Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

5 Thực trạng và giải pháp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.5 KB, 69 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi đất nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp của nước
ta không thể trụ vững được do có sự cạnh tranh gay gắt. Đó không chỉ là sự cạnh
tranh về nhãn hiệu sản phẩm, mà còn là đối thủ cạnh tranh về mặt hàng, không
chỉ là doanh nghiệp trong nước mà còn các doanh nghiệp ngoài nước. Sự cạnh
tranh gay gắt ấy buộc các doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi thế cạnh tranh của
mình, hợp lý hóa toàn bộ quá trình sản xuất – kinh doanh để không ngừng tăng
sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để giữ được chỗ đứng của mình trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh,
đỏi hỏi các doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Không những vậy chi phí sản xuất còn ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nếu chi phí cao thì lợi nhuận của doanh
nghiệp thấp và nếu chi phí của doanh nghiệp thấp thì lợi nhuận cao. Vì vậy tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp
tìm ra các biện pháp làm hợp lý hóa giá thành để nâng cao chất lượng sản phẩm,
đó luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất để
nâng cao lợi nhuận, tạo thế cạnh tranh trên thị trường.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,
doanh nghiệp phải tổ chức công tác quản lý tốt tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm, hạ chi phí sản xuất xuống thấp một cách hợp lý, phấn đấu
hạ giá thành để vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm được nâng cao, đó là một
trong những điều kiện quan trọng để cạnh tranh với sản phẩm các doanh nghiệp
khác. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành
quan trọng của kế toán, nó còn có vai trò quan trọng trong công tác quản lý công
ty và quản lý vĩ mô của Nhà nước.
1
Với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta trong thời gian qua
bên cạnh một số doanh nghiệp làm ăn yếu kém đã có không ít doanh nghiệp Nhà
nước khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Công ty may 10 là
một trong số không nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn hiệu quả đó. Các sản


phẩm của Công ty may 10 đang được ưa chuộng rất lớn và Công ty đang có uy
tín lớn trong ngành diệt may Việt Nam cũng như diệt may nước ngoài.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty may 10 được sự giúp đỡ tận tình
của Cô giáo TS. Nguyễn Thị Lời cùng các cán bộ và nhân viên phòng Tài chính
kế toán em mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty May 10”.
Đề tài của Em ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm hai phần sau:
Phần I: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty may 10.
Phần II: Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty may 10.
2
PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨMTẠI CÔNG TY MAY 10
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA ĐƠN VỊ.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty May 10 .
 Tên gọi: Công ty May 10.
 Tên giao dịch quốc tế: Gament Company 10 (GARCO 10).
 Trụ sở chính: Thị trấn Sài Đồng – Gia Lâm – Hà Nội
Công ty May 10 (GARCO 10) là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập thuộc
Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam được thành lập từ năm 1946 với tiền thân là
xưởng may X10 thuộc ngành quân nhu quân khu V.
Tháng 2 năm 1961, do yêu cầu của phát triển kinh tế đất nước với kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất, Xí nghiệp May 10 chuyển từ Bộ Quốc phòng sang Bộ
công nghiệp nhẹ quản lý. Đây là thời kỳ Xí nghiệp chuyển đổi từ cơ chế hạch
toán theo kiểu bao cấp sang hạch toán kinh doanh có tính đến hiệu quả kinh tế.
Nhiệm vụ của Xí nghiệp là sản xuất theo kế hoạch do Bộ công nghiệp nhẹ giao
nhưng chủ yếu vẫn là may quân trang cho quân đội (90 – 95%). Nhiệm vụ này
kéo dài cho đến năm 1975.

Sau năm 1975, Xí nghiệp chuyển sang bước ngoặt mới trong nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh là chuyên sản xuất, gia công hàng xuất khẩu với thị trường
chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu thông qua các hợp đồng mà chính
phủ Việt Nam đã ký với chính phủ các nước này.
Tháng 8 năm 1990 Liên Xô tan rã, khối XHCN ở Đông Âu sụp đổ đã làm
cho các nhà xuất khẩu của ta cũng sụp đổ theo. Thị trường quen thuộc của Xí
nghiệp May 10 bị mất đi, hàng loạt hợp đồng, các đơn đặt hàng bị huỷ bỏ hoặc
không thanh toán được khiến Xí nghiệp May 10 cũng như một số Xí nghiệp may
khác bị dồn đến chân tường và có nguy cơ bị giải thể. Trước tình hình này, Xí
3
nghiệp May 10 phải tìm hướng giải quyết khó khăn về thị trường. Xí nghiệp đã
mạnh dạn chuyển sang thị trường mới, giảm biên chế, đầu tư đổi mới 2/3 thiết bị
cũ lạc hậu bằng các thiết bị mới hiện đại, các bạn hàng mới được thiết lập như
Hàn Quốc, Hà Lan... Cũng từ đây sản phẩm của Xí nghiệp May 10 có chất
lượng tốt, mẫu mã đẹp đã nhanh chóng làm vừa lòng khách hàng, khó khăn
được tháo gỡ dần. Do không ngừng cải tiến, đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng,
chủng loại nên sản phẩm của Xí nghiệp được khách hàng ưa chuộng và càng
ngày vươn tới những thị trường khu vực 2 như CHLB Đức, Nhật Bản, Bỉ, Đài
Loan, Hồng Kông
Tháng 11 năm 1992, Xí nghiệp May 10 được Bộ công nghiệp nhẹ cho
phép đổi tên thành Công ty May 10 trực thuộc Tổng Công ty Dệt – May Việt
Nam. Từ đó tới nay Công ty vẫn không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt,
có một vị trí vững vàng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
4

×