Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chủ đề 6 nông nghiệp thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.61 KB, 11 trang )

Chủ đề 6. NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH
(04 tiết)

Học xong chủ đề này, em sẽ:
- Nêu được khái niệm nông nghiệp thơng minh.
- Phân tích được điều kiện để phát triển nông nghiệp thông minh tại địa
phương.
- Giới thiệu được một số mơ hình sản xuất nơng nghiệp thơng minh.
- Viết được báo cáo thu hoạch tìm hiểu một mơ hình nơng nghiệp thơng
minh.
- Có ý thức định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
MỞ ĐẦU
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và cơng nghệ đang diễn ra nhanh
chóng và sâu rộng, làm thay đổi toàn diện, sâu sắc đời sống và sản xuất, trong
đó có sản xuất nơng nghiệp. Nơng nghiệp truyền thống dần phát triển theo chiều
sâu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hướng tới phát triển nông nghiệp thơng
minh.
Hình 6.1. Trồng dưa ở huyện Phú Bình (trồng dưa chuột ngồi ruộng bình
thường)
Hình 6.2. Trồng dưa ở huyện Đại Từ (trong nhà kín, tưới nhỏ giọt, chống
sâu, bệnh, điều kiện mơi trường ổn định hơn,…)
– Dựa vào hình 6.1 và hình 6.2, nhận xét so sánh về kĩ thuật sản xuất
ở hai mơ hình.
– Hãy lấy một ví dụ về một mơ hình sản xuất nơng nghiệp ứng dụng
công nghệ cao hoặc nông nghiệp thông minh ở địa phương
KIẾN THỨC MỚI
1. Khái quát về nông nghiệp thông minh
Ở các nước đang phát triển, sản xuất nơng nghiệp cịn ở trình độ thấp, sản
xuất mang tính chất truyền thống. Ngược lại, sản xuất nông nghiệp ở các nước
phát triển đã ở trình độ hiện đại, ứng dụng cơng nghệ cao.
Nông nghiệp công nghệ cao: Nền nông nghiệp được áp dụng những công


nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hố nơng nghiệp (cơ giới hố, tự
động hố các khâu của q trình sản xuất); cơng nghệ thơng tin; công nghệ vật
liệu mới; công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật ni có năng
suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát


triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ. Hướng phát triển nơng nghiệp trong
tương lai đó là nơng nghiệp số, nông nghiệp thông minh.
Nông nghiệp thông minh: Một nền nông nghiệp mà các hoạt động sản
xuất được số hố và phát triển cao dựa trên nền tảng cơng nghệ của Cuộc cách
mạng cơng nghiệp lần thứ 4 (cịn gọi là nông nghiệp 4.0). Ứng dụng các công
nghệ tiên tiến, hiện đại trong suốt quá trình sản xuất; sử dụng các thiết bị thông
minh được kết nối mạng ở bên trong và bên ngoài của trang trại (hoặc doanh
nghiệp) dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để quản lí nơng nghiệp, bảo đảm
an tồn thực phẩm, hiệu quả và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội
nhập quốc tế.
Theo tổng kết của các tổ chức quốc tế, các thành phần chủ yếu của nông
nghiệp 4.0 được thể hiện ở các đặc điểm như sau:
(1) Ứng dụng cảm biến (sensor) và kết nối Internet vạn vật (IoT) ở tất cả
các khâu sản xuất trong trang trại. Các thiết bị cảm biến và thiết bị thông minh
được kết nối và điều khiển tự động trong suốt quá trình sản xuất nơng nghiệp,
giúp cải thiện vi khí hậu trong nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.
(2) Sử dụng đồng bộ công nghệ đèn LED trong canh tác kĩ thuật cao để
tối ưu hố q trình sinh trưởng. Phổ biến nhất ở các quốc gia có quỹ đất nông
nghiệp hạn hẹp hoặc nông nghiệp ở khu vực đơ thị.
(3) Canh tác trong nhà kính, nhà lưới; sử dụng cơng nghệ thuỷ canh, khí
canh nhằm chủ động đồng bộ các công nghệ, cách li và giảm tác động từ môi
trường tự nhiên.
(4) Sử dụng các tế bào quang điện (Solar cells) nhằm giảm chi phí năng
lượng. Hầu hết năng lượng cung cấp cho các thiết bị trong trang trại được cấp từ

