Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành nằm ở Tây Nam của Nam Bộ, được hình
thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông
Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông
Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh
giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long,
có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ
biển là 65 km.
Sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên là những con
sông đã giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hóa của nhân dân trong
tỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm
như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu Các con
sông này còn có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của
tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu
văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ với các vùng xung quanh.
Trong những năm gần đây với chính sách thu hút đầu tư phát triển, nền kinh tế
của tỉnh đã có những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế, thu nhập GDP của tỉnh tăng
lên. Quá trình phát triển đã tạo ra nhiều sản phẩm của cải vật chất cho xã hội, tạo
điều kiện thúc đẩy tăng trưởng chung nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập dân cư. Song song với nó là khối lượng chất
thải phát sinh ngày càng nhiều, vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến khí thải,
chất thải rắn và đặc biệt là nước thải từ các hoạt động sinh hoạt thông thường và
công nghiệp đang được xả trực tiếp vào nguồn nước mặt làm cho môi trường nước
mặt ngày càng ô nhiễm nặng nề và sẽ là nguy cơ làm biến đổi môi trường, suy giảm
hệ sinh thái.
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 1
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
Trước các vấn đề tài nguyên, môi trường cấp bách trên, để bảo vệ môi trường
và sử dụng hợp lý tài nguyên tỉnh Bến Tre, nhất là môi trường nước đang ngày càng
ô nhiễm trầm trọng thì cần phải thực hiện đồng thời các chương trình bảo vệ môi
trường: Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải, các làng nghề, khu, cụm
công nghiệp và các đô thị; Kiểm soát và xử lý nước thải do hoạt động chăn nuôi và
nuôi thủy sản; Kiểm soát ô nhiễm chất lượng đất do sử TBVTV và phân bón trong
nông nghiệp,… Tuy nhiên, đối với 4 con sông chính của tỉnh Bến Tre thì việc kiểm
soát ô nhiễm sông Tiền và sông Cổ Chiên gặp khó khăn vì có ranh giới chung với
tỉnh Tiền Giang và tỉnh Vĩnh Long, sông Hàm Luông thì đang có chương trình khảo
sát về hiện trạng ô nhiễm, đánh giá chất lượng nước và đề xuất phân vùng xả thải
thí điểm cho đoạn sông dài 5,4km do Sở Tài Nguyên Môi Trường Bến Tre chủ trì
thực hiện. Còn riêng đối với sông Ba Lai do bồi tích nhanh của sông Mỹ Tho làm
cho sông Ba Lai bị nghẽn ở đầu phía trên, lượng nước yếu đi không tống nổi phù sa
của sông Cửa Đại đang bít nghẽn dòng chảy ra biển. Do đó, nó sẽ “chết”, lòng cổ
của nó bị lấp dần, xóa hẳn ở huyện Châu Thành, gần xóa ở huyện Giồng Trôm và
sắp sửa bị xóa ở huyện Bình Đại, thêm vào đó là lượng nước thải từ các kênh, rạch
đổ vào làm cho khả năng tự làm sạch của dòng sông kém dần. Vì vậy, đề tài “Đánh
giá hiện trạng xả thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Ba
Lai trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020” là rất cần thiết và
mang tính thực tiễn, nhằm phục vụ cho công tác kiểm soát, quản lý và bảo vệ môi
trường, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của người dân với các mục đích khác nhau.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nước là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người
cũng như mọi cơ thể sinh vật, nếu không có nước thì không thể tồn tại sự sống.
Ngày nay với mức độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá, công nghiệp hoá phát triển
rầm rộ cùng với sự tăng dân số đã làm cho nhu cầu về nước tăng lên nhanh chóng
đồng thời cũng làm nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt dần và mức độ ô nhiễm ngày
càng nghiêm trọng.Vì vậy các nước nỗ lực nghiên cứu giải quyết vấn đề ô nhiễm
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 2
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
theo điều kiện thực tế của từng nơi. Các nhà khoa học các nước đang hướng đến
cách tiếp cận phát triển bền vững, quy hoạch luôn liên kết chặt chẽ với con người,
môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Với ý nghĩa thực tế trên , tại nhiều tỉnh trong cả nước đã và đang tiến hành các
dự án liên quan đến điều kiện xả thải vào nguồn tiếp nhận chính, với đặc trưng của
địa phương nhằm áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam có hiệu quả thiết thực:
• Dự án “Đánh giá chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu ở một số vùng dân cư
của tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long” do Trịnh Thị Hương, Trần Bích Ngọc,
Nguyễn Trần Bảo Thanh và cộng sự thực hiện năm 2006, với mục đích mô tả
và đánh giá chất lượng nước của các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh nước sông
Tiền, sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ.
• Dự án “Điều tra, thống kê các nguồn nước xả thải ra sông/ suối, đánh giá
mức độ ô nhiễm, dự báo và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên rạch
Tây Ninh và sông Vàm Cỏ Đông” do Viện Môi Trường và Tài Nguyên thực
hiện.
• Đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng
nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch
ở vùng TP. Hồ Chí Minh” với mục đích đánh giá diễn biến chất lượng nước
và ứng dụng, cải tiến mô hình WQI cho phù hợp với điều kiện tự nhiên ở TP.
Hồ Chí Minh. Đề tài do PGS.TS Lê Trình làm chủ nhiệm thực hiện năm
2008.
• Đề tài “Ứng dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất
lượng nước sông, kênh, rạch chính trên địa bàn tỉnh Long An” do Phạm
Quốc Khánh thực hiện năm 2011 với mục đích đánh giá mức độ phù hợp của
các vùng chất lượng nước của tỉnh Long An đối với các mục tiêu sử dụng
nước khác nhau.
• Đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của các sông
chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” do Lâm Thị Thu Oanh thực hiện năm 2008
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 3
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
với mục đích đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, xả thải vào các nguồn
tiếp nhận chính và phân vùng chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai đề tài đã:
• Đánh giá tình hình sử dụng nước, diễn biến chất lượng nước và các nguyên
nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai.
• Dự báo tình hình xả thải và tải lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường đến
năm 2020.
• Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước sông Ba Lai trên địa bàn
huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều tra, đánh giá nguồn xả thải của tất cả
các nguồn thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri thuộc tỉnh Bến
Tre.
• Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở nhánh song Ba Lai trên địa
bàn huyện Ba Tri thuộc tỉnh Bến Tre.
• Thời gian thực hiện 31/05 – 07/09/2011
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
• Thu thập các thông tin, số liệu sẵn có liên quan đến môi trường tự nhiên, quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực liên quan đến nhánh sông, hiện
trạng chất lượng nước trên nhánh sông.
• Thu thập các số liệu về các nguồn thải ở huyện để đánh giá dự báo về lưu
lượng và tải lượng ô nhiễm có khả năng đưa vào lưu vực.
• Phân tích các tài liệu đã được thu thập, xác định các dữ liệu, thông tin có liên
quan để tiến hành khảo sát bổ sung thêm.
• Tổng hợp số liệu và đánh giá chất lượng nước.
• Đề xuất các giải pháp để quản lý và bảo vệ nguồn nước.
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 4
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu: thu thập các thông tin tư
liệu liên quan đến nội dung của dự án: điều kiện tự nhiên, KT-XH, hiện trạng
chất lượng môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các nguồn tiếp nhận,….
• Phương pháp kế thừa: kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về
hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, các nguồn thải vào môi trường
nước mặt; hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn
tỉnh, các số liệu thủy văn dòng chảy, các loại bản đồ có liên quan,…
• Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: khảo sát thực tế đánh giá hiện
trạng các nguồn thải, hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, xác định các vị trí lấy mẫu,…
• Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, thông tin: sử dụng để phân tích và xử
lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cũng như các nguồn số liệu phục vụ cho
công tác phân vùng xả thải nước thải.
• Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước mặt và nước thải: thu
mẫu nước (tại mỗi điểm các mẫu nước được thu riêng và bảo quản riêng cho
các mục đích: phân tích các kim loại nặng, phân tích vi sinh, phân tích các
chất ô nhiễm khác), phân tích tại hiện trường, phân tích trong phòng thí
nghiệm.
• Phương pháp đánh giá nhanh: trên cơ sở các kết quả thu thập từ tài liệu, số
liệu điều tra khảo sát thực tế,… đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường
nước mặt,…
• Phương pháp so sánh quy chuẩn với môi trường Việt Nam: sử dụng
QCVN 08: 2008/BTNMT và các QCVN 11, 12, 13: 2008/BTNMT để đánh
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 5
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
giá mức độ tác động môi trường trên cơ sở so sánh với các mức giới hạn quy
định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam ban hành áp dụng
(so sánh với ngưỡng chịu tải về các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của
môi trường).
• Phương pháp đánh giá lưu lượng, tải lượng ô nhiễm từ nước thải: dựa
theo số liệu dân cư, quy hoạch phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và
hệ số phát thải nước thải của dân cư, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để đánh
giá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải của các nguồn thải này ở
hiện tại và dự báo đến năm 2020.
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 6
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ
HỘI HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE.
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Ba Tri là một trong 8 đơn vị
hành chánh cấp huyện thị của tỉnh Bến
Tre, nằm trên cù lao Bảo, phía Đông của
tỉnh Bến Tre với tổng diện tích tự nhiên
là 355,53 km
2
(chiếm 15,3% diện tích
toàn tỉnh),dân số năm 2010 là 201,802
người, mật độ dân số 560,08 người/km
2
.
Có tọa độ địa lý: 106º28’17’’ –
106º41’25’’ kinh độ Đông và 9º57’38’’ –
10º11’14’’ vĩ độ Bắc.
Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp huyện Bình Đại qua ranh giới tự nhiên là
sông Ba Lai.
Phía Nam giáp huyện Thạnh Phú qua ranh giới tự nhiên là sông Hàm Luông.
Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.
Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Giồng Trôm.
1.1.2 Khí hậu
1.1.2.1 Bức xạ mặt trời
Ba Tri nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm
ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt
độ trung bình hàng năm từ 26
o
C -27
o
C. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào
trung bình dưới 20
o
C. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16 tháng 4 và 27
tháng 7). Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm
2
.
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 7
Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
1.1.2.2 Chế độ nhiệt
Do ở vĩ độ thấp nên Ba Tri tiếp nhận được ánh nắng dồi dào, độ dài ban ngày
lớn, bức xạ và nhiệt độ cao. Tổng số giờ nắng trong năm đạt trên dưới 2.630 giờ.
Trong mùa khô, số giờ nắng trung bình mỗi ngày đạt từ 8 – 9 giờ. Tháng mùa mưa
trung bình từ 5 – 7 giờ trong ngày.
Nhiệt độ của huyện cũng tương đối cao, đủ cho sự phát triển cây trồng và vật
nuôi. Trị số trung bình vào khoảng 27
o
C. Tháng nóng nhất là tháng 4 – 5, cho nên
nhiệt độ trung bình vào khoảng 29
o
C. Tháng ít nóng nhất là 12, trung bình khoảng
25
o
C. Chênh lệch giữa tháng ít nóng nhất và tháng nóng nhất là 4
o
C. Trong toàn
huyện, chưa bao giờ nhiệt độ trung bình ngày xảy ra dưới 25
o
C. Nhiệt độ thấp tuyệt
đối trong ngày là 18,1
o
C và cao nhất trong ngày (thường xảy ra quá trưa) là 36
o
C.
Trong mùa khô, biên độ dao động ngày đêm nhỏ (<10
o
C).
1.1.2.3 Độ ẩm không khí
Ba Tri có một hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, do đó có độ ẩm trong
không khí tương đối cao phân hóa thành 2 mùa tương phản: mùa mưa từ tháng 5 –
11 trùng với gió mùa Tây Nam ( v = 2,2 m/s) ẩm độ cao, bốc hơi yếu; mùa khô từ
tháng 12 – 4 trùng với gió mùa Đông Bắc ( v = 2,4 m/s) ẩm độ thấp, bốc hơi mạnh.
