Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đồng Ứng Trị Liệu Phần Lý Thuyết 2.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.48 KB, 22 trang )

ĐỒNG ỨNG TRỊ LIỆU PHẦN LÝ THUYẾT 2
Tâm lý của người đến chữa bệnh là muốn giao cho ông thầy trị bệnh cho mình chứ
không ai muốn học cách tự chữa bệnh, vì mình cứ nghĩ chỉ có bs mới chữa được,
hoặc chỉ có ông thầy giỏi đó mới chữa được bệnh, cho nên cứ thí đại cho ông ấy
chữa đi, còn nghe lý thuyết là chuyện ngoài tai, thứ hai nữa là mình không có cái
bệnh đó thì mình không cần nghe.
Nhưng theo kinh nghiệm của thầy bao nhiêu năm ̣đi qủảng bá pp này thì thấy rằng
bất cứ một ai mà nghe thấy lạ, nuốn tìm hiểu để mà học, thì không cần biết bệnh đó
của mình hay là của người khác, thích học cách chữa bệnh thứ nhất giúp cho mình
khi có bệnh và giúp chữa bệnh cho gia đình mình trước, cho cha mẹ, anh chị em,
bạn bè…thì những người học đó đạt kết qủa lớn nhất, còn hầu hết mọi người đến
chỉ vì mình có bệnh, nhờ thầy chữa xem có được không thì thường thường kết quả
ít lắm, lý do tại sao ? Cái này rắt rõ ràng là mình chỉ nghĩ tới mình thôi, thì mình
đâu có nghĩ gì đến chuyện của người khác, vì khi nói đến bệnh của mình thì mình
mới nghe, mà khi mình lắng nghe cái bệnh của mình thì đôi khi nó không vô, nó
không đúng, nó chưa tới, thành thử ra những cái bệnh khác người ta nói mình chán
lắm. Mà ai dè một thời gian sau gom lại những cái chứng bệnh được trình bầy đều
hầu hết có chút liên quan đến bệnh của mình, có thể là 1 cái điểm nó mở toang cái
bế tắc của mình, như một cái ví dụ nhiều người nghe tôi giảng ở lớp, về nhà cứ tập
như bài dưỡng sinh thôi, xoa bóp những điểm đã học, cứ nhớ 1 câu thôi, chỗ nào
đau, cứ trở lại chỗ đó xoa bóp 7 lần, vậy mà tự nhiên người ta hết bệnh lúc nào
không hay, còn mình đến chỉ mang cái bệnh của mình mà không nghe đến cách
chữa các bệnh khác, là mình không học căn bản cái gốc bệnh, vì chứng bệnh khác
nhau nhưng gốc bệnh giống nhau, cho nên mình cứ lẫn lộn cái đó nên mình không
tiếp thu được, tôi muốn nói như vậy vì lý thuyết rất quan trọng, tôi cố gắng giảng
lý thuyết…
Những năm kinh nghiệm trong cuộc đời, tôi cố gắng đơn giản hóa pp để sao cho
người nghe làm được giống như cạo gió giác hơi vậy. Không cần biết nó là bệnh
gì, không cần biết nhiều qúa về triệu chứng như ớn lạnh, ho, nhức đầu, sổ mũi, …
cứ lật cái lưng lên cạo, nói như vậy có vẻ bình dân quá, nhưng khi thực sự đụng
trên thực tiễn chúng ta cứu cấp không cần nhớ nhiều mà chỉ cần nhớ vài điểm quan


trọng đó thôi, mà chúng ta bấm trúng là nó có kết qủa rồi sẽ tính sau.


Lý thuyết tôi cố gắng rút lại có 2 chữ đồng và ứng, nếu đồng mà không ứng là dị
ứng thì không có huyệt, qúy vị cứ nhớ một nguyên tắc căn bản phải có đồng, mà có
đồng cũng chưa đ̉ủ phải có ứng với nhau, khi ứng với nhau mới sử dụng, không
ứng với nhau thì không sử dụng.
1-Bệnh đau bụng :
Thí dụ đơn giản, đau bụng, ta lấy điểm giữa dưới bờ môi dưới (huyệt Thừa Tương)
ranh giới giữa bờ môi dưới với gò bờ cằm, nếu đụng vào điểm này đau thì ta tính
điểm đó là huyệt, đè vào đó, nó là huyệt của Nhâm Mạch chạy hết toàn bộ bụng về
tiêu hóa, liên quan đén những gì thuộc mặt trước, ấn giữ huyệt này 5 giây là 7 tiếng
đếm, có cảm giác bụng nóng ấm lên.
Bất cứ bộ phận nào trong cơ thể đều chia 3 phần, như trên mặt, phần lông mày trở
lên là 1, từ 2 lông mày xuống mũi là 2, từ mũi xuống cằm là 3. như vậy ta chọn
miệng giống như rốn, tại vì ban sơ cô mụ cắt cái nhau ở rốn, thì chúng ta ở cái
miệng, do vậy khi cắt rốn rồi thì phát ra tiếng khóc ở miệng, nên rốn và miệng có
một sự tương quan giữa nhân thiên và hậu thiên, như vậy khi ấn vào huyệt này thấy
đau và bụng nóng là đồng và ứng.
Nếu ở cánh tay thì lấy cùi chỏ làm rốn, nếu ta đặt vào lõm khuỷu tay đau thì nó
cũng đồng, muốn thử cho chắc, chúng ta làm một cái thế so sánh, đưa ngửa 2 cánh
tay ra, xoa lằn khuỷu tay bên trái không đau, thì ngay lập tức bên tay phải mới
đúng, day vào bên ứng đó thì bụng sẽ ấm lại, như vậy ta chữa được bệnh đau bụng
ở khuỷu tay.
Điểm thứ ba, trong trường hợp nếu đau bụng ở rốn mà bấm huyệt trên (Thừa
Tương) không báo thì ta lấy điểm ở khuỷu tay, thầy nói Xích Trạch, (nhưng tay
thầy chỉ phía trong là Khúc Trạch).
3 điểm này không báo thì ta hơ nóng sau lưng, đối xứng với rốn, khoảng đốt sống
lưng L 4 tới L1, hơ vào đó nóng thì bụng sẽ nhẹ.
Do vậy, nếu nó đồng không chưa đủ mà phải nhớ một nguyên tắc gọi là cương

lĩnh, đồng mà phải ứng thì mình mới dùng được.
Trường hợp thứ ba, nói về hình thì có nhiều dạng giống nhau để mình tìm nó :
Thể dẹp đi theo với dẹp, gẫy đi theo với gẫy, cong đi theo với cong, hốc đi theo với
hốc…tức là những hình tương đương từ đó chúng ta suy ra tính chất của nó.


Thí dụ đơn giản, ta nhìn từ đằng sau nhìn tới vùng xương tam giác bả vai sau, thì
lưng chia 3 phần, phần trên từ ngang gáy xuống đáy xương bả vai, phần 2 từ đáy
xương bả vai đến eo lưng, phần 3 từ eo lưng xuống mông, nếu mình đặt hình cái
mặt vào lưng thì phần trên là trán, phần giữa lưng là phần mũi, phần ba là mông,
chúng ta ngồi vuốt dọc 2 bên sống mũi thì phần lưng nóng ấm lên, như vậy sống
mũi là sống lưng, như vậy là sống theo sống, hốc theo hốc như nách đồng với hốc
mắt.
2-Mắt có mộng thịt :
Như chữa mộng thịt ở hốc mắt thì ứng với hố nách khi xoa nách bên nào đau thì
liên hệ đến khóe mắt, mộng thịt mắt sẽ hết, hoặc trong trường hợp nếu ta lấy cái
hốc mắt này với hố nách không ứng thì ta lấy cái mắt khác là lằn khớp đốt thứ nhất
của các ngón tay, xoa 1 trong những đốt mắt ngón tay, một trong đốt mắt đó đau
thì ứng với bệnh ở mắt, nếu nó không đau là không ứng thì ta lấy mắt đầu gối là
huyệt Tất Nhãn (mắt đầu gối) hay tên Độc Tỵ (mũi), do vậy khi ta xoa đầu gối
chữa 2 trường hợp xẩy ra : một là đau mắt, hai là đau mũi, vì tai mũi họng có liên
quan, điểm thứ ba, con mắt khi nhắm mắt lại thì giống lằn chỉ đốt ngón tay, như
vậy điểm đồng là chỉ đốt ngón tay hay mắt đầu gối, nơi nào đau là điểm ứng.
3-Sổ mũi, chảy nước mũi, đau lưng :
Có trường hợp xẩy ra, tai mũi họng tương thông, có liên quan y hệt như tây y nói
về cơ thể học. Nếu ta lấy nắm tay làm đầu, thỉ vùng hổ khẩu Hợp Cốc đồng mũi
miệng, nếu chúng ta bị sổ mũi hoài mà xoa vùng trán không hết, ngay lập tức mình
phải nghĩ cái sống bàn tay trong bên ngón tay cái cũng đồng với sống mũi, đồng
với sống lưng, do vậy, tại tiết đoạn thần kinh ở sống ngón tay cái trong có thể chữa
được đau lưng, cả chứng ch̉ảy nước mũi, ai mà sáng sớm dạy nghe nước mũi chảy

ra, ta lấy 2 ngón tay nhéo vào sống ngón tay cái nơi nào đau như dao cắt là đúng,
nhéo 3 cái thôi thì mũi khô.
4-Hiện tượng ruồi bay trong mắt, áp huyết cao :
Qúy vị có nghe nói hiện tượng như con ruồi bay trong mắt chưa ? Áp dụng tai mắt
mũi họng tương thông, nắm đoạn sống cổ tay dưới ngón tay cái, nếu là điểm ứng
đau cũng nhéo 3 cái sẽ hết chứng ruồi bay trong mắt. Chứng ruồi bay các bác sĩ
nhãn khoa giải thích bên trong khối cầu mắt chứa một chất giống như keo, nếu
phần keo đó nó bị rung nhiều qúa thì cái ánh sáng nhận vào đi qua võng mô giống
như sóng biển nhấp nhô nên hiện tượng con ruồi bay xẩy ra….tây y chữa không
được, vậy mà mình nắm kéo đoạn sống cổ tay thì khỏi (nó work).


