Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

5 thực trạng việc báo chí thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao dân trí và bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.41 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
Đề tài:
THỰC TRẠNG VIỆC BÁO CHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
GĨP PHẦN NÂNG CAO DÂN TRÍ VÀ BẢO VỆ, PHÁT HUY TRUYỀN
THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC


MỞ ĐẨU
Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu
sắc trong thế giới hiện đại, không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn
mở rộng, lan tỏa, thâm nhập các lĩnh vực khác của đời sống, từ xã hội, môi
trường đến khoa học, cơng nghệ, văn hóa, pháp luật, giáo dục,... Sự tồn tại và
phát triển của từng quốc gia, dân tộc và của từng khu vực trên thế giới trong
quan hệ mang tính tồn cầu đang diễn ra cực kỳ phong phú và phức tạp hiện
nay. Hội nhập quốc tế vừa là thời cơ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng
thời cũng là những thách thức to lớn, nhiều khi hoàn toàn mới mẻ, đối với vấn
đề giữ gìn, bảo vệ, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, độc
đáo, có tính truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một sắc văn
hóa riêng biệt, một truyền thơng tốt đẹp cần giữ gìn, phát triển. Đó là những
giá trị văn hóa q báu mà chúng ta cần gìn giữ. Thế nhưng trong thời buổi xã
hội tồn cầu hóa hiện nay, câu hỏi làm sao để có thể giữ gìn được bản sắc
truyền thống văn hóa dân tộc là một câu hỏi lớn buộc mọi người phải suy
nghĩ. Vậy làm sao để hịa nhập chứ khơng bị hịa tan, làm sao để tiếp thu được
nét đẹp trong truyền thống văn hóa các nước khác và truyền bá văn hóa dân
tộc mình với các quốc gia khác trên thế giới? Điều đó phụ thuộc vào nền tảng
dân trí của dân tộc.
1. Vai trị của báo chí trong việc nâng cao dân trí và giữ gìn, bảo vệ,
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Trong một thế giới đầy những biến động phức tạp và diễn ra với tốc độ
chóng mặt như thời đại ngày nay, nếu như khơng có các phương tiện thơng tin


đại chúng, đặc biệt là báo chí làm cầu nối giữa truyền thống và hiện tại thì
nhiều thứ sẽ tồn tại một cách mơ hồ trong sự lãng quên và lạc hậu. Dù xét trên
khía cạnh nào? Vai trị, chức năng hay nhiệm vụ thì Báo chí ngày nay ngồi
chức năng là một nguồn thơng tin cịn có chức năng đặc biệt quan trọng và
mang tính đại chúng hơn, đó là một trường học lớn, có có khả năng góp phần

1


tích cực vào việc nâng cao dân trí và bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
Vậy truyền thống là gì, tại sao chúng ta lại cần phải bảo vệ, gìn giữ và
phát huy? Đầu tiên, truyền thống là những nét đẹp có trong văn hóa của mỗi
quốc gia, nó là nét riêng biệt của mỗi dân tộc được hình thành và khẳng định
qua thời gian, được truyền từ đời này sang đời khác. Dân tộc nào cũng có
những truyền thống tốt đẹp và dân tộc Việt Nam của chúng ta cũng khơng là
ngoại lệ. Để giữ gìn lấy bản sắc dân tộc, ông cha ta đã bỏ ra vô vàn công sức
cùng những cố gắng để không bị đồng hóa bởi dân tộc khác, giữ gìn được
ngơn ngữ, nét đẹp truyền thống vốn có của mình. Trong đó phải kể đến truyền
thống đồn kết tồn dân tộc, là lành đùm lá rách, uống nước nhớ nguồn, ăn
quả nhớ kẻ trồng cây, truyền thống tôn sư trọng đạo,… Đó là những truyền
thống vơ cùng q báu của con người. Người này vẫn truyền tai người kia nối
tiếp nhau, truyền cho nhau những đạo lý cơ bản để làm người. Chúng ta được
sinh ra và lớn lên, được nuôi dạy trong một môi trường tràn ngập yêu thương,
cha mẹ dạy ta cách sống sao cho đúng, làm sao cho phải, dạy ta biết lễ nghĩa,
dạy cách để trở thành người tốt hơn. Đến lớp ta được giảng dạy về trang sử
hào hùng của dân tộc, nghị lực và nhiệt huyết của họ đã nhắc nhở chúng ta
phải cố gắng để gìn giữ truyền thống, bản sắc dân tộc và khơng ngừng học hỏi
để thành tài góp phần xây dựng cho đất nước.
Thế nhưng không phải ai cũng thiểu được hết giá trị của truyền thống

hoặc có người hiểu nhưng khơng biết q trọng giá trị ấy. Vì chúng ta đang
sống trong thời kỳ hội nhập. Dù vơ tình hay khơng cố ý nhưng bằng cách nào
đó chúng ta đã và đang truyền bá văn hóa của nước khác vào nước mình và
làm mất thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chính vì vậy:
Thứ nhất, về mặt lý luận dân trí và mặt bằng dân trí ln được Đảng và
Nhà nước ta xem là quốc sách hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay Báo chí là hình thức thông
tin hiệu quả nhất, là sản phẩm của nền văn hoá phát triển cao nhất, đồng thời
2


