Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Động lực học tập của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.63 KB, 31 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................III
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1
1. Các lý thuyết có liên quan đến động lực học tập.......................................3
1.1

Động cơ và động lực............................................................................3

1.2

Động lực bên trong và bên ngoài........................................................5

1.3

Động lực học tập..................................................................................6

2. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan.....................................................7
2.1. Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập.............7
2.2. Thực tiễn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học
tập 9
3. Tổng hợp các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT của sinh
viên...................................................................................................................14
4. Thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT của sinh viên..............20
4.1. Thang đo về giảng viên:..........................................................................20
4.2. Thang đo về môi trường học tập............................................................22
4.3 Thang đo về Chương trình đào tạo.........................................................22
4.4. Thang đo về Cơng tác quản lý và hỗ trợ người học.............................23
4.5. Thang đo về bản thân người học............................................................23
4.6. Thang đo về Động lực học tập................................................................24
KẾT LUẬN..............................................................................................26


TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................27


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

ĐL

Động lực

ĐLHT

Động lực học tập

CNBCVT

Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng

GV

Giảng viên

SV

Sinh viên

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Động lực (ĐL) là một phần tâm lý và hành vi phức tạp của con người, nó
ảnh hưởng đến việc các cá nhân lựa chọn đầu tư lượng thời gian, sức lực để thực
hiện một cơng việc nào đó [1]. Động lực cịn được coi là một quá trình bao gồm
từ việc bắt đầu, định hướng và duy trì hành vi nhằm đạt được mục tiêu, ĐL được
hiểu là lý do cơ bản của hành vi con người. Trong cuộc sống, đặc biệt là trong
giáo dục, ĐL được cho là đóng vai trị quan trọng trong thành cơng của người
học [2].
Q trình học tập là một q trình dài vơ tận, để đạt được mục tiêu địi hỏi
người học cần có ĐL rất lớn. ĐL giúp người học đối mặt với khó khăn, thử
thách trong thu nhận kiến thức mới [2]. Trong giáo dục, động lực của người học
được coi là nhân tố then chốt và liên hệ mật thiết với kết quả học tập. Động lực
là trung tâm của mọi hành vi con người, nó là trái tim của việc học tập [3]. Việc
nhìn nhận động lực học tập (ĐLHT) là một “chìa khóa vàng” sẽ giúp các nhà
giáo dục tiếp cận, hỗ trợ và thúc đẩy người học phát huy hết khả năng của mình
[4].
Động lực học tập có tác động tích cực tới nhận thức của người học trong
q trình học tập. Động lực đúng đắn sẽ giúp người học trở nên hứng thú, tích
cực và thoải mái tham gia vào các hoạt động học tập, góp phần vào sự thành
công của người học [5]. Thực tiễn nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ĐLHT có ảnh
hưởng tới kết quả học tập của người học, có tác động cùng chiều, nghĩa là người
có ĐLHT càng cao, kết quả học tập của họ sẽ tốt hơn [6, 7].
Bản thân người học ban đầu ln có mục tiêu học tập để đạt kết quả tốt,
đó là lý do khiến họ bắt đầu việc học. Tuy nhiên, trên thực tế, ĐLHT bị ảnh
hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau, người học khơng hồn toàn chi phối ĐLHT
của họ. Các nhân tố ảnh hưởng có thể đến từ bản thân người học, như nhận thức,

ý chí và quan điểm sống của bản thân [8]. ĐLHT cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều
1


nhân tố đến từ mơi trường bên ngồi, các nhân tố này có thể là mơi trường học
tập, gia đình, bạn bè, thầy cô…[9, 10].
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tổng hợp và hệ thống hóa các nhân tố
được cho là có ảnh hưởng đến ĐLHT của sinh viên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên,
từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập
của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng cơ sở TP.HCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh
viên Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng cơ sở TP.HCM
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh
viên bao gồm các nhân tố đến từ bên ngoài và bên trong.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Các phương pháp tổng quan tài liệu được sự dụng nhằm tổng hợp và làm
rõ vấn đề nghiên cứu. Nhóm các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
được sử dụng nhằm khám phá khái niệm về động lực học tập và nhận diện các
yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến ĐLHT của người học. Phương pháp phân
tích và tổng hợp được sử dụng kết hợp nhằm khái quát cơ sở lý thuyết và các
nghiên cứu thực tiễn từ đó xây dựng mơ hình đề xuất cho nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến ĐLHT của sinh viên PTIT cơ sở TP.HCM.
- Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu thông tin thứ cấp qua các xuất bản phẩm
trong nước và trên thế giới.


