Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống cây trồng và tiềm năng áp dụng nông nghiệp thông minh tại xã kỳ trung, kỳ anh, hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ THẮM

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
CỦA HỆ THỐNG CÂY TRỒNG VÀ TIỀM NĂNG
ÁP DỤNG NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH TẠI
XÃ KỲ TRUNG, KỲ ANH, HÀ TĨNH
Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Elisabeth Simelton
2. PGS.TS. Ngô Thế Ân

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Thị Thắm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và
gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS. Ngô Thế Ân đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin ghi nhận sự gúp đỡ của TS. Elisabeth Simelton, Chuyên gia Quốc tế tại
ICRAF Việt Nam đã không chỉ hướng dẫn chu đáo về chuyên môn mà còn tạo điều kiện
cho tôi được nhận học bổng nghiên cứu từ tổ chức ICRAF thông qua dự án “CCAFS
Climate-smart village project”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Sinh thái, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các anh, chị cán bộ
Trung tâm Nông Lâm Thế giới (ICRAF) đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức thuộc Ủy ban nhân dân
xã Kỳ Trung và người dân xã Kỳ Trung đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đào Thị Thắm

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN................................................................................................vii
THESIS ABSTRACT.........................................................................................................ix
PHẦN 1.MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................4
PHẦN 3.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................22
PHẦN 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................................25
PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................70
PHỤ LỤC............................................................................................................................75


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AR5-WG1

Nghĩa tiếng việt
Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của ủy ban liên chính phủ về biến đổi

AusAID
BĐKH
CCAFS
CGIAR
CSA
FAO
HSTNN
IPCC
ICRAF
IMHEN
IUCN
PTNNNBV
PRA
RCPs
SKTTCĐ
SREX

khí hậu
Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu, Nông nghiệp và An ninh lương thực
Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Thế giới
Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Hệ sinh thái nông nghiệp
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Trung tâm Nông Lâm Thế giới
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế
Phát triển nông nghiệp bền vững
Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia
Các con đường dẫn đến nồng độ đại diện
Sự kiện thời tiết cực đoan
Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện

UBND

tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH
Ủy ban nhân dân

iii


UNDP
WCED

Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc
Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Mức độ biến đổi các chỉ số cực đoan nhiệt độ ở huyện Kỳ Anh trong giai
đoạn 1961 - 1990.....................................................................................................30
Bảng 4.2. Mức độ biến đổi các chỉ số cực đoan lượng mưa ở trạm Kỳ Anh trong
giai đoạn 1961 – 1990.............................................................................................31
Bảng 4.3. Diện tích và năng suất của một số loại cây trồng nông nghiệp qua các
năm của xã Kỳ Trung............................................................................................35
Bảng 4.4. Đặc điểm của hệ thống cây trồng hiện tại ở xã Kỳ Trung..........................36
Bảng 4.5. Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng
tại xã Kỳ Trung.......................................................................................................45
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng......................................................45
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng tại xã Kỳ Trung.........................46
Bảng 4.8. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của hệ thống cây trồng tại xã
Kỳ Trung..................................................................................................................48
Bảng 4.9. Giá trị ngày công lao động của hệ thống cây trồng tại xã Kỳ Trung........49
Bảng 4.10. Hiệu quả xã hội của hệ thống cây trồng tại xã Kỳ Trung........................50
Bảng 4.11. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường các loại cây trồng......51
Bảng 4.12. Hiệu quả môi trường của hệ thống cây trồng tại xã Kỳ Trung...............53
Bảng 4.13. Hiệu quả sản xuất của hệ thống cây trồng tại xã Kỳ Trung....................53
Bảng 4.14. Lịch sử sử dụng đất của xã Kỳ Trung.........................................................54
Bảng 4.15. Các sự kiện thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra tại xã Kỳ Trung. . .55
Bảng 4.16. Lịch sử các sự kiện thời tiết cực đoan tại xã Kỳ Trung trong giai đoạn
2004 – 2015..............................................................................................................55
Bảng 4.17. Lịch canh tác hệ thống cây trồng và lịch xảy ra các sự kiện thời tiết cực
đoan tại xã Kỳ Trung.............................................................................................57
Bảng 4.18. Các hệ thống cây trồng bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan..................58
Bảng 4.19. Mức độ ảnh hưởng của các hệ thống cây trồng tương lai bởi các sự kiện
thời tiết cực đoan....................................................................................................60
Bảng 4.20. Hiệu quả dự kiến của các giải pháp nông nghiệp thông minh................62
Bảng 4.21. Đánh giá của người dân về các giải pháp nông nghiệp thông minh.......66


v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Dự tính biến đổi khí hậu ở các vùng theo kịch bản nồng độ khí nhà kính
cao (RCP8.5).............................................................................................................7
Hình 4.2. Sơ đồ khu vực nghiên cứu...............................................................................25
Hình 4.3. Sơ đồ sự phân bố các loại đất tại xã Kỳ Trung............................................26
Hình 4.4. Sự biến đổi lượng mưa và nhiệt độ trung bình của các tháng trong vòng 3
thập kỷ gần đây từ năm 1982 đến năm 2011......................................................29
Hình 4.5. Sự biến đổi nhiệt độ từ năm 1982 đến năm 2011.........................................30
Hình 4.6. Sự biến đổi lượng mưa theo tháng trong ba thập kỷ 1982-1991, 19922001, 2002-2011.......................................................................................................31
Hình 4.7. Biến đổi số đợt nắng nóng vào giữa và cuối thế kỷ 21 theo kịch bản
RCP8.5. Kết quả tính toán theo mô hình CCAM..............................................33
Hình 4.8. Dự tính biến đổi lượng mưa 1 ngày cực đại (a), 5 ngày cực đại (b) vào
cuối thế kỷ 21 theo kịch bản cao RCP8.5 (%)....................................................34
Hình 4.9. Sơ đồ các loại đất có sự tham gia của người dân tại xã Kỳ Trung............38
Hình 4.10. Sơ đồ sự phân bố của các loại cây trồng.....................................................39
Hình 4.11. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất và sự phân bố các sự kiện thời tiết cực
đoan tại thôn Đất Đỏ năm 2015............................................................................40
Hình 4.12. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất và sự phân bố các sự kiện thời tiết cực
đoan tại thôn Đông Sơn năm 2015.......................................................................41
Hình 4.13. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất và Sự phân bố các sự kiện thời tiết cực
đoan tại thôn Trường Sơn năm 2015...................................................................42
Hình 4.14. Sự phân bố các loại cây trồng.......................................................................43

