Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

(tiểu luận) báo cáo về thắp chăm ở làng văn hóa du lịch các dân tộc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.8 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI - KINH TẾ
——————    ——————

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA

Đề tài:

Tháp Chăm ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân
tộc Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn : PGS T.S Bùi Xuân Đính
Sinh viên thực hiện :

Nguyễn Thu Hà

Mã sinh viên :

203132682

Lớp :

Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành 1 - K61

Hà Nội - 2021
1


MỤC LỤC


ĐỀ BÀI

3

I. GIỚI THIỆU VỀ LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC

3

VIỆT NAM
1. Tổng quan về Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

3

2. Thông tin điểm đến

5

3. Khu các làng dân tộc - trái tim, linh hồn của “Ngôi nhà chung”

7

4. Đường đi làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

8

5. Các dịch vụ du lịch

8

6. Một số lưu ý khi đến tham quan


9

II. VĂN HÓA CHĂM TÁI HIỆN TRONG LÀNG VĂN HÓA - DU

10

LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
1. Giới thiệu chung về người Chăm

10

2. Văn hóa Chăm

11

III. THÁP CHĂM TẠI LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH CÁC DÂN

14

TỘC VIỆT NAM
1. Biểu tượng văn hóa của người Chăm giữa Thủ đô

14

2. Kỹ thuật xây dựng tháp Chăm cổ xưa

18

3. Lễ hội tại tháp Chăm


20

IV. NHẬN XÉT

21

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

2


ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU VỀ THÁP CHĂM TẠI LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH
CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Bài làm
I. GIỚI THIỆU VỀ LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT
NAM.
1. Tổng quan về Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nằm tại khu du lịch Đồng
Mô, Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, cuối
đại lộ Thăng Long, nằm trên hành trình du lịch nghỉ dưỡng của một chuỗi các
khu du lịch nổi tiếng như Thác Đa, Suối Ngọc Vua Bà, Rừng Quốc gia Ba Vì,
Khoang Xanh, Ao Vua, Đá Chơng…và ấp mình dưới chân núi Ba Vì huyền
thoại; với địa hình ngọn đồi cao, nơi có nhiều hồ nước và cây xanh, khơng khí
và khung cảnh tại đây vô cùng hấp dẫn, đặc biệt khi đi từ dưới lên cao.

Cổng làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
3



Làng một dự án của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, làng văn hóa các
dân tộc Việt Nam có diện tích 1544 ha với tổng kinh phí đầu tư lên đến 3.200
tỷ đồng. Được khánh thành vào tháng 10 năm 2010, đến thời điểm hiện tại vẫn
đang trong q trình hồn thành. Nhưng đây vẫn là địa điểm du lịch 2 ngày 1
đêm gần Hà Nội được nhiều bạn trẻ Hà Nội lựa chọn vào cuối tuần.
Làng gồm 7 khu chức năng:
 Khu các làng dân tộc: Diện tích 198,61ha, có đồi cao, thung lũng, mặt
nước, thể hiện sự phân bố các làng dân tộc trải rộng trên mọi miền đất nước.
Đây là khu chức năng đã được thực hiện xây dựng xongvà được coi là linh
hồn, là trái tim của dự án.
 Khu Trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí: Diện tích 125,22 ha,
nằm ở trung tâm của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, kết nối
với cổng chính và các khu chức năng. Đây là một trung tâm hoạt động văn
hóa, thể thao, vui chơi giải trí hiện đại, đa chức năng nhưng mang đậm nét
văn hóa dân tộc.
 Khu Di sản văn hóa Thế giới: Diện tích 46,5 ha, đây là khu phức hợp các
dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao quy mô lớn.
 Khu Công viên bến thuyền: Diện tích 341,53 ha gồm 310,04 ha mặt nước
hồ Đồng Mơ và 31,49 ha đất có mặt nước. Đây là khu vực dịch vụ du lịch
gắn với mặt nước hồ Đồng Mô và cổng B của Làng Văn hóa - Du lịch các
dân tộc Việt Nam.
 Khu Cây xanh mặt nước hồ Đồng Mơ: Diện tích 600,9 ha, đây là không
gian cảnh quan, mặt nước hồ Đồng Mô có sử dụng khai thác phát triển một
số hoạt động du lịch sinh thái phù hợp, đảm bảo môi trường và phát triển du
lịch bền vững.
 Khu Dịch vụ du lịch tổng hợp: Diện tích 138,89 ha, đây là khu phức hợp
các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao có quy mơ lớn để khai thác có hiệu
quả khơng gian cảnh quan tự nhiên.


