. Khi con người tiếp xúc lâu với khí này cũng
có những biểu hiện như nôn, chóng mặt. Nếu tiếp xúc với nồng độ cao thì hô hấp
và nhòp tim chậm lại do tác dụng của CO
2
thấp gây ra trầm uất, tức giận, ù tai, có

thể ngất, da xanh tím.
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
+ Ảnh hưởng mùi
Mùi hôi thối sinh ra trong hoạt động chăn nuôi heo là sản phẩm của quá
trình phân huỷ các chất thải. Mùi phụ thuộc vào khẩu phần thức ăn và quá trình
lưu trữ hay xử lý chất thải. Tuy nhiên sự thối rữa của phân không phải là nguồn
gốc duy nhất của mùi, thức ăn thừa thối rữa, phụ phẩm của chế biến thực phẩm
dùng cho gia súc ăn cũng gây mùi khó chòu.
Ngoài ra, mùi còn phát sinh từ xác động vật chết không chôn ngay hoặc
mùi do phun thuốc khử trùng chuồng trại hay nơi chứa phân. Các sản phẩm tạo
mùi là do quá trình lên men chiếm số lượng lớn, một số sản phẩm ở dạng vết. Có
nhiều sản phẩm tạo mùi, trong số đó khí ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và
động vật các khí cacbonic, monocacbon oxit, metan, ammoniac, hydrosulfual,
indol, Schatole và phenol. Các chất khí này thường là sản phẩm của quá trình
phân huỷ kỵ khí phân, đã qua phân huỷ bởi vi sinh vật không sử dụng oxy. Cho
nên chúng ảnh hưởng rất mạnh đến khứu giác của con người. Những người dân đã
sống xung quanh có khả năng mắc các chứng bệnh về đường hô hấp rất cao.
+ Ảnh hưởng của bụi
Bụi từ thức ăn, lông thú hay phân là những hạt mang vi sinh vật gây bệnh,
hấp phụ các khí độc, các chất hoá học đi vào đường hô hấp và gây dò ứng, gây
xáo trộn hô hấp.
2.2.3. Môi trường đất
Chất thải chăn nuôi là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt. Tuy nhiên, nó cũng
chứa nhiều thành phần dễ gây ô nhiễm môi trường đất vì vậy, nếu bón phân
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
19

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
không đúng lượng cần thiết hay đổ bỏ chất bãi trên đất là một nguồn gây ô nhiễm
môi trường đất đáng kể.
Trong chất thải chăn nuôi có chứa một lượng lớn nitơ và photpho do gia súc
không hấp thụ hết từ thức ăn. Vì vây, khi bón quá nhiều loại phân này cho cây
trồng, cây sẻ không thể hấp thụ heat, và hàm lượng nitơ, photpho dư sẻ tồn tại
trong đất và gây ô nhiễm cho đất. Sự tồn tại nitơ hay photpho hàm lượng cao
trong đất sẻ kích thích sự phát triển của các vi sinh vật ưa nitơ hay photpho, ức
chế các loại vi sinh vật khác làm thay đổi khu hệ vi sinh đất. Ngoài ra trong môi
trường đất, nitơ hay bò oxy hóa thành nitrat, chúng đóng thành váng trên bề mặt
thổ nhưỡng, hạn chế sự trao đổi các thành phần trong đất với môi trường.
Bảng 2.7: Một số vi sinh vật gây bệnh trong phân
Tên ký sinh trùng
Lượng vi sinh
vật
Khả năng
gây bệnh
Điều kiện bò diệt
T
0
(
0
C) Thời gian
(phút)
Samonella Typhi - Thương hàn 55 30
Samonella typ . A
va B
- Phó T. hàn 55 30
Shigella spp - Lỵ 55 60
Vibro cholerae - Tả 55 60

