GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngân
hàng là trung gian về tài chính cho các hoạt động đời sống của người dân, hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thông qua việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi của
các tổ chức kinh tế và của dân cư, sau đó dùng nguồn tiền huy động được đó đem cho
vay đối với những doanh nghiệp đang cần vốn để kinh doanh. Mặt khác, ngân hàng giúp
cho đồng tiền của người dân được sinh sôi nảy nở, giúp cho luồng tiền chu chuyển nhiều
hơn tạo nên một nền kinh tế đa dạng và phát triển.
Huy động vốn là vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ngân hàng nào huy động vốn được càng nhiều thì hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu
quả càng cao. Chính vì vậy mà các ngân hàng luôn chú trọng nâng cao khả năng huy
động vốn của mình. Khi mà sự cạnh tranh giành giật thị phần ngày càng diễn ra quyết
liệt giữa các ngân hàng thì các ngân hàng luôn có những biện pháp khác nhau nhằm
chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh gay gắt này.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội, mặc dù
thành lập chưa được lâu, nhưng hiện nay Chi nhánh đã trở thành một trong các ngân
hàng có khả năng huy động vốn cao trên địa bàn hoạt động. Có được điều này là sự chỉ
đạo sát sao của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ CBCNV trong toàn
Chi nhánh.
Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội, em có cơ
hội được tìm hiểu quá trình hoạt động của công tác Huy động vốn, chính vì vậy em
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho hoạt động Huy động vốn của Chi
nhánh đạt hiệu quả cao hơn. Do đó em lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động
huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam
Hà Nội”.
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
1
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo ThS Nguyễn Đình
Trung đã hướng dẫn chỉ bảo em tận tình, và các cô chú anh chị tại Phòng Tín dụng và
phòng nguồn vốn của Chi nhánh, đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện bài viết.
Bài viết là sự nỗ lực tìm tòi của bản thân cá nhân, song do năng lực còn nhiều hạn
chế, nên không tránh khỏ những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo, của mọi người để bài viết được hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
2
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà
Nội.
Những năm đầu thế kỷ XXI, mặc dù nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế
khu vực vẫn đang trong tình trạng khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính,
nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Hệ thống
Ngân hàng Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Hoà chung với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống
ngân hàng Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình đổi mới hoạt động ngân hàng.Cơ chế chính
sách đã và đang được chỉnh sửa theo hướng giành nhiều quyền tự do dân chủ cho các
ngân hàng thương mại, quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng được triển khai
nhanh chóng. Đó chính là cơ hội thuận lợi cho sự ra đời của các chi nhánh của các trong
hệ thống các ngân hàng.
Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là một DNNN được thành lập theo quyết
định Số 48/QĐ-HĐQT ngày 13/03/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT
Việt Nam. Chi nhánh là chi nhánh cấp 1 trong hệ thống các chi nhánh của NHNo&PTNT
Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại Toà nhà C3- phường Phương Liệt- quận Thanh Xuân-
Hà Nội. Tên giao dịch là: ”Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội”; tên giao dịch quốc
tế là: “VietNam Bank for Agriculture and Rural Development Nam Ha Noi Brand”. Số
điện thoại: (84-4) 8687100; Fax: (84-4) 8687062. Nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh
trong giai đoạn thành lập này là khẩn trương tổ chức bộ máy, tổ chức đào tạo, tập huấn
nghiệp vụ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khai trương chi nhánh.
Ngày 08/05/2001, Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động. Nhiệm vụ
chính trong giai đoạn này là nhanh chóng ổn định hoạt động của Chi nhánh về con
người cũng như trang thiết bị cơ sở vật chất; triển khai các hoạt động kinh doanh với
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
3
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
phương châm hoạt động là: “Vì sự thành đạt của Khách hàng và Ngân hàng”; tăng
cường công tác Marketing thu hút khách hàng thông qua việc tổ chức các nhóm công tác
tìm hiểu, tiếp cận khách hàng; tổ chức các dịch vụ tăng tính tiện ích cho khách hàng nhất
là các dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ; xây dựng nội quy, quy chế điều hành, cơ chế
khoán, tổ chức thảo luận trong toàn thể cán bộ công nhân viên…
Đến nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trở thành một chi nhánh trong
hệ thống NHNo trên địa bàn thủ đô Hà Nội cả về quy mô và phạm vi hoạt động. Trong
giai đoạn này, Chi nhánh tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động kinh doanh;
nhận khoán tài chính trước hạn một năm; triển khai thành công chương trình hệ thống
ngân hàng bán lẻ và mô hình giao dịch một cửa; triển khai mở rộng màng lưới các chi
nhánh cấp 2 và các phòng giao dịch…
Trong những năm vừa qua, Chi nhánh đã có những hoạt động tích cực trong việc
cơ cấu lại bộ máy quản lý cũng như các phòng ban. Với một mô hình tổ chức hợp lý, Chi
nhánh đã tập trung vào việc phát huy vai trò và năng lực của từng bộ phận cũng như của
từng cá nhân trong việc thúc đẩy hoạt động của Chi nhánh ngày càng phát triển. Đội ngũ
cán bộ được trẻ hoá và có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước, Chi nhánh luôn lấy hoạt động tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của
mình. Vượt qua những khó khăn thách thức, đóng góp của Chi nhánh NHNo&PTNT
trong thời gian qua rất đáng trân trọng. Trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục quá trình
đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Ban lãnh đạo của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội gồm có một Giám đốc
và Phó giám đốc phụ trách ba mảng công việc khác nhau. Hiện nay bộ máy tổ chức của
Chi nhánh gồm 8 phòng ban khác nhau, bao gồm: Phòng Tín dụng; Phòng Nguồn vốn và
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
4
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
Kế hoạch tổng hợp; Phòng Kế toán – Ngân quỹ; Phòng Hành chính – Nhân sự; Phòng
Thanh toán quốc tế; Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ; Phòng Marketing; và Phòng Điện
toán.