cũng là phương tiện đắc lực để nâng cao dân trí cho quần chúng nhân dân.
Báo chí khơng chỉ là tấm gương phản ánh đời sống xã hội, là phương tiện
chuyển tải tri thức mà đã từ lâu được xã hội thừa nhận; là động lực quan trọng
thúc đẩy sự phát triển của văn hố nhân loại, có khả năng góp phần to lớn vào
việc nâng cao dân trí và giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc.
Trong bối cảnh xã hội ta đang chuyển động mạnh về mọi mặt của đời
sống xã hội, lĩnh vực văn hóa cũng có những bước chuyển động đáng kể. Báo
chí càng có vai trị quan trọng hơn trong việc thơng tin, phổ cập kiến thức và
giao lưu, bảo vệ, giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, báo chí cần
phát huy các vai trị, chức năng vốn có của mình như:
Một là, trong việc truyền tải thơng tin
Thơng tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là
công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu
hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung
cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế - xã
hội. Hoạt động thông tin ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân
trong việc nắm bắt tình hình thời sự chính trị trong nước và quốc tế, những
vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, cơng nghệ và
mọi mặt của cuộc sống: Tính hai chiều, tính cơng khai, minh bạch, dân chủ
trong hoạt động thông tin ngày càng được coi trọng.

Trong những năm qua các phương tiện truyền thông đại chúng trong đó
phải kể đến các loại hình báo chí: phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện
tử... đã thơng tin nhanh nhạy tình hình kinh tế - xã hội trong, ngồi nước và đề
xuất những giải pháp tích cực với các cơ quan chức năng. Tham gia vào xây
dựng lối sống, nếp sống văn hoá mới bằng việc thơng tin tun truyền những
chủ trương, chính sách của Dịng, nhưng gương điển hình, tiên tiến đã được
đăng tải đầy đủ. Sức mạnh thơng tin của báo chí có anh hưởng rất lớn đến đời
sống xã hội. Bước vào thời kỳ hội nhập, văn hố nước ta có sự giao lưu mạnh
mẽ với các nền văn hố khác, báo chí là cầu nối cho các hoạt động văn hoá.
3


Hàng loạt những chương trình mới được ra đời trên phát thanh, truyền hình.
Trong điều kiện tồn cầu hố, nhất là Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội được
tiếp cận với văn hoá các nước được dễ dàng hơn, từ đó rút ra được những
kinh nghiệm quý báu, nhiều chương trình truyền hình trực tiếp về hành trình
văn hố cũng như các buổi giao lưu văn hoá với các nước khác nhau như:
Trung Quốc, Nhật bản, Nga... làm cho công chúng có cái nhìn tồn diện từ đó
học hỏi tiếp thu các nền văn hoá khác cũng như tự hào về truyền thống văn
hố dân tộc mình để từ đó ý thức được việc gìn giữ giá trị văn hố dân tộc để
khơng bị "hồ tan" trong mơi trường tồn cầu. Hàng ngày, các trang báo in,
báo điện tử cũng thơng tin rất đầy đủ các sự kiện văn hố diễn ra trong nước.
Đứng trước những thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến văn hoá, đời sống
tinh thần của nhân dân cũng đều được báo chí kịp thời gặp gỡ các cơ quan
chức năng thông tin làm và được đăng tải kịp thời trên các phương tiện truyền
thông đại chúng.
Hai là, trong việc định hướng tư tưởng
Các phương tiện truyền thơng đại chúng có vai trị rất quan trọng trong
việc định hướng tư tưởng. Trong những năm qua nước ta đã gặp nhiều những
thảm hoạ về thiên tai như lũ lụt, tai nạn giao thông, những nạn nhân ảnh

hưởng chất độc da cam... Các phương tiện thông tin đại chúng đã vào cuộc
tạo nên sức mạnh dư luận các bài báo có sức mạnh lây lan, đánh thức hàng
triệu con tim của đồng bào trong và ngoài nước cứu trợ kịp thời, nêu cao tinh
thần "lá lành đùm lá rách" của dân tộc ta bao đời nay.
Báo chí tham gia tích cực vào việc xây dựng và tuyên truyền chiến
lược, chính sách, các văn bản qui phạm pháp luật trong các lĩnh vực văn hố
xã hội, cung cấp thơng tin khách quan, tồn diện về thực trạng văn hố xã hội
của đất nước, giúp Đảng và nhà nước có căn cứ khoa học trong việc hoạch
định chính sách về văn hố xã hội. Bên cạnh đó cịn truyền tải những ý kiến
đóng góp tích cực của nhân dân để xây dựng chính sách văn hố xã hội, tích
cực thơng tin, tuyên truyền đường lối chính sách xã hội.
4