Escherichia coli 10
5
/100ml Viêm dạ dày 55 60
Hepatite A - Viêm gan 55 3-5
Taenia sginata - Sán 50 3-5
Micrococcus - Ung nhọt 54 10
Streptococcus 10
2
/100ml Làm mủ 50 10
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
Ascaris
lumbricoides
- Giun đũa 50 60
Mycobacterium - Lao 60 20
Tubecudsis - Bạch hầu 55 45
- Sởi 45 10
corynerbacterium - Bại liệt 65 30
Giardia lamblia - Tiêu chảy 60 30
Tiocluris trchiura - Giun tóc 60 30
Nguồn: Lê Trình, 1997
Photphot, trong môi trường đất có khả năng kết hợp với các nguyên tố Ca,
Cu, Al, … thành các chất phức tạp, khó có thể dung giải, làm cho đất cằn cỗi, ảnh
hưởng sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Hiện tượng phú dưỡng hóa đã được phát hiện ở nhiều nơi như Pensylvania,
Mỹ (Bacon et al., Narod et al., 1994), Bryttani, Pháp (Brandjes et al., 1995) và
nhiều nơi khác.
Gần đây người ta còn thấy sự có mặt các kim loại nặng trong phân gia súc.

Nguyên nhân là do việc bổ sung một số kim loại nặng có khả năng kích thích sự
tăng trọng của gia súc nên một số doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc đã cho
một số kim loại nặng vào thành phần thức ăn. Nhưng điều đáng nói là họ đã cho
nhiều loại kim loại nặng với hàm lượng lớn vào thành phần chế biến, trong khi
đó, cơ thể gia súc chỉ hấp thu một số kim loại nặng với một khối lượng nhất
đònh.vì vậy, khi đất trồng trọt được bón loại phân có nguồn gốc từ chất thải chăn
nuôi có thể dẫn tới tích tụ một lượng kim loại nặng trong đất. Nếu kéo dài các
kim loại này được đất trồng hấp thu thì chúng có thể được tích tụ trong các loại
lương thực, thực phẩm các loại rau quả, …, khi con người ăn các loại thực phẩm
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
này sẻ đưa các kim loại nặng này vào cơ thể, tích tụ trong cơ quan và gây tác hại
cả cho con người.
Ngoài ra trong thức ăn còn chứa Arsannilic Axit, Roxarson, … chế phẩm selen hữu
cơ. Theo tính toán, cứ một vạn lợn ăn khẩu phần có chứa Arsannitic axit mỗi
name sẻ bài tiết ra ngoài ít nhất 120kg Acsen, khi lượng phân này dùng để bón
cho cây trồng sẻ làm ô nhiễm đất, nước và cây trồng cũng gián tiếp bò ô nhiễm
Acsen. Nguy hiểm hơn, khi con người ăn rau, củ, quả và uống nước bò ô nhiễm
Acsen sẻ làm giảm một số hoạt tính của enzyme trong cơ thể, làm sự trao đổi của
tế bào không bình thường, ảnh hưởng sức khỏe con người, (Lê Bá Hoàng Long,
2006).
Hơn nữa, trong phân gia súc còn chứa một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh,
có thể tồn tại trong đất trong thời gian dài như Salmonella trong đất ở độ sâu 50m
trong 2 năm, trứng ký sinh trùng cũng tồn tại khoảng 2 năm. Nếu dùng phân bón
không đúng kỷ thuật sẻ làm vi sinh vật phát tán khắp nơi, ảnh hưởng sức khỏe
con người và gia súc.
2.2.4. Lan truyền dòch bệnh
Chăn nuôi là ngành sản xuất có nhiều nguy cơ gây bệnh tiêu chảy, viêm