2


1. Các lý thuyết có liên quan đến động lực học tập
1.1

Động cơ và động lực

- Sự tương đồng và khác biệt giữa động cơ và động lực
Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng “động cơ” để chỉ một điều gì đó
mang tính tiêu cực, trong khi đó “động lực” lại được hiểu với nghĩa tích cực
hơn. Tại các phiên tòa người ta thường sử dụng thuật ngữ động cơ của bị cáo,
hơn là động lực, để chỉ hành động hay ý định nào đó có khuynh hướng gây ảnh
hưởng xấu cho người khác. Khi được hỏi về sự khác biệt giữa động cơ và động
lực? nhiều thành viên của những diễn đàn lớn như Painintheenglish và
Grammarly đều đồng tình với quan điểm trên, điều này cho thấy mọi người
thường có sự phân biệt rõ ràng giữa động cơ và động lực. Tuy nhiên nhiều
nghiên cứu lại chỉ ra điều trái ngược hoàn toàn, động cơ và động lực có thể được
sử dụng như là những từ đồng nghĩa, và có thể sử dụng để thay thế cho nhau
(Gordon, 2011).
Cụ thể hơn, trong các tài liệu tiếng Anh, “động lực” là một thuật ngữ tâm
lý thường sử dụng trong lĩnh vực giáo dục, và được hiểu là những nỗ lực và cam
kết nhằm hướng tới mục tiêu. Động lực khơng được giải thích như là kết quả của
một q trình bắt đầu từ bất kỳ “động cơ” nào, trong khi đó động cơ và động lực
trong tiếng Trung Quốc đều dịch sang cùng một từ là “Dongji”. Về mặt ý nghĩa
khơng nhiều tài liệu có sự phân biệt giữa động cơ và động lực. Tuy nhiên để chỉ
ra sự khác biệt thì “động cơ” chỉ ra lý do để làm một điều cụ thể mang tính tạm
thời với mục tiêu không rõ ràng và tương đối hời hợt, trong khi đó “động lực”
chỉ ra lý do để làm một điều gì đó lâu dài và mang tính rộng hơn là động cơ.
Động cơ và động lực có thể là giống nhau khi xét trong một khoảng thời gian

nhất định, nhưng khi xem xét trong lĩnh vực giáo dục, thì dùng khái niệm động
lực học tập là phù hợp hơn (Zu, 2014).
Trong phạm vi của nghiên cứu này không nhằm làm rõ sự khác biệt của
động cơ và động lực như các nghiên cứu tâm lý hay về ngôn ngữ học, và xét cho
đến cùng thì trong một khoảng thời gian nhất định thì cả hai khái niệm có thể
3


được dùng để thay thế cho nhau. Vì vậy, trong nghiên cứu này chỉ sử dụng thuật
ngữ về “động lực” và “động lực học tập” và không nhằm phân biệt hai khái
niệm động cơ và động lực.
- Khái niệm động lực
Động lực là những gì thúc đẩy bạn hành động. Đó là nguồn cảm hứng của
chúng ta để thực hiện một điều gì đó. Thật vậy, động lực từ lâu đã được xem
như là nguyên nhân chính khởi nguồn cho các hành vi mang tính cá nhân. Động
lực được định nghĩa là các hành động hoặc quá trình thúc đẩy; sự kích thích hay
sự tác động nhằm khuyến khích tạo ra những nỗ lực cho cá nhân nào đó, nói
chung động lực là một cái gì đó (chẳng hạn như nhu cầu hay mong muốn), sẽ là
nguyên nhân giúp định hướng hành động của một cá nhân (Merriam-Webster,
1997). Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về yếu tố động lực, lĩnh vực chuyên môn
của họ cũng rất đa dạng. Phần đông trong số này là các chuyên gia trong lĩnh
vực giáo dục và kinh tế.
Các khái niệm phức tạp về động lực thường nhấn mạnh sự kích thích một
cách trực tiếp đến các cá nhân: hoặc là một sự tự nỗ lực bên trong, hoặc là một
sự khuyến khích từ mơi trường bên ngồi (Kinman & Kinman, 2001). Cũng
tương tự anh em nhà Kinman, Pinder (2008) đã giải thích những khó khăn khi
đưa ra định nghĩa về động lực là do có q nhiều “định hướng mang tính triết
học về bản chất con người và về những điều có thể biết về con người”. Ông cho
rằng động lực là “một tập hợp các năng lượng có nguồn gốc từ cả bên trong lẫn
bên ngoài của một cá nhân để bắt đầu một hành động có liên quan, mà hành

động này có định hướng, có cường độ và thời gian xác định”. Rõ ràng việc
nghiên cứu về động lực theo các tác giả là rất khó khăn, bởi chúng ta phải tập
trung nghiên cứu vào bản chất của con người. Có ba điểm nổi bật trong định
nghĩa mà Kinman & Kinman (2001) và Pinder (2008) đưa ra: thứ nhất, động lực
có thể xuất phát từ bên trong con người hay sự kích thích từ bên ngồi, cụ thể
chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về động lực bên trong và bên ngoài ở phần tiếp theo;
thứ hai, động lực được xác định là một tập hợp các năng lượng, và chính những
4


năng lượng này kích thích sự hành động của con người; thứ ba, tập hợp năng
lượng này có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực, để tạo nên hình thức, định
hướng, cường độ hành vi của con người. Điều này lý giải vì sao con người lại
thực hiện một hành động cụ thể nào đó, họ sẽ tiếp tục thực hiện cho đến khi đạt
được mục đích và khi khơng cịn động lực, họ sẽ dừng lại.
1.2

