Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thị Trường Và Giá Cả-Nhóm-3-Tiểu-Luận.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.34 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TỐN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----***-----

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG THỊT LỢN VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Anh Trụ
Lớp: K67LOGISA
Nhóm : 03
Thành viên
1. Trần Phương Quỳnh - 676767 ( Nhóm trưởng )
2. Đinh Văn Trung - 676899

6. Trần Khánh Huyền - 676501

3. Trần Ngọc Hải Dương - 676375

7. Tô Thanh Huyền - 676500

4. Nguyễn Thị Diệu Linh - 676546

8. Nguyễn Minh Huyền - 676484

5. Đặng Thị Khánh Linh - 676551

1


MỤC LỤC


I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Kết cấu báo cáo
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về thị trường và giá cả thịt lợn
3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt lợn
3.2. SWOT
3.3. Thực trạng thị trường và giá cả thịt lợn
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và giá cả thịt lợn
3.5. Giải pháp
IV. KẾT LUẬN
4.1. Kết luận
4.2. Kiến nghị
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
VI. BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Danh mục ký hiệu
2


STT Kí hiệu

Ý nghĩa

1


PTNN

Phát triển nơng thơn

2

DN

Doanh nghiệp

3

UBND

Uỷ ban nhân dân

4

PRRS

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome -Bệnh lợn tai
xanh

5

ASF

African Swine Fever- Dịch tả lợn Châu Phi


6

YoY

Year over year- Chỉ số về doanh thu

7

EBITDA

Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and
Amortization) là chỉ số phản ánh thu nhập trước lãi vay, thuế
và khấu hao.

8

VND

Việt Nam Đồng- Đơn vị tiền tệ

9

USD

Đô-la Mĩ - Đơn vị tiền tệ

I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
3



Việt Nam làm một nước đi lên từ một nền kinh tế nơng nghiệp. Nơng
nghiệp là ngành sản xuất đóng góp một phần đáng kể trong tổng thu thập
quốc dân, bình quân chiếm 20% tổng GDP cả nước. Với gần 80% dân số
nơng thơn, vì thế phát triển nơng nghiệp và nông thôn được xem là cơ sở
phát triển kinh tế để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, thị trường thịt lợn Việt Nam đã có
nhiều biến động. Hiện nay nền kinh tế đang bị suy thoái dẫn đến thị trường
cũng như giá cả của thịt lợn có nhiều biến động. Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề trên, nhóm 3 đã chọn đề tài “ Tìm hiểu về thị trường và
giá cả thịt lợn Việt Nam ”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng về thị trường cung - cầu thịt lợn Việt Nam.
Tìm hiểu đặc điểm giá cả thịt lợn.
Đề xuất các phương án giải quyết.
1.3. Kết cấu báo cáo
Nội dung tiểu luận bao gồm:
Phần 1:Tổng quan về thị trường thịt lợn Việt Nam
Phần 2: Nội dung chính bao gồm:
2.1Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam
2.2. SWOT
2.3Thực trạng thị trường và giá cả thịt lợn
2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và giá cả thịt lợn
2.5. Giải pháp
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu thứ cấp về thị trường thịt lợn tại Việt Nam bao gồm; quy mô, cơ
cấu, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thịt lợn

Các nguồn thồn tin sử dụng bao gồm: tài liệu chính thống của nước ta: báo
Nhà chăn nuôi, báo cục chăn nuôi, báo VietDVM,...
Các dữ liệu được thu thập từ các trang sách, báo, mạng internet, các bài
luận văn cùng các phương tin truyển thông khác...
4


