Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Thị trường ngoại hối và ngân hàng trong thị trường ngoại hối.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.29 KB, 21 trang )


1

TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ



Đề tài: Thị trường ngoại hối và ngân hàng trong thị trường
ngoại hối




Thực hiện: nhóm sinh viên lớp Anh 4- TCQT b-K46
Bùi Thị Hoài Trang
Nguyễn Thị Thu Trang
Nguyễn Thị Thuý Vân


2
MỞ ĐẦU

Thị trường ngoại hối Việt Nam mới thực sự chuyển mình và bước đầu
phát triển khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa hội nhập với thế giới, nhất là sau
khi nước ta gia nhập WTO và từng bước mở cửa trên lĩnh vực tài chính -
ngân hàng. Hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần ra đời, thêm vào
đó, các ngân hàng ngoại tham gia đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam
một cách mạnh mẽ, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng được
đẩy mạnh và dần giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng. Hiện tại, thị trường ngoại hối trong nước chủ yếu được vận hành


bởi các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức phi tài chính. Bài tiểu
luận nhằm mục đích đưa ra cái nhìn khái quát về thị trường Forex - ngoại
hối và các hoạt động trên thị trường Forex của các ngân hàng, bao gồm cả
các biện pháp để phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Trên ý tưởng đó, bài tiểu luận
chia làm 2 phần:
Phần I: Thị trường ngoại hối (Forex Market)
Bao gồm: Lịch sử giao dịch Forex, khái niệm “forex”, đối tượng,
phương tiện tham gia Forex, hàng hoá trên thị trường Forex và các đặc điểm
của thị trường
Phần II: Các hoạt động ngoại hối của ngân hàng. Phòng ngừa rủi
ro ngoại hối
Bao gồm: những hoạt động của ngân hàng trên thị trường ngoại hối
theo thông tư của ngân hàng nhà nước và những biện pháp phòng ngừa rủi
ro ngoại hối trong hoạt động của ngân hàng.

(Bài tiểu luận sử dụng nguồn tài li ệu chủ yếu trên internet)

3
PHẦN I
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (FOREX MARKET)



1. Lịch sử giao dịch Forex - Hiệp ước The Bretton Woods (The
Bretton Woods Agreement)

Vào năm 1967, một ngân hàng Chicago từ chối cho một giáo sư đại học
tên Milton Friedman vay một lượng tiền bằng bảng Anh (Pound Sterling)
bởi vì ông ta dự định sử dụng số tiền này để bán và mua lại đồng USD, ông
ta đã nhận ra rằng đồng Pound có giá quá cao so với đồng USD. Ông ta

muốn bán khoản tiền mặt này, và sau đó mua lại nó khi giá đồng Pound rớt
xuống thấp và trả lại cho ngân hàng. Dĩ nhiên bằng cách này ông ta nhanh
chóng thu được lợi nhuận. Lời từ chối của ngân hàng dẫn đến thỏa ước the
Bretton Woods Agreement được thiết lập 20 năm sau đó. Thỏa ước the
Bretton Woods Agreement lấy đồng dollar (USD) làm tiêu chuẩn, và thiết
lập tỷ giá giữa vàng và USD là 35$/ 1 ounce

Thỏa ước the Bretton Woods Agreement được thiết lập vào năm 1944 hướng
đến mục tiêu xây dựng một chính sách tiền tệ vững chắc nhằm ngăn chặn
tiền mặt tự do chuyển sang những nước khác. Ngăn chặn việc đầu cơ tiền tệ
trên thế giới, lấy vàng làm tiêu chuẩn trao đổi - thịnh hành từ năm 1876 cho
tới chiến tranh thế giới lần thứ I, nó kiểm soát hệ thống nền kinh tế thế giới.
Bằng việc dùng vàng trao đổi, các đồng tiền bước vào một thời kỳ mới với
sự vững chắc nhờ sự che chắn của giá vàng. Vào thời cổ đại do các ông vua

4
và những nhà độc tài chuyên chế sử dụng vàng trong giao dịch là chính và
hạ thấp giá trị của tiền gây ra tình trạng lạm phát.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn dùng và để trao đổi cũng không thiếu những “khiếm
khuyết”. Khi nền kinh tế mạnh lên, việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài
tăng lên nhanh chóng. Nhưng khi nền kinh tế suy yếu, dự trữ vàng quốc gia
được yêu cầu tung ra để mua lại lượng tiền đã chạy ra nuớc ngoài, kết quả là
tiền bị mất giá, tỷ lệ lãi suất giảm và nền kinh tế bắt đầu hoạt động chậm lại
và dẫn đến tình trạng suy thoái. Cuối cùng giá hàng hóa tăng lên quá mức
bình thường của nó, và dĩ nhiên lúc này sức hút của việc bán hàng hóa sang
các nước khác tăng cao. Điều này dẫn đến việc sức mua tăng ồ ạt và giá
vàng lúc này tăng lên cao, tỷ lệ lãi suất rớt xuống thấp tạo ra sự thịnh vượng
cho nền kinh tế. Dùng vàng làm tiêu chuẩn giao dịch thịnh hành cho đến khi
kết thúc chiến tranh thế giới thứ I, chấm dứt các luồng giao dịch và lúc này

vàng được di chuyển tự do.