Động lực bên trong và bên ngoài

- Động lực bên trong
Nhiều cá nhân thường lựa chọn để đầu tư thời gian vào các hoạt động mà
khơng mang lại lợi ích rõ ràng. Ngun nhân cơ bản cho những hành vi này là
do xuất phát từ động lực bên trong hay còn gọi là động lực nội tại.
Động lực nội tại được định nghĩa là việc tham gia vào một hoạt động nào
đó mà lợi ích của nó mang lại đơn thuần là những niềm vui mà chúng ta cảm
nhận được, những cơ hội học tập, sự hài lòng, sự thú vị hay sự thách thức nào
đó. Động lực bên trong, giống như thái độ, được cho là có các thành phần nhận
thức và tình cảm. Các yếu tố về nhận thức liên quan đến quyền tự quyết và sự
phát triển về quyền làm chủ khả năng. Các yếu tố tình cảm thì có liên quan đến
sự quan tâm, sự tị mị, sự kích thích, sự thích thú và sự hạnh phúc (Deci &

Ryan, 1985).
Amabile và cộng sự (1994, trang 950) khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến
động lực bên trong một cách tương tự nhưng rộng hơn, bao gồm: “sự tự quyết
(ưu tiên cho sự lựa chọn và quyền tự chủ); sự để tâm vào nhiệm vụ (sự say mê
công việc); năng lực (định hướng chủ động và ưa thích thử thách); sự tị mị (ưa
thích, khám phá sự phức tạp); và sự quan tâm (sự thích thú và sự vui thích)”.
- Động lực bên ngoài
Các lý thuyết về động lực bên ngoài ngày nay thường dựa trên những
nghiên cứu truyền thống đầy vững chắc, có xu hướng hẹp đi nhưng trở nên rõ
ràng hơn (Skinner, 1953). Động lực bên ngồi nói một cách đơn giản là yếu tố
giúp con người làm việc một cách chủ động hơn, nó liên quan đến vật chất, xã
5


hội hoặc các biểu tượng phần thưởng, cụ thể như: Sự cạnh tranh; sự đánh giá;
địa vị; tiền hoặc khuyến khích vật chất khác; tránh sự trừng phạt; hoặc những
mệnh lệnh từ người khác (Amabile và cộng sự, 1994).
Sự khác biệt giữa động lực bên trong và động lực bên ngồi về cơ bản
được các tác giả xem xét chính là phần thưởng, cụ thể hơn là lợi ích mà mỗi cá
nhân nhận được khi thực hiện một hành động nào đó.
Đến đây thì phần nào sự phức tạp về các khái niệm về động lực cũng đã
được làm rõ. Vẫn còn rất nhiều khái niệm về động lực và các tranh luận đã được
nhiều nhà nghiên cứu đưa ra. Nghiên cứu này không nhằm phân biệt các yếu tố
tác đên động lực bên trong hay động lực bên ngoài trong nỗ lực học tập của các
sinh viên. Tuy nhiên việc phân biệt rõ yếu tố động lực bên trong và động lực bên
ngồi của các tác giả góp phần làm rõ hơn khái niệm động lực và đây chính là
tiền đề cho những phân tích chuyên sâu hơn về động lực học tập.
1.3

Động lực học tập

Như đã đề cập, một số nhà nghiên cứu tin rằng động lực là yếu tố duy

nhất ảnh hưởng trực tiếp đến thành công trong học tập của học sinh, sinh viên,
và tất cả các yếu tố khác suy cho cùng tác động đến thành công trong học tập là
do chúng ảnh hưởng đến động lực (Tucker & Zayco, 2002). Cụ thể, động lực
học tập của sinh viên phản ánh mức độ định hướng, tập trung và nỗ lực của sinh
viên trong quá trình học tập những nội dung của mơn học (Nguyễn Đình Thọ và
cộng sự, 2013).
Việc học tập có ý nghĩa hơn khi mọi người tham gia vì một lợi ích cá
nhân nào đó của họ, chứ khơng phải nhằm thỏa mãn một nhu cầu bên ngoài
(Elton, 1988; Boud, 1990). Kroll (1988) đã lập luận rằng động lực nội tại sẽ dẫn
dắt người học tìm ra hoặc chấp nhận những kinh nghiệm học tập rõ ràng và phức
tạp, điều này tạo cơ hội cho họ có thể thách thức cả thế giới quan của chính
mình và do đó thúc đẩy tư duy trừu tượng của họ.
Có những bằng chứng cho thấy động lực bên ngoài, chẳng hạn như tiền
bạc, địa vị và những áp lực bên ngồi cảm nhận được, có thể làm suy giảm khả
6


năng học tập (Amabile và cộng sự, 1990). Vậy, phải chăng chỉ có động lực bên
trong góp phần làm gia tăng khả năng học tập của mỗi cá nhân. Chính những
động lực cá nhân bên ngoài xuất hiện làm cho chúng ta làm việc, học tập chăm
chỉ hơn, nhưng dần dần nó trở thành rào cản khi chúng ta trở nên tham vọng
hơn, có những địi hỏi cao hơn. Hơn nữa, để giảm thiểu các rủi ro thất bại, các cá
nhân thường dựa trên các động lực bên ngoài, khi đưa ra một sự chọn cho các
hoạt động, họ có xu hướng chọn công việc dễ dàng hơn khi phần thưởng bên
ngồi là khơng cao. Thậm chí, nghiên cứu thực nghiệm của Deci (1972) còn chỉ
ra cụ thể rằng “phần thưởng hữu hình có thể làm suy yếu động lực nội tại của
các cá nhân”.
Tóm lại, động lực là một yếu tố cơ bản khi xem xét việc học tập của sinh

viên. Giảng viên có thể hỗ trợ trong việc gia tăng và phát triển động lực học tập,
giúp sinh viên đạt thành tích tối ưu trong lớp học. Ngồi ra, thông qua việc tạo
môi trường học tập thuận lợi, thiết lập mục tiêu học tập rõ ràng cùng với sự nhiệt
tình trong bài giảng có thể giúp sinh viên tìm thấy niềm vui và hứng thú trong
học tập (Valerio, 2012).
2. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan
2.1.

Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập
Khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT, có thể chia ra hai

nhóm quan điểm chính. Nhóm thứ nhất cho rằng ĐLHT chịu ảnh hưởng trực
tiếp của các nhân tố kích thích. Nhóm thứ hai cho rằng ĐLHT chịu ảnh hưởng
bởi 2 nhân tố chính là ĐL bên trong và động lực bên ngoài, hai nhân tố chính
này chịu tác động trực tiếp bởi các nhân tố khác.
- Nhóm quan điểm cho rằng các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến ĐLHT
Nghiên cứu của tác giả Mayuri Borah (2021) đồng thuận theo quan điểm
của lý thuyết quyền tự quyết, đã tổng hợp và cho rằng có 4 nhân tố cơ bản ảnh
hưởng đến ĐLHT. Các nhân tố ảnh hưởng này bao gồm: i) Các hoạt động trong
giảng dạy và học tập; ii) Kết quả học tập; iii) Động lực bên trong; iv) Động lực
bên ngoài. Các nhân tố này được cho là có ảnh hưởng trực tiếp tới ĐLHT [3].
7


Tác giả Rohana M.Pd (2021) trong nghiên cứu “Động lực học tập” cho
rằng ĐLHT của người học sẽ bị tác động tích cực hoặc tiêu cực bởi năm thành
phần chính, bản thân người học, giáo viên, nội dung môn học, phương pháp/ quy
trình giảng dạy và học tập, mơi trường học tập [10].
Các nhân tố về năng lực bản thân, nhu cầu về thành tựu, môi trường học
tập và phương pháp giảng dạy của giảng viên đã được tác giả Diah Pranitasari

và Irfan Maulana (2022) đưa vào mơ hình phân tích khi nghiên cứu về các nhân
tố ảnh hưởng đến ĐLHT của sinh viên trong việc hoàn thành luận văn tại
Trường Cao đẳng kinh tế Jakarta [11].
Hầu hết các nghiên cứu trong nước đều cho rằng nhân tố bản thân người
học, giảng viên, môi trường học tập ảnh hưởng trực tiếp tới ĐLHT [5, 9, 12-15].
Nhân tố giảng viên có thể được tách thành các khía cạnh như hành vi của giảng
viên, phương pháp giảng dạy [13], chất lượng giảng viên [9]. Bản thân người
học được nghiên cứu bao gồm định hướng mục tiêu học tập của sinh viên [13],
nhận thức của sinh viên [12]. Môi trường học tập bao gồm điều kiện học tập [9],
bạn bè [5]. Ngoài ra, các nhân tố khác cũng được các nghiên cứu cho rằng có
ảnh hưởng đến ĐLHT của người học. Các nhân tố về chương trình đào tạo, cơng
tác quản lý, hỗ trợ từ phía nhà trường, gia đình và bản thân người học có ảnh
hưởng trực tiếp đến ĐLHT [5, 9, 14]. Điều tương tự cũng được nhận định đối
với nhân tố về sự tương thích của ngành học đối với người học [12] và ứng dụng
công nghệ thông tin trong học tập [9].
- Nhóm quan điểm cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT là ĐL
bên trong và ĐL bên ngoài
Ommering và cộng sự (2018) đã thực đề tài về động lực nghiên cứu (một
trong các hoạt động học tập quan trọng) của sinh viên y khoa năm thứ nhất tại
Trung tâm Y tế Đại học Leide, Hà Lan. Nghiên cứu đã kết luận rằng bốn nhân tố
ảnh hưởng đến ĐL bên trong và ĐL bên ngoài của sinh viên, gồm: niềm tin vào
năng lực của bản thân; nhận thức về giá trị của nghiên cứu; sự tò mò, mong
muốn nắm bắt kiến thức mới; nhu cầu về thử thách [16]. Tuy nhiên cứu cứu
8


không nghiên cứu tách biệt ĐL bên trong và ĐL bên ngoài chịu ảnh hưởng bởi
các nhân tố này như thế nào.
Với quan điểm tiếp ĐLHT bao gồm ĐL bên trong và ĐL bên ngoài của
các nghiên cứu trong nước, có thể kể đến hai nghiên cứu điển hình, với hai cách