Hoặc là huyệt nơi cườm tay, nắm bàn tay lại là cái đầu, xoa các đốt mắt không bớt,
thì nó nằm ở điểm mắt khớp cổ tay, mắt đầu gối, mắt ngón chân, còn trên đầu có 2
mắt trước đối xứng 2 hốc lõm sau gáy (huyệt Phong Trì), cứ chà vào đó mỗi ngày
làm cho sáng mắt, cho nên chứng cao huyết áp, ta chà vào 2 hốc này thấy sáng mắt
thì huyết áp xuống, vì sáng mắt thì tỉnh thần tỉnh táo.
Như vậy ta áp dụng nguyên tắc tượng với hình : gẫy, đứt, cong, thẳng, lồi, lõm,…
để ta tìm ra những cái giống nhau để chúng ta chữa bệnh.
5-Cột sống lưng bị đau :
Thí dụ đơn giản cột sống lưng bị đau, ta có thể lấy đốt sống nằm ở chỏm cùi chỏ,
hai là ở gối, ba lấy đốt sống ở các đốt mắt ngón tay, bởi vì cái nhân thân của mình
khi nó thu nhỏ về cánh tay khi bàn tay nắm lại thì bàn tay là đầu, cùi chỏ là lưng,
vai là chân, thì ngón tay cũng đại diện 3 phần, phần đốt ngoài là đầu, đốt giữa là
lưng, đốt dưới là chân,
6-Cánh tay đau nhức ngón tay tê :
Ngón tay có 3 phần cũng là cánh tay, cho nên cánh tay đau nhức cũng ảnh hưởng
đau ngón tay tê khó chịu.
Như vậy cứ áp dụng mỗi ngày sẽ đem lại kết qủa bất ngờ mà thầy đã có kinh
nghiệm… Do đó chắc chắn có người đã khai phá vườn hoang rồi, bây giờ qúy vị

chỉ vô trồng cây bông thôi. Cứ làm đi đừng có sợ, một trật hai trúng. Không có gì
khác hơn hễ trật là nó không ứng, mà trúng là nó ứng.
7-Mắt không đảo nhãn, song thị nhìn 1 hóa 2, mắt lé, sụp mí mắt, nghẹt mũi :
Mắt là mắt đốt ngón tay, mũi là phần cổ tay dưới ngón tay cái, vùng 2 bên sống
mũi đi lên đầu tiếp giáp chân tóc trán cũng chữa mắt và mũi, chúng tôi khám phá
ra mắt không đảo nhãn là chứng song thị nhìn 1 hóa 2, hai ảnh không biết ảnh nào
là thật hay là giả, như rót nước vào ly người ta sẽ rót trật ra ngoài, nên huyệt thứ
nhất trên trán của pp đồng ứng giải quyết mắt lé, hay gọ là mắt không đảo nhãn,
nên huyệt số 1 vừa giải quyết bệnh mắt không liếc được và bệnh nghẹt mũi, vị trí
huyệt số 1, lấy giữa lòng đen con ngươi lên thẳng chân tóc trán, như vậy ví như
thầy đã cuốc đất khai quang, còn qúy vị muốn trồng gì là tùy ý, huyệt này cũng
liên quan đến ngón giữa khi chụm 2 bàn tay úp lên mặt thì 2 ngón tay giữa cũng
chỉ thẳng giữa con ngươi mắt lên huyệt số 1, thầy đã thử chữa bệnh bị sụp mí mắt,
mắt không đảo nhãn thành công bằng cách hơ điểm đồng ứng mắt của ngón tay
giữa, hai bên tay trái và phải, có bên hơ không cảm thấy nóng thì không ứng, còn


bên hơ cảm thấy nóng là ứng, thì hơ từ trong ra ngoài (từ lóng dưới lên lóng giữa)
thì mí mắt hết sụp, cũng lý luận như thế, nếu con ngươi mắt không đảo qua đảo lại
được thì hơ theo chiều ngang, sẽ đưa ra hiệu ứng khác nhau.
8-Bệnh đau gót chân :
Như bệnh đau gót chân, lấy huyệt Thái Dương nhích lên 1 ngón tay, nếu ta tác
động theo hướng từ trước ra sau gáy thì không kết quả, mà ta tác động ngang từ
phải qua trái hay từ trái qua phải, ta dùng ngón tay ấn hai điểm đó như 2 gọng kìm
xuyên qua, thấy có điểm đau thì gót hết đau thốn, ví nó đau ở mặt dẹp Thái Dương,
thì phải ấn ngang cái mặt dẹp, nếu ấn theo mặt cong từ đằng trước ra đằng sau thì
không khỏi, cho nên khi có làm rồi mới thấy Ý khởi đầu các pháp, nó đúng một
cách lạ lùng lắm.
9-Mụn lẹo mắt, mắt không liếc được, tê ngón tay, đau sau vai lưng :
Trở lại đốt ngón tay giữa là mắt, hơ từ dưới lên trên, từ đốt dưới lên đốt giữa thì mí

mắt ṣụp được kéo lên, hơ ngang thì con ngươi mắt đảo được, liếc được. Nhưng hơ
một thời gian nó không hiệu nghiệm nữa thì nơi điểm số 1 có hiện ra 1 mụn cơm
nhỏ, ta chích nặn cái mụn bắn ra thì con mắt liếc được, như vậy điểm số 1 và mắt
đốt ngón tay giữa đồng một thể không khác, cho nên cái mà chúng tôi tìm ra được
kinh nghiệm phải trả một cái giá lập đi lập lại nhiều lần.
Cái thứ ba tôi đặt lại vấn đề người xưa lể mộng, mụn lẹo, mắt cho người ta đưa bàn
tay ra phía sau lưng, khi mà cánh tay trong song song với mặt đất, cái cằm chạm
vào cánh tay, thì ngón giữa bàn tay chạm vào chỗ nào thì chỗ đó gọi là huyệt Thần
Giác, cho nên khi tê ngón tay hoặc đau sau vai nó cũng ảnh hưởng đến mắt, một
huyệt chữa được 3 bệnh, có người ngày nào cũng đưa tay gãi sau vai, có bên đau,
bên không đau, như bên đau có mụn cơm, châm nặn máu ra, nhưng ngày sau mụn
lẹo mắt tự nhiên hết, cách lể rất khoa học, đầu ngón tay cái với ra sau lưng ở điểm
nào thì gọi là điểm số 1 là huyệt Thần Giác, điểm số 2 là điểm đối xứng bên kia cột
sống, lấy điểm thứ 3 là điểm nhọn của tam giác nằm trên cột sống quay đầu xuống
dưới, lể 3 điểm này nặn ra máu thì chữa được chứng đau mắt.
10-Viêm mũi dị ứng thời tiết, phấn hoa :
Thầy suy luận khi ngón tay giữa đau, có 2 hiện tượng xẩy ra, một là bị đau mắt, hai
là đau lưng vùng cột sống tam giác, thứ ba lỗ mũi bị đau, viêm mũi dị ứng, dị ứng
phấn hoa theo mùa bị nhẩy mũi, thì vuốt ngón tay giữa sẽ hết, đôi khi làm 1 huyệt
lại sinh ra phản ứng phụ chữa được khỏi các bệnh khác một cách bất ngờ mà mình
không biết tại sao.
11-Bại liệt hai chân :


Thí dụ như chà cái đùi, thấy nó nổi lên những con trùng xanh lè ở vùng 2 bên đùi,
cứ tiếp tục chà, áp dụng bài Vỗ Gối, tự nhiên sau một thời gian hai chân bớt bại hồi
nào không hay, do đó tôi mới nói tất cả các cơ quan tạng phủ, tuy thấy rời rạc với
nhau, khác nhau về hình thể mà nó liên quan mật thiết với nhau trong một khối
thống nhất đó là con người.
12-Chóng mặt, kém thông minh, trí nhớ kém :