nguồn điện mặt trời.
(5) Sử dụng người máy (Robot) chăm sóc cây trồng, vật ni ngày càng
trở nên phổ biến, được ứng dụng tại các quốc gia già hố dân số và quy mơ sản
xuất lớn.
(6) Sử dụng các thiết bị bay không người lái (Drone) và các vệ tinh
(Satellites) để khảo sát thực trạng, thu thập dữ liệu, từ đó phân tích, đưa ra cơng
thức chăm sóc và nhữn khuyến nghị trên sơ sở dữ liệu cập nhật bảo đảm độ
chính xác rất cao.
(7) Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp đơn giản và hợp lý hoá việc thu thập, kiểm
tra và phân phối tổng thể tài nguyên nông nghiệp bằng các cảm biến và quản lí
dữ liệu Big Data.
(8) Cơng nghệ quản trị trang trại trong tất cả các hoạt động, kết nối trang
trại với bên ngồi, nhằm quản lí và truy xuất chính xác nguồn gốc nông sản1.
Nông nghiệp thông minh tạo ra sự đổi mới căn bản về cơng nghệ trong
quản lí, sản xuất và điều hành từ sản xuất đến chế biến, quảng bá sản phẩm và
tiêu dùng nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất – kinh doanh diễn ra liên tục và
1

Theo Cổng thông tin điện Bộ Khoa học và Công nghệ.


hiệu quả. Bên cạnh đó, nơng nghiệp thơng minh có thể tạo ra các nông sản chất
lượng ngay cả trong những điều kiện bất lợi.
– Em hiểu thế nào là nông nghiệp thông minh?
– So sánh nông nghiệp thông minh và nông nghiệp truyền thống.
2. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp thông minh ở
nước ta
Ở nước ta, chính sách phát triển nơng nghiệp dựa trên ứng dụng công
nghệ cao đã được Nhà nước và các địa phương quan tâm. Một số tỉnh, thành phố
có điều kiện thuận lợi đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao và tiếp cận nông nghiệp thông minh, bước đầu đem lại những hiệu quả tích
cực.
Từ những năm 2010, nước ta đã có những chính sách phát triển nơng
nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nơng thơn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển nông
nghiệp của ngành, của địa phương. Một số định hướng nhiệm vụ phát triển nông
nghiệp công nghệ cao:
Nông nghiệp công nghệ cao
1. Nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp
a) Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản cho
năng suất, chất lượng cao
b) Phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản
c) Nghiên cứu, phát triển các quy trình cơng nghệ trong sản xuất nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản đạt hiệu quả kinh tế cao
d) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp
đ) Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp
e) Nhập công nghệ cao trong nông nghiệp
2. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
b) Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
c) Phát triển vùng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nơng nghiệp hàng hố
có chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao
3. Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp
- Dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá;
- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ;
- Dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị;



- Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
Hình 6.3. Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta
(Nguồn: Quyết định 176/QĐ-TTg năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020). Trong
tài liệu các nội dung trong QĐ 176 đã được sơ đồ hóa.
Ở nước ta, nông nghiệp thông minh 4.0 bước đầu được nghiên cứu, triển
khai. Từ năm 2020, Chuyển đổi số đang mở ra hướng phát triển mới cho nông
nghiệp nước ta trong tương lai. Bên cạnh đó, xu hướng nơng nghiệp hữu cơ,
nơng nghiệp tuần hoàn,... cũng đang mở ra những hướng đi mới để tiến đến mục
tiêu tăng trưởng xanh.
Tư liệu 1. Trang trại của Công ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH, trang
trại chăn ni bị sữa tập trung, ứng dụng cơng nghệ cao của Tập đồn TH trải
dài trên diện tích rộng lớn đến 37 000 ha, là trang trại chăn nuôi kiểu mẫu, ứng
dụng tất cả các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực chăn
ni bị sữa và trồng trọt nơng sản. Năm 2015, Tổ chức Kỉ lục châu Á đã chính
thức xác nhận, Trang trại của Tập đoàn TH tại Nghệ An đạt danh hiệu “Trang
trại chăn ni bị sữa tập trung, ứng dụng cơng nghệ cao có quy mơ lớn nhất
châu Á”.
(Theo Công ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH)
/>Nông nghiệp thông minh cũng đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu, thử
nghiệm và triển khai bởi các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn trong nước
như: Viettel, FPT, Vingroup,... cũng như các tập đoàn nước ngoài đến từ Nhật
Bản, Hàn Quốc, Israel,...
– Tại sao cần phải phát triển mơ hình nơng nghiệp thơng minh?
– Hãy tìm thơng tin về quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở
trang trại TH Farm
3. Điều kiện để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
hướng tới nông nghiệp thông minh ở Thái Nguyên
Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng tới nông nghiệp thông minh.