Định hướng tư tưởng cho nhân dân tin tưởng vào Đảng và Nhà nước
không bị cách thế lực thù địch, chống phá nhà nước làm ảnh hưởng đến tư
tưởng của quần chúng nhân dân. Các phương tiện truyền thơng có vai trò tạo
ra dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội trong một xã hội bùng nổ
thông tin, hội nhập với thế giới là hết sức quan trọng. Trong đó báo chí là
cơng cụ tun truyền tập thể có vũ tập thể là cơ quan ngơn luận của Đảng,
chính quyền và là diễn đàn tiếng nói của các giai tầng xã hội. Do đó, các
phương tiện truyền thơng cũng cần chủ động, tích cực tạo ra dư luận xã hội,
nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin, các thế lực thù địch đang tìm cách
chống phá cách mạng Việt Nam bằng âm mưu "Diễn biến hoà bình"; trong đó
mặt trận thơng tin tun truyền được kẻ thù triệt để khai thác nhằm tạo những
làn sóng dư luận làm xói mịn niềm tin của nhân dân với Đảng, tạo ra sự mất
ổn định xã hội. Hoạt động truyền thông cần bám sát hiện thực xã hội, phản
ánh một cách khách quan, trung thực những vấn đề xã hội, tạo ra luồng dư
luận xã hội chính thống, vạch trần những mưu đồ đen tối của các thế lực thù
địch.

Mặt trận tư tưởng-văn hoá, hơn bao giờ hết là nơi đầy thử thách và cam
go, rất cần sự sáng suốt, bản lĩnh chính trị của đội ngũ những người làm cơng
tác tư tưởng mà báo chí là một trong những lĩnh vực mũi nhọn, xung kích, các
nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận này. Thơng tin báo chí vừa phải đảm bảo
nhanh nhạy vừa phải đảm bảo khách quan trung thực mới tạo nên thế chủ
động tiến công. Bởi nếu thơng tin báo chí khơng phản ánh kịp thời theo đúng
bản chất vấn đề, để trống mặt trận tư tưởng thì các phương tiện truyền thơng
của các thế lực thù địch sẽ nhảy vào thông tin sai lệch, tạo thành những luồng
dư luận không tốt, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị-xã hội, hoặc kẻ xấu
lợi dụng phao tin đồn nhảm làm rối lòng dân; hậu quả lúc đó sẽ khơn lường.
Ba là, trong việc quản lý- giám sát xã hội:
Báo chí tham gia vào việc quản lý, giám sát xã hội, truyền thông đại
chúng giám sát thực hiện pháp luật nhằm thiết lập trật tự kỷ cương trong hoạt
5


động văn hoá xã hội (chống kinh doanh văn hoá phẩm bất hợp pháp, chống
tiêu cực và tệ nạn xã hội, cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín dị đoan, chống
thương mại hoá giáo dục...). Trước mọi vấn đề xã hội, truyền thông đại chúng
phải kịp thời vào cuộc, nhìn nhận đánh giá vấn đề hết sức khách quan như bản
chất vốn có của nó. Khi Đảng, Nhà nước đề ra một chủ trương, chính sách,
nhiệm vụ của hoạt động thơng tin báo chí là phải tạo ra sự đồng thuận xã hội,
tạo nên "hợp lực mạnh" của quần chúng nhân dân.
Bên cạnh đó cịn tạo ra các diễn đàn cho nhân dân bày tỏ ý chí, nguyện
vọng của mình, tham gia quản lý các vấn đề văn hố xã hội. Truyền thơng đại
chúng cịn tham gia hoạch định đường lối, xây dựng chính sách trong các lĩnh
vực văn hố xã hội. Trong mơi trường tồn cầu hố hiện nay, hoạt động tin
vừa phải góp phần quảng bá giá trị văn hoá dân tộc, vừa phải bảo vệ văn hoá
dân tộc tránh sự xâm hại của những luồng văn hố đồi trụy. Tiếp thu và sàng
lọc những thơng có giá trị, đóng góp cho sự phát triển của văn hố dân tộc,

song cũng phải nhận biết những thơng tin khơng có lợi cho đất nước.
Các kênh truyền thơng đã góp phần nâng cao dân trí và chất lượng cuộc
sống bằng việc phổ biến các kiến thức văn hoá xã hội cũng như giám sát các
cơ quan, tổ chức cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy quản lý các lĩnh vực
văn hoá xã hội thực hiện tốt chức năng quản lý văn hoá xã hội.
Bốn là, trong việc giáo dục.
Giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc trong bối cảnh tồn cầu
hố hiện nay là việc làm rất thiết thực. Các phương tiện truyền thông đại chúng
những năm qua đăng tải đầy đủ về cuộc thi "Kể chuyện về tấm gương đạo đức
Hồ Chính Minh", "Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; biểu dương
những gương tốt trong lĩnh vực văn hoá xã hội để tạo sự ảnh hưởng như Đặng
Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc...Đông đảo bạn bè thế giới đã biết đến việt Nam
không phải là một đất nước nghèo nàn lạc hậu mà là đất nước có truyền thống
đấu tranh anh dũng, những gương anh hùng đó cịn sống mãi cho đến ngày nay.
Bạn bè biết đến một Việt Nam đổi mới trong mơi trường tồn cầu hố kinh tế
6


