Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận lý thuyết thống kê ''''khảo sát nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên ở địa bàn thành phố hồ chí minh''''

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.31 KB, 22 trang )

BÁO CÁO ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC KỸ NĂNG MỀM CỦA
SINH VIÊN Ở ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI:
1. Lý do chọn đề tài:
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đứng đầu cả nước về số lượng và qui mô các
trường đại học. Hàng năm, số lượng sinh viên các tỉnh đổ về đây rất đông. Các bạn sinh
viên chọn thành phố Hồ Chí Minh là nơi học tập vì trình độ đào tạo và điều kiện học ở đây
rất tốt. Thậm chí sau khi ra trường, rất nhiều bạn sinh viên cũng lại chọn nơi đây để tiếp
tuc phát triển sự nghiệp của mình. Cũng vì vậy mà dân số nơi đây ngày càng đông và số
lượng sinh viên ra trường không tìm được việc làm cũng tăng theo thời gian và nhịp độ
phát triển của thành phố. Hiện nay, mặc dù cùng với sự phát triển của thành phố thì các
cơng ty, nhà máy xí nghiệp trong và ngồi nước mọc lên rất nhiều, tuy nhiên, số lượng
sinh viên ra trường cũng tăng nhanh khơng kém. Chính vì người nhiều việc ít nên giữa các
sinh viên tốt nghiệp ln có sự cạnh tranh mạnh mẽ, ai cũng mong mình tìm đươc việc
làm tốt trong xã hội để có cơ hội phát triển sự nghiệp và cuộc sống ở thành phố, nhất là đối
với các sinh viên từ những tỉnh khác đến vì ai cũng muốn bản thân có chỗ đứng vững chắc
trong xã hội. Chính vì phải ln cạnh tranh với nhau nên các bạn sinh viên luôn cố gắng
phấn đấu và rèn luyện bản thân để đạt được những thành tích thật tốt, giúp ích cho các bạn
khi đi tìm việc làm.
Tìm được một việc làm tốt ở thành phố khơng phải là khó nhưng cũng khơng dễ
dàng chút nào. Để có được việc làm ở đây, các bạn sinh viên khơng chỉ phải giỏi chun
mơn mà cịn phải giỏi giao tiếp, ứng xử và phải là một người biết xử lý mọi tình huống
phát sinh, từ đơn giản đến phức tạp. Điều này đòi hỏi các bạn sinh viên phải có cả “kỹ
năng cứng” lẫn “kỹ năng mềm”. Kỹ năng cứng hiển nhiên bạn sinh viên nào cũng có sau
khi tốt nghiệp, vì đây là kiến thức chun mơn, là vấn đề cơ bản đòi hỏi các bạn cần phải
có. Kỹ năng mềm là cách ứng xử, giao tiếp, thái độ, hành vi trong cách sống, cách làm
1



việc của các bạn mà khơng phải ai cũng có được. Khi đi xin việc, khơng phải chỉ cần có
được những tấm bằng loại giỏi thì các bạn có thể lọt vào mắt nhà tuyển dụng mà các bạn
còn phải tự tin thể hiện mình trước các nhà tuyển dụng vì họ khơng chỉ đánh giá nhân viên
qua bằng cấp mà cịn qua những gì mà nhân viên thể hiện trong cách giao tiếp và xử lý vấn
đề nữa. Để có được những kỹ năng đó, sinh viên cần phải học tập nhiều hơn những gì
thuộc về chun mơn của họ. Họ phải tập giao tiếp, tập quan hệ, tập giải quyết những vấn
đề xung quanh để rèn luyện cho bản thân tự tin hơn và vững vàng hơn. Đa phần các bạn
sinh viên đều hiểu được vấn đề này, vì vậy một số bạn cũng đã tìm đến với những lớp dạy
kỹ năng để cải thiện kỹ năng của bản thân. Tuy nhiên, học kỹ năng mềm hiện nay vẫn
chưa được phổ biến và thơng thường, học phí một lớp học kỹ năng mềm khá đắt. Điều này
gây trở ngại khá lớn cho các bạn sinh viên vì túi tiền của sinh viên thật sự không thể đáp
ứng được mức học phí cao như thế này. Bên cạnh đó, các trường đại học cũng thật sự chưa
quan tâm đúng mức đến vấn đề này, vì vậy, kỹ năng mềm chưa hoàn toàn được đưa vào
nhà trường để sinh viên dễ tiếp cận hơn. Một số trường cũng đã đưa vào chương trình học,
tuy nhiên, đa phần là lồng ghép vào những môn học khác chứ chưa phải là môn học độc
lập. Nhận thấy nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh viên là một nhu cầu cấp bách và cần
thiết, chúng tơi đã quyết định tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này để có thể hiểu rõ hơn
và đồng thời, chúng tôi sẽ tổng hợp ý kiến của nhiều bạn sinh viên để tìm ra giải pháp cho
vấn đề này. Nếu nhu cầu học của các bạn sinh viên cao như chúng tơi dự đốn, chúng tơi
có thể kiến nghị với các tổ chức đoàn thể tạo điều kiện nhiều hơn cho các bạn sinh viên
học kỹ năng mềm hoặc kiến nghị các trường đại học, cao đẳng đưa kỹ năng mềm vào
chương trình học chính thức để đáp ứng nhu cầu cho các bạn sinh viên.
2. Mục tiêu của đề tài:
1. Nắm được tình hình tiếp cận với kỹ năng mềm hiện nay của sinh viên và nhu
cầu của sinh viên muốn được học kỹ năng mềm.
2. Tìm hiểu về sự hiểu biết của các bạn sinh viên về kỹ năng mềm cũng như mức
độ quan trọng của kỹ năng mềm trong nhận thức của sinh viên.
3. Tổng hợp ý kiến của các bạn sinh viên để tìm được hướng giải quyết đúng theo
mong mỏi và nhu cầu của các bạn sinh viên.