Nông nghiệp thông minh
Điều kiện tự nhiên, đất trồng…

Cơ chế, chính sách…

Các trường đại học, các viện nghiên cứu…

Thị trường tiêu thụ

Lực lượng lao động

Các yếu tố bên ngồi khác

Hình 6.4. Thế mạnh để phát triển nông nghiệp thông minh ở Thái Nguyên
Trong các điều kiện đó, lực lượng lao động có trình độ và nguồn vốn đầu
tư có vai trị quan trọng. Địa phương cần kết hợp và khai thác hiệu quả thế mạnh


về lực lượng lao động có trình độ, dưới sự chuyển giao, hướng dẫn từ các nhà
khoa học ở các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh, sự
tạo điều kiện ưu đãi về chính sách, vốn đầu tư, giá thuê mặt bằng của địa
phương...sẽ tạo cơ hội và động lực để người dân, các doanh nghiệp ở các địa
phương mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nơng nghiệp theo hướng hiện đại.
Lấy ví dụ chứng minh cho các điều kiện thuận lợi để phát triển nơng
nghiệp thơng minh ở tỉnh Thái Ngun.
4. Định hướng chính sách phát triển nông nghiệp thông minh ở Thái
Nguyên
Ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Ngun bước đầu khuyến khích phát triển
nơng nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Một số nhiệm vụ, giải
pháp được triển khai như: ứng dụng công nghệ số trong quản lí chất lượng, truy

xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lí; hướng dẫn, khuyến khích nơng dân thực hiện
thương mại điện tử trong nông nghiệp.
Tỉnh Thái Nguyên đã xác định các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trọng
điểm, tập trung vào sản xuất 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực để đầu tư phát
triển là: chè, quả (na, nhãn, bưởi), thịt lợn, thịt gà và trứng gà, gỗ, quế . Ngồi
ra, cịn có các sản phẩm truyền thống như lúa gạo, rau xanh; hoa, cây cảnh; lợn,
bò; gia cầm; cá nước ngọt,...
Để nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng nông nghiệp thông
minh, Thái Nguyên định hương một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp: Đây là một trong
những lĩnh vực ưu tiên của tỉnh. Việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh
phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu, mở ra không gian phát
triển mới cho các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử. Thông
qua các sàn thương mại điện tử, các sản phẩm tiêu biểu của Thái nguyên đã
bước đầu được quảng bá, tiếp cận đến người tiêu dùng trong và ngồi nước, qua
đó, nâng cao thu nhập của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ sản xuất nông
nghiệp. Một số hợp tác xã đã thành công nhờ thương mại điện tử như: Hợp tác
xã Chè Hảo Đạt, hợp tác xã Miến Việt Cường,…
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở sản xuất kinh doanh: Một
số đơn vị chủ động ứng dụng cơng nghệ vào q trình trồng, chăm sóc, chế biến
nơng sản; sử dụng ứng dụng công nghệ nông nghiệp thông minh QR-Code để
tăng tính minh bạch trong truy xuất nguồn gốc, nhờ đó đã đem lại hiệu quả tích
cực.
Xây dựng mã số vùng trồng, dán tem nhận diện sản phẩm an toàn theo
chuỗi: Khoảng 80% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh
chè đầu tư công nghệ đóng gói tự động, sử dụng tem điện tử để truy xuất minh
bạch nguồn gốc sản phẩm. Qua đó góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm nơng
sản chủ lực của tỉnh, hướng tới xuất khẩu.