vi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Đào Thị Thắm
Tên Luận văn: Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống cây trồng và
tiềm năng áp dụng nông nghiệp thông minh tại xã Kỳ Trung, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích hiện trạng hệ thống cây trồng tại xã Kỳ
Trung đồng thời đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của các hệ thống cây trồng hiện tại
và trong tương lai dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu RCP8.5. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nông nghiệp thông minh cải thiện hệ thống sử dụng đất nông nghiệp có khả năng
thích ứng với biến đổi khí hậu tại Kỳ Trung.
Phương pháp nghiên cứu:
Việc phân tích hiện trạng hệ thống cây trồng tại xã Kỳ Trung được thực hiện dựa
trên việc thu thập các số liệu thứ cấp về hiện trạng sản xuất nông nghiệp của xã Kỳ
Trung kết hợp với điều tra lát cắt sinh thái và xây dựng bản đồ phân bố hệ thống cây
trồng có sự tham gia của người dân. Mỗi nhóm thảo luận bao gồm 7 người dân địa
phương trong đó có một người là lãnh đạo thôn. Để đánh giá khả năng dễ tổn thương
với biến đối khí hậu của các hệ thống cây trồng, đề tài thực hiện đánh giá hiệu quả sử
dụng đất của từng loại cây trồng dựa trên các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường kết
hợp với đánh giá sự tác động của các sự kiện thời tiết cực đoan như hạn hán, bão, nắng
nóng, mưa rét đến hệ thống cây trồng thông qua lịch canh tác, lịch sử các sự kiện thời
tiết cực đoan, lịch xảy ra các sự kiện thời tiết cực đoan.
Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp như bản đồ ranh giới hành chính xã Kỳ Trung,
bản đồ đất tỉnh Hà Tĩnh, tình hình sử dụng đất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp của xã
Kỳ Trung, số liệu khí tượng của trạm Kỳ Anh kết hợp với số liệu điều tra thực địa, thảo
luận nhóm về đặc điểm cũng như sự phân bố của hệ thống cây trồng và các sự kiện thời
tiết cực đoan tại xã Kỳ Trung để tiến hành đánh giá khả năng dễ bị tổn thương dưới tác

động của biến đổi khí hậu thông qua kịch bản biến đổi khí hậu RCP8.5.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống cây trồng tại xã Kỳ Trung dễ bị tổn thương bởi
các sự kiện thời tiết cực đoan. Thông qua đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường ta
nhận thấy lúa hai vụ, chè và keo là những loại cây trồng có hiệu quả sử dụng đất trung bình,
còn sắn và lạc có hiệu quả sử dụng đất thấp. Dưới sự tác động của các sự kiện thời tiết cực

vii


đoan như bão, nắng nóng, mưa rét đặc biệt là hạn hán thì lúa, lạc, chè là ba loại cây trồng dễ
bị tổn thương nhất trong khi đó khả năng bị tổn thương của keo chỉ ở mức trung bình và của
sắn chỉ ở mức thấp. Khi sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu RCP8.5 để đánh giá hệ thống cây
trồng trong tương lai 5 đến 10 năm tới dựa trên sự tác động của các sự kiện thời tiết cực đoan
hiện tại với sự tham gia của người dân ta nhận thấy lúa, chè, cây ăn quả dễ bị ảnh hưởng bởi
biến đổi khí hậu, còn cây keo ít bị ảnh hưởng. Từ kết quả đánh giá và hướng sử dụng đất
trong tương lai của người dân đề tài đã đưa ra những giải pháp nông nghiệp thông minh như
trồng xen chè với cây đậu xanh; trồng xen keo với các loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế
cao khác; sử dụng giống lúa ngắn ngày; trồng xen canh cây ăn quả với hướng dương, cỏ
chăn nuôi hoặc rau màu... nhằm giúp hệ thống cây trồng có khả năng thích ứng và giảm
thiểu những tác động của biến đổi khí hậu đồng thời vẫn đảm bảo phát triển kinh tế và vấn đề
an ninh lương thực.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dao Thi Tham
Thesis title: Assessing vulnerability to climate change in cropping systems and
potential for climate-smart agriculture: A case study at Ky Trung commune, Ky Anh