2


4. Kiến nghị với các trường đại học và các cấp đoàn thể về nhu cầu của sinh viên
để kỹ năng mềm có thể đến gần với các bạn sinh viên hơn nữa.
3. Ý nghĩa của đề tài:
a) Đối với các bạn sinh viên:
Giải quyết được vấn đề học kỹ năng mềm là giải quyết được lo lắng rất lớn trong
các bạn sinh viên về vấn đề tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Lo sợ thất nghiệp là nỗi lo
chung và là nỗi lo lớn nhất luôn tồn tại trong các bạn sinh viên dù ở bất kỳ thời điểm nào.
Lo lắng như thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của các bạn nhất là đối với những
bạn sinh viên khơng có điều kiện tự học ở những trung tâm dạy kỹ năng mềm vì hồn cảnh
gia đình, vì thời gian hay vì lý do nào khác. Nếu tất cả các bạn đều được học thì các bạn sẽ
chủ động hơn khi đi xin việc, vì khi đã được trang bị đầy đủ kỹ năng rồi thì có tìm được
việc làm hay khơng là phụ thuộc vào bản thân bạn sinh viên đó có áp dụng tốt những điều
mình đã được học hay khơng. Chúng tơi mong muốn qua đề tài này, các bạn sinh viên có
thể hiểu được nhiều hơn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm và cố gắng trang bị cho bản
thân họ những kỹ năng cần thiết, đồng thời, chúng tôi muốn tạo cơ hội để các bạn sinh
viên mạnh dạn nói lên những mong muốn và đề xuất của mình với nhà trường nơi các bạn
đang theo học.
b) Đối với các trường đại học:
Các trường đại học có thể yên tâm hơn về chất lượng sinh viên do trường mình đào
tạo khi các sinh viên này có đủ kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết. Hơn thế
nữa, nếu trường đại học này có điều kiện đưa kỹ năng mềm tiếp cận sinh viên trước trường
đại học cũng lĩnh vực khác thì cũng là cơ hội để nâng cao danh tiếng và chất lượng của
trường vì sinh viên của họ hội đủ các yếu tố cần thiết. Qua đề tài này, các trường đại học
có thể hiểu rõ hơn những mong muốn của sinh viên, từ đó, họ có thể đáp ứng đúng lúc, kịp
thời, đúng chỗ cho những nhu cầu cấp bách này, giúp sinh viên an tâm hơn trong quá trình
học tập.

c) Đối với xã hội:
Nếu tất cả các bạn sinh viên đều được trang bị tốt cả kỹ năng cứng lẫn kỹ năng
mềm thì sự cạnh tranh để có được việc làm giữa các bạn sẽ mạnh mẽ hơn, lúc này chất
3


lượng sinh viên được đào tạo ra sẽ tốt hơn và hồn thiện hơn. Xã hội sẽ có được những
người tài giỏi hơn, không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ mà cịn hồn thiện trong cách
sống, cách cư xử và làm việc. Điều này góp phần đưa đất nước phát triển và tiến bộ hơn.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
a) Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề học kỹ năng mềm của sinh viên, chủ yếu là nhu cầu
của sinh viên và mức độ được đáp ứng nhu cầu của sinh viên hiện nay.
Đơn vị nghiên cứu: Sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tập trung chủ
yếu vào sinh viên các trường đại học trong khối đại học Quốc gia vì đây là trường đại
học

tiên

phong





quy



lớn


nhất

thành

phố.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi một sô trường đại
học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện cho phép thực hiện.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010.
b) Phương pháp nghiên cứu:
- Nhận xét tình hình hiện nay của vấn đề, từ đó xác định đối tượng, đơn vị, phạm vi
nghiên cứu.
- Lập bảng câu hỏi gồm 4 câu về thông tin người được phỏng vấn và 13 câu về vấn
đề đang cần phỏng vấn.
- Điều tra thử nghiệm 10 người trước khi thực hiện chính thức cuộc khảo sát.
- Tổng hợp ý kiến và sửa chữa bảng câu hỏi để có được bảng hỏi chính thức chính
tốt hơn.
- Tổng thể: bộc lộ ( tất cả các sinh viên hiện có ở các trường đại học trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh). Tổng thể này không đồng chất.
- Số lượng mẫu: 150. Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu thuận tiện.
- Dạng câu hỏi: câu hỏi mở, câu hỏi phân mức, câu hỏi liệt kê.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi
- Dữ liệu: Dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng.
- Thang đo: thang đo định danh, thang đo khoảng, thang đo tỉ lệ.
II. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU:
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
4



