MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết nghiên cứu đề tài này
Cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng kĩ thuật nói riêng là điều kiện tiên quyết
đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia nói chung, một địa phương, một
đô thị nói riêng.Cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển kinh tế đã và
đang là một trong những nút thắt cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng và
quá trình phát triển kinh tế nói chung.Có một cơ sở hạ tầng kĩ thuật đồng bộ, hoàn
thiện và hiện đại thì chúng ta mới có thể phát triển nền sản xuất và dịch vụ.Nhận thức
được vai trò to lớn của cơ sở hạ tầng nên trong những năm qua địa phương nào cũng
chú trọng việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật của địa phương mình tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Và chính quyền quận Hoàng Mai cũng vậy.
Quận Hoàng Mai là một quận mới thành lập năm 2003, cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn
nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ. Chính vì vậy việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở quận là việc
làm rất cần thiết hiện nay.
Nhưng đầu tư vào cơ sở hạ tầng kĩ thuật đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng thời hạn thu
hồi vốn dài và tỷ suất lợi nhuận thấp nên nhiệm vụ huy động vốn cho đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng phải được đặt lên hàng đầu.
Nhận thấy tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài: “Các giải pháp huy động
vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật ở quận Hoàng Mai,thành phố Hà
Nội”.làm nội dung nghiên cứu đề án môn học kinh tế và quản lý đô thị.
2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề án đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác-Lê Nin làm cơ sở phương pháp luận để xem xét vấn đề. Khi phân tích, đánh giá
tình hình thực tiễn quá trình huy động nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật
ở quận Hoàng Mai, để tìm ra giải pháp phù hợp, đề án sử dụng các phương pháp thu
thập thông tin, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, phương pháp quy nạp và
phương pháp diễn giải.
1
Bên cạnh đó, đề án còn sử dụng hệ thống phương pháp luận của các môn chuyên
ngành như: Quy hoạch đô thị, Kinh tế đô thị, Quản lý đô thị, Lý thuyết về tài chính
tiền tệ, về kinh tế đầu tư để đạt được mục đích nghiên cứu.
3.Kết cấu đề án
Đề án gồm ba phần:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận về huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật
đô thị
Chương II: Thực trạng huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật ở quận
Hoàng Mai
Chương III: Chương 3:Những giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển
CSHTKT ở quận Hoàng Mai
Phần III: Kết luận
2
CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
1.1.Tổng quan về cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị
1.1.1.Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị
Cơ sở hạ tầng đô thị là toàn bộ cơ sở vật chất –kĩ thuật nhằm đảm bảo tiện nghi
trong sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư.
Căn cứ vào tính chất ngành cơ bản có thể chia các công trình thành ba loại: Cơ sở
hạ tầng kĩ thuật, cơ sở hạ tầng sản xuất và cơ sở hạ tầng xã hội.
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật là “xương sống”của hạ tầng đô thị, là yếu tố then chốt của
sự phát triển bền vững đô thị.
1.1.2.Khái niệm cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị bao gồm tất cả các cơ sở vật chất kĩ thuật của giao
thông vận tải hàng hoá và hành khách đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường
hàng không, các cơ sở dịch vụ kĩ thuật cho giao thông đô thị, hệ thống đường vận tải
và cung ứng điện năng cho sản xuất và tiêu dùng, hệ thống thu gom và xử lý rác, hệ
thống thu gom và xử lý nước bẩn, hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thông tin-
bưu điện, viễn thông.
Để có biện pháp quản lý hiệu quả sự phát triển của cơ sở hạ tầng kĩ thuật, cần phải
quản lý trên từng thành phần cấu thành cơ sở hạ tầng kĩ thuật.
1.1.3.Các thành phần của cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị bao gồm:
-Hệ thống giao thông đô thị
Giao thông đô thị gồm hai bộ phận –giao thông đối ngoại và giao thông nội thị.
Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt,
đường hàng không nối liền hệ thông giao thông nội thị với hệ thống giao thông quốc
gia và quốc tế. Giao thông nội thị bao gồm: Mạng lưới đường giao thông (lòng
đường, vỉa hè);hệ thống giao thông tĩnh (nhà ga, bến xe ô tô, điểm đỗ xe khi đến
công sở, cửa hàng và nơi gửi xe qua đêm của dân cư và khách vãng lai).