district, Ha Tinh province.
Major: Environmental Sciences

Code: 60.44.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
The objective of thesis is to analyze the current cropping systems of Ky Trung
commune and assess vulnerability of cropping systems to climate change based on
scenarios RCP8.5. The assessment results were used to propose climate-smart solutions
to improve cropping systems, adapting to climate change at the study area.
Materials and Methods:
Field survey and focus group discussion that includes transect walks and
participatory mapping was the main methods applied for analyzing the distribution of
cropping systems. There are seven local people were invited to take part in each group
discussion. The focus group discussion was also applied for assessing the vulnerability
to climate change of cropping systems based on land uses under the impacts of extreme
weather events such as drought, storm, hot spell and cold spell. The efficient land use of
each crop was assessed through economic, social and environmental indicators. The
participaints discussed about farming calendar, history of extreme weather events,
extreme weather events calendar, characteristic of cropping system. They also assessed
efficient land uses, climate-smart technologies and drawn distribution of cropping
system maps, distribution of extreme weather events maps, soil maps of each village. In
this study the RCP8.5 scenarios was used to assess the vulnerability of cropping system.
Main findings and conclusions:
Research results indicates that the cropping system of Ky Trung is easy
vulnerability by extreme weather events. Through assessing economic, social and
environment indicators we realized that efficient land uses of main crops was not high.
Rice (double rice), Tea and Acacia had average efficient land use while Cassava and
Peanut had low efficient land use. Under the impact of extreme weather events such as

storm, hot spell, cold spell, drought, Rice, Peanut and Tea are the most vulnerable crops,
whereas vulnerability of Acacia and Cassava are low. When using climate change

ix


scenarios RCP8.5 to assess cropping systems in the future (5 to 10 years later) based on
impact of current extreme weather events, participations (farmers) reported that Rice,
Tea, Fruit tree are easy to be affected by climate change while Acacia is less affected.
Based on the results of the assessment, the climate-smart technologies were suggested
such as tea intercrops green bean; acacia intercrops high value timber tree; planting
short-day rice, fruit tree intercrops sunflower, grass or vegetables… to improve
cropping systems for mitigating and adapting to climate change while still ensuring
economic development and food security for local people.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên thế giới do sự
tác động của các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Hệ quả của biến
đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều thiệt hại về mặt kinh tế đặc biệt ngành nông
nghiệp. Theo Ngân hàng Thế giới (2013) thì trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt
hại do biến đổi khí hậu gây ra cho toàn thế giới ước tỉnh khoảng 7.000 tỉ USD.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu. Theo thống kê rủi ro lâu dài do biến đổi khí hậu, nước ta đứng thứ 7 trên
toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu, từ năm 1994 đến 2013 cứ trung bình
mỗi năm có 392 người chết và thiệt hại hơn 1% GDP do các thảm họa liên quan
đến biến đổi khí hậu. Năm 2015 ước tính thiên tai đã làm 154 người chết, hơn

445.000 ha diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại, tổng thiệt hại ước tính khoảng
8.114 tỷ đồng. Chỉ riêng đợt nóng gay gắt trong năm 2015 với nền nhiệt cao kỷ
lục ở Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ đã khiến hơn 190.000 ha bị hạn hán và hơn
44.000 gia súc, gia cầm bị chết. Theo Báo cáo kết quả nghiên cứu tính dễ bị tổn
thương do biến đổi khí hậu của tổ chức DARA (2012) thì biến đổi khí hậu có thể
làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5%
GDP. Nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do biến đổi
khí hậu ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030. Kết quả phân tích mô
hình cây trồng của Viện Môi trường Nông nghiệp (Viện Môi trường Nông
nghiệp, 2010) cho thấy biến đổi khí hậu có khả năng làm giảm sản lượng lúa
xuân khoảng 1,2 triệu tấn vào năm 2030 và 2,16 triệu tấn vào năm 2050; đối với
lúa hè thu là 734,8 tấn vào năm 2030 và 1475 tấn vào năm 2050. Biến đổi khí
hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
Những phương thức canh tác, thâm canh đã và đang được áp dụng trong sản xuất
nông nghiệp nói chung nhằm tăng năng suất đang làm giảm tính bền vững của
môi trường, đồng thời làm gia tăng khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống nông
nghiệp trước vấn đề biến đổi khí hậu. Để phát triển nông nghiệp một cách bền
vững trước sự biến đổi của khí hậu đòi hỏi mỗi địa phương cần có những biện
pháp sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của mình, có khả năng thích
ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

1


Xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh là một xã thuộc khu vực Bắc
Trung Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc, có
hai mùa rõ rệt trong năm là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng thường chịu ảnh
hưởng của gió Tây khô – nóng (hay còn gọi là gió Lào), lượng mưa ít nên thường
bị khô hạn, mùa lạnh tuy có nhiệt độ không thấp và ngắn hơn so với các tỉnh
miển Bắc nhưng lại có lượng mưa lớn, trung bình hàng năm đều trên 2000mm

nên thường xuất hiện lũ lụt, lũ quét, lốc xoáy, sạt lở đất…Đặc biệt là hiện nay
dưới tác động của biến đổi khí hậu mà các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra
ngày càng nhiều và có diễn biến thất thường gây ảnh hưởng lớn đến các hệ thống
cây trồng trong khu vực, dẫn đến thu nhập của người dân bị giảm sút, đời sống
khó khăn, cần được cải thiện.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng
dễ bị tổn thương của hệ thống cây trồng và tiềm năng áp dụng nông nghiệp
thông minh tại xã Kỳ Trung, Kỳ Anh, Hà Tĩnh”.
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
- Hệ thống cây trồng tại xã Kỳ Trung dễ bị tổn thương bởi các sự kiện thời
tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.
- Có khả năng thực hiện nông nghiệp thông minh tại xã Kỳ Trung.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Phân tích được hiện trạng của hệ thống cây trồng tại xã Kỳ Trung.
- Đánh giá được khả năng dễ bị tổn thương của các hệ cây trồng chính tại
xã Kỳ Trung hiện tại và trong tương lai dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu.
- Đề xuất được một số giải pháp cải thiện thống sử dụng đất nông nghiệp có
khả năng thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn nghiên cứu.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: Xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Thời gian: 5/2015 – 6/2016
- Đề tài lựa chọn 3 thôn điển hình (trong tổng số 5 thôn) thuộc xã Kỳ Trung,
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để nghiên cứu chi tiết về hệ thống cây trồng. Trong
đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu, chúng tôi sử dụng kịch bản RCP8.5 là
nhóm kịch bản thuộc loại cao mà bức xạ mặt đất nhận được sẽ lớn hơn 8,5 W/m 2
và tiếp tục tăng sau kỳ dự đoán.