Thầy đưa xem hình ruột non, tại sao mấy thầy tu lâu sẽ thông minh nhớ dai
không ? các thiền sư đắc đạo, cái óc mổ ra giống y ruột non không khác, nên hồi
xưa nói ăn cái gì bổ cái nấy, nên ăn đậu hũ có chất bổ óc lớn, nên phản ứng của
đ̀ òn cân não, câu thơ Chinh Phụ Ngâm nói (đúng ra trong Cung Oán Ngâm Khúc,
tác giả Nguyễn Gia Thiều ) : Giết nhau chẳng cái lưu cầu, Giết nhau bằng cái u
sầu độc chưa ! cái đòn cân não dễ chết lắm.
Thức ăn thì bừa mứa cái gì cũng đủ, mà cái đầu mất thăng bằng do cái ruột mất
thăng bằng, có 1 học viên lúc nào cũng bị chóng mặt chao đảo, làm thử nắm bàn
tay quay vào cái bụng thấy khỏi, như vậy cái đầu mình và tay chân nó liên quan
một cách chặt ch̃ẽ, vì ta không biết cho nên ta tưởng nó tách rời nhau không liên
quan với nhau, ai dè nó cấu kết nhau.
13-Ăn bi tiêu chảy, mót đi cầu ra bọt mà không ra phân, bụng chướng hơi :
Bây giờ mình đưa cái ruột non ở vị trí giữa thân người, lên đường kinh ruột non
Tiểu Trường ở giữa cánh tay, hình, thể, thế, phải đi đôi với nhau, khi ăn bị tháo dạ
là do nơi ruột non chứ không phải do ruột già, nó muốn đi mà đi không được,
giống như con gà mót chạy tới chạy lui, ta chà vùng lằn khuỷu tay giữa vùng da
sáng và tối, da tối bên ngoài, da sáng bên trong, (nghĩa là khuỷu tay bên trong là
ruột non da sáng, ruột già khuỷu tay bên ngoài da tối, huyệt Xích Trạch), thể giống
nhau ruột non ở phần da non, chà phần này thì ruột non ổn định, thí dụ ta mót đi
cầu ra bọt không, hoặc sau khi giải phẫu bụng phình lên, bác sĩ muốn chúng ta
đánh hơi cho xẹp mà làm không được, nhìn bàn tay có 2 gò sát cổ tay trong giống
cái mông, có đường nhăn cuối đường sinh đạo (trên huyệt Đại Lăng), chà vào đó sẽ
không mót đi cầu nữa, nói về dẹt theo dẹt thì lõm trong lòng bàn tay là huyệt Lao
Cung đồng với lõm xương ức, thì xuống ruột là hậu môn thì trên bàn tay hậu môn
nằm cuối đường sinh đạo giữa hai mông bàn tay, khi mót đi cầu thì 1 trong 2 bàn
tay bên nào đau thì chà bên đó sẽ hết mót đi cầu.
14-Dị ứng mắt đỏ, dị ứng thực phẩm như đậu phộng, suyễn, nhảy mũi do yếu
thận :
Những trường hợp bị dị ứng phấn hoa, mắt đỏ, nhảy mũi, vuốt ngón tay thứ tư,
ngón bên nào đau thì ta vuốt, tránh được dị ứng phấn hoa. Hầu hết bị dị ứng do nơi



gốc của thận bị yếu, nguồn năng lượng đề kháng do nơi thận, do vậy, bệnh suyễn,
thập khớp, dị ứng thời tiết phấn hoa, dị ứng thức ăn như đậu phộng, ăn mít cũng bị
khi thận yếu, cho nên ta phải làm trước mỗi ngày thì ta trở tay mới kịp, chứ lúc
đang suyễn mà đi kiếm tắc chưng với nghệ đường phèn thì kể như tiêu không kịp
rồi, dùng cây súng bơm thuốc cũng chưa chắc đã kịp nữa, do đó mỗi ngày vuốt
phòng bệnh như vậy có lợi cho chúng ta.
15-Hay bị trúng gió, mặt xanh, vã mồ hôi, mắt lừ đừ là dấu hiệu bệnh tim
mạch gây ra cứng gáy, khó thở :
Nếu ta xòa các ngón tay, lấy ngón tay giữa làm đầu, 2 ngón tay hai bên làm tay, thì
ngón cái và ngón út là chân, thì cái lưng là mu bàn tay, và lòng bàn tay là cái bụng,
cuối 2 hai bên cuối chân ngón giữa làm gáy, và hầu hết chứng dị ứng đều do nơi
gáy bị, người hay bị trúng gió đau tim, có khi có 10 triệu chứng hay trùng với
nhau, tây phương hay cười chúng ta vì cái gì cũng đổ thừa trúng gió, nhưng bản
thân thầy có bị nên thầy biết, khi tim bị yếu có triệu chứng mặt mày xanh dờn, vã
mồ hôi, tim đập nhanh, triệu chứng đến nhanh đôi khi mình không thấy mà người
khác thấy liền mình tự nhiên mắt lừ đừ, mồ hôi dầm mình liền là triệu chứng của
trúng gió, là triệu chứng của tim mạch, cho nên mỗi ngày phải chà vào vùng gáy ở
chân ngón tay giữa là giải quyết được triệu chứng của bệnh tim mạch nhiều lắm,
như cứng gáy, khó thở, là một trong những triệu chớng của tim mạch.
16-Cong gù lệch vẹo cột sống :
Áp dụng sống đồng với sống : như đau lưng tìm sống bàn tay, chữa trên sống cẳng
tay, sống cẳng chân, sống bàn chân, chữa theo 2 đường lõm của Thái Dương, tính
theo mặt nghiêng cũng giống cũng đồng như vậy, hình xương cột sống nhìn
nghiêng cũng uốn cong như vậy, người ta ngâm rượu rắn, đông y nói ăn gì bổ nấy,
người Nhật dụ mua con hải mã sea-horse, uống hết đau lưng, hay mua đỗ trọng
hầm với cật heo chẻ làm 2 lóc mỡ, rửa sạch với muối, để đỗ trọng cặp với bánh mì,
đem nướng ăn, thì hết đau lưng, nhưng có người hết, người không, chữa thận phải
dùng muối, cho nên dân miền biển khi bị bệnh suyễn thì hết thuốc chữa, vì dân

miền biển cái thận khỏe do ăn mặn, chúng ta ngày nay chữa vòng vo thì chúng ta
chết, vì khi máu lên, bs nói đừng ăn mặn, thế là mình kiêng tuyệt đốí, mà không ăn
mặn thì bao tử ăn không tiêu, qúy vị thử đi, ăn lạt, bao tử không có mặn có ngọt thì
bao tử ăn không tiêu, lại đi khám bs chữa bệnh bao tử, cho nên vị mặn là 1 trong
ngũ vị rất quan trọng, trở lại vùng thái dương nhìn nghiêng cũng cong như đường
sống lưng, chúng ta có thể chà 2 thái dương giải quyết chứng cột sống bị cong, các
bà già gù lưng, vuốt 2 bên thái dương bị đau, vuốt như vậy từ dưới lên sẽ thẳng
lưng lên.


17-Lưng co rút cứng đau, thở không được, vọp bẻ, cấp cứu đột qụy :
Trường hợp bị cứng lưng, tìm thái dương không báo, sống bàn tay không báo, sống
bàn chân không báo, ngay cả lưng bấm cũng trơ trơ không báo, thì bấm ngay đầu
Mạch Đốc dưới mũi là huyệt Nhân Trung, bấm mạnh, thì đốt sống lưng nhả ra hết
cứng đơ lưng, cho nên khi thở không được, mắt lờ đờ, cơ co cứng, bấm Nhân
Trung các cơ co cứng nhả ra. Có người nói Nhân Trung làm tăng huyết áp, không
phải, hiệu ứng của huyệt là đóng và mở, do vậy ấn vào Nhân Trung làm nhả cơ tự
nhiên lưng mềm theo, như vậy những người thường hay bị vọp bẻ thì bấm Nhân
Trung, người xưa gọi cái trán là Thiên Trung, cái cằm rộng là Địa cát tốt .̣điểm
giữa mặt gọi là Nhân Trung, là huyệt khai mở các huyệt đạo, huyệt có khả năng
cứu cấp khi đột qụy. bấm một lát mắt bệnh nhân mở lên thì sống.
18-Chữa và ngừa tai biến, đột qụy :
Những người bị stroke tai biến, đông y gọi là trúng gió từ đằng sau vào gáy làm
gáy cứng làm bế các huyệt đạo đằng sau, máu lên đầu không được tự nhiên người
ta bị ngất, nên mỗi ngày ta xoa 2 huyệt sau dái tai tên Ế Phong, hướng bấm huyệt
từ sau ra trước cùng lúc một tay ta bóp dái tai và cạnh cằm làm lưỡi mềm ra, hạch
nước miếng tiết ra, bấm tiếp Nhân Trung là tỉnh.
Như vậy học 1 huyệt nó đòi hỏi sự liên quan, chứ không phải thầy nói huyệt đó
chữa bệnh đó, thì không phải, phải tiến vào từng giai đoạn, nên có người nói tại
sao cứ mỗi lớp thầy giảng một kiểu, không phải, phải tùy hứng theo địa phương có