Sau chiến tranh hiệp ước the Bretton Woods được thành lập. Các nước tham
gia hiệp ước đồng ý duy trì giá trị các đồng tiền riêng của họ bằng số tiền
bảo chứng tương đương với đồng Dollars và tỷ lệ vàng tương ứng như nhu
cầu. Các nước bị cấm hạ thấp giá đồng tiềng riêng của họ để thuận lợi cho
việc giao dịch với nước ngoài, và chỉ được phép hạ thấp giá nhỏ hơn 10%.
Vào những năm 50 của thế kỷ 19, khi lượng tiền tệ giao dịch quôc tế được
mở rộng dẫn đến những nguồn vốn cho phục vụ tái thiết và xây dựng lại do
hậu quả của chiến tranh di chuyển một cách ồ ạt. Điều này đã dẫn đến việc
làm mất ổn định tỷ giá trao đổi ngoại tệ đã được thiết lập trong hiệp ước the
Bretton Woods.

5

Hiệp ước the Bretton Woods cuối cùng bị xóa bỏ vào năm 1971, và lúc này
đồng dollar (USD) có thể sử dụng thay thế cho vàng (gold). Vào năm 1973,
các đồng tiền của những quốc gia công nghiệp phát triển được thả nổi tự do,
lúc này nguồn lực điều khiển tỷ giá chính phụ thuộc vào sức cung-cầu
(supply and demand) của nền kinh tế, chúng là động lực chính tác động vào
thị trường ngoại hối. Tỷ giá của các cặp đồng tiền này được thả nổi hàng
ngày, với lượng tiền giao dịch lớn, tốc độ và tỷ giá không ngừng biến đổi
trong suốt những năm 70 của thế kỷ 20, việc áp dụng những công cụ tài
chính mới vào thị trường, dẫn đến những quy luật trước đó dần bị xóa bỏ và
bước sang một thời kỳ tự do hóa thương mại toàn cầu.

Vào những năm 80, biên độ di chuyển đồng vốn không ngừng mở rộng
nhờ sự phát triển bùng nổ của ngành máy tính và kỹ thuật công nghệ, thị
trường không ngừng mở rộng xuyên suốt từ châu Á, châu Âu và châu Mỹ…
Lượng tiền giao dịch trong thị trường ngoại hối tăng lên một cách đột ngột

từ 70 tỷ dollars mỗi ngày lên 1,5 ngàn tỷ USD/ngày trong hai thập kỷ sau
đó.


2.Forex là gì?

Forex là hình thức kinh doanh, mua bán tiền tệ mà chúng ta vẫn thường
gọi là kinh doanh ngoại hối.
Cơ sở của forex là tỷ giá chênh lệch giữa những đồng tiền của các quốc
gia. Tỷ giá chênh lệch này ai cũng biết nhưng nó không cố định mà luôn
được tính toán và cập nhật liên tục bởi các tổ chức tài chính hay hệ thống

6
các ngân hàng. Tỷ giá đó được tính toán dựa trên tổng số tiền đầu tư của tất
cả mọi người trên thế giới vào một loại tiền tệ nào đó. Nó có thể tăng lên hay
giảm xuống tùy vào tình hình cụ thể của thị trường và chịu ảnh hưởng của
rất nhiều yếu tố. Những yếu tố đó có thể là tin tức chính trị, chính sách kinh
tế, biến động kinh tế... làm ảnh hưởng tới "sức khỏe" của một loại tiền tệ nào
đó.

Cơ sở để sinh lời khi tham gia thị trường forex: Đó chính là sự phán
đoán tình hình và phân tích của người đầu tư mà quyết định mua vào loại
tiền tệ nào để sinh lời theo nguyên tắc: mua vào lúc nó đang xuống (giảm giá
trị) và bán ra lúc nó đang lên (tăng giá trị) và đương nhiên phải là trong
tương quan so sánh với một loại tiền tệ cụ thể nào đó. Chính khoản chênh
lệch giữa mua vào và bán ra là khoản tiền bán sẽ thắng/thua trong mỗi giao
dịch (được gọi là 1 trade).