BAN
GIÁM ĐỐC
Hình 1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
- Phòng Tín dụng có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện các chương trình,
dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài; Trực tiếp làm dịch vụ uỷ
thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và các tổ chức kinh tế
các nhân trong và ngoài nước; Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách
hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối
với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng
khép kín; Phân tích tình hình và sự phát triển của các ngành nghề kinh tế
kỹ thuật, của các khách hàng từ đó lựa chọn biện pháp cho vay an toàn
và đạt hiệu quả cao; Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục
vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; Thẩm định và đề
xuất cho vay đối với các dự án tín dụng, hoàn thiện hồ sơ trình ngân
hàng cấp trên theo phân cấp thẩm quyền; đồng thời thẩm định các khoản
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
5
Phòng
Tín
dụng
Phòng
Thanh
toán
quốc
tế
Phòng
NV và
KH
tổng
hợp
Phòng
kế
toán
ngân
quỹ
Phòng
Hành
chính
nhân
sự
Phòng
Kiểm
tra
kiểm
toán
Phòng
MKT
Phòng
điện
toán
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
vay do giám đốc Chi nhánh cấp I quy định, chỉ định theo uỷ quyền của
tổng giám đóc và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của
Giám đốc chi nhánh cấp đưới; xây dựng và thực hiện các mô hình tín
dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ
kết; Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh.
- Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp là phòng được thành lập
năm 2004, nhiệm vụ chính của phòng là huy động vốn và lập báo cáo
thống kê kế hoạch định kỳ theo quy định của Chi nhánh. Qua đó phòng
có những nhiệm vụ chủ yếu như sau: Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế
hoạch kinh doanh của Chi nhánh trên địa bàn, tổng hợp phân tích hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh theo từng quý, năm, dự thảo các bản báo
cáo sơ kết, tổng kết; Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn
kinh doanh đối với các chi nhánh cấp II trên địa bàn; Đầu mối trình
Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin và trực tiếp triển khai các
phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, làm đầu mối với các cơ quan
báo chí; Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các
Chi nhánh trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT
Việt Nam; bình xét khoán lương hàng tháng của Chi nhánh và trực tiếp
làm thư ký Hội đồng thi đua khen thưởng; trực tiếp làm thư ký tổng hợp
cho Giám đốc.
- Phòng Kế toán Ngân quỹ: Có chức năng trực tiếp hạch toán kế toán
thống kê và thanh toán theo quy định của Chi nhánh; Xây dựng các chỉ
tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính; Quản lý và
sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của các NHNo&PTNT trên
địa bàn; Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của
Pháp luật.
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
6
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
- Phòng Hành chính Nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng
tháng, hàng quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc
việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt;
Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản
định chế của NHNo&PTNT Việt Nam; Có trách nhiệm làm đầu mối giao
tiếp với khách hàng làm việc công tác tại Chi nhánh; Trực tiếp quản lý
con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính , văn thư, lễ tân,
phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh; Đề xuất hoàn thiện
và lưu trữ hồ sơ theo quy định của Nhà nước, Đảng, NHNN trong việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng , kỷ luật cán bộ, nhân viên trong
phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt
Nam; Trục tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh quản lý và hoàn tất
hồ sơ, chế dộ đối với cácn bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của
Nhà nước và của ngành Ngân hàng.
- Phòng Thanh toán quốc tế: Khai thác ngoại tệ hợp lý về giá cả, đảm
bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán
quốc tế, bảo lãnh quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Nhiệm vụ chính của
phòng bao gồm: Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ thanh toán quốc tế
theo quy định; Thực hiện công tác thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT
NHNo&PTNT Việt Nam; Thự hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh
ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế; Thực hiện các dịch vụ kiều
hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài; thực hiện chế
độ thông tin, báo cáo và kiểm tra theo quy định.
- Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ: Chức năng của phòng là kiểm tra
giám sát việc chấp hành quy định nghiệp vụ kinh doanh theo quy định
của Pháp luật và của NHNN, giám sát việc chấp hành các quy định của
NHNo&PTNT về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ và tín dụng
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
7
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
Ngân hàng; Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với
chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam
và đặc điểm cụ thể của đơn vị; Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo
kế hoạch quý, 6 tháng, năm.; tổ chức giao ban hàng tháng đối với các
kiểm tra viên chi nhánh ngân hàng cấp II; Tổng hợp báo cáo kịp thời các
chế độ kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi
nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng
đại diện và Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ; Tổ chức xác minh, kiểm tra
và tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm
nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng.
- Phòng Điện toán: Là phòng mới thành lập trong năm 2007. Phòng có
nhiệm vụ Quản lý giám sát sử dụng cá thiết bị thông tin, điện toán, các
thiết bị của hệ thống máy ATM theo quy định của NHNo&PTNT Việt
Nam; Tổng hợp thống kê, lưu trữ số liệu hồ sơ, báo cáo và các thông tin
hoạt động vào hệ thống máy vi tính theo quy định; Trực tiếp tổ chức
triển khai nghiêp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT
Việt Nam; Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh
toán thẻ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam; Tham mưu cho
Giám đốc chi nhánh về phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ; Giải đáp
những thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát
sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ.
- Phòng Marketing: Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến
lược huy động vốn tại địa phương; Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn
hạn, trung và dài hạn theo định hướng phát triển kinh doanh của Chi
nhánh và của NHNo&PTNT Việt Nam; Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo
hoạt động tiếp thị, thông tin và trực tiếp triển khai các phương án tiếp
thị, thông tin và tuyên truyền, làm đầu mối với các cơ quan báo chí, tiếp
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
8
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
thị, truyền thông; Xây dựng kế hoạch tiếp thị các chương trình phối hợp
với các cơ quan truyền thông báo chí.