nhiều bệnh đó thì mình nói về cái huyệt liên quan đó nhiều hơn theo nhu cầu, vả lại
kinh nghiệm của chúng tôi trong bốn chục năm làm sao nói mấy tiếng đồng hồ mà
hết được, cho nên nói lớp này được thì lớp kia mất…cho nên cái quan trọng là cái
nguyên tắc chính, cứ giữ như vậy là hình giống hình, thể giống thể, thế giống thế,
lúc bấy giờ ta mới dùng. Nếu hình, thể, thế không giống nhau, có khi nó giống
nhau mà chưa ứng, tức là đồng mà không ứng thì không dùng, gọi là đồng ứng
dụng.
19-Bệnh thụt lưỡi, cứng đớ lưỡi, khó nuốt nói ngọng :
Thí dụ bệnh thụt lưỡi, ta ấn vào sau daí tai cùng lúc vuốt vùng nắp tai mỗi ngày,
hay dùng máy sất tóc hơ vào đó mỗi sáng trước khi ta đi làm, chiều tắm rửa, hơ
trước khi đi ngủ, là phòng bị tai biến.
20-Chân yếu nhấc dở chân lên không được, ăn khó nuốt do suy thận :
Nếu xoa ngón chân cái từ mặt trên móng chân cái đi vô làm tăng lực cho chân đùi
bị mỏi yếu khi ngồi mà dở chân không lên, đặc biệt là nuốt khó, cũng vuốt từ ngón
chân cái từ ngoài vô, bẻ ngón chân cái xuống chọn 3 điểm : 2 điểm 2 bên cạnh


móng 1 điểm giữa móng, kẻ 3 đường song song từ ngoài móng vô, trong 3 đường
sống đó có đường vuốt đau là ứng, là chữa khỏi chứng bị suy thận khiến cho đi
không nổi phải lết chân, phải bò, mỗi ngày vuốt ngón chân cái chữa chứng nuốt
không được, thận yếu.
21-Nhức đầu, đờm dãi nhiều do tuổi già, do thời tiết, do ăn không tiêu, biếng
ăn, mất ngủ :
Lật ngón chân cái lên, chà vào cổ ngón chân cái chữa nhức đầu, chữa đờm dãi
nhiều do tuổi già, như thời tiết xấu u ám, mưa lâm râm hoài thì con người cũng vậy
đờm dãi nhiều thì ăn không ngon, cơ thổ không tốt, máu không có để nuôi dưỡng
cơ thể được thì nó biến thành đờm, sẽ làm biếng ăn, mất ngủ, thì chà mặt dưới
ngón chân cái.
22-Chữa cho thận khỏe hết đau lưng :
Còn chà mặt trên ngón chân cái chữa cho thận khỏe, cả chứng đau lưng rất hay.

Cho nên ta học không nhiều mà ta biết được nguyên tắc đồng ứng, huyệt sẽ cho
chúng ta triển khai chữa nhiều bệnh mà không cần tới sách, mà chúng ta giữ được
trí nhớ rất tốt, nên thầy đi dạy không cần tài liệu, mà nói theo ngẫu hứng nói hoài
không hết, trí nhớ tốt nhờ ở sự tương quan này, vì thế tôi mới trải qua giai đoạn
khùng, tìm cách chữa đồng ứng…khi nắm được cái lý thì trăm phần trăm không
quên không sai chạy được, không nắm được lý là ta sai, cho nên nhiều vị Phật tử
khi đi chùa thích nghe những tạng kinh lớn, kinh gì càng cao, tâm lý càng khoái,
nhưng thật sự nắm cái cốt lõi của kinh tạng không nắm được, nhà Phật gọi là cái lý
tổng trì, nắm được cái lý căn bản đó rồi ai nói trúng nói sai chúng ta biết liền, từ đó
nó mới mở ra kiến thức của mình, mình mới nghiên cứu các cái khác được…..
Âm dương đồng nhất, lý đời đạo không hai, vì chúng ta không biết, chấp vào cái
thế bị điên đảo, khổ thì chạy vô chùa tu, ai dè vô chùa còn khổ hơn, vô chùa khó tu
lắm chứ không phải dễ…
Nếu chúng ta nắm được cái lý tổng trì, bảo đảm qúy vị thênh thang, không vướng
bận, không cần sách, còn không nắm được lý, sách nào bán mình cũng mua, thầy
nào dạy mình cũng học, cuối cùng mình bị bội thực, không tiêu hóa gì hết.
Thầy kể khi thầy qua Úc, nhiều người đã học trên youtube, thấy thầy sang, họ nọi
con đến gặp thầy xin làm đệ tử cho phải đạo, trước kia học nhiều thầy mà không


hiểu lý nên làm không kết quả, nhờ thầy giải thích cái lý nên chúng con mới hiểu,
rồi họ tổ chức thành nhóm làm việc chữa bệnh từ thiện.
23-Bệnh tâm thần và mất ngủ :
Có 1 cô bên đó nói, con tới con không có học, chỉ tới cảm ơn Thầy, vì cô đã học
trên mạng rồi, cô kể về VN thăm nhà, hồi đó con bị khùng nghĩ mình chết đi còn
chồng con làm sao, con suy nghĩ nhiều bị bệnh mất ngủ luôn, vào bệnh viện bs
phán bệnh tâm thần cho thuốc uống hoài không hết, con khổ sở quá vái Mẹ Quan
Âm cho con gặp thầy gặp thuốc, con lên mạng mở ngay ra y chang cái bài thầy
giảng về bệnh tâm thần và mất ngủ, con chà huyệt Đại Chùy say gáy có điểm đau,
con cảm thấy muốn ăn, lúc đó là 12 giờ đêm rồi, gọi chồng thức dậy làm cho 1 tô

mì, ăn xong, còn đói bụng hỏi chồng còn nữa không, chồng sợ quá, sợ ăn nhiều
lủng bao tử, cô nói không sao, ăn xong cầm chổi quét nhà, tỉnh ngay, ngày mai hết
bệnh luôn.
Như vậy chúng ta thấy gì ? Những bệnh mà chúng ta gọi là bệnh, thì Phật cũng gọi
là vô thường, cũng là giả thôi, không ćo bệnh nào là thiệt hết, nhưng vì chúng ta
không biết, lầm lẫn, có những phản ứng trái chiều như vậy cho nên chúng ta hoảng
sợ, còn sinh, lão, bệnh, tử, tất nhiên nó phải vậy rồi, do đó trong cơ thể chúng ta có
những rắc rối hiện ra là tự chúng ta mở cửa rước giặc vô nhà, đồng thời bên trong
nó cũng tự sửa, đề kháng, ta không biết khai cái này, để trái chiều nhau nó kết hợp
với nhau đẻ ra bệnh nặng.
Cho nên tại sao mình làm ngoài da thấy đơn giản như vậy mà nó khỏi, cho nên có
nhiều người đặt vấn đề sao kỳ vậy, người ta chữa bệnh chết lên chết xuống mà ông
này làm ngoài da mà khỏi, không ai tin được, nhưng chính khi người ta thực tập rồi
mới thấy cơ thể con người là một cái gi đó vô giá, cái não vô giá, cho nên chúng
tôi tâm đắc mới ghi lời Đức Phật dạy : Trí tuệ là thần thông. chúng ta không có trí
tuệ chúng ta không làm được việc gì hết, mà khi chúng ta phán đoán qua cái lối
đồng hình này, chúng ta giải quyết được những cas bệnh mà người khác không làm
được, khi chúng ta gỉải quyết xong rồi thì chúng ta thấy vô cùng đơn giản, mà cái
hạnh phúc của mình vô cùng lớn lao đến nỗi không thể tả được. Do vậy cho nên
mình vui, mình phải làm hoài, nếu không thì không làm được.
24-Bệnh ho, đau tim, bượu cổ họng :
Nói về họng : thí dụ ho, giải quyết ở đâu ?
Nắm bàn tay thì là đầu, sau cổ tay là gáy, trước cổ tay là họng, chà vào giữa cổ tay
phần dưới bàn tay nơi huyệt Nội Quan, trong Kinh Thư ngày xưa các thầy viết
lại : Tâm hung thủ Nội Quan, (có nghĩa là khi tim đau, lo sợ, dùng huyết này) trị ho


rất hay, ho đến nỗi không ngủ được, vuốt bên cổ tay nào có cảm giác nó nổi lên
một cục là cái cục đờm trên cổ chạy xuống, có người sưng một cục bướu ở cổ
họng, mà vuốt ở Nội Quan cũng có một cục, vuốt đẩy cục đó ở cổ tay thì cục bướu