Khái niệm về kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm là những khả năng về giao tiếp, ứng xử
trong quan hệ giữa con người với con người và con người với những sự vật, sự việc xung
quanh. Kỹ năng mềm đòi hỏi con người phải biết cách cư xử mềm dẻo, đúng lúc, đúng
chỗ, đúng phương pháp. Thật sự thì khơng có một phương pháp chung nào cho kỹ năng
mềm cả, vì đã là “mềm” thì phải biết thay đổi và thích nghi một cách hợp lý trước những
tình huống xảy ra khơng định trước được. Vì vậy có được kỹ năng mềm thì con người sẽ
có thể chọn lựa được những cách giải quyết vấn đề tốt nhất và đối phó với những tình
huống khơng lường trước một cách tự tin nhất.
Kỹ năng mềm rất quan trọng đối với những người đi xin việc làm vì đó là một trong
những yếu tố thuyết phục nhà tuyển dụng. Nếu bạn có chuyên môn tốt nhưng thiếu tự tin
và không linh hoạt trong xử lý tình huống thì khó có thể tìm được sự tin cậy nơi các nhà
tuyển dụng. Kỹ năng mềm giúp bạn năng động, tự tin, sáng tạo hơn trong cơng việc, thậm
chí có thể chiếm được cảm tình của mọi người ngay lần tiếp xúc đầu tiên, tạo cho họ sự tin
tưởng khi làm việc với bạn. Đó là lý do mà kỹ năng mềm trở nên quan trọng với tất cả mọi
người muốn hồn thiện mình, nhất là các bạn sinh viên.
Theo những thông tin mà chúng tơi tìm hiểu qua internet, có 7 kỹ năng mềm được
xem là quan trọng và gần gũi với sinh viên trong thời gian cịn đi học, đó là: kỹ năng làm
việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình (nói trước đám đơng), kỹ
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng học và tự học, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lắng nghe.
Chúng tơi xin nói sơ lược về từng kỹ năng như sau:
-

Kỹ năng làm việc nhóm: là khả năng bạn có thể làm việc và làm việc đạt hiệu
quả với tất cả mọi người được giao cùng nhiệm vụ với bạn bất kể người đó là ai
và tính cách như thế nào. Kỹ năng này địi hỏi bạn phải xem cơng việc và hồn
thành nhiệm vụ là mục tiêu hàng đầu, không nên để tình cảm cá nhân chi phối.
Đồng thời bạn phải biết sắp xếp và phân công công việc hợp lý sao cho mọi
người đều hài lòng và tuân theo sự sắp xếp của bạn. Bạn phải hiểu tính cách và
khả năng của từng người trong nhóm để giao cơng việc phù hợp, có như vậy
hiệu quả làm việc mới có thể cao. Bạn cịn phải hồ đồng với mọi người và phải

biết giảng hồ cho mọi người khi trong nhóm xảy ra xung đột. Bạn phải giữ
được khơng khí thân thiện cho mọi người trong nhóm.
5


-

Kỹ năng quản lý thời gian: là khả năng sắp xếp thời gian biểu hợp lý cho bản
thân để đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất. Điều này đòi hỏi bạn phải thật sự có
quyết tâm vì bạn khơng chỉ sắp xếp mà bạn còn phải chắc chắn rằng bạn sẽ thực
hiện được những điều mà bạn vạch ra, tránh tình trạng “chạy đua”, làm việc
theo kiểu nhiều thời gian thì làm kỹ, ít thời gian thì làm gấp gáp.

-

Kỹ năng thuyết trình: là khả năng nói trước đám đơng của bạn. Dù bình thường
bạn là người ăn nói lưu lốt nhưng đứng trước đám đơng chắc chắn bạn sẽ bị
ảnh hưởng tâm lý, hiệu quả trong cách nói chuyện của bạn chắc chắn bị giảm
sút. Vì vậy, kỹ năng này đòi hỏi bạn phải tự tin, dũng cảm, dẹp bỏ được gánh
nặng tâm lý khi bước lên phát biểu trước lớp, trước tập thể.

-

Kỹ năng giải quyết vấn đề: là khả năng xử lý tình huống của bạn trước những
biến cố xảy ra dù bạn có lường trước được hay không. Đây cũng là một kỹ năng
khá quan trọng, nó giúp cho bạn đứng vững trước những tình huống xấu xảy
đến với bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nó địi hỏi bạn phải bình
tĩnh, biết tư duy và tự tin vào quyết định của mình.

-


Kỹ năng học và tự học: là khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp và tự nghiên cứu
thêm của bạn. Bạn phải biết cách nào mang lại hiệu quả học tập tốt nhất cho bản
thân bạn, bạn phải học như thế nào để có thể mở mang kiến thức chứ khơng
phải để đối phó với kỳ thi.

-

Kỹ năng giao tiếp ứng xử: là khả năng nói chuyện và hành động gây được cảm
tình cho người mà bạn tiếp xúc. Khi bạn giao tiếp với người khác thì cũng là lúc
người ta có thể quan sát xem bạn là người như thế nào. Kỹ năng này giúp bạn
chiếm được cảm tình của người khác, tạo cho người khác lòng tin ở bạn, giúp
bạn thành công hơn trong công việc.