1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội .
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh.
Cũng như các NHTM khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cũng đảm
nhiệm các chức năng sau:
- Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết
kiệm thành đầu tư.
- Tạo phương tiện thanh toán: Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền
gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.
- Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thanh toán giá
trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng
với nhau thông qua NHNN.
- Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía nam Hà Nội và
thực hiện những chương trình của NHNo&PTNT Việt Nam.
- NHNo&PTNT Nam Hà Nội với hoạt động là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ,
tín dụng, và dịch vụ ngân hàng. Với chức năng của mình, Chi nhánh Nam Hà Nội luôn
tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc
thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn
định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
1.3.2. Các sản phẩm dịch vụ Chi nhánh cung cấp.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại
và tăng cường khả năng cạnh tranh lành mạnh, NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã có nhiều
cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ hiện có, đồng thời tích cực phát
triển một số sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng và phục vụ khách hàng một các tốt
nhất.
Về sản phẩm: bao gồm huy động vốn và cho vay.
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
9
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ của mọi cá nhân tổ
chức trong và ngoài nước, với lãi suất linh hoạt, hình thức đa dạng phong phú, đáp ứng
mọi nhu cầu củat khách hàng; Phát hành các loại giấy tờ có giá như Chứng chỉ, tría
phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu…
- Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức kinh tế, cá
nhân,hộ gia đình; Cho vay đời sống CBCNV, cho vay sinh viên, cho vay xuất khẩu lao
động, du học sinh…; Cho vay tài trợ dự án, đồng tài trợ, cho vay theo chương trình chỉ
định của Chính phủ…; Nhận vốn uỷ thác, cho vay uỷ thác vốn đầu tư trong nước.
Về dịch vụ: Hiện nay Chi nhánh đang áp dụng các dịch vụ như sau
- Các dịch vụ thanh toán: Thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT; Chuyển
tiền điện tử trong nước; Thanh toán biên giới.
- Đại lý chi trả kiều hối.
- Chiết khấu, tái chiết khấu.
- Kinh doanh ngoại tệ.
- Dịch vụ thu hộ chi hộ.
- Các dịch vụ bảo lãnh.
- Dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ.
- Hợp tác đào tạo quảng cáo.
Các dịch vụ đặc biệt:
- Ngân hàng đầu mối tiếp nhận và quản lý dự án nước ngoài.
- Ngân hàng đầu mối thanh toán cho các đơn vị tổ chức có màng lưới giao
dịch trên toàn quốc.
- Giao dịch online với các khách hàng lớn trên thế giới.
- Thu xếp vốn đồng tài trợ.
- Internet - Banking.
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
10
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
1.3.3. Tình hình tổ chức cán bộ trong Chi nhánh.
Tính đến ngày 31/12/2007, tổng số CBCNV trong Chi nhánh là 150 cán bộ, trong
đó cán bộ làm công tác Tín dụng là 53 cán bộ; Thanh toán quốc tế là 08 cán bộ; Kiểm tra
kiểm toán nộ bộ là 05 cán bộ; Kế toán là 43 cán bộ; Kiểm ngân là 21 cán bộ; còn lại là
25 cán bộ làm việc tại các phòng ban khác. Tổng số cán bộ trên được bố trí sắp xếp theo
cơ cấu các phòng như sau:
+ Ban lãnh đạo: 04 cán bộ.
+ Phòng Tín dụng: 17 cán bộ.
+ Phòng NV- KH tổng hợp: 06 cán
bộ.
+ Phòng Kế toán Ngân quỹ: 26 cán
bộ.
+ Phòng Kinh doanh ngoại tệ và
TTQT: 07 cán bộ.
+ Hành chính Nhân sự: 07 cán bộ.
+ Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội
bộ: 05 cán bộ.
+ Phòng Điện toán: 04 cán bộ.
+ Chi nhánh cấp II Giảng Võ: 16
cán bộ.
+ Chi nhánh cấp II Nam Đô: 21 cán
bộ.
+ Chi nhánh cấp II Tây Đô: 18 cán
bộ.
+ Phòng Giao dịch số 4: 04 cán bộ.
+ Phòng giao dịch số 5: 05 cán bộ.
+ Phòng giao dịch số 6: 05 cán bộ.
+ Phòng giao dịch số 9: 05 cán bộ
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
11
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
(Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác tổ chức cán bộ năm 2007)
Về trình độ cán bộ: Chi nhánh có 02 tiến sỹ; 09 thạc sỹ; 114 Đại học; 02 Cao đẳng;
03 cao cấp ngân hàng và 09 trung cấp, 11 cán bộ trung sơ cấp học nghiệp vụ khác.
Là một chi nhánh mới được thành lập, nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đã
đề ra, ngay từ đầu năm Cấp uỷ Đảng, Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn đã xác
định được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Chi nhánh, qua đó đã phát động phong trào
kết hợp giao nhiệm vụ đến từng phòng, từng bộ phận, từng cán bộ; đồng thời bố trí công
việc phù hợp với năng lực của từng cá nhân, tạo điều kiện cho mọi người trong Chi
nhánh phát huy sở trường của mình.
1.3.4. Khách hàng.
Năm 2007, chi nhánh dã phát triển them được 1289 khách hàng, nâng tổng số
khách hàng của chi nhánh lên 16213 khách hàng. Trong đó có khoảng 100 khách hàng
có số dư tiền gửi và dư nợ lớn. Khách hàng có nguồn tiền gửi lớn tại Chi nhánh là: Bảo
hiểm Xã hội 490 tỷ đồng; Công ty Vàng bạc đá quý 400 tỷ đồng; … Khách hàng vay
vốn lớn là Cong ty vận tải Biển Đông 304 tỷ đồng; Công ty thực phẩm Miền Bắc 250 tỷ
đồng; Dự án xây dựng Nhiệt điện Hải Phòng 250 tỷ đồng; Dự án Nhà máy dệt ENZO
Việt 3,8 triệu EURO ...
