Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

1 Sang Loc Nguoi Hien Chết.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.31 KB, 11 trang )

QUY TRÌNH SÀN LỌC (TUYỂN CHỌN) VÀ CHUẨN BỊ NGƯỜI HIẾN
THẬN CHẤT
1. ĐẠI CƯƠNG
Thận hiến từ người hiến tạng chết là một nguồn thận ghép quan trọng, đã và
đang đóng góp rất lớn giúp mở rộng nguồn thận ghép. Tình trạng thiếu hụt nguồn
thận ghép không chỉ riêng tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Người hiến tạng chết
được chia ra thành hai nhóm là hiến tạng sau khi chết não (donation after brain
death – DBD) và hiến tạng sau ngưng tuần hoàn (donation after circulatory death –
DCD). Người hiến tạng sau khi chết não được tuyên bố tử vong dựa trên các tiêu
chuẩn lâm sàng và hình ảnh học. Phẫu thuật thu nhận tạng trên những người hiến
này được thực hiện một cách có kiểm sốt nhằm tối ưu hóa bảo quản các tạng sẽ
nhận
Tại Hoa Kỳ, người hiến tạng chết đóng góp khoảng 13.000 thận mỗi năm hoặc
chiếm 70% số lượng thận được ghép [1]. Hoa Kỳ, theo số liệu thống kê năm 2015,
DBD chiếm 82,3%, và số lượng người DCD tăng dần trong thập kỷ qua, gấp đôi từ
7,3% năm 2005 lên 17,7% từ năm 2015 [2]. Vương Quốc Anh, từ năm 2017 đến
2018, người DCD chiếm 40%. Việt Nam, ngườì DBD góp phần làm gia tăng
nguồn thận hiến được ghi nhận lần đầu năm 2008 [3] và người DCD năm 2015
[4] , cho đến nay tử lệ người chết hiến tạng đóng góp khoảng 4% số lượng tạng thu
nhận được [5].
Phẫu thuật thu nhận đa tạng là một phần rất quan trọng trong quá trình ghép
tạng. Cho đến hiện tại, nước ta, phẫu thuật thu nhận đa tạng được thực hiện bởi các
kíp phẫu thuật viên thuộc nhiều bệnh viện khác nhau tùy vào số tạng hiến. Với sự
hướng dẫn của Trung Tâm Điều Phối Quốc Gia điều phối. Nhiều tạng hiến sẽ được
nhận từ một người hiến tạng, điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều công việc
được thực hiện bởi phẫu thuật viên và khơng phải phẫu thuật viên, và có lúc nhiều
kíp phẫu thuật viên cần phối hợp đồng thời. Cho nên kỹ thuật tốt, phối hợp nhịp
nhàng không những giúp tránh tổn thương và bảo tồn tốt nhất chất lượng các tạng
thu được.
2. CHỈ ĐỊNH
2.1. Tiêu chuẩn của người hiến thận


Nguồn thận ghép được chọn từ người hiến thận chết não, hoặc chết tuần hồn
[6]: (1) Hồn tồn tự nguyện: có giấy cam đoan của bản thân, sự đồng ý của gia
đình và sự chứng nhận của chính quyền địa phương. (2) Đủ sức khỏe để thực hiện
cuộc phẫu thuật. (3) Có chức năng thận bình thường và nguy cơ mắc bệnh thận sau
này thấp nhất. (4) Khơng có yếu tố nguy cơ truyền các bệnh truyền nhiễm hoặc ác
tính sang người nhận. (5) Khơng có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng
thận còn lại của người hiến. (6) Phản ứng chéo giữa người hiến và nhận là âm tính.
(7) Tuổi người hiến thận nên tương đương hoặc lớn hơn người nhận. (8) Không
1


