Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bãi ba đông thành, huyện thanh ba, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 106 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thanh Ba là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ với
tổng diện tích đất tự nhiên là 19.484,9 ha, dân số 114.062 người. Với điều
kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa và thu hút đầu tư, Thanh Ba
đã sớm hình thành cụm cơng nghiệp tập trung các ngành công nghiệp sản
xuất: rượu, bia, cồn, xi măng, chế biến chè từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Vì vậy, trong những năm qua, khai thác lợi thế địa bàn có nền cơng nghiệp
phát triển từ nhiều năm trước cùng với mạng lưới giao thông thuận lợi (do gần
với các tuyến đường: Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, TL320C, TL311, TL312
chạy qua và tuyến đường thủy dọc sông Hồng) và nguồn nguyên liệu phục vụ
sản xuất công nghiệp chế biến chè, vật liệu xây dựng dồi dào, nhân cơng lao
động tại chỗ sẵn có..., huyện Thanh Ba đã vận dụng linh hoạt các cơ chế
chính sách của Đảng, Nhà nước để đẩy mạnh thu hút đầu tư, quy hoạch xây
dựng cụm cơng nghiệp làng nghề, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp
vừa và nhỏ do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội của huyện đã có những
chuyển biến mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo
hướng giảm tỷ trọng ngành nơng - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp - dịch vụ. Đặc biệt, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng nhanh đã đưa
Thanh Ba trở thành một trong những huyện phát triển công nghiệp của vùng
“Công nghiệp Tây Bắc” tỉnh Phú Thọ.
Với quan điểm phát triển doanh nghiệp phải đi đôi với nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở gắn với việc
khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng ngành kinh tế mũi nhọn
(ưu tiên phát triển các ngành hàng có thế mạnh: vật liệu xây dựng, ngành sản
xuất chế biến nông lâm sản, ngành dệt, may mặc, bao bì...), huyện Thanh Ba
đang tích cực tun truyền vận động thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn, hỗ


2


trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo đà cho công
nghiệp địa phương phát triển trong đó việc phát triển các khu, cụm cơng
nghiệp trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch chung xây dựng huyện
Thanh Ba và quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh nhằm phát triển sản xuất công nghiệp tập trung, hạn chế ô nhiễm môi
trường đảm bảo phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần có
những nghiên cứu đánh giá chi tiết về các tác động đến môi trường, các ảnh
hưởng đến mơi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Vì vậy, tác giả đã thực hiện
luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “Đánh giá tác động mơi trường dự
án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bãi
Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”, từ đó đề xuất các biện
pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố mơi trường có
thể xảy ra.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đây là 1 dự án lớn của tỉnh Phú Thọ, là tổ hợp gồm các: nhà máy, xí
nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu sẽ cung cấp các luận cứ khoa học giúp các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền xét duyệt, lựa chọn các phương án thi công phù
hợp với mục tiêu phát triển bền vững mơi trường.
Phân tích đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng và
kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Bãi Ba - Đông Thành huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ để đưa ra các biện pháp phòng tránh giảm thiểu tác
động tới mơi trường, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao và hòan
thiện chất lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường, đảm bảo việc thực
hiện cơng tác phịng tránh, giảm thiểu tác động tới mơi trường.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trƣờng

