Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BTL NHOM 15 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.91 KB, 9 trang )

Bài thảo luận: kỹ thuật xử lý nước thải
Bài thảo luận
Kỹ thuật xử lý nước thải
Nhóm 15
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh từ giấy loại và nước thải
trong quá trình sản xuất.
Danh sách nhóm:
Trần Hồng Thái
Nguyễn Văn Thanh
Bùi Duy Thạo
GVHD: Vi Thị Mai Hương
SVTH: Nhóm 15 1
Bài thảo luận: kỹ thuật xử lý nước thải
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU CHUNG.
2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY ĂN VÀ GIẤY VỆ SINH.
3. NƯỚC THẢI VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI TRONG SẢN XUẤT
GIẤY.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI.
5. KẾT LUẬN.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Công nghiệp sản xuất giấy chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Công nghiệp giấy phát triển cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về các
GVHD: Vi Thị Mai Hương
SVTH: Nhóm 15 2
Bài thảo luận: kỹ thuật xử lý nước thải
sản phẩm giấy ngày càng tăng, thu hút nhiều lao động tham gia cũng như kéo theo
sự phát triển của một số nghành liên quan như: lâm nghiệp, xuất nhập khẩu, vận
tải,…; chính vì vậy nghành công nghiệp này không thể thiếu được trong đời sống
của người dân.
Sản phẩm giấy ăn và giấy vệ sinh có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt của


con người. Nghành sản xuất giấy đã đáp ứng nhu cầu bức thiết trong cuộc sống của
con người. Nhưng lượng nước thải do nghành công nghiệp này thải ra môi trường
là rất lớn và gây ảnh hưởng đến môi trường và con người.
2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY ĂN VÀ GIẤY VỆ SINH
1.1. Nguyên liệu.
- Các loại giấy đã qua sử dụng giấy, báo lộn, bao bìa cát tông,….
GVHD: Vi Thị Mai Hương
SVTH: Nhóm 15 3
Bài thảo luận: kỹ thuật xử lý nước thải
- Giấy thừa từ quá trình cắt xén trong quá trình sản xuất và phân phối các loại
giấy.
- Hóa chất: NaOH, nước Giaven-NaClO, Na
2
S, Na
s
SO
4.
- Nước: Lượng nước dùng khá lớn ở các khâu nấu, tẩy, xeo giấy.
- Nhiên liệu: than, dầu.
1.2. Quy trình công nghệ sản xuất.
 Sàng, lọc, nghiền
- Giấy thải sẽ được sàng lọc để tách các loại tạp chất như vải sợi, nhựa, giấy sáp
hoặc giấy có cán phủ. Các tạp chất này sẽ được thải ra như chất thải rắn và phần
nguyên liệu còn lại sẽ được đưa vào máy nghiền.
GVHD: Vi Thị Mai Hương
SVTH: Nhóm 15 4
Sản phẩm
Sấy
Xeo giấy
Rửa

Tẩy trắng
Sàng, lọc, nghiền
Nguyên liệu thô: giấy
loại
Nước thải: độ
màu, BOD
5
, COD
cao
Nước rửa
Chất phụ gia,
phèn, dầu, nước
Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy ăn và giấy
vệ sinh từ giấy loại
Nước rửa SS,
BOD
5
, COD cao
Nước thải có SS,
BOD, COD cao
Hóa chất tẩy trắng
Hơi nước
Nước ngưng
Bài thảo luận: kỹ thuật xử lý nước thải
- Sử dụng máy nghiền đĩa, nghiền trục.
- Sau khi nghiền thành bột giấy sẽ được qua thiết bị sàng để tách chất bẩn nặng
như cát, đá ra khỏi hỗn hợp bột giấy.
 Tẩy trắng
- Mục đích tẩy là tạo độ trắng cho giấy và tách một số chất không phải là xenlulo.
- Các tác nhân thường dùng để tẩy là Clo, hypoclorit natri NaOCl, dioxit clo