nên lấy thận của người hiến trên 60 tuổi. Tuổi càng cao sẽ làm tăng nguy cơ phẫu
thuật nhưng chưa có giới hạn rõ ràng cho giới hạn trên của tuổi cho thận [6].
Người hiến tạng theo tiêu chuẩn mở rộng (là người hiến thận chết não tuổi ≥ 60,
hoặc tuổi từ 50 đến 59 kèm theo ít nhất trong số tiền căn về tăng huyết áp,
creatinine huyết thanh trước hiến > 1.5 mg/dL (133 mmol/L), hoặc tử vong do tai
biến mạch máu não [7]. Người hiến tạng theo tiêu chuẩn mở rộng sẽ được tiến
hành sinh thiết 2 thận hiến nếu (1) 5-20% cầu thận bị xơ hóa khi sinh thiết với ít
nhất 25 cầu thận lấy từ cả hai quả thận - thận vẫn có thể ghép đơn hay hai thận, (2)
hơn 20% cầu thận bị xơ hóa - quyết định dựa trên chức năng thận [8].
2.2. Một số trường hợp người hiến
2.2.1. Người hiến tạng viêm gan virus C: (1) Người nhận bị viêm gan virus C
được ghép thận sau khi giải thích và có đồng ý của bệnh nhân, (2) Người nhận
không viêm gan virus C, có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, ghép thận có
thể thực hiện trong trường hợp khẩn cấp sau khi giải thích và có sự đồng ý của
bệnh nhân [6].
2.2.2. Người hiến tạng HBsAg(+): (1) Người nhận có HBsAg(+) (nếu kháng
nguyên HDV (-)), ghép thận có thể thực hiện sau khi giải thích và có sự đồng ý của
bệnh nhân. (2) Người nhận có HBsAg(-) với hiệu giá kháng thể anti-HBs cao và
anti-HBc(+), ghép thận có thể thực hiện sau khi giải thích và có sự đồng ý của

bệnh nhân. (3) Người nhận có HBsAg(-) với hiệu giá kháng thể anti-HBs trung
bình/cao đơn thuần (anti-HBc(-)), ghép thận có thể gây lây nhiễm cao nhưng vẫn
có thể thực hiện sau khi giải thích và có sự đồng ý của bệnh nhân. (4) Người nhận
có HBsAg(-), khơng có kháng thể anti-HBs, ghép thận chỉ thực hiện trong tình
trạng bệnh nhân khơng cịn đường lọc máu, khi kháng ngun HDV âm tính và sau
khi giải thích và có sự đồng ý của bệnh nhân [6].
2.2.3. Người hiến tạng có kháng thể HBc (+): (1) Trong ghép gan, nguy cơ lây
truyền viêm gan virus B từ người hiến tạng có kháng thể anti-HBc(+) cho người
nhận rất cao (50%). Trong tình huống này, ghép gan được cho phép sau khi giải
thích và có sự đồng ý của bệnh nhân. Ghép thận, tim và phổi có nguy cơ lây truyền
viêm gan virus B thấp hơn, nhưng khơng phải khơng có. Do đó, ghép thận được
cho phép ở người nhận HBsAg dương tính, hoặc người nhận HBsAg âm tính với
anti-HBs hiệu giá kháng thể > 10 mIU/ml, sau khi giải thích và có sự đồng ý của
bệnh nhân. (2) Người nhận HBsAg âm tính khơng có kháng thể kháng HBsAg, chỉ
cho phép ghép thận trong tình trạng bệnh nhân khơng cịn đường lọc máu, sau khi
giải thích và có sự đồng ý của bệnh nhân [6].
2.2.4. Bệnh lý ác tính: (1) Chống chỉ định tuyệt đối: bệnh ung thư hoạt động hoặc
có tiền sử ung thư di căn (với một số ngoại lệ, chẳng hạn như ung thư tinh hồn) và
ung thư có tỷ lệ tái phát cao, chẳng hạn như ung thư vú tiến triển, u tế bào hắc tố,
bệnh bạch cầu, hoặc ung thư hạch. (2) Với những bệnh ung thư khác, nếu ít hơn 10
năm kể từ khi kết thúc điều trị, việc đánh giá nguy cơ - lợi ích phải được thực hiện
2