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là q trình phân tích, đánh giá
dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, các quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ mơi trường [11].
ĐTM không phải là thủ tục để ngăn cản hay hạn chế dự án phát triển
mà là nghiên cứu để làm cho việc chuẩn bị thực hiện dự án được hòan chỉnh
đầy đủ hơn; nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và
trong tương lai khơng làm tổn hại đến lợi ích lâu dài. Vì vậy, ĐTM là một
trong những cơng cụ góp phần cho sự phát triển bền vững [7].
Các nước phát triển về kinh tế đã vận dụng ĐTM từ những năm 70.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ĐTM thành yêu cầu chính
thức trong việc xét duyệt các dự án phát triển. Khái niệm ĐTM đã được đưa
vào nước ta từ những năm 1985 và sau đó Nhà nước ta đã có quyết định ĐTM
đối với các dự án xây dựng phát triển kinh tế - xã hội quan trọng [7].
Luật BVMT (2005) ra đời cùng với đó là việc ban hành hàng loạt
những quy định cụ thể và rõ ràng hơn về công tác ĐTM ở Việt Nam. Theo đó,
Luật này đưa ra khái niệm đánh giá tác động môi trường như sau: “Đánh giá
tác động mơi trường là q trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến
môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, cơng trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng
và các cơng trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi
trường”. Đến luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014 thì khái niệm về
ĐTM khơng có gì thay đổi so với luật cũ. Các nhà làm luật vẫn giữ nguyên


4
quan điểm theo tinh thần luật BVMT (2005) về ĐTM quy định tại khoản 23
điều 3: “Đánh giá tác động mơi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến
môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi
triển khai dự án đó”.
ĐTM của các dự án phát triển ln ln phải là cơng trình nghiên cứu

liên ngành, trong đó các chuyên viên về môi trường phải kết hợp chặt chẽ với
chuyên viên lĩnh vực hoạt động cụ thể của dự án để tìm hiểu về dự án, điều tra
khảo sát hiện trạng môi trường, dự báo các diễn biến trong tương lai và đề
xuất các biện pháp xử lý.
Năm 1969, một uỷ ban khoa học về những vấn đề môi trường (The
Scientific Committee on Problem of the Enviroment: SCOPE) của Liên Hiệp
Quốc được thành lập nhằm mục đích: Nghiên cứu những kiến thức tiên tiến
về ảnh hưởng của con người và những hoạt động của họ đến môi trường, cũng
như những ảnh hưởng của môi trường đến con người, sức khoẻ và lợi ích của
họ. Yêu cầu này được đặt ra vừa có quy mơ tồn cầu, vừa có tính chất quốc
gia và khu vực, vừa có chính phủ vừa có phi chính phủ.
ĐTM đã được đưa ra đầu tiên ở Mỹ trong khn khổ Luật Chính sách
Mơi trường Quốc gia (NEPA) năm 1969, sau đó được áp dụng sang các nước
khác. Trong những năm 1990, do nhu cầu ngày càng cấp bách về quản lý môi
trường, ĐTM đã trở nên ngày càng quan trọng hơn.
Ở Việt Nam, ĐTM chỉ mới được áp dụng từ khi Luật Bảo vệ Môi
trường Quốc gia được thiết lập và thông qua vào cuối năm 1993. Giai đoạn
đầu Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Việt Nam chỉ quy định 23 loại dự
án cần phải lập báo cáo ĐTM để trình duyệt nhưng hiện nay con số dự án cần
lập báo cáo ĐTM đã tăng lên rất nhiều và hầu như tất cả các dự án có quy mơ
đều phải thực hiện.


5
1.2. Mục tiêu của đánh giá tác động môi trƣờng
Mục tiêu chính cần đạt được của q trình ĐTM gồm:
- Chỉ danh một cách hệ thống các tác động lên môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội của một dự án;
- Đề xuất các biện pháp quản lý và cơng nghệ nhằm phịng ngừa và
giảm thiểu các tác động xấu đối với mơi trường;