-

Kỹ năng lắng nghe: là khả năng lắng nghe, tiếp thu và sàng lọc thông tin của
bạn. Bạn không nên bảo thủ ý kiến của mình nhưng cũng khơng nên ba phải
theo ý kiến của người khác. Bạn phải biết lắng nghe những gì có lợi cho bạn,
cân nhắc suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Lắng nghe cũng là một
cách để gây cảm tình cho bạn khi tiếp xúc với người khác vì lắng nghe người
nói là bạn cho họ biết bạn hiểu họ và tơn trọng những gì họ nói.
6


2. Phân tích dữ liệu:
Mẫu 150 người, trong đó Nam là 38 người, chiếm 25.3%, Nữ là 112 người, chiếm
74.7%.
Ta có: 56 sinh viên năm nhất (37.3%), 48 sinh viên năm 2 (32%), 39 sinh viên năm
3 (26%) và 7 sinh viên năm 4 (4.7%).

Về thu nhập hàng tháng của từng người (kể cả tiền gởi của gia đình và tiền tự kiếm
do làm thêm), ta có:
Thu nhap hang thang (tien gd goi + lam them)
Cumulative
Frequency
Valid

Percent

Valid Percent

Percent

500000-1000000

39

26.0

26.2

26.2

1000000-1500000

54

36.0

36.2


62.4

1500000-2000000

44

29.3

29.5

91.9

tu 2000000 tro len

12

8.0

8.1

100.0

149

99.3

100.0

1


.7

150

100.0

Total
Missing
Total

0

Như vậy, thu nhập cá nhân trung bình là 1,338,000.
Câu 1: Theo Anh/Chị, kỹ năng mềm có quan trọng khơng?
Hồn tồn
Khơng quan
khơng quan
Bình thường
Mức độ
trọng
trọng

Quan trọng

Rất quan
trọng
7



1
2
Dữ liệu định lượng, thang đo khoảng

3

4

5

Theo Anh/Chi, ky nang mem co quan trong khong
Cumulative
Frequency
Valid

Percent

Valid Percent

Percent

binh thuong

13

8.7

8.7

8.7


quan trong

56

37.3

37.3

46.0

rat quan trong

81

54.0

54.0

100.0

150

100.0

100.0

Total

Mean = 4.45


Me = 5

Tứ phân vị : Q1 = 4

Q2 = 5

Mod = 5
Q3 = 5

Độ lệch chuẩn = 0.65
Dữ liệu tập trung tốt xung quanh giá trị trung bình
 Kỹ năng mềm được đánh giá là rất quan trọng đối với sinh viên.
Câu 2: Anh/Chị từng biết thông tin về kỹ năng mềm qua phương tiện nào? (có thể chọn
nhiều đáp án)
1. Báo, đài, các phương tiện đại chúng
2. Internet
3. Bạn bè
4. Nhà trường
5. Khác (ghi rõ)……………………………………………..
Dữ liệu định tính, thang đo danh nghĩa.
Có 81 người biết về kỹ năng mềm qua báo đài, phương tiện đại chúng.
Có 81 người biết về kỹ năng mềm qua internet.
Có 74 người biết về kỹ năng mềm qua bạn bè.
Có 88 người biết về kỹ năng mềm qua nhà trường.
Ngồi ra khơng có phương tiện nào khác.
=> Sinh viên được tiếp xúc với thông tin về kỹ năng mềm một cách đa dạng và đầy đủ.
Nhìn chung, sinh viên có hiểu biết khá tốt về kỹ năng mềm.
Câu 3: Anh/Chị hãy đánh giá theo suy nghĩ của bản thân về tầm quan trọng (sự cần thiết)
đối với từng kỹ năng mềm dưới đây:

Hồn tồn
Khơng quan
Mức độ khơng quan
Rất quan
trọng
Quan trọng
trọng (hồn
Bình thường
trọng (rất
(khơng cần
(cần thiết)
Kỹ năng
tồn khơng
cần thiết)
thiết)
cần thiết)
Làm việc nhóm
1
2
3
4
5
Quản lý thời gian
1
2
3
4
5
8



Thuyết trình
1
Giải quyết vấn đề
1
Học và tự học
1
Giao tiếp ứng xử
1
Lắng nghe
1
Dữ liệu định lượng, thang đo khoảng.
1. Kỹ năng làm việc nhóm:

2
2
2
2
2

3
3
3
3
3

4
4
4
4

4

5
5
5
5
5

Tam quan trong cua ky nang lam viec nhom
Cumulative
Frequency
Valid

Percent

Valid Percent

Percent

hoan toan khong quan trong

3

2.0

2.0

2.0

khong quan trong


1

.7

.7

2.7

binh thuong

18

12.0

12.0

14.7

quan trong

87

58.0

58.0

72.7

rat quan trong


41

27.3

27.3

100.0

150

100.0

100.0

Total

Mean = 4.08

Me = 4

Tứ phân vị: Q1 = 4

Q2 = 4

Mod = 4
Q3 = 5

Độ lệch chuẩn = 0.77
Dữ liệu tập trung tốt xung quanh vị trí trung bình.

 Kỹ năng làm việc nhóm được đánh giá là quan trọng đối với sinh viên, mặc dù vẫn
còn khoảng 2.7% các bạn sinh viên xem nhẹ kỹ năng này và cảm thấy khơng cần
thiết phải có.
2. Kỹ năng quản lý thời gian:

9


Tam quan trong cua ky nang quan ly thoi gian
Cumulative
Frequency

Percent

Valid Percent

Percent

hoan toan khong quan trong

1

.7

.7

.7

khong quan trong


2

1.3

1.4

2.0

binh thuong

23

15.3

15.5

17.6

quan trong

65

43.3

43.9

61.5

rat quan trong


57

38.0

38.5

100.0

148

98.7

100.0

2

1.3

150

100.0

Total
Missing

0

Total

Có 2 người khơng trả lời câu hỏi, mẫu được tính trên 148 người.