phát triển, nếp sống văn minh, tác phong công nghiệp, khoa học kỹ thuật tiến
bộ, đời sống văn hoá đa dạng và phong phú, đời sống tinh thần được nâng cao,
đời sống văn học- nghệ thuật sôi động hơn và khẳng định với thế giới những
giá trị truyền thống dân tộc, bản sắc văn hố Việt Nam khơng gì có thể thay thế
được.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển
nhanh chóng của hệ thống các phương tiện thơng tin đại chúng trên tồn thế
giới. Báo chí Việt Nam đã và đang phát huy vai trò to lớn trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội và đã đạt được những ưu điểm nhất định:
Một là, trong sự nghiệp nâng cao dân trí cho quần chúng nhân dân. Báo
chí cần phải đáp ứng được vai trò là trường học kiến thức và văn hố mà từ đó
mỗi người dân có thể lĩnh hội, tiếp thu những kiến thức về mọi mặt của đời

sống xã hội. Đồng thời, báo chí cũng trở thành một phương tiện hữu hiệu để
mỗi người có thể học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình. Trong quá trình
phát triển lâu dài, báo chí đã góp phần tích cực, đáp ứng nhu cầu thông tin,
đồng thời thực hiện các chức năng xã hội của nó. Xã hội càng phát triển, nhu
cầu của con người ngày càng cao, càng lớn hơn về vật chất và tinh thần. Cùng
với các nhu cầu về vật chất như phương tiện đi lại, ăn, mặc, ở...thì nhu cầu
nâng cao hiểu biết ngày càng phong phú. Báo chí đã góp phần đáp ứng việc
thoả mãn nhu cầu tự học tập, tự đào tạo nghề nghiệp cho con người hiện đại,
phù hợp với nhu cầu ở thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Báo chí cũng
chính là sản phẩm của nền văn hố, là cơng cụ hữu ích mà Đảng và Nhà nước
dùng để tuyên truyền, cổ vũ, động viên, định hướng cho quần chúng nhân dân
hăng say lao động, sáng tạo và học tập, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục
đạo đức, thẩm mỹ cho mọi người để bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng
giàu mạnh. Cùng với sự đổi mới tồn diện của đất nước, báo chí chúng ta
cũng có những đổi thay song hành với các lĩnh vực khác. Những bài báo viết
về lĩnh vực văn hoá, văn nghệ xuất hiện ngày càng nhiều trên các mặt báo, tạp
chí, tập san, phát thanh, truyền hình, Internet từ trung ương đến địa phương,
7


từ báo ngành đến báo tuần...Những bài viết này đã góp phần nâng cao tầm
hiểu biết về văn hố dân tộc. văn hoá thế giới, văn hoá hiện đại, về lịch sử, về
con người, quê hương, đất nước...Báo chí đã trở thành phương tiện giải trí của
số đơng cơng chúng, cũng là phương tiện để qua đó cơng chúng tự hồn thiện
mình, trở thành những con người có văn hố cao, có ích cho xã hội.
Hai là, tồn cầu hố đem đến những thời cơ và cũng như những thách
thức, các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo chí phải làm tốt
vai trị dẫn dắt, đấu tranh, phản bác lại những thông tin sai lệch, thiếu chọn
lọc, trên những trang mạng xã hội gây nhiễu loạn thông tin với người nhận.
Sự lạm phát thông tin gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới văn hố xã hội. Truyền

thơng đại chúng cịn để lọt những thơng tin xấu trong lĩnh vực văn hoá xã hội
dẫn đến tiêu cực và tệ nạn xã hội gây khó khăn cho quản lý văn hố, ảnh
hưởng khơng tốt đến đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân, làm băng
hoại giá trị truyền thống gia đình, truyền thống văn hố dân tộc.
Ba là, báo chí phải có khả năng và điều kiện để đáp ứng yêu cầu hội
nhập và giao lưu hợp tác quốc tế, cũng từ đó đấu tranh có hiệu quả với các
thông tin sai trái, các quan điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch. Chính
trong hồn cảnh như vậy các phương tiện truyền thông đại chúng càng ý thức
vai trị, trách nhiệm của mình trong việc truyền tải thơng tin đề thông tin thực
sự là công cụ cung cấp tri thức, dự báo sự phát triển đồng thời cũng là động
lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.
2. Thực trạng việc báo chí thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao
dân trí và bảo vệ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
95 năm trôi qua kể từ khi số báo Thanh niên đầu tiên được xuất bản.
Qua từng giai đoạn cách mạng, báo chí Việt Nam đã khơng ngừng phát triển
phong phú và đa dạng. Báo chí nước nhà đã phát triển khá nhanh về số lượng
và chất lượng, hình thành hệ thống thơng tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình
rộng khắp cả nước. Theo Bộ Thơng tin và Truyền thơng, tính đến ngày 30-112019, cả nước có 850 cơ quan báo chí, trong đó có 179 cơ quan báo, 648 tạp
8