tiếp cận vấn đề khác nhau. Tác giả Đỗ Hữu Tài và cộng sự (2016) đã xây dựng
mơ hình nghiên cứu với quan điểm ĐLHT nói chung chịu ảnh hưởng bởi ĐL
bên trong và ĐL bên ngồi. Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng đến ĐL bên trong
và bên ngồi gồm: nhân tố xã hội, mơi trường học tập, gia đình và bạn bè, đặc
điểm nhân khẩu, nhận thức của bản thân, ý chí của bản thân, quan điểm sống
[8]. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt (2016) đề
cập tới ĐLHT bao gồm ĐL bên trong và ĐL bên ngồi, tuy nhiên khơng tách
riêng hai thành tố này và sử dụng cách diễn đạt khác cho chúng. Nghiên cứu gọi
tên ĐL bên trong là ĐL hoàn thiện tri thức, ĐL bên ngoài được gọi là ĐL quan
hệ xã hội. Các nhân tố được đưa vào nghiên cứu mức độ ảnh hưởng tới ĐLHT
(trong đó có ĐL bên trong và ĐL bên ngồi), cụ thể: môi trường học tập, điều
kiện học tập, chất lượng giảng viên, cơng tác quản lý đào tạo, chương trình đào
tạo, công tác sinh viên, hoạt động phong trào.
Mặc dù tồn tại một số quan điểm khác nhau trong việc nhận định các nhân
tố ảnh hưởng đến ĐLHT, tuy nhiên có thể thấy rằng các nghiên cứu đều đồng
thuận rằng có sự ảnh hưởng của các nhân tố đến từ bên trong và bên ngoài,
những nhân tố này tác động và làm thay đổi ĐLHT của người học.
2.2.

Thực tiễn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập
Trên cơ sở các lý thuyết về ĐLHT và các nhân tố ảnh hưởng được thừa

nhận rộng rãi kể trên, nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã được thực
hiện. Các nghiên cứu này đã kiếm chứng các lý thuyết liên quan, từ đó đưa ra
được những hàm ý nhằm thúc đẩy ĐLHT cho người học và có tính ứng dụng
trong thực tiễn.
- Trên thế giới
9



Trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của học
sinh ở Đài Loan” của tác giả Patricia L. Hardré và cộng sự (2006) đã thực hiện
điều tra hơn sáu nghìn học sinh ở Đài Loan về ĐLHT. Nghiên cứu đã thực hiện
kiểm chứng kết hợp hai lý thuyết là lý thuyết quyền tự quyết và lý thuyết định
hướng mục tiêu. Đồng thời, nghiên cứu thực hiện kiểm tra ảnh hưởng của các
nhân tố gồm: đặc điểm cá nhân, môi trường học tập (giáo viên, bạn học) và cấu
trúc mục tiêu có ảnh hưởng tới động lực học tập của người học hay không. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác biệt giữa các cá nhân ảnh hưởng (48%) tới
ĐLHT của họ trong nỗ lực và tham gia việc học tập. Hơn nữa, sự khác biệt cá
nhân còn ảnh hưởng tới cấu trúc mục tiêu (48%) và nhận thức về môi trường
học tập (34%). Môi trường học tập (gồm sự hỗ trợ của giáo viên, bạn bè và
phong cách cá nhân của giáo viên) ảnh hưởng 46% tới ĐLHT của người học.
Nhân tố được cho là ảnh hưởng lớn nhất (60%) tới ĐLHT là cấu trúc mục tiêu
của người học. Như vậy, nghiên cứu đã kiểm chứng khẳng định tính đúng đắn
của lý thuyết về Quyền tự quyết, bản thân người học, nhận thức của họ là nhân
tố quan trọng ảnh hưởng và quyết định tới ĐLHT. Bên cạnh đó, lý thuyết về
Định hướng mục tiêu cũng đã được khẳng định khi đây là nhân tố chi phối mạnh
mẽ tới ĐLHT của người học [17].
Vivian Khamis và công sự (2008) đã thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố
ảnh hưởng tới ĐLHT của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở các
Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất” thông qua điều tra 275 học sinh trong độ
tuổi 12 đến 19. Nghiên cứu đã đưa vào mơ hình nghiên cứu 6 nhóm nhân tố
được cho là có ảnh hưởng đến ĐLHT của học sinh, bao gồm: (1) Thông tin về
nhân khẩu (tuổi, giới tính, thành tích học tập, trình độ học vấn của bố mẹ, tình
trạng hơn nhân, số anh chị em và tổng thu nhập của hộ gia đình; (2) Niềm tin về
học tập; (3) Hỗ trợ từ phía gia đình; (4) Thái độ học tập của bạn học; (5) Sự
tương tác giữa giáo viên và học sinh; (6) Nội dung môn học. Sau khi phân tích
số liệu điều tra, nghiên cứu đã rút ra kết luận quan trọng về các nhân tố ảnh
hưởng đến ĐLHT của học sinh gồm: i) Giới tính có liên quan đáng kể đến
10