2



1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
- Xây dựng được bản đồ thể hiện sự phân bố của hệ thống cây trồng tại xã
Kỳ Trung.
- Đánh giá được khả năng dễ bị tổn thương của các hệ thống cây trồng tại
xã Kỳ Trung hiện tại và trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu với sự
tham gia của người dân.
- Đưa ra được các giải pháp nông nghiệp thông minh phù hợp với điều kiện
của địa phương.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1.1. Khái niệm và nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
2.1.1.1. Khái niệm
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của công
ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm
thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động
khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Biến đổi khí hậu xác
định sự khác biệt giữa các giá trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê
khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác
định, thường là vài thập kỷ.
2.1.1.2. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Theo Công ước khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi khí hậu nguyên nhân
chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các
chất thải khí nhà kính (CO2, CH4, NOx…), các hoạt động khai thác quá mức các
bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái ven biển,
ven bờ và đất liền khác. Sự gia tăng hàm lượng các khí nhà kính đã làm trái đất
nóng lên thông qua hiện tượng hiệu ứng nhà kính từ đó dẫn đến sự biến đổi về

mặt khí hậu.
2.1.2. Biến đổi khí hậu ở Châu Á và Việt Nam
Hiện tượng biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường đang nổi lên như là
một trong những vấn đề phát triển nhức nhối nhất của khu vực châu Á – Thái
Bình Dương. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm tỷ lên 91% tổng số ca
tử vong và 49% tổng thiệt hại của thế giới do thiên tai gây ra trong thế kỷ qua.
Người nghèo sống ở các vùng đồng bằng thấp, trũng ở Bangladesh, Ấn Độ, Việt
Nam và Trung Quốc cũng như các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương sẽ phải gánh chịu nguy cơ cao nhất. Trong năm 2011, các thảm họa thiên
nhiên khiến khu vực châu Á – Thái Bình Dương thiệt hại 1 tỷ USD.
Một báo cáo gần đây của Standard & Poor cho biết, biến đổi khí hậu cũng
sẽ ảnh hưởng đến chỉ số tín nhiệm của các quốc gia như Cambodia, Việt Nam
và Bangladesh. Hoạt động sản xuất ngô, lúa, mì đã giảm ở nhiều nơi ở châu Á
trong vài thập niên qua do căng thẳng về nguồn nước – phát sinh chủ yếu vì
nhiệt độ tăng cao và hiện tượng El Nino thường xuyên xảy ra khiến lượng mưa
ngày càng giảm.

4


Theo nghiên cứu của Murdiyarso (2000) dự báo dựa trên kịch bản biển đổi
khí hậu của IPCC đưa ra thì sản lượng gạo của châu Á có thể giảm tới 3,8% tới
năm 2100 dưới tác động tổng hợp của việc gia tăng sử dụng phân bón CO 2, nắng
nóng và thiếu nước. Gần 50% đa dạng sinh học của châu Á có thể bị ảnh hưởng
bởi biến đổi khí hậu, theo nghiên cứu của Malcolm và nhóm nghiên cứu (2006)
dự báo nếu lượng CO2 tăng gấp đôi sẽ dẫn tới sự tuyệt chủng của 133 đến 2835
loài thực vật trong vùng Indonexia-Mianma.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế Giới, Việt Nam là một trong 5 nước chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung
bình trên phạm vi cả nước ta đã tăng 0,5°C/năm. Riêng năm 2015, do tác động

của hiện tương El-Nino, nền nhiệt độ tăng khoảng 0,5-1°C so với trung bình
nhiều năm và có số ngày nắng nóng kéo dài hơn. Lượng mưa có xu hướng giảm
ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ. Trên Biển Đông, bão và áp thấp nhiệt
đới có xu hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta. Đặc biệt, tần suất hoạt
động của bão mạnh, siêu bão ngày càng gia tăng với mức độ ảnh hưởng lớn, mùa
mưa bão kết thúc muộn hơn so với trước đây. Hạn hán, nắng nóng có xu thế tăng
lên và không đồng đều giữa các khu vực, nhất là ở Trung Bộ và Nam Bộ. Trong
10 năm 2001-2010, thiên tai đã làm 9500 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh
tế là 1,5% GDP/năm.
Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho thấy, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ
trung bình của nước ta sẽ tăng 2-3°C, kéo theo đó mực nước biển có thể dâng lên
khoảng 1m. Khi đó hậu quả là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập 39%
diện tích, riêng TP Hồ Chí Minh ngập 20% diện tích; các tỉnh ven biển ở Đồng
bằng sông Hồng ngập 10%; các tỉnh miền Trung là 3%. Đồng thời, sẽ có 10-12%
dân số nước ta chịu tác động trực tiếp của BĐKH, tổn thất về kinh tế sẽ là 10%
GDP/năm.
2.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu
Ngày 27/9/2013, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đã công
bố Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5-WG1) về hiện trạng BĐKH toàn cầu theo
góc nhìn vật lý cơ bản. Trong báo cáo AR5-WG1, để diễn tả các kịch bản phát
triển kinh tế xã hội toàn cầu các tác giả sử dụng thuật ngữ RCPs (Representative
Concentration Pathways) tạm dịch là “Các đường dẫn đến nồng độ đại diện”, tức