chí, 23 cơ quan báo chí điện tử độc lập; có 72 cơ quan có giấy phép hoạt động
phát thanh-truyền hình với 2 đài quốc gia, 64 đài địa phương, 5 kênh truyền
hình. Cả nước hiện có trên 41.000 người đang cơng tác tại các cơ quan báo
chí, trong đó có 20.407 trường hợp đã được cấp thẻ nhà báo.
Nếu năm 2009 mới có 31.000 người làm việc trong lĩnh vực báo chí thì
đến nay lực lượng ấy đã là 35.000 người, trong đó có gần 18.000 là nhà báo
chuyên nghiệp; tỉ lệ người làm báo có trình độ đại học và trên đại học là
95,9%.
Trong mọi thời điểm, báo chí cách mạng Việt Nam ln là cơng cụ

thơng tin nhanh nhất, phổ cập nhất, là phương tiện thường xuyên tiếp xúc với
nhân dân và giải đáp những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra; đồng thời, hằng
ngày, hằng giờ chủ động đấu tranh chống những âm mưu, thủ đoạn đen tối
của các thế lực thù địch, chống các khuynh hướng tư tưởng sai lầm, góp phần
tổ chức, phát động phong trào hành động cách mạng của nhân dân. Đặc biệt,
báo chí đã tham gia hiệu quả bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và cuộc
đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí. Hoạt động báo chí đã hướng
vào mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, từng
bước xây dựng con người mới, lối sống mới.
Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả, hình
thức đẹp, sinh động và hấp dẫn. Báo chí đã đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát
hiện, giới thiệu, cổ vũ các mơ hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố
mới, người tốt, việc tốt; thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc,
truyền thống văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ vũ toàn dân phát huy có chọn
lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới. Báo chí góp phần nâng
cao dân trí, ngăn chặn văn hóa xấu len lỏi vào Việt Nam, đã tổ chức khơi dậy
và biến nhiều hoạt động xã hội từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội.
Các phóng viên, biên tập viên đã tích cực thâm nhập vào thực tiễn đời sống,
thậm chí khơng quản hiểm nguy của bản thân để có những tác phẩm có chất
lượng.
9


Đặc biệt, đứng trước đại dịch COVID-19, trong suốt 2 năm qua các cơ
quan báo chí đã bám sát tình hình dịch bệnh, cập nhật thường xun, liên tục,
chính xác và đầy đủ diễn biến tình hình dịch bệnh từ nguồn chính thức của
Ban Chỉ đạo phịng chống dịch; cung cấp số liệu, kết quả phịng, chống dịch;
tăng cường cơng tác tuyên truyền để người dân yên tâm, tin tưởng, không
hoang mang, lo lắng, nâng cao tinh thần chủ động phịng, chống dịch. Cơng
tác thơng tin, tun truyền về cơng tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,

phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch tiếp tục được tăng
cường với nhiều hình thức, nội dung thông tin phong phú. Chủ động nắm bắt
các sự kiện, kịp thời thông tin, định hướng dư luận xã hội bảo đảm khách
quan, chính xác, có trọng tâm, trọng điểm. Cung cấp thông tin thống nhất, kịp
thời và thuyết phục, nhất là những vấn đề quan trọng, nhạy cảm, phức tạp;
làm tốt vai trị định hướng thơng tin trong xã hội.
Trong thông tin về chống đại dịch Covid-19, một thành cơng đáng ghi
nhận của báo chí năm qua là đã lan tỏa những hạt giống thiện lành, những
nghĩa cử cao đẹp, những tấm lịng nhân ái. Báo chí cũng góp phần biểu dương
những hy sinh thầm lặng của đội ngũ những người ở tuyến đầu từ các y bác
sĩ, người lao động trong ngành y đến các chiến sĩ lực lượng vũ trang, và cả
những tình nguyện viên.
Rồi đây những câu chuyện sẻ chia, những tấm gương thiện nguyện,
những sự hy sinh của đội ngũ tuyến đầu sẽ còn được nhắc lại nữa nhờ báo chí.
Có thể nói, báo chí 2021 như những trang nhật ký chống dịch, lưu giữ những
câu chuyện nhân văn và góp phần cổ vũ sức mạnh cộng đồng.
Với vai trị Báo chí tham gia vào tuyên truyền giáo dục truyền thống tốt
đẹp của dân tộc như lịch sử văn hoá. Rất nhiều người cho rằng văn hoá thế
giới đang đi tới chỗ đồng nhất, nghĩa là xố nhồ các bản sắc riêng. Tuy nhiên
qn triệt chủ trương của Đảng và nhà nước, báo chí đã có rất nhiều bài viết
định hướng tuyên truyền một cách đúng đắn về tồn cầu hố. Vì tồn cầu hố
hồn tồn khơng dẫn đến xố bỏ văn hố dân tộc, mà đặt ra những yêu cầu
10