Website Chương trình OCOP Thái Nguyên tại địa chỉ:
ocop.thainguyen.gov.vn nhằm giới thiệu Chương trình OCOP (được thực hiện
theo QĐ số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020) nhằm giới
thiệu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP; thực hiện đăng kí, nộp hồ sơ; đánh
giá, phân hạng sản phẩm OCOP,…
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đa lĩnh vực; ứng dụng phần mềm Thái Nguyên Smart Tree trong quản lí
cây xanh; lắp đặt một số thiết bị đo mưa và mực nước tự động.
Hãy trình bày định hướng chính sách phát triển nơng nghiệp thơng
minh ở Thái Ngun.
5. Chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp tiếp cận nông nghiệp
thơng minh ở một số địa phương
a) Mơ hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành các quy trình sản
xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) trên một số cây trồng như: rau, quả, chè búp
tươi an toàn và đã được triển khai áp dụng rộng rãi ở hầu hết các vùng sản xuất
nông nghiệp trên phạm vi cả nước, trong đó có tỉnh Thái Ngun
Sản xuất chè an tồn theo quy trình VietGAP mang lại nhiều lợi ích thiết
thực cho cả người sản xuất và người tiêu dùng: như giúp người sản xuất quản lý
tốt hơn quá trình sản xuất, giảm thiểu được các mối nguy hại ảnh hưởng trực
tiếp đến người sản xuất, đến sản phẩm và người tiêu dùng, nâng cao năng suất,
chất lượng và giá trị sản phẩm, bảo vệ sức khoẻ người sản xuất cũng như người
tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
Tại Thái Nguyên, có nhiều gia đình đã triển khai sản xuất chè theo tiêu
chuẩn VietGAP. Q trình sản xuất chè, sử dụng hồn tồn bằng phân hữu cơ và
thay thế dần dần thuốc bảo vệ thực vật hoá học bằng thuốc sinh học và thảo
mộc. Đặc biệt qua những lần lấy mẫu đất, mẫu chè đem phân tích, bảo đảm
khơng có sản phẩm nào cịn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hay thành phần kim

loại nặng. Sản phẩm chè có chất lượng tốt, được khách hàng trong và ngồi
nước tin dùng.
Hình 6.5. Mơ hình sản xuất chè hữu cơ (dùng video, hay trải nghiệm sẽ rõ
hơn)
b) Mơ hình sản xuất rau an tồn áp dụng công nghệ cao ở huyện Đồng
Hỷ
Trang trại sản xuất rau sạch Thái Nguyên (xã Hoá Thượng, huyện Đồng
Hỷ) đang là trang trại hiện đại và có quy mơ bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên. Từ
hạ tầng đồng bộ, việc sản xuất rau được trang trại áp dụng theo một quy trình
nghiêm ngặt, được các chuyên gia của Nhật Bản hướng dẫn, kiểm tra. Đó là quy
trình “5 khơng”: Khơng sử dụng giống khơng rõ nguồn gốc; Khơng phân bón,


thuốc bảo vệ thực vật hố học; Khơng sử dụng cây trồng biến đổi gen; Khơng
thuốc kích thích tăng trưởng và không thuốc trừ cỏ.
Một số công nghệ sản xuất tại trang trại như:
– Nhà màng được xây dựng hệ thống tự động hố với diện tích trên 50ha.
Tự động che nắng, che mưa, thơng gió.
– Các loại giống rau ở trang trại được nhập khẩu từ Nhật Bản, như cà
chua, rau cải, bí ngồi, dưa chuột, ớt ngọt,... Cây giống được ươm trong các giá
thể là xơ dừa trộn hợp chất dinh dưỡng trong những vỉ xốp.
– Công nghệ tưới nước nhỏ giọt của Israel, cung cấp nước vào rễ cây dưới
dạng các giọt nước nhỏ chảy ra chậm với lưu lượng không đổi, giúp tiết kiệm 30
– 60% lượng nước và phân bón; Hệ thống tưới phun mưa tự động. Nguồn nước
tưới bảo đảm sạch, thậm chí có thể uống trực tiếp.
– Hệ thống thuỷ canh sẽ chăm sóc cho rau trong suốt q trình sản xuất.
Những ống nước chứa chất dịch thuỷ canh đặc biệt, bao gồm các ngun tố đa
lượng và vi lượng, hồn tồn khơng có chất kích thích sinh trưởng hay thuốc trừ
sâu bệnh. Dung dịch dinh dưỡng được cấp đến từng cây trong hệ thống trước khi
hồi lưu về thùng chứa. Hệ thống van điều khiển đóng mở tự động được nối giữa