4


 Khu Quản lý điều hành văn phịng: Diện tích 78,5 ha, bao gồm: Khu văn
phòng, quản lý điều hành trung tâm, Khu nhà công vụ của cán bộ nhân viên,
nơi ăn ở của đồng bào các dân tộc trong cả nước tới tham gia hoạt động tại
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, nơi đón tiếp các đoàn khách
trong và ngoài nước tới tham quan.
Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2020
tầm nhìn 2030, Khu du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong
danh mục các địa điểm có tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia.
Từ năm 2016, bên cạnh những sự kiện điểm nhấn trong năm như “Sắc
Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam: “Tuần đại
đồn kết – di sản văn hóa Việt Nam”, Làng cịn có hoạt động hàng ngày, cuối
tuần, chuyên đề về ẩm thực, âm nhạc, trang phục… do đồng bào các dân tộc đại
diện các vùng, miền về sinh sống, tái hiện.
Về với Làng, ngoài việc khám phá kho tàng văn hóa phong phú, đặc sắc
của các dân tộc, du khách cịn có cơ hội thưởng ngoạn cảnh sắc hữu tình, thiên
nhiên trong lành và những tình cảm nồng ấm của đồng bào.
2. Thông tin điểm đến.
a)

Thời gian đón khách:

Từ thứ ba đến chủ nhật, kể cả các ngày lễ, tết (thứ hai hàng tuần khơng mở
cửa đón khách tham quan).
Buổi sáng:


08h00 - 11h00.

Buổi chiều:

13h00 - 16h30.

b)

Điểm mua vé và giá vé:

- Khu đón tiếp, quầy thơng tin, bán vé: tại cổng tại cổng 54 Khu các làng dân
tộc, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà
Nội.

5


- Bảng giá vé vào cổng làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam 2022
đang được niêm yết như sau:
+ Người lớn: 30.000 đồng/lượt.
+ Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề (yêu cầu
thẻ sinh viên): 10.000 đồng/lượt.
+ Học sinh tại các cơ sở giáo dục phổ thông: 5.000 đồng/lượt.
+ Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí.
c)

Điểm đến hấp dẫn:
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được vinh dự coi là “ngôi

nhà chung” - nơi hội tụ, bảo tồn và giới thiệu, phát huy những nét văn hóa đặc

trưng, đa dạng của 54 dân tộc anh em trên cả nước. Hiện nay, làng có cộng đồng
các dân tộc đang hoạt động hàng ngày như: Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ
Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer… để tái hiện lại một cách thực tế và
chân thật nhất cuộc sống của các đồng bào dân tộc anh em.
Đến với làng, du khách sẽ được những trải nghiệm hết sức thú vị như:
 Được tham quan, tìm hiểu về phong tục tập quán, lối sống, các lễ hội của các
đồng bào dân tộc khác nhau.
 Thưởng thức và trải nghiệm sự phong phú của các loại hình dân ca, dân vũ,
dân nhạc: hát then, hát dân ca, múa khèn, chơi đàn Chapi, múa chu chai…
 Tham gia trải nghiệm các trò chơi dân gian như ném còn, đi cà kheo, tó má
lẹ, chơi parahet, đi cầu khỉ… và nghề thủ công truyền thống: dệt, đan lát, chế
tác nhạc cụ, tượng điêu khắc,…
 Có nhiều địa điểm đẹp để check-in, chụp ảnh như: tháp Chăm, chùa
Khmer, ..
 Mua sản vật dân tộc, đồ lưu niệm: Rau rừng, thịt gác bếp, rượu ngơ, cà phê,
đường thốt nốt; thổ cẩm, mơ hình nhà Rơng…
 Có nhiều tấm hình check-in với view cực xịn xò.
3. Khu các làng dân tộc - trái tim, linh hồn của “Ngôi nhà chung”.