Năm 2007, nguồn vốn của Chi nhánh phát triển nhanh nhưng chủ yếu là nguồn
tiền gửi từ dân cư và tiền gửi dài hạn, việc phát triển thi phần khách hàng của chi nhsnh
theo hướng mở rộng khách hàng, không tập trung quá nhiều vào một vài khách hàng để
tăng them tính ổn định. Nguồn tiền của các Tổ chức tài chính tuy ngắn hạn nhưng nếu
điều phối tốt thì vẫn có thể chủ động được và quan trọng là nó có khả năng đáp ứng
ngay một khối lượng lớn phục vụ nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Nguồn vốn của các Tổ
chức tín dụng thường có lãi suất cao và nhu cầu vồn trùng thời gian với nhau nên tìm
cách hạn chế đưa qua thị trường lien ngân hàng. Nguồn vốn của các dự án đầu tư nước
ngoài là rất hiệu quả, cần tìm các biện pháp để thu hút.
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
12
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
1.3.5. Màng lưới các Chi nhánh và Phòng giao dịch.
Năm 2007, Chi nhánh thành lập thêm 2 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh cấp
II, chuyển trụ sở mới cho 2 chi nhánh cấp II. Đến nay, NHNo&PTNT Nam Hà Nội gồm
có 1 Hội sở, 8 phòng nghiệp vụ, 3 Chi nhánh cấp II, 4 Phòng giao dịch trực thuộc Chi
nhánh cấp I và 8 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh cấp II.
- Hội sở: Toà nhà C3 – 198 Đường Giải Phóng – Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: 04 8687092; Fax: 04 8687062.
- Chi nhánh Cấp II Giảng Võ: Số 17 - Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội.
Điện thoại: 04 7162303; Fax: 04 7261242.
- PGD số 1 – CN Giảng Võ: Số 84 – Quán Thánh – Ba Đình.
Điện thoại: 04 7150847; Fax: 04 7150846.
- Chi nhánh cấp II Tây Đô: Đường Phạm Hùng - Mỹ Đình - Từ Liêm.
Điện thoại: 04 7686436; Fax; 04 7684983.
- PGD số 1 CN Tây Đô: Khu Mỹ Đình II - Từ Liêm – Hà Nội.
Điện thoại: 04 7870721; Fax: 04 7870721.
- Chi nhánh Cấp II Nam Đô: Số 201 Khâm Thiên - Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại: 04 5117679; Fax: 04 5117679.
- PGD số 2 CN Nam Đô: Học viện Ngân hàng - Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại: 04 573 5152; Fax: 04 5735152.
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
CN Nam HN
Hội sở
CN cấp
II Nam
Đô
CN
Cấp II
Tây Đô
Phòng
Giao
Dịch số
4
Phòng
Giao
Dịch số
5
Phòng
Giao
Dịch số
6
Phòng
Giao
Dịch số
9
13
CN cấp
II
Giảng
Võ
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
- PGD số 3 CN Nam Đô: Số 113 Chùa Bộc - Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại: 04 5639602; Fax: 04 5639602.
- PGD số 4 Nam Hà Nội: Số 4 Triệu Quốc Đạt – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại: 04 9361017; Fax: 04 9361017.
- PGD số 5 Nam Hà Nội: Số 270 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: 04 5587175; Fax 04 5587174.
- PGD số 6 Nam Hà Nội: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Số 207 Giải Phóng.
Điện thoại: 04 6283502; Fax: 04 6283503.
- PGD số 9 Nam Hà Nội: 124 Phố Vĩnh Tuy – Hoàng Mai (Trường Đại học Quản
lý Kinh doanh). Điện thoại: 04 6336689; Fax: 04 6336690.
Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã
xác định công tác huy động vốn được đưa lên hàng đầu. Do vậy Chi nhánh đã tăng
cường hoạt động tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo trên báo chí, trên các phương tiện
thông tin đại chúng của các phường lân cận nơi Chi nhánh đóng trụ sở. Tập trung chỉ
đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút các nguồn vốn lớn, nhỏ ở các đơn vị tổ chức
kinh tế trong và ngoài địa bàn, góp phần tăng trưởng nguồn vốn để NHNo&PTNT Việt
Nam điều hoà cho các Chi nhánh khác đầu tư thực hiện chỉ tiêu kế hoạch chung toàn
ngành và các chương trình đầu tư của Chính Phủ. Bên cạnh việc tập trung thu hút các
nguồn vốn lớn trong các doanh nghiệp Chi nhánh đã chú trọng cả việc thu hút nguồn vốn
nhàn rỗi từ dân cư bằng cách tổ chức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng có số tiền gửi
tiết kiệm lớn.