5


là các con đường phát triển kinh tế xã hội đưa đến việc trái đất tích tụ các nồng
độ khí nhà kính khác nhau và nhận được lượng bức xạ nhiệt tương ứng. Có 4
RCPs được mô tả để dự đoán khí hậu trái đất trong tương lai đến năm 2100:
RCP2.6 là nhóm kịch bản phát triển thuộc loại thấp, nhiệt lượng bức xạ mặt đất

nhận ít hơn 3 watt cho một 1m 2(3w/ m2); RCP8.5 nhóm kịch bản thuộc loại cao
mà bức xạ mặt đất nhận được sẽ lớn hơn 8,5 W/ m 2 và tiếp tục tăng sau thời kỳ
dự đoán; RCP6.0 và RCP4.5, hai nhóm kịch bản ổn định trung gian trong đó
cưỡng bức bức xạ được ổn định ở mức khoảng 6 W m 2 và 4,5 W/ m2. Nồng độ
khí nhà kính quy đổi thành khí CO2 cho từng RCP là: 475 ppm cho RCP2.6; 630
ppm cho RCP4.5; 800 ppm cho RCP6.0 và 1313 ppm cho RCP8.5.
Theo kết quả nghiên cứu của dự án “Dự tính khí hậu tương lai với độ phân
giải cao cho Việt nam” được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID)
thực hiện năm 2013 theo hai kịch bản phát thải khí chủ yếu là RCP4.5 và RCP8.5
thì nhiệt độ các vùng khí hậu của Việt Nam sẽ tăng từ 0,8°C đến 3,4°C vào năm
2050 và tiếp tục tăng đến cuối thế kỷ 21. Hệ quả của sự nóng lên là gia tăng số
ngày nắng nóng (trên 35°C) và các đợt nắng nóng (trên 5 ngày liên tục có nhiệt
độ cực trị trên 35°C). Về lượng mưa thì lượng mưa trung bình năm dự tính trên 7
vùng khí hậu có sự biến đổi, dao động từ -16% đến +36% vào giữa thế kỷ (2050)
và biến đổi mạnh hơn chút ít vào cuối thế kỷ 21. Hoạt động của bão trên Biển
Đông có xu thế giảm nhưng cường độ có xu thế mạnh hơn. Mực nước biển sẽ
tăng từ 100mm đến 400mm và năm 2050 trên toàn dải bờ biển Việt Nam, với
mức tăng ít hơn ở vùng biển phía Bắc. Xu thế tăng của mực nước biển tiếp tục
duy trì đến cuối thế kỷ 21 và sau đó nữa. Dự tính biến đổi khí hậu ở các vùng của
Việt Nam theo kịch bản nồng độ không khí cao RCP8.5 được thể hiện rõ trong
hình 2.1 sau:

6


Hình 2.1. Dự tính biến đổi khí hậu ở các vùng theo kịch bản
nồng độ khí nhà kính cao (RCP8.5)
(Nguồn: Dự tính khí hậu tương lai với độ phân giải cao cho Việt nam, 2013)

Trong báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện

tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu (SREX) năm 2015
cũng đưa ra sự thay đổi về tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực
đoan theo kịch bản phát thải RCP8.5. Theo kịch bản cao RCP8.5, số ngày nắng
nóng dự tính đến giữa thế kỷ 21 tăng phổ biển từ 20-30 ngày so với thời kỳ 19801999 ở khu vực Nam Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, các khu
vực khác có mức tăng thấp hơn. Đến cuối thế kỷ 21, số đợt nắng nóng (3 ngày
liên tiếp xuất hiện nắng nóng) được dự tính gia tăng ở hầu hết khu vực của Việt

7


nam, đặc biệt khu vực Nam Bộ và Nam Tây Nguyên với mức tăng có thể lên tới
6 đến 10 đợt; các khu vực còn lại có mức tăng từ 2 đến 6 đợt. Tần suất mưa lớn
dự tính sẽ tăng trong thế kỷ 21 ở nhiều vùng của Việt Nam. Số ngày mưa lớn có
xu thế giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng nhẹ ở vùng Nam Bộ; tăng khá
mạnh ở Trung Nam Bộ và Tây Nguyên. Dự tính trong thế kỷ 21, số ngày với
lượng mưa lớn hơn 50mm sẽ tăng ở miền Bắc và miền Nam, đặc biệt là vùng núi
Tây Bắc. Khu vực miền Trung có xu thế giảm nhẹ. Sự thay đổi lượng mưa và
nhiệt độ dự kiến dẫn đến những thay đổi về lũ lụt, hạn hán. Hạn hán có khả năng
gia tăng và kéo dài trong thế kỷ 21 trong một số mùa và ở hầu hết các vùng khí
hậu của Việt Nam, do lượng mưa giảm và/hoặc tăng quá trình bốc hơi nước. Các
đợt hạn nặng đã và đang xuất hiện nhiều hơn ở nhiều nơi, đặc biệt là hạn cực
khắc nghiệt, trong đó, tần suất hạn cao chủ yếu xảy ra tập trung vào các tháng vụ
đông xuân (từ tháng 1 đến tháng 4) và vụ hè thu (từ tháng 5 đến tháng 8). Tần
suất hoạt động của El Nino với nhiệt độ mặt nước biển dị thường trên khu vực
trung tâm xích đạo Thái Bình Dương sẽ có xu thế tăng.
2.2. NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.2.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Biến đổi khí hậu và nông nghiệp là hai quá trình liên quan với nhau, cả hai
đều diễn ra trên quy mô toàn cầu. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp theo một số cách khác nhau, bao gồm cả việc thông qua sự thay đổi về