máy bơm và hệ thống dẫn nước, có tác dụng điều chỉnh thời gian và số lần bơm
nước trong ngày.
c) Mô hình chăn ni gà ở huyện Phú Bình
Tại xã Dương Thành (huyện Phú Bình), trang trại chăn ni gà có hệ
thống chuồng chăn ni rộng hàng nghìn m2 được xây dựng đồng bộ, khép kín
với đầy đủ hệ thống quạt gió, hút mùi, điện chiếu sáng…
Tại đây, con giống được ấp, nở bằng lị ấp hiện đại; kèm theo đó là các
thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm, hệ thống điện chiếu sáng được tự động bật/tắt phù
hợp với số ngày tuổi của gà. Các phần mềm đo cường độ ánh sáng, nhiệt độ,…
cũng được cài đặt trên điện thoại, có thể kiểm sốt được thiết bị nào đang bật,
thiết bị nào đã tắt; biết được nhiệt độ lò ấp trứng là bao nhiêu độ để điều chỉnh
cho phù hợp. Toàn bộ hệ thống này đều được cài đặt, kết nối và điều khiển trên
chiếc điện thoại thông minh mà không cần phải đến thao tác trực tiếp trên từng
thiết bị.
Nhờ thiết bị thông minh đã giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho trang
trại chăn nuôi và tránh được những rủi ro do tác động của môi trường.
d) Mơ hình ni trồng thuỷ sản ở huyện Đại Từ
Hệ thống sông, suối ở sường đông dãy Tam Đảo và các hồ chứa lớn trên
địa bàn huyện Đại Từ là mơi trường lý tưởng để ni trồng thuỷ sản.
Xí nghiệp Thuỷ sản hồ Núi Cốc hằng năm cung cấp cho thị trường
khoảng 100 tấn cá thịt các loại, 20 triệu con cá giống. Xí nghiệp đã tiến hành
đầu tư, cải tạo hạ tầng, tích cực áp dụng kĩ thuật trong sản xuất cá giống, nuôi


trồng thuỷ sản. Khoảng 5 năm trở lại đây, đơn vị đã đưa vào nuôi trồng thêm các
loại cá mới, có giá trị cao như: Chép giịn, trắm đen, cá lăng, cá nheo,…
Nhằm hỗ trợ cho người dân phát triển chăn nuôi thuỷ sản, hàng năm,
huyện Đại Từ thường xuyên phối hợp với các đơn vị chuyên môn mở nhiều lớp
tập huấn về kĩ thuật chăn ni, cách phịng bệnh cho cá. Từ đó, giúp bà con có
thêm kiến thức và tận dụng triệt để diện tích mặt nước để phát triển chăn nuôi

thuỷ sản, từng bước thay đổi tư duy về lĩnh vực sản xuất này. Nhờ vậy, sản
lượng thuỷ sản của địa phương liên tục tăng mạnh qua từng năm. (Năm 2015,
sản lượng thuỷ sản của huyện là trên 2 100 tấn, đến năm 2020, sản lượng tăng
gấp hơn 2 lần, đạt gần 4 300 tấn).
Hình 6.6. Ni cá ở huyện Đại Từ
Ngoài chú trọng đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật, mở rộng diện tích chăn
ni thuỷ sản, huyện Đại Từ cịn khuyến khích các hộ dân sản xuất và cung ứng
cá giống. Tính đến nay, ngồi 2 đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng con giống
thuỷ sản của tỉnh là Trại cá Cù Vân, Xí nghiệp Thuỷ sản hồ Núi Cốc, tồn huyện
có trên 60 hộ dân ở các xã Cù Vân, An Khánh, Vạn Thọ,… chuyên cung cấp cá
giống với tổng diện tích trên 12ha. Trung bình mỗi năm, huyện cung cấp khoảng
50 triệu con cá bột, 20 triệu con cá hương và trên 5 triệu con cá giống cho các hộ
chăn nuôi trên địa bàn và khu vực lân cận.
Đọc thông tin trong mục 3, kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy
cho biết các mơ hình sản xuất nơng nghiệp đã có biện pháp gì để hướng tới
nơng nghiệp thơng minh?
LUYỆN TẬP
1. Hãy chọn một mơ hình sản xuất nơng nghiệp ở Thái Nguyên và
trình bày những biểu hiện của nơng nghiệp thơng minh ở mơ hình đó.
2. Thái Ngun có những điều kiện gì để phát triển nơng nghiệp
thơng minh?
3. Lập và thực hiện kế hoạch dự án nghiên cứu tìm hiểu các cơ sở sản
xuất nơng nghiệp thơng minh ở Thái Nguyên.
a) Định hướng nội dung
Tìm hiểu hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương giúp mỗi học sinh
có thêm hiểu biết về đặc điểm sản xuất và giá trị của sản xuất mang lại cho quê
hương mình.
Thơng qua hoạt động, các em sẽ biết được những u cầu trong quy trình
sản xuất và ứng dụng cơng nghệ; giáo dục và định hướng nghề nghiệp trong
tương lai.