- Xác định chương trình quản lý, giám sát môi trường nhằm đánh giá
hiệu quả của các giải pháp hạn chế ô nhiễm và các tác động xảy ra trên thực tế.
Như vậy, một ĐTM chất lượng sẽ đáp ứng được các mục tiêu cơ bản sau:
- Cung cấp kịp thời các thông tin đáng tin cậy về những vấn đề môi
trường của dự án cho chủ dự án và những người có thẩm quyền ra quyết định
đối với dự án đó;
- Đảm bảo những vấn đề môi trường được cân nhắc đầy đủ và cân bằng
đối với các yếu tố kỹ thuật và kinh tế của dự án làm căn cứ xem xét quyết
định về dự án;
- Đảm bảo cho cộng đồng quan tâm về dự án hoặc chịu tác động của dự
án có cơ hội tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế và phê duyệt dự án.
Chính vì vậy, ĐTM được xem là một công cụ quản lý môi trường hữu
hiệu đồng thời cũng là phương tiện thích hợp nhất cho việc lồng ghép các vấn
đề môi trường vào nội dung dự án.
1.3. Lợi ích của đánh giá tác động mơi trƣờng
ĐTM mang lại lợi ích khơng chỉ cho chủ dự án, là công cụ hữu hiệu
quản lý môi trường của cơ quan quản lý mà còn cho cả cộng đồng quan tâm
hoặc chịu tác động bởi dự án. Những lợi ích cơ bản của ĐTM gồm:
- ĐTM là công cụ cho việc xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường
ngang bằng với các yếu tố kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng, thiết kế
dự án nhằm đảm bảo phát triển bền vững;


6
- Là căn cứ để chủ dự án lựa chọn phương án đầu tư bao gồm vị trí, quy
mơ, cơng nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án một cách phù hợp, đạt
hiệu quả kinh tế và khả thi nhất, đồng thời tiết kiệm tiền của và thời gian cho
chủ dự án;
- Chủ động phòng tránh và giảm thiểu một cách hiệu quả nhất các tác
động xấu của dự án lên môi trường;

- Cung cấp thông tin chuẩn xác, tin cậy về những vấn đề môi trường
của dự án cho cơ quan thẩm quyền trong việc xem xét ra quyết định đầu tư dự
án một cách minh bạch và có tính bền vững cao;
- Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình
thực hiện dự án.
1.4. Quy trình thực hiện ĐTM ở Việt Nam
Các bước thực hiện ĐTM được thể hiện trong Hình 1.1 dưới đây:


7
Sàng lọc

* Quyết định mức độ thực hiện ĐTM

(Sreening)

* Xây dựng TOR cho thực hiện ĐTM
Xác định phạm vi

* Lập TOR theo mẫu

(Scoping)
* Phân tích, đánh giá tác động
* Các biện pháp giảm thiểu
Tham gia
của cộng
đồng

Tiến hành ĐTM và lập báo cáo
ĐTM

(EIA report)

* Kế hoạch giám sát
* Chương trình quản lý môi trường
* Thẩm định báo cáo ĐTM
* Tham gia của cộng đồng (có thể)
* Phê duyệt hoặc khơng phê duyệt

Thẩm định
(Review)

* Các điều khoản, điều kiện kèm theo
- Bảo vệ mơi trường
- Giám sát
* Thực hiện các chương trình quản lý

Phê duyệt với các điều khoản
vào điều kiện
(Approval with term and
condition)

môi trường
* Các biện pháp giảm thiểu
* Kế hoạch giám sát
* Kiểm tra mức độ thực hiện chương
trình quản lý môi trường

Thực hiện quản lý môi trƣờng
(Implementation of environmental
management)


* Đánh giá hiệu quả các biện pháp
giảm thiểu
(Nguồn: Tổng cục mơi trường, 2010)

Đánh giá thẩm định
(Post audit and valuation)

Hình 1.1. Các bước thực hiện ĐTM


8
1.5. Một số quy định, luật pháp về việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
1.5.1. Căn cứ pháp luật
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014.
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 26/11/2014.
- Luật Kinh doanh Bất động sản số 66/2014/QH13 được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 25/11/2014.
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2013.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 21/6/2012.
- Luật phịng cháy chữa cháy của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam số 27/2001/QH10 có hiệu lực từ ngày 4/10/ 2001; Luật phòng
cháy chữa cháy sửa đổi số 40/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

- Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015.
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ mơi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, ngày 27/11/2013 của Chính phủ về
hướng dẫn Luật Tài nguyên nước.