mới và nâng văn hoá của dân tộc lên một tầm cao mới. Hơn nữa, những giá trị
chung, những nét mới đó được đưa vào văn hố dân tộc, liên kết với các yếu
tố dân tộc, lại làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc lên tầm cao mới. Đối với các phương tiện truyền thơng đại chúng,
tồn cầu hóa là khơng thể phủ nhận và ở một khía cạnh nào đó sự khơng kiểm

sốt được nội dung mà các phương tiện truyền thơng chuyển tải đã ít nhiều
ảnh hưởng đến việc nhận thức các giá trị văn hoá truyền thống. Các phương
tiện truyền thơng có thể vơ tình đưa những thơng tin làm ảnh hưởng đến lối
sống truyền thống, văn hoá truyền thống của dân tộc. Do vậy, "tuyên truyền
giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử vun đắp và phát huy
niềm tự hào dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là cho lớp trẻ- những người chủ
tương lai của đất nước, hướng họ đến với các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc- cội nguồn tạo nên bản sắc văn hoá, cốt cách và sức mạnh của con
người Việt Nam". Việc truyền bá nền văn hóa ra thế giới sẽ tạo điều kiện cho
mối người, mỗi quốc gia có cơ hội tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa
của các dân tộc khác. Tuy nhiên, đối với bất cứ quốc gia nào, việc truyền bá,
giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình bao giờ
cũng được ưu tiên hàng đầu. Nó bao gồm tồn bộ cái hay, cái đẹp trong nền
văn hóa tinh thần, sự hiểu biết về những giá trị sáng tạo của nhân dân qua các
thời đại, những tục lệ, lễ hội có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội cho
đến những tình cảm tốt đẹp của cộng đồng như tình yêu quê hương đất nước,
tinh thần đoàn kết, chia sẻ của dân tộc, truyền thống hiếu học, nhân đạo,…
Việc giáo dục phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, về một mặt nào đó cũng
chính là việc nâng cao trình độ hiểu biết cho nhân dân. Mặt khác, tạo cơ sở
cho việc giáo dục, xây dựng một lối sống tốt đẹp trong xã hội.
Một là, báo chí với nhiệm vụ tuyên truyền đại đoàn kết toàn dân tộc,
đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Truyền thống ấy được được hun
đúc qua ngàn năm giữ nước và dựng nước của những người con đất Việt anh
hùng. Từ khi ra đời, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ln coi trọng việc
11


xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng ta xác
định, xây dựng khối đại đồn kết tồn dân là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược, quyết định sự thành công của cách mạng. Quán triệt ý nghĩa và tầm

quan trọng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, trong những năm qua, các cơ quan báo chí nước ta đã làm
tốt cơng tác tuyên truyền về đại đoàn kết toàn dân tộc; xác định đại đoàn kết
toàn dân tộc là một trong những chủ đề tuyên truyền xuyên suốt, trọng tâm và
thường xuyên.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về đại đồn kết tồn
dân tộc, mỗi cơ quan báo chí trong tỉnh đã có cách thể hiện phong phú, đa
dạng vào từng thời điểm. Cụ thể như:
Báo báo chí đã xây dựng chủ đề tuyên truyền phù hợp; lựa chọn các
vấn đề sát hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương, từng lĩnh vực. Xuyên
suốt với chủ đề về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, các cơ quan Báo chí
đã có nhiều bài viết, nhiều trang chun đề tuyên truyền về các nội dung,
trong đó có các chủ đề trọng tâm như: Đường lối, chủ trương , chính sách của
Đảng và Nhà nước về đại đồn kết toàn dân tộc; Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống mới ở khu dân cư; chống luận điệu tuyên truyền xun tạc của bọn
phản động về chính sách đại đồn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước
ta.... Qua đó, các tầng lớp nhân dân đã chung sức, chung lịng cùng với Đảng,
Nhà nước vượt qua khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước ngày càng phát
triển. Bên cạnh đó, Báo chí cũng có nhiều bài viết tun truyền về các phong
trào thi đua yêu nước; các cuộc vận động lớn do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức thành viên phát động đã đi vào cuộc sống và đã được nhân dân
đồng tình hưởng ứng. Nổi bật là các các cuộc vận động: Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Xóa đói giảm nghèo; Đền ơn đáp nghĩa;
Ngày vì người nghèo; Xây dựng nơng thơn mới; Tồn dân xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư; Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam…Chính