1.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Chi
nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
1.4.1. Nhân tố bên trong.
1.4.1.1. Trình độ quản trị.
Kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn đề quản trị doanh
nghiệp đã được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết và quan trọng trong sự phát triển chung
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
14
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
của nền kinh tế. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ đồng nghĩa với khả năng tiếp cận tài chính
đầu tư, nâng cao giá trị tăng trưởng… Với các ngân hàng, với đặc thù hoạt động đầu tư
tài chính, vấn đề quản trị lại càng có ý nghĩa đặc biệt hơn. Công tác tổ chức và quản trị
tại ngân hàng tác động đến giá trị của ngân hàng, thậm chí tới cả giá vốn của họ trên thị
trường. Xét ở tầm vĩ mô, công tác quản trị doanh nghiệp tác động đến khả năng chấp
nhận rủi ro của ngân hàng, là thước đo cho khả năng thích ứng của ngân hàng trước sức
ép của nền kinh tế. Theo đánh giá chung, tại các nước đang phát triển như Việt Nam,
ngân hàng chính là nguồn tài chính bên ngoài cực kỳ quan trọng dành cho giới doanh
nghiệp. Các ngân hàng có hệ thống quản trị tốt, họ càng có đủ công cụ để phục vụ thị
trường, đồng thời tự xây dựng được sự bảo vệ hạn chế rủi ro ở mức tối đa đối với các
dịch vụ. Trong thời gian tới, khi hàng loạt các ngân hàng nước ngoài đổ bộ vào thị
trường tài chính của nước ta, đòi hỏi trình độ và công tác quản trị của các ngân hàng
Việt Nam nói chung và ở Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói riêng ngày càng
cao. Đó không chỉ là sức đề kháng để cạnh tranh cho Chi nhánh mà còn là sức mạnh cho
tính liên kết bền vững của cả thị trường liên ngân hàng. Nếu Chi nhánh yếu kém trong
quản trị sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính Chi nhánh mà còn tạo nên những rủi ro nhất
định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác. Từ đó tạo nên những khó khăn nhất
định trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của Chi
nhánh. Măt khác, khi mà môi trường huy động vốn ngày càng có những thay đổi phức
tạp, đòi hỏi Ban lãnh đạo của Chi nhánh cần có những điều chỉnh kịp thời chính xác, từ
đó đảm bảo cho quá trình Huy động vốn của Chi nhánh hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
1.4.1.2. Vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu đóng của một NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì
các hoạt động thường ngày của ngân hàng và đảm bảo cho ngân hàng có khả năng phát
triển lâu dài. Vốn đóng vai trò như tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản vì vốn giúp
trang trải những khoản thu lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho đến khi ban quản lý có thể
tìm ra cách giải quyết và đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động bình thường. Mặt
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
15
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
khác vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hình thức
dịch vụ mới, của những chương trình và trang thiết bị mới. Vốn được xem như một
phương tiện điều tiết sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì ổn định lâu
dài. Để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi mỗi ngân hàng có một nguồn vốn phát triển
tương ứng với sự phát triển của danh mục các khoản mục cho vay và của những tài sản
rủi ro khác. Chính vì vậy, nguồn vốn của ngân hàng phải luôn được củng cố, bổ sung
tương ứng. Sự lớn mạnh về nguồn vốn của ngân hàng sẽ tạo niềm tin cho khách hàng
vay vốn và sự đảm bảo đối với những người gửi tiền vào ngân hàng. Quy mô vốn tự có
giữ vai trò quyết định đến quy mô vốn cho vay, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp và tốc
độ hiện đại hoá, phát triển công nghệ ngân hàng, mở rộng thị trường hoạt động do đó
ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn.
1.4.1.3. Hình thức huy động.
Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau như vì mục
đích an toàn, gửi nhằm lấy lãi để tiêu dùng, gửi để đồng vốn càng sinh sôi nảy nở hay
cũng doanh nghiệp chưa đến kỳ trả tiền hàng nên đồng vốn đang còn nhàn rỗi… Chính
vì vậy, hình thức huy động vốn cần đa dạng nhằm tận dụng mọi nguồn tiền nhãn rỗi
trong dân cư và tại các doanh nghiệp. Càng có nhiều hình thức huy động càng tạo nhiều
cơ hội cho người gửi lựa chọn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong muốn của họ. Tuy
nhiên việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn sẽ làm cho công việc quản lý cũng
như chi phí quản lý huy động vốn của ngân hàng sẽ tăng lên, đòi hỏi ngân hàng phải tìm
cho mình hình thức huy động phù hợp với điều kiện của mình. Chi nhánh NHNo&PTNT
Nam Hà Nội với đặc điểm và điều kiện của mình, đồng thời là một Chi nhánh của
NHNo&PTNT Việt Nam, hiện đang thực hiện các hình thức huy động được xem là khá
đa dạng với kỳ hạn linh hoạt như gửi tiền trong một thời gian rất ngắn như 1 tháng, 2
tháng hay 3 tháng.. bên cạnh các kỳ hạn ngắn, trung dài hạn khác. Lãi suất áp dụng đối
với dân cư và các tổ chức kinh tế có sự khác nhau cũng tạo điều kiện cho các đối tượng
khách hàng quan tâm chú ý đến Chi nhánh.
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
16
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
1.4.1.4. Trang thiết bị công nghệ.
Sự phát triển của công nghệ thông tin có những tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế
và xã hội. Nó làm thay đổi phương thức trao đổi cả xã hội nói chung cũng như khách
hàng nói riêng. Phương thức trao đổi giữa khách hàng và ngân hàng trên thị trường rất
nhạy cảm với các tiến bộ về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Ngân hàng là
một trong những ngành rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh
doanh của mình. Ngày nay hoạt động của các ngân hàng nói chung và Chi nhánh
NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói riêng không thể tách dời khỏ sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ thông tin. Trên thực tế công nghệ mới cho phép Chi nhánh đổi mới như máy
rút tiền tự động ATM, vấn tin tài khoản tự động IPCAS, đại lý Western Union, thanh
toán điện tử… Sự phát triển của mạng lưới máy tính cho phép ngân hàng cung cấp dịch
vụ 24/24h đổi mới cách thức huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi
tiến hành giao dịch với Chi nhánh cũng như với các đối tác đặc biệt đối với những khách
hàng là tổ chức kinh tế. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có ý nghĩa rất quan
trọng, bởi vì nguồn vốn này Chi nhánh không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp. Do vậy có thể
nói công nghệ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Chi
nhánh.
1.4.1.5. Tính chuyên nghiệp trình độ của Cán bộ công nhân viên.
Ngày nay ngân hàng trở thành một ngành dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế.