9
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, ngày 06/8/2014 của Chính phủ về
thoát nước và xử lý nước thải.
- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP, ngày 31/12/2014 quy định điều kiện
của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/5/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT, ngày 01/9/2017 quy định kỹ thuật
quan trắc môi trường.
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD, ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/ NĐ-CP của Chính
Phủ về thốt nước và xử lý nước thải.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT, ngày 07/10/2009; Thông tư số
25/2009/TT-BTNMT, ngày 16/11/2009; Thông tư số 39/2010/TT - BTNMT,

ngày 16/12/2010; Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT, ngày 28/12/2011; Thông
tư số 32/2013/TT-BTNMT, ngày 25/10/2013; Thông tư số 64/2015/TTBTNMT; Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT; Thông tư số 66/2015/TTBTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về
ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
- Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng, mức cho phép chiếu sáng tại nơi
làm việc; Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy định
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại
nơi làm việc; Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế quy
định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại
nơi làm việc.


10
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT, ngày10/10/2002 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07
thông số vệ sinh lao động.
1.5.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường
- Quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt.
- Quy chuẩn QCVN 08 - MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về Quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt.
- Quy chuẩn QCVN 09 - MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về Quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước ngầm.
- Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải công nghiệp.
- Quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về một số chất độc hại trong khơng khí xung quanh.
- Quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng khơng khí xung quanh.
- Quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về khí thải cơng nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- Quy chuẩn QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về khí thải cơng nghiệp đối với một số chất hữu cơ.
- Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT - Quy định về ngưỡng chất thải
nguy hại.
- Quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc
gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
- Quy chuẩn QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Quy định giới hạn tối đa cho phép của dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực
vật trong tầng đất mặt.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27: 2016/BYT về Rung - Giá trị
cho phép tại nơi làm việc.


11
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BYT về Chiếu sáng Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.
- TCVN 2622-1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và cơng trình.
u cầu thiết kế; TCVN 5738:2001: Hệ thống báo cháy tự động.
- QCVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch
Xây dựng.
- QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các cơng
trình hạ tầng kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5673:2012: Hệ thống tài liệu thiết kế
xây dựng - cấp thốt nước bên trong - Bản vẽ thi cơng.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3989:2012: Hệ thống tài liệu thiết kế
xây dựng - cấp nước và thoát nước - mạng lưới bên ngồi - bản vẽ thi cơng.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
- Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2017.

- Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
1.5.3. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các
cấp có thẩm quyền về dự án
- Quyết định số 574/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 của UBND tỉnh Phú
Thọ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển khu,
cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2006 - 2010 định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 2484/2007/QĐ-UBND ngày 01/10/2007 của UBND
tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu, cụm công nghiệp
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020.


12
- Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của UBND tỉnh Phú
Thọ về việc thành lập Cụm công nghiệp Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh
Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 23/9/2016 của UBND huyện
Thanh Ba về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Cụm công
nghiệp Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba.
- Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 26/9/2018 của UBND tỉnh Phú
Thọ quyết định chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ
tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba.
- Quyết định số 2779/QĐ-UBND ngày 26/10/2018 của UBND tỉnh Phú
Thọ về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình: Tuyến đường vào
cụm cơng nghiệp Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba.
- Quyết định số 3360/QĐ-UBND ngày 14/12/2016 của UBND tỉnh Phú
Thọ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất
thải rắn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 định hướng đến 2030.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 0706527434 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp chứng nhận lần đầu ngày 28/9/2018.