2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ chăn nuôi, bán buôn, bán lẻ, các trang trại, thương nhân,người
tiêu dùng ..
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ Việt Nam
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt lợn
3.1.1. Tình hình sản xuất
Sản lượng đàn lợn
Chăn ni lợn ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời và đã trở thành tập quán
sản xuất của nhân dân. Từ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp nay
Việt Nam đã được biết đến là một quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ
5 về đầu con, thứ 6 về sản lượng thịt so với thế giới (năm 2022). Trong thời
gian qua, tăng trưởng đàn lợn của Việt Nam có sự biến động lớn về tổng đàn
và sản lượng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2019 – 2022,
đàn lợn (không bao gồm lợn con theo mẹ) mặc dù giảm do ảnh hưởng của
Dịch tả lợn châu Phi nhưng đã dần khôi phục lại như thời điểm trước dịch.
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính tổng đàn lợn của cả nước tính đến thời
điểm cuối tháng 6 năm 2023 tăng khoảng 2,5% so với cùng thời điểm năm
2022. Tốc độ tăng trưởng đàn lợn các tháng năm 2023 thấp hơn năm 2022 ở
cùng thời điểm.

5



Hình 3.1.1: Tốc dộ tăng trưởng đàn lợn qua các tháng năm 2022 - 2023
Năm 2022, tổng đàn lợn vùng Đơng Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất cả nước tăng ~14%, tiếp đến là ĐBSCL ~10%, Tây Nguyên ~9%. Đồng
bằng Sông Hồng gần như giữ nguyên số lượng đàn lợn so với năm 2021 khi
chỉ tăng ~0,5%.
6


7


Chăn nuôi lợn tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc
(chiếm khoảng 23,2-23,8%), tiếp đó là vùng Đồng bằng Sông Hồng (19,520,6%), những năm gần đây, vùng Đông Nam Bộ đang phát triển chăn nuôi
lợn với tỷ trọng chiếm khoảng 20%.
(Nguồn Tổng cục Thống kê)

Hình 3.1.2. Cơ cấu đàn lợn thịt phân theo vùng sinh thái năm 2021-2022

8


Một số địa phương phát triển chăn nuôi lợn tốt trong những năm gần đây
là Đồng Nai, Hà Nội, Bình Phước, Bắc Giang, Thanh Hóa…
Sản lượng thịt
Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020-2023, cơ cấu đàn vật nuôi của nước
ta như sau: chăn nuôi lợn chiếm 60-64%; gia cầm 28-29% (trong đó, gà lơng
màu 11%, gà trắng 11%, ngan, vịt 7%) còn lại là trâu, bò, dê, cừu (chiếm
9%). Trong khi, cơ cấu sản lượng thịt thế giới năm 2022, thịt lợn chiếm 41%,

thịt gia cầm 37% và thịt trâu, bò (22%). Như vậy, cơ cấu thịt lợn của Việt
Nam cao hơn trung bình chung của thế giới khoảng 20%.

Hình 3.1.3. Cơ cấu sản lượng thịt hơi xuất chuồng theo từng đối tượngvật
nuôi năm 2022 ( Nguồn Cục thống kê)

9


Hình 3.1.4. Diễn biến sản lượng thị lợn hơi và gia cầm hơi xuất chuồng giai
đoạn 2018 - 2022 ( ĐVT nghìn tấn - Nguồn Tổng cục Thống kê )
Tổng số lợn thịt xuất chuồng đạt ~48,2 triệu con năm 2019 và tiếp tục giảm
~3,8% xuống còn ~46,3 triệu con năm 2020; sau đó tăng trở lại trong các năm
2021, 2022 tương ứng là ~47,9 triệu con (~3,3%) và ~50,7 triệu con (~5,8%). Tính
chung giai đoạn từ 2019 đến 2022 tổng số lợn thịt xuất chuồng tăng trưởng bình
quân/năm là ~1,3%.
Do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, sản lượng thịt lợn hơi xuất
chuồng năm 2019 chỉ đạt ~4,1 triệu tấn và tiếp tục giảm ~1,7% so với năm 2019
trong năm 2020 xuống còn ~4,04 triệu tấn; tăng trưởng trở lại trong năm 2021 và
2022 tương ứng đạt ~4,2 triệu tấn (tăng ~4,9 % so với năm 2020), đạt ~4,5 triệu tấn
năm 2022 (~tăng 6,7% so với năm 2021).
Trong 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 2,3
triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022 (riêng quý II/2023 đạt 1,1 triệu tấn
giảm 4,9% so với quý I/2023 nhưng tăng 5,4% so với quý II/2022 – theo Tổng cục
Thống kê)

3.1.2. Tình hình tiêu thụ
Thịt lợn là thực phẩm truyền thống, gắn bó lâu đời trong văn hóa ẩm thực của
người Việt Nam, vì thế nó đã trở thành món ăn phổ biến trên bàn ăn mỗi ngày của
mọi gia đình Việt. Mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam đạt 24.5kg/năm.