ĐLHT; ii) Niềm tin về học tập của học sinh; iii) Nhóm nhân tố bên ngồi gồm:
tương tác giữa giáo viên và học sinh, nội dung môn học [18].
Với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập đến từ góc
nhìn của sinh viên”, tác giả Ibtesam Halawah (2011) đã nghiên cứu 232 sinh
viên của Đại học Al-Ain, một trường đại học tư thục tại Các Tiểu vương quốc Ả
Rập Thống nhất (UAE). Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng có ba nhân tố mà
người học cho rằng có ảnh hưởng ĐLHT của họ. Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất là
cá tính của giáo viên, nhân tố tác động thứ hai là phương pháp giảng dạy và
nhân tố thứ ba là quản lý lớp học. Như vậy, từ góc nhìn của sinh siên, các nhân
tố ảnh hưởng đáng kể đến ĐLHT đều đến từ phía giáo viên [19].
Nghiên cứu “Thái độ, động cơ và những khó khăn liên quan đến việc học
Tiếng Anh và các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập” của Nada Al Rifaia
(2010) được thực hiện tại Đại học Kuwait (Đại học Cô-oét). Một phần của
nghiên cứu này đã đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT đối với mơn học
Tiếng Anh. Nghiên cứu đưa vào mơ hình nghiên cứu các nhân tố gồm: tuổi,
điểm trung bình; ngơn ngữ giảng dạy; trình độ học vấn của bố, mẹ; trình độ
tiếng anh của bố, mẹ; Chương trình tivi sinh viên xem; Giao tiếp tiếng anh tại
nhà, với bạn bè. Kết quả phân tích dữ liệu đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng
đáng kể đến ĐLHT của sinh viên gồm: điểm trung bình, chương trình tivi sinh
viên xem. Bên cạnh đó, ĐLHT có tương quan tương đối với nhân tố giảng viên,
và nội dung môn học [20].
Tác giả Muhammad Imdad Ullah và cộng sự (2013) đã thực hiện nghiên cứu
“Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên Đại học Bahauddin
Zakariya, Multan (Pakistan)” với 312 sinh viên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng với bốn giả thuyết gồm các nhân tố: phương pháp giảng dạy của giáo viên,
môi trường học tập, tương tác của giảng viên và sinh viên, động cơ học hỏi của
bản thân sinh viên, các nhân tố này ảnh hưởng đến mức độ của động lực hướng
tới học tập của sinh viên. Nghiên cứu đã khẳng định rằng các giả thuyết trên đều


11


đúng. Thơng qua đó, nhóm tác giả đã gợi ý một số hàm ý nhằm thúc đẩy tăng
động lực học tập của sinh viên [21].
Với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học ngơn ngữ” của
nhóm tác giả Hamidah Abdul Rahman và cộng sự (2017) nghiên cứu đã chỉ ra 3
nhân tố tác động đến động lực học ngôn ngữ thứ 2 của người học. Các nhân tố
này bao gồm: bản thân người học, giáo viên và gia đình. Nghiên cứu này đã đề
cập tới các nhân tố ảnh hưởng, tuy nhiên chưa chỉ ra được mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố này tới ĐLHT của người học [22].
- Ở Việt Nam
Nhóm tác giả Đỗ Hữu Tài, Lâm Thành Hiển, Nguyễn Thanh Lâm (2016)
với nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên – Ví
dụ thực tiễn tại Trường đại học Lạc Hồng” đã đề xuất mơ hình nghiên cứu với
ĐLHT được phân thành hai nhóm, gồm động lực bên trong và động lực bên
ngồi. Nhóm tác giả đưa ra quan điểm các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT của
sinh viên gồm hai nhân tố chính, và hai nhân tố này có tương quan với nhau,
đồng thời nội hàm bên trong hai nhân tố chính này là các nhân tố con, ảnh
hưởng đến ĐLHT của sinh viên. Nhóm tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu
gồm 7 nhân tố: Nhân tố xã hội mơi trường học tập; Gia đình và bạn bè; Đặc
điểm nhân khẩu; Nhận thức của bản thân; Ý chí của bản thân; Quan điểm sống.
Bảy nhân tố này đại điện cho 2 nhóm nhân tố chính là Động lực bên trong và
Động lực bên ngoài. Nghiên cứu thực hiện thực hiện kiểm định thang đo và
phân tích hồi quy bội nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến
động lực bên trong và động lực bên ngoài, đồng thời nghiên cứu động lực bên
trong và động lực bên ngoài ảnh hưởng đến ĐLHT nói chung như thế nào. Kết
quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy: động lực bên ngồi chịu ảnh hưởng
của các nhân tố gồm xã hội, gia đình bạn bè, môi trường học tập và khu vực

sống; động lực bên trong chịu ảnh hưởng bởi nhận thức của bản thân, ý chí của
bản thân, quan điểm sống và khu vực sống. Đồng thời kết quả đã kiểm tra và
nhận định hai nhóm động lực bên trong và bên ngồi có mối tương quan lẫn
12


nhau và có ảnh hưởng đến ĐLHT nói chung của sinh viên, đặc biệt là động lực
bên ngoài [8]. Nghiên cứu đã đánh giá được các khía cạnh và làm rõ mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến ĐLHT của sinh viên, đồng thời đưa ra quan điểm
mới khi tách các nhân tố ảnh hưởng thành 2 nhóm tác động và kiểm tra được sự
tương quan tương đối giữa 2 nhóm nhân tố này.
Với nghiên cứu “Động lực học tập của sinh viên Khoa tài chính – Thương
mại Hutech” của tác giả Trịnh Xuân Hưng và Trần Nam Trung (2020) đã xây
dựng và đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT. Mơ
hình lý thuyết đề xuất bao gồm 7 nhân tố gồm: Bản thân sinh viên; Giảng viên;
Điều kiện học tập; Môi trường học tập; Cơng tác quản lý đào tạo; Chương trình
đào tạo; Gia đình. Với mơ hình này, nghiên cứu đã thực hiện phân tích nhân tố
khám phá và thành lập ra 8 nhân tố ảnh hưởng, đặt tên mới cho các biến này, cụ
thể: Quản lý đào tạo; Điều kiện học tập; Nhân tố xã hội; Gia đình; Chương trình
đào tạo; Sinh viên; Môi trường học tập và Giảng viên. Tuy nhiên, kết quả hồi
quy các nhân tố ảnh hưởng đã loại nhân tố xã hội do khơng có ý nghĩa thống kê
trong mơ hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố gia đình và bản thân sinh
viên có tác động lớn nhất tới ĐLHT, kế đến là nhân tố Chương trình đào tạo và
Giảng viên có mức độ ảnh hưởng tương đương nhau [14].
Khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT của sinh viên
chuyên ngành kế tốn – kiểm tốn Trường đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh, nhóm tác giả Cao Thị Cẩm Vân, Vũ Thị Luyến và Nguyễn Hoàng
Thanh (2020) đã lược khảo lý thuyết và xây dựng mơ hình phân tích bao gồm
bảy nhân tố. Các nhân tố này bao gồm: Môi trường học tập; Điều kiện học tập;
Chất lượng giảng viên; Chương trình đào tạo; Đặc điểm sinh viên; Sự hỗ trợ của