13
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tổng hợp tác động của dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh
hạ tầng kỹ thuật CCN Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba đối với mơi
trường trên cơ sở đó để ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực và
phát huy tối đa các tác động tích cực; đồng thời cung cấp các cơ sở khoa học
và thực tiễn cho công tác quản lý môi trường tại khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên xã hội, hiện trạng môi trường
nền của dự án.
- Phân tích, dự báo vá đánh giá tác động của dự án đối với từng thành
phần môi trường trong 3 giai đoạn, giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn xây
dựng thi công hạ tầng, giai đoạn đưa vào hoạt động.
- Đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến
môi trường.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của dự án: Đánh giá
tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật
cụm công nghiệp Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Các hoạt động chuẩn bị và thi công dự án.
- Các hoạt động triển khai vận hành và khai thác dự án.



14
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Khu vực thực hiện Dự án “Đầu tư xây dựng và
kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba” có
tổng diện tích đất dự kiến là 500.770 m2 thuộc xã Chí Tiên và xã Sơn Cương,
huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Tọa độ các điểm mốc giới của khu vực thực hiện dự án được xác định
bằng hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến trục 1050 múi chiếu 60 thể hiện trên bản đồ
quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp tỷ lệ 1:500 như sau:
Bảng 2.1. Bảng tọa độ các điểm mốc giới của khu vực thực hiện dự án
Tọa độ hệ VN2000, kinh tuyến 1050, múi chiếu 6 độ
Điểm góc
Tọa độ X (m)

Tọa độ Y (m)

M1

2370926.6200

543698.7000

M2

2370841.9340

543664.7460

M3


2370757.2480

543630.7920

M4

2370672.5620

543596.8380

M5

2370587.8760

543562.8840

M6

2370503.1900

543528.9300

M7

2370450.2400

543517.0100

M8


2370357.8700

543490.3500

M9

2370283.5500

543474.0000

M10

2370182.0900

543443.7600

M11

2370214.1596

543355.8020

M12

2370246.2291

543267.8440



15

Tọa độ hệ VN2000, kinh tuyến 1050, múi chiếu 6 độ
Điểm góc
Tọa độ X (m)

Tọa độ Y (m)

M13

2370278.2987

543179.8860

M14

2370310.3683

543091.9280

M15

2370342.4379

543003.9700

M16

2370374.5074


542916.0120

M17

2370406.5770

542828.0539

M18

2370501.9982

542866.7924

M19

2370597.4193

542905.5308

M20

2370692.8405

542944.2692

M21

2370788.2616


542983.0076

M22

2370883.6828

543021.7460

M23

2370979.1039

543060.4844

M24

2371074.5250

543099.2229

M25

2371169.9462

543137.9613

M26

2371135.1853


543218.0668

M27

2371100.4244

543298.1723

M28

2371065.6635

543378.2779

M29

2371030.9027

543458.3834

M30

2370996.1418

543538.4889

M31

2370961.3809


543618.5945

(Nguồn: Thuyết minh Điều chỉ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500)


16
* Vị trí tiếp giáp khu đất thực hiên dự án với các đối tượng tự nhiên
xung quanh như sau:
- Phía Bắc giáp khu vực rừng Thắm thuộc xã Chí Tiên;
- Phía Nam giáp khu vực dân cư thuộc xã Sơn Cương;
- Phía Đơng giáp tuyến đường liên xã Sơn Cương - Đơng Thành;
- Phía Tây giáp khu vực đồi núi và ruộng trũng.
Khu vực thực hiện Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ
thuật CCN Bãi Ba - Đông Thành, huyện Thanh Ba” cách khu dân cư gần nhất
150 m; cách chùa Long Khánh 500 m, cách khu di tích lịch sử đền Du Yến
450 m và cách chùa Thiền Lâm 550 m về phía Tây. Cách ga Chí Chủ 2,0 km
và cách bến đị Chí Chủ 2,5 km về phía Tây, cách Đền Mẫu Hóa 2 km về phía
Tây Nam.

Hình 1.2. Vị trí thực hiện dự án với các đối tượng giáp danh


17

Hình 1.3. Vị trí của CCN Bãi Ba - Đơng Thành trong mối tương quan
với các khu, CNN trên địa bản tỉnh
Thời gian nghiên cứu đánh giá: 12/2018 - 10/2019.