10


Không chỉ là ở nông thôn, người tiêu dùng tại khu vực thành thị tiêu thụ tới 50%
tổng sản lượng thịt lợn sản xuất trên cả nước.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các năm 2021 và 2022, Việt Nam đều
đứng thứ 6 trong số các nước có thị phần sản lượng thịt lợn cao nhất thế giới,
chiếm 2,4% (2021) và 2,5% (2022) tổng sản lượng thịt lợn toàn cầu.
Trong số 10 nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, Việt Nam vẫn đứng thứ 6
với tỷ lệ tiêu thụ thịt lợn/sản xuất là 105,4%, nghĩa là sản xuất thịt lợn trong nước
mới đáp ứng được 95% nhu cầu tiêu thụ thịt lợn.
Với hơn 3,1 triệu tấn thịt xẻ quy đổi năm 2022 cùng với 114 nghìn tấn thịt xẻ
nhập khẩu thì lượng thịt lợn xẻ bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 32kg
thịt lợn xẻ/người/năm (năm 2021 khoảng 30kg thịt lợn xẻ/người).
Theo báo cáo từ Cục Chăn ni (Bộ NN&PTNT), ngành chăn ni lợn của Việt
Nam có một thị trường nội địa rộng lớn 100 triệu dân với khách du lịch quốc tế
ngày càng tăng sau khi các hoạt động du lịch, hoạt động văn hóa, lễ hội được tổ
chức lại. Hơn nữa, thịt lợn là loại thực phẩm được yêu thích và là một trong những
loại thực phẩm chính sử dụng hàng ngày của người Việt Nam.
Theo Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos công bố kết quả nghiên cứu về thị
trường lợn Việt Nam năm 2022 cho thấy mức tiêu thụ thịt lợn của người Việt Nam
ít hơn so với năm, sáu năm trước.
Năm 2018, mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ trung bình 31,4 kg thịt lợn, đến
năm 2022 mức tiêu thụ giảm còn 23,5kg.
Thời gian sắp tới, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm thịt dự kiến sẽ tiếp tục
tăng do Việt Nam mở cửa du lịch và các hoạt động trở lại trạng thái bình thường.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo Việt Nam sẽ vươn lên vị trí
thứ 2 châu Á (sau Trung Quốc) về tiêu thụ thịt lợn trong năm 2022, với con số
khoảng 3,4 triệu. Tốc độ tăng trưởng hàng năm là 3,1% trong giai đoạn 2022-2030.
Fitch Solution cũng dự báo tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thịt heo của Việt Nam trong

giai đoạn 2018-2026 sẽ tăng lên 25%, cho đến năm 2026, tiêu thụ thịt heo bình
quân ở Việt Nam là 31kg/người.
3.2. SWOT
3.2.1. Điểm mạnh
Nhu cầu Tiêu thụ Tăng Cao
- Sức khỏe và dinh dưỡng là mối quan tâm ngày càng tăng cao, thúc đẩy nhu cầu
tiêu thụ thịt lợn.
11


- Thịt lợn là nguồn thức ăn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam trong số các
sản phẩm thịt.
Tăng Trưởng Kinh tế
- Khi kinh tế phát triển, thu nhập của người tiêu dùng tăng, làm tăng nhu cầu cho
thịt lợn.
Quy trình Sản xuất Hiện đại
- Có sự hiện đại hóa trong quy trình chăn ni và sản xuất, giúp cải thiện chất
lượng và hiệu suất.
Xuất khẩu và Thị trường Quốc tế
- Các cơ hội xuất khẩu có thể mang lại nguồn thu nhập lớn và giúp giảm áp lực cung
ứng trong thị trường nội địa.
3.2.2.Điểm yếu
- Sự biến động giá cả thị trường thường gây tâm lý bất an cho người tiêu dùng.
- Hệ thống kênh phân phối sản phẩm hình thành một cách tự phát, khơng được
tổ chức điều hành chặt chẽ.
- Vấn đề tổ chức thu mua, tồn trữ, chế biến, phân loại sản phẩm chưa đồng bộ
và hiệu quả.
- Hàng năm vẫn bùng phát các loại dịch ví dụ như: dịch tả lợn châu phi, dịch
lợn tai xanh, lở mồm long móng,...
3.2.3. Cơ hội