b) Các nhiệm vụ cần thực hiện
➢ Nhiệm vụ 1: Xác định các cách tìm hiểu thơng tin về cơ sở sản xuất.


✓ Gợi ý các kênh thông tin: Hỏi người thân trong gia đình hoặc người
dân địa phương; Hỏi bạn bè cùng khối lớp hoặc anh chị ở lớp trên; Tìm kiếm
trên các kênh thông tin, truyền thông (báo, phát thanh truyền hình, Internet,...).
✓ Gợi ý các cách chia sẻ thơng tin: Phỏng vấn; Trò chuyện, trao đổi;
Tham quan; Sử dụng phiếu hỏi,...
✓ Gợi ý những thông tin cần quan tâm về cơ sở sản xuất: Lịch sử phát
triển của cơ sở sản xuất; Nhu cầu về lao động của cơ sở; Quy trình sản xuất;
Điều kiện làm việc; Yêu cầu về trình độ lao động; Yêu cầu về vốn đầu tư; Yêu
cầu về thời gian lao động; Năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm; Giá thành
và hiệu quả kinh tế; Cơ hội phát triển của ngành nghề; Mức thu nhập của chủ cơ
sở và của người lao động; Hiệu quả kinh tế và khả năng giải quyết việc làm và
những đóng góp cho kinh tế – xã hội của địa phương....
➢ Nhiệm vụ 2: Thực hành tìm hiểu hoạt động sản xuất ở cơ sở sản
xuất mà em quan tâm
Phân loại
cơ sở sản xuất
Cơ sở trồng trọt
Cơ sở chăn nuôi
Cơ sở nuôi trồng
thuỷ sản

Hoạt động sản xuất đặc trưng
Ươm tạo con giống; chăm sóc; chữa bệnh; theo dõi chất
lượng; thu hoạch; bảo quản; tiêu thụ.
Chọn giống; tạo nguồn thức ăn; làm chuồng trại; chăm
sóc; phịng bệnh; theo dõi chất lượng; chế biến; bảo quản;

tiêu thụ.
Chọn giống; chọn nguồn nước; xây bể/ao ni; chăm sóc;
phịng bệnh; theo dõi chất lượng; chế biến; bảo quản; tiêu
thụ.

➢ Nhiệm vụ 3: Trao đổi về những điều kiện đảm bảo an toàn và sức
khoẻ người lao động trong cơ sở sản xuất
✓ Quy định về thời gian và môi trường làm việc;
✓ Các dụng cụ sản xuất chủ yếu;
✓ Chính sách đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp;
✓ Những yêu cầu khác.
➢ Nhiệm vụ 4: Trải nghiệm thực tế tại cơ sở sản xuất
✓ Nghe thầy, cơ giáo phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung và nội quy
cần tuân thủ khi tham quan.
✓ Nghe đại diện cơ sở sản xuất hoặc cơng ty, doanh nghiệp giới thiệu sơ
lược về q trình hình thành, phát triển; nhiệm vụ chính và các sản phẩm chủ
yếu; những đóng góp của đơn vị đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa
phương và về nhu cầu lao động, những khó khăn, thuận lợi, triển vọng phát
triển.
✓ Tham quan cơ sở sản xuất hoặc công ty, doanh nghiệp dưới sự hướng
dẫn của người đại diện. Chú ý lắng nghe chỉ dẫn và quan sát các hoạt động, các