Forex là một nhóm gồm khoảng 4500 tổ chức giao dịch tiền tệ, các ngân
hàng quốc tế, các ngân hàng trung tâm của chính phủ và các công ty thương

mại. Việc chi trả cho xuất nhập khẩu cũng như việc mua bán tài sản đều phải
thông qua thị trường trao đổi ngoại tệ. Đây được gọi là thị trường trao đổi
ngoại tệ "tiêu thụ". Cũng có những đoạn đầu cơ trong những công ty Forex
đó là sự phơi bày về tài chính rộng lớn để các nền kinh tế ở nước ngoài tham
gia vào Forex để bù đắp nguy cơ rủi ro của việc đầu tư quốc tế.

Thị trường ngoại hối đã vượt lên tất cả các thị trường khác để trở thành
thị trường tài chính lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới, được giao dịch
bởi hàng triệu cá nhân và tổ chức quốc tế. Tại đây, nguời tham gia sẽ quyết

7
định chủ thể giao dịch, tùy vào điều kiện, giá cả và uy tín của đối tượng.


3. Hàng hóa trên thị trường Forex

Vậy “hàng hóa” của thị trường FOREX là gì? Câu trả lời là TIỀN. Giao dịch
ngoại hối là hoạt động giao dịch mua một số lượng tiền này và bán một số
lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Tiền được giao dịch thông qua
người môi giới hoặc trực tiếp theo từng cặp; ví dụ cặp EUR/USD hay
GBP/JPY.

7 loại tiền được giao dịch thường xuyên nhất trên thị trường là : Dollar,
Euro, Yen, Bảng Anh, Franc. Kí hiệu các loại tiền gồm 3 chữ cái, trong đó 2
chữ cái đầu tiên là viết tắt của tên quốc gia và chữ cái cuối cùng là tên của
loại đồng tiền giao dịch

4. Đối tượng tham gia Forex
Những đối tượng tham gia Forex bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân
hàng TW và các tổ chức tài chính, phi tài chính khác. Những năm gần đây,

các cá nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào thị trường này.

Trong thập kỉ trước, chỉ có những “gã khổng lồ” mới gia nhập thị trường này
được. Điều kiện tối thiểu nếu bạn muốn giao dịch trong thời gian đó là bạn
phải có từ 10 đến 50 triệu USD để bắt đầu. FOREX ra đời lúc đầu nhằm mục
đích đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng và các công ty khổng lồ trong
ngành, không phải là những “chàng tí hon”. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ kì diệu
của Internet, hệ thống giao dịch trực tuyến, các công ty giao dịch đã ra đời

8
cho phép mở những tài khoản “lẻ” cho chúng ta. Ngày nay, những nhà môi
giới trên thị trường được phép phá vỡ những đơn vị giao dịch rộng lớn và
cho phép những giao dịch nhỏ có cơ hội để mua và bán bất cứ số nào trong
những giá trị nhỏ hơn này (lots). Điều này đồng nghĩa với việc 1 cá nhân
cũng có thể tham gia thị trường Forex với số vốn ban đầu nhỏ hơn lượng
tiền được giao dịch nhiều lần.

Ngân hàng thương mại có 2 vai trò trong thị trường Forex:

1. Làm cho việc giao dịch giữa hai bên trở nên dễ dàng, ví dụ như những
công ty muốn trao đổi tiền tệ (người tiêu thụ).
2. Đầu cơ bằng cách mua và bán tiền tệ. Ngân hàng có vai trò trong những
đơn vị tiền tệ nhất định bởi vì người ta tin rằng trong tương lai chúng sẽ có
giá cao hơn (nếu mua trữ) và thấp hơn (nếu bán sớm). Người ta thống kê
rằng 70% lợi tức thường niên của những ngân hàng quốc tế được sinh ra từ
việc đầu cơ tiền tệ. Những đầu cơ khác bao gồm những nhà giao dịch thành
công nhất trên thế giới ví dụ George Soros.

Đối tượng thứ 3 của Forex bao gồm những ngân hàng trung ương của các
quốc gia giống như ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ. Họ tham gia Forex để

đảm bảo lợi nhuận tài chính của quốc gia họ. Khi ngân hàng trung tâm mua
và bán tiền tệ hoặc ngoại tệ thì mục đích là để giữ vững giá trị đồng tiền của
đất nước họ.

Forex rất rộng và có rất nhiều người tham gia chứ không phải một người, chỉ
có những ngân hàng trung tâm của chính phủ mới có thể kiểm soát thị
trường. So sánh với mức giao dịch trung bình hằng ngày 300 tỷ đô của thị

×