6


Đây là điểm dừng chân đầu tiên mà bạn nên ghé đến khi đi làng văn hóa
các dân tộc Việt Nam. Khu làng dân tộc có diện tích lên đến 200 ha và được
chia làm 4 cụm làng tương ứng theo 4 vùng miền của Việt Nam. Khu vực này
tái hiện lại cấu trúc làng, bản của từng dân tộc một cách đặc sắc và chân thực
nhất.
 Cụm làng I: Khu này mô phỏng và tái hiện lại các công trình văn hóa, cảnh
quan đặc trưng của 28 dân tộc vùng rẻo cao, thung lũng, trung du thuộc các
vùng Tây Bắc, Đông Bắc và các vùng miền núi Bắc Trung Bộ với các hệ

ngôn ngữ Tày- Thái, Tạng - Miến, Mơng - Dao, Việt - Mường, Ka - Đai.
Hiện có các dân tộc Tày, Dao, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú đang sinh sống
hàng ngày. Đến đây, quý khách sẽ được lắng nghe làn điệu Then mượt mà,
sâu lắng; hòa cùng điệu múa xịe của cơ gái Thái hay tiếng khèn gọi bạn tình
của chàng trai dân tộc Mơng. Đặc biệt là khơng gian văn hóa Chợ Vùng cao
đậm sắc núi rừng.
 Cụm làng II: Là khơng gian văn hóa của 18 dân tộc vùng Cao Nguyên, đồi
núi thuộc các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Trường Sơn với các hệ
ngôn ngữ thể hiện như Môn- Khmer, Nam Đảo, với những mái nhà Rông
cao vút hay những ngôi nhà của chế độ mẫu hệ; cùng hòa chung vào nhịp
cồng chiêng và diệu múa xoang rộn ràng của các dân tộc nơi đây. Hiện có
các dân tộc Tà Ơi, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê đang hoạt động hàng
ngày.
 Cụm làng III: Là khơng gian văn hóa của 04 dân tộc Chăm, Khmer, Chu Ru
và Chơ Ro. Tại đây, tái hiện hai cơng trình tâm linh đặc sắc là quần thể chùa
Khmer và tháp Chăm. Hiện nay có các dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng và dân
tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận đang sinh sống và hoat động hàng ngày.
 Cụm làng IV: Gồm 4 dân tộc đa văn hóa cư trú ở nhiều vùng cảnh quan như
bán sơn địa, đồi núi, đồng bằng, duyên hải, triền sông, thị trấn, thị tứ thuộc
nhiều cùng văn hóa khác nhau như Kinh, Hoa, Sán Dìu, Ngái với ngơn ngữ
là Hán, Việt - Mường và đang trong q trình hồn thiện.

7


4. Đường đi làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Phương tiện cá nhân:
+ Cách 1: Từ Hà Nội đi thẳng hướng Đại lộ Thăng Long khoảng 36 km, tới khi
nhìn thấy biển chỉ dẫn lối đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ở vịng
xuyến, đi theo lối ra thứ nhất là tới nơi.

+ Cách 2: Xuất phát từ cầu Trung Hà – Trung tâm hội nghị Quốc Gia hoặc ra
bến xe Mỹ Đình. Khi đến Trung tâm hội nghị Quốc Gia, rẽ vào đường đi Láng
Hòa Lạc, di chuyển khoảng 30 km sẽ đến Hòa Lạc. Đến ngã tư Hòa Lạc, rẽ phải
đi Sơn Tây và Đường Lâm. Di chuyển khoảng 4.5 km là đến làng văn hoá các
dân tộc Việt Nam.
Xe bus đi làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Bạn có thể lựa chọn một trong các tuyến sau đây để đến đia điểm này:
+ Tuyến 107: Bến xe Kim Mã - Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
+ Tuyến 75: Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Hương Sơn (Giá vé: 25.000 VNĐ/lượt)
+ Tuyến 71B: Bến xe Mỹ Đình - Xuân Mai (Giá vé: 20.000 VNĐ/lượt)
+ Tuyến 71: Bến xe Mỹ Đình - Sơn Tây (Giá vé: 20.000 VNĐ/lượt)
5. Các dịch vụ du lịch:
 Trải nghiệm và giải trí:
 Gói trải nghiệm làm làm ẩm thực dân tộc.
 Gói dịch vụ giao lưu văn hóa văn nghệ.
 Vận chuyển:
 Dịch vụ xe điện.
 Dịch vụ xe đạp, xe máy.
 Ẩm thực dân tộc:
 Các làng dân tộc.
 Khu ẩm thực ven hồ.
 Lưu trú:

8


 Dịch vụ homestay.
 Nhà dịch vụ.
 Dịch vụ cho thuê không gian, sân bãi:
 Nhà sàn

 Nhà dịch vụ, lầu vọng cảnh.
 Sân bãi.
 Mua sắm:
 Tại làng dân tộc.
 Quầy lưu niệm.
 Dịch vụ khác:
 Thuê hướng dẫn thuyết minh.
 Lửa trại.
 Lắp dựng sân khấu, backdrop, âm thanh, bàn ghế….
6. Một số lưu ý khi đến tham quan.
 Chuẩn bị đồ ăn: Nếu bạn chỉ tham quan trong ngày thì có thể tự chuẩn bị đồ
ăn và mang theo nước uống để tiết kiệm chi phí.
 Góc chụp hình: Quần thể chùa Khmer và tháp Chăm là hai địa điểm sống ảo
phổ biến nhất ở làng văn hóa. Hai nơi này gần nhau nên bạn chỉ cần gửi xe
một lần rồi có thể đi bộ sang đó.
 Trang phục: bạn có thể mang theo nhiều bộ quần áo để thay đổi sao cho phù
hợp với khung cảnh của từng khu vực. Mỗi khu vực đều có nhà vệ sinh nên
rất thuận tiện.
 Nên đi sớm để tránh nắng và hạn chế đông người. Buổi sáng thời tiết đẹp và
mát mẻ nên ảnh sẽ đẹp hơn, càng về trưa càng đơng người sẽ khó có những
bức ảnh đẹp.
II. VĂN HÓA CHĂM TÁI HIỆN TRONG LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH
CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM.
Việt Nam là một quốc gia có sự phong phú và đa dạng trong bản sắc văn
hóa dân tộc với nhiều nét đặc trưng khác biệt, độc đáo đến từ các dân tộc khác
9


nhau như Tày, Nùng, Chăm, Thái, H’mông…. Mỗi dân tộc đều mang những
màu sắc rất riêng và mới lạ, góp phần tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc

trong trong văn hóa Việt Nam. Văn hóa Chăm là một trong số các nền văn hóa
dân tộc gây ấn tượng nhất với nhiều người nhờ các giá trị văn hóa hết sức đặc
sắc.
Dân tộc Chăm, xưa kia là cư dân của Vương quốc Champa cổ, có một nền
văn hóa dân gian độc đáo và đặc sắc vẫn được giữ gìn và phát triển cho đến tận
ngày nay. Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã xây dựng, khắc họa
và tái hiện lại một cộng đồng văn hóa dân tộc Chăm một cách thực tế nhất nhằm
lưu giữ, bảo tồn và phát huy, quảng bá văn hóa người Chăm đến với mọi người.
1. Giới thiệu chung về người Chăm
Dân tộc Chăm, xưa kia là cư dân của Vương quốc Champa cổ, hiện có
khoảng 200.000 người, nhiều nhất ở Ninh Thuận - 85.000 người, và Bình Thuận
- 37.000 người. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, sinh hoạt hàng ngày vẫn giữ
nếp truyền thống với các lễ hội dân gian rất đặc sắc. Rija Nưgar (vào đầu năm
Chăm lịch, tức tháng 4 Dương lịch) và Katê (Tết Chăm, vào tháng 7 Chăm lịch,
tức tháng 10 Dương lịch) là hai lễ hội quan trọng hơn cả.
Ở Việt Nam, người Chăm được chia làm 4 nhóm căn cứ theo tơn giáo.
Nhóm Chăm thứ nhất là Chăm Bà La Môn bây giờ một số nhà khoa học đề nghị
gọi là Chăm ảnh hưởng của Bà La Môn giáo, tức Ấn Độ giáo. Nhóm này chiếm
đơng nhất. Nhóm Chăm thứ 2 chiếm tương đối nữa là nhóm Chăm Bà Ni, tức là
Chăm Hồi giáo cũ. Nhóm Chăm thứ 3 là Chăm Hồi giáo mới, tức là Chăm
Islam. Và nhóm Chăm cuối cùng là nhóm khơng theo tơn giáo thế giới nào cả,
gọi là nhóm Chăm H’roi. Khơng gian Chăm ở làng Văn hóa - Du lịch các dân
tộc Việt Nam được phục dựng ở đây gồm hai nhóm kiến trúc của hai nhóm
Chăm lớn nhất đó chính là nhóm Chăm Bà La Mơn và nhóm Chăm Islam.
Người Chăm theo đạo Bà La Mơn giáo khơng ăn thịt bị mà họ chỉ cưỡi
bị. Người Chăm Bà La Mơn khơng ăn thịt bị là do ảnh hưởng của tục thờ thần