ở cổ lọt trở vô.
25-Chảy máu cam, nấc cục, hay ho khạc đờm, tuyếp giáp, cúm sưng phổi có
nước :
Chân ngón tay giữa cũng là cổ thứ nhất, chà vuốt đỉểm này vừa chữa mặt, chữa cổ,
chữa chảy máu cam, chứng nấc cục vì tai mũi họng liên quan, ngón tay giữa vô
cùng qúy giá giải quyết mắt mũi, cột sống.
Nội Quan là họng thứ hai, họng thứ ba ở chân ngón tay cái mặt trong, nếu lấy ngón
tay cái đốt thứ nhất làm đầu, đốt thứ hai làm cổ, dưới nữa là ngực, có điểm cộm,
nắm nhéo điểm cộm như cọng gân, giải quyết được chứng bệnh hay ho khạc, cái
họng thứ tư là nơi dái tai, xem cái tai là nửa cái mặt, hai cái tai tưởng tượng đâu lại
nhau là cái mặt, thì chân dái tai là cái cằm, phần dưới cằm là cổ họng thì đồng hình
cái họng vùng huyệt Giáp Xa, cái họng thứ năm là ngón chân cái, nếu ta lấy ngón
chân cái là lưỡi, dưới cái lưỡi là cổ họng, cho nên ta chà ở cái mắt giữa ngón chân
và bàn chân, mặt dưới, có điểm đau cộm là đúng, giải quyết được bệnh tuyến giáp,
ho, ho cúm sưng màng phổi, tràn dịch màng phổi của trẻ em, hơ nóng điểm này
như phỏng, thì khỏi cả bệnh đờm vàng đờm xanh của người già, cứ mỗi ngày lật
bàn chân lên hơ, giải quyết đờm rất hay. Như vậy giải quyết chứng ho không phải
do nơi phổi, cho nên triệu chứng ho giống nhau mà gốc bệnh khác nhau.
Có một vị danh tăng nổi tiếng thành lập Viện Phật Học Châu Âu ở Đức, khoảng
năm 2005-2006, một khóa tu cả ngàn người, ông lâm bệnh, bảo hiểm y tế ở Đức
đắt qúa, Phật tử đưa ông về Pháp, khi đưa về Pháp được chẩn đoán lao phổi, vì ông
cứ nóng sốt, ông không bị lao phổi, ông không tin, ông từ chối không uống thuốc
lao, do ông không tuân theo hệ thống y tế bảo hiểm nên đi các bác sĩ khác cũng
không được khám, 3 ngày sau có học trò là bs chuyên khoa phổi của ông bên
Algẹrie
̣ hay Maroc về ghé thăm ông, đưa ông nhập viện trở lại, nói rằng tôi lấy tư
cách là bs chuyên khoa phổi xác nhận ông không bị bệnh phổi, lúc bấy giờ khám
lại thì bệnh não gây ra tai biến….
Cho nên trong đời đừng thấy hạt cát mà khinh thường nó, các triệu chứng giống
nhau mà nguyên nhân khác nhau, các bs ở bệnh viện lớn như vậy còn bị lầm lẫn

như vậy, nên đừng bao giờ đinh ninh một điều rằng ho nhất định là phổi, chưa
chắc, nên uống thuốc ho cũng vẫn ho như thường,


Điểm thứ sáu của họng là nơi gân cổ chân và gót chân, cổ tay là cổ chân thì cổ
chân cũng là cổ họng, cổ gáy, kéo lên bắp chân là lưng (nơi huyệt Thừa Sơn), chà
vùng hai bên huyệt Thừa Sơn xuống là đồng hình vùng hai phổi, có điểm đau như
dao cắt là điểm ứng, chà điểm ứng hết đau là hết ho.
Đã gọi là lý thì qúa khứ, hiện tại hay vị lai phải đồng như nhau, còn hôm nay vầy
mai khác cái đó là vô thường không đúng, nên cái lý cổ tay là cổ chân, cổ tay đồng
với cổ họng thì cổ chân cũng phải đồng với cổ họng, cổ tay đồng với cổ gáy thì cổ
chân một lúc nào đó cũng phải đồng với cổ gáy… khi nắm vững điều này thì ta
không sợ trật, đau trên ta tìm dưới, đau trước ta tìm sau, đau trái ta chỉnh phải,
không có cái này ta tìm cái khác không ra ngoài cái lý đó, thì không bao giờ chúng
ta trật, khi ta tìm đươc ra rồi chúng ta cảm thấy đầu óc thênh thanh thoải mái nhẹ
nhàng.
Trên đời này không gì khổ cho bằng ta không thấy được minh sư, mà minh sư nó
nằm trong ta, cho nên ta tìm khắp thế gian ta học, thầy nào hay ta cũng học, Phật
cứ rầy chúng ta, cái kiến thức đó là cái sở tri phan là cái chướng ngại, cho nên ráng
học cái lý để nó bung ra hết, rồi từ chỗ đó mình ung dung tự tại, không sợ gì hết,
nói như vậy thì cứ ráng mà học đừng có gọi điện thoại làm phiền thầy nghe, không
phải, bí thì cứ hỏi, rồi lần lần nó sẽ mở ra, trên đời không ai gỉỏi liền, học chữ biết
liền, nên học là phải hỏi là một quy luật cho nên ta cứ tâm tâm niệm niệm học, khi
ta học mà không cầu khúc mắc là ta không đến nơi đến chỗ mà giải thoát được….,
chúng ta sẽ hiểu trên đời này không có bệnh nào khó, mà cũng không có bệnh nào
dễ, dễ hay khó là ở chúng ta duyên nó chưa đủ, hoặc là lúc đó ta tối, hoặc là lúc đó
người tối, mà lúc đó tâm ta thành rồi mà ta làm không được thì đừng buồn, cho nên
thầy nói đùa là người ta đã thua rồi, tới mình có thua nữa thì cũng huề thôi, đừng
có sợ, mà mình không sợ thì cứ ráng làm, biết đâu mình không giúp được người
này hôm nay, biết đâu ngày mai có cái cas tương tự mà mình sẽ giải quyết được,

hồi đó thầy bị vậy không đó, nhờ như vậy ngày nay mới có những câu chuyện vui
cho qúy vị.
Giải đáp thắc mắc :
Có 1 cô bên Ấn Độ bị đau lưng, nếu lấy lòng bàn chân là thân người thì các ngón
chân là cái đầu, phần dưới ngón chân là cái ngực, giữa lòng bàn chân là cái bụng,
gót chân là cái chân, như vậy có nhiều người đau tử lòng bàn chân nghĩ ngay lập
tức phải khám cái bụng, nếu nó không trúng thì đổi lại lấy gót chân làm cái đầu, thì
gót chân đồng với cái ót, thì lòng bàn chân là cái gáy thì lòng bàn chân là cái vai,
như vậy khi lòng bàn chân đau mà không phải là bụng đau thì coi chừng là cái gáy
bị.


Còn nếu cái gót chân lấy làm cái cằm, thu nhỏ bàn chân lại như cái mặt, thì dưới
cằm là cổ, thì cổ gáy đồng cổ họng.
Nếu lấy cái gót làm cái ót, thì hai bên mắt cá chân là khớp vai, nên đau khớp vai ta
chà cái mắt cá.
Có người đau bả vai, chà ở mắt cá xuống eo lòng bàn chân là chữa bệnh từ vai đến
nách, nếu lý luận đ́ úng thì ta làm trúng, còn không lý luận đúng là chúng ta không
tìm ra sinh huyệt.
26-Vop bẻ, chuột rút :
Nhân Trung trị chuột rút, khi học phải đố nhau chúng ta mới dễ nhớ.
27-Đau khớp háng, cứng vai cứng gáy :
Thí dụ có người đau khớp háng, chữa nách là chính, đau trên chữa dưới, đau dưới
chữa trên, hoặc đau trái chữa phải…nếu 3 điểm này tìm không ra thì tìm ở đâu ?
cái háng là ở vùng hổ khẩu, vì ngón tay trỏ̉ là tay, ngón tay cái là chân, giữa hai
ngón là háng, hay khe giữa ngón út và ngón áp út là háng nơi huyệt Dịch Môn,
Trung Chữ giải quyết chứng cứng khớp háng. Vùng huyệt phổi hõm vai là huyệt
Vân Môn, Trung Phủ. lấy nách làm háng một lúc nào đó ta sẽ giải quyết ở Dịch
Môn, Trung Chữ.
Nếu lấy ngón chân cái thì mắt thứ nhất là đầu gối, mắt thứ hai lên khỏi đầu gối là