cẩn thận, cân nhắc nguy cơ lây nhiễm bệnh so sánh với tỷ lệ tử vong trong danh
sách chờ. Chính vì vấn đề thiếu hụt tạng ghép đã dẫn đến nhiều chương trình ghép
chấp nhận người hiến tạng chỉ sau 5 năm khơng có bệnh lý ác tính tái phát. Cho
đến nay, chỉ một tỷ lệ thấp của bệnh lý ác tính lây nhiễm từ người hiến tạng được
báo cáo. Ghép thận thành công đã được thực hiện với ung thư thận độ ác thấp
(low-grade renal carcinoma) được cắt bỏ bướu. Người nhận tạng từ người hiến

tạng có tiền sử mắc bệnh lý ác tính phải được thơng báo và theo dõi cẩn thận [6].
2.2. Chống chỉ định hiến thận
- Thận móng ngựa, thận đa nang, thận bệnh lý [6].
- Bệnh hệ thống, ung thư, bệnh lao, giang mai, nghiện ma túy, phụ nữ có thai
[6].
2.3. Chống chỉ định tương đối: bất thường mạch máu thận, bệnh béo phì (BMI >
30), tiền sử sỏi thận [6].
3. CHUẨN BỊ
3.1. Thăm khám lâm sàng
Khám lâm sàng cung cấp thơng tin về tình trạng người hiến, các nguy cơ về
bệnh có khả năng lây truyền cho người nhận. Điều này bao gồm: (1) Chiều cao và
cân nặng. (2) Đánh giá tổng trạng và những dị dạng lớn (ví dụ: thiếu máu rõ ràng ở
chi, dị dạng ngực hoặc cột sống, chấn thương). (3) Kiểm tra da, bao gồm da lưng
và kiểm tra kỹ lưỡng ở các nếp gấp da và xung quanh khu vực sinh dục và hậu
mơn, tìm kiếm vết mổ, tổn thương da cho thấy khả năng ung thư hoặc nhiễm trùng,
vết tiêm/chỗ để lại của kim tiêm gợi ý việc sử dụng thuốc qua đường tĩnh mạch,
hoặc các u, loét, hình xăm hoặc phát ban. (4) So sánh để tìm các u và khối rõ ràng
(ví dụ: cổ, bẹn, nách, ngực, bụng). Việc khám lâm sàng bổ sung do một (hoặc
nhiều) bác sĩ phẫu thuật kinh nghiệm thực hiện vào thời điểm lấy tạng cũng rất
quan trọng, vì điều này có thể phát hiện ra các tổn thương ẩn khơng rõ ràng như
ung thư ruột, u thận hoặc gan.
3.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng
Xét nghiệm cơ bản theo phụ lục 1
Xét nghiệm sàng lọc những những bệnh lý có khả năng lây truyền cho người
nhận tuỳ vào: (1) Mầm bệnh có phổ biến trong dân số, (2) Có bằng chứng nghi ngờ
mầm bệnh có thể lây truyền sau ghép tạng bao gồm: HIV, viêm gan virus C, viêm
gan virus B, Cytomegalovirus (CMV), Epstein-Barr virus (EBV), Giang mai,
nhiễm virus, nhiễm trùng huyết, lao...
Nguy cơ lây nhiễm HIV cao từ người hiến tạng tiềm năng nghi ngờ lạm
dụng thuốc gây nghiện tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra, xét nghiệm huyết thanh trong

thời gian ủ bệnh của HIV (2 tháng) hoặc viêm gan (lên đến 6 tháng) có thể âm tính.
Bên cạnh đó, một lượng lớn dịch truyền sử dụng trong quá trình hồi sức có thể dẫn
đến một phản ứng huyết thanh bình thường do tác động pha lỗng[9]. Xét nghiệm
3