1.1.2.4 Chế độ gió
Cũng như toàn tỉnh, huyện Ba Tri chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và
gió mùa Đông Bắc.
Trong mùa mưa, gió thịnh hành là gió Tây Nam đến Tây Tây Nam, tốc độ
trung bình cấp 3 – 4. Từ tháng 5 đến tháng 9 sang các tháng 10 và 11 của mùa mưa,
thì gió chuyển tiếp yếu gồm có cả gió Đông Bắc đến Đông Nam, tốc độ thường ở
mức cấp 2. Đến tháng 1 và 2 gió thịnh hành ở cấp 3 – 4 theo hướng Đông Bắc đến
Đông Nam, để rồi vào cuối mùa khô vào các tháng 3 và 4, gió thịnh hành ở cấp 3 –
4, chủ yếu hướng Đông đến Đông Nam. Số lần lặn gió nhiều nhất xảy ra vào thời kỳ
tranh chấp gió giữa mùa mưa và mùa khô, trong tháng 10 với tần suất là 21%. Đặc
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 8
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
biệt, tháng 7 tần suất lặng gió là 17% do có những đợt hạn (hoặc ít mưa) thường xảy
ra.
Gió có hướng từ Đông Bắc đến Đông Nam hay còn gọi là gió chướng, có ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây trở ngại cho trồng trọt nhất là các huyện ven
biển. Gió này chủ yếu là gió mùa Đông Bắc, có lúc cường độ gia tăng mạnh, nhất là
khi phối hợp với trào lưu gió tín phong.
Phân bố gió chướng trong ngày: qua 4 lần quan trắc 1, 7, 13 và 19 giờ Việt
Nam trong một ngày, ta thấy gió lúc 13 giờ mạnh nhất. Đó là lúc nhiệt độ ở đất liền
cao hơn ở mặt biển, nên gió chướng kết hợp với gió biển thổi vào đất liền lúc này
có độ cao.
Sự xâm nhập của gió chướng, nếu được đồng bộ với thủy triều cường, sẽ làm
ảnh hưởng xấu đến mùa màng và các loại hoa màu khác. Vì gió chướng thổi mạnh
đẩy nước biển chảy ngược vào các sông chính và tràn vào các kênh rạch, làm nhiễm
mặn đồng ruộng các vùng gần biển. Bọt nước biển được gió đưa vào bám các mầm
non, làm hạn chế sự phát triển của cây lúa và các hoa màu khác.
1.1.2.5 Đặc điểm mưa
Ba Tri là huyện có lượng mưa thuộc vào loại thấp nhất của vùng ĐBSCL (<
1.400mm), hằng năm có một mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và một mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa trùng với gió mùa Tây Nam. Lượng mưa
hằng năm trung bình từ 1.210 – 1.240 mm. Các vùng ven biển như huyện Ba Tri
mưa thường bắt đầu chậm và kết thúc sớm hơn các nơi khác. Trong mùa mưa, xen
kẽ có nhiều ngày không mưa. Số ngày mưa thật sự trong mùa mưa cũng không
đồng đều trong toàn huyện (khoảng 50 – 60 ngày).
1.1.3 Địa hình, địa mạo, địa chất
Địa hình huyện Ba Tri nhìn chung là bằng phẳng, bị chia cắt bởi các giồng cát
hình cánh cung và có khuynh hướng thấp dần từ ven sông vào trung tâm và từ Tây
sang Đông. Vùng ven sông có cao trình 0,9 – 1,3m và có khuynh hướng thấp dần
hướng về khu vực trung tâm; vùng đồng bằng giữa 2 sông có cao trình 0,7 – 1,0m,
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 9
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
cá biệt có những vùng trũng có cao trình dưới 0,4m; vùng đầm lầy ven biển có cao
trình từ 0,6 – 1,0m; các giồng các có cao trình từ 2 – 4m.
Theo kết quả chương trình điều tra tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long,
huyện Ba Tri nằm trong vùng đồng bằng ven biển thuộc tam giác châu sông Tiền,
bao gồm 3 dạng địa mạo: đê sông Tiền và đê sông Hàm Luông (kể cả các cù lao),
đồng bằng nhiễm mặn giữa hai sông và vùng đầm lầy mặn – bãi bồi ven biển.
Về địa chất, địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích
biển và phù sa của sông Cửu Long, bao gồm hai loại trầm tích: Holocene (phù sa
mới) và Pleistocene (phù sa cổ); đi từ Tây sang Đông, lớp phù sa cổ có khuynh
hướng chìm thấp dần.
1.1.4 Mạng lưới sông rạch
Trên địa bàn huyện Ba Tri, sông Ba Lai tiếp giáp với địa bàn các xã: Tân Mỹ,
Tân Xuân, Bảo Thạnh. Các rạch lớn đổ ra sông Ba Lai gồm: rạch Vàm Hồ (dài 7.5
km) thuộc xã Tân Mỹ, rạch Mỹ Nhiên (dài 7 km) thuộc xã Tân Xuân và rạch Ruộng
Muối (dài 5 km) thuộc xã Bảo Thạnh. Các rạch này nối với hệ thống kênh rạch nội
đồng khá phát triển.
Hình 1.2: Rạch Vàm Hồ ở xã Tân Mỹ
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 10
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
1.1.5 Chế độ thủy văn
Địa bàn huyện Ba Tri nằm giữa sông Hàm Luông và sông Ba Lai đoạn đổ ra
biển, điều kiện thủy văn hoàn toàn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều
biển Đông, biên độ triều dao động trong khoảng 2 – 2,4m (vùng nội địa) và trên 3m
(vùng ven biển).
Vào thời kỳ cao điểm mùa khô (tháng 3 – 4) độ mặn tối đa vùng cửa sông Ba
Lai và Hàm Luông có thể lên đến 23 – 28g/l; vào đầu mùa mưa (tháng 6), vùng cửa
sông vẫn nhiễm mặn 10 – 15g/l và ranh mặn 4g/l vượt khỏi Tân Hưng. Nhìn chung
đi từ vùng cửa sông đến ranh huyện Giồng Trôm thời gian ranh mặn tối đa <4g/l
tăng dần đến 3 – 4 tháng/năm. Tuy nhiên dưới tác động của các công trình bao đê
tạo nguồn, trên vùng ngọt hóa (khu vực phía Bắc đường tỉnh 885 từ ranh Giồng
Trôm đến Tân Thủy) vẫn bảo đảm cho nguồn nước ngọt cho canh tác các loại cây
trồng.
