Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.55 KB, 19 trang )

Lời mở đầu
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, lao động luôn được coi là
vấn đề cơ bản nhất, chính đáng nhất của con người. Kinh tế Việt Nam vẫn đang
trong quá trình hội nhập và phát triển với kinh tế thế giới,chuyển đổi dần từ nền
kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là một
điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Để đạt được tốc độ
tăng trưởng cao thì cần chất lượng cuocj sống của người dân phải được nâng cao
và được cải thiện. Phát triển kinh tế bền vững là đích hướng tới của mọi quốc gia
trên thế giới hiện nay, dù các quốc gia đó theo những thể chế xã hội khác nhau.
Nhưng để phát triển bền vững được, các quốc gia cần phải xây dựng cho mình một
hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, một nền tảng kinh tế vững chắc, và điều quan
trọng đó là đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, dù đất
nước có phát triển và tăng trưởng mạnh đến đâu thì tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ
bị biến mất. Nhất là vào đợt khủng hoảng kinh tế, gây ảnh hưởng rất lớn đến công
việc của người lao động, luôn xảy ra tình trạng nguồn lao động lớn hơn số việc
làm. Chính phủ đã kịp thời đưa ra những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy
giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo thu nhập cho người lao động.
Chính vì những lí do trên chúng em thực hiện nghiên cứu chuyên đề : “Bảo hiểm
thất nghiệp ở Việt Nam”.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I : Lý thuyết về bảo hiểm và bảo hiểm thất nghiệp
Chương II : Thực trạng về bảo hiểm thất nghiệp tại Việt nam.
Chương III: Một số giải pháp về bảo hiểm thất nghiệp tại Việt nam.
Chúng em xin chân thành cảm ơn những góp ý và bổ sung của thầy cô giáo và các
bạn để chuyên đề của chúng em được hoàn thiện
1
Nội dung
I.Khái luận chung về bảo hiểm:
3.Loại hình bảo hiểm:
3.1 Bảo hiểm thương mại:


Khái niệm : Là loại bảo hiểm kinh doanh nhằm mục tiêu chính là lợi nhuận.
Phạm vi hoạt đông kinh doanh của BHTM rất rộng do đối tượng của nó chi phối.
BHTM là loại bảo hiểm chủ yếu và rất phát triển.
Loại bảo hiểm chủ yếu của BHTM:
- Bảo hiểm hằng hải : là loại hình bảo hiểm đầu tiên được tìm thấy và còn
lưu giữ đến ngày nay.
- Bảo hiểm nhân thọ : Là loại hình bảo hiểm rất thông dụng và phát triển
khá nhanh trên thế giới.Ngày nay BHNT đã được triển khai trên hầu hết
các nước trên thế giới.
- Bảo hiểm họa hoạn :
- Bảo hiểm tai nạn :
3.2 Bảo hiểm xã hội :
Khái niệm : Là loại bảo hiểm đóng vai trò hết sức quan trọng . Bảo hiểm xã hội là
sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Loại BHXH :
2
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và
người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự
nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu
nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.v
Các chế độ bảo hiểm xã hội :
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
a) ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3.3 Bảo hiểm y tế :
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối
tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.
Bảo hiểm y tế toàn dân là việc các đối tượng quy định trong Luật này đều tham gia
bảo hiểm y tế.
3.4 Bảo hiểm thất nghiệp : ( Làm rõ ở phần sau )
II. Bảo hiểm thất nghiệp :
3
1.Thất nghiệp và phân loại thất nghiệp
1.1 khái niệm về thất nghiệp
Đã có nhiều khái niệm về thất nghiệp, song định nghĩa thất nghiệp của ILO
được nhiều nhà kinh tế và nhiều nước tán thành. Theo định nghĩa của tổ chức này
thì: Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn
làm việc nhưng không thể tìm được viêc làm ở mức lương thịnh hành.
Người thất nghiệp có thể là công nhân trong các doanh nghiệp, có thể là học
sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trường hoặc là bộ đội
xuất ngũ. Những người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động, có khả
năng lao động nhưng không lao động; không có nhu cầu làm việc thì không được
coi là người thất nghiệp.
1.2 Phân loại thất nghiệp
Có nhiều hình thái thất nghiệp khác nhau, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và
việc lựa chon tiêu thức phân loại.
a) Căn cứ vào tính chất thất nghiệp, người ta phân ra các loại sau:
- Thất nghiệp tự nhiên: Loại này xảy ra do quy luật cung cầu của thị
trường sức lao động tác động.
- Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi mất cân đối giữa cung và cầu về các loại lao động.