phương tiện, thiết bị, máy móc và dụng cụ lao động được sử dụng trong quá
trình lao động, các sản phẩm. Ghi chép tóm tắt những điều quan sát, nghe được.
Có thể quay phim, chụp ảnh, ghi âm nếu được sự cho phép của nơi tham quan.
✓ Thực hiện một số công việc đơn giản trong cơ sở sản xuất:
+ Tập trung nghe và quan sát người đại diện của cơ sở sản xuất hoặc công
ty, doanh nghiệp hướng dẫn cách thực hiện thao tác một số công việc đơn giản
trong quy trình sản xuất.

+ Thực hiện thử các thao tác do người đại diện vừa hướng dẫn khi được
yêu cầu. Có thể hỏi hoặc yêu cầu hướng dẫn lại khi chưa hiểu rõ cách thực hiện
thao tác.
+ Phân công làm một số cơng việc trong quy trình sản xuất.
+ Rút kinh nghiệm, nêu những điều học hỏi được và cảm nhận của bản
thân sau khi tham gia làm một số công việc của cơ sở sản xuất nông nghiệp
thông minh.
➢ Nhiệm vụ 5: Viết báo cáo thu hoạch về chuyến trải nghiệm cơ sở sản
xuất
Em hãy viết báo cáo thu hoạch sau chuyến trải nghiệm nghề ở địa phương
em. Trong bản thu hoạch, cần ghi lại những nội dung sau:
✓ Tên cơ sở sản xuất đã tham gia trải nghiệm;
✓ Địa điểm, thời gian tham gia trải nghiệm;
✓ Những hoạt động trải nghiệm em đã tham gia;
✓ Những điều thu nhận được qua hoạt động trải nghiệm:
+ Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển;
+ Những nhiệm vụ chính;
+ Các hoạt động chủ yếu;
+ Sản phẩm chủ yếu;
+ Những đóng góp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa
phương;
+ Những khó khăn, thuận lợi, triển vọng phát triển.
✓ Tổng hợp những ứng dụng khoa học cơng nghệ cao trong quy trình sản
xuất.
✓ Cảm nhận, mong muốn của em sau khi tham gia trải nghiệm;
✓ Đối chiếu khả năng, sở thích của bản thân với những yêu cầu để đánh
giá năng lực của bản thân (chỉ ra những điểm phù hợp hoặc chưa phù hợp của
bản thân với yêu cầu sau khi trải nghiệm).
➢ Nhiệm vụ 6: Thuyết trình về cơ sở sản xuất mà em được trải nghiệm



✓ Chia sẻ trong nhóm báo cáo thu hoạch sau chuyến trải nghiệm và nhận
xét, góp ý.
✓ Cùng nhau xây dựng báo cáo thu hoạch.
✓ Cử các bạn đại diện cho nhóm trình bày báo cáo thu hoạch trước lớp.
Lắng nghe và góp ý.
✓ Cùng thầy, cơ giáo và các bạn thảo luận, nhận xét, đánh giá.
➢ Nhiệm vụ 7: Đánh giá kết quả hoạt động: Giáo viên xây dựng tiêu
chí để hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn cùng nhóm/cùng lớp
VẬN DỤNG
1. Em hãy thu thập các thơng tin, hình ảnh để giới thiệu về một mơ
hình sản xuất nơng nghiệp ở địa phương em.
Gợi ý: Học sinh có thể lựa chọn mơ hình dưới đây.
✓ Mơ hình nơng nghiệp thơng minh.
✓ Mơ hình nơng nghiệp truyền thống.
2. Tiếp tục tìm hiểu và trải nghiệm các cơ sở sản xuất nông nghiệp
thông minh ở Thái Nguyên (nếu có điều kiện).
3. Viết và giới thiệu những điều đã học hỏi, cảm nhận của bản thân
sau khi trải nghiệm cơ sở sản xuất nông nghiệp thông minh ở địa phương.



×