Sau khi hoàn thành công trình cống đập Ba Lai (thuộc hệ thống thủy lợi Bắc
Bến Tre), sông Ba Lai được ngọt hóa hoàn toàn từ Tân Xuân trở về thượng lưu. Tuy
nhiên các tác động lên chế độ thủy văn và môi trường nước mặt vẫn chưa được
đánh giá đầy đủ.
Đường bờ biển Ba Tri được bồi khá mạnh, trong vòng 100 năm qua, bờ biển
được bồi thêm khoảng 200 – 250m (Bảo Thạnh), 400 – 600m (An Thủy) và gần
1.000m (Bảo Thuận).
Về địa chất thủy văn, nguồn nước ngọt duy nhất trên địa bàn là nước giồng
cát, được hình thành do quá trình thấm lọc của nước mưa và tích tụ trong các giồng
cát tại xã An Hòa Tây, An Thủy, Tân Thủy, Bảo Thuận, Bảo Thạch, Tân Xuân với
trữ lượng thấp và dễ bị nhiễm mặn trong điều kiện khai thác nhiều; nước ngầm tầng
nông và nước ngầm tầng sâu hầu như không có nước ngọt, không có khả năng phục
vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt.
1.1.6 Tình hình nhiễm mặn
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 11
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
Ba Tri có vị trí địa lý ở vùng cửa biển, nên chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn
trên hai con sông: Hàm Luông và Ba Lai. Vào mùa khô, tình trạng xâm nhập mặn
diễn ra gay gắt. Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi của nhân dân
trong huyện.
Bảo Thạnh là xã chịu nhiều ảnh hưởng nhất, hiện trạng xâm nhập mặn đã làm
sản lượng sản xuất nông nghiệp của nhiều vùng đất trong xã thậm chí phải bỏ hoang
do không canh tác, trồng trọt được.
Hình 1.3: Đất bị bỏ hoang do nhiễm mặn ở xã Bảo Thạnh.
Mực nước biển dâng lên đưa mặn vào sông ngòi, đồng ruộng. Mức độ
mặn
hóa của đất tăng lên, phèn tầng mặt giảm do quá trình nước ém phèn
xuống
tầng sâu. Khi mực nước trên mương, đồng ruộng giảm xuống, tình trạng
khô
hạn
bắt đầu thì quá trình mặn hóa và đặc biệt là phèn hóa bốc lên tầng mặt
rất
mạnh
mẽ.
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 12
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
Hình 1.4: Đất nông nghiệp bị phèn hóa ở xã Bảo Thạnh.
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1 Tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế toàn huyện
Giai đoạn 2006 - 2010 tình hình kinh tế - xã hội huyện tiếp tục phát triển, các
chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế
tăng từ 8,71% năm 2006 lên 15,08% năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
12,23% năm; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng
ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp từ 66,58% năm 2006 xuống còn 50% năm 2010;
công nghiệp xây dựng từ 11,6% tăng lên 15%; dịch vụ từ 21,82% tăng lên 35%.
Thu nhập bình quân đầu người từ 9,6 triệu đồng năm 2006 tăng lên 16,7 triệu đồng
năm 2010. Thu ngân sách hàng năm đều đạt kế hoạch. Đời sống đại bộ phận nhân
dân được cải thiện rõ rệt, các vùng nông thôn ngày càng đổi mới và khởi sắc.
1.2.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính của huyện
Trong 05 năm qua, các ngành kinh tế chính của huyện không ngừng phát
triển, đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện , tạo ra
nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc
làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động.
1.2.2.1 Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 13
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
Về nông nghiệp:
Trồng trọt:
Nông nghiệp tiếp tục phát triển, góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp
tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010: 4,82%. Năng suất các loại cây trồng tăng,
trong đó:
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng 39.331 ha, đạt 100,04% kế hoạch; sản
lượng 191.637 tấn, đạt 100,71% kế hoạch, tăng 2,08% so với năm trước. Cụ thể
từng vụ như sau:
+ Vụ mùa 2009: Thu hoạch được 14.527 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất
bình quân 46,94 tạ/ha, sản lượng đạt 68.191 tấn, tăng 14,04% (tương đương tăng
8.395 tấn).
+ Vụ Đông Xuân: Thu hoạch 12.771 ha, đạt 102% kế hoạch, tăng 2,12%
so cùng kỳ; sản lượng 72.046 tấn, giảm 2% so với năm trước do một số diện tích ở
cuối nguồn bị mặn xâm nhập làm giảm sản lượng giảm khoảng 1.518 tấn.
+ Vụ Hè Thu: Diện tích xuống giống 12.031 ha, đạt 98,14% kế hoạch,
giảm 1,81% năm trước. Sản lượng đạt 51.400 tấn, giảm 5,46% so năm trước do ảnh
hưởng của bệnh đạo ôn đầu vụ và mưa nhiều vào giai đoạn thu hoạch.
- Cây màu, cây thực phẩm: Diện tích 2.389 ha, đạt 119,48% kế hoạch, tăng
24,65% so cùng kỳ. Sản lượng 31.125 tấn, tăng 9,05% so cùng kỳ.
- Cây mía: Diện tích 258 ha, đạt 52,65% kế hoạch. Nguyên nhân do giá mía
bấp bênh nên một số diện tích được chuyển sang trồng lúa, dừa. Sản lượng khoảng
16.202 tấn, đạt 52,26% kế hoạch, giảm 47,02% so cùng kỳ.
- Cây dừa: Tổng số diện tích 1.413 ha, đạt 88,31% kế hoạch, tăng 11,08% so
với năm trước. Trong đó, diện tích cho trái là 1.139 ha, sản lượng khoảng 9,37 triệu
quả.
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 14
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
- Cây ăn quả: Diện tích 315,35 ha, đạt 75,56% kế hoạch , giảm 15,74% so
với năm trước.