18

2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các thông tin (quy mô, khối lượng...) của hoạt động chuẩn
bị nguyên vật liệu, thiết bị trong quá trình xây dựng và vận hành dự án; điều
kiện tự nhiên xã hội, hiện trạng mơi trường nền của dự án.
- Tính tốn, dự báo các tác động của dự án đối với môi trường trong
giai đoạn chuẩn bị, thi công và giai đoạn đưa vào hoạt động.
- Các quy trình, cơng trình, thiết bị để giảm thiểu các tác động tiêu cực
của dự án cũng như phịng ngừa các rủi ro sự cố mơi trường.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý các số liệu về:
Điều kiện KT - XH tại khu vực thực hiện Dự án để đánh giá tác động tiềm
năng của dự án đến môi trường; phương pháp này cũng được sử dụng để dự
báo về các tác động của dự án lên các thành phần môi trường nền của khu vực
dự án với độ chính xác tương đối cao.
2.4.2. Phương pháp lập bảng liệt kê và ma trận
Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác
động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tế, xã hội cần chú ý, quan
tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của Dự án; lập mối quan hệ giữa
các hoạt động của dự án và các tác động đến các thành phần môi trường để
đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của các tác động do các hoạt động của dự án
đến môi trường.
2.4.3. Phương pháp mạng lưới
Phương pháp này nhằm chỉ rõ các tác động trực tiếp và các tác động
gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác động qua lại lẫn nhau giữa các tác
động đến môi trường tự nhiên và các yếu tố kinh tế, xã hội trong quá trình
thực hiện dự án.


19

2.4.4. Phương pháp chỉ số mơi trường
Phân tích các chỉ thị mơi trường nền (điều kiện vi khí hậu, chất lượng
khơng khí, đất, nước ngầm, nước mặt...) trước khi thực hiện dự án. Trên cơ sở
các số liệu môi trường nền này, có thể đánh giá chất lượng mơi trường hiện
trạng tại khu vực thực hiện dự án làm cơ sở để so sánh với chất lượng môi
trường sau này khi dự án đi vào hoạt động khai thác hạ tầng kỹ thuật.
2.4.5. Phương pháp so sánh
Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng môi
trường nền, đã được so sánh với các TCVN hiện hành để rút ra các nhận xét
về hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện dự án.
2.4.6. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm
Phương pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được
Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải
lượng các chất ơ nhiễm (khí thải, nước thải, CTR). Trên cơ sở các hệ số ô
nhiễm tùy theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo,
phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về khơng khí, nước,
CTR khi dự án triển khai.
2.4.7. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân
dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho
công tác ĐTM. Luận văn đã thu thập ý kiến của 161 hộ dân trên địa bàn 2 xã
Chí Tiên và Sơn Cương.
2.4.8. Phương pháp lấy và phân tích mẫu mơi trường
Phương pháp lấy mẫu ngồi hiện trường và phân tích trong phịng thí
nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường
khơng khí, tiếng ồn, mơi trường nước, đất tại khu vực dự án. Các mẫu này sẽ
được bảo quản phân tích tại phịng thí nghiệm theo đúng quy định hiện hành