Các ngân hàng để cạnh tranh với nhau không chỉ dừng lại ở mức lãi suất, mà ngày càng
quan tâm đến chất lượng phục vụ đối với khách hàng. Để tạo ấn tượng tốt với khách
hàng, đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng. Nhân viên
ngân hàng ngoài việc có kiến thức, cần phải có cách xử lý các tình huống linh hoạt, sáng
tạo, phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, thấu hiểu điều mà khách hàng mong
muốn. Không những thế, nhân viên ngân hàng cần có sự chuyên nghiệp trong quá trình
làm việc của mình. Sự chuyên nghiệp đó sẽ tạo cho khách hàng niềm tin, từ đó gửi gắm
nhu cầu của mình tới ngân hàng. Quá trình tiếp cận khách hàng tốt sẽ mang lại lợi ích
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
17
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
trước mắt cũng như lâu dài đối với Chi nhánh. Nắm bắt được vấn đề này mà phương
châm kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là: “Vì sự thành đạt của
khách hàng và ngân hàng”, qua đó đặt lợi ích của khách hàng cùng với lợi ích của ngân
hàng.
Mặt khác các nhân viên trong quá trình tiếp xúc với khách hàng sẽ cung cấp cho
Chi nhánh thông tin phản hồi từ phía khách hàng, từ đó hiểu rõ hơn sự mong muốn của
khách hàng đối với Chi nhánh, trên cơ sở đó Chi nhánh có thể phục vụ khách hàng tốt
hơn.
1.4.1.6. Uy tín của chi nhánh.
Uy tín của một doanh nghiệp đó chính là hình ảnh của doanh nghiệp đó trong
lòng khách hàng. Uy tín không phải được tạo ra trong ngày một ngày hai mà nó được
hình thành trong một quá trình lâu dài. Đối với các ngân hàng, tạo được uy tín đối với
khách hàng là điều rất quan trọng Người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng
thường quan hệ kinh doanh đối với những bạn hàng lâu năm. Chính vì vậy, những ngân
hàng có uy tín cao sẽ tạo được sự chú ý rất lớn từ phía khách hàng khi họ lựa chọn ngân
hàng trong quá trình gửi tiền tiết kiệm. Không phải ngẫu nhiên mà những NHTM Nhà
nước có uy tín lớn lại có lãi suất tiền gửi nhỏ hơn so với các NHTM Cổ phần, bởi vì các
NHTM Cổ phần có rủi ro cao hơn các NHTM Nhà nước trong các hoạt động kinh doanh
tiền tệ.
Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là Chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT
Việt Nam, chính vì vậy được hưởng rất nhiều lợi thế từ ngân hàng cấp trên. Là một
NHTM Nhà nước có tuổi đời trong lĩnh vực ngân hàng tài chính tròn 20 năm, hiện nay
NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng có quy mô về vốn, tài sản, đội ngũ nhân viên,
màng lưới hoạt động và số lượng khách hàng lớn nhất Việt Nam, chiếm thị phần 20%
trong thị trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam. Hiểu rõ được lợi thế đó, Ban lãnh đạo
của Chi nhánh luôn cố gắng nâng cao hơn nữa uy tín của Chi nhánh thông qua việc đầu
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
18
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
tư vào các dự án lớn trên toàn quốc, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và chất
lượng đội ngũ CBCNV của mình.
1.4.2. Nhân tố bên ngoài.
1.4.2.1. Môi trường kinh tế chính trị xã hội.
Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội nằm ở khu vực phía nam thủ đô Hà Nội,
là cửa ngõ giao lưu giữa Hà Nội và các tỉnh phía nam. Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh
tế chính trị của cả nước, nên là địa điểm tập trung sự hoạt động kinh doanh và giao dịch
của các doanh nghiệp, công ty lớn trong nước và nước ngoài. Nền kinh tế Việt Nam hội
nhập với nền kinh tế thế giới, đó là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động kinh doanh
trên địa bàn Hà Nội phát triển. Cùng với đà tăng trưởng của đất nước, năm 2007 kinh tế
Hà Nội tiếp tục phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội đạt 12,1%, cao
nhất trong 10 năm trở lại đây. Khu vực đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài nhà nước ở
lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng cao, đạt xấp xỉ 30%, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) với 290 dự án và tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Thành phố thu hút ngân sách
khoảng 45 709 tỷ đồng, tương đương với 102% dự toán đầu năm. Giá trị tăng thêm của
dịch vụ tài chính ngân hàng cũng đạt mức kỷ lục với hơn 20%. Năm 2008, Hà Nội phấn
đấu đạt mức tăng trưởng GDP từ 12,5% - 13%, phương hướng chung của toàn thành phố
là chuyển từ mô hình Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp sang Dịch vụ-Công nghiệp-
Nông nghiệp.
Dân cư sống trên địa bàn là những người có trình độ và thu nhập cao, ổn định, họ
có hiểu biết khá rõ và mạnh dạn trong việc sử dụng các dịch của vụ ngân hàng. Đây là
điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư cũng
như việc sử dụng các dịch vụ thanh toán ngân hàng của Chi nhánh từ người dân.