Bảng 1.1: Hiện trạng diện tích và sản lượng nông nghiệp năm 2010 - 2011.
Chỉ tiêu Đơn vị
TH năm
2010
KH năm
2011
TH năm
2011
TH 2011 so
KH 2011
TH 2011
so TH
2010
Trồng trọt
1. Cây lúa - Diện tích
ha 39.331,1 37.310 37.755 101,19 95,99
- Sản lượng
tấn 191.637,6 184.720 176.223 95,40 91,96
2. Cây màu, thực phẩm
ha 2.389,5 2.400 119,48 124,65
- Sản lượng
tấn 31.125 32.000 103,75 109,05
3 - Cây mía
- Diện tích
ha 258 300 302,5 100,83 117,25
- Năng suất
62,8 63,3 70,0 110,53 111,47
- Sản lượng
tấn 16.202 19.000 21.175 111,45 130,69
4- Cây dừa
+ Diện tích
ha 1.413 1.500 88,31 111,08
Trong đó: DT trồng
mới:
0,00
Trong đó: DT thu
hoạch
ha 1.139,13 1.150 110,60 112,23
+ Sản lượng
Tr. qủa 9,37 9,46 111,92 113,58
5- Cây ăn quả:
+ Diện tích
ha 351,35 360 75,56 84,26
Trong đó: DT thu
hoạch
ha 307,33 310 78,80 78,80
+ Sản lượng
tấn 3.842 3.880 83,52 83,52
(Nguồn: Biểu kinh tế xã hội 2011)
Chăn nuôi:
Chăn nuôi phát triển tốt, nhất là đàn bò, từ 65.596 con năm 2006 tăng lên
71.444 con năm 2010. Đàn heo được khôi phục sau dịch bệnh tai xanh trên đàn heo,
đến nay đạt 13.312 con; đàn trâu có xu hướng giảm do thực hiện cơ giới hoá trong
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 15
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
nông nghiệp; đàn gia cầm tuy gặp rất nhiều khó khăn trong chăn nuôi do dịch cúm
gia cầm, nhưng đến nay đàn gia 468.000 con năm 2006, tăng lên 776.200 con năm
2010. Triển khai dự án nuôi bò vỗ béo cho người nghèo tại 04 xã với 204 hộ tham
gia.
Triển khai dự án nuôi vịt theo mô hình an toàn sinh học. Chỉ đạo tăng cường
kiểm tra tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Nhìn
chung ngành nông nghiệp phát triển đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn.
Bảng 1.2: Hiện trạng chăn nuôi 2010 – 2011.
Chỉ tiêu Đơn vị
TH năm
2010
KH năm
2011
TH năm
2011
TH 2011 so
KH 2011
TH 2011 so
TH 2010
Chăn nuôi
1- Nuôi trâu
con 1.169 1.150 97,42 94,81
2- Nuôi bò
" 71.444 73.500 102,06 105,92
3- Nuôi heo
" 13.312 25.000 44,37 50,35
4- Đàn gia cầm
con 776.187 800.000 119,41 135,78
(Nguồn: Biểu kinh tế xã hội 2011)
Thủy sản:
- Tổng diện tích nuôi 5.074 ha, đạt 105,53% kế hoạch. Trong đó:
+ Diện tích nuôi mặn - lợ: 4.456 ha, đạt 105,92% kế hoạch. Trong đó:
diện tích nuôi tôm 3.211 ha, đạt 99,5% kế hoạch, bằng 100% so cùng kỳ (có 880,6
ha nuôi tôm thâm canh); diện tích nuôi nghêu - sò: 1.245 ha, đạt 127,04% kế hoạch.
+ Diện tích nuôi cá nước ngọt: 618 ha, đạt 102,83% kế hoạch.
- Tổng sản lượng nuôi: 13.566 tấn, đạt 129,2% kế hoạch.
Tình hình dịch bệnh trên tôm xảy ra nhiều hơn năm trước, có 99 ha thiệt hại
do bệnh đốm trắng (trong đó có 47 ha Tôm sú và 52 ha Tôm Thẻ chân trắng). Ủy
ban nhân dân huyện đã chỉ đạo dùng hóa chất xử lý dịch bệnh nhằm tránh lây lan
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 16
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
trên diện rộng. Trong năm, xảy ra hiện tượng sò chết tại vùng nuôi ven sông Ba Lai,
tổng diện tích thiệt hại khoảng 100 ha, làm giảm sản lượng sò trong năm.
Khai thác: Toàn huyện có 1.761 tàu đánh bắt thủy sản, đạt 100,63% kế hoạch,
tăng 76 chiếc so cùng kỳ, trong đó có 889 tàu đánh bắt xa bờ. Tổng sản lượng khai
thác 47.787 tấn, đạt 102,55% kế hoạch. Phối hợp với Chi cục khai thác thủy sản mở
6 lớp tập huấn ghi nhật ký khai thác đối với tàu có công suất 90CV trở lên cho các
chủ tàu và thuyền trưởng có 219 lượt người tham dự và cấp 67 máy thu trực canh
cho ngư dân. Tổ chức tuyên truyền luật quy định của nước ngoài về xâm phạm lãnh
hải trong khai thác thủy sản cho các chủ tàu và thuyền trưởng.
Bảng 1.3: Hiện trạng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 2010 - 2011.