háng, nơi này cũng trị cứng vai cứng gáy, gáy và vai đồng nhất thể, điểm thứ ba có
thể lấy ngón tay cái đồng cái, đốt thứ nhất là đầu gối, lên trên là háng, cái này là
háng thì một lúc nào đó ngón chân dưới đốt thứ hai cũng là háng, đau háng chữa
vai, đau nách chữa háng, còn trên đầu thì đầu gối là huyệt Phong Trì chỗ lõm hai
bên gáy, 3 thế ngón chân cái, ngón tay cái, sau đầu là thế tam tài.
28-Chữa bộ sinh dục viêm đau, đau quai bị :
Mở lòng bàn tay, 2 gò bàn tay sát cổ tay là mông, thì sau mông lận vào trong là chỗ
kín của phụ nữ, cho nên đau chỗ kín của phụ nữ, bộ phận sinh dục bị viêm, kể cả
đàn ông, xoa chỗ này nó bể ra, cái này thầy nói thầy là tác giả cũng là nạn nhân hồi
năm ngoái thầy đi Ấn Độ, hồi xưa có 1 mụn nhỏ xíu bằng đầu đũa, sau 20 năm nó
to bằng ¼ trái chanh nó làm đau, thầy tìm ra điểm ứng, dái tai giống cái đó, bị sưng
là bệnh quai bị thì ảnh hưởng đến bộ sinh dục sẽ không có con, cuối cùng đụng
ngay điểm ứng nơi khớp xương của ngón tay cái với xương cổ tay thấy đau, thầy


nắm kéo có mấy cái nó bể ra nước, ngày hôm sau người nó nhẹ như lên thiên đàng.
Cho nên khi chúng ta đụng trận như thế gọi là lâm sàng thực tế nhất.
Chúng ta làm cái gì cũng ngược đời, theo tây y bs phải là người luôn mạnh khỏe
mới chữa cho người ta được, rồi người ta hiểu ngược lại là như vậy bs không được
quyền nói bệnh, bs phải không có bệnh, không thì bị quê thì sao, còn mình ngược
lại đem thân bệnh mình ra mà mình chữa được cho mình rồi, thì mới đúng với
câu : Tự gíác mới giác tha. Cho nên cái môn của mình là khác, lấy thân mình làm
lâm sàng, là clinic, chẩn cho nó, chữa được cho nó, thì chữa cho người khác mới
chính xác, cho nên tại sao pp này nó lên tới kỷ lục bao nhiêu triệu lượt người lên
youtube xem, mừng là họ chỉ coi trên youtube chứ đâu có được rõ ràng về mặt kỹ
thuật tác động, nhưng người ta cứ tin vào cái lý đồng ứng, người ta mò mẫm chỗ
nào đau là trúng mà người ta giải quyết được một số bệnh, mình đọc mình rất là
cảm động, cái khó nhất nữa là người ta gửi thư về hỏi, mà mình không cho bằng
thuốc mà cho bằng huyệt, mà có những huyệt phải tự động nhớ trong đầu moi nó
ra mô tả cho người ta cái vị trí huyệt đó, người ta làm trúng, cái đó là cái khó, như

vậy cho nên khi mình hiểu được cái này rồi thì qúy vị thấy rõ ràng Đức Quán Âm
ngàn mắt ngàn tay độ mình. mình không thấy ngài độ mình mà ngài độ mình như
thế đó, độ qua cái tư tưởng thế đó, tự nhiên mình sáng ra, mình vẽ ra vị trí huyệt
trúng y chang gửi cho họ, họ làm hết bệnh, như vậy rõ ràng mình làm mà không
thấy mình làm, thì người mình nó nhẹ nhàng lắm, còn mình làm mà chấp mình làm
thì sao, mình nói sao tôi làm khổ qúa mà không ai nghĩ tới tôi, làm cực qúa mà
không ai thông cảm mình hết, là tự nhiên mình tức, đúng không ? thành thử trong
việc chữa bệnh nhờ như vậy mình ngộ ra được cái đạo lý thâm sâu của trời đất, thì
mình thấy nó hay vô cùng, khi mình làm mình mới thích.
29-Bệnh viêm gan B, bệnh gout :
Cái háng là nơi gò dưới ngón tay tay cái, cái khó nhất là cái gan, những người bị
bệnh gan, thì có thể tròng mắt bị vàng, mộng mắt đỏ, sưng mắt đỏ, u xơ gan, ngày
nay tây y nói viêm gan B không chữa được, bao nhiêu qũy bảo trợ thua luôn chỉ để
chơi chứ thật ra không chữa được gì cả, cho nên người ta mới xoay qua cây cỏ nào
là Fucoidan, nào là đủ thứ… mình giải quyết đơn giản như vầy thôi, thầy chi cho
mọi người nhìn ảnh vị trí lá gan, tượng hình của quẻ gan là quẻ cấn, (giống hình
cái chén úp), cho nên chúng ta đặt cái gan bàn tay của chúng ta, đồng âm, cái gan
bàn chân cũng đồng hình với gan, pp này đồng với ngôn ngữ văn hóa người Việt
mà các quốc gia khác không có, cho nên có 1 anh bạn lâu ngày mấy chục năm mới
gặp nhau, chuyến về VN năm ngoái gặp tôi, anh nói rằng : Xin lỗi anh chứ hồi đó
anh nói tôi không tin, mà chuyện đó tôi đã làm từ năn1990, 1995, anh nói cái gì lạ
quá cái cổ giống cái cổ, tôi không tin được, bây giờ tôi mới hãnh diện đó là văn
hóa VN, đau cổ tìm cổ tay, không cổ tay thì cổ chân, mà khác văn hóa thì không


tŕúng, trở lại cái gang tay, thì đồng hình lá gan là gò sinh đạo, thì túi mật là gò dưới
ngón tay trỏ trong lòng bàn tay, người ta xoa tiết đoạn từ gò dưới ngón tay trỏ
xuống gò chân ngón tay cái để giải quyết bệnh gan, hoặc giải quyết ở gan lòng bàn
chân ở hai gò 2 bên dưới các ngón chân đồng hình lá gan, chà vào 2 gò này chữa
bệnh gan, ai bị bệnh gout cạnh ngón chân cái có cục xương sưng to, nếu bs có mổ

rồi thì nó cũng chạy vào 2 gò này, hoặc là ngón chân cái xếp chồng lên ngón chân
trỏ, thấy vậy đó mà nó giải quyết được bệnh gan, vị trí thực của lá gan dưới ức và
xương sườn phía trước, đối xứng phía sau lưng là hình ảnh của hai lá gan ghép lại,
ta đưa tay ra đằng sau dùng mu bàn tay chà gãi ngang lưng, giải quyết được bệnh
gan, gan cũng đồng hình trên mặt.
30-Bao tử ợ hơi do gan yếu :
Trên mặt mình tính Sơn Căn, nơi cuối mũi ngang 2 mắt, là ngay ngực vì 2 con mắt
giống 2 núm vú, thì 2 lá gan dưới gò mắt dưới, người xưa gọi là ngọa tằm liên hệ
đến gan mật mà không biết lý do tại sao, rồi một số các châm gia nơi ngoạ tằm bị
sưng, giống như hình bao tử bị thòng xuống, thì châm hay chà vào vùng này giải
quyết được chứng bao tử ợ hơi, như vậy là gan yếu chứ không phải bị bệnh bao tử,
hay ta lấy Nhân Trung là ngay ngực tùy theo mình tính, là Đản Trung (hay Chiên
Trung), thì lá gan nằm bên cánh mũi hay hai bên hốc má dùng tay nhéo từ sát cánh
mũi ra ngoài là giải quyết bệnh gan, đó là những tín hiệu của thần kinh liên quan
nối kết nhau.
31-Bệnh lá mía làm mất trí nhớ, cứng sình bụng :
Lá mía đau trên tỳ kinh, lá mía rất quan trọng, trong đông y mỗi tạng phủ là một
cặp với nhau, nên tỳ và vị là lá mía và bao tử là một cặp, tụy tạng có hai phần là
pancrea và spleen nữa, là lá mía và lá lách, lá mía thì dài giống hình chiếc giầy là
spleen, đầu lá mía có hình giống hạt đậu là lá lách, gọi là lách vì nó nằm nghiêng
về một bên, hay gọi là tụy, lá mía mà bệnh thì không chữa được, triệu chứng của tỳ
khi bị yếu nó lock (khóa) bộ nhớ trong não, thầy có người bạn bị bệnh lá mía cách
đây 10 năm, khi đi đổ xăng, rõ ràng bình xăng người ta để cái vòi xanh đổ xăng và
cái vòi đen đổ dầu, vậy mà mở nắp ra bấm cái vòi đen đổ dầu vào, nó cứ dội ngược
ra không cho bơm, hai ba lần bơm nó cứ dội ngược ra, anh cứ ép vào đổ vô cho
đầy bình, mở mắt ra nhìn thấy mình đổ đầy bình diesel, thì phải kêu xe kéo để rút
dầu ra, cho nên mỗi ngày chúng ta bị mắt trí nhớ nhiều rất nguy hiểm cho tạng tỳ
hoặc là tại tạng tỳ mà sinh ra mất trí nhớ, cho nên người xưa nói tỳ chủ ý, hay ý
nghĩ, cho nên làm cách nào ta trị được lá mía này chỉ có cách chúng ta áp dụng một
cái cách gần nhất như lá gan ta lấy đồng hình trên tay, còn lá mía ta lấy đồng hình