10



bò Nandi (Kapil). Họ quan niệm rằng khi mà ăn thịt bị thì đến lúc mất đi sẽ
khơng được thần bị Nandi trở qua sơng Vĩnh Hằng.
Trái ngược với nhóm Chăm Bà La Mơn, nhóm Chăm Islam lại chỉ ăn thịt
bị và khơng ăn thịt chó và thịt lợn. Theo đạo Hồi, họ đó là hai con vật dơ bẩn ăn
tạp nhất. Và họ chỉ ăn thịt khi nào do chính tay họ giết mổ. Họ cho rằng cách
giết mổ động vật của họ mới là đúng bởi vì là khi họ cắt tiết của con vật họ sẽ
quay đầu con vật đó về hướng Tây và trong q trình con vật chảy hết tiết đó thì
họ sẽ đọc kinh Quran (Koran). Và đặc biệt, họ không bao giờ ăn tiết vì họ cho
rằng tiết chứa nhiều cái ngu dốt nhất của động vật.
Người Chăm biết sử dụng chữ viết từ khá sớm. Bia Võ Cạnh bằng chữ
Sanskrit ở Nha Trang (năm 192 sau Công nguyên) và bia Đông Yên Châu (cuối
thế kỉ IV) là minh văn bằng chữ bản địa có mặt sớm nhất trong khu vực. Ngơn
ngữ-chữ viết phát triển thúc đẩy văn học Chăm phát triển theo. Song hành với
văn học bình dân như tục ngữ, ca dao, truyện cổ… là nền văn học viết có mặt từ
rất sớm: văn bi kí, sử thi, trường ca, thơ thế sự, thơ triết lí, gia huấn ca…
2. Văn hóa Chăm.
a) Trang phục người Chăm
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nét
văn hóa đặc sắc của người Chăm.
Trang phục cổ truyền của nam là áo có cách xếp chéo và dài dây phía bên
hơng (thắt lưng), áo thường có màu trắng, bên trong là quần sooc, ngồi là quần
váy xếp. Bên cạnh đó không thể thiếu được những chiếc khăn quấn đội đầu,
khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn màu nhạt, vàng hoặc bạc, ở hai bên đầu có
hoa văn màu vàng, tua vài màu đỏ. Quấn thả ra hai mang tai.
Còn trang phục của phụ nữ thì sẽ là áo cổ trịn cài nút phía trước ngực
xuống đến bụng, quần váy xếp khi làm lễ hoặc váy ống trong trang phục thường
ngày. Người phụ nữ Chăm thường đội khăn phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên
đầu, quấn theo lối chữ nhân.

11



b) Gốm Chăm - Sản phẩm thủ công độc đáo và tinh túy.
Người Chăm rất giỏi nghề thủ công, nổi bật nhất là nghề gốm và dệt thủ
công. Làng gốm Trúc Bàu được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đơng
Nam Á cịn tồn tại đến ngày nay. Ở đây nổi tiếng với những sản phẩm thủ công
và kĩ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa người Chăm.
Tồn bộ quy trình làm gốm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ
thuật đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát
triển, nhưng gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, giữ
được hồn tinh túy và giữ được vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm
năm. Đó là giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm. Năm
Trong chuỗi hoạt động tháng 7 vừa qua, Làng Văn hóa - Du lịch các dân
tộc Việt Nam đã đón các Nghệ nhân cùng đồng bào dân tộc Chăm đến đến từ
làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận)
về sinh sống luân phiên tại “Ngôi Nhà chung”, họ đã giới thiệu về quy trình làm
gốm Bàu Trúc và trình diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc của đồng bào dân tộc
mình.

Làm gốm tại “Ngơi nhà chung”
12


Du khách tham quan được tận mắt chiêm ngưỡng các Nghệ nhân giới
thiệu quy trình từng quy trình để tạo ra sản phẩm gốm: nguyên liệu từ đất và
cách pha chế, cách nung tạo màu men, tính độc bản của từng sản phẩm... Ở
nhiều nơi, người ta dùng bàn xoay để nặn gốm, còn các nghệ nhân gốm Chăm
vẫn dùng đôi tay khéo léo để tạo nên những tác phẩm tuyệt vời với mẫu mã
phong phú. Bí quyết làm gốm ở làng gần như không thay đổi từ xưa đến nay.
Điểm khác biệt của “công nghệ” làm gốm ở đây so với mọi nơi khác chính là