1.4.2.2. Lãi suất.
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
19
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
Huy động vốn và cho vay là hai hoạt động chính của ngân hàng. Sự chênh lệch
giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động tạo nên doanh thu chính cho ngân hàng. Do đó
lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Khách hàng hiện nay luôn
rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất.Chính vì vậy, bất kỳ sự thay đổi lãi suất nào từ
phía ngân hàng đều có ảnh hường nhất định đến tâm lý của người đi vay và người cho
vay. Hay nói cách khác, lãi suất cao hay thấp có ảnh hưởng tới cung cầu đầu tư và tiết
kiệm. Nếu lãi suất cao, tiết kiệm có xu hướng tăng trong khi đầu tư lại giảm dẫn đến tình
trạng ứ đọng vốn trong ngân hàng. Ngược lại, khi lãi suất giảm, tiết kiệm giảm và đầu tư
tăng gây nên tình trạng thiếu vốn. Chính vì vậy, lãi suất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng
tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.4.2.3. Sự đa dạng của các dịch vụ cung cấp.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng Ngân hàng là một tổ chức hoạt động
kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Ngày nay khi mà
khách hàng có nhu cầu rất lớn từ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Chính vì vậy để có
thể cạnh tranh với nhau, các ngân hàng cần có những dịch vụ ngân hàng tiện ích nhất
nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp có
thể kể đến như thực hiện trao đổi ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu và cho vay thương
mại, nhận tiền gửi, bảo quản vật có giá trị, cho vay tiêu dùng, tư vấn tài chính, dịch vụ
thuê mua thiết bị… Dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam hiện nay là một trong bốn ngành
dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao (cùng với dịch vụ viễn thông, vận tải và du lịch). Vấn
đề quan trọng trong ngành dịch vụ ngân hàng là sự phong phú của các sản phẩm mà dịch
vụ cung cấp. Ở Việt Nam hiện nay, tuy rằng tốc độ phát triển nhanh tuy nhiên so với trên
thế giới thì còn rất hạn chế, dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam còn thiếu, nghèo nàn và sơ
khai.
Nắm bắt được tình hình hiện tại về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, để cạnh
tranh chiếm lĩnh khách hàng, các NHTM nhà nước cũng như các NHTM Cổ phần ở Việt
Nam một mặt nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mặt khác tích cực tung ra những
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
20
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
dịch vụ mới như đa dạng các loại thẻ, phát hành thẻ tín dụng thông minh, liên kết với
nhau để tung ra thị trường thẻ đa năng…Trước sự phát triển nhanh của các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng đã tạo nên những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh buộc Chi nhánh phải có bước đi đứng đắn nhằm giữ chân những khách
hàng hiện tại đồng thời tìm kiếm những khách hàng mới.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
NAM HÀ NÔI
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua.
2.1.1 Về lợi nhuận.
Bảng 1: Tình hình thu nhập của Chi nhánh trong những năm vừa qua
(đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Quỹ thu nhập 35 608 45 875 61 080 98 177 103 684
Quỹ lương 3 609 4 828 6 228 9 106 11 523
Lợi nhuận 31 999 41 047 54 798 80 071 92 161
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2003 – 2007)
Mặc dù là một Chi nhánh thành lập chưa được lâu, gặp nhiều khó khăn trong việc
phát triển thị phần, tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, với những thuận lợi nhất định cùng
với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ CBCNV trong
Chi nhánh, lợi nhuận của Chi nhánh liên tục tăng nhanh trong những năm vừa qua. Tốc
đọ tăng trưởng lợi nhuận luôn tăng nhanh hơn so với sự tăng trưởng về sản lượng lao
động.
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
21
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.2. Về tình hình kế toán tài chính.
Bảng 2: Tình hình thu chi của Chi nhánh năm 2007 (ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
So với cùng kỳ
+/- %
Tổng thu 946A 556 189 738 093 181 904 133%
Trđó: - Thu tín dụng 529 102 691 702 162 600 131%
- Thu dịch vụ 18 288 18 899 611 103%
Tổng chi 946A 461 630 634 409 172 779 137%
Trđó: - Chi trả lãi 433 362 550 659 117 297 127%
- Trả phí 5 181 20 441 15 260 395%
- Chi phí khác 0 3 107 3 107
Quỹ thu nhập 946A 94 559 103 684 9 125 110%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007)
Tổng thu năm 2007 của Chi nhánh đạt 738.093 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ
năm trước là 181.904 triệu đồng, tốc độ tăng là 33%. Trong đó thu lãi cho vay là
691.702 triệu đồng, chiếm 94% tổng thu; thu dịch vụ là 18.899 triệu đồng, chiếm 2,6%
tổng thu, bằng 12,2% thu nhập ròng.
Tổng chi năm 2007 là 634.409 triệu đồng, tăng 172.779 triệu đồng, tăng so với
năm trước là 37%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn là 550.659 triệu đồng, chiếm 87%
tổng chi.
Chênh lệch thu chi thực tế là 103.684 triệu đồng, tăng 9.125 triệu đồng so với
năm trước, vượt 63% kế hoạch giao. Trong năm Chi nhánh đã trích đủ dự phòng rủi ro
theo kế hoạch của Trụ sở chính là 57.806 triệu đồng.
Hệ số lương là 2,26.
2.1.3. Công tác kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế.
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
22
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
Chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối,
thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu
ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan
hệ thanh toán quốc tế, không xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt
động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 44% so với
cùng kỳ năm trước.
Bảng 3: Hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2005 - 2007 (ĐVT: 1000 USD)
STT Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
SM Số tiền SM Số tiền SM Số tiền
1 Thanh toán hàng nhập 1.063 68.819 1.078 103.447 1.437 147.997
2 Thanh toán hàng xuất 523 48.231 591 59.099 553 92.967
3 Mua ngoại tệ 98.764 107.263 154.273
4 Bán ngoại tệ 101.142 109.404 154.287
5 Thu dịch vụ 187 209 300
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm2005- 2007)
2.1.4. Các lĩnh vực công tác khác.
- Công tác phát triển sản phẩm mới: Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm
dịch vụ trong ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Chi nhánh
Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo
lãnh; thanh toán quốc tế; Đại lý Western Union; thanh toán điện tử; thẻ ATM; Ngân
hàng đầu mối; ngân hàng phục vụ dự án… Bên cạnh đó còn phát triển một số sản phẩm
dịch vụ mới như:
+ Hỗ trợ nghiệp vụ quản lý tài chính tập trung của Trung tâm chuyển tiền Bưu
điện. Với dịch vụ này đã thu hút toàn bộ nguồn vốn không kỳ hạn phục vụ nhu cầu
chuyển tiền của ngành Bưu điện về hệ thống NHNo với số dư thường xuyên 300-500 tỷ
đồng và hàng chục ngàn cuộc thanh toán chuyển tiền hàng tháng.