ClO
2
,…
 Rửa
- Mục đích là tách các chất tẩy rửa ra khỏi bột giấy.
- Quá trình rửa thường sử dụng nước sạch, lượng nước sử dụng cần hạn chế tới
mức tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình tách bột đạt hiệu quả cao nhất.
 Xeo giấy
- Là quá trình tạo hình sản phẩm trên lưới làm thoát nước để giảm độ ẩm của
giấy.
- Quá trình xeo giấy như sau: Bột giấy sau khi rửa đem pha loãng rồi đưa vào
máy xeo. Tưới dung dịch lên trên lưới, xơ sợi ở trên mặt lưới và tách được nước
sau đó đưa đi qua chăn len để tách giấy ra. Sau đó giấy được qua sấy để có sản
phẩm khô.
3. NƯỚC THẢI VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI TRONG SẢN XUẤT GIẤY
VỆ SINH.
Công nghệ sản xuất giấy là một trong những công nghệ sử dụng nhiều nước.
Lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy dao động từ 200 đến 500m
3
. Nước chủ
yếu được dùng trong các công đoạn tẩy trắng, rửa, xeo giấy. Trong các nhà máy
giấy, hầu như tất cả lượng nước đưa vào sử dụng sẽ là lượng nước thải và mang
theo tạp chất, hóa chất, bột giấy, các chất ô nhiễm dạng hữu cơ và vô cơ nếu như
không có hệ thống xử lý tuần hoàn lại nước và hóa chất.
Các dòng thải chính của nhà máy sản xuất giấy ăn và giấy vệ sinh:
- Dòng thải từ công đoạn tẩy trắng thường chứa các hợp chất hữu cơ hòa tan
và hợp chất tạo thành của những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại, có khả năng
tích tụ sinh học trong cơ thể sống như các hợp chất clo hữu cơ (AOX). Công đoạn
GVHD: Vi Thị Mai Hương
SVTH: Nhóm 15 5

Bài thảo luận: kỹ thuật xử lý nước thải
tẩy chính là công đoạn gây ô nhiễm nhiều nhất. Nước thải từ công đoạn tẩy chiếm
50-75% tổng lượng nước thải và chiếm 80-95% tổng lượng dòng thải ô nhiễm.
- Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột
giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh.
- Dòng thải từ các khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lượng các
chất lơ lửng và các hóa chất rơi vãi. Dòng thải này không liên tục.
- Tải trọng nước thải từ 5-30 m
3
/1tấn sản phẩm.
- Tải trọng COD từ 20-30 kg/1tấn sản phẩm.
 Nhìn chung nước thải từ quá trình sản xuất giấy có hàm lượng SS và hàm
lượng BOD5, COD cao, một số phân xưởng còn thải ra nước có độ màu, hàm
lượng chất rắn hòa tan, pH, coliform và nhiệt độ cao cần xử lý. Nồng độ chất bẩn
trong nước thải thay đổi phụ thuộc vào quy trình sản xuất và trang thiết bị của từng
phân xưởng và từng loại máy.
 Quy trình xử lý nước thải công nghiệp giấy cần phải có sự kết hợp giữa biện
pháp xử lý hóa lý với biện pháp xử lý sinh học vì hàm lượng SS và BOD5, COD
cao.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4.1. Các phương pháp xử lý.
Nước thải trong sản xuất giấy chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng và sơ
sợi, các hợp chất hữu cơ hòa tan ở dạng khó và dễ phân hủy sinh học, các hóa chất
dùng để tẩy và hợp chất hữu cơ của chúng.
Các phương pháp xử lý nước thải giấy bao gồm lắng, tuyển nổi, keo tụ, và sinh
hoc.
- Phương pháp lắng nhằm thu hồi chất rắn dạng bột, trước hết ở đoạn xeo giấy.
Cần phải chọn thời gian lưu nước trong bể lắng thích hợp, vì dài quá cặn lắng sẽ bị
phân giải kỵ khí. Để giảm thời gian lưu nước trong bể lắng người ta dùng bể lắng –
tuyển nổi có tải trọng 5 đến 10 m