nhiệt độ trung bình, lượng mưa và khí hậu cực đoan ( ví dụ: sóng nhiệt); thay đổi
sâu và dịch bệnh; những thay đổi nồng độ CO2 trong khí quyển và ozone mặt đất;
những thay đổi về chất lượng dinh dưỡng của một số loại thực phẩm và những
thay đổi trong mực nước biển. Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp, với các tác động phân bố không đồng đều trên toàn thế giới. Biển đổi khí
hậu trong tương lai sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất cây trồng ở các nước nằm
trong vùng vĩ độ thấp, trong khi đó lại có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
đối với các nước ở vĩ độ phía bắc. Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng nguy cơ mất
an toàn thực phẩm đối với một số nhóm dễ bị tổn thương như người nghèo. Nhìn
chung, sự thay đổi khí hậu có thể dẫn đến một loạt các tác động vào nông nghiệp
về mặt sinh lý, sinh thái và kinh tế như:
1. An ninh lương thực không được đảm bảo do suy giảm năng suất cây trồng.
2. Thay đổi nguồn nước do nhiều vùng bị cạn kiệt nguồn nước ngọt nhưng
nhiều vùng lại bị ngập lụt, nước biển dâng.

8


3. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái như mất cân bằng, suy giảm đa dạng sinh học.
4. Hiện tượng thời tiết cực đoan khó dự báo
5. Rủi ro và các thay đổi khác như thiệt hại đến cơ sở hạ tầng,…
Mặc dù đã có những tiến bộ về mặt công nghệ trong nông nghiệp như cải
tiến các giống cây trồng, sinh vật biến đổi gen và cải tạo hệ thống thủy lợi nhưng
thời tiết vẫn là một yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, cũng như các
thuộc tính của đất và các quần thể tự nhiên. Ảnh hưởng của khí hậu đối với nông
nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu của từng vùng hơn là trong các mô hình
khí hậu toàn cầu. Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí khoa học
cho rằng, do biến đổi khí hậu miền nam châu Phi có thể mất nhiều hơn 30% sản
lượng ngô vào năm 2030. Trong đó tại Nam Á các mặt hàng chủ lực trong khu
vực như gạo, kê, ngô có thể giảm trên 10%.

Việt Nam đặc thù là nước nông nghiệp, với hai vựa lúa lớn là đồng bằng
Sông Hồng và đồng bằng Sông cửu Long. BĐKH đe dọa nghiêm trọng đến an
ninh lương thực và phát triển nông nghiệp. Tác động của BĐKH đến trồng trọt
qua các biểu hiện như mất diện tích canh tác, giảm năng suất, chất lượng nông
sản, cùng với đó là tăng nguy cơ xuất hiện các loại dịch bệnh. Từ đó làm sụt
giảm mạnh thu nhập từ trồng trọt. BĐKH cũng làm thay đổi quy luật của các con
sông gây nên hạn hán, cũng như làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài
sinh vật, làm mất đi hoặc thay đổi các mắt xích trong chuỗi thức ăn dẫn đến tình
trạng biến mất của một số loài sinh vật và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng
các loại dịch bệnh. Nhiệt độ tăng trong mùa đông sẽ tạo điều kiện cho sâu bọ có
khả năng sinh sôi nhanh hơn và gây hại mạnh hơn. BĐKH cũng có thể làm phát
sinh một số chủng, nòi sâu mới, gây hại không những trong sản xuất mà còn
trong bảo quản nông sản, thực phẩm.
Những thay đổi của khí hậu sẽ dẫn đến sự biến đổi đặc tính của đất và ảnh
hưởng đến sự thích hợp sinh trưởng của các loại cây trồng. Nhiều loại cây trồng
không thể thích ứng kịp với sự thay đổi của thời tiết. Hiện tượng khô cằn, sa mạc
hóa, cùng với việc mặn hóa, giảm lượng nước ngầm và sự dâng lên của nước
biển làm cho diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Rủi ro tăng lên do lũ lụt
bất thường. Những thay đổi trong phân bổ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp
như trồng trọt và chăn nuôi. Các mối đe dọa từ việc tăng sâu bệnh và dịch bệnh
do thay đổi trong phân bổ sinh vật truyền bệnh. Diện tích gieo trồng bị thu hẹp,

9


đất đồng bằng bị nhiễm mặn do BĐKH, nước biến dâng cao sẽ khiến cho nhiều
vùng đất ven biển, khu vực đồng bằng bị nhiễm mặn, diện tích gieo trồng sẽ bị
thu hẹp gây ra hiện tượng thiếu đất canh tác. Theo dự báo BĐKH của Bộ tài
nguyên và Môi trường (2012), nếu nước biển dâng lên 1 mét sẽ có khả năng ảnh
hưởng tới 6,3% diện tích Việt Nam, khoảng 39% diện tích ở Đồng bằng sông