người thợ di chuyển vịng quanh khối đất để tạo hình sản phẩm. Với sự khéo léo
và kĩ thuật điêu luyện của mình, khối đết sét của nghệ nhân đã hiện ra hình dạng
khối của chiếc lọ, chiếc bình… Sau đó cần trải qua nhiều cơng đoạn nữa mới có
thể cho ra được một sản phẩm hoàn hảo.
c) Âm nhạc dân tộc
Các nghệ nhân đồng bào dân tộc Chăm (làng Gốm Bàu Trúc) không chỉ là
những nghệ nhân thực hành nghề gốm mà còn rất yêu âm nhạc dân tộc Chăm.
Một không gian âm nhạc nghe thấy cả một nền văn hóa Chăm giàu đẹp và một
tình yêu cháy bỏng của quê hương và dân tộc với những bài hát về làng Chăm,
về tình làng gốm, tiếng trống paranưng… sẽ tạo nên âm nhạc đặc trưng của
đồng bào dân tộc Chăm và một số điệu múa đền tháp.
d) Các lễ hội người Chăm
Đồng bào Chăm có rất nhiều những lệ hội đặc sắc, thu hút sự tham gia
của cộng đồng. Trong đó phải kể tới lễ hội cầu mưa, lễ hội Ka-tê, lễ hội cầu
mưa…. các lễ hội văn hóa Chăm đều mang những nét đặc sắc của đồng bào dân
tộc, thể hiện được vẻ đẹp của đồng bào người Chăm và lối sống của họ. Lễ hội
Ka-tê là một trong những lệ hội lớn trong năm. Lễ hội Katê có ý nghĩa kính nhớ
ông bà tổ tiên, những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc
(được người Chăm suy tơn thành thần). Lễ hội Katê cịn có ý nghĩa tưởng nhớ
đến ông bà tổ tiên bên ngoại (tức bên cha, vì người Chăm theo mẫu hệ). Tương
tự ý nghĩa kính nhớ ơng bà tổ tiên trong Katê, người Chăm có lễ Chabur (vào
15/9 lịch Chăm) để tưởng nhớ ơng bà tổ tiên bên nội (bên mẹ). Năm 2017, Lễ
13


hội Ka-tê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du
lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
III. THÁP CHĂM TẠI LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC
VIỆT NAM.
1. Biểu tượng văn hóa của người Chăm giữa Thủ đô.

Đồng bào dân tộc Chăm nổi tiếng với hệ thống các đền tháp trải dài khắp
miền Trung Nam Bộ . Bước qua đèo Hải Vân, chúng ta có thể bắt gặp ngay
Thánh địa Mỹ Sơn, tháp Nhạn ở Phú Yên hay tháp Bà Ponagar ở Nha Trang. Và
tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, các bạn có thể được chiêm
ngưỡng quần tháp Chăm được khởi công xây dựng ngày 19/3/2008 và khánh
thành vào ngày 23/11/2012, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.
Tháp được phục dựng theo tỉ lệ 1 : 1 với tháp Po Klong Garai ở Ninh Thuận.

Quần thể tháp Chăm

Cơng trình kiến trúc đặc biệt này là biểu tượng văn hóa, tơn giáo của dân
tộc Chăm, là không gian đặc biệt linh thiêng đối với người Chăm, cũng là nơi

14


hàng năm tổ chức lễ hội quan trọng, lớn nhất của người Chăm - lễ hội Katê.
Việc xây dựng khu đền tháp Chăm tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt
Nam được coi là một trong những điểm nhấn trong tổng thể Khu các Làng dân
tộc III – khu vực tái hiện làng của những dân tộc thuộc vùng Nam Trung Bộ,
Nam Bộ. Đây sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào Chăm mỗi khi ra sinh
hoạt tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Quần thể tháp Chăm tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
được quy hoạch xây dựng trên diện tích 4000m2, trục chính của khu tháp nằm
trên hướng Đơng Tây. Tồn bộ nhóm tháp đều được nằm trên một quả đồi nhân
tạo với ba cụm tháp chính là tháp chính tháp Kalan (tháp A), tháp hỏa
Kosaghara (tháp B) và tháp cổng Gopura (tháp C). Mỗi tháp đều có kết cấu 3
tầng, càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên
nóc tháp. Tháp ở đây có rất nhiều họa tiết hoa văn và họa tiết hình tai lửa là họa
tiết trung tâm nhất của ba cụm tháp này.