- Nếu lạm phát hạ nhiệt và nhu cầu thịt heo được cải thiện rõ rệt hơn thì giá thịt
heo được kỳ vọng sẽ tăng mạnh hơn ở khoảng đầu năm 2024
3.2.4. Thách thức
- Dịch tả lợn châu Phi đã khiến cả nước phải tiêu hủy trên 5,9 triệu con lợn với
tổng trọng lượng khoảng 341.000 tấn, chiếm 9% tổng trọng lượng đàn lợn cả nước
- Thực hiện các cam kết giảm thuế quan thì các mặt hàng chăn ni sẽ có xu
hướng nhập khẩu vào nước ta nhiều hơn, tạo ra áp lực cạnh tranh ngay với các sản
phẩm chăn nuôi của Việt Nam trên sân nhà.
12


3.3. Thực trạng và đánh giá thị trường và giá cả thịt lợn
3.3.1. Thực trạng thị trường và giá cả thịt lợn
Nội địa
Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trong năm 2022 khiến người dân khơng
có nhu cầu tái đàn, do đó giá heo giống giảm mạnh 36% về mức 1,27 triệu
VND/ con (7-10kg). Sang 3 tháng đầu năm 2023, do tổng đàn sụt giảm và
giá heo hơi bắt đầu có xu hướng tăng nhẹ từ tháng 4 khoảng 1.000-2.000
VND/kg, nên giá heo giống cũng tăng nhẹ 6% lên mức 1,31 triệu VND/ con
(7-10kg).
Từ sang nửa tháng 4/2023, giá thịt heo Việt Nam bắt đầu tăng nhẹ, dao
động quanh mức 49.900-51.300 đồng/kg. Nguyên nhân một phần là do dịch
bệnh Covid-19 lại bùng phát trở lại, khiến người dân lo ngại tích trữ thực
phẩm nhiều hơn. Đồng thời, tốc độ tăng của đàn heo ở Việt Nam cũng đang
giảm dần trong thời gian gần đây, giảm lần lượt từ 10,4%; 8,6% về 6,2% so
với cùng kỳ trong 3 tháng đầu năm 2023.

Theo VCBS, trong giai đoạn 2016-2022, người dân Việt Nam có xu hướng
chuyển sang tiêu thụ các loại thịt cao cấp hơn như thịt bò, gia cầm và hải sản, giảm
tiêu thụ thịt heo. Do thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam tăng liên tục từ 39% từ mức 2.761 USD/người/năm ở năm 2016 lên 4.100 USD/ người/năm ở năm

2022. Tuy nhiên, thịt heo vẫn là nguyên liệu cho nhiều món ăn truyền thống của
người Châu Á nên xu hướng giảm sẽ chững lại ở mức nhất định.
13