huyết thanh học do đó phải được lặp đi lặp lại và kiểm tra bổ sung thực hiện (ví dụ
PCR) để loại trừ tình trạng nhiễm các virus trên.
3.3. Thu nhận thận trong phẫu thuật lấy đa tạng từ người hiến chết
3.3.1. Người hiến tạng chết não [9]: (1) Bác sĩ gây mê hồi sức: kiểm soát người
hiến tạng và sử dụng thuốc giản cơ nếu cần. (2) Chuẩn bị bệnh nhân và trải ra phẫu
thuật. (3) Đường mổ giữa từ bờ trên xương ức đến xương mu (có thể thêm đường
mổ ngang bụng nếu cần). (4) Đánh giá các tạng trong ổ bụng (sinh thiết lạnh nếu
cần). (4) Kiểm soát động mạch chủ bụng chuẩn bị đặt kiêm rữa tạng (bụng; và
ngực nếu có lấy tim và phổi). (5) Kiểm sốt động mạch chủ bụng phía trên động
mạch thân tạng và động mạch chủ bụng trên vị trí chia đôi thành hai động mạch
châu chung bằng chỉ cột (giúp tưới rữa tạng tốt hơn với lượng dịch rữa ít hơn). (6)
Bóc tách ấm (warm dissection) tất cả các cấu trúc giải phẫu cần thiết và huyết động
bệnh nhân phải ổn định (ví dụ, tĩnh mạch cửa, động mạch vị-tá tràng, gốc động,
tĩnh mạch mạc treo tràng trên, động mạch thận, tĩnh mạch sinh dục, niệu quản,
động và tĩnh mạch phổi, ống mật, đoạn gần và xa tá tràng…). (7) Chuẩn bị tĩnh
mạch chủ trên vị trí giữa tim và gan giúp thoát lưu máu trong khi truyền dung dịch
bảo quản tạng. (8) Heparin truyền tĩnh mạch (300 IU/kg). (9) Cột động mạch chủ
bụng trên vị trí chia đơi thành động mạch chậu chung hai bên. (10) Đặt kim tưới
rữa tạng vào động mạch chủ bụng; và động mạch chủ ngực (nếu có lấy tim và
phổi); và đặt kim rửa tạng vào tĩnh mạch cửa (nếu tình trạng bệnh nhân ổn). (11)
Cột động mạch chủ bụng vị trí dưới cơ hoành và trên động mạch thân tạng và bắt
đầu cho chảy dịch bảo quản lạnh, cho đá lạnh vào ổ bụng, khoang ngực. (12) Thu
hoạch các tạng theo thứ tự: tim, phổi, gan, tụy, ruột non, thận, động tĩnh mạch
chậu, các mơ có thể được sử dụng như (van tim, xương, sụn, dây chằng, da, giác

mạc, …).
3.3.2. Người hiến thận chết tuần hoàn [9]: Sau khi tuyên bố chết, (1) mở bụng
đường giữa, (2) vén ruột non qua bên trái bằng gạc ẩm, và kéo đại tràng sigma qua
bên trái. (3) Động mạch chủ bụng nằm cạnh cột sống, phía bên trái. (4) Bộc lộ và
mở động mạch, đặt và cố định kim rửa tạng. (5) Dùng Kelly kép đầu xa động mạch
chủ bụng. (6) Cho chảy dung dịch rửa tạng lạnh ngay lập tức, không chờ kẹp đầu
xa động mạch chủ bụng hay thoát lưu tĩnh mạch. (7) Mở ngực, dùng Kelly kẹp
động mạch chủ xuống hay động mạch chủ bụng đoạn sát cơ hoành. (8) Tĩnh mạch
chủ dưới được cắt ngang ngay trên cơ hoành dưới tâm nhĩ phải để thoát lưu máu và
dung dịch rửa tạng. (9) Cho đá vào khoang bụng cùng lúc với mở ngực.
Dung dịch rửa tạng, được pha thêm dexamethasone (16 mg/L) và insulin (40
UI/L), thơng thường 5 lít dung dịch lạnh UW (University of Wisconsin), 1 lít chảy
trước khi mở ngực, kẹp động mạch, cắt tĩnh mạch và 4 lít sau đó. Nếu sử dụng
dung dịch HTK thì sẽ gần gấp đơi.
3.3.3. Thu nhận thận
4