Tháp chính Kalan là tháp trung tâm với chức năng là đền thờ, có diện tích
155m2, cao 20,58m. tháp này có bốn cửa trong đó có ba cửa giả và một cửa
chính. Cửa của tháp chính được mở về hướng Đơng - hướng của sự sinh sơi nảy
nở và đó cũng chính là nơi đi vào của các vị vua chúa. Những ai khơng hiểu đạo
thì sẽ đi lên từ cửa hướng nam (cầu thang đi lên). Tháp được xây theo hình
vng. Chia làm 3 tầng, mỗi tầng có 4 tháp nhỏ dần theo tầng cao. Ba tầng trên
cao tượng tửng cho ba thế giới và ba vị thần trong đạo Bà La Mơn giáo.Trụ đá ở
trên đỉnh tháp đó chính là Linga - biểu tượng của sinh thực khí nam và là vật
thiêng trong văn hóa Champa và bốn con linh vật quay về bốn hướng đó chính
là bị thần Nandi - vật cưỡi của thần Shiva - vị thần tối cao nhất trong ba vị thần
trong đạo Bà La Môn giáo. Phía trên cửa chính là phù điêu chế tâc bằng đá sa
thạch được tạc hình thần Shiva với sáu tay, đầu đội mũ chóp nhọn, chân khuỳnh,
đang trong tư thế nhảy múa.

15


Tháp chính Kalan
Tháp hỏa Kosaghra có diện tích là 47,2m2, cao 9,66m, ở phía trước bên
phải tháp chính theo hướng Đơng. Kiến trúc của tháp có mặt bằng hình chữ
nhật, có tường ngăn chia thành 2 phịng với một ngăn là bếp và một ngăn là kho.
Xưa kia, nơi đây là để đai bào long mão của nhà Vua. Ngày nay, nó trở thành
nơi để các tín đồ sắm sửa lễ tết để vào tháp chính Kalan hành lễ. Mái tháp được
thiết kế có hình thuyền theo kiến trúc của Đơng Nam Á vì người Chăm ở nước
ta có nguồn gốc di cư từ biển đảo vào Việt Nam. Vì vậy, người Chăm đã thiết kế
mái có hình thuyền để con cháu đời sau luôn nhớ tới tổ tiên và cội nguồn của
mình.

16



Tháp hỏa Kogaghra

Tháp cổng Gopura có mơ hình kiến trúc tương tự Tháp Kalan nhưng quy
mô nhỏ hơn với diện tích là 36m2, độ cao 9,72 m, có 2 cửa thông nhau và đây là
nơi tiếp khách. Các hoa văn, họa tiết trang trí cũng tương tự như khu tháp
Poklong Garai ở Ninh Thuận.

17


Tháp cổng Gopura

Ngồi ra, cịn có Sân lễ hội nằm giữa tháp cổng và tháp chính. Đây là nơi
tổ chức các hoạt động văn hố tín ngưỡng, nghệ thuật của đồng bào dân tộc
Chăm.
Bên trong tháp chính, tại chính giữa đang thờ một bộ Linga là sinh thực
phía nam và Yoni là sinh thực phía nữ đang trong tư thế cách điệu. Bởi người
Chăm theo tín ngưỡng phồn thực nên họ quan niệm rằng âm dương hòa hợp, đất
trời hòa hợp sẽ tạo nên sự sinh sôi nảy nở. Nhưng điều đặc biệt nhất ở đây đó là
trên Linga được tạc tượng của vị vua Po Klong Garai. Ơng có công lao vô cùng
to lớn đối với người Chăm ở vùng đất phía Nam mới khai khẩn. Ơng cịn có
cơng dẫn thủy nhập điền với người Chăm vì vậy người Chăm đã suy tôn ông
như vị thần thủy lợi. Tên của ơng cũng chính là tên của cụm tháp này.
2. Kỹ thuật xây dựng tháp Chăm cổ xưa.
Đến với quần thể tháp Chăm, bạn không thể bỏ qua kĩ thuật xây dựng
tháp của đồng bào dân tộc Champa. Không phải ngẫu nhiên mà người Chăm
nước ta được cả thế giới tôn sùng là bậc thầy trong quỹ thuật xây dựng trong đó