Chỉ tiêu
Đơn
vị
TH năm
2010
KH năm
2011
TH
năm
2011
TH 2011
so KH
2011
TH 2011
so TH
2010
Thủy sản
Tổng số tàu thuyền
chiếc 1.761 1.840 100,63 104,51
Trong đó: Tàu đánh bắt xa
bờ chiếc 889 925 96,63 100,00
1- Diện tích nuôi thủy sản 5.074 5.083 105,53 105,89
a/. Diện tích nuôi nước
mặn, lợ
4.456 4.465
105,92 106,33
Nuôi tôm ha 3.211 3.220 99,50 100,01
Trong đó: nuôi CN và bán
CN " 880,6 885 97,84 100,00
- Nuôi đặc sản. Trong đó: ha
1.245 1.245
127,04 127,04
+ Nghêu ha 1095 1095 128,82 128,82
+ Sò ha 150 150 115,38 115,38
b/. Diện tích nuôi nước
ngọt 618 618 102,83 102,83
- Tôm ha
- Cá " 618 618 102,83 102,83
2- Sản lượng 61.353 65.100 107,45 109,64
a- Khai thác: 47.787 51.000 102,55 104,85
- Tôm tấn 2.050 2.200 157,69 156,01
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 17
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
- Cá " 38.380 41.300 101,00 103,29
- Thủy sản khác (mực) " 7.357 7.500 100,78 103,59
b- Nuôi: 13.566 14.100 129,20 130,65
- Tôm " 5.315 5.500 147,64 150,02
- Cá " 4.901 5.200 116,69 116,80
- Thủy sản khác " 3.350 3.400 124,07 126,65
(Nguồn: Biểu kinh tế xã hội 2011)
Lâm nghiệp:
Giá trị sản xuất tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 143,5%. Thực hiện kế
hoạch trồng cây phân tán năm 2010, đã tổ chức trồng được 52.000 cây các loại như:
Keo Lai, Sao, Dầu, Muồng thẩm, Phi lao, Điệp vàng ở khu 1, khu 2 sân chim Vàm
Hồ, ven đê Hàm Luông, tỉnh lộ 885, các tuyến nội ô thị trấn, khu vực bãi rác
Trong năm, huyện đã phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ tổ chức 36 đợt kiểm
tra rừng, xử lý 10 trường hợp vi phạm, buộc khôi phục lại diện tích rừng bị xâm hại;
phối hợp Trạm kiểm soát lâm sản tổ chức kiểm tra thường xuyên và hướng dẫn thủ
tục đăng ký, quản lý đối với các hộ nuôi động vật hoang dã.
Hình 1.5: Rừng phủ xanh ở khu 1 sân chim Vàm Hồ
Diêm nghiệp:
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 18
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
Bình quân sản lượng muối tăng hàng năm là 5,02%. Tuy nhiên giá muối trong
giai đoạn này giảm mạnh, mặt khác người dân chủ yếu sản xuất muối theo kinh
nghiệm nên chất lượng muối không cao, đầu tư cơ sở hạ tầng cho đồng muối còn
nhiều hạn chế…, do đó đời sống diêm dân bấp bênh, gây tâm lý hoang mang, không
khuyến khích được người sản xuất. Riêng năm 2010, mùa nắng kéo dài nên sản
lượng năm 2010 cao hơn so với những năm đầu nhiệm kỳ, sản lượng muối năm
2010 đạt khoảng 47.560 tấn.
Bảng 1.4: Hiện trạng thu hoạch muối 2010 – 2011.
Chỉ tiêu
Đơn
vị
TH năm
2010
KH năm
2011
TH năm
2011
TH 2011 so
KH 2011
TH 2011 so
TH 2010
Diêm nghiệp
- Diện tích ha 989,5 990 98,95 100,00
- Sản lượng tấn 47.560 48.600 104,64 119,57
(Nguồn: Biểu kinh tế xã hội 2011)
Hiện huyện đang tập trung phát triển làng nghề sản xuất muối xã Bảo Thạnh
với 762 ha còn ở xã Tân Xuân đã được ngọt hóa nên diện tích sản xuất muối chỉ còn
13 ha.
Tài nguyên và môi trường:
Đến năm 2010 đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất 23 xã, riêng Thị trấn sẽ
lập quy hoạch sử dụng đất gắn với cấp huyện; triển khai kế hoạch tổng điều chỉnh
đất đai xã Tân Mỹ như: đo đạc thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Từ năm 2006 - 2010 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 95,96% số
thửa. Quản lý bảo vệ tài nguyên cát sông; khai thác theo quy hoạch của tỉnh. Công
tác khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi và sinh
hoạt bước đầu có kết quả khá; rác thải ở thị trấn và một số xã đã được thu gom về
bãi rác tập trung của huyện, chất thải trong chăn nuôi đã được khắc phục đáng kể,
mô hình Biogas trong chăn nuôi được triển khai nhân rộng.
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 19
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
1.2.2.2 Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Giá trị sản xuất tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 22,82%, chủ yếu là
công nghiệp khu vực trong nước.
Các sản phẩm có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010:
Thủy sản các loại tăng 46,53%, nước máy ghi thu tăng 72,63%, nước đá
tăng 8,31%, giá trị cơ khí tăng 9,42%, xay xát gạo tăng 1,92%, thức ăn gia súc tăng
2,11%,
Công tác mời gọi đầu tư trên lĩnh vực công nghiệp được quan tâm và đạt kết
quả bước đầu như: dự án chế biến hạt điều nhân xuất khẩu của Công ty trách nhiệm
hữu hạn Đại Hưng Phát; cơ sở giết mổ gia súc tập trung; dự án giầy da bán thành
phẩm, đã góp phần quan trọng cho sự phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp và
công nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó Cụm công nghiệp Thị trấn – An Đức đã có
nhà đầu tư đăng ký thực hiện.
Khuyến khích và tạo điều kiện các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản
xuất CN-TTCN, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; thực hiện tốt công tác khuyến
công, khuyến ngư. Công nhận 5 làng nghề đã duy trì hoạt động gồm: làng cá An
Thủy, làng nghề bánh phồng Phú Ngãi, làng nghề TTCN Phú Lễ, Phước Tuy, làng
nghề sản xuất muối xã Bảo Thạnh.
Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện
trong những năm qua có mức tăng khá. Năm 2010, đạt 498,51 tỷ đồng tăng 1,7 lần
so năm 2006, góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Bảng 1.5: Hiện trạng công nghiệp năm 2010 – 2011
Chỉ tiêu Đơn vị
KH
năm
2010
TH
năm
2010
KH
năm
2011
TH
2010 so
KH
2010
TH
2010
so TH
2009
KH
2011
so TH
2010
CN- TTCN
"
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 20
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
- Giá trị sản xuất
Tỷ đồng 471,65 498,51 529,00 105,69 112,10 106,12
Sản phẩm chủ yếu:
+ Thủy sản các loại
Tấn 3.600 3.715 3.750 103,19 106,14 100,94
+ Bột cá
Tấn 800 915 1.000 114,38 109,29
+ Nước đá
Tấn 52.000 52.542 53.500 101,04 105,08 101,82
+ Thức ăn gia súc
Tấn 600 655 750 109,17 116,96 114,50
+ Nước mắm
1000lít 900 925 950 102,78 108,57 102,70
+ Xay xát gạo
1000tấn 127,5 128,15 123,52 100,51 100,92 96,39
+ Giá trị cơ khí
Tr.đồng 22.000 22.350 22.500 101,59 103,95 100,67
+ Đan lát
Tr. đồng 21 0,00 0,00
+ May mặc
Tr.đồng 6.000 6.810 7.500 113,50 134,85 110,13
+ Cưa xẻ gỗ
m3 3.400 3.458 3.500 101,71 101,71 101,21
+ Nước máy ghi thu
1.000m
3
2.500 2.300 3.200 92,00 143,75 139,13
+ Bánh kẹo các loại
Tấn 920 925 930 100,54 101,09 100,54
+ Điện thương phẩm
1000 kw 95.000 0,00 0,00
+ Muối thô
Tấn 45.000 47.560 48.000 105,69 119,57 100,93
+ Hạt điều xuất khẩu
Tấn 450 455 460 101,11 113,75 101,10
+ Giầy da
Tỷ đồng 2 21
(Nguồn: Biểu kinh tế xã hội 2011)
1.2.2.3 Thương mại dịch vụ, du lịch.
Thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện ngày càng phát triển và mở rộng,
bình quân hàng năm giá trị ngành dịch vụ tăng 25,7%; cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ
tăng nhanh từ 21,82% năm 2006 lên 35% năm 2010. Khu vực thương mại - dịch vụ
ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và mở rộng làm nhiệm vụ chủ yếu là dịch vụ
hàng tiêu dùng và thu mua hàng hóa nông lâm thủy sản cho nông dân, ngư dân; số
hộ kinh doanh cấp mới trên địa bàn huyện từ 208 hộ năm 2006 tăng lên 336 hộ năm
2010 với nhiều ngành nghề khác nhau. Nâng tổng số 4.124 hộ đăng ký kinh doanh,
vốn 505,882 tỷ đồng, thu hút 12.574 lao động tham gia. Tổng mức lưu chuyển hàng
hóa bán lẻ trên địa bàn bình quân hàng năm tăng 8,99%, năm 2010 đạt 427 tỷ đồng.
Thành tựu đáng kể nhất là xây dựng chợ. Trong nhiệm kỳ đã xây dựng 14 chợ, đưa
vào sử dụng 13 chợ, còn 1 chợ đang xây dựng (An Ngãi Trung). Đến nay, toàn
huyện có 26/29 chợ được nâng cấp, xây dựng mới. Hầu hết các chợ đều phát huy
hiệu quả.
Các ngành thương mại - dịch vụ từng bước phát triển đáp ứng kịp thời yêu cầu
sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Cơ sở thương mại và
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 21
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
dịch vụ ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Hiện tại trên địa bàn huyện đã
hình thành 4 chợ đầu mối (Thị Trấn, An Ngãi Trung, Mỹ Chánh, Tiệm Tôm - An
Thủy). Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn có những thay đổi cơ bản, phát triển đa
dạng, sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo chiều hướng sản xuất hàng hóa, số
hộ thuần nông ngày càng giảm, đồng thời số hộ thương nghiệp - dịch vụ ngày càng
tăng; các cơ sở sản xuất và dịch vụ mới như: may gia công, sửa chữa xe máy, sửa
chữa điện tử, dịch vụ internet.
Dịch vụ tín dụng ngân hàng phát triển khá, dịch vụ bưu chính viễn thông phát
triển mạnh, quy mô được mở rộng với nhiều loại hình dịch vụ mới như: vinafone,
mobifone, viettell, viễn thông điện lực 24/24 xã thị trấn có điểm bưu điện văn hoá,
viễn thông và internet phát triển cả về số lượng và chất lượng, số máy điện thoại đạt
20,6 máy/100dân vào năm 2010. Trong giai đoạn 2006-2010 huyện đã xây dựng
tuyến vận tải xe buýt Tiệm Tôm - Thành Phố Bến Tre; Bến phà An Đức - Mỹ An
(Thạnh Phú) đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được
quan tâm đầu tư: xây dựng 168 km đường nhựa và bêtông, mở mới 15,9 km đường
giao thông; xây mới 121 cầu bêtông cốt thép, phát triển 18 km đường điện trung
thế, 45 km đường điện hạ thế, nâng cấp và gắn mới 23 bình điện hạ thế,.… tổng vốn
đầu tư trên 350 tỷ đồng, từng bước đáp ứng nhu cầu về sản xuất của nhân dân.
Kêu gọi đầu tư xây dựng Nhà máy nước Ba Lai tại Tân Mỹ, công suất 15.000
m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư trên 137 tỷ đồng, nhằm phục vụ nước sản xuất công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, Hiện nay, dự án đã khởi công xây
dựng, dự kiến đến tháng 12/2012 sẽ hoàn thành toàn bộ hệ thống và đưa vào hoạt
động đầu năm 2013.
Bảng 1.6: Hiện trạng xây dựng năm 2010 – 2011
Chỉ tiêu Đơn
vị
KH
năm
TH
năm
KH
năm
TH
2010 so
TH
2010 so
KH
2011 so
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 22
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
2010 2010 2011
KH
2010
TH
2009
TH
2010
Xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư XDCB toàn
xã hội.
Tr.