Giá tăng mạnh từ tháng 5 đến tháng 7 (61.000 đg/kg) sau đó giảm liên tục;
giá giảm đều ở 3 miền và giảm mạnh nhất tuần cuối tháng 9 và 3 tuần đầu tháng 10
(lập đáy mới với giá trung bình 3 miền là 49.000 đg/kg – tương ứng với tháng thấp
nhất của năm). Tuần cuối tháng 10, giá bắt đầu tăng 1.000 – 3.000 đg/kg. Giá lợn
hơi xuất chuồng bình quân tháng 10/2023 đạt 51.300 đg/kg giảm khoảng 5.200 đg/
kg so với trung bình tháng 9 và giảm khoảng 10.000 đg/kg so với trung bình giá
tháng 7 (là thời điểm giá cao nhất trong năm 2023, tính đến hiện tại).
Giá thịt lợn tại các chợ đầu mối, bán lẻ và siêu thị trong tháng 6 tương đối ổn
định so với tháng trước: (1) tại chợ đầu mối: thịt lợn nạc thăn 120 nghìn đồng/kg;
thịt ba chỉ 125 nghìn đồng/kg; thịt mơng sấn 115 nghìn đồng/kg; (2) tại chợ bán lẻ:
thịt lợn nạc thăn 125 nghìn đồng/kg; thịt ba chỉ 125 – 130 nghìn đồng/kg; thịt mơng
sấn 120 nghìn đồng/kg; (3) tại siêu thị: (i) Siêu thị Big C: thịt lợn nạc thăn 145,8
nghìn đồng/kg; thịt mơng sấn 130 nghìn đồng/kg; thịt ba chỉ 135 nghìn đồng /kg;
(ii) Siêu thị Winmart: thịt lợn nạc thăn là 148 nghìn đồng/kg; thịt ba chỉ 169 nghìn
đồng/kg; thịt mơng sấn là 130 nghìn đồng/kg; (iii) Siêu thị Metro: thịt lợn nạc thăn
là 125 nghìn đồng/kg; thịt ba chỉ 130 nghìn đồng/kg; thịt mơng sấn giá 110 nghìn
đồng/kg.
Sang tháng 7, giá lợn hơi tại các tỉnh tiếp tục tăng, có tỉnh đạt ngưỡng 68 nghìn
đồng/kg. Giá trung bình đến ngày 22/7 dao động 63-66 nghìn đồng/kg ở miền Bắc,
60-62 nghìn đồng/kg ở miền Trung và 60 nghìn đồng/kg ở miền Nam – đây là mức
giá tốt nhất từ đầu năm đến nay.
Giá thị trường lợn giống: Thị trường lợn thịt biến động như trên đã tác động đến
nhu cầu tiêu thụ lợn giống. Từ tháng 01 đến tháng 6/2021, giá lợn giống luôn ở
mức trên 2,4 triệu đồng/con. Tuy nhiên, sau khi giá lợn thịt giảm, giá lợn giống
giảm mạnh xuống 1,4-1,6 triệu đồng/con vào tháng 8-9/2021, từ cuối tháng

10/2021 đến hết năm 2022 giá lợn giống giảm mạnh khoảng 35-36%. Sang 3 tháng
đầu năm 2023, do tổng đàn sụt giảm và giá lợn hơi có xu hướng tăng nhẹ từ tháng
4/2023 khoảng 01 – 02 nghìn đồng/kg nên giá lợn giống cũng tăng nhẹ khoảng 56% lên mức 1,2-1,3 triệu đồng/con. Thời điểm tháng 7, giá lợn giống trung bình
dao động từ 1,25 triệu đến 1,6 triệu đồng/con tùy thuộc vào biểu cân và vùng miền.
Hiện nay, giá thành sản xuất 01 kg lợn hơi dao động từ 50.000 -56.000
đg/kg (tùy loại hình chăn ni), với mức giá trung bình tháng 10, mỗi kg thịt lợn
hơi xuất chuồng, người chăn nuôi thua lỗ khoảng gần 5.000 đg/kg

14


(Nguồn Cục chăn ni)
Hình 3.2.1. Diễn biến giá thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2022 - 2023
So sánh các tháng tương ứng năm 2022 và 2023, giá lợn hơi xuất chuồng
năm 2023 chênh lệch từ 400đ đến 6.600 đ/kg so với năm 2022. Giá lợn hơi
năm 2023 cao nhất tại thời điểm tháng 7 (bình quân 61.000đ/kg) thấp hơn
4.600đ/kg so với cùng kỳ 2022; tháng 10/2023 giá lợn hơi trung
bình 51.300đ/kg thấp hơn khoảng 6.400đ/kg so với tháng 10/2022.