Tất cả các diện phẫu thuật, bóc tách được thực hiện trong mơi trường lạnh và
khơng có máu sau khi gan và tụy được đưa ra khỏi cơ thể người hiến. (1) hai niệu
quản nên được nhận định rõ tại vị trí bắt chéo với bó mạch chậu, bóc tách cùng với
khối mỡ và mô xung quanh, cắt niệu quản vị trí gần bàng quang và lên đến cực
dưới thận. (2) Tĩnh mạch chủ dưới được cắt ngang trên vị trí đổ vào của hai tĩnh
mạch chậu chung, và tĩnh mạch thận trái được cắt ngang tại gốc đổ vào tĩnh mạch
chủ dưới và bóc tách ra khỏi mặt trước của động mạch chủ bụng. Tĩnh mạch chủ
dưới sẽ được bóc tách đi cùng với thận phải và có thể sử dụng tạo hình kéo dài tĩnh
mạch thận phải tại bàn rữa nếu cần. (3) Động mạch chủ bụng được cắt ngang trên
vị trí chia đơi thành hai động mạch chậu chung, cắt dọc mặt bụng động mạch chủ
bụng cho đến gốc động mạch thân tạng, quan sát thành bên của động mạch chủ
bụng hai bên để ước đoán số lượng động mạch thận hai bên, (4) cắt ngang động

mạch chủ bụng hướng về phía đầu cho đến mặt trước cột sống. (5) Chia đôi mặt
lưng động mạch chủ bụng cho đến mặt trước cột sống. (6) Bóc tách cực trên, mặt
bên và cực dưới thận cho đến cân Gerota. (7) Phẫu thuật viên sử dụng tay trái nâng
thận, tĩnh mạch chủ dưới và phân nữa động mạch chủ để bóc tách thành một khối
cho đến mặt trước cột sống và nhóm cơ cạnh cột sống. (8) Bóc tách tiếp tục cho
đến mặt trước cơ psoas phải cho đến khi nâng hoàn toàn vùng rốn thận lên, và (9)
đưa thận phải ra khỏi cơ thể người hiến. (10) Di động thận trái và mỡ quanh thận
từ bên trái sang bên phải, luôn luôn nâng thận, niệu quản và mạch máu vùng rốn
thận thành một khối, và bóc tách hồn tồn ra khỏi mặt trước cột sống, cơ cạnh
sống và cơ Psoas bên trái và đưa thận trái ra khỏi cơ thể người hiến.
Ghi nhận các mốc thời gian: (1) thời điểm ngừng các phương pháp điều trị
hổ trợ sự sống, (2) thời điểm huyết áp trung bình thấp hơn 50 mmHg, (3) thời điểm
tuyên bố tử vong lần 1, (4) thời điểm rạch da, (5) thời điểm bắt đầu truyền dung
dịch bảo quản tạng lạnh.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LUỢNG THẬN THU NHẬN
ĐƯỢC [10]
Phương pháp
Điểm số
Thế mạnh
Giới hạn
Phẫu thuật viên
Nhận diện được Thay đổi tùy vào
quan sát đại thể
các tổn thương như phẫu thuật viên,
thận thu nhận
bướu thận, các bất giá trị tiên đoán
được
thường về mạch chủ quan và không
máu thận và chất rõ ràng.
lượng thận sau tái

tưới máu.
Sinh thiết thận Có nhiều thang Có thể nhận diện Phụ thuộc vào
ghép
điểm được sử những sang thương người đọc bệnh
dụng
như
là: đã có do bệnh lý phẩm.

