Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tiết 80 81.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.56 KB, 3 trang )

TIẾT 80,81 ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
1/ Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào ? Những nội
dung nào là trọng tâm cần chú ý ?
- Văn bản thuyết minh : Kết hợp thuyết minh với miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật.
- Văn bản tự sự : Kết hợp tự sự với miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại,
độc thoại nội tâm.
- Nội dung trọng tâm : Văn bản tự sự.
2/ Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản
thuyết minh như thế nào ? Cho một ví dụ cụ thể.
- Các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả chỉ giữ vài trò thứ yếu trong bài văn thuyết
minh. Chúng có tác dụng làm cụ thể hơn, sinh động hơn cho bài văn.
- VD: khi thuyết minh về một thắng cảnh nào đó, ta sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so
sánh, nhân hóa... và yếu tố miêu tả để làm cho thắng cảnh này rõ hơn, sinh động hơn.
3/ Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả,
tự sự ở điểm nào?
- Giống nhau : có cùng làm sáng tỏ một đối tượng, đề tài.
- Khác nhau :
+ Thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự : phản ánh chính xác, khách quan, trung thành với đối
tượng; hạn chế sử dụng yếu tố tưởng tượng, sử dụng nhiều đến số liệu, sử dụng miêu tả và tự
sự với mục đích làm rõ vấn đề, đối tượng thuyết minh.
+ Miêu tả, tự sự : có thể phát huy tính tưởng tượng, hư cấu, thường sử dụng nhiều thủ pháp
nghệ thuật. Chỉ đơn thuần là tả và kể.
4/ Sách Ngữ văn 9, tập một nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự ?
- Sách Ngữ văn 9 tập một nêu các nội dung tự sự vừa lặp lại vừa nâng cao. Tự sự kết hợp với
miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
Vai trị, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự
sự như thế nào ?
- Miêu tả nội tâm giúp cho người viết văn bản tự sự đi sâu phân tích, trình bày những diễn
biến tâm lí, cảm xúc, ý nghĩ... của các nhân vật trong câu chuyện.
- Nghị luận trong văn bản tự sự giúp người viết văn bản tự sự có thể trình bày những vấn đề
nhân sinh, về lí tưởng, về triết lí sống..., rút ra từ diễn biến của câu chuyện, từ cuộc đời các


nhân vật.
Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.
Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin
vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Cịn điều gì để lo lắng nữa đâu !
Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng
đọc bài trầm bỗng : " Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi ấu yêu nắm tay tơi dẫn đi trên con
đường dài và hẹp".
( Lí Lan )


VD một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Tôi nghĩ bụng : “Đã gọi là hi vọng thì khơng thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như
những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì
cũng thành đường thơi”.
( Lỗ Tấn)
VD một đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn
thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. ... Cuộc đời này quả thật cứ mỗi ngày
một thêm
đáng buồn...
( Nam Cao )
5/ Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ?
Vai trị, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào ?
Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và
độc thoại nội tâm.
- Đối thoại là hình thức đối đáp trị chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
Vai trò : Làm cho câu chuyện sống động
VD : Mẹ tơi nói :
– Con hãy nghỉ ngơi vài hơm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi mẹ con mình lên đường.
– Vâng.

( Lỗ Tấn )
- Độc thoại là lời nói khơng nhằm vào ai đó hoặc nói với chính mình. ( phía trước có dấu
gạch đầu dịng ).
Vai trò : bộc lộ trực tiếp thái độ, cảm xúc, tâm lí của nhân vật.
VD: Ơng Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói
to:
– Hà nắng gớm, về nào….
( Kim Lân )
- Độc thoại nội tâm là lời độc thoại không nói thành lời ( khơng có dấu gạch đầu dịng ).
Vai trò : dễ đi sâu vào việc khám phá nội tâm nhân vật.
VD : Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ơng lãi cứ giàn ra, Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt
gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
( Kim Lân )
6/ Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó có một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ
nhất, một đoạn kể theo ngơi thứ ba. Nhận xét vai trị của mỗi loại người kể chuyện đã
nêu.
Lão đặt xe điếu, hút. Tơi vừa thở khói, vừa gà gà đơi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để
làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thơi. Thật ra thì trong lịng tơi rất dửng dưng. Tơi
nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tơi lại biết rằng: lão nói là nói để có đấy thơi; chẳng bao giờ lão
bán đâu.
( Nam Cao )
 Vai trị kể theo ngơi thứ nhất : sự kiện, nhân vật được nhìn dưới mắt nhân vật tôi với


những nhận xét, cảm xúc chủ quan nên sinh động nhưng cũng có thể phiến diện, một chiều
trong cách nhìn, đánh giá.
Đời xưa, thời vua Hùng Vương, đất nước ta có núi cao, có sơng rộng, trời đẹp nắng vàng,
nhưng đồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Vua Hùng
Vương thứ mười bảy có một người con ni là An Tiêm có tài tháo vát và có trí hơn người.
( Sự tích dưa hấu )

 Vai trị kể theo ngơi thứ ba : Người kể giấu mình đi. Các nhân vật như Mai An Tiêm hay
Hùng Vương được gọi bằng tên của mình. Các sự kiện, nhân vật được kể lại dưới cái nhìn
khách quan, tồn diện.
7/. Các nội dung VB tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu
văn bản này đã học ở những lớp dưới.
- Giống: Đều trình bày một chuỗi sự việc
- Khác: văn bản tự sự ở lớp 9 nâng cao hơn, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt hơn.
8. Giải thích tại sao trong một VB có đủ các yếu yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà
vẫn gọi đó là Vb tự sự. Theo em, liệu có một VB nào chỉ vận dụng một phương thức
biểu đạt duy nhất hay không?
- Trong văn bản (tự sự) có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, lập luận mà vẫn gọi đó là văn bản
tự sự. Vì: Các yếu tố miêu tả lập luận, biểu cảm chỉ là hỗ trợ nhằm nổi bật phương thức
chính.
- Thực tế khó có một văn bản nào chỉ vận dụng một hình thức biểu đạt.
10/. Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải
bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục 3 phần: MB, TB, KB. Tại sao bài tập làm văn tự sự
của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?
Văn bản khi HS viết cần làm rõ bố cục 3 phần vì các em đang rèn kĩ năng  tác phẩm văn
học là thể hiện sự sáng tạo.
11/. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần TLV có giúp được gì
trong việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn
không?
- Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn giúp em rất nhiều
trong việc đọc- hiểu các tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn.Ví dụ: Độc thoại,
đối thoại  hiểu sâu hơn về “truyện Kiều”, truyện “Làng”.:
12/. Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần
tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự?
- Kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần Tiếng Việt
 Giúp HS học tốt hơn khi làm văn kể chuyện, dùng ngôi kể, người kể chuyện, dẫn dắt xây
dựng và miêu tả nhân vật, sự việc.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×