Hình3.2.2. Biểu đồ so sánh giá thịt lợn XC các tháng 2022 và 2023
15


Xuất khẩu

Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị
trường Hồng Kông (Trung Quốc), Bỉ, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia…
Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2023, xuất khẩu
thịt và sản phẩm thịt đạt 1,87 nghìn tấn, trị giá 8,04 triệu USD, tăng 21% về lượng
và tăng 12,3% về trị giá so với tháng 7/2022.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 12,24 nghìn tấn thịt và
các sản phẩm thịt, trị giá 57,51 triệu USD, tăng 20,7% về lượng và tăng 37,4% về
trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị
trường Hồng Kông (Trung Quốc), Bỉ, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia,
Papua New Guinea, Pháp…
Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông chiếm 41,16% về lượng và
chiếm 57,65% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt của cả nước, với
771 tấn, trị giá 4,63 triệu USD, tăng 10,9% về lượng và tăng 41% về trị giá so với
tháng 7/2022.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kơng
5,39 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 33,81 triệu USD, tăng 30,4% về
lượng và tăng 61% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông
chủ yếu là thịt heo sữa nguyên con đông lạnh, thịt heo nguyên con đông lạnh…
Trong 7 tháng đầu năm 2023, thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất
khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt
khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác tươi, ướp lạnh
hoặc đông lạnh; Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm…
16


Trong đó, thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đơng lạnh (chủ yếu là heo sữa và thịt heo
nguyên con đông lạnh) được xuất khẩu nhiều nhất với 6,03 nghìn tấn, trị giá 35,42
triệu USD, giảm 2,4% về lượng, nhưng tăng 30,7% về trị giá so với cùng kỳ năm
2022. Thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu sang các thị trường
như: Hồng Kông, Lào và Malaysia…
Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thịt và phụ phẩm ăn được
sau giết mổ của gia cầm tiếp tục tăng mạnh, đạt 3,17 nghìn tấn, trị giá 8,28 triệu
USD, tăng 335,7% về lượng và tăng 439,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm được xuất khẩu chủ yếu sang
các thị trường như: Trung Quốc, Papua New Guinea, Malaysia, Hàn Quốc, Hồng
Kông…
3.3.2. Đánh giá
Nguồn cung thực phẩm dồi dào, trong khi sức mua thấp do ảnh hưởng bởi lạm
phát, cộng với xu hướng giảm ăn thịt lợn, tăng ăn thịt gà, thuỷ sản... khiến giá lợn
hơi liên tục ở mức thấp trong thời gian qua.
Xu hướng chính của giá lợn hơi trong quý I vẫn là giảm giá, sau khi tăng nhẹ
trong tháng đầu năm nhờ nhu cầu gia tăng trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, thị
trường bắt đầu xuống dốc vào đầu tháng 2 và kéo dài cho tới hết tháng 3.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, dự báo nhu cầu tiêu thụ thịt lợn sẽ hồi phục trở lại,
nhưng vẫn chưa thể như trước khi có dịch Covid-19. Thịt lợn đang mất dần vị trí là
lựa chọn số một của người nội trợ đối với nhóm đạm động vật.
Ngồi ra, tình trạng già hóa dân số tại Việt Nam khiến người dân cũng bắt đầu
phải ý thức hơn về loại thực phẩm được lựa chọn để tiêu thụ. Tuổi càng cao thì tỉ lệ
mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp sẽ ngày càng tăng lên, điều này khiến
cho thịt lợn sẽ dần dần khơng cịn là sản phẩm tiêu dùng hàng đầu của người dân
nữa.
Những tháng còn lại của năm 2023, dự báo chăn ni lợn sẽ tiếp tục gặp khó
khăn. Giá con giống và thức ăn chăn nuôi vẫn đứng ở mức cao, ngày càng nhiều hộ
treo chuồng, khi chăn nuôi cơng nghiệp phát triển, nơng dân rất khó cạnh tranh về
giá thành sản xuất.
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và giá cả thịt lợn
3.4.1. Yếu tố ảnh hưởng bên ngồi
Chính sách Thuế

17


- Thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu đối với thịt lợn và các sản phẩm thịt có thể