4.

5


Banff
Score, nền của người hiến
Pirani-Remuzzi
như: tăng huyết áp,
Score, Maryland đái tháo đường.
Aggregate
Pathology Index
(MAPI).

Phân loại người Người hiến theo
hiến
tiêu chuẩn chuẩn
và người hiến theo
tiêu chuẩn mở
rộng (từ năm
2002).
Theo chỉ số nguy

cơ người hiến
(KDRI) và

Bảo
quản
thận
bằng
máy.

6

Nhiệt
Chỉ số kháng lực
độ thấp mạch máu thận.
Chỉ số sinh học
trong dịch bảo
quản.

Áp dụng lâm sàng
thận
tiện,
dể,
nhanh, các thông
số có sẵn tại thời
điểm đưa ra quyết
định.
Có thể tính điểm
số nguy cơ từ các
thông số của người
hiến giúp đánh giá

chất lượng thận thu
nhận được.

Hình ảnh giải phẫu
bệnh khác nhau
trên mẫu mô sinh
thiết lạnh và mẫu

cố
định
paraffin, nhưng sẽ
làm tăng thời gian
thiếu máu lạnh
(đến 5 giờ).
Cách sinh thiết
(wedge so với
kim).
Giá trị tiên đoán về
dự hậu kém.
Những phân loại
này chưa được
kiểm chứng bằng
các nghiên cứu
đồn hệ.
Khơng tính đến
những thương tổn:
trong lúc phẫu
thuật thu nhận
tạng, những bất
thường về giải

phẫu học, nhưng
thông số của người
nhận nhất là về
nguy cơ miễn dịch.
Khả năng tiên đoán
DGF thấp, khơng
rõ ràng về khả
năng tiên đốn khả
năng sống cịn của
thận ghép.
Chỉ số sinh hóa
(NAG, H-FABP,
mR21) tiên đốn
DGF, khơng tiên


Đẳng
nhiệt

Chỉ số chức năng.

đốn khả năng
sống cịn thận
ghép.
Chỉ số EVKP (hình
ảnh đại thể, dịng
máu, nước tiểu),
chỉ số sinh hóa
nước
tiểu

(Endothelin
1,
NGAL, KIM 1 …).

5. KẾT THÚC QUY TRÌNH
a. Đánh giá tình trạng người hiến sau thực hiện kỹ thuật
b. Hoàn thiện hồ sơ và lưu trữ hồ sơ
c. Bàn giao người hiến cho bộ phận tiếp theo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.

8.

9.

7

Israni AK, D Zaun, JD Rosendale, et al. (2021), "OPTN/SRTR 2019 Annual Data Report: Deceased
Organ Donors", American Journal of Transplantation, 21, pp. 521-558.
Hart A, KL Lentine, JM Smith, et al. (2021), "OPTN/SRTR 2019 annual data report: kidney",
American Journal of Transplantation, 21, pp. 21-137.
Thu Dư Thị Ngọc, Nguyễn Trọng Hiền, Nguyễn Thị Thái Hà, et al. (2011), "Người hiến tạng chết
não: Các trường hợp đầu tiên tại Việt Nam", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 15(1).