Mean = 4.18

Me = 4

Tứ phân vị: Q1 = 4

Mod = 4

Q2 = 4

Q3 = 5

Độ lệch chuẩn = 0.78
Dữ liệu tập trung tốt xung quanh vị trí trung bình.
 Kỹ năng quản lý thời gian được đánh giá quan trọng đối với sinh viên, có khoảng
2% cho rằng kỹ năng này không cần thiết.
3. Kỹ năng thuyết trình:
Tam quan trong cua ky nang thuyet trinh
Cumulative
Frequency
Valid

Percent

Valid Percent

Percent

hoan toan khong quan trong


1

.7

.7

.7

khong quan trong

4

2.7

2.7

3.3

binh thuong

19

12.7

12.7

16.0

quan trong


82

54.7

54.7

70.7

rat quan trong

44

29.3

29.3

100.0

150

100.0

100.0

Total

Mean = 4.09

Me = 4


Mod = 4
10


Tứ phân vị: Q1 = 4

Q2 = 4

Q3 = 5

Độ lệch chuẩn = 0.76
Dữ liệu tập trung tốt xung quanh vị trí trung bình.
 Kỹ năng thuyết trình được đánh giá là quan trọng đối với sinh viên, có khoảng
3.4% cho rằng kỹ năng này không cần thiết.
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Tam quan trong cua ky nang giai quyet van de
Cumulative
Frequency
Valid

Percent

Valid Percent

Percent

hoan toan khong quan trong

1


.7

.7

.7

khong quan trong

1

.7

.7

1.3

binh thuong

17

11.3

11.3

12.7

quan trong

60


40.0

40.0

52.7

rat quan trong

71

47.3

47.3

100.0

150

100.0

100.0

Total

Mean = 4.33

Me = 4

Tứ phân vị: Q1 = 4


Mod = 5

Q2 = 4

Q3 = 5

Độ lệch chuẩn = 0.75
Dữ liệu tập trung tốt xung quanh vị trí trung bình.
 Kỹ năng giải quyết vấn đề được đánh giá khá quan trọng đối với sinh viên, 47.3%
cho rằng nó rất quan trọng, trong khi đó có khoảng 1.4% cho rằng nó khơng cần
thiết.
5. Kỹ năng học và tự học:

11


Tam quan trong cua ky nang hoc va tu hoc
Cumulative
Frequency
Valid

hoan toan khong quan trong

Percent

Valid Percent

Percent

1


.7

.7

.7

binh thuong

22

14.7

14.8

15.4

quan trong

53

35.3

35.6

51.0

rat quan trong

73


48.7

49.0

100.0

149

99.3

100.0

1

.7

150

100.0

Total
Missing

0

Total

Có 1 người khơng trả lời, mẫu được tính trên 149 người.
Mean = 4.32


Me = 4

Tứ phân vị: Q1= 4

Mod = 5

Q2 = 4

Q3 = 5

Độ lệch chuẩn = 0.77
Dữ liệu tập trung tốt xung quanh vị trí trung bình.
 Kỹ năng học và tự học được đánh giá khá quan trọng đối với sinh viên, có đến 49%
cho rằng nó rất quan trọng, có 0.7% cho rằng nó khơng cần thiết.
6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử:
Tam quan trong cua ky nang giao tiep ung xu
Cumulative
Frequency
Valid

khong quan trong

Percent

Valid Percent

Percent

2


1.3

1.3

1.3

binh thuong

10

6.7

6.7

8.0

quan trong

48

32.0

32.0

40.0

rat quan trong

90


60.0

60.0

100.0

150

100.0

100.0

Total

Mean = 4.5

Me = 5

Tứ phân vị: Q1= 4

Mod = 5

Q2 = 5

Q3 = 5

Độ lệch chuẩn = 0.68
12



Dữ liệu tập trung tốt xung quanh vị trí trung bình.
 Kỹ năng giao tiếp ứng xử được đánh giá rất quan trọng đối với sinh viên, có đến
60% cho rằng nó rất quan trọng, có 1.3% cho rằng nó không quan trọng.
7. Kỹ năng lắng nghe:
Tam quan trong cua ky nang lang nghe
Cumulative
Frequency
Valid

Percent

Valid Percent

Percent

hoan toan khong quan trong

1

.7

.7

.7

khong quan trong

1


.7

.7

1.3

binh thuong

29

19.3

19.3

20.7

quan trong

63

42.0

42.0

62.7

rat quan trong

56


37.3

37.3

100.0

150

100.0

100.0

Total

Mean = 4.15

Me = 4

Tứ phân vị: Q1= 4

Mod = 4

Q2 = 4

Q3 = 5

Độ lệch chuẩn = 0.79
Dữ liệu tập trung quanh vị trí trung bình nhưng tập trung hơi kém và có sự phân tán.
 Kỹ năng mềm được đánh giá quan trọng đối với sinh viên, có 1.4% cho rằng nó
khơng quan trọng.