12


những hoạt động đó của báo chí đã góp phần không nhỏ trong việc củng cố và

phát triển truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Hai là, để tuyên truyền, khơi gợi tinh thần tương thân tương ái, nhất là
trong đại dịch Covid-19 các cơ quan báo chí của các tỉnh, thành trên cả nước
đã có nhiều tin, bài tuyên truyền về phòng, chống dịch, mang đến người dân
thông tin đầy đủ, kịp thời các hoạt động, chỉ đạo của lãnh đạo các địa phương,
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp cũng như ghi nhận nỗ lực của các cấp
chính quyền, tổ chức, đồn thể trong cơng tác phịng, chống dịch bệnh. Đặc
biệt có nhiều bài viết ghi nhận, khắc họa được những hành động đẹp trong các
tổ chức, cá nhân, các gia đình, các chị em phụ nữ và các đoàn viên, thanh
niên, lực lượng dân quân đang tất bật chuẩn bị các suất ăn sáng để kịp giờ
chuyển đến các hộ dân trong khu vực phong tỏa, các cơng nhân có hồn cảnh
khó khăn, hộ nghèo, hộ bán vé số bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 và lực
lượng tham gia tại các chốt kiểm soát dịch. Trên tinh thần thiện nguyện, mọi
người cùng nhau đi chợ, chuẩn bị, chế biến món ăn sao cho đảm bảo dinh
dưỡng, hợp vệ sinh để có thể giúp các hộ khó khăn có được bữa ăn ngon trong
mùa dịch. Được biết, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn huyện đến
nay, gia đình bà Hương đã phối hợp với Xã Đồn Bình Phú thực hiện nhiều
đợt tặng q cho người trong khu cách ly, lực lượng làm nhiệm vụ phòng,
chống dịch và hộ dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Đáp ứng yêu cầu của
Bộ VHTTDL đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các Sở chủ động tổ chức
thực hiện các hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương về gương người tốt việc tốt; tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái;
chia sẻ, vận động người dân tự giác thực hiện giãn cách xã hội và các biện
pháp phòng, chống dịch nhằm tạo sự đồng thuận xã hội; cổ vũ, truyền cảm
hứng cho nhân dân với tinh thần “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy
lùi tiêu cực”.
Đặc biệt, Phóng sự “Ranh Giới” được phát sóng trên VTV vào tối
ngày 8/9/2021 đã khiến nhiều người vô cùng xúc động trước những thước
phim chân thực và ám ảnh về đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu đang ngày đêm giành
13



giật sự sống cho các sản phụ nhiễm COVID-19 tại bệnh viện Hùng Vương,
TP.HCM. Ngay sau khi phát sóng êkíp làm phim cũng như đài truyền hình
VTV đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ, cảm thông, bày tỏ cảm xúc của khán
giả thơng qua những bình luận, tương tác. Có thể kể đến những bình luận
như:
"Lâu lắm mình mới xem một chương trình xúc động đến thế.
Một phóng sự khơng có lời dẫn, lấy tiếng hiện trường 100%. Kiểu làm
phóng sự khơng có lời dẫn này khiến ta như đang ở hiện trường, chứng kiến
tận mắt sự hối hả, khẩn trương ấy…".
- "Tơi đã khóc khi xem phóng sự này. Thật sự ám ảnh, rợn người về
hậu quả tàn khốc của Covid. Khâm phục và biết ơn các nhân viên y tế và
VTV đã có những thước phim chân thực này".
- "Anh ơi, em sợ lắm! Mình bị ám ảnh câu này xun suốt chương
trình, nó miêu tả rất thật cảm giác của những người mắc COVID-19, những
người đang ngấp nghé cửa tử. Đọc báo nhiều, xem ảnh nhiều nhưng thú thực
đây là lần đầu tiên mình được nhìn, được cảm nhận rõ những thứ đằng sau
cánh cửa một bệnh viện điều trị COVID-19.
Khơng biết phải dùng từ gì để diễn tả hết những cảm xúc ngổn ngang
này. Thương các bệnh nhân, thương cả những y bác sĩ. Tuyệt vời thật sự
VTV!".
- "Bộ phim không chỉ là ranh giới của sự sống và cái chết, mà nó cịn là
ranh giới giữa sự từ bỏ và ý chí vượt lên hoàn cảnh của các y - bác sĩ. Cái
thực của cảm xúc này thì khơng một đạo diễn nào bắt họ diễn được. Nó chỉ có
thể được gọi tên bằng tinh thần trách nhiệm, sự trân trọng từng nhịp tim, hơi
thở qua mỗi giây, mỗi phút của các y bác sĩ khi đối diện với sự sống - chết
của bệnh nhân. Covid-19 khơng chừa ai cả!
Tuy nhiên, có lúc, có việc, thơng tin trên báo chí cịn chậm, chưa kịp
thời định hướng dư luận xã hội, nhất là các vụ việc quan trọng, phức tạp, nhạy