đồng
786.600 675.616 815.883 85,89 105,73 120,76
+ Vốn ngân sách
" 100.000 130.000 110.000 130,00 67,36 84,62
Trong đó: NS
huyện (XDCB tập trung)
10.100 15.000 11.300 148,51 213,77 75,33
+ Vốn khác
20.000 28.000 40.000 140,00 196,08 142,86
+ Đầu tư trong dân
666.600 517.616 654.583 77,65 119,90 126,46
(Nguồn: Biểu kinh tế xã hội 2011)
1.2.4 Dân số và lao động
Dân số
Củng cố bộ máy chuyên trách dân số các xã, thị trấn; tiếp tục triển khai thực
hiện đề án Dân số các huyện vùng ven biển, đề án về cơ cấu dân số và nâng cao
chất lượng dân số năm 2010; tổ chức công tác truyền thông làm mẹ an toàn cho bà
mẹ mang thai, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, công tác kế hoạch hóa gia
đình. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 14,3%, giảm 1,18% so cùng kỳ. Tỷ
lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 6%, giảm 2% so với năm 2009.
Lao động và chính sách xã hội.
Trong giai đoạn này, huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 25.000 lao động,
bình quân mỗi năm giải quyết cho 5.700 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 768
người; đào tạo nghề trên 10.400 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm
2006 là 20% tăng lên 38% năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm từ 21,68%
năm 2006 còn 12,39% năm 2009, riêng năm 2010 tỉ lệ hộ nghèo được xác định theo
chuẩn nghèo mới (2011-2015), kết quả điều tra đạt 19,85%.
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, được triển
khai dưới nhiều hình thức, kết hợp giữa chính sách của Nhà nước với sự hỗ trợ của
nhân dân trong huyện và sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài huyện kể cả ở
nước ngoài. Qua 5 năm, huyện đã xây dựng đền thờ liệt sĩ khắp 24 xã, thị trấn; xây
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 23
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
dựng mới 230 căn nhà tình nghĩa và 743 căn nhà tình thương; đang tiếp tục xây
dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ. Bảo đảm
công tác bảo trợ xã hội. Đặc biệt là giải quyết cho hộ nghèo vay vốn, mua và cấp
bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo,
cho sinh viên vay vốn.
1.2.5 Giáo dục, y tế, văn hóa
1.2.5.1 Giáo dục, đào tạo
Cuối năm 2007, huyện hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, thực hiện đề án
xóa phòng học tranh tre lá; triển khai thực hiện chương trình kiên cố hóa trường,
lớp học, nhà công vụ giáo viên. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp từng năm đều đạt vượt kế
hoạch. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
các cấp đạt khá, năm 2010: Tiểu học đạt 100%, THCS đạt 98 - 99%, THPT đạt trên
80%. Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học và cao đẳng ngày càng
tăng, năm 2006 đạt 40%, năm 2010 đạt 60% so với số thí sinh dự thi. Trong những
năm gần đây, số lượng học sinh giỏi của huyện đạt giải trong các kỳ thi Tỉnh, Quốc
gia có bước phát triển khá. Cán bộ, giáo viên đạt chuẩn tăng lên, trong đó giáo viên
mầm non 30,7%, tiểu học 55,2%, trung học cơ sở 51,4%; cán bộ quản lý đã qua đào
tạo lý luận chính trị đạt 71,5%, nghiệp vụ quản lý giáo dục đạt 93,8%; toàn huyện
hiện có 10 trường học đạt chuẩn quốc gia.
Tuy vậy, tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn, riêng các xã biển học sinh bỏ học
có xu hướng tăng, việc dạy thêm, học thêm không đúng qui định vẫn còn xảy ra
nhiều nơi.
1.2.5.2. Y tế
Trong những năm qua cơ sở vật chất ngày y tế từng bước được xây mới, trang
thiết bị ngày càng được hiện đại hóa; song song huyện đã ban hành nhiều cơ chế
chính sách khuyến khích đưa đội ngũ y bác sĩ về các trạm y tế xã - thị trấn để tăng
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 24
Đồ án tốt nghiệp PGS.TS. Lê Thanh Hải
cường công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tỷ lệ số bác sĩ/vạn dân tăng từ 2
bác sĩ năm 2006 lên 3,05 năm 2010; số trạm y tế xã có bác sĩ tăng từ 70% năm 2006
lên 100% năm 2010. Đã đầu tư xây dựng mới và đưa vào sử dụng 1 Trung tâm Y tế
cấp huyện, đang triển khai xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện với tổng vốn đầu tư
54 tỷ đồng.
Triển khai thực hiện các chương trình y tế quốc gia tại địa phương đều đạt chỉ
tiêu. Công tác khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao, chú trọng hơn trong
việc khám chữa bệnh miễn phí đối với người nghèo và đối tượng chính sách. Huyện
đã chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ trong việc phòng chống dịch cúm H5N1, H1N1, dịch
sốt xuất huyết và tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tra gây ra; khống chế được các dịch
bệnh nguy hiểm.
Công suất sử dụng giường bệnh bình quân hàng năm khoảng 80%. Tỷ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng từ 18,82% năm 2006 còn 14,8% năm 2010. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên giảm từ 0,96% năm 2006 còn 0,87% năm 2010.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành y tế huyện vẫn còn tồn tại một số
mặt cần phải khắc phục, nhất là chất lượng khám chữa bệnh và y đức một số cán bộ
của ngành, hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là ở tuyến xã còn nhiều hạn chế.
1.2.5.3 Về văn hóa thông tin, phát thanh, thể dục thể thao
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở xã - thị trấn và gia
đình văn hóa được phát triển sâu rộng, có tác dụng giáo dục, hình thành nếp sống
văn hóa cá nhân, cộng đồng, đẩy lùi dần các tập tục lạc hậu. Phát huy qui chế dân
chủ ở cơ sở, tạo sự đoàn kết thống nhất cao để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội của huyện. Giai đoạn 2006-2010 huyện được công nhận thêm 10 xã văn
hóa, đến nay toàn huyện có 14 xã văn hóa, 100% ấp - khu phố văn hóa, 93% cơ
quan đơn vị văn hóa, 81% nơi thờ tự văn hóa, 95% gia đình văn hóa, 8/28 chợ văn
hóa. Mỗi năm, tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, nhất là lễ hội văn hóa truyền thống
1/7, Giỗ Tổ Hùng Vương, Võ Trường Toản, Phan Ngọc Tòng, Tán Kế.
SVTH: Phùng Thị Anh Đào 25