3
-Hệ thống các công trình cấp điện đô thi bao gồm: Nguồn điện, lưới điện, hệ thống
chiếu sáng.
-Hệ thống cung cấp nước nước sạch bao gồm: Nguồn nước, hệ thống nhà máy, hệ
thống đường ống dẫn.
-Hệ thống thoát nước bao gồm: Hệ thống nhà máy xử lý nước, hệ thống đường ống
thoát nước.
-Hệ thông công trình bưu chính, viễn thông.
-Hệ thống công trình kĩ thuật bảo vệ môi trường.
-Hệ thống các công trình khác.
1.1.4.Vai trò của cơ sở hạ tầng kĩ thuật đối với sự phát triển kinh tế xã
hội đô thị
Cơ sở hạ tầng đô thị nói chung và cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị nói riêng có vai trò
rất to lớn đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của đô thị.Thể hiện trên các mặt:
1.1.4.1. Tiền đề vật chất cho quá trình hình thành và phát triển của các
đô thị.
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật là một trong các yếu tố cấu thành đô thị, cung cấp những
dich vụ cơ bản, thiết yếu nhất cho các đô thị, phản ánh trình phát triển của từng đô
thi.Có thể nói đây là vai trò quan trọng hàng đầu của cơ sở hạ tầng kĩ thuât đô thị bởi
lẽ:
-Hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể:
Đường giao thông,điểm đỗ xe, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thu gom và xử lý rác
thải, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước…nên nó cấu thành “cơ thể vật
chất” của đô thị, tạo nên dáng vẻ của đô thị.
-Nếu như tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp
sang công nghiệp dịch vụ là điều kiện cần cho quá trình đô thị hóa thì hệ thống cơ sở
hạ tầng đô thị là điền kiện đủ để chuyển một số điểm dân cư thành một đô thị, bởi vì
cuộc sống đô thị gắn liền với các dịch vụ cơ bản do hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật
đô thị cung cấp như: Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống đường giao thông, hệ
thống thu gom và xử lý rác thải…
4
1.1.4.2. Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trong thời đại ngày nay, bất kì nước nào bước vào việc thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa cũng cần có vốn đầu tư. Tình trạng thiếu vốn diễn ra khá phổ biến, nhất
là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài là hết sức cần thiết đối với nước ta, để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa nước ta với
nước khác. Và cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại là một trong các điều kiện cơ bản để
thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ sở hạ tầng đô thị cũng tạo môi trường để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong
nước cho đầu tư phát triển.Những nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cũng rất quan
tâm tới lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật và sẵn sàng bỏ
vốn đầu tư lĩnh vực này dưới nhiều hình thức.
Như vậy, cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị vừa tạo ra môi trường hấp dẫn, vừa tạo cơ
hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ
tầng kĩ thuật đô thị Việt Nam.
1.1.4.3. Là công cụ của chính quyền đô thị để thực hiện chức năng
quản lý đô thị đồng thời thực hiện quy hoạch phát triển đô thị
Theo quan diểm của các chuyên gia quản lý ở các nước tiên tiến, trong nền kinh tế
thị trường hiện đại, chức năng quản lý của các chính quyền đô thị bao gồm:
-Cung cấp các dịch vụ công cộng từ hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản
-Bảo đảm các thị trường đô thị hoạt động hữu hiệu
-Bảo vệ môi trường
Việc cung cấp dịch vụ công cộng cơ bản là chức năng quan trọng của chính quyền
đô thị, bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa và dịch vụ công cộng là những
thứ mà thị trường rất khó đảm bảo mà chủ yếu do chính phủ cung cấp.Có những mặt
hàng mà thị trường có thể đáp ứng, tuy nhiên sẽ nảy sinh tình trạng: các dịch vụ đó
không được cung ứng đầy đủ hoặc chất lượng không đảm bảo và giá cả độc quyền.
Như vậy, cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị là điều kiện cung cấp các dịch vụ cơ bản
giúp chính quyền thực hiện chức năng quản lý của mình.