Nhà trường và Khoa; Ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập. Sau khi phân
tích nhân tố khám phá và chạy mơ hình hồi quy, kết quả cho thấy cả 7 nhân tố
nói trên đều ảnh hưởng cùng chiều tới ĐLHT của sinh viên. Nhân tố chất lượng
giảng viên được cho là ảnh hưởng lớn nhất tới ĐLHT của sinh viên. Tiếp đó lần
lượt các nhân tố ảnh hưởng với mức độ giảm dần là các nhân tố: Đặc điểm sinh
13


viên, Chương trình đào tạo, Ứng dụng cơng nghệ thơng tin, Điều kiện học tập.
Hai nhân tố Môi trường học tập và Công tác hỗ trợ sinh viên là hai nhân tố ảnh
hướng ít nhất tới ĐLHT của sinh viên. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã
đưa ra một số nhận định và đề xuất quản trị nhằm tác động làm tăng ĐLHT của
sinh viên [9].
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Dung (2021) trong nghiên cứu “Tạo động lực
học tập cho học sinh – Một năng lực cần thiết của giáo viên phổ thông đáp ứng
giáo dục 4.0 đã đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT của người học. Các
nhân tố tác động đến ĐLHT của người học có thể chia thành 3 loại, cụ thể: i)
Các nhân tố thuộc về cá nhân (Nhu cầu, hứng thú, đặc điểm tính cách, năng lực
của người học, hồn cảnh gia đình…); ii) Các nhân tố thuộc về hoạt động học
tập (Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả học tập của
người học…); iii) Các nhân tố thuộc về môi trường học tập (Các mối quan hệ
giữa giáo viên và người học, giữa người học vấn nhau, điều kiện cơ sở vật
chấtphòng học, phương tiện học tập…). Tuy đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng
nói trên, nhưng nghiên cứu mới chỉ đưa ra các nhận định định tính, chưa nghiên
cứu định lượng để củng cố các nhận định về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT
của người học [23].
Tuy rằng nghiên cứu trong nước và trên thế giới có những cách tiếp cận
và kết quả khác nhau, nhưng tựu chung đều góp phần giúp hiểu rõ các nhân tố
và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó trên thực tế đến ĐLHT của người học.
Hầu hết các nghiên cứu cho rằng các nhân tố như giảng viên, môi trường học

tập, bạn bè, gia đình, chương trình học có ảnh hưởng cùng chiều tới ĐLHT của
người học. Bên cạnh đó, các nhân tố về nhân khẩu học hầu như khơng có ảnh
hưởng lớn tới ĐLHT. Đây sẽ là nhưng cơ sở thực tiễn vững chắc cho các giải
pháp đối với nhà trường và giáo viên nhằm thúc đẩy, khuyến khích người học
tham gia tích cực vào học tập và có kết quả tốt hơn.
3. Tổng hợp các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT của sinh
viên
14


Tuy rằng nghiên cứu trong nước và trên thế giới có những cách tiếp cận
và kết quả khác nhau, nhưng tựu chung đều góp phần giúp hiểu rõ các nhân tố
và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó trên thực tế đến ĐLHT của người học.
Một số vấn đề có thể khái quát hóa như sau:
Thứ nhất, các nhân tố được cho là có ảnh hưởng tới ĐLHT của người học
bao gồm năm nhóm chính: giảng viên, mơi trường học tập, chương trình đào tạo,
cơng tác quản lý và hỗ trợ người học, bản thân người học. Được tổng hợp như
bảng 1.1.
Thứ hai, các nhân tố được coi là có tác động cùng chiều tới ĐLHT của
người học, mỗi nghiên cứu điển hình lại cho thấy mức độ ảnh hưởtng của các
nhân tố này là khác nhau.
Thứ ba, tồn tại hai trường phái khi nghiên cứu. Trường phái nghiên cứu
ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố tới ĐLHT. Trường phái còn lại nghiên cứu
ảnh hưởng của các yếu tố tới ĐL bên trong và ĐL bên ngoài, từ đó hai loại ĐL
này tiếp tục ảnh hưởng tới ĐLHT nói chung của người học.
Đồng thuận với cách tiếp cận của trường phái nhận thức xã hội [24, 25],
và nhóm tác giả trong nước, nghiên cứu cho rằng ĐLHT của người học chịu ảnh
hưởng trực tiếp bởi nhiều nhân tố. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới ĐLHT
người học gồm có năm nhóm nhân tố chính gồm: giảng viên, mơi trường học
tập, chương trình đào tạo, cơng tác quản lý và hỗ trợ người học, bản thân người

học.