ảnh hưởng đến giá cả và cung cấp trên thị trường nội địa. Thuế cao có thể làm tăng
giá thịt nhập khẩu, giúp thị trường nội địa trở nên cạnh tranh hơn.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Các biện pháp thuế VAT có thể tác động đến giá
cả của thịt và sản phẩm từ thịt. Việc điều chỉnh mức thuế VAT có thể ảnh hưởng
đến giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả, và do đó, ảnh hưởng đến nhu cầu
thịt.
- Thuế mơi trường: Các loại thuế mơi trường, nếu có, có thể ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp chăn ni và chế biến thịt, đặc biệt là nếu chúng liên quan đến các
vấn đề như quản lý chất thải, xử lý nước thải, hay các vấn đề môi trường khác.
- Thuế đất và thuế nông nghiệp: Thuế đất và thuế nông nghiệp có thể ảnh hưởng
đến chi phí sản xuất trong ngành chăn ni lợn. Sự điều chỉnh của chúng có thể tác
động đến quyết định đầu tư và quy mô sản xuất.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh
nghiệp chăn nuôi và chế biến thịt cũng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và chi phí,
có thể tạo ra áp lực tăng giá thịt hoặc chi phí sản xuất.
Thu nhập người tiêu dùng
- Thu nhập là yếu tố quan trọng quyết định đến cầu của thịt lợn. Thu nhập ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng mau của người tiêu dùng.
- Tùy từng mức thu nhập, người tiêu dùng có lượng cầu khơng giống nhau. Người
có thu nhập cao sẽ mua thịt heo với số lượng nhiều hơn so với người có thu nhập
trung bình hay thấp.
- Khi thu nhập người tiêu dùng tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện,họ có xu
hướng mua những hàng hòa với chất lượng cao hơn và với số lượng lớn hơn. Tăng
thu nhập cho phép người tiêu dùng mua lượng thịt heo nhiều hơn, khiến cho cầu thị
trường heo tăng. Ngược lại, khi thu nhập giảm, để đáp ứng đủ các nhu cầu cần
thiết, người tiêu dùng sẽ hạn chế, giảm bớt các hàng hóa khơng thật sự thiết yếu,
lượng thịt heo cần mua sẽ giảm, làm cho cầu thịt heo cũng giảm.
Thị hiếu người tiêu dùng
Thị hiếu là sở thích, sự ưu tiên của người tiêu dùng với các hàng hoá khi các
nhu cầu thiết yếu hàng ngày được đáp ứng. Nếu hàng hoá được người tiêu dùng

u thích thì cầu về hàng hố đó sẽ tnăg.
- Tập quán tiêu dùng : Theo văn hoá của dân tộc Việt Nam, thịt heo được sử
dụng rất nhiều trong các món ăn truyền thống. Đặc biệt là các dịp lễ, Tết, lượng
cầu thịt lợn sẽ tăng mạnh nhiều hơn so với bình thường.
18


- Tôn giáo: Một số người theo các tôn giáo không ăn thịt lợn chẳng hạn như đạo
Phật, đạo Hindu nên họ khơng có cầu về loại thịt này. Hay nhiều ăn chay vào một
số ngày trong tháng, lượng thịt họ tiêu thụ sẽ giảm so với ngày bình thường.
- Thói quen: Người tiêu dùng thường xem thịt lợn như một nguồn bổ sung dinh
dưỡng cần thiết và có thói quen mua thịt tươi sống với lượng đủ dùng trong ngày
và khơng có thói quen tích trữ. Vì vậy khi có sự tăng giá mạnh thịt lợn, đa số
người tiêu dùng vẫn sẽ giữ thói quen đó và mua thịt lợn với khối lượng nhỏ hơn.
- Sở thích : Nhiều người yêu thích thịt lợn hơn các loại thịt khác, họ sẽ đánh giá
cao hơn, chọn mua nhiều hơn các sản phẩm liên quan đến thịt lợn. Vì vậy lượng
cầu của họ sẽ cao hơn những người khơng thích loại thịt này.
Số lượng người tiêu dùng
- Khi số lượng người tiêu dùng tăng lên thì nhu cầu về hàng hố cũng tăng. Dân
số Việt Nam những năm qua luôn trên đà tăng trưởng dương, cầu thị trường tăng
khiến cho lượng cung thịt lợn tăng theo.
- Theo số liệu thống kê năm 2000 Việt Nam có gần 80 triệu dân với khối lượng
thịt lợn tiêu thụ thịt lợn khoảng 1,4 triệu tấn và đến năm 2022 với dân số là 99,3
triệu dân nước ta tiêu thụ khoảng 4,5 triệu tấn.
Giá hàng hoá thay thế