5
1.1.4.4. Tác động đến việc bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền
vững các đô thị
Vấn đề bảo vệ môi trường có liên quan chặt chẽ tới việc phát triển bền vững các đô
thị. Hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị là một trong những điều kiện cơ bản góp
phần bảo vệ môi trường, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế như ngày nay, khi
mà mỗi ngày các đô thị phải đảm nhận một lượng rác khổng lồ các chất thải công
nghiệp, rác thải sinh hoạt, làm ô nhiễm môi trường tới mức báo động. Và một hệ
thống cơ sở hạ tầng đúng tiêu chuẩn, phù hợp với quy hoạch sẽ giải quyết những vấn
đề trên.
Như vậy cơ sở hạ tầng kĩ thuật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của đô thị. Do đó, cần phải tăng cường đầu tư vào phát triển cơ sở hạ
tầng kĩ thuật đô thị hiện đại, đồng bộ và hoàn chỉnh. Tuy nhiên ,đây là một ngành đòi
hỏi vốn lớn , nhưng thời hạn thu vốn dài, tỷ suất lợi nhuận không cao. Nên huy động
nguồn vốn là nhiệm vụ hàng đầu của quá trình thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng kĩ
thuật đô thị.
1.2.Huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị
1.2.1.Các khái niệm
1.2.1.1.Vốn
Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích luỹ lại. Nó có thể
tồn tại dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính. Cống nghiệp hoá hiện đại hoá của nước
ta hiện nay đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò
quyết định, vốn ngoài nước đóng vai trò chủ đạo. Vốn trong nước bao gồm các tài
nguyên thiên nhiên, các tài sản được tích luỹ qua nhiều thế hệ, vị trí địa lý... Việc tích
luỹ vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất, nguồn của
nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng năng
suất lao động xã hội là con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích luỹ vốn trong
nước.
6
1.2.1.2.Huy động vốn
Huy động vốn là sự tập trung các nguồn lực tài chính hay cụ thể các khoản tiền
nhàn rỗi trong nhân dân và trong nền kinh tế nhằm phục vụ cho một mục tiêu cụ thể
nhất định.
1.2.1.3.Huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị
Huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật là sự tập trung các khoản tiền
nhàn rỗi trong nhân dân và trong nền kinh tế phục vụ cho mục tiêu cải tạo, duy tu,
bảo dưỡng và xây dựng mới các công trình hạ tầng kĩ thuật.
1.2.2.Các nguồn huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị
1.2.2.1.Vốn ngân sách nhà nước của chính quyền đô thị
Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước được tập trung
từ các nguồn khác nhau và được sử dụng để chi tiêu thực hiện các chức năng của Nhà
nước ở các cấp chính quyền khác nhau.
Ngân sách của chính quyền đô thị là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của đô thị được
huy động từ các nguồn khác nhau.Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế của thành
phố, Nhà nước là cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt kế hoạch thu chi,chính quyền đô
thị sẽ có kế hoạch thu chi để phát triển đô thị mình.
Đặc điểm chung của vốn ngân sách nhà nước là khối lượng nhỏ lại phải chi cho
nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội cũng như nền kinh tế vì vậy lượng vốn ngân sách
nhà nước chi cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật thường chiếm tỉ trọng khá cao 60-
65% tổng ngân sách nhà nước nhưng khối lượng vốn không nhiều. Ngoài ra nguồn
thu của ngân sách nhà nước phân bổ cho phát triển cơ sở hạ tầng là nguồn do trung
ương cấp xuống, nguồn thu từ đất (vốn từ quỹ đất tái định cư, thuế sử dụng đất…)
Khi các nguồn vốn trong nước không đáp ứng được nhu cầu phát triển cơ sở hạ
tầng kĩ thuật thì Nhà nước và chính quyền đô thị cần huy động thêm các nguồn tài
chính nước ngoài.