dạ dày, ruột, bệnh giun sán… cho con người và súc vật do các vi sinh vật gây ra
nếu chúng ta không tiêm phòng chặt chẽ cho súc vật và quản lý chất thải một
cách đúng mức. Chất thải phải được thu gom, lưu trử và vận chuyển một cách cẩn
thận vì đây là những nguyên nhân có thể làm lây lan các mầm bệnh đi nơi khác.
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
2.3. Các giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi chứa nhiều chất hửu cơ, đặc biệt là các hợp chất chứa,
Nitơ, phốt pho, các khoáng đa và vi lượng… Đây là sản phẩn dễ bò phân hủy khi
thải ra môi trường và có khả năng gây ô nhiễm môi trường gây cao vì thế cần
phải kiểm soát và xử lý kòp thời.
- Sản xuất phân bón: Sản xuất phân bón hửu cơ từ phân gia súc dựa trên sự phân
hủy các thành phần hửu cơ có trong phân dưới sự tác động của vi khuẩn có trong
thành phần phân.
- Sản xuât biogas: Bản chất của quá trình sản xuất biogas là một loạt các quá
trình phân hủy các chất hửu cơ phức tạp thành các chất hửu cơ đơn giản dưới tác
dụng của các vi khuẩn kỵ khí.
Với hệ thống hệ thống xử lý phân và nước thải chăn nuôi sản xuất biogas,
ta co thể thu được các sản phẩn hửu ích như: khí đốt, phân bón, thức ăn cho cá.
- Khống chế mùi hôi: Khống chế ô nhiễm mùi hôi trong chăn nuôi là một việc
làm rất phức tạp. Để khống chế mùi hôi chúng ta có thể sử dụng các phương pháp
sau:
- Chuồng trại phải thông thoáng, khô ráo, tao sự trao đổi không khí bên
ngoài và trong chuồng trại tôt. Tránh ẩm thấp, nước, chất thải, thức ăn dư
thừa ứ đọng trong chuồng nuôi và xung quanh, sinh ra các loại khí độc.
- Sử dụng mái chuồng bằng vật liệu cách nhiệt, tránh nhiệt độ cao tăng khả
năng phân hủy chất thải tạo ra các sản phẩm gây mùi.
- Chất thải phải được thu gom hàng ngày.

- Hệ thống thu gom, mương dẫn, bể lưu trử và ủ phân phải kín.
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
- Khuyến khích trồng cây xanh xung quanh khu vực chuồng nuôi.
- Sử dụng thức ăn sạch là loại thức ăn có thể hạn chế việc tạo ra chất thải có
thành phần dễ phân hủy, sinh ra khí độc hại cho môi trường.
- Cách ly chuồng nuôi với khu vực nhà ở, tránh ảnh hưởng mùi hôi đến con
người.
- Xử lý xác súc vật chết: Bên cạnh các thiết bò cho việc xử lý chất thải, cần có
hố chôn gia súc chết. Hố chôn phải xa nguồn nước, xa khu dân cư, cần rắc vôi
sống để sát trùng. Đối với những gia súc, gia cầm chết do bệnh truyền nhiễm thì
phải dùng phương pháp đốt nhằm tiêu diệt mần bệnh, tránh lây lan qua các vật
nuôi khác.
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Nghiên cứu hiện trạng chăn nuôi của trang trại chăn nuôi Văn Lợi tại
huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRƯƠNG THANH CẢNH
- Vò trí đòa lý trang trại chăn nuôi
- Cơ sở hạ tầng trang trại
+ Diện tích trang trai
+ Diện tích chuồng trại
+ Diện tích nhà ở và các kho chưa
+ Diện tích và các thiết bò, công trình khác
- Quy mô chăn nuôi và số lượng đàn gia súc

+ Quy mô chăn nuôi
+ Số lượng đàn gia súc
- Quy trình chăn nuôi và phòng ngừa dòch bệnh
+ Nguồn giống
+ Thức ăn
+ Tiêm phòng bệnh
+ Thời gian xuất chuồng
- Các hoạt động khác
3.1.2. Đánh giá hiện trạng môi trường
- Nghiên cứu đầu vào, đầu ra cảu trang trại
+ Năng lượng
+ Nước
SVTH: NGUYỄN VĂN THẾ
MSSV: 103108181
25

×