3
/m
2
.h. Nước thải ở đây được thổi khí nén với áp
suất 4-6 bar. Hiệu suất lắng sẽ cao hơn, thời gian lưu sẽ ngắn hơn.
GVHD: Vi Thị Mai Hương
SVTH: Nhóm 15 6
Bài thảo luận: kỹ thuật xử lý nước thải
- Phương pháp đông keo tụ hóa học: làm keo lắng các hạy lơ lửng, một phần
chất hữu cơ hòa tan, hợp chất photpho, một số chất độc và khử màu. Phương pháp
này ứng dụng vào trước và sau phương pháp sinh học. Chất keo tụ thông thường là
phèn nhôm, phèn sắt và vôi. Dùng chất trợ keo tụ là các chất polime làm tăng tốc
độ lắng. Với pH thích hợp là 5 đến 11, phèn nhôm cần pH từ 5 đến 7 và vôi pH >
11.
- Phương pháp tuyển nổi: Bể tuyển nổi được sử dụng để loại bỏ các hạt rắn
hoặc lỏng ra khỏi hỗn hợp nước thải và cô đặc bùn sinh học. Không khí được thổi
vào bể tạo nên các bọt khí, các bọt khí này kết với các hạt và nổi lên trên mặt nước
thải và bị loại bỏ bằng các thiết bị gạt bọt. Một số loại hóa chất như phèn nhôm,
muối ferric, silicat hoạt tính có thể được thêm vào nước thải để kết dính các hạt lại
làm cho nó dể kết với các bọt khí để nổi lên bề mặt hơn. Bằng công nghệ bể tuyển
nổi có thể giảm 90% cặn lơ lửng, giảm 70-80% lượng nước thải, thu hồi đến 75%
bột giấy trong quá trình sản xuất.
- Phương pháp sinh học: xử lý các chất hữu cơ hòa tan. Các chất này dễ bị
phân hủy hiếu khí và kỵ khí bởi vi sinh vật có trong nước thải. Trong nước thải
giấy giàu hidratcacbon hòa tan, nhưng nghèo Nitơ và Photpho dinh dưỡng đối với
vi sinh vật. Khi xử lý sinh học cần chú ý cân bằng dinh dưỡng cho vi sinh vật phát
triển. Cân bằng tỷ lệ BOD
5
: N : P = 100 : 5 :1 với quá trình hiếu khí và 100 : 3 :
0.5 với quá trình kỵ khí.

4.2. Một số công nghệ xử lý
Dựa vào thành phần tính chất nước thải nêu trên, công nghệ xử lý nước thải
sản xuất giấy được đề xuất như sau:
 Xử lý sơ bộ nước thải từ công đoạn xeo giấy:
GVHD: Vi Thị Mai Hương
SVTH: Nhóm 15 7
Bài thảo luận: kỹ thuật xử lý nước thải

- Nước thải (NT) từ công đoạn xeo giấy được tách riêng đưa qua hệ thống xử lý
sơ bộ.
- NT chảy qua SCR (song chắn rác) đến bể tiếp nhận. SCR có nhiệm vụ giữ lại
các tạp chất kích thước lớn.
- NT tiếp tục được bơm qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ. Từ
đây NT được bơm qua bể lắng để lắng cặn (chủ yếu là bột giấy).
- Sau đó nước thải được đưa đến hệ thống xử lý chung.
 Hệ thống xử lý chung sau khi nước thải đã qua xử lý sơ bộ:

- Sau khi qua một số bước xử lý sơ bộ nước thải từ các công đoạn sản xuất được
hòa trộn với nhau và được điều chỉnh về khoảng pH thích hợp cho hoạt động của
vi sinh vật (pH = 6,5 – 7,5) tại bể trung hòa.
GVHD: Vi Thị Mai Hương
SVTH: Nhóm 15 8
Bài thảo luận: kỹ thuật xử lý nước thải
- NT tiếp tục được cho qua bể lọc sinh học hiếu khí nhằm xử lý BOD5, COD,
mùi hôi trong nước thải,…
- Sau khi xử lý ở bể lọc sinh học hiếu khí NT tiếp tục chảy sang bể lắng 2 để loại
bỏ bùn hoạt tính. Lượng bùn này được rút khỏi bể lắng bằng hệ thống bơm bùn và
tuần hoàn về bể lọc sinh học để duy trì mật độ của vi sinh vật, bùn dư được dẫn về
bể nén bùn.
- NT bể lắng 2 tiếp tục chảy qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt vi trùng và mầm

bệnh. Sau khi ra khỏi bể khử trùng nước thải sẽ đạt QCVN 24-2009 loại A,B rồi
thải ra nguồn tiếp nhận.
5. KẾT LUẬN
Với bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng đều sinh ra chất thải :khí thải, chất thải
rắn và nước thải. Công nghệ sản xuất giấy là một trong những công nghệ sử dụng
nhiều nước. Lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy dao động từ 200 đến
500m
3
. Nước chủ yếu được dùng trong các công đoạn tẩy trắng, rửa, xeo giấy.
Trong các nhà máy giấy, hầu như tất cả lượng nước đưa vào sử dụng sẽ là lượng
nước thải và mang theo tạp chất, hóa chất, bột giấy, các chất ô nhiễm dạng hữu cơ
và vô cơ nếu như không có hệ thống xử lý tuần hoàn lại nước và hóa chất. Vì vậy
cần phải có biện pháp sử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận, tránh gây ô nhiễm
các nguồn nước mặt và nước ngầm.
GVHD: Vi Thị Mai Hương
SVTH: Nhóm 15 9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×