Nhìn chung, đa phần sinh viên hiểu được và ý thức được tầm quan trọng của từng kỹ năng
mềm, điều này tạo thuận lợi khi vận động sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm của bản thân.
Câu 4: Anh/Chị đã từng tham dự một lớp học hay một buổi nói chuyện, tư vấn về kỹ năng
mềm nào chưa?
1. Có
2. Chưa
Dữ liệu định tính, thang đo định danh.
Có 103 người đã từng tham gia học kỹ năng mềm, chiếm 68.7%.
 Sinh viên cũng đã ít nhiều được trực tiếp tiếp xúc với kỹ năng mềm, mặc dù con số
này chưa hẳn là cao.
Từ câu 5 đến câu 7, mẫu chỉ được tính trên những người có học kỹ năng mềm, tức là
chỉ còn 103 người.
13


Câu 5: Lớp học hay buổi nói chuyện về kỹ năng mềm mà Anh/Chị đã tham gia được diễn
ra ở đâu? (có thể chọn nhiều đáp án):
1. Tại trường
2. Tự học ở các trung tâm, CLB
3. Học ở trung tâm, CLB nhưng do trường tổ chức
4. Khác (ghi rõ):………………………………………………………………………….
Dữ liệu định tính, thang đo danh nghĩa.
Có 67 người từng được học ở trường.
Có 18 người từng tự học ở các trung tâm, câu lạc bộ dạy kỹ năng.
Có 27 người từng học ở những buổi học do trường đứng ra tổ chức nhưng dạy ở các trung
tâm.
Có 10 người học ở những nơi khác (chương trình dạy trực tuyến trên tivi, trên internet…)
 Như vậy, nơi tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với kỹ năng mềm nhiều nhất
chính là trường học, và cũng chính trường học là nơi mà sinh viên hăng hái tham
gia và tham gia nhiệt tình nhất.

Câu 6: Anh/Chị đã tham gia những lớp học hay buổi nói chuyện đó được bao nhiêu lần kể
từ khi lên Đại học?
Dữ liệu định lượng, thang đo khoảng.
Tham gia duoc bao nhieu lan
Cumulative
Frequency
Valid

Percent

Valid Percent

Percent

1

38

25.3

38.4

38.4

2

25

16.7


25.3

63.6

3

19

12.7

19.2

82.8

4

7

4.7

7.1

89.9

5

6

4.0


6.1

96.0

6

3

2.0

3.0

99.0

10

1

.7

1.0

100.0

99

66.0

100.0


4

2.7

System

47

31.3

Total

51

34.0

150

100.0

Total
Missing

Total

0

14



Có 4 người trong mẫu 103 người khơng trả lời câu hỏi, mẫu chỉ cịn được tính trên 99
người.
Mean = 2.33

Me = 2

Tứ phân vị: Q1 = 1

Mod = 1

Q2 = 2

Q3 = 3

Độ lệch chuẩn = 1.55
Dữ liệu phân tán khá nhiều so với vị trí trung bình.
= > Sinh viên đã được làm quen với kỹ năng mềm, tuy nhiên số buổi học là khá ít, trung
bình là 1 hoặc 2 buổi, chỉ có 36.4% sinh viên được học từ 3 lần trở lên (tính trên những
sinh viên đã được học). Số lượng buổi học như vậy là còn thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu
của sinh viên.
Câu 7: Anh/Chị có hài lịng về những buổi học kỹ năng mềm đó khơng?
Hồn tồn
Khơng hài
Mức độ
khơng hài
Được
Hài lịng
lịng
lịng
Thời gian học

1
2
3
4
Chất lượng
1
2
3
4
Dữ liệu định lượng, thang đo khoảng.

Rất hài lòng
5
5

1. Mức độ hài lòng về thời gian học:
Muc do hai long ve thoi gian hoc
Cumulative
Frequency
Valid

hoan toan khong hai long

Percent

Valid Percent

Percent

1


.7

1.0

1.0

khong hai long

14

9.3

13.7

14.7

duoc

54

36.0

52.9

67.6

hai long

25


16.7

24.5

92.2

8

5.3

7.8

100.0

102

68.0

100.0

1

.7

System

47

31.3


Total

48

32.0

150

100.0

rat hai long
Total
Missing

Total

0

15


Có 1 người khơng trả lời câu hỏi, mẫu chỉ tính trên 102 người cịn lại đã từng tham gia học
kỹ năng mềm.
Mean = 3.25

Me = 3

Tứ phân vị: Q1 = 3


Mod = 3

Q2 = 3

Q3 = 4

Độ lệch chuẩn = 0.74
Dữ liệu có sự phân tán xung quanh giá trị trung bình.
 Sinh viên đánh giá tương đối về thời gian học của những buổi kỹ năng mềm mà họ
đã được học qua, nhìn chung sinh viên vẫn cảm thấy chưa hẳn hài lòng về lượng
thời gian này.
2. Mức độ hài lòng về chất lượng buổi học:
Muc do hai long ve chat luong buoi hoc
Cumulative
Frequency
Valid

hoan toan khong hai long

Percent

Valid Percent

Percent

1

.7

1.0


1.0

khong hai long

12

8.0

11.8

12.7

Duoc

52

34.7

51.0

63.7

hai long

27

18.0

26.5


90.2

rat hai long

10

6.7

9.8

100.0

102

68.0

100.0

1

.7

System

47

31.3

Total


48

32.0

150

100.0

Total
Missing

0

Total

Có 1 người khơng trả lời câu hỏi này, mẫu chỉ xét trên 102 người còn lại.
Mean = 3.32

Me = 3

Tứ phân vị: Q1 = 3

Mod = 3

Q2 = 3

Q3 = 4

Độ lệch chuẩn = 0.84

Dữ liệu phân tán khá rộng xung quanh vị trí trung bình.