ở chân, nơi huyệt Âm Bao nơi đùi non trên tỳ kinh có điểm đau nhất, mỗi ngày tác
động nó, hay vuốt mỗi ngày đoạn kinh tỳ từ đầu ngón chân cái Ẩn Bạch đến Công


Tôn, đồng hình với ngang bụng, khi bụng cứng, sình bụng ta tưởng là bao tử mà
thật ra do tỳ.
Mình học cái đồ giả chứ không phải đồ thiệt nhưng nhờ cái giả đi vào cái thiệt nếu
nó ứng, khi nó hết ứng rồi thì không dùng nữa. Tức là không chấp nhận cái vĩnh
cửu theo sự biến dạng hay theo nhân duyên của vô thường, hôm nay nó vầy ngày
mai nó khác, do đó ta không dính chắc vào cái điểm nào đó là huyệt, còn nếu ta
chấp chặt vào huyệt thì hôm nay châm vào huyệt đó trúng nhưng ngày mai châm
vào huyệt đó chưa chắc trúng ( khỏi) bởi vậy cho nên nó luân chuyển theo giờ, còn
ta làm theo lý của sinh huyệt, hôm nay nó là tay, ngày mai là chân, ngày mai là
đầu, tôi tính cho nó là đầu, bữa nọ nó là tim tôi tính tim, bữa sau là mặt tôi tính là
mặt, nó có vẻ hơi khó, nhưng tính theo lý biến đổi theo nhân duyên nếu nó ứng
đúng thì dùng, không đúng thì dục bỏ, qua sông bỏ bè ôm nó làm chi, như vậy
cũng tạm được nhiều, qúy vị có yêu cầu phải hỏi, anh chị em cố gắng học tự chữa
cho mình…..
Trao đổi kinh nghiệm :
32-Đau giống bệnh thần kinh tọa :
Cô Judie ở Toronto có phòng massotherapy, áp dụng đồng ứng liệu pháp có hiệu
nghiệm, thầy mời lên chia xẻ :
Cô có 1 người khách bị đau từ lưng dưới xuống mông, xuống chân phải, đau rất lâu
năm rồi, đi bs chụp không thấy gì, nói là bình thường, triệu chứng nhìn chung
giống đau thần kinh tọa, vừa đau vừa tê đi không nổi, đau từ lưng dưới xuống
huyệt mông Hoàn Khiêu của thần kinh toạ, đau dài xuống ngón chân, cô nghĩ là
thần kinh tọa, nhưng phải kiểm tra xem có hay không chứ không chữa ẩu được, khi
kiểm tra thì không phải là thần kinh tọa, trường hợp này cô chưa gặp qua lần nào,
cô làm theo pp của thầy, bên đối xứng bên trái, càng làm bên đối xứng thì bên phải
càng đau, ông khách nói ông đau từ 3 giờ chiều trở đi đến 7 giờ tối, đau tê suốt,

mình làm chân trái không được thì làm tay trái, không được mình làm tay phải, hay
hai chân mày, trị tất cả mọi cách mà không hết, những cas nào khó ghi nốt vào sổ,
con mới phone hỏi thầy, chưa kịp hỏi thầy thì bệnh nhân lại đến, cô làm tất cả mà
chưa thấy có kết quả, sau cô vuốt sau cổ gáy, có vài lần thôi, bệnh nhân cảm thấy
thốn đau chịu không nổi, may là lúc đó ông khách hẹn vào lúc 3-4 giờ chiều là lúc
chân đang bi tê đau thì mình dễ trị hơn là lúc họ không bị đau, nên khi vuốt gáy
mới 3,4 cái thôi thì cơn đau chân dịu hẳn, coi như hết luôn, cô nói : Con trị là phải
trị cho hết luôn, vì cái ngành này là chữa bệnh, kiếm tiền là một lẽ nhưng cái tâm
giúp đỡ người khác khỏi bệnh là quan trọng nhất, con lúc nào cũng trị tận gốc, khi
người ta khỏi không đến trị nữa thì người ta giới thiệu cho mình người khác…


33-Kẹt hai ngón tay vào lòng bàn tay :
Có một người khách nữa người VN, sáng ngủ dậy, bị co rút đau 2 ngón tay 3,4, cô
áp dụng pp đồng theo đồng, gẫy theo gẫy, dặn anh ấy vuốt nhưng chưa khỏi… con
phone cho thầy, thầy nói 2 ngón đó thuộc thần kinh não trên đầu, nếu mình làm
không hết phải đi chụp cái đầu, thầy chỉ 2 huyệt Thái Dương, thì huyệt Thái
Dương trúng nhất, nên bệnh nhân nói đã giảm ngay 6 phần rồi, ngày hôm sau cô
phone lại hỏi thăm bệnh nhân, thì bệnh nhân nói khỏi rồi.
Còn một người nữa, có một chú bị đau thần kinh tọa đến kiếm con, lúc đó cô về
VN hơn cả tháng, chú đau qúa chịu không nổi phải đi mổ đốt sống lưng, chú còn
bệnh ở tay khớp đóng vôi hay có nước gì đó, mình không phải là bs để kiểm tra có
gì ở trong, tay phải chỉ dơ ngang vai chứ không dơ tay lên cao hơn được, chú nói
nếu tới Judie mà trị không hết thì chú phải đi mổ thôi, chú muốn thử con trị có hết
không, mỗi lần chú tới, con cũng làm theo pp của thầy, con cũng dặn chú tự làm ở
nhà theo cách con làm, chú làm ở nhà coi như chú đã giúp con rất là nhiều rồi….
Hôm qua có người hỏi Thầy Lộc thầy làm có mệt hay không, thật sự khi mình làm
việc này thì mình vui lắm không có mệt đâu. Chú bệnh nhân này sau 6,7 lần chú
khỏi chú nói rất đội ơn Judie, nhờ Judie mà tay chú cử động được rồi….
Những câu chuyện thật như vậy để cho mình thấy rằng, người ta ở xa, chưa gặp

thầy mà người ta còn làm được, mà mình tới đây học mà về mình chưa làm được
thì mình sao ? Thì mình cũng tin chứ không phải mình dở, nếu mình tiếp cận với
pp rồi mà mình không làm là tại mình còn lấn cấn. cái đầu mình chưa tin đâu, cứ
tin đi, mình thử đi, chưa chắc mình đã tin 100/100, nhưng cứ thử đi xem ông này
nói dóc hay nói thiệt, nếu mình làm trong 10 cái trúng 1 cái thì mình mới tin được,
cứ cái gì cũng phải thử chính trong con người của mình mới có kinh nghiệm, cho
nên thầy nói, cái gì cũng phải trả giá, qua cái thực nghiệm trên người mình, rồi
mình có thực tâm giúp người ta hay không, thì nó sẽ ứng nghiệm.
34-Bệnh nấc cục :
Thầy muốn qúy vị làm được nó mới có trọng lượng, nó mới có thật, có nghĩa là tôi
làm được, qúy vị làm được hay bất cứ ai cũng làm được giống vậy thôi. Có một
người con của bạn thầy, con anh chỉ chữa một bệnh duy nhất thôi, nó đang đi học
trung học, nó chữa bệnh nấc cục, hễ thầy cô giáo hay bạn bè bị nấc cục chỉ đến nó,
nó vuốt 1 ngón tay giữa là hết, cứ làm vậy đôi khi nó cũng có cái vui.
35-Vọp bẻ :