15


Bảng 1.1: Tổng hợp các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ĐLHT của người học

Patricia
Nhóm nhân tố

L. Hardré
và cộng
sự (2006)

1. Giảng viên

x

2. Mơi trường học tập

x

3. Chương trình đào tạo

Nada

Muhamma

Đỗ Hữu Tài,


Trịnh Xuân

Ibtesam

Al

d Imdad

Lâm Thành

Hưng và

Halawa

Rifaia

Ullah và

Hiển, Nguyễn

Trần Nam

h (2011)

(2010

cộng sự

Thanh Lâm


Trung

)

(2013)

(2016)

(2020)

x

x

x

x

x

x

4. Công tác quản lý và
hỗ trợ người học
5. Bản thân người học

x

x


x

x

Cao Thị Cẩm
Vân, Vũ Thị
Luyến và
Nguyễn
Hoàng Thanh
(2020)

Nguyễ
n Thị
Thúy
Dung
(2021)

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

16


Nghiên cứu đề
xuất mơ hình năm
nhân tố tác động đến
ĐLHT của sinh viên
PTIT cơ sở TP.HCM
như hình 3.
Giảng viên
Mơi trường học tập
Động lực học tập


Chương trình đào tạo
Cơng tác quản lý và hỗ trợ người học
Bản thân người học

Hình 1.1. Mơ hình nghiên cứu
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
Các thành phần quan trọng ảnh hưởng đến động lực của sinh viên là:
giảng viên, mơi trường học tập, chương trình đào tạo, công tác quản lý và hỗ trợ
người học, bản thân người học. Ví dụ như, sinh viên phải có sự quan tâm đáng
kể đến giáo dục và cảm nhận được giá trị mà việc học tập mang lại. Giảng viên
phải được đào tạo tốt, phải theo sát quá trình giáo dục, hỗ trợ và đáp ứng được
những yêu cầu phù hợp của sinh viên, và đặc biệt họ phải là người có khả năng
truyền cảm hứng tốt. Nội dung truyền đạt phải chính xác, mang tính kịp thời và
thích hợp cho cả nhu cầu tương lai và hiện tại của sinh viên. Các phương pháp
hay quy trình giảng dạy phải mang tính sáng tạo, thú vị, bổ ích và cung cấp các
cơng cụ có thể giúp sinh viên áp dụng vào cuộc sống thực tế. Môi trường học tập
phải an tồn, tích cực, đề cao cả vai trị cá nhân và làm việc nhóm.
 Nhân tố giảng viên
17


Trong quá trình dạy học ở đại học, người thầy là chủ thể của hoạt động
giảng dạy, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học ở đại học. Người giảng
viên với hoạt động dạy có chức năng tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động
của sinh viên, đảm bảo cho sinh viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng cao
những yêu cầu đã được quy định phù hợp với mục đích dạy học ở đại học.
Niềm đam mê và cá tính, phong cách của một giảng viên tác động đáng
kể vào năng lượng học của lớp, điều này làm tăng cường giá trị của công việc và
hấp dẫn sinh viên, giúp họ muốn biết nhiều điều hơn. Động lực đóng một vai trị
quan trọng trong phương pháp sư phạm của giảng viên. Là một giảng viên cần

suy nghĩ về những cách có thể thúc đẩy động lực học tập cho sinh viên của
mình. Người dạy có thể trao quyền và cung cấp các sự hỗ trợ cho sinh viên của
mình, song song đó cùng với mơi trường học tập chất lượng, nơi họ có được đầy
đủ sự hỗ trợ từ nhà trường, người dạy sẽ tạo điều kiện cho người học phát triển
được bản thân, thích thú hơn với các mơn học. Sinh viên có nhiều hơn động lực
trong học tập từ giảng viên mà họ thích hơn là khơng thích. Tuy nhiên giáo dục
khơng nằm ở chỗ là tạo cá tính để được học sinh ưa thích mà giảng viên cần
phải hội tụ nhiều yếu tố như kiến thức chuyên môn tốt, thực hiện các đánh giá
trong lớp rõ ràng, phương pháp giảng dạy hiệu quả, có sự khuyến khích, động
viên. Ngồi ra giảng viên cần được đào tạo kịp thời để nắm bắt nhiều xu hướng
giảng dạy mới.
Giả thuyết nghiên cứu về nhân tố “Giảng viên” là H1: Giảng viên có tác
động dương đến động lực học tập của sinh viên.
 Nhân tố môi trường học tập
Việc tạo ra môi trường học tập phù hợp có thể hỗ trợ sự phát triển của sinh
viên trong lớp học là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới ĐLHT của sinh viên. Đó
là nơi sinh viên thụ hưởng việc học của mình, một nơi phát triển bản thân. Từ
các yếu tố như tinh thần học tập của bạn bè, mơi trường học lành mạnh, cạnh
tranh, giúp kích thích người học ham học hỏi và nỗ lực, vươn lên trong học tập.
Đến các yếu tố về điều kiện môi trường như quy mơ phịng học, chất lượng âm
18



×