18



có cả người Trung Hoa. Để xây dựng được một ngôi nhà chắc chắn và kiên cố
không thể thiếu được đó chính là xi măng, cốt thép. Tháp này dù khơng được
xây bằng xi măng, cốt thép nhưng nó vẫn rất chắc chắn và kiên cố. Điều đó đã
được chứng minh qua sự trường tồn hàng ngàn năm mưa gió ở nơi đây.
Nghệ thuật xây dựng tháp Chăm là một nghệ thuật đặc biệt. Để đảm bảo
chuẩn về kiến trúc và kích thước, từ chất liệu đến quy trình xây dựng tháp đều
phải rất công phu, “không sai một ly” so với nguyên mẫu là tháp Po Klong Garai
ở Ninh Thuận. Quần thể tháp Chăm ở làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt
Nam được thi công, xây dựng với sự tham gia trực tiếp của những người thợ,
nghệ nhân có tay nghề cao được tuyển chọn tại chính vùng Ninh Thuận.
Gạch ở đây được làm từ đất sét, đặc biệt phải là loại đất sét được chuyển
từ trong Ninh Thuận và Bình Thuận và gạch phải được nung lộ thiên (nung ở
ngoài trời) giống với cách làm gốm của người Chăm. Loại đất sét để làm gạch
này phải là đất được lấy bên bờ sông Quao. Để có thể có được viên gạch đạt
chuẩn, gạch phải được nung lộ thiên với nhiệt độ 950 oC, bốn mặt được nung
chín nhưng trong ruột vẫn cịn “sống”. Tuy vậy dù có để ngồi trời hàng trăm
năm gạch vẫn khơng bị rã, không thấm nước, khi gặp nước lại rất nhanh khô.
Sau khi nung, gạch sẽ được đánh số thứ tự và mang mài mịn bằng phương pháp
mài chập. Phương pháp mài chập nghĩa là dùng hai viên gạch chập lại với nhau
rồi mài sao cho thật mịn, thật phẳng. Việc ghép này khá tỉ mỉ, tốn rất nhiều thời
gian nên mỗi người thợ mỗi ngày cũng chỉ mài được 10 viên gạch. Gạch mài
xong sẽ được sắp xếp theo số thứ tự đã được đánh trước đó. Việc đánh số thứ tự
lên gạch để khi xây dựng họ có thể biết viên gạch này ở đâu, góc nào.
Mạch kết dính của tháp chăm khiến rất nhiều các nhà khoa học trên thế
giới tò mò muốn nghiên cứu. Nhưng khi đến đây, tất cả các cơng trình nghiên
cứu của các nhà khoa học trong nước cũng như quốc tế đều khơng có một cơng
trình nghiên cứu nào nước ta cơng nhận. Có giả thiết cho rằng mạch kết dính của
các viên gạch này lại với nhau nào là mật mía, sáp ong hay nhựa cây xương

rồng. Có người tìm ra được tinh chất nhựa như vậy. Mạch kết dính của cụm tháp

19


này được sử dụng theo giả thiết dùng tinh chất nhựa của cây thực vật có tên là
cây Dầu Rái hay ngồi Bắc cịn được gọi là cây Dầu Nước. Để có thể lấy được
loại nhựa đó, những người thợ phải đi vào rừng lúc nửa đêm, chọn một cây có
tuổi đời trên mười năm và khoét một lỗ ở giữa sau đó đốt lửa thật to để cây đau
đớn ứa ra loại nhựa đó. Nhựa được lấy ra từ cây cần phải đem về nung ở nhiệt
độ từ 85 - 110oC.
3. Lễ hội tại tháp Chăm.
Ngày 23/11/2012 các vị sư cùng với người Chăm ở Ninh Thuận, Bình
Thuận đã đến làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam làm lễ hô thần nhập
tượng cho quần thể tháp Chăm để nơi đây trở thành một điểm đến tâm linh của
người Chăm giữa lịng Thủ đơ Hà Nội.
Sân lễ hội là nơi diễn ra những lễ hội của người Chăm và họ đều đến dâng
lễ và làm lễ, nhảy múa ở nơi đây. Tháp Chăm sẽ mở cửa bốn lần trong một năm.
Đầu tiên là lễ hội Rija Nagar, hay còn gọi là Lễ hội đạp lửa đầu năm được tổ
chức vào tháng giêng Chăm lịch. Lễ hội thứ hai là lễ hội cầu mưa Yuon Yang
(lễ cầu đảo) diễn ra vào tháng tư lịch Chăm. Tiếp đến là lễ hội Ka-tê vào tháng 7
theo lịch Chăm để tưởng nhớ các vị thần cũng như anh hùng dân tộc và kéo dài
trong khoảng một tháng. Cuối cùng đó chính là lễ Chabur (Lễ hội cúng Nữ thần
Mẹ xứ sở) tổ chức vào hạ tuần tháng 9 Chăm lịch (nhằm ngày 18/12/2021).

Lễ hội Ka-tê ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
20




×