Cháu ngoại của thầy ở nhà, đứa nào ngồi học bài bị vọp bẻ, nó chỉ nắm hai cáí đùi
vuốt nó hết, nhớ rằng khi chuột rút nhất là khi đang lái xe bị vọp bẻ là nguy hiểm
lắm, nếu ta vuốt bên đây không được, bên kia không được, chân ta bị mắc kẹt nơi
chân ga, chân thắng, thì nhớ bấm mạnh vào Nhân Trung. Khi bị vọp bẻ bs bảo
mình thiếu potassium, thì ăn chuối vừa chín tới đem luộc ăn với cơm cũng ngon
lắm, ai ăn chay thì chấm với muối mè, vì con khỉ ăn chuối nó chuyền cây có bao
giờ nó bị vọp bẻ không ? Con gấu nó thích ăn mật ong, nên nó té từ trên cây cao
xuống nó không chết, cho nên người ta tìm ra mật ong nó bổ phổi.
36-Ăn xong bi cứng bụng :
Có học viên hỏi ăn xong bụng cứng chữa ở đâu ? Xoa ở sau lưng đối xứng, ở lòng
bàn tay, lòng bàn chân ở dưới mắt là ngọa tằm cũng là bụng thuộc Mạch Nhâm,
37-Chín loại suyễn dị ứng kể cả chàm, lác, ngứa, động kinh :
Bệnh suyễn nặng phải dùng thuốc xịt họng : Theo thầy càng dùng thuốc xịt thì tự

mình giết mình vì làm cho sức đề kháng kém .
Ba cái hiện nay khó nhất y học hiện nay bó tay, vì lý do nói nó không có vi trùng,
mà dùng thuốc kháng sinh thì con người càng ngày càng suy sức đề kháng, tại vì
liều lượng năm nay nó vầy, qua sang năm lại liều lượng khác, tăng liều hoài, 3
bệnh này không có thuốc trị, vì nó không có vi trùng, nói chung là bệnh dị ứng :
1-Dị ứng phấn hoa hay dị ứng thời tiết
2-Dị ứng thực phẩm hay gọi là trúng thực, như bơ đậu phộng, mít, chuối
3-Dị ứng thời tiết là suyễn là thở khó chia ra 9 loại suyễn như suyễn tim mạch,
suyễn tiêu hóa…
3 loại dị ứng này chúng ta càng dùng thuốc càng suy sức đề kháng,
4-Dị ứng cuối cùng là dị ứng ngoài da bí chàm, lác, ngứa,
Các loại dị ứng này chữa có một công thức mà thôi,
5-Một loại khó nữa cũng nằm trong nhóm này nhưng không gọi là dị ứng mà gọi là
động kinh epilepsy, gần như người ta không có thuốc chữa.


4 bệnh trên áp dụng mệt công thức duy nhất là :
5 kẽ ngón tay hay 5 kẽ ngón chân và lưng nơi dọc sát xương bả vai theo xuống
phần cuối xương bả vai, là cơ bản, muốn nữa thì làm bộ tiêu viêm.
Trên 4 khe bàn tay và dưới các gò ngón tay thầy gọi là đế, có đế thuộc gan dưới
ngón tay trỏ, đế thuộc họng dưới ngón tay giữa, đế thuộc tiêu hóa dưới ngón tay
đeo nhẫn,…dùng máy sấy hơ k̃ẽ ngón tay và các đế thì tiêu đờm hết suyễn, ở các
kẽ chân giống tay, mỗi ngày tự hơ. Hơ từng kẽ khoảng 3 giây để cách xa 1 phân,
khi có chỗ nào nóng là trúng điểm ứng thì dời máy ra xa hơn để hơ lâu hơn, cứ hơ
10 kẽ tay, 10 kẽ chân sau đo hơ dọc từ xương cổ C7 theo xương bả vai sau lưng, cứ
hơ đi hơ lại như là mình phòng bệnh trước, nỗi ngày tắm rửa lau mình khô xong thì
mình hơ, cho đến lúc nào đó mình cảm thấy sao hôm nay vừa hơ thấy nó nhậy cảm
qúa, nóng quá là đúng điổm ứng để chữa khỏi bệnh.
38-Bệnh cúm, ho có đờm dãi :
Cúm : Người ta tiêm thuốc ngừa cúm rồi mà không hết vẫn bị cúm, người ta hơ kẽ

ngón chân cái, cạnh góc lằn chỉ mặt dưới ngón chân, làm hạ đờm dãi không bị ho
nữa. Cho nên 10 kẽ tay, kẽ chân của chúng ta hay lắm,
Đặc biệt bệnh suyễn nó không chíu hơ ở thăn lưng mà chỉ cạo nó như cạo gió, vì
các phế nang không nở nó bó rít lại, nên càng hơ người bệnh càng phản ứng chống
lại vì càng hơ càng khó thở.
39-Thương thực :
Còn bệnh thương thực, trúng thực, ta để người bệnh đối diện với mình, dùng cườm
tay vuốt ở bụng dọc xuống.
40-Động kinh :
Cũng một bài căn bản này, nếu chúng ta hơ 2 ngón tay cái, xoa 2 ngón chân cái, hơ
sống lưng dọc xương cổ C7 xuống đến xương cùng, giải quyết chứng động kinh rất
hay. Em bé động kinh, cứ làm liên tục mỗi ngày mỗi hơ đến lúc nào hết bệnh luôn
mà không hay.
Lý do các điểm hơ chính là Kỳ Kinh Bát Mạch hay thập nhị cân kinh (kinh chủ về
gân cơ ) là những kinh mạch đặc biệt làm thông 12 chính kinh trong cơ thể, làm
thông các kinh lạc khắp toàn thân, với điều kiện phải siêng, sau tắm rửa phải hơ
mỗi ngày, hay trước khi đi làm phải hơ, cho đến khi khỏi bệnh, giống như trước


khi lái xe đi làm phải nổ máy xe cho ấm trước khi chạy, cơ thể cũng vậy phải làm
ấm cơ thể trước khi đi làm…
Câu hỏi : cái gót chân và cái ót :
Thầy giảng, thí dụ chân phải, mà trong gót chân phải giải quyết vai trái trong phía
trước, bên kia gót chân phía ngoài chữa vai phía sau, có người hai khớp lại đồng
một bên tuỳ theo cơ địa, nhưng vẫn đi chéo gót chân trái chữa vai phải hay ngược
lại, còn nếu vuốt hai bên gót chân có điểm ứng đau thì mình vuốt thì không trật.
41-Đau nửa người 1 bên từ vai hông lưng :
Thầy chữa làm mẫu 1 cas đau vai và hông cho 1 bệnh nhân (phút thứ 2 23 14) :
Bệnh nhân đặt bàn chân phải lên ghế thấp, thây giảng, đau từ vai phải xuống lưng
dưới xuống khe xương 2 ngón chân 4 và 5, thầy dùng ngón tay cái xoa khe xương

từ ngoài vào cổ chân phía mắt cá ngoài có điểm đau là điểm ứng, thầy bảo bệnh
nhân nghe cái vai khi thầy chà vào điểm ứng đau đè xoáy nhè nhẹ, bệnh nhân nói
cảm giác vai thay đổi như thế nào, từ khóp vai đến cổ, bệnh nhân cho biết có cảm
giác nhẹ một chút, khi nhẹ như vậy rồi chắc chắn nó hư trong kinh Đởm (đi qua
khe 2 ngón chân 4,5 ra đầu ngón chân thứ 4, đường kinh chạy từ ngón chân thứ 4
lên chân qua hông lên vai lên đầu) khi đầu bị chấn thương máu ra rất mạnh phun ra
mỏng như mưa phùn, giờ giải quyết cái gáy ở ngón chân cái, cạnh bàn chân mặt
trong là tỳ kinh, ngón cái phía cạnh ngón chân trỏ là can kinh, giữa móng ngón cái
thẳng lên là thận kinh, như vậy vuốt thử vào đường giữa ngón chân cái không có
điểm đau, vuốt đường phía trong kinh can bệnh nhân cảm thấy đau là điểm ứng thì
nơi đau này cũng chữa vai, thầy vuốt 7 lần, bệnh nhân thấy nhẹ, thầy hỏi bệnh
nhân cho mấy điểm, bệnh nhân trả lời 7 điểm….thầy bảo bệnh nhân tự thực tập
chữa sang bàn chân bên kia, nắm bàn tay vuốt kinh đởm tìm điểm đau, không có,
khi vào sát chân mắt cá ngoài đau thì day vào điểm đau, rồi tìm điểm đau ở 3
đường trên ngón chân cái tìm điểm đau vuốt, đặc điểm vuốt ngón cái chữa được
người bị chân đau đi lết chân sẽ khỏi, bệnh nhân thêm điểm lên 8,5, thầy chữa đến
tay, thầy nói hễ đi chùa thì nhớ tam bảo, chữa bệnh thì nhớ tam tài, cổ tay đồng với
cổ, vuốt 3 đường kinh cánh tay mặt ngoài, thầy thấy có 2 đường kinh đau, thầy bảo
bệnh nhân nắm bàn tay lại và ngửa cổ tay lên, thấy có dấu vết bệnh là những tàn
nhang cạnh cổ tay, thầy vuốt từ đó lên nhượng tay 7 lần, rồi thầy chà xoay vòng
đoạn Thủ Tam Lý 7 lần, rồi vuốt đoạn huyệt Tam Trì ở khuỷu tay, rồi ấn vào khớp
vai trong nối đoạn xương đòn gánh, rồi bóp từ nách ra cùi chỏ, day huyệt Thiên
Tĩnh, sau chà các kẽ ngón tay trong lòng bàn tay, để ý 5 cái đế ngón tay đồng bả
vai để chữa vai, đế thứ nhất dưới ngón tay cái là Ngư Tế, đế thứ hai khe dưới ngón
tay út Thiếu Phủ, đế thứ ba, khe ngón tay 3,4, đế thứ tư khe hai ngón 2,3 vuốt 7



×