20

của các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng. Các kết quả phân tích sẽ được sử
dụng để đánh giá hiện trạng môi trường nền tại khu vực thực hiện dự án và
dựa vào kết quả đánh giá này để đánh giá mức độ tác động của dự án đến môi
trường xung quanh.
Trong q trình thực hiện luận văn. Tơi đã tiến hành lấy thu thập và
phân tích mẫu đất, nước và khơng khí trong khu vực thực hiện dự án. Cụ thể
như sau:
Đối với mẫu khơng khí:
+ K1: Mẫu khơng khí tại khu vực thực hiện dự án - vị trí 1, tọa độ (X:
2370949 - Y: 0543397);
+ K2: Mẫu khơng khí tại khu vực thực hiện dự án - vị trí 2, tọa độ (X:
2370568 - Y: 0543269);
+ K3: Mẫu khơng khí cách khu vực thực hiện dự án 50 m về phía Bắc,
tọa độ (X: 2371107 - Y: 543443);
+ K4: Mẫu khơng khí cách khu vực thực hiện dự án 50 m về phía Nam,
tọa độ (X: 2370232 - Y: 0543099);
+ K5: Mẫu khơng khí cách khu vực thực hiện dự án 50 m về phía
Đơng, tọa độ (X: 2370570 - Y: 0543645);
+ K6: Mẫu khơng khí cách khu vực thực hiện dự án 50 m về phía Tây,
tọa độ (X: 2370794 - Y: 0542907).
Đối với mẫu nước mặt:
+ NM1: Mẫu nước mặt tại mương nước trong khu vực thực hiện dự án,
tọa độ (X: 2371112 - Y: 0543198);
+ NM2: Mẫu nước mặt tại ao trong khu vực thực hiện dự án, tọa độ (X:
2370394 - Y: 0543486).
Đối với mẫu đất:
Vị trí lấy mẫu:
D1: Mẫu đất trong khn viên dự án (N: 21o20’68; E: 106o25’12).



21
2.4.9. Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp các số liệu thu thập, số liệu khảo sát, tính tốn, đánh giá, so
sánh với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các tiêu chuẩn khác. Xây dựng
ma trận tương tác giữa các hoạt động xây dựng, vận hành tác động tới các yếu
tố môi trường để xem xét đồng thời nhiều tác động.
Sử dụng để phân tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về
điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội tại khu vực dự án, cũng như
các số liệu phục vụ cho đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp khống
chế, giảm thiểu tác động môi trường.


22
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƢỜNG
VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện môi trƣờng tự nhiên
3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
3.1.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình
Vị trí thực hiện dự án thuộc khu vực Bãi Ba, rừng Thắm, đồi Nhẻo, đồi
Bung, đồi Con Voi, gò Bà Lâm, đồi Rừng làng thuộc các xã Sơn Cương, Chí
Tiên, nằm ở phía Nam huyện Thanh Ba mang đặc trưng vùng đồi trung du;
Đồi cao xen lẫn ruộng thấp. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế do
điều kiện thuận lợi về vị trí tự nhiên và xã hội.
- Cao độ địa hình khu vực thực hiện dự án không đồng đều:
+ Cốt cao nhất: + 51,30;
+ Cốt thấp nhất: + 20,20;
+ Cốt xây dựng trung bình: + 40,00.
- Địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc trung bình là 20%.
Nhận xét: Khu vực thực hiện dự án có địa hình hiện trạng không đồng

nhất, độ dốc thấp nên rất phù hợp với việc đầu tư xây dựng cụm công nghiệp.
Một số hình ảnh thực tế của khu vực thực hiện dự án:


23

Hình 3.1. Hình ảnh thực tế tại khu vực thực hiện dự án


24
3.1.1.2. Điều kiện địa chất
Đặc điểm địa chất mang đặc trưng của cấu trúc đại chất thuộc vùng Bất
Bộ, độ dày trầm tích Đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên,
nằm trong miền cấu tạo Đông Bắc Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ có
những nét mang tính chất của vịng cung Đơng Triều và vùng Đơng Bắc.
Địa hình là khu vực núi cao, có địa chất tốt, theo tài liệu địa chất tham
khảo của các cơng trình thi cơng trước đó bề mặt phân bố chủ yếu là đất sét,
trạng thái dẻo cứng hoặc đá phong hóa. Vùng đồi là loại đất Feralit đỏ vàng,
pha lẫn đá cuội, cánh đồng trồng lúa và màu chủ yếu là phù sa, cát pha. Đất
đai trong khu vực dự án gồm 2 thành phần: Đất khu vực đồi cây gồm đất
feralit và sỏi đồi; đất khu vực ruộng và trồng màu có thành phần chủ yếu là
đất thịt, xen lẫn cát, cuội, sỏi có hàm lượng bùn, chất dinh dưỡng thấp. Tầng
đất canh tác mỏng, khoảng 30 - 50 cm. Các vấn đề về trượt lở, bồi lở do hoạt
động địa chất ngoại sinh hầu như không xảy ra do hệ thống sông suối thưa
thớt, sườn dốc địa hình có độ dốc nhỏ. Các hoạt động địa chất nội sinh như
các hoạt động kiến tạo, hoạt động nâng hạ địa chất, hoạt động núi lửa, đứt gãy
hầu như không xảy ra trong một thời gian dài trước đó hoặc nếu có thì biên độ
hoạt động rất nhỏ khơng ảnh hưởng tới cơng trình xây dựng trước đó và sau
này. Như vậy, địa chất khu vực ổn định, đất chịu tải tốt, thuận lợi cho việc
xây dựng các cơng trình cao tầng, cơng nghiệp kiên cố.

Trong quá trình khảo sát địa chất cho thấy khu vực dự án là vùng đất có
cường độ chịu lực tốt.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1. Điều kiện kinh tế
Tổng diện tích cây trồng theo kế hoạch cả năm 2018 là: 478,5 ha, thực
hiện: 350,9 ha = 73,3% kế hoạch cả năm - So cùng kỳ đạt 78,4%.
- Tổng lương thực: 1.265 tấn = 72,2% KH cả năm - So cùng kỳ
đạt 91,2%.


25
- Bình quân lương thực đầu người: 226,6 kg = 75,5% KH cà năm - So
cùng kỳ đạt 90,3%.
- Kinh tế đồi vườn:
+ Các loại cây ăn quả đạt: 450 tấn = 339,1% KH cả năm - So cùng kỳ
đạt 198%;
+ Cây chè: Tổng diện tích chè: 16,8 ha. Sản lượng đạt 70,6 tấn.
* Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu: 295 con, giảm so với cùng kỳ 59 con.
+ Tổng đàn bò: 761 con, tăng so với cùng kỳ 75 con.
+ Đàn lợn thịt: 4814 con = 361,1 tấn; đạt 70,1% KH. So cùng kỳ
đạt 118%.
+ Đàn lợn nái: 486 con, tăng so với cùng kỳ 84 con.
+ Đàn lợn con: 5206 con = 52,1 tấn, đạt 76,7% KH - So cùng kỳ
đạt: 102%.
+ Đàn gia cầm: 88,3 tấn, đạt 96% KH. So với cùng kỳ đạt 89,5%.
+ Sản lượng con cá hộ gia đình: 120 tấn - So cùng kỳ đạt 76,6%.
+ Đàn ong mật: 536 đàn, sản lượng 2,4 tấn = 107,6%) KH. So với cùng
kỳ đạt 126%.
- Tổng thu về giá trị năm 2018 đạt: 159,5 tỷ đồng đạt 106,4% KH so
với cùng kỳ đạt 128,8%. Trong đó: Thu từ nơng, lâm nghiệp: 46,4 tỷ đồng;

thu từ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 57,1 tỷ đồng; thu từ thương mại dịch
vụ: 56 tỷ đồng.
- Bình quân thu nhập đầu người đạt 28,4 triệu đồng = 105,2% KH - so
với cùng kỳ đạt 126,2%.
- HTX dịch vụ nông nghiệp: HTX đã cung ứng giống, phân bón, thuốc
diệt chuột phục vụ nhân dân sản xuất.
3.2.2. Điều kiện xã hội
a. Công tác thông tin tuyên truyền
Đã tập trung tuyên truyền và cổ động cho các nhiệm vụ chính trị,
những ngày lễ lớn trong năm; tuyên truyền cho công tác dồn đổi ruộng đất


×