16


 Chất lượng buổi học chỉ được đánh giá trung bình, mặc dù cũng có những ý kiến
chênh lệch với nhau khá nhiều nhưng nhìn chung, chất lượng buổi học vẫn chưa
được đánh giá cao.
Câu 8: Anh/Chị có muốn học kỹ năng mềm khơng?
Hồn tồn
Khơng muốn Bình thường
Mức độ
khơng muốn
1
2
3
Dữ liệu định lượng, thang đo khoảng.

Muốn

Rất muốn

4

5

Co muon hoc ky nang mem khong
Cumulative
Frequency
Valid


Percent

Valid Percent

Percent

khong muon

2

1.3

1.4

1.4

binh thuong

11

7.3

7.6

9.0

muon

76


50.7

52.4

61.4

rat muon

56

37.3

38.6

100.0

145

96.7

100.0

5

3.3

150

100.0


Total
Missing

0

Total

Có 5 người khơng trả lời câu hỏi này, mẫu được tính trên 145 người.
Mean = 4.28

Me = 4

Tứ phân vị: Q1 = 4

Mod = 4

Q2 = 4

Q3 = 5

Độ lệch chuẩn = 0.66
Dữ liệu tập trung tốt xung quanh vị trí trung bình.
 Như vậy, 91% sinh viên mong muốn, thậm chí là có đến 38.6% sinh rất mong muốn
bản thân được học kỹ năng mềm. Điều này cho thấy rằng sinh viên đã ý thức được
tầm quan trọng của kỹ năng mềm, đồng thời, kết quả mong muốn này cho thấy rằng
dường như họ vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu học, vì vậy sự mong mỏi của sinh
viên cịn rất cao.
Câu 9: Với mức học phí nào của một lớp kỹ năng mềm mà Anh/Chị có thể chấp nhận?
1. 100.000 – 300.000


4. 700.000 – 900.000

2. 300.000 – 500.000

5. Từ 900.000 trở lên
17


3. 500.000 – 700.000
Dữ liệu định lượng, thang đo tỉ lệ.

Co the chap nhan muc hoc phi nao
Cumulative
Frequency
Valid

Percent

Valid Percent

Percent

100000-300000

99

66.0

68.3


68.3

300000-500000

31

20.7

21.4

89.7

500000-700000

10

6.7

6.9

96.6

700000-900000

5

3.3

3.4


100.0

145

96.7

100.0

5

3.3

150

100.0

Total
Missing

0

Total

Có 5 người không trả lời câu hỏi này,mẫu được xét trên 145 người.
Mean = 291.000

Me = 312.300

Mod = 218.600


Độ lệch chuẩn = 133.000
Dữ liệu phân tán xung quanh vị trí trung bình.
 Sinh viên đều mong muốn giá học phí của một lớp kỹ năng mềm thấp, vừa túi tiền
của sinh viên. Học phí cao cũng là nguyên nhân gây hạn chế cho việc sinh viên tiếp
xúc với kỹ năng mềm vì thực tế, cho dù sinh viên biết được kỹ năng mềm là quan
trọng nhưng họ cũng không thể nào bỏ ra một số tiền quá lớn để có được nó.

Câu 10: Anh/Chị có hài lịng về kỹ năng mềm hiện tại của bản thân khơng?
Hồn tồn
Khơng hài
khơng hài
Được
Hài lịng
Mức độ
lòng
lòng
1
2
3
4
Dữ liệu định lượng, thang đo khoảng.

Rất hài lòng
5

18


Muc do hai long ve ky nang mem cua ban than

Cumulative
Frequency
Valid

hoan toan khong hai long

Percent

Valid Percent

Percent

2

1.3

1.4

1.4

khong hai long

79

52.7

53.7

55.1


duoc

53

35.3

36.1

91.2

hai long

9

6.0

6.1

97.3

rat hai long

4

2.7

2.7

100.0


147

98.0

100.0

3

2.0

150

100.0

Total
Missing

0

Total

Có 3 người khơng trả lời câu hỏi này, mẫu xét trên 147 người.
Mean = 2.55

Me = 2

Tứ phân vị: Q1 = 2

Mod = 2


Q2 = 2

Q3 = 3

Độ lệch chuẩn = 0.75
Dữ liệu phân tán xung quanh vị trí trung bình.
 Sinh viên ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm và tự nhận xét bản thân
mình cần phải học và rèn luyện kỹ năng mềm nhiều hơn nữa vì 55.1% sinh viên
khơng hài lịng với kỹ năng mềm hiện tại của bản thân, từ đó cho thấy nhu cầu học
kỹ năng mềm của sinh viên là rất cao vì họ muốn cải thiện bản thân mình.
Câu 11: Theo Anh/Chị, việc học kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay đã đươc nhà trường
và các tổ chức Đồn thể thật sự quan tâm chưa?
Hồn tồn
Chưa quan
chưa quan
Bình thường Có quan tâm Rất quan tâm
Mức độ
tâm
tâm
1
2
3
4
5
Dữ liệu định lượng, thang đo khoảng.