Tran Sinh N., Thu T. N. Du, Sam M. Thai, et al. (2018), "Current Status of Organ Donation for
Transplantation in Vietnam", Transplantation, 102, pp. S382.
Khánh Phạm Gia (2017), "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các kết quả nghiên cứu về ghép
thận để duy trì và hồn thiện quy trình ghép, chăm sóc theo dõi bệnh nhân sau ghép thận, đánh
giá sức khoẻ và chức năng thận ở người cho và người nhận thận trước và sau ghép. Xây dựng
qui tr".
Nam Hội Ghép tạng Việt (2017), Chỉ định và chống chỉ định hiến thận, Hướng Dẫn Ghép Thận
Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất Y học, 6.
Merion Robert M, Valarie B Ashby, Robert A Wolfe, et al. (2005), "Deceased-donor
characteristics and the survival benefit of kidney transplantation", Jama, 294(21), pp. 27262733.
Andrés A, JC Herrero, E Morales, et al. (1999). The double or single renal graft depending on the
percentage of glomerulosclerosis in the preimplant biopsy reduces the number of discarded
kidneys from donors older than 60 years. Paper presented at the Transplantation proceedings.
Nam Hội Ghép tạng Việt (2017), Kỹ thuật lấy thận, Hướng Dẫn Ghép Thận Việt Nam, TP. Hồ Chí
Minh, Nhà xuất Y học, 12.


10.

11.
12.

Von Moos Seraina, Enver Akalin, Valeria Mas, et al. (2020), "Assessment of organ quality in
kidney transplantation by molecular analysis and why it may not have been achieved, yet",
Frontiers in immunology, 11, pp. 833.
Abt Peter L., Carol A. Fisher and Arun K. Singhal (2006), "Donation after Cardiac Death in the US:
History and Use", Journal of the American College of Surgeons, 203(2), pp. 208-225.
Hwang Hong Pil, Jong Man Kim, Sung Shin, et al. (2020), "Organ procurement in a deceased
donor", Korean Journal of Transplantation, 34(3), pp. 134-150.


PHỤ LỤC 1. DANH MỤC CÁC XÉT NGHIỆM THĂM DÒ CHỨC NĂNG Ở
NGƯỜI HIÊN THẬN SỚNG
Nhóm xét nghiệm
STT
Tên xét nghiệm
Xét nghiệm máu
Chức năng đông máu
Xét nghiệm miễn dịch
Chức năng gan
Chức năng thận
Chuyển hóa
Vi sinh
Miễn dịch
Chất chỉ điểm ung thư
Hình ảnh học
Giải phẩu bệnh
PHỤ LỤC 2. BIỂU ĐỒ TIẾN TRÌNH HIẾN TẠNG [11]

8


THẢO LUẬN

CHẤN THƯƠNG
NẶNG

NGỪNG
ĐIỀU TRỊ

CHẾT NÃOCHẾT THEO

LUẬT

HIẾN
TẠNG

PHẪU
THUẬT LẤY
TẠNG

THIẾU
MÁU LẠNH

NGƯỜI HIẾN TẠNG CHẾT NÃO

NGƯỜI HIẾN TẠNG NGỪNG TIM

THIẾU MÁU
NÓNG

(CÓ KIỂM SOÁT)

GHÉP TẠNG

THIẾU
MÁU LẠNH

Chờ 2-5 phút
GHÉP TẠNG

NGỪNG ĐIỀU

TRỊ

CHẤN THƯƠNG
NẶNG

PHẪU THUẬT
LẤY TẠNG
NGỪNG
ĐIỀU TRỊ

HIẾN
TẠNG

THẢO LUẬN

CHẾT THEO
LUẬT
NGỪNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN
(VÔ TÂM THU, NGỪNG THỞ, KHÔNG ĐÁP
ỨNG VỚI KÍCH THÍCH)

PHỤ LỤC 3. HÌNH PHẪU TḤT [12]

Đường mổ dọc giữa
9

Kỹ thuật Cattell–Braasch


Vị trí kẹp mạch máu, và mở động mạch chủ bụng chuẩn bị đặt kim truyền dung

dịch bảo quản tạng.

Tĩnh mạch chủ dưới được bóc tách cùng với thận phải và có thể được sử dụng để
kéo dài tĩnh mạch thận phải tại bàn rữa, nguồn

Hai thận được thu nhận nguyên khối vớ động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ
dưới

10


11



×