Cầu của loại lao động này tăng lên, loại lao động khác lại giảm xuống, cung điều
chỉnh không kịp cầu.
- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển giữa các vùng, các miền, thuyên
chuyển công tác giữa các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất. Loại này
khá phổ biến và diễn ra thường xuyên. Thất nghiệp tạm thời còn được gọi là thất
nghiệp bề mặt.
- Thất nghiệp chu kỳ: Loại này xảy ra do mức cầu về lao động giảm xuống. Loại
thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và vì thế mang tính quy luật.
4
- Thất nghiệp thời vụ: Phát sinh theo các chu kỳ sản xuất kinh doanh, loại này xảy
ra rất phổ biến trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
- Thất nghiệp công nghệ: Do sự áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ vào sản xuất ngày càng được tăng cường làm cho người lao động trong các
dây chuyền sản xuất bị dôi ra, từ đó làm phát sinh thất nghiệp công nghệ.
b) Căn cứ vào ý chí người lao động, có thể phân thành 2 loại thất nghiệp:
- Thất nghiệp tự nguyện: Là hiện tượng người lao động từ chối một công việc nào
đó do mức lương được trả không thoả đáng hoặc do không phù hợp với trình độ
chuyên môn, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc.
- Thất nghiệp không tự nguyện: Là hiện tượng người lao động có khả năng lao
động, trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức lương được
trả, nhưng người sử dụng lao động không chấp nhận hoặc không có người sử dụng
nên trở thành thất nghiệp.
c) Căn cứ vào mức độ thất nghiệp, có thể chia ra:
- Thất nghiệp toàn phần: Có nghĩa là người lao động hoàn toàn không có việc làm
hoặc thời gian làm việc thực tế mỗi tuần dưới 8 giờ và họ vẫn có nhu cầu làm
thêm.
- Thất nghiệp bán phần: Có nghĩa là người lao động vẫn có việc làm, nhưng khối
lượng công việc ít hoặc thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt 3 đến 4 giờ
trong một ngày làm việc và họ vẫn có nhu cầu làm thêm.
1.3 Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp

1.3.1 Nguyên nhân
Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều nguyên nhân gay ra thất nghiệp và
kèm theo là những tác động xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định của
đất nước. Dưới đây là một số nguyên nhân chính
5
- Chu kỳ kinh doanh: Khi mở rộng thì thu hút thêm lao động, nhưng khi thu hẹp thì
lại dư thừa lao động, từ đó làm cho cung và cầu trên thị trường sức lao động co
giãn, thay đổi phát sinh hiện tượng thất nghiệp.
- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các nhà
sản xuất luôn tìm cách mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đưa những dây
chuyền tự động hoá vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ
giá thành sản phẩm để cạnh tranh. Một cỗ máy, một dây chuyền sản xuất tự động
hoá có thể thay thế hàng chục, thậm chí hàng trăm công nhân. Số công nhân bị
máy móc thay thế lại tiếp tục đựơc bổ sung vào đội quân thất nghiệp.
- Sự gia tăng dân số và nguồn lao động cùng với quá trình quốc tế hoá và toàn cầu
hoá nền kinh tế cũng có những mặt tác động tiêu cực đền thị trường lao động.
- Do người lao động không ưa thích công việc đang làm hoặc địa điểm làm việc,
họ phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới.
1.3.2 Hậu quả
- Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội, là một
trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển,
làm khả năng sản xuất thực tế kém hơn tiềm năng. Nếu tình trạng thất nghiệp gia
tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của lạm phát, từ đó làm cho nền kinh tế bị suy thoái;
khả năng phục hồi chậm. Đối với người thất nghiệp, thu nhập bị mất đi dẫn đến đời
sống khó khăn…
- Đối với xã hội: Thất nghiệp làm cho người lao động hoang mang, buồn chán và
thất vọng, tinh thần luôn bị căng thẳng và dẫn tới khủng hoảng niềm tin. Về khía
cạnh xã hội, thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên những hiện
tượng tiêu cực, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, luật pháp và đạo
đức để tìm kế sinh nhai như: trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, tiêm chích ma tuý…

- Thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, hiện tượng bãi
công, biểu tình có thể xảy ra. Người lao động giảm niềm tin vào chế độ, khả năng
6
lãnh đạo của người cầm quyền. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu đánh
giá uy tín của nhà cầm quyền.
1.4 Biện pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp
1.4.1 Chính sách dân số
Đây là chính sách mang tính chiến lược lâu dài, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số cũng
có nghĩa là giảm đựoc tỷ lệ tăng lực lượng lao động từ đó tạo thêm cơ hội tìm kiếm
việc làm. Chính sách này đã và đang áp dụng ở nhiều nước như: Ấn Độ, Trung
Quốc, Inđônêxia và Việt Nam
1.4.2 Ngăn cản di cư từ nông thôn ra thành thị
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị thưòng cao hơn ở nông thôn, nhưng một bộ phận
dân cư nông thôn vẫn có xu hướng di cư ra thành thị để tìm kiếm việc làm. Bởi lẽ,
quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, nếu ở thành thị người lao động tìm được
việc làm thì thu nhập thường cao hơn khi họ làm việc ở nông thôn. Để giải quyết
vấn đề này, người ta đã thực hiện một loạt các chương trình như: định hướng phát
triển nông nghiệp, nông thôn, thay đổi công nghệ trong nông nghiệp, xây dựng
thêm trường học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng, tăng cường các dự án đầu tư để phát
triển công nghiệp ở khu vực nông thôn…Tuy nhiên, khi thực hiện các chương trình
này, chính phủ các nước thường gặp khó khăn về vốn và sử dụng vốn đầu tư.
1.4.3 Áp dụng các công nghệ thích hợp
Chính phủ thường khuyến khích các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn sử dụng công nghệ thích hợp để sản xuất ra những
hàng hoá thu hút nhiều lao động phù hợp với thị hiếu và túi tiền của người có thu
nhập thấp. Khi thực hiện chính sách này, có thể sử dụng các công cụ thuế, lãi suất
để điều tiết.
1.4.4 Giảm độ tuổi nghỉ hưu
7

×