19


Nha truong da quan tam viec hoc ky nang mem cua sv chua

Cumulative
Frequency
hoan toan chua quan tam

Percent

Valid Percent

Percent

8

5.3

5.4

5.4

chua quan tam

53

35.3

36.1

41.5

binh thuong


44

29.3

29.9

71.4

co quan tam

40

26.7

27.2

98.6

rat quan tam

2

1.3

1.4

100.0

147


98.0

100.0

3

2.0

150

100.0

Total
Missing

0

Total

Có 3 người khơng trả lời câu hỏi này, mẫu được xét trên 147 người.
Mean = 2.83

Me = 3

Tứ phân vị: Q1 = 2

Mod = 2

Q2 = 3


Q3 = 4

Độ lệch chuẩn = 0.94
Dữ liệu khá phân tán xung quanh vị trí trung bình.
 Có nhiều ý kiến về sự quan tâm của nhà trường đến việc học kỹ năng mềm của sinh
viên. Nhìn chung, sinh viên cho rằng nhà trường chưa quan tâm đúng mức về nhu
cầu học kỹ năng mềm của sinh viên hoặc quan tâm ở mức độ bình thường mà chưa
làm đúng với tầm quan trọng của kỹ năng mềm, chưa thật sự tạo cho sinh viên điều
kiện để tiếp xúc với nó.
Câu 12: Theo Anh/Chị, có nên đưa kỹ năng mềm trở thành một mơn học chính thức trong
nhà trường khơng?
Hồn tồn
Khơng cần
khơng cần
Bình thường
Cần thiết
Rất cần thiết
Mức độ
thiết
thiết
1
2
3
4
5
Dữ liệu định lượng, thang đo khoảng.

20



Co nen dua ky nang mem thanh mon hoc chinh thuc khong
Cumulative
Frequency

Percent

Valid Percent

Percent

hoan toan khong can thiet

4

2.7

2.7

2.7

khong can thiet

8

5.3

5.4

8.2


binh thuong

19

12.7

12.9

21.1

can thiet

75

50.0

51.0

72.1

rat can thiet

41

27.3

27.9

100.0


147

98.0

100.0

3

2.0

150

100.0

Total
Missing

0

Total

Có 3 người khơng trả lời câu hỏi này, mẫu được xét trên 147 người.
Mean = 3.96

Me = 4

Tứ phân vị: Q1 = 4

Mod = 4


Q2 = 4

Q3 = 5

Độ lệch chuẩn = 0.93
Dữ liệu phân tán khá nhiều xung quanh vị trí trung bình.
= > 78.9% sinh viên cho rằng việc đưa kỹ năng mềm trở thành mơn học chính thức trong
nhà trường là điều cần thiết, đây cũng là ý kiến mà nhà trường có thể tham khảo và tạo
điều kiện cho kỹ năng mềm trở nên gần gũi hơn với sinh viên. Đưa vào môn học chính là
cách tốt nhất cho sinh viên tiếp cận với kỹ năng mềm.
Câu 13: Anh/Chị có đề xuất gì để có thể đáp ứng cho nhu cầu học kỹ năng mềm của sinh
viên hiện nay không?
Đây là câu hỏi mở nhằm tham khảo ý kiến của sinh viên về vấn đề này, đó cũng là cơ hội
để lắng nghe ý kiến và thăm dò nguyện vọng của sinh viên.
III. KẾT LUẬN:
Qua cuộc nghiên cứu, chúng tôi thấy được nhu cầu cũng như nguyện vọng và mong
muốn của sinh viên đối với vấn đề học kỹ năng mềm của sinh viên. Chúng tôi thấy rằng
mong muốn học kỹ năng mềm của sinh viên là một nhu cầu bức thiết cần phải được giải
quyết nhanh chóng. Số lượng sinh viên được học kỹ năng mềm còn thấp so với nhu cầu
muốn được học của sinh viên hiện nay. Chúng tôi đã tổng hợp được một số ý kiến cũng
21


như nguyện vọng của các bạn sinh viên về vấn đề học kỹ năng mềm. Đó cũng là những đề
xuất hay dành cho các tổ chức đoàn thể và nhà trường tham khảo để giải nhu cầu bức thiết
này cho sinh viên.
Đa phần các bạn sinh viên có ý kiến chung là nhà trường cần mở thêm nhiều lớp
học kỹ năng mềm hơn với mức học phí phù hợp. Học tại trường cũng tạo cho các bạn sinh
viên khơng khí học tập gần gũi và dễ tiếp thu, các bạn sẽ tham gia hăng hái hơn.Đồng thời,
các tổ chức đoàn thể cũng nên tổ chức thêm nhiều buổi giao lưu, hội thảo, sinh hoạt ngoại

khố để sinh viên có cơ hội giao lưu, học tập và trao dồi thêm kỹ năng mềm của mình.
Bản thân sinh viên cũng phải tự mình nỗ lực rèn luyện bản thân, khơng nên chỉ trông chờ
vào sự giải quyết của nhà trường. Sinh viên phải tăng cường tham gia những hoạt động
của nhà trường và đoàn thể để rèn luyện sự tự tin và năng động của bản thân. Học kỹ năng
mềm phải đi đôi với việc thực hành kỹ năng mềm, nếu không việc học khó đạt được hiệu
quả mong muốn. Có như vậy, sinh viên sẽ đạt được những kỹ năng mà bản thân mình
mong muốn một cách có hiệu quả. Trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết là cách đư các
bạn tiến nhanh hơn đến với thành công trong tương lai./.

22



×