1.2.2.2.Tài chính nước ngoài
Nguồn tài chính nước ngoài bao gồm vốn phát triển chính thức (Official
Development Funds-ODF) và dòng vốn tư nhân. ODF lại bao gồm chủ yếu phần cho
7
vay chính thức giữa các quốc gia và viện trợ(ODA),trong đó ODA là một nguồn vốn
quan trọng cho các nước đang phát triển trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp
hóa.Tuy nhiên hiện nay ODA đang có xu hướng giảm tại các nước đang phát triển vì
áp lực cân đối ngân sách của các nước viện trợ và hiệu quả của việc sử dụng viện trợ
lại phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của nền kinh tế bao gồm năng lực hoạt động
các thể chế công, hiệu quả chính sách và tính minh bạch của chính phủ nhận viện
trợ.Thường các công ty quốc doanh mới có thể tiếp cận với nguồn vốn ODA, đến
tháng 2/2009 mới có quy định cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận ODA.
FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng của dòng vốn tư nhân nước ngoài.
Điều này càng quan trọng hơn cho các nước đang phát triển khi có sự sụt giảm lớn về
quy mô và khi tính cạnh tranh của vốn ODA tăng cao…Nhìn chung vốn FDI đang
ngày càng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài do xu
hướng chuyên môn hóa ngày càng cao,nhu cầu tăng cao lao động giá rẻ tại các nước
phát triển. Tuy nhiên khi tỉ lệ FDI càng lớn thì nền kinh tế phát triển không bền vững,
ảnh hưởng đến môi trường, mất cân đối cơ cấu.
1.2.2.3.Huy động từ các tổ chức cá nhân trong nước
Các khoản huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước phục vụ cho phát triển cơ
sở hạ tầng kĩ thuật thông qua các hình thức công trái, trái phiếu, quỹ đầu tư, nhà nước
và nhân dân cùng đóng góp. Đây là nguồn vốn quan trọng trong huy động vốn cho
phát triển cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa có chính sách thu hút thích hợp.
1.2.3. Các công cụ huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật
1.2.3.1. Công cụ thuế
Thuế là công cụ của Chính phủ.Thuế là nguồn thu chính của ngân sách, và nét đặc
trưng chính là tất cả những người đóng thuế đều đóng góp vào nguồn vốn cho cơ sở
hạ tầng kĩ thuật, thậm chí cả những người không sử dụng những dịch vụ này.Có
nhiều loại thuế :
Thuế bất động sản: thuế đánh trên các bất động sản nhà ở, bất động sản thương
mại và công nghiệp. Thuế bất động sản là khoản thuế suất hàng năm dực trên giá trị
thị trường của bất động sản. Những người chủ sở hữu của bất động sản sẽ đóng thuế
này cho chính quyền đô thị.
8
Thuế tiêu thụ hàng hóa: nhà thương nghiệp và người tiêu dùng sẽ đóng thuế tiêu
dùng các sản phẩm của thành phố.
Thuế thu nhập
Thuế trước bạ
Thuế tắc nghẽn giao thông
Thuế ô nhiễm môi trường
1.2.3.2.Công cụ phí và lệ phí
Phí là khoản phải trả của người tiêu dùng cho một loại dịch vụ, đó là điểm khác
biệt cơ bản so với thuế. Phí thu từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư là khoản thu thuộc
Ngân sách nhà nước, được Nhà nước quản lý và sử dụng
Lệ phí: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước
hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước
Lệ phí xả thải đối với các doanh nghiệp: các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa khi
xả thải ra ngoài môi trường thì phải đóng phí.
Lệ phí chất thải đối với người tiêu dùng: người tiêu dùng khi tiêu dùng hàng hóa
phải nộp lệ phí xả thải.
1.2.3.3. Công cụ vay nợ
Vay nợ có thể vay trong nước và vay nước ngoài
1.2.3.3.1.Vay trong nước
Vay trong nước có thể thông qua việc phát hành trái phiếu đô thị
Trái phiếu đô thị là các loại trái phiếu do chính quyền các thành phố lớn, thường là
các đô thị, phát hàng nhằm bổ sung vốn cho nguồn vốn đầu tư phát triển hoặc huy
động vốn cho các dự án xây dựng lớn. Trái phiếu này thường có thời hạn từ 2-10
năm, lãi suất cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ và lãi suất đi vay của ngân hàng,
nhưng thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. Chính vì trái
phiếu đô thị do chính quyền thành phố phát hành và dùng vào mục tiêu chung phát
triển thành phố nên việc mua bán loại trái phiếu này không phải nộp thuế
Việc huy động vốn thông trái phiếu đô thị chưa được sử dụng rộng rãi.