Hồng, và trên 10% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và trên 2,5% diện tích
ven biển miền Trung.
2.2.2. Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sản xuất nông
nghiệp, nhưng bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp là một trong những yếu tố
chính gây lên biến đổi khí hậu. Theo các nghiên cứu, nông nghiệp chịu 1/3 trách
nhiệm của sự biến đổi khí hậu, 25% lượng khí thải CO 2 thải ra từ hoạt động sản
xuất nông nghiệp, chủ yếu là phá rừng, việc sử dụng các loại phân bón hóa học,
việc đốt các phế phụ phẩm nông nghiệp. Hầu hết các khí CH 4 trong khí quyển
xuất phát từ quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại, cháy rừng, canh tác lúa nước
và các phế phụ phẩm nông nghiệp. Trong khi đó việc làm đất thông thường và sử
dụng phân bón chiếm khoảng 70% lượng nitơ oxit phát thải ra môi trường không
khí. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, ba nguyên nhân chính của
sự gia tăng lượng khí nhà kính quan sát thấy trong vòng 250 năm qua là sử dụng
nhiên liệu hóa thạch, sử dụng đất đai và nông nghiệp. Qua nhiều thế kỷ, con
người đã có nhiều tiến bộ về mặt công nghệ trong nông nghiệp cho phép gia tăng
đáng kể năng suất cây trồng, đáp ứng tốc độ tăng trưởng của dân số. Phương
pháp thâm canh trong nông nghiệp hiện nay là một trong những yếu tố gây tác
động có hại đến môi trường. Ngành nông nghiệp đã trở thành một trong những
yếu tố chính trong việc phát sinh khí thải và hiệu ứng sử dụng đất. Nông nghiệp
góp phần làm gia tăng khí nhà kính thông qua việc sử dụng đất bằng những cách
khác nhau như:
1. Lượng khí CO2 phát thải liên quan đến nạn chặt phá rừng, nơi những
cánh rừng bị chặt phá để nhường chỗ cho những cánh đồng canh tác và đồng cỏ.
2. Phát thải khí metan từ hoạt động trồng lúa và lên men trong đường ruột
của gia súc.
3. Phát thải khí nito oxit từ hoạt động sử dụng phân bón.
Cùng với điều đó, những quá trình sản xuất nông nghiệp chiếm 54% lượng
khí thải metan, khoảng 80% lượng khí thải nito oxit và hầu như tất cả lượng khí


10


thải CO2 gắn liền với việc sử dụng đất. Nạn phá rừng đã ảnh hưởng đến khả năng
tái hấp thu CO2 trong khu vực từ đó dẫn đến tăng nồng độ CO 2, loại khí nhà kính
chủ đạo. Trên thế giới, sản xuất chăn nuôi chiếm 70% diện tích đất sử dụng cho
nông nghiệp, 30% diện tích bề mặt của trái đất.
2.2.3. Phát triển nông nghiệp bền vững
2.2.3.1. Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên và năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (Công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên
và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát
triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn
trong những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái
học”. Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (Còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới – WCED (nay là Ủy bản Bruntland). Báo cáo này ghi rõ: Phát
triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai…”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển
kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, giữ gìn. Sau đó,
năm 1992, tại Rio de janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và
Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một
thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc
đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng bảo vệ môi trường.
2.2.3.2. Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững
Nông nhiệp đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là kể từ khi kết thúc Chiến tranh
Thế giới thứ II. Năng suất lương thực, thực phẩm tăng vọt do các công nghệ mới,
cơ giới hóa, tăng cường sử dụng hóa chất, các chính sách ủng hộ việc tối đa hóa
sản xuất. Những thay đổi này có nhiều tác động tích cực và giảm thiểu rủi ro

trong nông nghiệp. Nhưng bên cạnh đó nó cũng đem lại nhiều mặt tiêu cực như
suy giảm tầng đất mặt, ô nhiễm nước ngầm, gia tăng phát thải khí nhà kính, góp
phần thúc đẩy sự gia tăng của biến đổi khí hậu. Chính những tác động tiêu cực
này đã tác động ngược trở lại lên nền nông nghiệp cộng với sự gia tăng dân số
ngày càng nhanh đã dẫn đến nguy cơ mất an toàn lương thực trong tương lai.
Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp một cách bền vững là điều cần thiết trong
hiện tại và trong tương lai nhằm đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường
và lợi ích kinh tế.

11


Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực, phát
triển nông nghiệp cũng vậy. Hiện nay, có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về phát
triển nông nghiệp bền vững (PTNNBV) ở những góc độ khác nhau. Theo FAO
(1992), phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay
đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo
thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa
đáp ứng nhu cầu của mai sau. Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), PTNNBV
là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường,
thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu của tương lai. Tác giả Phạm Doãn (2005) cho rằng PTNNBV là quá
trình đa chiều, bao gồm: (1) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản
xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị
trường); (2) tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian
và thời gian; (3) khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông
nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và
giữa các vùng.
Hiện nay, theo xu hướng chung trên thế giới, các chủ trương và các biện
pháp nhằm PTNNBV cần phải đồng thời hướng đến ba mục tiêu chính: (1) phát

triển bền vững kinh tế; (2) Phát triển bền vững về xã hội và (3) Phát triển bền
vững về tài nguyên và môi trường. Những công nghệ, kỹ thuật canh tác có tiềm
năng lớn cho PTNNBV là trồng xen, luân canh cây trồng, nông lâm kết hợp, sử
dụng phân hữu cơ, kiểm soát dịch bệnh bằng công nghệ sinh học và quản lý dịch
hại tổng hợp (Conway and Barier, 1990).
Theo Serey Mardy et al., (2012) nội dung của phát triển nông nghiệp bền
vững bao gồm:
1. Phát triển nông nghiệp theo các loại hình tổ chức kinh tế: kinh tế hộ và
cộng đồng.
2. Phát triển nông nghiệp theo ngành: lồng ghép tất cả các nguồn lực (nhân
lực, vật lực) trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
3. Phát triển nông nghiệp bao hàm phát triển kinh tế, xã hội và môi trường:
phát triển nông nghiệp phải đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và
môi trường một cách bền vững.Về kinh tế, phát triển nông nghiệp cần tính đến
hiệu quả sản xuất và lợi nhuận. Về mặt xã hội, phát triển nông nghiệp cần quan