- Giá các mặt hàng như thịt gà , thịt vịt, thịt bị.. có thể coi là hàng hoá thay thế
của thịt lợn. Khi giá thịt lợn tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang
các sản phẩm thay thế vì giá các loại hàng hố đó ổn định, phù hợp với thu nhập và
nhu cầu dinh dưỡng của họ. Ngược lại, khi giá của các loại hàng hoá thay thế tăng,

người tiêu dùng sẽ quay trở lại sử dụng thịt lợn làm cầu thịt lợn tăng.
Dịch bệnh Covid-19
Dịch bệnh Covid -19 ảnh hưởng đến cung cầu thịt lợn Việt Nam. Dịch bệnh
covid 19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng là mua thịt lợn
tươi sống với lượng vừa đủ trong ngày thay vào đó là mua tích trữ khối lượng lớn
trong thời gian cách ly theo chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ. Chính vì vậy đã làm
cho lượng cầu tăng lên đáng kể.

19


Bên cạnh đó dịch bệnh Covid 19 cũng là yếu tố làm cho lượng cung tụt giảm
nghiêm trọng. Một số lí do dẫn đến tình trạng này là:
- Thứ nhất dịch bệnh Covid 19 xuất hiện đầu năm 2020 lại cộng hưởng với
dịch tả lợn Châu Phi năm 2019 và khi Covid-19 bùng phát lại đúng vào dịp Tết
cuối năm làm cho các hộ chăn ni trì hỗn việc tái đàn.
- Gián đoạn chuỗi cung ứng:Nhiều địa điểm chăn nuôi lợn đã phải giảm quy
mô sản xuất do các biện pháp hạn chế di chuyển và giãn cách xã hội, gây gián đoạn
trong chuỗi cung ứng thịt lợn.
- Giảm cầu do suy thối kinh tế:Những ảnh hưởng kinh tế tồn cầu của đại
dịch đã dẫn đến giảm cầu tiêu thụ thịt lợn, đặc biệt là trong các nhà hàng, khách sạn
và các điểm bán lẻ thực phẩm.
- Chênh lệch giá và thiếu hụt nhân công:Dịch bệnh đã gây ra chênh lệch giữa
nguồn cung và cầu, dẫn đến biến động giá cả khơng đồng đều. Ngồi ra, nhiều khu
vực đã phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân công do ảnh hưởng của dịch.
- Thách thức trong vận chuyển và xuất khẩu:Biện pháp hạn chế di chuyển
quốc tế và nội địa đã làm gia tăng khó khăn trong vận chuyển và xuất khẩu thịt lợn,
ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu và thị trường quốc tế.
Thay đổi trong hành vi tiêu dùng:Người tiêu dùng đã thay đổi hành vi mua sắm
và tiêu thụ thịt lợn. Sự tăng cường mua sắm trực tuyến và ưa thích thực phẩm đóng

gói có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thịt lợn truyền thống.
Biện pháp an toàn thực phẩm và y tế:Các biện pháp an toàn thực phẩm và y tế
mới đã được áp dụng để đảm bảo an toàn cho người lao động trong ngành chăn
nuôi và xử lý thịt, đồng thời giảm rủi ro lây nhiễm từ thực phẩm.
Những thay đổi này đã tạo ra một môi trường kinh doanh không chắc chắn cho
ngành chăn nuôi lợn và thị trường thịt lợn, và doanh nghiệp phải thích nghi với
những điều kiện mới này.
Bệnh lợn tai xanh
Lợn tai xanh, còn được biết đến với tên gọi là Porcine Reproductive and
Respiratory Syndrome (PRRS), là một bệnh lợn gây ảnh hưởng lớn đến ngành công
20



×