14


cảm. Tính thuyết phục, tính xây dựng, phản biện và sức chiến đấu của các
chương trình, tin bài chính luận chưa cao, thiếu phong phú, hấp dẫn...
Sự tụt hậu về công nghệ, về phương thức làm báo hiện đại trong bối
cảnh truyền thông xã hội, đặc biệt là mạng xã hội nước ngồi có bước phát
triển vượt bậc về khoa học, ứng dụng cơng nghệ. Do đó, Thực hiện Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng, Bộ Thông tin – Truyền thông đã ban hành Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ Bộ Thơng tin Truyền thơng về phát huy vai trị tiên
phong của báo chí trong vấn đề nâng cao dân trí và góp phần phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Theu đó, Nghị quyết đã đặt ra cho các cơ quan báo
chí cần quan tâm thực hiện một số việc sau:
Một là, Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong cơ
quan báo chí, tăng cường bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo
đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ của người làm
báo.
Thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng và pháp luật nhà nước về
cơng tác báo chí, hoạt động báo chí, 10 Điều quy định đạo đức nghề nghiệp
người làm báo Việt Nam, Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của người làm
báo, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; Tăng cường rèn luyện, nâng cao
bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ
nhà báo.
Hai là, Tập trung tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ thành
tựu của công cuộc đổi mới; chủ động tăng cường các tuyến tin, bài liên quan
đến công tác văn hóa dân tộc, bảo vệ các giá trị truyền thống tốt đẹp, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Ba là, ứng dụng công nghệ hiện đại và thường xuyên đổi mới, sáng tạo

trong việc sản xuất, phát sóng các chương trình, tin, bài, làm cho nội dung
thông tin trở nên hấp dẫn, sinh động, thiết thực, có chiều sâu, có thơng điệp
truyền tải rõ ràng và bám sát với thực tế...
15


Bốn là, các phóng viên, nhà báo cần tích cực tự đổi mới tư duy, hoàn
thiện kỹ năng và tiếp cận các công nghệ, công cụ, thiết bị mới, giữ vững bản
lĩnh chính trị, tn thủ nghiêm quy trình tác nghiệp để sáng tạo ra các tác
phẩm báo chí có nội dung đặc sắc, nổi bật, cuốn hút, bắt kịp nhu cầu công
chúng.
KẾT LUẬN
Các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có báo chí là một
quyền lực thực sự trong thế giới hôm nay. Chúng tạo ra dư luận, chi phối dư
luận, kiểm sốt cuộc chuyện trị trao đổi cơng cộng. Điều đó cũng có nghĩa là
một cách nào đó chúng cũng chi phối cách suy nghĩ, chọn lựa và hành động
của mỗi người chúng ta.
Nhờ báo chí, chúng ta có thể tiếp cận một khối lượng thơng tin khổng
lồ, hầu như vô tận, bao gồm hết mọi lĩnh vực của tri thức và đời sống, nhưng
trong đó vàng thau, tốt xấu, đúng sai, thật ảo lẫn lộn. Nếu khơng có những
chọn lựa rõ ràng theo những định hướng hữu ích cho bản thân, ta sẽ bị lạc lối
và phung phí thời giờ vơ ích, khơng phải chỉ vơ ích mà cịn rất có hại nữa.
Điều này địi hỏi vai trị của báo chí trong việc tun truyền, định hướng, góp
phần nâng cao dân trí và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Báo chí càng có tầm vóc quan trọng to lớn thì những người làm Báo
càng phải tìm hiểu nguồn tin, cung cấp những thơng tin chính xác nhất để
định hướng dư luận theo hướng tích cực. Đặc biệt trong lĩnh vực bảo tồn,
quảng bá và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Ngồi ra, Báo chí phải góp phần trong định hướng dư luận xã hội, tạo
ra những luồng dư luận tích cực làm lành mạnh hoá đời sống xã hội, tạo đà

khai thác tốt sức mạnh nội lực cho quá trình phát triển phát triển kinh tế-xã
hội của từng địa phương và của cả nước nhằm xây dựng một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Trần Thế Phiệt [1998- 2008]: Lịch sử nghiên cứu lý luận báo chí ở
Việt Nam (Giáo trình dành cho đào tạo sau đại học Học viện Báo chí và
Tuyên truyền)
2. Nguyễn Văn Dững [2011]: Báo chí truyền thơng hiện đại (Từ hàn lâm đến
đời thường), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội
3. PGS, TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) [2006]: Truyền thông (Lý thuyết
và kỹ năng cơ bản) Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội
4. Phạm Văn Đức (Chủ biên) [2007]: Toàn cầu hố trong bối cảnh Châu Á Thái Bình Dương, một số vấn đề triết học, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. PGS. Trường Lưu [2003]: Tồn cầu hố và vấn đề bảo tồn văn hố dân tộc,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Trần Ngọc Thêm [2001]: Tìm về bản sắc văn hố Việt Nam, Nxb. Thành
phố Hồ Chí Minh.
7. Samuel G. Freedman [2009]: Thư gửi nhà báo trẻ,Nxb. Trí thức
8. Thomas L.Friedman [2006]: Thế giới phẳng, Nxb.Trẻ, TP. Hồ Chí Minh
9. E.P.Prơkhơrốp [2004]: Cơ sở lý luận báo chí (tập 1), Nxb. Thơng tấn.
10. Một số trang Web có liên quan.

17




×