9
Vay trong nước cũng có thể là vay nguồn vốn kho bạc nhà nước.
1.2.3.3.2.Vay nước ngoài
Vay nước ngoài có thể là vốn ODA,FDI…
Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development
Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu
tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay
dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các
khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi
là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.
Với các nước đang phát triển, nguồn vốn vay ODA để tạo nên sức bật kinh tế, đặc
biệt quan trọng để kiến thiết hạ tầng. Tuy nhiên, để tiếp nhận nguồn vốn ODA, cần
phải có một bộ máy mang tính chuyên môn kỹ thuật cao và hệ thống hành chính phải
hết sức minh bạch, nếu không sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn: nước nghèo cần vốn ODA
nhưng sử dụng vốn ODA không hiệu quả, gánh nặng nợ quốc gia chồng chất, và cuối
cùng nghèo vẫn hoàn nghèo.
Không thể phủ nhận rằng trong nhiều năm qua, nguồn vốn ODA đã phát huy một
số tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế, quốc kế dân sinh. Nhưng bên cạnh
đó, vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém mà nếu không có biện pháp chấn chỉnh thì
khi tiếp tục nhận vay nguồn vốn ODA, nhất là với nguồn vốn lớn cho các “siêu dự
án”, sẽ nảy sinh vô số vấn đề phức tạp.
1.2.3.4. Huy động qua thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn mà chúng ta nên sử dụng. Khi
các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ
được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất
xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy
động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế,
phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
10
1.2.3.5. Đổi đất lấy hạ tầng
Đổi đất lấy hạ tầng có nhiều biến thể như BOT, BTO,BT, PPP…, nhưng ứng với
nó vẫn là dạng không đổi: nhà đầu tư bỏ tiền để đầu tư hạ tầng, Nhà nước đổi lại hạ
tầng đó bằng diện tích đất ở vị trí mà nhà đầu tư quan tâm.
-BOT(xây dựng-kinh doanh-chuyển giao): nhà đầu tư tiến hành xây dựng công
trình,vận hành công trình đến khi thu được lãi thì trả cho chính quyền
-BTO(xây dựng-chuyển giao-kinh doanh): nhà đầu tư tiến hành thi công công
trình sau đó cùng chính quyền vận hành đến khi thu lãi thì trả cho chính quyền.
-BT(xây dựng-chuyển giao): nhà đầu tư xây dựng xong thì chuyển giao ngay cho
chính quyền
-PPP:mô hình nhà nước và tư nhân kết hợp
1.2.4.Kinh nghiệm huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ
thuật đô thị của thành phố Hồ Chí Minh
Sau hơn 30 năm đổi mới thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu
trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, trong đó tuyến đường nối tây thành
phố và đông thành phố là một thành tựu đáng ghi nhận . Đại lộ Đông Tây dài gần 22
km. nối từ quốc lộ 1A đến xa lộ Hà Nội, đi qua tám quận huyện là quận 1,2,4,5,6,8,
Bình Tân và Bình Chánh, có tổng vốn đầu tư 9864 tỉ đồng, trong đó 6394 tỉ đồng từ
vốn vay ODA của ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, còn lại là nguồn vốn của
thành phố.
Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư của thành phố có thể thấy một số nét cơ bản sau
mà chúng ta có thể học hỏi
-Từng bước hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của thành phố, giảm bớt các thủ tục phiền hà trong đăng kí đầu tư
-Đối với các dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài luôn đảm bảo đáp ứng đủ vốn
đối ứng tránh tình trạng treo dự án vì không đủ vốn đối ứng.
Ví dụ cụ thể là dự án “Đại lộ Đông Tây”
Thông thường với mỗi dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật có vốn ODA thì
yêu cầu vốn đối ứng phải đạt từ 10% tổng số vốn đầu tư trở lên, nhưng với dự án này
11
thành phố Hồ Chí Minh đã huy động được 3470 tỉ đồng vốn đối ứng đạt 35% tổng
vốn đầu tư.
-Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng đã giải phóng
xong cho nhà đầu tư.
-Có nhiều biện pháp khuyến khích các tổ chức công ty tư nhân tham gia vào phát
triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật như: đổi đất lấy hạ tầng, phát hành trái phiếu công trình…
12