+ Dịch vụ thu hộ học phí của một số trường đại học: Dịch vụ này hiện nay đang
miễn phí hoàn toàn, có tác dụng thu hút một phần tiền nhàn rỗi của các trường đại học.
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
23
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
+ Dịch vụ trả tiền lương qua thẻ ATM: đây là dịch vụ mang tính quảng bá thương
hiệu nhiều hơn.
- Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ luôn được duy trì và ngày càng đi sâu vào
chất lượng. Trong năm 2007, đã thực hiện được 93 cuộc kiểm tra, trong đó có 02 cuộc
kiểm tra về công tác chỉ đạo điều hành và 91 cuộc kiểm tra hoạ động kinh doanh. Kết
quả kiểm tra theo chuyên đề của Chi nhánh năm 2007 là 164.649 chứng từ kế toán với số
tiền 38.018.047 triệu đồng; 2525 hồ sơ tín dụng với số tiền là 4.577.089 triệu đồng và
1.179 hồ sơ thanh toán quốc tế với số tiền 55.943 nghìn USD. Ngoài các đợt kiểm tra
theo chuyên đề Chi nhánh còn tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra theo đề cương kiểm
tra của NHNo&PTNT Việt Nam. Năm 2007, Chi nhánh chưa phát sinh đơn thư phản ánh
nào.
- Công tác tổ chức: Thực hiện đúng các quy định vè bổ nhiệm, nâng lương, khen
thưởng kỷ luật, tuyển dụng. Năm 2007 biên chế thêm 20 cán bộ , đưa tổng số CBCNV
Chi nhánh lên 150 người,, không có ai bị kỷ luật, không có đơn thư khiếu nạo. Ngoài ra
thực hiện theo quy định của Trụ sở chính, Phòng Thẩm định của Chi nhánh đã chấm dứt
hoạt động từ ngày 15/07/2007.
- Công tác phát triển màng lưới: Năm 2007, Chi nhánh thành lập thêm 2 PGD
trực thuộc Chi nhánh cấp II, chuyển trụ sở cho 2 Chi nhánh cấp II. Đến nay Chi nhánh
có 1 Hội sở, 8 phòng nghiệp vụ, 3 Chi nhánh cấp II và 4 Phòng giao dịch trực thuộc Chi
nhánh cấp I.
-Công tác đào tạo: Ngoài các buổi tập huấn đột xuất, trong năm 2007 Chi nhánh
còn tổ chức nhiều buổi tập huấn do Trụ sở chính tổ chức, tham gia liên kết đào tạo với
các đơn vị trong cơ sở đào tạo khu vực tổ chức. Về hiện đại hoá ngân hàng, từ ngày
10/12/2007 Chi nhánh đã tiến hành chuyển đổi chương trình giao dịch từ Ngân hàng bán
lẻ sang chương trình IPCAS từ Hội sở đến các Phòng giao dịch.
- Công tác thi đua: Đã triển khai các phong trào thi đua do TW và Chi nhánh tự
phát động. Tổ chức đăng ký thi đua ngay từ đầu năm để tạo khí thế thi đua sôi nổi trong
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
24
GVHD: Nguyễn Đình Trung Chuyên đề tốt nghiệp
toàn Chi nhánh. Chi nhánh đã đạt được Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội trao
tặng; là một trong số ít đơn vị vinh dự nhận CUP Thăng Long 2007; Huân chương lao
động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng; … Ngoài ra, Giám đốc Chi nhánh còn được
công nhận là Giám đóc doanh nghiệp giỏ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2.2. Các hình thức đẩy cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT
Nam Hà Nội.
2.2.1. Lãi suất tiền gửi.
Lãi suất được xem chính là giá cả của tiền tệ. Khi một cá nhân hay một tổ chức
gửi tiền vào một ngân hàng, họ sẽ lựa chọn ngân hàng nào có lãi suất hấp dẫn nhất để
gửi, hay nói chính xác hơn là họ sẽ thu được nhiều nhất từ ngân hàng với khoản tiền họ
gửi. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì trong nền kinh tế thị trường, những lĩnh vực có lợi
nhuận cao sẽ thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên lãi suất huy động càng
cao sẽ làm cho lãi suất cho vay sẽ cao. Chính vì vậy, các ngân hàng cần phải tính toán để
đưa ra mức lãi suất huy động và cho vay hợp lý, một mặt có thể cạnh tranh với các ngân
hàng khác, mặt khác giúp cho hoạt động kinh doanh trong ngân hàng ngày càng hiệu
quả.
Trong thời gian qua, do chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao, thị trường bất động
sản chỉ trong vài tháng đã tăng chóng mặt, trong khi thị trường chứng khoán diễn biến
trồi sụt thất thường và đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ… Tất cả những điều đó buộc các
nhà quản lý phải đưa ra những chính sách tiền tệ hợp lý. Thị trường tiền tệ ở Việt Nam
nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử, vốn đồng VNĐ khan hiếm, trên các ngân hàng
hầu như chỉ có người đi vay mà không có người gủi tiền. Điều đó làm cho các NHTM
liên tục điều chỉnh lãi suất nhằm có thể thu hút khách hàng gửi tiền. Tháng 2 năm 2008,
SEA BANK công bố lãi suất mới được coi như quả bom dội vào cuộc cạnh tranh tăng lãi
suất trên thị trường với mứuc kỷ lục là 12%/năm; ngay sau đó SHB đua ra chương trình
siêu lãi suất với mức lãi suất cao nhất lên đến 12,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng, rồi NHTM
Sinh viên: Phạm Xuân Anh Lớp QTKD Tổng hợp 46B
25