12


tâm tới số lượng lao động được huy động và hiệu quả sử dụng lao động (thu nhập
bình quân đầu người, tình trạng di cư, nhập cư), hệ thống thị trường tiêu thụ sản
phẩm cũng như khả năng cung ứng vật tư nông nghiệp. Về môi trường, tính bền
vững của đất và sinh vật cần được lưu tâm. Một hệ thống nông nghiệp không thể
được coi là bền vững nếu đất đai bị suy thoái, sinh vật bị suy giảm trong quá
trình sản xuất.
2.2.4. Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
Sự nóng lên toàn cầu dẫn tới hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra các tác
động trực tiếp tới tài nguyên khí hậu, tới tài nguyên đất và tài nguyên nước, tài
nguyên sinh vật…(các yếu tố đầu vào của ngành sản xuất nông nghiệp) gây ra
những ảnh hưởng to lớn tới tình hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản và chăn

nuôi. Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu là một trong những giải
pháp thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu hướng đến sự tăng trưởng
bền vững.
2.2.4.1. Khái niệm nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
Nông nghiệp thích ứng thông minh với khí hậu hay nông nghiệp thích ứng với
biến đổi khí hậu (Climate Smart Agriculture - CSA) được FAO khởi xướng năm
2010 tại hội nghị toàn cầu về “Nông nghiệp an ninh lương thực và biến đổi khí hậu”
tổ chức tại Hà Lan. CSA là nền nông nghiệp có khả năng cho sản lượng và lợi nhuận
tăng một cách bền vững để đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời thích ứng với
biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu bằng cách tăng hấp thu khí nhà kính
từ bầu khí quyển và giảm lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển.
2.2.4.2. Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới
và tại Việt Nam
Dự án CSA trị giá 5,3 triệu Euro do Ủy ban châu Âu và FAO tài trợ triển
khai từ năm 2012 đến năm 2015 tại 3 nước là Ma-la-wi, Việt Nam và Dăm-bi-a.
Tại Việt Nam dự án được thực hiện tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc là Điện Biên,
Sơn La và Yên Bái. Sau 3 năm triển khai dự án CSA: Kết hợp hài hòa giữa giảm
thiểu, thích ứng và an ninh lương thực tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả.
Dự án đã tạo được mối quan tâm về quan hệ giữa BĐKH và Nông nghiệp, tăng
cường nhận thức, khắc phục các rào cản và thúc đẩy mở rộng ứng dụng các thực
hành nông nghiệp thân thiện môi trường và thích ứng BĐKH. Nhiều kỹ thuật
canh tác mới thích ứng với BĐKH đã được chuyển giao cho nông dân như phân

13


nén dúi cho lúa, thâm canh lúa bền vững, làm đất tối thiểu và che phủ đất, trồng
xen với cây họ đậu, trồng cỏ làm thức ăn gia súc và chống xói mòn…Nghiên cứu
từ dự án cũng cho thấy các giải pháp quản lý nước tưới tốt sẽ giúp giảm phát thải
methane (CH4) từ 25-30%, đồng thời tăng năng suất lúa 3-5%. Nếu hàng năm

thực hiện phương án tưới, điều tiết nước ruộng lúa sẽ có thể làm giảm được
lượng phát thải khí nhà kính là 65,3 kg/ha.năm CH 4 cánh tác hai vụ lúa. Quản lý
đất bền vững có thể cho tiềm năng giảm thiểu 100kg CO 2/ha trồng trọt mỗi năm.
Trong chăn nuôi, việc xây dựng các bể biogas xử lý phế thải chăn nuôi sinh ra
khí methane, dùng làm nhiên liệu đun nấu thay thế chất đốt ở vùng nông thôn là
phương pháp tích cực ở Việt Nam. Bể biogas đã hạn chế được tình trạng ô nhiễm
môi trường nông thôn và sự phát thải gián tiếp.
Đứng trước thách thức của BĐKH đối với an ninh lương thực, chương
trình “Biến đổi khí hậu, Nông nghiệp và An ning lương thực” (CCAFS) một
sáng kiến của CGIAR để nghiên cứu các nguy cơ, mối đe dọa đối với nông
nghiệp và an ninh lương thực trên thế giới do sự thay đổi bất thường của thời
tiết và biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời tìm ra các giải pháp giúp các cộng
đồng dân cư nông thôn dễ tổn thương thích ứng tốt với BĐKH. Từ các kết quả
nghiên cứu, CCAFS đã hợp tác với các đối tác (quốc tế, quốc gia, địa phương)
và cộng đồng dân cư bản địa để xây dựng và phát triển dự án “ Làng/thôn/ấp
thích ứng thông minh với BĐKH” thành một mô hình mẫu trong thực hiện các
giải pháp ngay tại địa phương nhằm đảm bảo an ninh lượng thực, tăng cường
khả năng thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu, xây dựng khả năng
phục hồi đối với ảnh hưởng tiêu cự của thời tiết, đồng thời cải thiện đời sống và
thu nhập cho nông dân. Dự án được bắt đầu triển khai từ năm 2011 với 15 thôn
thông minh với khí hậu ở Tây Phi (Yatenga ở Burkina Faso, Lawea-jirapa ở
Ghana, Segou ở Mali, Kollo ở Niger và Kaffrine ở Senegal), Đông Phi (Borana
ở Ethiophia, wote ở Nyando ở Kenya, Usambara ở Tanzania, Albertine Rift ở
Uganda và lưu vực Kagera ở Uganda) và Nam Á (Kuhlna, Bangladesh,
Rupandehi ở Nepal, Vaishali bang Bihar và Sangrur trong Punjab của Ấn Độ).
Các làng khác hiện đang được tiếp tục chọn thực hiện ở Mỹ Latinh (Cauca ở
Colombia, Olopa ở Guatemala, Santa Rita ở Honduras và Tuma-la Dalia ở
Nicaragua) và Đông Nam Á (tại Việt Nam có làng Mạ ở Yên Bái, Mỹ Lợi ở Hà
Tĩnh, Trà Hất ở Bạc Liêu; Tại Lào có: làng Ekxang ở Vientiane, làng Pailom
Banh ở Savannakhet; Tại Campuchia có: Rohar Sourng ở Battam bang). Những


14


×